Việc hiểu rõ về mức độ hiểu biết và sự cần thiết của thông tin ngân hàng đối với người dân sẽ giúp chúng ta định hướng tốt hơn việc phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính.. Chúng t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-*** -
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Đề tài nghiên cứu:
TÌM HIỂU NHU CẦU HIẾU BIẾT VỀ NGÂN HÀNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện báo cáo: Nhóm 18 Lớp: NHA302(HK1-2324)1.1 Khóa: 59+60
Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Minh Trâm
Hà Nội, tháng 09 năm 2023
Trang 2ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA
CÁC THÀNH VIÊN
hoàn thành Nguyễn Thảo Nguyên Trưởng nhóm 2114310073 100% Trịnh Ngọc Anh Thành viên 2114310008 100%
Nguyễn Hoàng Mạnh Thành viên 2014730036 100%
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Đặt vấn đề nghiên cứu 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3 Đối tượng nghiên cứu 6
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
NỘI DUNG BÁO CÁO 7
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT 7
1.1 Tổng hợp kết quả nhân khẩu học 7
1.2 Kết quả về thiên hướng lựa chọn ngân hàng và sử dụng dịch vụ ngân hàng 8
1.3 Kết quả về nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng 10
1.3.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng 10
1.3.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân 12
1.3.3 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng điện tử (E- banking) 13
1.4 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ 13
1.4.1 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng 14
1.4.2 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân 16
1.4.3 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) 19
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP KIẾN THỨC DỰA TRÊN BÁO CÁO THU ĐƯỢC 21
2.1 Thực trạng hiện tại của các vấn đề rút ra từ báo cáo 21
2.2 Cơ sở lý thuyết chung về dịch vụ ngân hàng 23
2.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng 23
2.2.2 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng 23
2.2.3 Phân loại dịch vụ ngân hàng 24
2.2.4 Ý nghĩa của dịch vụ ngân hàng 25
2.3 Tổng hợp kiến thức về một số dịch vụ ngân hàng chính thông qua kết quả khảo sát 26
2.3.1 Dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng 26
2.3.2 Dịch vụ tín dụng cá nhân 30
Trang 42.3.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử (Ebanking) 33
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 36
3.4 Đề xuất phương pháp giải quyết những nhu cầu hiểu biết về dịch vụ ngân hàng 36
3.4.1 Tiết kiệm 36
3.4.2 Tín dụng cá nhân 37
3.4.3 Ngân hàng điện tử Ebanking 38
3.5 Đề xuất phương pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng 38
3.5.1 Tiết kiệm 38
3.5.2 Tín dụng cá nhân 39
3.5.3 Ngân hàng điện tử Ebanking 39
3.6 Đề xuất phương pháp truyền tải kiến thức về dịch vụ ngân hàng đến người dân 41
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân và sự phát triển của đất nước Từ việc tiết kiệm, vay mượn, thanh toán cho đến đầu tư và tài chính cá nhân, ngân hàng đóng vai trò tập trung trong việc quản lý tài sản và quyết định tài chính của mỗi cá nhân Tuy nhiên, để tận dụng được toàn bộ tiềm năng của hệ thống ngân hàng, điều cần thiết là người dân phải hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, cũng như quy trình và quy định liên quan
Trong bối cảnh này, nghiên cứu về "Nhu cầu hiểu biết về ngân hàng của người dân trên địa bàn Hà Nội" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Việc hiểu rõ về mức độ hiểu biết và sự cần thiết của thông tin ngân hàng đối với người dân sẽ giúp chúng ta định hướng tốt hơn việc phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính Đồng thời, nó cũng giúp gia tăng quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia
Báo cáo này sẽ xem xét mức độ hiểu biết về ngân hàng của người dân trên địa bàn Hà Nội thông qua việc phân tích nhu cầu, thách thức và cơ hội liên quan đến việc tăng cường hiểu biết về ngân hàng Chúng ta cũng sẽ xem xét những biện pháp có thể được thực hiện để cải thiện hiểu biết về ngân hàng trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân sử dụng dịch vụ tài chính một cách thông minh và an toàn Cuối cùng, nghiên cứu này nhằm đóng góp vào việc nâng cao sự hiểu biết tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của thành phố Hà Nội
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá Mức độ Hiểu biết hiện tại: Xác định mức độ hiểu biết về các sản phẩm, dịch
vụ, và quy trình ngân hàng của người dân trên địa bàn Hà Nội
- Phân tích Nhu cầu Hiểu biết: Xác định nhu cầu cụ thể về thông tin và kiến thức liên quan đến ngân hàng của cộng đồng người dân Hà Nội, bao gồm cả những khía cạnh như tiết kiệm, đầu tư, vay mượn, và bảo vệ quyền lợi tài chính
- Nhận diện Thách thức và Cơ hội: Phân tích các thách thức mà người dân gặp phải trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, cũng như xác định cơ hội để nâng cao hiểu biết tài chính và sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách thông minh và hiệu quả hơn
Trang 6- Đề xuất Biện pháp Cải thiện: Dựa trên những phân tích và nhận định từ nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện hiểu biết về ngân hàng và tăng cường quyền lợi tài chính của người dân trên địa bàn Hà Nội
- Góp phần vào Sự phát triển Bền vững: Bằng cách nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, mục tiêu cuối cùng là đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và kinh
tế ở Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách thông minh và an toàn, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa bàn này
3 Đối tượng nghiên cứu
Người dân trên địa bàn Hà Nội: Bất kỳ người dân nào đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội có thể là một phần của đối tượng nghiên cứu Điều này có thể bao gồm người trẻ, người lớn tuổi, người lao động, người nội trợ, và các đối tượng đa dạng khác
4 Phạm vi nghiên cứu
- Địa lý: Nghiên cứu sẽ tập trung vào người dân trên địa bàn Hà Nội, với việc đa dạng hoá người làm khảo sát bằng cách đa dạng hoá độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập của người làm khảo sát
- Thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu có thể bao gồm dữ liệu hiện tại và lịch sử để xem xét sự phát triển và thay đổi của hiểu biết về ngân hàng của người dân
- Chủ đề: Nghiên cứu sẽ tập trung vào hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, quản lý tài chính cá nhân, và các vấn đề liên quan đến quyền lợi tài chính
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành khảo sát trực tuyến với số mẫu tối thiểu 100 người dân trên địa bàn Hà Nội
- Phân tích dữ liệu: Dữ liệu từ cuộc khảo sát được phân tích bằng cách phương pháp thống kê và được thể hiện trực quan bởi các bảng biểu và sơ đồ
- Độ tin cậy của dữ liệu: Nhóm khảo sát đã kiểm tra tính tin cậy của cuộc khảo sát dân số bằng cách đảm bảo mức độ phân phối đều đặn của mẫu Dữ liệu đã được thu thập và xử
lý một cách cẩn thận để đảm bảo tính tin cậy và khả năng áp dụng cho đối tượng mẫu
- Hạn chế của dữ liệu: Hạn chế về quy mô mẫu và sự chấp nhận của người tham gia cuộc khảo sát
Trang 7NỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1.1 Tổng hợp kết quả nhân khẩu học
Khảo sát thu thập được ý kiến phản hồi của 100 người đang sinh sống và làm việc tại khu vực Hà Nội, bao gồm 56 nữ và 44 nam, trong đó:
Trang 8 Thu nhập hiện tại:
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu thu nhập của người làm khảo sát 1.2 Kết quả về thiên hướng lựa chọn ngân hàng và sử dụng dịch vụ
ngân hàng
Hình 5: Sơ đồ cơ cấu số lượng tài khoản hiện đang sở hữu của người làm khảo sát
Hình 6: Sơ đồ cơ cấu ngân hàng được người làm khảo sát lựa chọn
- 100 người dùng đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
sử dụng ngân hàng:
Trang 9Bảng 1: Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng Nhìn chung các yếu tố trên đều ảnh hưởng nhiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng của người dùng, trong đó yếu tố “ngân hàng có độ uy tín cao” được lòng người dùng nhất Yếu
tố “bản thân tìm hiểu và lựa chọn” ít ảnh hưởng nhất so với các yếu tố còn lại
- Khảo sát tần suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng của 100 người dùng
Hiếm khi dùng (%)
Thỉnh thoảng dùng (%)
Thường xuyên dùng (%)
Luôn luôn dùng (%)
Ảnh hưởng
ít (%)
Ảnh hưởng trung bình (%)
Ảnh hưởng nhiều (%)
Ảnh hưởng sâu sắc (%)
1 Chi phí dịch vụ của ngân
7 Ngân hàng có nhiều Chi nhánh, PDG, Điểm GD 6.00 10.00 23.00 36.00 25.00
8 Ngân hàng có nhiều cây
9 Bản thân tự tìm hiểu và
Trang 10Kết quả cho thấy mức độ chuyển tiền của người dùng là rất nhiều, tần suất luôn luôn dùng (1 ngày/lần hoặc nhiều lần/ ngày) chiếm đến 53%, ở mức độ thường xuyên dùng vẫn là con số lớn là 35% Các hoạt động được sử dụng với tần suất ít nhất chính là việc vay ngân hàng và đầu tư, tham gia bảo hiểm
1.3 Kết quả về nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng
- Phiếu khảo sát tìm hiểu về nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ nhân hàng của 100 người làm khảo sát
Hình 7: Sơ đồ cơ cấu nhu cầu tìm hiểu dịch vụ ngân hàng của người làm khảo sát Kết quả cho thấy có sự đồng đều trong nhu cầu của người dùng Trong đó, nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ ngân hàng điện tử E-Banking chiếm 34% và nhu cầu vay tín dụng cá nhân cũng như nhu cầu gửi tiết kiệm cùng chiếm 33%
1.3.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng
Phiếu khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết của người dân địa bàn Hà Nội về dịch vụ tiết kiệm ngân hàng qua nhiều tiêu dưới đây:
Trang 11T Tiêu chí đánh giá
Hoàn toàn không biết (%)
Đã từng nghe qua (%)
Có am hiểu căn bản (%)
Rất am hiểu (%)
1 Lãi suất tiền gửi 0.00 15.15 66.66 18.18
2 Kỳ hạn gửi tiết kiệm 0.00 6.06 81.81 12.12
3 Thủ tục gửi tiết kiệm 3.03 33.33 57.57 6.06
4 Các loại hình gửi tiết
5 Bảo hiểm tiền gửi 51.51 24.24 21.21 3.03
6 Rủi ro của tiết kiệm ngân hàng 30.3 24.24 36.36 9.09
7
Quy định liên quan
đến rút tiền tiết kiệm
trước hạn và gia hạn
tiền gửi tiết kiệm
8 Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm 33.33 45.45 18.18 0.00
Bảng 3: Mức độ hiểu biết về dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng của người làm khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy người phản hồi đều có am hiểu nhất định về lãi suất tiền gửi, kỳ hạn gửi tiết kiệm, thủ tục gửi tiết kiệm và các loại hình gửi tiết kiệm Phần lớn người tham gia khảo sát hoàn toàn không biết về những tiêu chí như bảo hiểm tiền gửi, rủi ro của việc gửi tiết kiệm, quy định liên quan đến rút tiền tiết kiệm trước hạn và gia hạn tiền gửi tiết kiệm và thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm Do đó, họ có mong muốn tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố này, đặc biệt là vấn đề bảo hiểm tiền gửi
Hình 8: Sơ đồ cơ cấu mức độ hiểu biết về dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng
Trang 121.3.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân
Phiếu khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết của mọi người về dịch vụ tín dụng cá nhân qua nhiều chí dưới đây:
Đã từng nghe qua (%)
Có am hiểu căn bản (%)
Rất am hiểu (%)
đó, các quy định liên quan đến chậm hoặc không thể thanh toán lãi và nợ gốc; phí trả lãi
và gốc trước hạn cũng như các loại hình tín dụng cá nhân là ba tiêu chí được người tham gia khảo sát đặc biệt quan tâm đến
Hình 9: Sơ đồ cơ cấu nhu cầu tìm hiểu các yếu tố liên quan đến dịch vụ tín dụng cá nhân
Trang 131.3.3 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng điện tử (E- banking)
Phiếu khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết của mọi người về dịch vụ tín dụng cá nhân qua nhiều chí dưới đây:
STT Tiêu chí đánh giá
Hoàn toàn không biết (%)
Đã từng nghe qua (%)
Có am hiểu căn bản (%)
Rất am hiểu (%)
1 Thủ tục đăng ký/huỷ đăng ký 5.88 14.71 67.65 11.76
Hình 10: Sơ đồ nhu cầu tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử
(E-Banking) 1.4 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ
Phiếu khảo sát tìm hiểu về nhu cầu của 94 người dùng về khó khăn trong khi sử dụng dịch
vụ trong ngân hàng
Trang 14Hình 11: Sơ đồ cơ cấu tình hình gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng của người
làm khảo sát 1.4.1 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng
Phiếu khảo sát về quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm: biểu đồ cho thấy ngân hàng được tin tưởng sử dụng nhiều nhất là Vietcombank với 30.8%
Hình 12: Sơ đồ cơ cấu ngân hàng được lựa chọn để gửi tiết kiệm
Người dùng có xu hướng lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm có kì hạn hơn không kì hạn, khi hình thức gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm 92.3%, trong đó sổ tiết kiệm trực tuyến chiếm 42.3% và sổ tiết kiệm vật lí chiếm 50%
Hình 13: Sơ đồ cơ cấu loại hình tiết kiệm được lựa chọn
Trang 15 Đối với người dùng sổ tiết kiệm có kỳ hạn, họ có xu hướng sử dụng kỳ hạn 6 - 12 tháng (50%), các kỳ hạn còn lại chiếm 50% trong đó từ 3 - 6 tháng chiếm 25%, 12 tháng trở lên chiếm 16.7% và ít nhất là kỳ hạn dưới 3 tháng chiếm 8.3%
Hình 14: Sơ đồ cơ cấu kỳ hạn tiết kiệm của sổ tiết kiệm vật lý được lựa chọn
Các khó khăn của người dùng khi sử dụng:
o Sổ tiết kiệm vật lí: tổng có 19 người sử dụng và đánh giá
ST
T Tiêu chí đánh giá
Không gặp khó khăn (%)
Gặp ít khó khăn (%)
Gặp nhiều khó khăn (%)
1 Bất tiện trong quá trình di chuyển đến quầy giao dịch và thời gian chờ 10.53 52.63 36.84
2 Thủ tục giao dịch phức tạp,tốn thời gian 0 52.63 47.37
3 Khó bảo quản (cháy, rách,mất sổ) 31.58 52.63 15.79
4 Lãi suất thấp hơn so với hình thức
sổ tiết kiệm trực tuyến 42.11 36.84 21.05 Bảng 6: Mức độ gặp khó khăn các yếu tố liên quan đến gửi tiết kiệm ngân hàng theo
hình thức sổ tiết kiệm vật lý có kỳ hạn
o Sổ tiết kiệm trực tuyến: tổng 13 người sử dụng và đánh giá
STT Tiêu chí đánh giá khó khăn (%) Không gặp Gặp ít khó khăn (%) khó khăn (%) Gặp nhiều
Trang 16Bảng 7: Mức độ gặp khó khăn các yếu tố liên quan đến gửi tiết kiệm ngân hàng theo
hình thức sổ tiết kiệm trực tuyến có kỳ hạn
Kết quả đánh giá giải quyết khiếu nại hay sự hỗ trợ từ ngân hàng khi gặp phải những khó khăn trên:
Hình 15: Sơ đồ cơ cấu mức độ hài lòng về cách giải quyết các khó khăn của ngân hàng
đối với các khó khăn trong dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng
Tóm lại, sử dụng dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng vấp phải một số khó khăn đáng chú ý như sau:
- Với sổ tiết kiệm vật lý, mặc dù người dùng có gặp khó khăn về tất cả các tiêu chí được
đề cập như: bất tiện trong quá trình di chuyển và thời gian chờ giao dịch, thủ tục giao dịch phức tạp, khó bảo quản Tuy nhiên số lượng người gặp ít khó khăn trong các vấn đề này chiếm đến hơn 50%, đáng chú ý là việc bất tiện trong quá trình di chuyển tới ngân hàng
sử dụng dịch vụ cũng như thời gian chờ giao dịch được thống kê gặp nhiều khó khăn với hơn ⅓ số người được khảo sát Điều này dẫn tới việc cần lưu ý hơn trong những giải pháp tối ưu hóa quy trình giao dịch và đội ngũ nhân sự
- Với sổ tiết kiệm trực tuyến, 4 vấn đề đăng kí Internet banking, số lượng sản phẩm dịch
vụ, khó khăn công nghệ và vấn đề bảo mật thông tin cũng được thống kê gặp ít khó khăn bởi đa số những người được khảo sát Đối với kết quả này, cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh của dịch vụ tiết kiệm trực tuyến
- Với phản hồi của người được khảo sát về việc sử dụng dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng,
đa số là những phản hồi mang tính tích cực
1.4.2 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân
Phiếu khảo sát về quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm Biểu đồ cho thấy ngân hàng được tin tưởng sử dụng nhiều nhất là Vietinbank với 26.7% trên tổng 28 người sử dụng
Trang 17Hình 16: Sơ đồ cơ cấu ngân hàng được lựa chọn để sử dụng dịch tín dụng cá nhân
Khảo sát sản phẩm tín dụng cá nhân mà người dùng sử dụng
Hình 17: Sơ đồ cơ cấu các sản phẩm tín dụng cá nhân được sử dụng
Tần suất sử dụng dịch vụ đó
Hình 18: Sơ đồ cơ cấu tần suất sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân
Mức khó khăn gặp phải liên quan đến việc sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng
Trang 18Hình 19: Sơ đồ cơ cấu mức độ khó khăn gặp phải liên quan quan đến việc sử dụng dịch
vụ tín dụng cá nhân
Độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân đang sử dụng
Hình 20: Sơ đồ cơ cấu mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân đang sử
Trang 19- Với mức độ gặp nhiều khó khăn, người được khảo sát đa phần quan ngại về việc chứng minh thu nhập, chứng minh mục đích vay vốn, chứng minh tài sản đảm bảo, … điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ngân hàng chỉ sẵn sàng cho người vay nếu rủi ro không quá cao
- Tần suất sử dụng dịch vụ cá nhân chứng kiến tỉ lệ cao nhất chính là dịch vụ cho vay tiêu dùng và cho vay mua nhà,xe Cần đưa ra một số giải pháp để đa dạng hóa trải nghiệm của khách hàng trên nhiều sản phẩm tín dụng cá nhân khác nhau
- Về phản hồi sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân, đa phần có phản hồi tích cực, tổn tại một vài phản hồi tiêu cực tuy nhiên không đáng kể
1.4.3 Khó khăn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking)
Phiếu khảo sát về quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm Biểu đồ cho thấy ngân hàng được tin tưởng sử dụng nhiều nhất là BIDV với 39.5% trên tổng 38 người sử dụng
Hình 22: Sơ đồ cơ cấu ngân hàng được lựa chọn sử dụng dịch vụ ứng dụng ngân hàng
điện tử (E-Banking)
Lý do người dùng quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng
Hình 23: Sơ đồ cơ cấu lý do chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
(E-Banking)
Khảo sát khó khăn của người dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Banking
Trang 20(E-STT Tiêu chí đánh giá Không có khó
khăn (%)
Gặp ít khó khăn (%)
Gặp nhiều khó khăn (%)
1 Biểu phí dịch vụ cao, nhiều loại phí rườm rà 47.37 39.47 13.16
2 Giao diện ứng dụng lỗi thời, khó thao tác 47.37 36.84 15.79
Liên kết ít với các loại
ví điện tử hoặc không
- Về phía khó khăn từ người dùng, khó khăn đáng chú ý nhất chính là việc hệ thống lỗi và tốn nhiều thời gian bảo trì, cần đưa ra những giải pháp phù hợp để xử lý vấn đề này, bởi
nó ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn ngân hàng điện tử E-banking để giao dịch
Trang 21CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP KIẾN THỨC DỰA TRÊN BÁO CÁO THU ĐƯỢC
2.1 Thực trạng hiện tại của các vấn đề rút ra từ báo cáo
2.1.1 Kiến thức cơ bản về các dịch vụ ngân hàng
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thương mại và dịch vụ tài chính phát triển Điều này đã tạo ra nhu cầu tăng cường hiểu biết về các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng Người dân Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc mở tài khoản, quản lý tài khoản, và thực hiện các giao dịch cơ bản như chuyển tiền và thanh toán hóa đơn Họ cũng đặc biệt quan tâm đến đầu tư tài sản cá nhân, đẩy mạnh nhu cầu hiểu biết về các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư Sự gia tăng trong việc sử dụng ứng dụng ngân hàng và thanh toán trực tuyến từ điện thoại di động đã làm tăng nhu cầu tìm hiểu về cách sử dụng các dịch vụ này và đảm bảo tính bảo mật của thông tin cá nhân Việc thay đổi thói quen thanh toán từ thanh toán hóa đơn hàng tháng sang mua sắm trực tuyến đã tạo ra một nhu cầu rõ ràng để hiểu rõ hơn về các dịch vụ thanh toán trực tuyến Các giao dịch chủ yếu diễn ra qua ngân hàng số trong thời kỳ Covid-19 và hậu Covid-19, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng
Nguồn: Báo cáo ngân hàng số Việt Nam 2021 Hình 24: Sơ đồ giao dịch với ngân hàng trong thời kỳ Covid-19
2.1.2 Giáo dục tài chính ở Việt Nam
Về mức độ hiểu biết tài chính, các cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy người dân Việt Nam, đặc biệt người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa đang đối mặt với thực trạng năng lực hiểu biết tài chính khá thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực Đây là nguyên nhân
Trang 22chính dẫn đến tỷ lệ người tiếp cận đến dịch vụ tài chính chính thức của Việt Nam rất thấp (theo WB, Việt Nam chỉ có 31% người dân có tài khoản tại tổ chức tín dụng, và với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì con số này còn thấp hơn, 27%), khiến Việt Nam chỉ đứng 103/144 về mức độ sẵn có về dịch vụ tài chính trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015 –
2016 của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) Cuộc điều tra của Standard & Poor năm 2014 về mức độ hiểu biết tài chính cho thấy Việt Nam ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực bởi chỉ ¼ dân số trưởng thành có năng lực ‘hiểu biết tài chính’
2.1.3 Ngân hàng số
Theo hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tính đến tháng 4/2021, có 79 tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, 49 tổ chức hỗ trợ thanh toán di động, 271.000 POS và 19.000 ATM trên toàn quốc Giao dịch trực tuyến tăng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị so với năm 2020 Giao dịch qua điện thoại di động và mã QR cũng có sự tăng trưởng đáng kể Đến tháng 4/2022, giao dịch liên ngân hàng tăng trưởng mạnh, với giao dịch không dùng tiền mặt tăng 27,5% về giá trị và 69,7% về số lượng Giao dịch qua điện thoại
di động tăng 86,68% về giá trị và 97,6% về số lượng so với năm 2021 Tổng số ví điện tử kích hoạt tăng 10,37%, và mobile banking tăng 200% trong giai đoạn đại dịch Đây là tăng trưởng đáng kể trong quá trình phát triển ngân hàng số ở Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn khách hàng vẫn chưa hiểu đúng bản chất của ngân hàng số, chỉ hiểu mức cơ bản, đây là một thách thức trong việc thúc đẩy quá trình số hóa ngân hàng
2.1.4 Ứng dụng ngân hàng trong cuộc sống hàng ngày
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển đáng kể với sự gia tăng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh và ATM trên toàn quốc Dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ví điện tử
và ứng dụng ngân hàng đang trở nên phổ biến, giúp người dân tiếp cận và sử dụng ngân hàng một cách dễ dàng Từ đó, phần lớn mọi người chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, ví điện tử và ứng dụng thanh toán trực tuyến Mua sắm trực tuyến qua các ứng dụng và trang web thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay Người dân
sử dụng ngân hàng để quản lý tài chính cá nhân, bao gồm việc tiết kiệm, đầu tư, và trả nợ Các ứng dụng ngân hàng cung cấp dịch vụ theo dõi số dư tài khoản, thông báo giao dịch,
và cung cấp công cụ quản lý tài chính Từ đó, người dân cũng tăng cường nhận thức về