1.1.1 Quan niệm về dân chủ Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, dân chủ
Trang 1ĐỀ TÀI DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP DL03 - NHÓM 06 - HK 233
NGÀY NỘP: 19/07/2024 Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Kiều Diễm
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Nguyễn Trần Anh Khoa 2211633
Phan Huỳnh Thế Thụy 2213386
Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
Trang 22
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: DL03 Tên nhóm: nhóm 6 HK 3 Năm học 2023 - 2024
Đề tài:
DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhiệm vụ được phân công
% Điểm BTL
Điểm BTL
Ký tên
6 2213386 Phan Huỳnh Thế Thụy Chương 1, mở đầu 100%
Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Tiến Hữu, Số ĐT: 0908264293
Email:huu.nguyentien@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
Trang 3
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 6
1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 6
1.1.1 Quan niệm về dân chủ 6
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ 8
1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 9
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12
2.1 Khái quát về việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam 12
2.2 Mối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam hiện nay 12
2.3 Đề xuất giải pháp phát huy việc thực hiện dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian tới 16
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4lý luận về xã hội, mà còn đặt nền tảng vững chắc cho việc áp dụng khoa học vào thực tế Chủ nghĩa xã hội khoa học xem xã hội như một hệ thống phức tạp, đòi hỏi
sự tiếp cận một cách toàn diện và có căn cứ khoa học Phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, nghiên cứu các quá trình xã hội và tương tác giữa các yếu tố xã hội khác nhau Nó sử dụng các phương pháp như quan sát, phỏng vấn, khảo sát và phân tích thống kê để nắm bắt và hiểu sự phát triển và biến đổi của xã hội Với sự tập trung vào khía cạnh khoa học, chủ nghĩa xã hội khoa học đảm bảo tính khách quan và cung cấp những thông tin chính xác và đáng tin cậy về xã hội Nó giúp xác định các nguyên nhân và hệ quả, tìm hiểu các quy luật và mô hình xã hội, từ đó đưa ra những phân tích sâu sắc và đề xuất giải pháp hợp lí cho các vấn đề xã hội
Đối với Việt Nam, chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở thành một chủ đề quan trọng và đáng quan tâm trong thời kỳ hiện nay Với lịch sử phong trào cách mạng và những biến động chính trị xã hội, Việt Nam đang theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội và đồng thời quan tâm đến quyền dân chủ và nhân quyền trong quá trình xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa Dân chủ và Dân chủ xã hội chủ nghĩa, cùng với vai trò của Nhân quyền, trở nên cực kỳ quan trọng Mối quan hệ giữa Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam hiện nay đang được đánh giá, tranh luận và cải thiện để đảm bảo sự tương thích và đồng nhất giữa các khía cạnh này
Với những lí do trên, nhóm chọn đề tài "Nghiên cứu và ứng dụng chủ nghĩa
xã hội khoa học trong phát triển xã hội hiện đại" nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về chủ đề này, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể cho việc áp dụng
Trang 55
vào thực tiễn Bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa Dân chủ và Dân chủ xã hội chủ nghĩa, ta có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Chủ nghĩa xã hội khoa học đối với xã hội Việt Nam và đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường Dân chủ và bảo vệ Nhân quyền của quốc gia
2 Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ:
1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.1 Khái quát về việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam
2.1.1 Hệ thống pháp lý
2.1.2 Thực trạng thực thi
2.1.3 Đánh giá
2.1.4 Định hướng phát triển
2.2 Mối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam hiện nay
2.3 Đề xuất giải pháp phát huy việc thực hiện dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 66
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ VII - VI trước Công nguyên Các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ "demoskratos" để nói đến dân chủ, trong
đó "demos" là nhân dân (danh từ) và "kratos" là cai trị (động từ) “Dân chủ” không phải là khái niệm bất biến mà là một phạm trù chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội và luôn gắn với sự tồn tại của các kiểu nhà nước trong những điều cụ thể nhất định Bởi vậy, khái niệm “dân chủ” có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm “chế độ dân chủ” và
“nền dân chủ” “Chế độ dân chủ” dùng để chỉ thiết chế xã hội nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân; còn khái niệm “nền dân chủ” dùng để chỉ hệ thống các thiết chế được xác lập và thực thi trong hiện thực xã hội theo mục tiêu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội đó Biểu hiện của một chế độ dân chủ thường bao gồm bốn yếu tố chính: Có một hệ thống chính trị mà việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng; bảo đảm sự tham gia tích cực của công dân trong chính trị và đời sống dân sự; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật pháp
1.1.1 Quan niệm về dân chủ
Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Trang 77
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân,
nhân dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhân dân - quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi đó mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là
một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên
tắc - nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội
Học thuyết Mác - Lê-nin quan niệm: “chế độ dân chủ là chế độ thống trị của đa
số đối với thiểu số (chứ không phải trái lại, như bọn tư bản vẫn mong muốn)” Hình
thức của nền dân chủ là đa dạng, không có mô hình dân chủ chung cho mọi quốc gia, dân tộc Mức độ tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội phản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ Nền dân chủ XHCN có những đặc trưng chủ yếu: Là nền dân chủ phát triển ở trình độ cao nhất trong lịch sử, một chế độ dân chủ rộng rãi nhất - dân chủ cho toàn thể nhân dân lao động; là nền dân chủ hoàn toàn có khả năng thực hiện được quyền lực thuộc về nhân dân lao động, vì quyền lực ấy được bảo đảm bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chiếm địa vị thống trị trong nền kinh tế; là một chế độ dân chủ được thể chế hóa và vận hành trong hiện thực xã hội bằng mối quan hệ chính trị - pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”
Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại
Trang 88
1.1.2 Sự ra đời, phát triển của dân chủ
Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức "dân chủ nguyên thủy" tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra nhà nước Thực chất, dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của
"dân" mà thôi
Cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về
tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa
số nhân dân lao động
Khi Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại mới mở
ra - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao
động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước công - nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân
1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trang 99
1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Từ sau Công xã Paris năm 1871 nền Dân chủ XHCN đã hình thành mầm mống
Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, nền dân chủ XHCN mới chính thức được xác lập
Sự ra đời của nền dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ
Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho
những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Càng hoàn thiện bao nhiêu, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong bấy nhiêu Thực chất của sự tiêu vong này, theo V.I Lênin, đó là tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo và ngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự quản) Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh hoạt xã hội để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ, tức là mất đi tính chính trị của nó
Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng lưu ý đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ nghĩa với
tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa
Có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân trong chế độ
Trang 1010
dân chủ xã hội chủ nghĩa, ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản, đòi hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất để thực thi dân chủ
1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:
Bản chất chính trị chỉ ra rằng dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai
cấp công nhân mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân
Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp
công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Do vậy, nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa xã hội khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
nhà nước pháp quyền tư sản)
Bản chất kinh tế trong nội dung nói về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên
chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động
Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu
Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư
tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh
Trang 1111
hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân Dưới góc độ này, dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Bởi lẽ, nhà nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa nó vào quần chúng, Đảng mang lại cho phong trào quần chúng, tính tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thực hiện những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân
Với những ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ nhau mà nược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời,
tồn tại và phát triển