1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bản chất của nền dân chủ xhcn và nhà nước xhcn biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ xhcn và nhà nước xhcn vì sao nói đây là mối quan hệ không tách rời 2

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Dân chủ là tiếng nói của con người trong xã hội, là bộ phận thể hiện khả năng quản lý của bộ máy chính trị, sự quan tâm đến người dân của một nhà nước XHCN, gắn liền với lợi ích và lý ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Khóa – Lớp: K48 – RE001 MSSV: 31221024317

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2023

Trang 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

NỘI DUNG LÝ THUYẾT 5

3 Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN? Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN? Vì sao nói đây là mối quan hệ không tách rời? 5

4.1 Thành tựu 11

4.2 Hạn chế 12

5 Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đăc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ? Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 13

5.1 Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền Việt Nam 13

5.2 Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 14

5.3 Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

Page of 318

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Dân chủ là một hình thức tổ chức chính trị cũng như là niềm khác vọng của mọi nhân dân, nền dân chủ đã xuất hiện từ xa xưa Dân chủ là một phạm trù lịch sử, biến đổi và phát triển không ngừng cả về nhận thức lẫn thực hành trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người

Dân chủ là tiếng nói của con người trong xã hội, là bộ phận thể hiện khả năng quản lý của bộ máy chính trị, sự quan tâm đến người dân của một nhà nước XHCN, gắn liền với lợi ích và lý chí của người dân lao động Mối quan hệ giữa Nhà nước XHCN và nền dân chủ XHCN vô cùng khăng khít, tác động lẫn nhau Chúng gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, chính trị của cả một đất nước Từ đó chúng ta cần hiểu rõ về mối quan hệ này một cách rõ ràng hơn

Dân chủ trong Nhà nước XHCN đang được cải tiến để mỗi ngày được tốt hơn, vì vậy nó vẫn chưa được hoàn thiện Ở một số nơi vẫn chưa thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, còn bị xem nhẹ và thực hiện trái lại quyền dân chủ chính đáng của người dân 2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với ba câu hỏi sau:

1 Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Vì sao nói đây là mối quan hệ không thể tách rời ?

2 Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để phát huy quyền làm chủ của

sinh viên và người dân nói chung

3 Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đăc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ? Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu chúng ta cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu rõ về bản chất của nhà nước XHCN và nền dân chủ XHCN, từ đó nắm vững

mối quan hệ giữa nhà nước và nền dân chủ XHCN, về quyền của con người được đề cập trong đó

Trang 4

Page of 418

- Xác định những dẫn chứng cụ thể và chỉ ra những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay, đưa ra những biện pháp mà sinh viên UEH cần làm để phát huy quyền làm chủ của sinh viên và người dân nói chung

- Xác định quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đăc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, từ đó đưa ra những biện pháp mà sinh viên UEH cần làm để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

Page of 518

NỘI DUNG LÝ THUYẾT

3 Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN? Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN? Vì sao nói đây là mối quan hệ không tách rời?

3.1 Bản chất của nền dân chủ XHCN

Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện ở những phương diện sau: “Về chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng đông đảo và có ý nghĩa quyết định vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Đó là nền dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân, vì lợi ích của đại đa số nhân dân Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đó là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với ý chung của quần chúng nhân dân lao động, do đó đây là nền dân chủ có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.” [1, tr82]

Le – nin đã có một luận điểm rất nổi tiếng rằng: “Dân chủ vô sản gấp triệu lần dân chủ tư sản”, bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản, thực hiện quyền lực của nhân dân Nhất nguyên chính trị là chỉ có một lãnh đạo đó chính là Đảng cộng sản Ở các nước tư bản là đa nguyên chính trị, tức là đa Đảng đối lập Trong bản chất chính trị này, nhân dân lao động có quyền giới thiệu đại biểu tham gia bộ máy chính quyền, đây gọi là dân chủ đại diện, hay còn gọi là dân chủ gián tiếp, bản thân người dân có đủ điều kiện để giới thiệu đại biểu của mình tham gia vào bộ máy chính quyền Nhân dân có quyền góp ý vào các công việc của Nhà nước, và chúng ta cũng có thể tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, xã hội; kiểm tra, giám sát hoạt động của các công chức Nhà nước,… đây chính là hình thức dân chủ trực tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra tư tưởng: “Nước ta là một nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới là trách nhiệm của dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [3] ”

“Về kinh tế, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội Đó là quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, đảm bảo mọi người dân điều được thụ hưởng

Trang 6

đạo của đảng Mác – Lenin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trước hết, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân với các tư liệu sản xuất chủ yếu, quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý, phân phối, phải có lợi ích kinh tế của người lao động, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội

“Về văn hoá- tư tưởng, các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập và chi phối mọi hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Mọi công dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ, biến thành những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và các quan hệ xã hội Những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật, thành hệ thống chính trị, thành nguyên tắc, mục tiêu và động lực của sự phát triển.” [1, tr82]

“Về xã hội, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân tập thể, và lợi ích của toàn xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.” [1, tr82]

Trang 7

Page of 718

Được xác định là lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lenin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái kinh tế xã hội khác trong xã hội mới, đồng thời kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa, truyền thống dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hóa và văn minh tiến bộ của xã hội mới mà nhân loại đã tạo ra ở các quốc gia, dân tộc Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhân dân được làm chủ các giá trị văn hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa và có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân Nhân dân là chủ thể sáng tạo giá trị văn hóa và chính nhân dân là người hưởng thụ các giá trị văn hóa đó, đặc biệt là nhân dân có quyền tự do lựa chọn các tôn giáo, tín ngưỡng mà mình theo hoặc không theo, được quyền sáng tạo nghệ thuật theo mong muốn của mình; nhân dân có quyền biểu đạt, có quyền tự do ngôn luận, có quyền tự do báo chí,…

“Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên thực tế chỉ mới một khoảng thời gian, ngắn hơn rất nhiều so với các nền dân chủ trước đó và còn những hạn chế nhất định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó, phải không ngừng hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dân chủ của người dân.” [1, tr83]

3.2 Bản chất của nhà nước XHCN

“Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù hợp Song, điểm chung giữa các nhà nước là ở chỗ, đó là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.” [1, tr83]

Nhân tố quyết định sự ra đời của nhà nước XHCN là: kinh tế và xã hội

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích là bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội Về nguồn gốc ra đời của nhà nước thì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin rằng Nhà nước ra đời không phải là cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người mà chỉ xuất hiện khi có hai yếu tố sau tồn tại đó là yếu tố kinh tế và xã hội

- Yếu tố kinh tế xuất hiện khi chế độ tư hữu tư liệu sản xuất xuất hiện, tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, người này có thể chiếm đoạt lợi ích kinh tế của người khác Từ sự khác biệt về mặt kinh tế đã tạo ra tiền đề cho yếu tố xã hội xuất hiện

- Yếu tố xã hội xuất hiện khi tổ chức thị tộc bị phá vỡ, xuất hiện giai cấp, xuất hiện sự khác biệt về mặt giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa

Trang 8

Page of 818

Cuộc đấu tranh đối kháng đầu tiên trong lịch sử loài người là cuộc đấu tranh đối kháng giữa chủ nô và nô lệ, dẫn tới nguy cơ chẳng những giai cấp đó tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội Và để thảm họa đó không diễn ra thì một cơ quan quyền lực ra đời, đó chính là nhà nước

Sự ra đời của nhà nước không phải là cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp mà là vì sự mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc hơn không thể điều hòa được như Lenin đã khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách quan, những mâu thuẫn không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.”

Nhà nước là sảm phẩm của sự phát triển xã hội, là hình thức tổ chức của xã hội có giai cấp, vì vậy sẽ không có một khái niệm nhà nước không thuộc về một hình thái xã hội nào cả mà nhắc tới nhà nước thường gắn với những điều kiện ra đời từ kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của một hình thái xã hội nhất định, mà thông qua những hình thái xã hội đó, bản chất của nhà nước được thể hiện thông qua bản chất của giai cấp cầm quyền trong xã hội nhất định Như vậy, bản chất của nhà nước cũng chính là bản chất của giai cấp cầm quyền trong xã hội

Giai cấp cầm quyền thống trị tất cả lĩnh vực trong xã hội như là kinh tế, chính trị, tư tưởng Chẳng hạn như trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội nhưng nắm trong tay tất cả từ đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống trị đối với nô lệ Trong khi đó nô lệ chiếm số đông trong xã hội thì hầu như không có gì đáng kể, tính mạng, số phận cũng như hoạt động xã hội của họ đều do chủ nô quyết định Vì vậy nhà nước trong thời kì chiếm hữu nô lệ mang bản chất của giai cấp thống trị

Trang 9

Page of 918

bóc lột trước đây Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động.” [1, tr83]

Trên lĩnh vực chính trị, nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động Nhà nước XHCN là cơ quan quyền lực của nhân dân lao động, thay mặt nhân dân lao động quản lý mọi mặt của hoạt động xã hội bằng pháp luật và những tiết chế nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự giám sát của nhân dân

“Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước” Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.” [1, tr84]

“Về văn hoá, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.” [1, tr84]

3.3 Vì sao nói mối quan hệ giữa nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN là mối quan hệ không tách rời?

Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN là một mối quan hệ vô cùng gắn bó với nhau, hỗ trợ lẫn nhau Nói như vậy bởi vì:

“ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn một cách công bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia một cách trực tiếp hoặc giản tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác và phát huy một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của

Trang 10

Page 10 of 18

nhà nước Với những tính ưu việt của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏi cơ quan nhà nước những người thực thi công vụ không còn đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ không thực hiện được Khi đó, quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người, phục vụ cho lợi ích của một nhóm người.” [1, tr86]

Ở Việt Nam chúng ta thì bầu cử là một chế vị quan trọng của dân chủ, là nền tảng để hợp tác các chức danh, cơ quan, lãnh đạo của các tổ chức thành viên, hệ thống chính trị Với tính ưu việt của mình thì nền dân chủ XHCN sẽ kiểm soát một cách hiệu quả các quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa quyền lực nhà nước Tuy nhiên chúng ta vẫn thấy rằng nếu những nguyên tắc của XHCN bị vi phạm thì nhà nước XHCN sẽ không thực hiện được, khi đó quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người và phục vụ lợi ích cho một nhóm người

“Ra đời trên cơ sở nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định một cách rõ ràng quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ Theo V.I Lênin, con đường vận động và phát triển của nó là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội Thông qua hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân Ngược lại, nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất bản chất của mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sẽ dễ dẫn tới vệc xâm phạm quyền làm chủ của người dân, dẫn tới chuyên chế, độc tài, thủ tiêu nền dân chủ hoặc dân chủ chỉ còn là hình thức.” [1, tr86]

Cụ thể như ở Việt Nam của chúng ta hiện nay, thực hiện cơ chế “một cửa” đang được nhà nước của chúng ta tiến hành và đạt được những hiệu quả nhất định nhằm tạo ra bước chuyển biến để cải tạo thủ tục hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước, hạn chế tiêu cực, góp phần nâng cao nền hành chính hiện đại

“Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w