KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NHU CẦU KHÁCH HÀNG & ỨNG DỤNG QFD TRONG TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG Sản phẩm: Dụng cụ ăn uống từ bã mía Môn học: Quản trị chất lư
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu mà nhóm muốn nghiên cứu về “dụng cụ ăn uống từ bã mía” gồm:
● Thăm dò, thu thập dữ liệu về thái độ, hành vi, cảm xúc và ý kiến của khách hàng
● Mục tiêu về vấn đề nghiên cứu, cụ thể là sản phẩm bộ dụng cụ ăn uống từ bã mía
● Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm bộ dụng cụ ăn uống từ bã mía
● Thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có thể khai thác triệt để thông tin từ khách hàng tiềm năng, nhóm lựa chọn phương pháp khảo sát thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, sử dụng câu hỏi mở và áp dụng mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung
Thời gian và hình thức khảo sát:
● Thời gian phỏng vấn: Từ 8h30 đến 17h00 ngày 02/05/2024 - 03/05/2024
● Hình thức phỏng vấn: Online qua Google Meet
● Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn: Từ 15 phút đến 20 phút.
MẪU NGHIÊN CỨU
Quy mô mẫu: 16 người tại Đà Nẵng, trong đó:
● 9 sinh viên trực thuộc Đại học Đà Nẵng
3 nhân viên văn phòng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phú Phong
4 nhân viên văn phòng tại Công ty CLEVER GROUP ĐÀ NẴNG
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
Dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích dựa trên cách tiếp cận quy nạp, tức dựa trên các câu trả lời của đáp viên mà hình thành nên các chủ đề liên quan Thông tin về nhu cầu khách hàng sau khi được thu thập sẽ được tách ra thành các ý chính, sau đó, phương pháp KJ – biểu đồ tương đồng sẽ được sử dụng để nhóm các yêu cầu có nội dung hoặc đặc điểm tương tự lại với nhau, để tạo thành bảng nhu cầu khách hàng.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Dựa vào mục tiêu của nghiên cứu, nhóm đã đưa ra bản câu hỏi như sau a Bản câu hỏi định tính gồm 2 phần:
Phần 1: Câu hỏi thăm dò bán cấu trúc để dẫn dắt người được phỏng vấn bộc lộ và trình bày những quan điểm cá nhân
Phần 2: Câu hỏi chính để thu thập thông tin theo các mục tiêu đề ra b Câu hỏi phỏng vấn
Giới thiệu về phỏng vấn viên và mục đích của buổi phỏng vấn
Nội dung chính của buổi khảo sát
PHẦN 1: CÂU HỎI THĂM DÒ BÁN CẤU TRÚC
1 Giới thiệu bản thân (Tên, tuổi, )
2 Bạn đã từng sử dụng “Dụng cụ đựng thức ăn” chưa?
3 Bạn thường sử dụng dụng cụ làm từ vật liệu nào để đựng thức ăn?
PHẦN 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHÍNH
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG SẢN PHẨM
4 Mức độ sử dụng “Dụng cụ đựng thức ăn” của bạn có thường xuyên hay không?
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TÚI
5 Bạn thường sử dụng “Dụng cụ đựng thức ăn” với mục đích gì? (Đựng đồ ăn/đồ uống, Bảo quản đồ ăn, Biếu/ Tặng, Mục đích khác)
TIÊU CHÍ CHỌN BỘ DỤNG CỤ ĂN UỐNG
6 Bạn lựa chọn sản phẩm theo những tiêu chí nào? (Chất lượng, Giá, Nguyên vật liệu thân thiện với môi trường)
DẪN DẮT SANG BỘ DỤNG CỤ ĂN UỐNG LÀM TỪ BÃ MÍA
7 Bạn quan tâm đến những sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, dễ phân hủy hay không?
8 Bạn nghĩ gì về “Dụng cụ ăn uống từ bã mía”?
9 Đặc điểm nào là quan trọng đối với “Dụng cụ ăn uống từ bã mía”?
10 Bạn có sẵn sàng chi trả cho bộ dụng cụ ăn uống làm từ vật liệu tái chế? Vì sao?
11 Mức giá bạn sẵn sàng chi trả cho bộ dụng cụ làm từ bã mía là bao nhiêu?
PHẦN 3: KẾT THÚC PHỎNG VẤN
12.Chúng ta đã có một buổi trao đổi rất thú vị Anh/chị có muốn trao đổi và hỏi tôi thêm về vấn đề gì không?
13.Gửi lời cảm ơn và chào tạm biệt với các đáp viên.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH
● Thảo luận về tất cả nội dung liên quan đến kế hoạch nghiên cứu định tính
● Một số phần của nghiên cứu định lượng như thời gian thực hiện, mục tiêu, quy mô mẫu,
2 ● Hoàn thành kế hoạch nghiên cứu định tính
● Hoàn thành thiết kế bản câu hỏi
● Liên hệ và sắp xếp lịch với các đối tượng phỏng vấn
● Thông báo thời gian phỏng vấn cho nhóm
● Thảo luận nội dung của kịch bản phỏng vấn và các kỹ năng cần thiết khi phỏng vấn
4 ● Trình bày và chỉnh sửa hình thức của kịch bản phỏng vấn trong báo cáo
● Lựa chọn và liên hệ từ 01 – 02 đáp viên tham gia phỏng vấn thí điểm
● Sắp xếp thời gian và thông báo cho đáp viên
● Tiến hành phỏng vấn thí điểm
6 ● Thảo luận về kết quả phỏng vấn thí điểm
● Chỉnh sửa câu hỏi phỏng vấn (nếu có)
● Số lượng thành viên tham gia phỏng vấn: 5
● Số lượng đối tượng tham gia phỏng vấn: 10
Mỹ Hạnh + Thanh Nguyệt + Bá Phúc
● Báo cáo tình hình phỏng vấn và quá trình thu thập dữ liệu của mỗi phòng phỏng vấn
● Tổng hợp dữ liệu, chuẩn bị phân tích dữ liệu
Mỹ Hạnh + Thanh Nguyệt + Bá Phúc
● Hoàn tất báo cáo kết quả nghiên cứu định tính
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin về nhu cầu của khách hàng được thu thập qua việc phỏng vấn chi tiết 10 khách hàng mục tiêu đã được tóm tắt trong bảng tổng hợp dưới đây Dựa vào Phương pháp KJ – biểu đồ tương đồng sẽ được sử dụng để gom các yêu cầu, thông tin có nội dung hoặc đặc điểm chung lại với nhau, tạo thành bảng tóm tắt nhu cầu khách hàng Nhờ việc phân nhóm này, giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tính khả thi của ý tưởng
Tổng hợp các tiêu chí về đặc điểm sản phẩm mà khách hàng liệt kê trong phỏng vấn
Nguyên vật liệu thân thiện với môi trường Độ bền của sản phẩm Khả năng chịu nhiệt cao
Tính thẩm mỹ Mức độ tiện lợi, hữu ích
An toàn cho sức khỏe Khả năng chống thấm nước
Giá cả hợp lý, phù hợp so với các sản phẩm làm bằng nhựa, giấy…
Thương hiệu, uy tín của nhà sản xuất
Phù hợp với trẻ em Đa dạng màu sắc
Có nắp đậy, dễ dàng mang theo (Đối với hộp, tô)
Dễ dàng vệ sinh để tái sử dụng
Sau khi áp dụng phương pháp KJ - Biểu đồ tương đồng , yêu cầu của khách hàng đã được nhóm nghiên cứu phân loại thành 04 nhóm như sau, bao gồm:
● Độ bền của sản phẩm
● Khả năng chịu nhiệt cao
● Khả năng chống thấm nước
Tính năng sản phẩm ● Mức độ tiện lợi, hữu ích
● An toàn cho sức khỏe
● Phù hợp với trẻ em
● Có nắp đậy, dễ dàng mang theo (Đối với hộp, tô)
● Dễ dàng vệ sinh để tái sử dụng
Giá cả và thương hiệu
● Giá cả hợp lý, phù hợp so với các sản phẩm làm bằng nhựa, giấy…
● Thương hiệu, uy tín của nhà sản xuất
Chất liệu sản phẩm ● Nguyên vật liệu thân thiện với môi trường
Màu sắc sản phẩm ● Đa dạng màu sắc
Qua phỏng vấn, công ty chúng tôi cũng nhận thấy mức giá sẵn sàng trả cho sản phẩm “Dụng cụ đựng thức ăn làm từ bã mía” của người tham gia phỏng vấn chủ yếu dao động từ 3.000 - 20.000 đồng/ sản phẩm Mức giá tham khảo cụ thể như sau:
Hộp đựng cơm 600ml 15.000đ/hộp
Hộp đựng cơm 1000ml 20.000đ/hộp Đĩa đựng thức ăn 23cm 10.000đ/dĩa
Tô đựng canh 15cm 10.000đ/tô
Nhìn chung, mức giá của “dụng cụ đựng đồ ăn làm từ bã mía” hiện nay đang ở mức cao hơn so với các sản phẩm làm từ nhựa hoặc xốp, giấy… Tuy nhiên, giá thành cao hơn này cũng đi kèm với nhiều tính năng của sản phẩm Mức giá cụ thể được nêu trên được coi là phù hợp với thu nhập của người tham gia phỏng vấn và chức năng của sản phẩm vì phần lớn trong số họ là những học sinh, sinh viên - là lực
GIỚI THIỆU CÔNG CỤ TRIỂN KHAI CHẤT LƯỢNG (QFD)
Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployment - QFD) là một công cụ hoạch định và truyền đạt thông tin giúp cấu trúc việc phát triển sản phẩm Nó được xem như là một công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ QFD là phương pháp chuyển đổi mong muốn của khách hàng thành những tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được trong mỗi giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm và sản xuất
QFD được sử dụng phổ biến trong các công ty hàng đầu và thành công trên thế giới như là Ford (đã có hơn 50 ứng dụng từ QFD), Hewlett - Packard, General Motors, IBM, Kodak, Procter và Gamble, Toyota và Xerox.
LỢI ÍCH CỦA QFD
● Khi sử dụng QFD, công ty có thể làm giảm sự thay đổi thiết kế, chi phí ban đầu sẽ thấp đi, chu kỳ thiết kế ngắn hơn, thông tin nội bộ được cải thiện, ít có sự than phiền và tăng doanh số
● Những kiến thức kỹ thuật (hồ sơ kỹ thuật) được lưu trữ một cách có hệ thống để có thể dễ dàng áp dụng nó cho những thiết kế tương tự trong tương lai
● Giúp xác định những lợi thế cạnh tranh cụ thể và tạo cơ hội cung cấp những SP riêng biệt, độc đáo Hơn nữa, việc thực hiện QFD thúc đẩy làm việc theo nhóm
● QFD là cách thức đảm bảo chất lượng trong giai đoạn thiết kế sản phẩm QFD chuyển từ kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất sang kiểm tra chất lượng triển khai sản phẩm QFD mang lại những sản phẩm chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý
● Ngoài ra, QFD còn giúp giảm thời gian chờ và thời gian sản xuất, giảm khiếu nại về thời gian bảo hành, nâng cao hiệu quả truyền thông.
NGÔI NHÀ CHẤT LƯỢNG (HOUSE OF QUALITY)
Ngôi nhà chất lượng (House of Quality - HOQ) là một công cụ trực quan trong phương pháp triển khai chức năng chất lượng (QFD) được sử dụng để xác định và liên kết nhu cầu của khách hàng với các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm/dịch vụ Giúp doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả.
CẤU TRÚC CỦA NGÔI NHÀ CHẤT LƯỢNG
Cấu trúc của ngôi nhà chất lượng bao gồm các thành phần chính sau đây:
● Yêu cầu của khách hàng (Customer Requirement): Đây là phần đầu tiên của ngôi nhà chất lượng Liệt kê các yêu cầu và mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ Các yêu cầu này có thể bao gồm các yếu tố chất lượng, tính năng, hiệu suất, giá trị gia tăng…
● Ma trận mối quan hệ (Relationship Matrix): Ở trung tâm của ngôi nhà, thể hiện mối liên hệ giữa yêu cầu của khách hàng và đặc tính kỹ thuật và cường độ của mối quan hệ này
● Ma trận mối tương quan (Correlation Matrix): Xác định mối tương quan giữa các đặc tính kỹ thuật được thể hiện trên mái nhà Ma trận này là nơi thể hiện rõ những mâu thuẫn trong đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ Phân tích mối tương quan giữa các đặc tính kỹ thuật để xác định những đặc tính nào có ảnh hưởng lẫn nhau
● Đặc tính kỹ thuật (Technical Features): Dựa trên các yêu cầu của khách hàng, xác định các đặc tính kỹ thuật cần thiết để đáp ứng những yêu cầu đó
● Ma trận hoạch định (Planning Matrix): Ở căn phòng bên phải của ngôi nhà, hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược sản xuất Đánh giá tầm quan trọng, hiệu suất của sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc mức độ cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Những thông tin này có thể được sử dụng để thay đổi kế hoạch sản xuất, sản phẩm hoặc dịch vụ để tập trung vào nhu cầu khách hàng
● Ma trận kỹ thuật (Technical Matrix): Ở phần thấp nhất của ngôi nhà, hỗ trợ cho các kế hoạch về kỹ thuật Xác định tầm quan trọng của mỗi đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ Mục tiêu là xác định những đặc điểm kỹ thuật nào cần được ưu tiên, cải thiện.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG
Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployment - QFD) là phương pháp chuyển đổi mong muốn của khách hàng thành những tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được trong mỗi giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm và sản xuất
- Liên kết nhu cầu khách hàng với thiết kế, sản xuất, và marketing
- Bảo đảm nhu cầu của khách hàng được đáp ứng thông qua thiết kế và sản xuất
- Dịch chuyển nhu cầu khách hàng thành đặc tính kỹ thuật
Các bước thực hiện triển khai chức năng chất lượng (QFD) bao gồm:
1 Nhận diện yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và mức độ quan trọng đối với các
2 Xác định các đặc tính kỹ thuật
3 Nhận diện mối quan hệ giữa các đặc tính kỹ thuật
4 Liên kết thuộc tính của khách hàng với đặc tính kỹ thuật của thiết kế
5 Đánh giá sản phẩm cạnh tranh dựa vào các thuộc tính khách hàng yêu cầu
6 Lựa chọn đặc tính kỹ thuật sẽ triển khai.
TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG
Nhận diện yêu cầu của khách hàng
Làm từ nguyên vật liệu thân thiện môi trường
Sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu bền vững đang trở thành xu hướng của xã hội ngày nay, sản phẩm làm từ loại chất liệu này sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng Tệp khách hàng mà nhóm tập trung là khách hàng trẻ, đang được tiếp nhận rất nhiều kiến thức và ảnh hưởng truyền thông về việc sống bền vững có lợi như thế nào, họ sẽ có xu hướng cập nhập tin tức và tìm mua những sản phẩm có chất liệu thân thiện môi trường Vì vậy, sản phẩm của nhóm sẽ tập trung vào việc sản xuất với nguyên vật liệu 100% thân thiện môi trường
Nhằm để nắm bắt nhu cầu về sản phẩm an toàn, chất lượng cao của khách hàng mục tiêu và đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh, hướng đến bảo vệ môi trường, từ đó tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, trách nhiệm Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải luôn giữ được sự hài lòng về chất lượng trong cảm nhận khách hàng Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, các sản phẩm làm từ bã mía được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, vệ sinh, tự động hóa cao, đồng thời loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, đảm bảo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người sử dụng Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm
Từ trước đến nay giá luôn là một trong những tiêu chí được khách hàng coi trọng Đối với tệp khách hàng từ 16 - 22 thì sẽ cao trong độ nhảy cảm về giá sản phẩm Để đem lại mức giá phù hợp thì giá sản phẩm phải đi đôi với chất lượng sản phẩm cũng như vừa với túi tiền của khách hàng Đây là một tiêu chí quan trọng để khách hàng quyết định có mua sản phẩm hay không Đặc biệt, đối với học sinh, sinh viên - đối tượng vẫn chưa có thu nhập chính thức, các sản phẩm với giá cả phù hợp với túi tiền có xu hướng được lựa chọn
Màu sắc thẩm mỹ đa dạng
Không chỉ là các sản phẩm thời trang mới yêu cầu có thiết kế đẹp, tính thẩm mỹ cao mới thu hút được thị hiếu khách hàng mà các sản phẩm tiêu dùng cũng không ngoại lệ Đối với sản phẩm làm từ bã mía mà nhóm cung cấp tập trung vào nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức trẻ - đối tượng luôn cập nhật xu hướng xã hội nên sản phẩm cần phải bắt kịp xu hướng để thu hút được khách hàng Khách hàng thường chọn sản phẩm theo sở thích, phong cách trang trí cá nhân, không gian sử dụng… Kiểu dáng hiện đại, gọn nhẹ, sẽ góp phần giúp nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
Khả năng chịu nhiệt cao
Khả năng chịu được nhiệt của sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định mua sản phẩm của khách hàng Nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng đa dạng, khi mua dụng cụ đựng thức ăn họ có thể sử dụng cho nhiều mục đích như đựng đồ ăn nóng, lạnh, đồ khô, đồ nước, Khả năng chịu nhiệt tốt của dụng cụ làm từ bã mía sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng Việc sử dụng dụng cụ đựng thức ăn không chịu được nhiệt sẽ gây ra nứt vỡ, giải phóng ra chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng… Nên khách hàng quan tâm đến yếu tố này nhằm bảo đảm an toàn khi sử dụng và sức khỏe cho bản thân gia đình họ
Khả năng chịu va đập tốt
Dụng cụ đựng thức ăn được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau như bếp, nhà hàng, quán ăn… Trong khi sử dụng có thể bị va đập, rơi rớt dẫn đến hư hỏng nếu sản phẩm không chịu được va đập tốt Khách hàng mong muốn mua sản phẩm làm từ bã mía, thiết kế chắc chắn để đảm bảo độ bền và an toàn trong quá trình sử dụng Nếu sử dụng dụng cụ dễ vỡ, nứt, tần suất thay liên tục, tốn nhiều chi phí gây bất lợi cho khách hàng Do đó họ có xu hướng lựa chọn sản phẩm chịu va đập tốt để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tiết kiệm chi phí
Tiện lợi & dễ sử dụng
Tính tiện lợi & dễ sử dụng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu của khách hàng Những dụng cụ làm từ bã mía có thiết kế nhỏ gọn và nhẹ, dễ dàng mang đi nhờ kích thước nhỏ gọn sẽ đáp ứng được yếu tố tiện lợi, dễ sử dụng của khách hàng đề ra Họ mong muốn sử dụng sản phẩm không tốt nhiều diện tích chứa đựng nên có thể phù hợp cho bữa ăn tại nhà, mang đi hay muốn tiết kiệm thời gian dọn dẹp Nên sản phẩm làm từ bã mía không chỉ có giá thành phù hợp mà kèm theo đó là sự tiện lợi, dễ sử dụng với mọi đối tượng, mọi không gian
Dụng cụ đựng thức ăn đối với một số khách hàng sẽ là sản phẩm được sử dụng thường xuyên, số khác thì không Để thuận tiện cho quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm khách hàng thường muốn mua sản phẩm ở những nơi thuận tiện cho họ, như cửa hàng gần nhà, siêu thị, hoặc trên các trang web thương mại điện tử uy tín Mức độ quan tâm của khách hàng đối với yếu tố dễ dàng tìm kiếm phụ thuộc vào một số yếu tố như lối sống, vị trí địa lý, kênh mua sắm, thương hiệu… Nên nếu dễ dàng tìm kiếm, nhận diện được sản phẩm ngoài thị trường cũng sẽ là yếu tố kích thích nhu cầu của khách hàng.
Xác định đặc tính kỹ thuật
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển sản phẩm đó là doanh nghiệp cần dành thời gian để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng Trong đó các đặc tính kỹ thuật quan trọng để phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu khách hàng bao gồm: Độ bền sản phẩm
Sản phẩm từ bã mía có độ bền tương đối tốt nên các sản phẩm từ nhựa hoặc kim loại dùng một lần nhờ việc sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng
Sản phẩm có màu sắc tự nhiên của bã mía, được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau
Bã mía, phụ phẩm nông nghiệp thường bị bỏ đi, nay trở thành nguồn nguyên liệu sáng tạo cho nhiều sản phẩm hữu ích Sản phẩm từ bã mía sở hữu 100% bã mía đã qua xử lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không chứa hóa chất độc hại Một số sản phẩm có thể bổ sung thêm các chất phụ gia sinh học như PLA (polylactic acid) nhằm tăng độ cứng và khả năng chịu nhiệt
Chi phí sản xuất các sản phẩm từ bã mía thường thấp hơn so với các sản phẩm từ nhựa hoặc kim loại,đồng thời sản phẩm cũng thân thiện với môi trường hơn
Khả năng chứa đồ ăn/ uống
Khả năng chứa đồ ăn/uống của bã mía tương đương với các sản phẩm từ nhựa hoặc kim loại.Tuy nhiên,cần lưu ý rằng các sản phẩm từ bã mía có thể không phù hợp để chứa các loại thực phẩm hoặc đồ uống nóng hoặc có tính axit cao
Khả năng tái sử dụng
Nhà sản xuất không sử dụng keo hoặc chất kết nối,hoặc sử dụng keo và chất kết dính có thể tái chế sẽ giúp tạo ra sản phẩm từ bã mía có thể tái sử dụng
Số lượng mẫu mã đa dạng
Số lượng sản phẩm mã hóa mẫu từ bã mía không ngừng tăng lên phát triển công nghệ sản xuất và nhu cầu thị trường ngày càng cao.Doanh nghiệp đang không ngừng sáng tạo và đổi mới để đưa ra thị trường
Mối tương quan giữa các đặc tính kỹ thuật
Mục đích của phân tích các đặc tính kỹ thuật là đánh giá và hiểu rõ các khía cạnh kỹ thuật của một sản phẩm, hệ thống hoặc quy trình Phân tích này cung cấp thông tin chi tiết về cách hoạt động, hiệu suất và khả năng đáp ứng yêu cầu của sản phẩm thông qua mối tương quan của các đặc tính kỹ thuật Theo đó mối tương quan được xác định như sau:
+ : Mối tương quan tích cực: Khi một đặc tính kỹ thuật được cải thiện, mục tiêu chất lượng tương ứng cũng sẽ được cải thiện
- : Mối tương quan tiêu cực: Khi một đặc tính kỹ thuật được cải thiện, mục tiêu chất lượng tương ứng sẽ bị suy giảm
0 : Không tương quan: Việc thay đổi một đặc tính kỹ thuật không ảnh hưởng đến chất lượng tương ứng của mục tiêu Đầu tiên dựa trên hình ảnh ta có thể dễ dàng nhận ra mối tương quan tích cực giữa chi phí sản xuất và chất liệu bộ dụng cụ Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp đưa chất liệu sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn vào sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ thì chi phí sản xuất sẽ thấp mà chất lượng sẽ được cải thiện so với việc sử dụng hộp nhựa như hiện nay Độ bền của một sản phẩm không có mối tương quan với , khả năng chứa đồ ăn/uống nhưng nó lại tương quan tích cực với khả năng tái sử dụng, bởi sở dĩ sản phẩm được làm từ bã mía có thể tái sử dụng nếu chúng không được phủ lớp nhựa hoặc PE Giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với các sản phẩm sử dụng một lần
Trong các đặc tính trên thì đặc tính chất liệu bộ dụng cụ được xem là mục tiêu chính mà sản phẩm nhóm hướng đến, tuy nhiên nó lại có mối tương quan tiêu cực với thiết kế đa dạng màu sắc Có mối tương quan tiêu cực này xuất phát từ việc nhuộm màu sắc cho sản phẩm, màu sắc trên thị trường hiện nay đang ở dạng phẩm màu gây độc hại đến sức khoẻ người tiêu dùng vì vậy đây vẫn còn là vấn đề khi tung ra một sản phẩm “xanh, sạch, an toàn” mà bất kể doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng
Và mục tiêu chính mà nhóm muốn giải quyết và chính là duy trì phát triển đặc tính kỹ thuật
“Chất liệu bộ dụng cụ”, duy trì 100% làm từ bã mía, cùng với đó là có thể sử dụng thêm các chất liệu bền vững khác để mở rộng phân khúc sản phẩm Ngoài ra, nhóm cũng muốn giảm chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh về giá với đối thủ trên thị trường Tuy vậy với chiến lược định vị More for the less, nhóm đảm bảo sẽ phải cung cấp cho khách hàng một sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhưng giá sẽ mềm hơn.
Mối quan hệ giữa nhu cầu của khách hàng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
Trong phần mối quan hệ giữa nhu cầu của khách hàng và đặc tính của sản phẩm thể hiện rõ nhất trung tâm của ngôi nhà chất lượng
Bảng mối quan hệ giữa nhu cầu của khách hàng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
Mức độ tương quan Ký hiệu Trọng số
Bảng chú thích ký hiệu
Với nhu cầu về “Khả năng chịu nhiệt cao & khả năng chịu va đập tốt”, nhóm xác định được:
Có mối quan hệ mạnh với “độ bền sản phẩm” vì độ bền của sản phẩm phản ánh liệu sản phẩm đó có khả năng chịu nhiệt hay là va đập tốt hay không, nó tương quan trực tiếp với nhu cầu của khách hàng
Có mối quan hệ mạnh với “chi phí sản xuất” bởi vì một sản phẩm có khả năng chịu nhiệt và va đập tốt thì doanh nghiệp phải nâng cấp hệ thống sản xuất cũng như kiểm tra chất của sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không, từ đó có thể chi phí sản xuất sẽ bị đẩy lên cao
Có mối quan hệ vừa với đặc tính “Chất liệu bộ dụng cụ” chất liệu cũng là yếu tố then chốt khiến cho sản phẩm đấy có thể vượt qua được các bài kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp, khi sử dụng chất liệu phù hợp chắc hẳn sẽ mang lại chất lượng rất cao
Về nhu cầu “tiện lợi & dễ sử dụng” thì nhóm xác định như sau:
Có mối tương quan mạnh với đặc tính “khả năng tái sử dụng” vì khi sản phẩm có thể tái dụng khi chúng đã không còn khả năng dùng được nữa cũng mang lại những tiện lợi cho khách hàng như là việc khi mà bộ dụng cụ ăn uống từ bã mía sau khi sử dụng xong thì khách hàng có thể sử dụng chúng để làm phân bón cho cây hay là thức ăn cho động vật
Có mối quan hệ mạnh với đặc tính “số lượng mẫu mã đa dạng” bởi vì khách hàng có thể linh hoạt trong việc sử dụng bộ dụng cụ vì sản phẩm có tất cả các loại, từ đó giúp cho khách hàng không cần phải tốn quá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm hay suy nghĩ sẽ sử dụng chúng như thế nào
Có mối quan hệ vừa với đặc tính “khả năng chứa đồ ăn/uống” sản phẩm có đa dạng các loại và khả năng chứa của chúng cũng đa dạng giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn và sử dụng bộ dụng cụ ăn uống
Có mối quan hệ yếu với đặc tính “chi phí sản xuất” để đáp ứng được nhu cầu tiện lợi cũng như là dễ sử dụng của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư thêm vào trong quy trình sản xuất mình
Nhu cầu về “làm từ nguyên vật liệu thân thiện với môi trường” nhóm xác định được:
Có mối quan hệ mạnh với đặc tính “chất liệu bộ dụng cụ” và “khả năng tái sử dụng” bởi vì tính nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, thường thì các sản phẩm được tái chế từ bã mía có giá thấp hơn các chất liệu khác, vì sản phẩm làm từ bã mía tái chế không độc hại và mang lại nhiều giá trị như là giảm thải sự ô nhiễm môi trường
Có mối quan hệ vừa với đặc tính “độ bền của sản phẩm” và “chi phí sản xuất” Nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền hay chất lượng của sản phẩm Bên cạnh đó việc sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Có mối quan hệ yếu với đặc tính “thiết kế đa màu sắc” Nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm, việc này cũng tác động đến thị hiếu mua hàng của khách hàng
Với nhu cầu về “Có chất lượng tốt” thì nhóm xác định được như sau:
Có mối quan hệ mạnh mẽ đến “Độ bền sản phẩm” Bởi vì để có thể đạt được chất lượng tốt sản phẩm phải có độ bền phù hợp, đảm bảo được mục đích cơ bản nhất của sản phẩm đựng thức ăn/uống
Có mối quan hệ yếu với “thiết kế đa màu sắc” và “số lượng mẫu mã đa dạng” Bởi vì chất lượng của sản phẩm không ảnh hưởng bởi màu sắc hay việc có nhiều mẫu mã về sản phẩm Nên có rất ít tác động đến nhu cầu
Có mối quan hệ vừa với “chất liệu bộ dụng cụ” Bởi vì tùy vào chất liệu tạo nên sản phẩm mà chất lượng của sản phẩm nhận được sẽ khác nhau, ví dụ như làm từ chất liệu thuần bã mía sẽ có chất lượng khác so với làm từ chất liệu bã mía trộn với các loại chất liệu khác
Có mối quan hệ mạnh với “chi phí sản xuất” Bởi vì để đạt được một sản phẩm có chất lượng cao, tốt thì phải có nhiều vốn để đầu tư vào sản xuất, ngoài ra còn phải lựa chọn nguyên vật liệu tốt hơn đồng nghĩa với chi phí cũng sẽ biến đổi
Có mối quan hệ vừa với “khả năng chứa đựng đồ ăn/uống” Bởi vì thực phẩm và thức uống là đa dạng, một sản phẩm đựng đồ ăn/uống có chất lượng tốt thì phải có được khả năng chứa đựng đa dạng loại đồ ăn
Đánh giá mức độ tầm quan trọng về mặt kỹ thuật và tỷ lệ quan trọng
Đặc tính kỹ thuật Công thức Mức độ quan trọng Tỷ lệ Độ bền sản phẩm =3.53*9+3.519+4.03*3+3.92*9+3.83*9 145.2 21%
Thiết kế đa màu sắc =4.03*1+3.92*1+3.66*9+3.83*3 52.38 7%
Chất liệu bộ dụng cụ
Khả năng chứa đồ ăn/uống = 3.70*3+3.92*3+3.83*9 57.33 8%
Khả năng tái sử dụng =3.70*9+4.03*9+3.92*3+3.83*3+3.48*1 96.30 14%
Số lượng mẫu mã đa dạng =3.70*9+3.92*1+3.83*3+3.48*9 80.03 11%
Đánh giá sản phẩm đối thủ cạnh tranh
Trong phần này sẽ tập trung vào việc đánh giá các đối thủ của tranh trong ngành của doanh nghiệp thông qua ngôi nhà chất lượng (QFD) Chúng ta có thể thấy được rằng là 2 đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp là EQUO và RENOUVO là 2 doanh nghiệp chuyên sản xuất các dụng cụ ăn uống thân thiện với môi trường
Qua sự tìm hiểu về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi sử dụng thang 0 - 5 để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của đối thủ, tương ứng 0 - mức độ tệ nhất, 5 - mức độ tốt nhất như sau:
Khả năng chịu, va đập tốt
Nguyên vật liệu thân thiện
Màu sắc thẩm mỹ đa dạng
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh