1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2024 - 2030

115 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2024 - 2030
Tác giả Lê Thị Minh Hương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Hiền, TS. Nguyễn Toản Thắng
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 17,01 MB

Nội dung

Lý do xây dựng đề án Thứ nhất, xuât phát từ vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính

Trang 1

HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA

a

mi

LE THI MINH HUONG

BOI DUONG CONG CHUC TAI CO QUAN

BO KHOA HOC VA CONG NGHE

Trang 2

HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA

a h1

LÊ THỊ MINH HƯƠNG

BÒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CƠ QUAN

BO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

DINH HUONG UNG DUNG

NGƯỜI HUONG DAN: TS NGUYEN THI THUY HIEN

TS NGUYEN TOAN THANG

Hà Nội, năm 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công “Bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2024 - 2030”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của

TS Nguyễn Thị Thúy Hiền và TS Nguyễn Toản Thắng

Nội dung Đề án có tham khảo sử dụng các tài liệu của các tác giả khác

đều được liệt kê tại phần tài liệu tham khảo Các thông tin, số liệu, kết quả

nghiên cứu trong Đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ một dé án nào trước đây

TÁC GIẢ

Lê Thị Minh Hương

Trang 4

Để hoàn thành chương trình học tập và thực hiện Đề án này, tác giả đã

nhận được sự quan tâm, giảng dạy và tạo điều kiện của các Thầy giáo, Cô giáo

ở Học viện Hành chính Quốc gia, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện, Ban Quản lý dao tạo và các Thầy Cô của Học viện đã quan tâm, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến

TS Nguyễn Thị Thúy Hiền và TS Nguyễn Toàn Thắng đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành Đề án này

Tác giả xi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học

và Công nghệ và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt

quá trình thực hiện Đề án này

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIÁ

Lê Thị Minh Hương

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT

CMCN 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

DT, BD Dao tao, bồi đưỡng

KH&CN Khoa hoc va Céng nghé

KHCN & DMST Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trang 6

DANH MUC BANG BIEU

Kết quả bồi dưỡng công chức ở trong nước

giai doan 2016 - 2023 Tổng hợp các khóa bồi dưỡng công chức, Bảng2.2 | viên chức tại Bộ Khoa học và Công nghệ 32

Trang 7

Sơ đồ 2.1 | Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ 26

Sơ đồ 2.2 | Số lượng, chất lượng công chức theo ngạch 72

` Cơ cấu công chức theo độ tuổi năm 2023 của

Trang 8

MUC LUC

LỜI CAM ĐOAN -222222222222222121112222227171121222211222221.2 re i I9WetiNo Ả.Ả ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT 222222222E22222222222222212112222222717112221.211212 Le iti

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 222222EE22222E222222222322222212222222222 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 2¿+2222222222222222222e2 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2-222222+2222121222221212222114121211121271712 21 Xe 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu

»wI Ha 7

Š Phương pháp nghiên cứu - - 5252 ++2£+ze+z£Ezx+rzEtzxrxrrrxerrrrrkrrrerrerrree 7

5.2 Phuong pháp nghiên cứu

6 Hiệu quả (lợi ích) của đề án ứng dụng trong thực tiên -+= 9

6.1 Ý nghĩa lý luận - 222222222222222212122222122217111222122711212.22.712 2e 9 6.2 Ý nghĩa thực tiên -2 22222222121222222222171122.2712.22 re 9

7 Kết cầu đề án

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC

BÒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI TỎ CHỨC HÀNH CHÍNH THUỘC BỘ

1.1 Những vấn đề chung về bồi dưỡng 2 22222+22222222222222222222 e2 10

1.1.1 Khái niệm bồi dưỡng 2 ©22222222E2122222151222211212222112 22212 ce 10

Trang 9

1.1.2 Hình thức, nội dung bồi dưỡng công chức - 2 -z222:zz++ 13 1.1.3 Chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức - 22-2 15 1.1.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức -. 16

1:2:1: Khấi niệni CÔN CHỨC 019309 050030MIĐEDGIOIOSDIERIEHRGSITMSSWGSISE 17 1:2:2: Phần luại ÔN GHỦ::ti193000150003030ETOIOSDIERIEHGSITMSISENWGSIĐSE 19 1.2.3 Tính chất công việc của công chức trong các tổ chức hành chính thuộc

CỔNG NGHỆ 6666226468212 Sáng Big BSEDSERQDUSSIESELSSNNG-EGPlnUgmssnasssl 25

2.1 Khái quát chung về các tổ chức hành chính và đội ngũ công chức Bộ Khoa TrGo'VA'GGHBITNE HH uusccsesssiinkiiEbdisitaansbibuitaisinsbib001244354001002345416010012/8v00116194161000456160 04 25

2.2 Hoạt động bồi dưỡng công chức tại các tổ chức hành chính thuộc Bộ Khoa

học và Công ngÌhỆ + - 2+2 +2*+*EE+x+ESEtEE 7E xEEEEE TT TErrrrrrkrrree 27 2.2.1 Phương pháp triển khai - 222222222222 22222122222231222222122211212 2212 e2 27

2.2.2 Nội dung bồi dưỡng -2 222222 2222222222211122221111212111221121 221 28 2.2.3 Kat qua dat n nẽ -‹-.4A1.Bg}g)H)H 29

2.3 Đánh giá công tác bồi dưỡng công chức trong các tô chức hành chính thuộc

2.3.1 Ưu điểm

2:3:2: Hạn chế và ñguyền nhẰN:ss¿:sssczzss6 5652008090016 00031 0000038 yungunnyaeg 39

I0)2)08:43109):00/9)) c7 42

Trang 10

CHUONG 3: GIAI PHAP VA LO TRINH, CAC NGUON LUC TO CHUC

060709070777 43

3.1 Chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước đối với công tác bồi dưỡng công chức -22-©222+2222222222222211122212122271212212111221711 22121 ce 43

3.2 Quan điểm hoàn thiện bồi dưỡng công chức tại các tô chức hành chính của

Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2024 - 2030

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức tại các tô chức

hành chính giai đoạn 2024 - 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ 46

3.3.1 Tiếp tục tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động

Oi dung cOng 0) 8 4 46 3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách béi dưỡng công chức 47

3.3.3 Đổi mới, cập nhật, nâng cao chất lượng nội dung, chương trình, tài liệu,

phương pháp bồi dưỡng công chức - 22 +22VE++222EEEE2Z22E22222222212227222222-22 48 3.3.4 Tiếp tục xây dựng chuẩn hoá đội ngũ giảng viên; công chức tham gia giảng dạy M832805305009912905503390395690540390.9603u5001602165858036151100g150016601100xsoxsisa 7L)

3.3.5 Củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sé boi dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang 708 a 4 SI

3.3.6 Tăng cường, đa dạng hóa nguồn lực tài chính đề thực hiện công tác bồi

3.3.7 Mở rộng, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trên lĩnh vực

008277 5 .Ă 3.4 Lộ trình và các nguồn lực tổ chức thực hiện -2-5-cccsccrseerserc- 93

2.2 Đối với các Bộ, ngành liên quan 22- 2222¿2222222222222222222222xrr 60

Trang 11

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 61

PHỤ LỤC 1 Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức thuộc Bộ Khoa học và Công

H560) Sẽ 1

PHỤ LỤC 2 Tổng quan quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động bồi dưỡng công chức của Bộ Khoa học và Công nghệ 22: 5222:22222222 11 PHỤ LỤC 3 Tổng hợp Khung danh mục vị trí việc làm của các tô chức hành chính

PHỤ LỤC 4 Biên bản phỏng vấn sâu -2 ©222222CE222222222222222122222222- 2 27

Trang 12

1 Lý do xây dựng đề án

Thứ nhất, xuât phát từ vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của một nền

hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang day manh

sắp xếp, cơ cầu lại tổ chức - bộ máy, tỉnh giản biên chế hiện nay

Hoạt động bồi dưỡng giúp nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của công chức Thông qua các khóa bồi dưỡng, công chức sẽ được nâng cao trình độ năng lực, cập nhật đổi mới tư duy, phát huy tính sáng

tạo trong sử dụng kiến thức về các lĩnh vực: pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, các lĩnh vực khác liên quan đến VTVL, lĩnh vực tác nghiệp Bên cạnh đó, hoạt động bồi

dưỡng cũng góp phần nâng cao tỉnh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả, khả năng

tự giác, chủ động tiến hành công việc một cách độc lập của đội ngũ công chức

Đối với các tô chức, đơn vị, công tác bồi dưỡng tốt giúp tổ chức, đơn vị duy

trì và nâng cao được tính ôn định, linh hoạt trong hoạt động thực thi công vụ đáp ứng

nhu cầu tôn tại và phát triển của tô chức Hoạt động bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tô chức chuẩn bị được đội ngũ công chức kế cận trong các giai đoạn phát triển khác nhau của hiện tại và tương lai

Đối với Nhà nước, hoạt động bồi dưỡng góp phần mang đến một nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ các đối tượng như tổ chức, doanh nghiệp, người dân tốt hơn, đồng thời mang đến niềm tin của người dân chính là tiêu chí phục vụ của nền

Trang 13

ngành, theo VTVL nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của công chức đáp ứng yêu cầu

thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị còn chưa nhiều và không có nhiều

nguồn kinh phí đề thực hiện

Bên cạnh đó, chương trình bồi dưỡng hiện nay tập trung nhiều vào lý thuyết,

ít thực hành, còn nặng về cung cấp kiến thức, ít rèn luyện kỹ năng Một số chương

trình bồi dưỡng còn có sự trùng lắp về nội dung hoặc chưa kịp thời được cập nhật, bé

sung dé phù hợp với yêu cau thực tiễn và định hướng của Đảng và nhà nước trong thời gian qua Ngoài ra, cơ sở vật chất bồi dưỡng công chức còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học Đội ngũ giảng viên cơ hữu

có trình độ chuyên môn cao đặc biệt trong những lĩnh vực đặc thù như năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ, sở hữu trí tuệ còn thiếu, chủ yếu là kiêm chức

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới

Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng

thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 đã đưa ra mục tiêu chung:

“Xây dựng đội ngũ CB, CC, VC chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước”, trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là

xây dựng được đội ngũ CB, CC, VC có cơ cầu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, VTVL và khung năng lực theo quy định; đồng thời, triển khai nhiệm vụ cy thé trong giai đoạn 10 năm tới: đổi mới nội dung, phương pháp ĐT, BD nâng cao năng lực, kỹ năng và phâm chất cho đội ngũ CB, CC, VC gắn với VTVL

Bộ KH&CN là cơ quan chính phủ, thực hiện chức năng QLNN lĩnh vực KHCN

& ĐMST Đề thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong bối cảnh đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và CMCN 4.0 phát triển mạnh mẽ hiện nay, yêu cầu

cấp thiết đặt ra phải xây dựng được đội ngũ công chức của Bộ chuyên nghiệp có đủ

phâm chất, trình độ và năng lực, làm việc được trong môi trường quốc tế Chính vì vậy,

đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đề công tác bồi dưỡng trở thành một công cụ

Trang 14

VTVL, có khả năng thích ứng cao, nhạy bén, sáng tạo, nắm bắt, tiếp thu các kiến thức,

kỹ năng, công nghệ mới; đồng thời vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có tỉnh thần trách

nhiệm, trung thành và tận tụy phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân là rất cần thiết

Bên cạnh đó, ngày 09/8/2023, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư

số 16/2023/TT-BKHCN hướng dẫn về VTVL công chức nghiệp vụ chuyên ngành

KH&CN trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực KH&CN Theo đó, danh mục

VTVL công chức nghiệp vụ chuyên ngành KH&CN gồm 10 nhóm với 31 VTVL

Triển khai Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về VTVL và biên chế công chức, hiện Bộ KH&CN đã hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt

VTVL va co cấu ngạch công chức trong các TCHC thuộc Bộ

Do vậy, đổi mới, nâng cao chát lượng công tác bồi dưỡng công chức trong các

TCHC thuộc Bộ KH&CN là vô cùng cần thiết; bảo đảm phủ hợp với danh mục VTVL, bản mô tả công việc và khung năng lực mới được phê duyệt của các cơ quan, đơn vị;

đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc QLNN về KHCN & ĐMST trong giai đoạn tới

Với những lý do trên, Học viên đã lựa chọn đề án “Bồi dưỡng công chức tại

cơ quan Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2024 - 2030” đê làm Đề án tốt nghiệp của mình Việc nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC

thuộc Bộ KH&CN, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc

trong triển khai, thực hiện và đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC thuộc Bộ KH&CN là công việc có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác của học viên sau này

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo và hướng dân hữu ích, có ý nghĩa về

mặt lý thuyết và thực tiễn để Vụ TCCB thuộc Bộ KH&CN thực hiện công tác phát

triển nhân lực nói chung và công tác bồi dưỡng công chức nói riêng của Bộ trong giai đoạn 2024 - 2030

Trang 15

hội nhập quốc tế, việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐT, BD CB, CC, VC

đã được nhiều tác giả đề cập đến

Các công trình khoa học đã được công bó liên quan đến bồi dưỡng công chức của các nhà quản lý và nhà khoa học đã đưa ra những lý luận và thực tiễn khác nhau

dé giải quyết vẫn đề này, có thể kế đến các công trình như:

- Bài viết “Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của CB, CC ở nước ta hiện nay” của PGS TS Nguyễn Minh Phương, Trang thông tin điện tử Tạp chí Tô chức nhà nước, ngày 09/8/2015 Tác giả đã chỉ rõ những nội dung cơ bản về trách nhiệm công vụ nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách về quản lý, phát triển đội ngũ CB, CC, trong đó có đề cao và đảm

bảo thực hiện trách nhiệm của CB, CC trong hoạt động thực thi công vụ

- Bài viết “Đổi mới công tác ĐT, BD CB, CC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới ” của TS Đặng Xuân Hoan, Trang thông tin điện tử Tạp chí Cộng

sản, ngày 11/01/2019 Bài viết đã phân tích một s6 han chế của công tác ĐT, BD CB,

CC ở nước ta thời gian qua; từ đó đề xuất những giải pháp đổi mới công tac DT, BD trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, nâng tầm năng lực, tư duy, khả năng hành động của đội ngũ CB, CC

- Bài viết “Một số giải pháp nhằm ĐT, BD CB, CC theo năng lực” của PGS

TS Nguyễn Thị Hồng Hải, Trang thông tin điện tử Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày

15/01/2020 ĐT, BD CB, CC theo năng lực là một xu hướng mới trong công tác ĐT,

BD, đặt trọng tâm vào năng lực của CB, CC Đây được coi là phương thức hữu hiệu

dé phát triên tài năng, gia tăng động lực làm việc và khả năng đáp ứng được những thách thức do môi trường mang lại của đội ngũ CB, CC ở nhiều nước trên thế giới Bài viết đề xuất một số giải pháp ĐT, BD theo năng lực nhằm xây dựng đội ngũ CB,

CC ở Việt Nam có năng lực và uy tín, phục vụ công cuộc cải cách hành chính và hội

nhập quốc tế

Trang 16

Minh Châu, Trang thông tin điện tử Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày 15/11/2023 Bồi dưỡng công chức là một thành tó quan trọng trong tông thề công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực khu vực công nhằm xây dựng đội ngũ công chức có đủ phâm chất và năng lực, ngang tầm nhiệm vụ Công tác bồi dưỡng công chức theo năng lực phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cảng cao của công cuộc cải cách nên hành chính nhà nước

và chuyền đôi số Từ một số lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nguồn nhân

lực, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn đặt ra, bài viết luận giải và đề xuất một số giải pháp

nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng công chức theo năng lực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và chuyên đổi số ở nước ta hiện nay

Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu trong nước bàn trực tiếp đến vân đề này như:

- Đề án nghiên cứu KH&CN cáp Bộ của Bộ KH&CN: “Nghiên cứu cơ sở lý

luận và thực tiễn đề đê xuất xây dựng Đề án ĐT, BD nhân lực KH&CN ở trong nước

và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”, Chủ nhiệm Đề án Ths Đỗ Việt Trung (2015) Đề án đã triển khai nghiên cứu tổng quan các chương trình ĐT, BD nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và nhu cầu ĐT, BD

nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài; thực trạng ĐT, BD nhân lực KH&CN

ở trong nước và nước ngoải bằng ngân sách nhà nước hiện nay; kinh nghiệm quốc tế

trong việc ĐT, BD nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài Trên cơ sở đó, Đà

án đề xuất các nội dung, hình thức ĐT, BD với các đối tượng: chuyên gia KH&CN,

nhóm nghiên cứu, bồi dưỡng sau tiền sỹ và bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN (gồm

CB, CC QLNN) Phạm vi của Đề án này tập trung ĐT, BD kỹ năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và kỹ năng quản lý KH&CN cho nhóm đối tượng nhất định, ở cả trong công lập và ngoài công lập; và chủ yếu bồi dưỡng ở nước ngoài Kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu này là “Đề án ĐT, BD nhân lực KH&CN ở trong nước

và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định só 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015.

Trang 17

Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐT, BD CB,

CC; đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ĐT, BD CB, CC của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới công tác ĐT, BD CB, CC của Bộ

- Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia “Bài dưỡng công chức

ngành Nội vụ đáp ứng yêu câu cải cách hành chính ”, tác giả Nguyễn Văn Sơn (2021) Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và pháp lý về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh cải cách hành chính giai đoạn 2017 - 2021; từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được những vấn dé cơ bản về lý luận và thực tiên liên quan đến công tác ĐT, BD công chức và các giải pháp căn cơ giúp nâng cao, cải thiện chất lượng đội ngũ này Tuy nhiên, có thê nhan thay một điểm chung là các nghiên cứu này thường đề cập đến cả hai van dé dao tạo và bồi dưỡng Các tác giả thường không tập trung phân tích nhằm làm rõ hai khía cạnh nảy trong quá trình nghiên cứu

Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bồ có liên quan đến bồi dưỡng công chức nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá

và đưa ra các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công

chức tại các TCHC của Bộ KH&CN trong giai đoạn 2024 - 2030

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề án

3.1 Đối trọng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức

3.2 Pham vỉ nghiên cứu

Đề án “Bôi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ KH&CN giai đoạn 2024 - 2030”

là một đề án có nội dung khá phong phú với phạm vi rộng Do đó, trong khuôn khổ

Trang 18

3.2.1 Phạm vi về không gian

Đề án thực hiện nghiên cứu tại các TCHC thuộc Bộ KH&CN tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2 Phạm vi về thời gian

Đề án tiến hành nghiên cứu công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức

tại các TCHC thuộc Bộ KH&CN từ năm 2016 đến nay

3.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Đề án tập trung nghiên cứu về cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn triển khai của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức tại các TCHC thuộc

4.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, dé án tập trung các nhiệm vụ chính sau:

Nhiệm vụ số 1: Hệ thông hóa cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC nhà nước thuộc Bộ

Nhiệm vụ số 2: Đánh giá thực trạng triển khai bồi dưỡng công chức tại các

TCHC thuộc Bộ KH&CN giai đoạn 2016 - 2023

Nhiệm vụ số 3: Đề xuất một hệ thống giải pháp tổng thê, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC thuộc Bộ KH&CN giai đoạn 2024 - 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

%1 Phương pháp luận

Trang 19

triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước liên quan đến đề án

%2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tông hợp, nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề án bao gồm các giai đoạn tim hiéu, tong hop, phan

tích, hệ thông hóa lý thuyết, các kết quả nghiên cứu trước đó, tiếp thu, kế thừa những

thông tin có liên quan đến vân đẻ bồi dưỡng công chức Phương pháp này được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề án

- Phương pháp phân tích: Đề án phân tích các tài liệu là các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức Ngoài ra, dé án cũng tiễn hành phân tích các báo cáo của Bộ KH&CN có liên quan đến số lượng, chất lượng công chức; thực trạng cơ chế, chính sách và công tác bồi dưỡng công chức tại các TCHC thuộc Bộ KH&CN Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những

số liệu, luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những đánh giá

tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: So sánh qua các năm để có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn thực trạng công tác bồi dưỡng công chức của Bộ KH&CN giai đoạn 2016 -

2023: về thực trạng số lượng, chất lượng công chức giai đoạn hiện nay của Bộ KH&CN; Từ đó, tác giả tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp sát thực nhằm

hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác bồi dưỡng công chức trong TCHC

Các câu hỏi điều tra tập trung vào làm rõ cách thức mà đơn vị đã thực hiện để quản

lý, tổ chức, triển khai công tác bồi dưỡng công chức; Đánh giá của bản thân người được phỏng vấn về hiệu quả của công tác bồi dưỡng công chức tại Bộ KH&CN

Trang 20

- Góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học cho Bộ KH&CN nhằm hoàn thiện chủ trương, chính sách, định hướng, cách thức triển khai công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC của Bộ

- Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan, làm

cơ sở cho việc đề xuất một hệ thống giải pháp tong thé, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng công chức của Bộ KH&CN trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực KHCN & ĐMST

Ø.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề xuất giải pháp mới thực hiện công tác bồi dưỡng công chức trong các TCHC thuộc Bộ KH&CN, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác bồi dưỡng công chức

- Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các TCHC của Bộ

KH&CN đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đặc biệt

trong bồi cảnh nước ta đang đây mạnh sắp xép, cơ cầu lại tổ chức - bộ máy, tỉnh giản biên chế hiện nay

7 Kết cầu đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung cua dé án gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác bồi dưỡng công chức

Trang 21

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA CAN CU PHAP LY CUA CONG TAC BOI DUONG CONG CHỨC TẠI TÔ CHỨC HÀNH CHÍNH

THUOC BO

Với mục tiêu dé xuất một hệ thống giải pháp tổng thẻ, toàn diện nhằm góp phân hoàn thiện, nâng cao hiệu qua, chất lượng bồi dưỡng công chức trong các TCHC

thuộc Bộ KH&CN trong giai đoạn 2024 - 2030, Đề án xác định chủ thể của công tác

quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức là cơ quan quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức, trong trường hợp cụ thê của Đề án chính là Bộ KH&CN Khái quát về chủ thê của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức là cơ quan quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức trong các TCHC thuộc Bộ KH&CN sẽ được mô tả và phân tích

tại Chương II của Đề án Do đó, về mặt lý luận, cần làm rõ các khái niệm cơ bản có

liên quan đến đề tài của Đề án là “bồi dưỡng” và “công chức”

1.1 Những vẫn đề chung về bồi dưỡng

1.1.1 Khái niệm bôi dưỡng

Ngày nay, thuật ngữ “bổi đưỡng” được sử dụng khá rộng rãi trong hệ thông công vụ nói riêng và ngoài xã hội nói chung

- Theo Từ điển Tiếng Việt, bồi dưỡng là “làm cho tăng thêm năng lực hoặc

phẩm chất” [54, tr.102]

- Theo từ điển Hành chính, “bôi đưỡng là làm tăng trình độ, năng lực hoặc phẩm chất; thường kết hợp với các từ cập nhật: Bội dưỡng cập nhật - bôi dưỡng kiến thức, kỹ năng; giáo duc đạo đức, phẩm chất kịp thời đáp ứng sự thay đổi hay yêu cầu mới; nâng cao - bôi dưỡng nâng cao: bôi dưỡng đề đạt được trình độ năng lực và phẩm chất cao hơn” [53, tr41]

- Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, thuật ngữ “bồi đưỡng ”

cũng từng được nhắc đến một cách cụ thé tai khoản 2 Điều 5 Giải thích từ ngữ, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐT, BD công chức (nay

Trang 22

đã hết hiệu lực thi hành) như sau “Bôi đưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ: năng làm việc”

Từ những khái niệm trên, có thể rút ra “bôi đưỡng ” là quá trình bồ sung thêm

kiến thức, kỹ năng cho một đối tượng học tập cụ thể trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo trước đó

Trước đây, hai khái niệm “đào tao” va “boi đưỡng ” hay được sử dụng chung,

đi liền với nhau và đôi khi chưa có sự phân định rõ ràng trong cách hiểu Tuy nhiên, việc làm rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này là cần thiết đề thống nhất trong cách hiểu va áp dụng

Theo từ điên tiếng Việt, đào tao là “làm cho trở thành người có năng lực theo

những tiêu chuẩn nhất định ” [54, tr.102] Theo khái niệm này, đảo tạo được hiểu là

quá trình cung cấp kiến thức, năng lực cho một đối tượng học tập theo những tiêu

chuẩn cụ thể, đã được công nhận

Tại khoản 1, Điều 5 Giải thích từ ngữ, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày

05/3/2010 của Chính phủ về ĐT, BD công chức cũng đưa cách hiểu đối với “đảo tạo” như sau: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những trỉ thức,

kỹ năng theo quy định của từng cắp học, bậc học ”

Như vậy, có thê hiểu đào tạo chính là việc trang bị những kiến thức mới, kiến thức mà đối tượng học tập chưa biết, chưa được tiếp cận trước đó dựa trên một quy

trình học tập khép kín với những chuẩn mực, hệ phương pháp dạy va hoc cu thé, trong

một khoảng thời gian nhất định

Từ những phân tích trên, có thé thay hai khái niệm “đào tao”, “bdi duéng” mặc đủ có những nét tương đồng nhất định trong việc đều là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người học Tuy nhiên, đây là hai khái niệm có những nội hàm nghĩa

cụ thể với những nét khác biệt như sau:

- Về ý nghĩa: Đào tạo là quá trình cung cấp những kiến thức cho người học một cách hệ thông nhằm trang bị và cung cấp kiến thức, năng lực theo tiêu chuẩn nhất

Trang 23

định mà trước đây người học chưa có Trong khi đó, bồi dưỡng là việc trang bị, bô

trợ thêm kiến thức, kỹ năng cho người học trên nền tảng những kiến thức đã có

- Về thời gian: Đảo tạo được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, liên tục

tính bằng năm Bồi dưỡng thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn như 2-3 ngày, hay vài tuần

- Về kết quả: Sau khi kết thúc quá trình đào tạo, người học sẽ được nhận bằng

dao tao do co sé dao tạo cấp, ví dụ: bằng cử nhân, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ Đối với bồi dưỡng, sau khi kết thúc khóa học, người học có thể được cấp chứng chỉ (đối với

những khóa học ngắn ngày có thể không cấp chứng chỉ)

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trước đây, nội dung “đào tạo” và

“bồi dưỡng” thường đi liền với nhau và chưa có sự khu trú riêng biệt, rõ nét trong áp

dụng Ngay cả trong Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về

ĐT, BD công chức nêu trên, tuy đã định nghĩa rõ khái niệm ĐT, BD nhưng trong kết

cấu nội dung của Nghị định này, khái niệm “đào tạo”, “bồi dưỡng” luôn song hành

và không tách rời trong các quy định về nội dung, chương trình, chứng chỉ, cũng như không có sự phân tách rõ ràng trong áp dụng

Hiện nay, việc phân tách hai khái niệm này đã được thể hiện khá rõ trong Nghị

mặt hình thức và nội dung với những quy định cụ thể đối với mỗi nhóm nội dung

“đào tạo ”, “bồi dưỡng ” tại chương II, chương III của Nghị định

Từ những phân tích, so sánh trên, có thê hiểu “bổi đưỡng” là quá trình trang

bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức dựa trên các tiêu chuẩn, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ

của từng công chức, trong đó tập trung vào việc vận dụng những kiến thức lý luận

Trang 24

vào thực tiễn giải quyết van dé quan lý cụ thé Sau mỗi khóa bồi dưỡng, học viên sẽ

được nhận chứng chỉ ghi nhận kết quả, ví dụ như: chứng chỉ bồi dưỡng lý luận chính

trị; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN

1.1.2 Hình thức, nội dung bôi dưỡng công chức

1.1.2.1 Hình thức bồi dưỡng công chức

Hình thức tổ chức bôi dưỡng là cách thức sắp xếp và tiễn hành thực hiện trong

quá trình bồi dưỡng Nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng được thực hiện trong hình thức tổ chức bồi dưỡng

Căn cử theo chương trình, tài liệu; chức vụ, chức danh; ngạch công chức; VTVL

trong hệ thống công vụ, quy định hiện hành về bồi dưỡng công chức (Nghị định số

101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ vé DT, BD CB, CC, VC duoc stra đổi bổ sung tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP), các hình thức bồi dưỡng

công chức gồm:

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức: là hoạt động trang bị, cập nhật,

nâng cao kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ theo chương trình quy định cho ngạch

công chức đảm nhận hay dự kiến đảm nhận

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý: là hoạt

động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo từng nhóm hay từng chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh CB, CC cấp xã: là hoạt động

trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc dành riêng cho đối tượng công chức cấp xã ở địa phương

- Bồi dưỡng theo yêu cầu VTVL: là hoạt động trang bị, bé sung, cap nhat những kiến thức thiếu hụt, cần thiết và các kiến thức, kỹ năng, tư duy mới nhằm bù

lại khoảng trồng thiếu hụt về năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai, giúp công chức làm tốt công việc được giao

Trang 25

Trong thực tiễn hoạt động bồi dưỡng công chức, bồi dưỡng công chức còn được thực hiện ở những hình thức như: bồi dưỡng trực tiếp và bồi dưỡng trực tuyến; bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng không tập trung; bồi dưỡng tại chức và bồi dưỡng chính quy 1.1.2.2 Nội dung bồi dưỡng công chức

Hàng năm, công chức trong nền hành chính đều được cử tham gia các khóa bồi dưỡng do cơ quan, đơn vị tổ chức hoặc cử đi bồi dưỡng tại các cơ sở ĐT, BD khác Theo quy định hiện hành về bồi dưỡng công chức, nội dung bồi dưỡng công chức gồm:

- Lý luận chính trị: nội dung bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm truyền thụ, tiếp

thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lénin, tu tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận

thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội

chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và

vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, công chức Bồi dưỡng lý luận chính trị hiện

gồm ba cấp: sơ cấp, trung cấp và cao cấp

- Kiến thức quốc phòng và an ninh: Nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng

và an ninh nhằm giáo dục cho công chức về kiến thức quốc phòng và an ninh đề phát huy tỉnh thần yêu nước, truyền thông dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân

tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Kiến thức, kỹ năng QLNN: Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN nhằm trang bị, cập nhất kiến thức, kỹ năng nâng cao về QLNN và phát triển năng lực

thực thi công vụ, nhiệm vụ cho đối tượng bồi dưỡng, phù hợp với tiêu chuẩn ngạch

công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh

chính trị, có năng lực và tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, Tổ quốc

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu VTVL: Bồi dưỡng theo yêu cầu VTVL thực

chất là bồi dưỡng về nghề nghiệp cho công chức đã có kinh nghiệm, trình độ nhất

định trong công tác Nội dung bồi dưỡng này rất đa dạng, chương trình, tài liệu

thường xuyên được cập nhật, sửa đổi, bổ sung nhằm trang bị những kiến thức mới,

Trang 26

kỹ năng mới và tư duy mới trong hoạt động công vụ của công chức theo từng ngành,

lĩnh vực, yêu cầu vị trí công việc khác nhau

1.1.3 Chương trình, tài liệu bỗi dưỡng công chức

Chương trình bồi dưỡng công chức có thê hiểu là những môn học được dạy hay hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những điều người học trải qua (kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng) cả trong và ngoài cơ sở bồi dưỡng nhưng được định hướng bởi cơ sở bôi dưỡng Chương trình bồi dưỡng công chức là một tập hợp của các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu của cơ sở bồi dưỡng Tat ca yếu tô đầu vào dùng

đề hỗ trợ việc thực hiện chương trình bồi dưỡng và những kết quả đầu ra của quá

trình thực hiện bao gồm năng lực được phát triển, kiến thức, kỹ năng đạt được và năng lực tư duy được cải thiện

Giáo trình và tài liệu học tập có thê hiểu là tập hợp những nội dung bồi dưỡng theo chương trình được nghiên cứu, biên soạn chuẩn mực, là cơ sở lý luận để định

hướng và tham khảo cho người học trong quá trình học tập, đồng thời giáo trình còn

là tài liệu gốc để giảng viên đứng lớp giảng dạy

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bôi

dưỡng vì qua đó nhận biết việc tham gia các khóa học có trang bị thêm cho công chức những năng lực gì, có đáp ứng mong đợi của cơ quan/chính bản thân họ và thiết thực hay không?

Theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ, chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức được chia thành 5 nhóm:

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh CB, CC, VC

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn

chức vụ chức danh lãnh đạo, quản lý; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh

CB,CC, VC

Trang 27

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN theo tiêu chuân

ngạch công chức gồm: (i) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch

chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần; (1i) Chương trình,

tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời

gian thực hiện tối đa là 06 tuần; (ii) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công

chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu VTVL gồm:

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu VTVL lãnh dao, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần (gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh

đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cấp vụ và tương đương)

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu VTVL chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian

thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần

+ Chương trình, tải liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh CB,

CC cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần

1.1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến bỗi dưỡng công chức

- Cơ chế, chính sách: Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách từ trung ương đến địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng Các cơ chế này có thê

tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn tùy thuộc vào tính kha thi và nhất quán

Cơ chế ồn định và phù hợp sẽ thúc đây việc xây dựng chương trình bồi dưỡng sát với thực tế và nhu cầu phát triên

- Nhu cầu bồi dưỡng: Việc xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng giúp tiết kiệm

nguồn lực và đảm bảo chất lượng Điều này đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng nhu cầu của cơ quan và của công chức, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp

- Tổ chức thực hiện: Hoạt động bồi dưỡng cần được lên kế hoạch cụ thể, khoa

học và thực hiện nghiêm túc Điều này bao gồm việc quản lý học viên, giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất và giám sát chất lượng bồi dưỡng

Trang 28

- Nội dung và chương trình bồi dưỡng: Nội dung bồi dưỡng cần thiết kế phù

hợp với từng đối tượng, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và cập nhật Các chương trình cần cân đối giữa lý thuyết và thực hành dé đảm bảo hiệu quả

- Đội ngũ giảng viên: Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức Giảng viên cần có trình độ chuyên môn cao, phương pháp giảng dạy linh hoạt và khả năng gắn kết lý thuyết với thực tiên

- Người học: Trình độ, động cơ học tập và ý thức tổ chức kỷ luật của học viên

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của khóa bồi dưỡng Học viên có mục tiêu rõ rằng

và tỉnh thần học tập cao sẽ đạt được kết quả tốt hơn

1.2 Công chức thuộc Bộ

1.2.1 Khái niệm công chức

Khái niệm “công chức” được sử dụng phô biến ở nhiều quốc gia trên thế giới

để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước Khái niệm công chức thường được hiểu khác nhau ở môi quốc gia Việc xác định ai là công chức thường do các yếu tố sau quyết định: Hệ thống thể chế chính

trị; Hệ thống thê chế hành chính; Tính truyền thống; Sự phát triền kinh tế - xã hội; Các yếu tế văn hóa, lịch sử

Ở nhiều quốc gia, công chức thường có một số đặc điểm chung là: (¡) Là công

dân nước đó; (1) Được tuyển dụng qua thi tuyên, xét tuyên; (ii) Được bể nhiệm vào một ngạch hoặc một vị trí công việc; (1v) Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(22, tr.57-58]

Ở Việt Nam, thời kỳ trước đổi mới, đội ngũ những người trong biên chế làm

việc trong các TCHC, đơn vị sự nghiệp hay kinh tế của Nhà nước đều được gọi chung

là cán bộ, công nhân viên chức Bước vào thời kỳ đổi mới, sự chuyển đổi sang nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lý do chính dẫn đến sự phân biệt hoạt động hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế Từ

đó có sự tách biệt giữa đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong các TCHC và đơn

vị sự nghiệp với cán bộ, công nhân viên chức trong các đơn vị kinh tế, [52, tr.284]

Trang 29

Nhu vay, cho đến trước ngày ban hảnh Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì khái niệm cán bộ, công chức là một khái nệm chung, không phân biệt cán bộ với công chức Chỉ dựa vào hai nghị định hướng dân Pháp lệnh CB, CC năm 1998, đó là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2023 của Chính phủ về việc tuyên dụng, sử dụng

và quản lý CB, CC trong các cơ quan nhà nước và Nghị định I 16/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2023 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CB, CC trong các

đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì mới hiểu được khái niệm công chức

Để khắc phục hạn chế của các văn bản trước đây vân chưa đưa ra được khái niệm cán bộ và khải niệm công chức mà chỉ đưa ra thuật ngữ chung, ngày 13/1 1/2008, tại kỳ họp thử 4 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật CB, CC Day là một văn bản

pháp lý cao nhất lần đầu tiên định nghĩa được rõ ràng hơn về khái niệm công chức

Cụ thể:

Tại Khoản 2, Điều 4 Luật CB, CC năm 2008 đã nêu ra khái niệm công chức

như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyến dụng, bồ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chưng là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hương được bảo đâm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật ” Ngoài ra còn có công chức cấp xã Đó là những người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Tiếp theo, Quốc hội khóa XIV đã một lần nữa ban hành Luật số 52/2019/ QH14 ngay 25/11/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CB, CC và Luật Viên

Trang 30

chức, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020; tại khoản 1, Điều | lai stra đổi về khái niệm

công chức như sau:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bồ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với VTL trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong

cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, công nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ”

Như vậy, với khái niệm công chức nêu trên đã khẳng định công chức là công

dân Việt Nam, được tuyên dụng, bể nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng

với “VTVL”; đồng thời không còn quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong don

vị sự nghiệp công lập là công chức như tại Luật CB, CC năm 2008

1.2.2 Phân loại công chức

Tùy vào mục đích phân loại, có thể có nhiều cách phân loại khác nhau, cụ thể:

- Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được

phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây: (¡) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; (ii) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; (ii) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương

đương; (v) Loại D gồm những người được bể nhiệm vảo ngạch cán sự hoặc tương

đương và ngạch nhân viên; (v) Loại Ngạch khác theo quy định của Chính phủ

- Căn cử vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: (1) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; (1) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Căn cứ vào VTVL, công chức được phân loại như sau: (i) Công chức đảm

nhiệm VTVL lãnh đạo, quản lý; (1) Công chức đảm nhiệm VTVL nghiệp vụ chuyên

ngành; (11) Công chức đảm nhiệm VTVL nghiệp vụ chuyên môn dùng chung;

(v) Công chức đảm nhiệm VTVL hỗ trợ, phục vụ

Trang 31

1.2.3 Tinh chất công việc của công chức trong các tổ chức hành chính thuộc Bộ

Như đã phân tích ở trên, có thê thầy công chức trong các TCHC thuộc Bộ bao gồm: Thứ trưởng; công chức giữ chức vụ lãnh đạo và công chức làm việc trong các

Vu, Van phòng Bộ, Thanh tra, Cục, Tổng cục

Căn cử vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ và phân cấp thì tính chất công việc của công chức trong các TCHC thuộc Bộ có sự khác biệt so với công

chức làm việc trong các cơ quan, TCHC khác ở những điểm như sau:

Thứ nhất, một trong những nhiệm vụ chính của nhóm đối tượng công chức

này là chịu trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thầm

định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô theo ngành, lĩnh vực; chủ trì hay tham gia thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành hoặc trên toàn quốc Do vậy, lao động của họ chủ yếu là trí lực dựa trên trình độ ĐT, BD; kinh nghiệm công tác; đạo đức; bản lĩnh

trong quá trình thực thi công vụ

Thứ hai, sản phẩm lao động của họ thường là:

- Các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội,

các đề án, chương trình, dự án chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng,

văn hóa, xã hội của Bộ, ngành hoặc quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành,

lĩnh vực;

- Đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đôi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức;

- Báo cáo tông hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;

- Các đề xuất về biện pháp đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành,

lĩnh vực

Thứ ba, kết quả lao động phần lớn mang tính trừu tượng, sáng tạo và có tác

dụng ở phạm vi rộng lớn của Bộ, ngành, lĩnh vực hoặc trên toàn quốc Do đó, việc

đánh giá kết quả lao động của nhóm công chức nay cũng không thể chỉ dựa trên các biện pháp đo lường thuần túy về số lượng, chất lượng, hiệu quả như trong đánh giá những sản phẩm cụ thể khác

Trang 32

1.3 Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức tại một số quốc gia trên thế giới

13.1 Singapore

Chính phủ Singapore rất chú trọng đầu tư cho ĐT, BD theo hướng mỗi người đều cần được phát triển tài năng riêng; thúc đây thói quen học tập liên tục và không ngừng nâng cao trình độ suốt đời nhằm đảm bảo rằng mỗi công chức đều sở hữu đầy đủ phâm chát, năng lực và trình độ, từ đó đóng góp tích cực vào nền công vụ của đất nước

Các cơ sở đào tạo của Singapore bao gồm: Học viện Công vụ và Viện Quản

- Giai đoạn 2 là đào tạo cơ bản: giúp công chức thích ứng với công việc được giao;

- Giai đoạn 3 là đảo tạo nâng cao: bô sung thêm kiến thức giúp công chức thực hiện công việc đạt được hiệu quả cao nhất (thường trong khoảng từ I đến 3 năm đầu công tác);

- Giai đoạn 4 là đào tạo mở rộng: nhằm giúp công chức đảm nhiệm được cả những công việc ngoài nhiệm vụ được giao để có thể thực hiện những công việc liên

quan khi cần thiết;

- Giai đoạn 5 là đào tạo tiếp tục: nhằm nâng cao khả năng làm việc cho công chức trong tương lai

Theo đó, các khóa học được thiết kế bao gồm các khóa học làm quen cho công chức mới được tuyển dụng; khóa học đào tạo cơ bản dành cho công chức được tuyển

dụng trong năm đầu tiên; khóa học đào tạo nâng cao nhằm bô sung kiến thức chuyên

môn cho công chức; khóa học mở rộng nhằm trang bị kiến thức và nghiệp vụ bên ngoài lĩnh vực chuyên môn Cả 5 giai đoạn nêu trên, tùy theo mức độ mà thiết kế nội

dung chương trình khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ và giai đoạn sau bô sung

Trang 33

cho giai đoạn trước

1.3.2 Cộng hòa Pháp

Là quốc gia có nền hành chính truyền thống lâu đời theo mô hình tập trung, chính phủ Pháp luôn coi trọng công tác ĐT, BD công chức nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng và quản lý một nhà nước pháp quyền hiện đại với hiệu quả cao nhất và chất lượng tốt nhất

Ở Pháp, học tập được coi là một quyền lợi của công chức Theo quy định,

trong vòng 3 năm, nếu công chức không cử đi đào tạo hoặc bồi dưỡng, họ có quyền

đề xuất được tham gia các khóa ĐT, BD hoặc yêu cầu giải thích về lý do tại sao họ

không được tham gia Ngoài ra, công chức cũng có thể nộp đơn xin nghỉ phép tạm thời để tham dự các khóa ĐT, BD, hoặc nghỉ không lương đề tập trung vào việc nghiên cứu hay chuẩn bị cho các kỳ thi nâng ngạch

Các cơ sở đảo tạo công chức ở Pháp gồm có: Học viện Dich vụ công Quốc gia

(SNP); trường Hành chính khu vực (TRA); Trung tâm đào tạo kinh tế; Trung tâm đào tao, giáo dục; các trường đào tạo công chức của các bộ; các trung tâm đảo tạo tự nhân

Nội dung ĐT, BD công chức của Pháp được chia thành 2 nhóm gồm DT, BD công chức mới tuyên dụng và ĐT, BD thường xuyên

Theo đó, phần lớn nội dung giảng dạy là dựa trên các tình huồng thực tế, ít lý thuyết

và thời gian học thực tế tại các TCHC phải chiếm tối thiểu 50% thời gian của khóa học

Khác với Việt Nam, các chương trình giảng dạy công chức của Pháp không có định, không

có chương trình cụ thé ma tuong đối đa dạng, linh hoạt theo yêu cầu thực tế

Kết thúc mỗi khóa học, giáo viên sẽ tiến hành đánh giá từng đối tượng học

viên để xác định kết quả học tập đến đâu cũng như cần điều chỉnh nội dung gì trong quá trình giảng dạy nhằm đạt được kết quả học tập tốt nhất

1.3.3 Trung Quốc

Là quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, Trung

Quốc có những điểm tương đồng nhất định đối với nước ta về chính trị, văn hóa,

đường lối, chủ trương xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa

Trang 34

Trong công tác ĐT, BD, Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ

chính trị, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có trình độ cao

Nội dung ĐT, BD bao gồm: lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc; quản lý vĩ mô nhà nước (như thê chế hành chính, đào tạo và phát triển nhân tài, ); quản lý hành chính nhà nước trong nên kinh tế thị trường Tất cả các khóa học đều phải học chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Đặng Tiểu Bình

Tat cả các khóa ĐT, BD được xây dựng dựa trên từng VTVL của công chức trong hệ thông các TCHC Mỗi khóa học thường bao gồm khóa học cơ bản (về hành

chính công, luật hành chính, học thuyết chính trị ) và khóa học chuyên môn (được thiết kế dựa trên nhu cầu của các loại và các cấp công chức khác nhau) Bên cạnh đó,

việc rèn luyện kỹ năng thực hành trong hoạt động thực tiễn cũng được Trung Quốc rất chú trọng

Việc đánh giá quả trình ĐT, BD thường được thực hiện dựa trên hai tiêu chí

gồm thái độ học tập (dựa trên việc tham gia đầy đủ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật

trong suốt thời gian ĐT, BD) và kết quả học tập (dựa trên điểm số của các bải kiếm tra, tiểu luận, thảo luận)

Đội ngũ giảng viên gồm giảng viên chuyên trách được đào tạo bài bản và giảng viên kiêm chức (là công chức có năng lực chuyên môn cao, chuyên gia, học giả đến

từ các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học)

1.3.4 Một số bài học cho Việt Nam

Thứ nhất, tuy cách thức triên khai có thể có những điểm khác nhau nhưng bồi dưỡng công chức theo VTVL là một xu hướng khách quan, tất yếu; cần tập trung nghiên cứu và xây dựng các chương trình, tài liệu, nội dung bồi dưỡng công chức

theo các VTVL cụ thể gắn với tính chất đặc thù của các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ của đội ngũ này

Thứ hai, cần xây dựng định hướng, mục tiêu rõ ràng trong bồi dưỡng công chức theo từng nhóm chuyên đề, từng nhóm đối tượng cụ thé nhằm tránh chồng chéo, lãng phí trong công tác bồi dưỡng

Trang 35

Thứ ba, chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng theo hướng bám sát điều kiện,

môi trường làm việc thực tế của công chức, định kỳ cập nhật, bổ sung kiến thức, nội dung

mới Theo đó, nội dung của chương trình bồi dưỡng cần được phân bồ thời lượng phù

hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiên gắn với đánh giá, kiểm tra cuối khóa học

Thứ tư, nâng cao ý thức của công chức trong chủ động đề xuất các nội dung

bồi dưỡng trên cơ sở nhu cầu cá nhân gắn với thực tế trình độ ĐT, BD của bản thân

và yêu cầu của VTVL trên thực tế Mỗi công chức cần nêu cao ý thức luôn luôn chủ

động học tập, tu dưỡng đạo đức, chủ động cập nhật các quy định, tri thức mới, thúc

đây thói quen học tập suốt đời

Thứ năm, tập trung nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm của giảng viên nhằm tạo được một đội ngũ giảng viên có đầy đủ phâm chất chính trị, đạo

đức; được đảo tạo bài bản, tâm huyết với nghề, có kiến thức sâu rộng về lý luận và

thực tiên; kết hợp linh hoạt việc mời giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy tại các khóa bồi dưỡng công chức phù hợp với nội dung của từng chương trình bồi dưỡng cụ thê cũng như trình độ của đối tượng công chức tham gia hoc tap

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1 Tại Chương 1, tác giả đã tìm hiểu và làm rõ các vấn đề lý luận chung về bôi dưỡng công chức; khái niệm, phân loại và tính chất công việc của công chức trong

các TCHC thuộc Bộ

Đồng thời, trong chương này, tác giả đã trình bày kinh nghiệm ĐT, BD công chức tại một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới gồm Singapore, Cộng hòa Pháp và Trung Quốc Trên cơ sở những kinh nghiệm nêu trên, tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác này nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức trong thời gian tới tại Việt Nam

Các luận cứ nghiên cứu ở Chương | sé là tiền đề, là căn cứ đề tác giả tổng hợp,

đối chiếu, so sánh với thực trạng công tác bồi dưỡng công chức tại các TCHC thuộc

Bộ KH&CN Từ đó, đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan (về ưu, nhược điểm,

tôn tại, hạn chế và nguyên nhân) đề đề ra những giải pháp và lộ trình thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2030 Những vân đề này tác giả sẽ trình bày ở các chương tiếp theo

Trang 36

CHUONG 2: DANH GIA THUC TRANG CONG TAC BOI DUONG CÔNG CHỨC TẠI CÁC TỎ CHỨC HÀNH CHÍNH THUỘC

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2.1 Khái quát chung về các tổ chức hành chính và đội ngũ công chức

ngày 01/9/2016 của Chính phủ) được sửa đôi, bố sung tại Nghị định số 101/2020/NĐ-

CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ; và những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại

Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN (sau đây gọi tắt là Nghị định

số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ) Theo đó, Bộ KH&CN là cơ quan

của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về KHCN & ĐMST, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực

KH&CN; sở hữu trí tuệ; tiêu chuân đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an

toàn bức xạ và hạt nhân; QLNN các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quan ly theo quy định của pháp luật Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Bộ gồm có 18 đơn vị thực hiện chức năng QLNN (Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật; Vụ Đánh giá, Thâm định và Giám định công nghệ;Vụ

Công nghệ cao; Vụ Năng lượng nguyên tử; Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ

thuật; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Pháp chế; Vụ TCCB; Vu Hợp tác quốc tế; Văn phòng Bộ: Thanh tra Bộ; Cục Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Cục Sở hữu trí tuệ; Ủy ban Tiểu chuẩn Do lường Chất lượng Quốc gia) và 20 đơn vị sự nghiệp

Trang 37

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

BO TRƯỜNG

Khối đơn vị sự nghiệp Khối đơn vị sự nghiệp

Học viện Khoa học, Công, nghệ và Đội mới sáng tạo 'Văn phòng các Chương, trình KH&CN quốc gia i

Yên KHSCN ViêtNam- ECV ¬ : Viến Nghiên cứu sáng chế i :

vả Khai thác công nghệ: qe ce GÌ Ne

Viện Năng lượng nguyên

it Nam (Nhà xuất bản Khoa hoo va ý thuật

tu phải tiến KH&CN quốc ga

'Quỹ Đối mới công nghệ: quốc gia

“rung tâm Công nghệ:

"Văn phông Đăng lý hoạt đồng KH&CN

(Nguôn: Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tính đến 31/12/2023, Bộ KH&CN có 585 công chức làm việc tại TCHC thực

hiện chức năng QLNN (chi tiết Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ công chức

Bộ KH&CN tại Phụ lục 1) Kết quả thực trạng số lượng, chất lượng công chức cho

thấy về cơ bản, đội ngũ công chức hiện tại có trình độ chuyên môn cao (số người có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm trên: 65%), đang ở độ tuổi trẻ và ở “độ chín” của nghề nghiệp (số công chức ở độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi chiếm tới 78%), được đảo tạo bài bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học nên có khả năng tiếp cận được với các kiến thức mới, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, đáp ứng được

Trang 38

yéu cau công việc theo chức năng, nhiém vu QLNN ctia B6 KH&CN, thich tmg voi

yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và bói cảnh của cuộc CMCN 4.0 hiện nay

2.2 Hoạt động bồi dưỡng công chức tại các tổ chức hành chính thuộc

Theo Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ, Bộ

KH&CN có một đơn vị có chức năng ĐT, BD CB, CC, VC là Học viện KHCN & DMST

Nội dung, hình thức, chương trình ĐT, BD CB, CC, VC của Bộ KH&CN và

các nội dung khác nhằm quản lý hoạt động ĐT, BD của Bộ KH&CN được quy định

cụ thé tai Quy ché quan ly hoat động ĐT, BD của Bộ KH&CN ban hành kèm theo

Quyết định số 1038/QĐ-BKHCN ngày 02/5/2019 của Bộ trưởng Bộ KH&CN (Chỉ tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động bồi dưỡng công chức Bộ

KH&CN tại Phụ lục 2)

2.2.1 Phương pháp triển khai

Trong giai đoạn này, công tác bồi dưỡng công chức của Bộ KH&CN được thực

hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về

ĐT, BD công chức trong thời gian đầu (từ năm 2016 - 21/10/2017) và sau đó thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 được sửa đồi, bỗ sung

tại Nghị định só 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ và theo Quyết định

số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐT, BD

CB, CC, VC giai đoạn 2016 - 2025 Hàng năm, căn cử hướng dân của Vụ TCCB, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo thực trạng công chức và đề xuất nhu cầu, kế hoạch

ĐT, BD CC, VC năm tiếp sau của đơn vị, gửi Vụ TCCB trước ngày 30/6 môi năm để

Trang 39

tông hợp Trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng công chức của Bộ KH&CN, Vụ TCCB chủ trì xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức và trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt kế

hoạch ĐT, BD công chức của Bộ KH&CN Theo đó, Vụ TCCB chủ trì, phối hợp với Học viện KHCN & ĐMST và các đơn vị hành chính thuộc Bộ KH&CN triển khai xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức của Bộ, cụ thể: (i) Đối với các khóa bồi dưỡng theo kế hoạch đề ra, Bộ KH&CN giao cho Học viện KHCN & ĐMST tổ chức thực

hiện theo quy định; (1) Đối với những nội dung bồi dưỡng cần thiết nhưng Bộ KH&CN không tổ chức khóa học, công chức được cử đi bồi dưỡng ở các cơ sở bồi dưỡng ngoài

Bộ (như: Học viện Chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Ngoại giao Học viện Quốc phòng và các cơ sở bồi dưỡng khác) và được thanh toán, hỗ trợ kinh phí theo quy định; (11) Trong quá trình thực hiện, kế hoạch có

thê được xem xét, điều chỉnh cho phủ hợp

Giai đoạn 2016 - 2023, Bộ KH&CN đã triển khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật công tác ĐT, BD theo chức năng, nhiệm vụ được giao Bên cạnh những thành tích, hiệu quả đạt được, công tác bồi dưỡng công chức tại Bộ KH&CN cũng còn có những hạn chế, bất cập trong quả trình triển khai thực hiện

2.2.2 Nội dung bôi dưỡng

Trong giai đoạn 2016 - 2023, Bộ KH&CN đã chủ động triển khai các nội dung

bồi dưỡng công chức theo quy định, bao gồm: () Bồi dưỡng lý luận chính trị; (1) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng va an ninh; (ii) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN

ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cáp; (iv) Bồi dưỡng đáp ứng

tiêu chuẩn, chức danh lãnh dao, quản lý bao gồm lãnh đạo cấp Vụ và lãnh đạo cấp

phòng; (v) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu VTVL như: Bồi dưỡng kiến thức QLNN về KHCN & ĐMST; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của

Bộ KH&CN; bồi dưỡng về năng lực thực thi công vụ, công chức (kỹ năng quản lý hồ

sơ công việc; đạo đức công vụ và quy tắc ứng xử của CB, CC trong xu hướng hội

nhập quốc tế; chuyển đổi số quốc gia; nghiệp vụ TCCB, kế hoạch - tài chính, )

Trang 40

2.2.3 Kết quả đạt được

2.2.3.1 Bồi dưỡng công chức ở trong nước

a) Về cử công chức tham gia các khóa bôi dưỡng

Trong giai đoạn 2016 - 2023, Bộ đã cử nhiều lượt công chức tại các TCHC của

Bộ tham gia các khóa bồi dưỡng như sau:

- Bồi dưỡng lý luận chính trị: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị 77 người; trung

cấp lý luận chính trị 14 người

- Boi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (OP&AN): 391 người, trong đó: 13

người bôi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 1; 94 người bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2; 36 người bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 3; 248 người bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 4

- Boi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức: 457 người, trong đó: 38 người bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, 178 người bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương, 239 người bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương và 02 người bồi dưỡng ngạch cán sự

- Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý: 187 người, trong đó 91 người bồi đưỡng theo tiêu chuẩn kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp vụ, 96 người bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

- Nâng cao năng lực ngoại ngữ: Giai đoạn 2016 - 2023, Bộ KH&CN đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và cử công chức tham gia các khóa bồi dưỡng tiếng Anh do Bộ Ngoại giao tổ chức Số lượng công chức tham gia các lớp tiếng Anh là: 117 người

- Boi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo VIVL: 792 lượt công chức được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo VTVL Các nội dung bồi dưỡng bao gồm: bồi dưỡng kiến thức QLNN về KHCN & ĐMST; tập huấn các kỹ năng mềm; tập huấn quản ly DT,

BD nội bộ: tập huấn công tác TCCB, công tác văn thư, lưu trữ, công tác cải cách thủ tục

hành chính, công tác quản lý đầu tư xây dựng, việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu công chức

Ngày đăng: 10/11/2024, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w