1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Takigawa Việt Nam
Tác giả Tạ Thị Thảo Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Trung
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 5,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (17)
    • 1.1. Khái quát chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (17)
      • 1.1.1. Doanh thu (17)
      • 1.1.2. Chi phí (18)
    • 1.2. Sự cần thiết của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (21)
      • 1.2.1. Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (21)
      • 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. 11 1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (22)
      • 1.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (22)
      • 1.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (24)
      • 1.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán (25)
      • 1.3.4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (27)
      • 1.3.5. Kế toán chi chí bán hàng (29)
      • 1.3.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (30)
      • 1.3.7. Kế toán thu nhập và chi phí khác (31)
      • 1.3.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (32)
      • 1.3.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (33)
    • 1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán (0)
      • 1.4.1. Hình thức nhật ký chung (34)
      • 1.4.2. Hình thức Nhật kí - Sổ Cái (0)
      • 1.4.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ (35)
      • 1.4.4. Hình thức Nhật ký chứng từ (36)
      • 1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính (36)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TAKIGAWA VIỆT (38)
      • 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Takigawa Việt Nam (0)
        • 2.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty TNHH Takigawa Việt Nam (38)
        • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (38)
        • 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty TNHH Takigawa Việt Nam (39)
        • 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam (40)
        • 2.1.5. Bộ máy kế toán tại công ty (0)
        • 2.1.6. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây (48)
      • 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công (51)
        • 2.2.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam (51)
        • 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (52)
        • 2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán (60)
        • 2.2.4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (61)
        • 2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng (67)
        • 2.2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (72)
        • 2.2.7. Kế toán thu nhập và chi phí khác (77)
        • 2.2.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (80)
      • 2.3. Đánh giá về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công (82)
        • 2.3.1. Ưu điểm (82)
        • 2.3.2. Những điểm cần hoàn thiện (83)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH (85)
      • 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới (85)
      • 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam (87)
      • 3.4. Những điều kiện để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả (89)
        • 3.4.1. Về phía công ty (89)
        • 3.4.2. Về phía các cơ quan nhà nước (90)
  • KẾT LUẬN (91)
  • PHỤ LỤC (93)
    • Biểu 2.2: Phiếu đóng gói hàng cho Kewpie (0)
    • Biểu 2.3: Trích sổ cái TK 511 (0)
    • Biểu 2.4: Trích sổ cái TK 632 (0)
    • Biểu 2.5: Trích sổ cái TK 515 (0)
    • Biểu 2.6: Trích sồ cái TK 635 (0)
    • Biểu 2.7: Giấy báo nợ Ngân hàng Mizuho về tiền chi mua pallet gỗ (0)
    • Biểu 2.8: Phiếu chi tiền mặt làm kiểm định (0)
    • Biểu 2.9: Trích sổ cái TK 641 (0)
    • Biểu 2.10; Trích sổ cái TK 642 (0)
    • Biểu 2.11. Giấy báo có ngân hàng về khoản nhận tiền đền bù bảo hiểm (0)
    • Biểu 2.12: Trích sổ cái TK 711 (0)
    • Biểu 2.13: Trích sổ nhật ký chung 2021 (0)

Nội dung

Nhận thấy được vị trí của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời thông qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam, được tìm hiểu thực tế cách

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Khái quát chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam về “Doanh thu và thu nhập khác” (VAS 14) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC:

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền

Như vậy, có thể thấy doanh thu bao gồm tổng giá trị các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba hay các khoản góp vốn của cổ đông không phải là doanh thu

* Các khoản mục doanh thu và thu nhập:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng

Theo TT 200/2014/TT-BTC, Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiếm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm:

+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá + Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư;

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết

+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

+ Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ;

+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

- Thu nhập khác: là khoản thu từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn; thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS01 – Chuẩn mực chung): “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”

Theo điều 82, thông tư 200/2014/TT-BTC thì chi phí là những khoản làm khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa

* Các khoản mục chi phí:

- Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của lượng hàng hóa, dịch vụ đã được tiêu thụ trong kỳ, được tính bằng giá vốn hay giá gốc Đây là khoản mục chi phí chính và trực tiếp tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, bao bì phục vụ cho quá trình bán hàng; chi phí dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng; chi phí bảo hàng sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện nước phục vụ cho bộ phận bán hàng và các chi phí bằng tiền khác

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên quản lý; chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp, đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, tiền thuê đất

- Chi phí hoạt động tài chính: là các chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính khác Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí từ các hoạt động tài chính như đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết…; chi phí cho vay vốn; chi phí mua bán ngoại tệ; chi phí lãi vay vốn kinh doanh; khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ

- Chi phí khác: là các chi phí ngoài hoạt động SXKD của doanh nghiệp bao gồm Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn; tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; các khoản chi phí khác

1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh

Sự cần thiết của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

1.2.1 Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Đối với bản thân doanh nghiệp, kế toán doanh thu, chi chí, xác kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào Thực hiện tốt công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là cơ sở để nhà quản trị biết được thực chất tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó có kế hoạch điều chỉnh hợp lý, giảm thiểu được những chi phí một cách hợp lý, tăng lợi nhuận, đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển dài lâu của doanh nghiệp trên thị trường Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết cho các đối tượng trong việc đưa ra quyết định của mình Các cơ quan nhà nước dựa vào thông tin trên các báo cáo tài chính để có kế hoạch, chính sách quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với nhà nước Các nhà đầu tư có cơ sở, căn cứ để thực hiện các quyết định đầu tư vào doanh nghiệp Ngân hàng có cơ sở để đánh giá, đưa ra quyết định cho vay và xác định lãi suất phù hợp Nhà cung cấp có cơ sở để quyết định có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không, khách hàng nên tiếp tục mua hàng không Người lao động dựa trên thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định lựa chọn việc làm phù hợp…

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

- Tổ chức quản lý chặt chẽ và lập các báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Ghi nhận và hạch toán doanh thu theo đúng quy định hiện hành, chuẩn mực kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, phân loại doanh thu đúng bản chất, xác định chính xác doanh thu thực tế phát sinh

- Tập hợp đầy đủ và xác định giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…Tính toán và phân bổ chi phí một cách hợp lý và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng

- Tính toán đúng kết quả của từng hoạt động, lãi lỗ phát sinh, tình hình phân phối kết quả các hoạt động, tính toán thuế TNDN và giám sát, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với các cơ quan nhà nước

- Đảm bảo kế toán cung cấp những thông tin đúng đắn, kịp thời cho việc lập các báo cáo tài chính, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp và thông tin cần thiết cho các đối tượng bên ngoài như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà nước…

1.3 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a, Chứng từ sử dụng: Chứng từ kế toán thường sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng bao gồm:

- Hoá đơn GTGT, hóa đơn xuất khẩu

- Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

- Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ

- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Giấy báo ngân hàng

- Tờ khai thuế GTGT và các chứng từ liên quan khác như phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại

Tuỳ theo từng doanh nghiệp có đặc thù thì các nghiệp vụ phát sinh như điều chuyển hàng hoá tiêu thụ có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ b, Tài khoản sử dụng: TK 511

- Các khoản thuế gián thu phải nộp

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyến cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

TK 511 không có số dư cuối kỳ Để phản ánh về các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng các tài khoản:

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh TK này có 6 TK cấp hai:

TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa: Sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, vật tư

TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm: Được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp

TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học kỹ thuật

TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Được dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước

TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

TK 5118: Doanh thu hoạt động khác c, Quy trình hạch toán:

Quy trình hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được khái quát ở Phụ lục 1: “Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không chịu thuế/ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (theo thông tư 200/2014/TT- BTC)” và Phụ lục 2: “Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế XK, TTĐB, BVMT (theo TT200/2014/TT-BTC)”

1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

- Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế

- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như hàng bị kém chất lượng, không đúng mẫu mã, phẩm cách, sai hợp đồng kinh tế… a, Chứng từ sử dụng:

- Đối với chiết thương mại được hạch toán dựa trên các chứng từ sau như hợp đồng chiết khấu, bảng tính chiết khấu, hóa đơn GTGT, hóa đơn chiết khấu…

Các hình thức ghi sổ kế toán

1.4 Các hình thức ghi sổ kế toán

1.4.1 Hình thức nhật ký chung

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ: trình tự ghi sổ được trình bày ở phụ lục 15: “Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.”

* Điều kiện áp dụng: Hình thức ghi sổ này phù hợp với mọi doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc nhỏ, trình độ kế toán vừa

* Ưu điểm: Phân công công tác kế toán dễ dàng

* Nhược điểm: khó thực hiện khi tập hợp từ nhật ký chung để ghi vào sổ cái

1.4.2 Hình thức Nhật kí - Sổ Cái

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ: trình tự ghi sổ được trình bày ở Phụ lục 16: “Trình tự ghi sổ

* Điều kiện áp dụng: Hình thức ghi sổ này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng tài khoản ít, trình dộ kế toán thấp, số lượng nhân viên kế toán ít

* Ưu điểm: Sổ lượng sổ ít, quy trình ghi sổ đơn giản

* Nhược điểm: Sổ cồng kềnh, dẫn xảy ra sai sót làm chậm tiến độ hoàn thành báo cáo, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

+Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ: trình tự ghi sổ được trình bày ở phụ lục Phụ lục 17: “Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.”

* Điều kiện áp dụng: Hình thức ghi sổ này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô sản xuât lớn, số lượng nhân viên kế toán nhiều, trình độ kế toán vừa phải, áp dụng kế toán thủ công hoặc máy

* Ưu điểm: Phân công công tác kế toán dễ dàng, quản lý tài sản một cách chặt chẽ

* Nhược điểm: Năng suất lao động không cao do ghi trùng lặp nhiều lần, tăng chi phí doanh nghiệp.

1.4.4 Hình thức Nhật ký chứng từ

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản:

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ: trình tự ghi sổ được trình bày ở phụ lục Phụ lục 18: “Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ.”

* Điều kiện áp dụng: Hình thức ghi sổ này phù hợp với đơn vị có quy mô lớn, chưa có điều kiện kế toán máy

* Ưu điểm: Phân công công tác kế toán dễ dàng, tăng cường quan hệ kiểm tra, đối chiếu, tạo điều kiện lập báo cáo tài chính nhanh chóng

* Nhược điểm: Mẫu số phức tạp, yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao của nhân viên kế toán

1.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản:

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

* Điều kiện áp dụng: Hình thức ghi sổ này phù hợp với mọi doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc nhỏ, có điều kiện cơ sở vật chất và trình độ nhân viên đảm bảo cho việc áp dụng kế toán trên máy tính

* Ưu điểm: Giảm áp lực công việc cho kế toán so với ghi chép thủ công

* Nhược điểm: tùy thuộc vào phần mềm kế toán được viết theo hình thức kế toán nào

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

- Báo cáo kế toán quản trị

Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TAKIGAWA VIỆT

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TAKIGAWA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Takigawa Việt Nam

2.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty TNHH Takigawa Việt Nam

- Tên công ty: Bao Bì Takigawa - Công Ty TNHH Takigawa Việt Nam

- Tên quốc tế: TAKIGAWA CORPORATION VIETNAM

- Địa chỉ: Số 10 VSIP II-A, Đường Số 14, KCN VSIP II-A, TX Tân Uyên, Bình Dương

- Đại diện pháp luật: Yu Takigawa

- Ngày cấp giấy phép: 04/04/2011(Công ty TNHH Takigawa Việt Nam được thành lập tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam theo Giấy phép Đầu tư (“GPĐT”) số 463043000349 do Ban Quản lý Khu Công nghiệp Việt Nam Singapore (“VSIP”) cấp)

- Loại hình công ty: nhà sản xuất

- Ngành nghề: sản xuất túi, bao bì nhựa…

- Số lượng nhân viên: Từ 201 - 300 người

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Takigawa được thành lập vào năm 1907 và là một trong những công ty đầu tiên tham gia vào hoạt động sản xuất các sản phẩm nhựa từ năm 1949 Với triết lý

“cung cấp các sản phẩm an toàn và đáng tin cậy”, Takigawa đã không ngừng nghiên cứu và tích lũy các kỹ thuật tiên tiến với mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm của Tập đoàn đồng thời phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới khác Với các ứng dụng kỹ thuật công nghệ từ Nhật Bản, Takigawa đã thành lập các cơ sở sản xuất của Tập đoàn tại Nhật Bản, Việt Nam và Hoa Kỳ, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao được từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, đáp ứng các quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (“FDA”) của mỗi quốc gia cũng như các quy định của Liên minh châu Âu (EU) Ngoài ra, Takigawa cũng có các cơ sở thương mại đặt tại cho khách hàng trên toàn cầu Vào tháng 2 năm 2012, Công ty TNHH Takigawa Việt Nam bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là cơ sở sản xuất ở nước ngoài đầu tiên của Tập đoàn Takigawa

*Các mốc thời gian chủ yếu:

Sơ đồ 2.2: Quá trình hình thành và phát triền của công ty TNHH Takigawa Việt Nam

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty TNHH Takigawa Việt Nam

Công ty TNHH Takigawa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, sản xuất các loại bao bì, túi nhựa, cuộn màng in… Các mặt hàng do Công ty sản xuất ra ra đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu cyng cấp sản phẩm sản phẩm cho công ty TCS, TCJ

- Kinh doanh đúng ngành nghề như đã đăng ký với cơ quan pháp luật, sản xuất bao bì, túi nhựa phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra bên ngoài

•Takigawa Seisakusho được thành lập, sản xuất dụng cụ âm nhạc của Nhật Bản.

•Tái cơ cấu sản xuất và thành lập Công ty TNHH Takigawa Chemical Industries.

•Bắt đầu sản xuất các loại ống polyethyle, ống nhựa, màng phim

•Hoàn thiện các kế hoạch kinh doanh, mở rộng cơ sở SXKD.

•Bắt đầu sản xuất các màng phim PP siêu trong và màn phim BOPP

•.Hoàn thành việc lắp đặt thiết bị quản lý vệ sinh trong nhà máy

•Kho hàng được tự động hóa, được kiểm soát bằng hệ thống máy tính hiện đại.

•Trụ sở chính mới được xây dựng.

•Bắt đầu sản xuất màng co OPP

•Bắt đầu sản xuất màng CPP

•Khai thác được loại khóa kéo trượt Slide-Rite Particle, túi shaker bag

•Nhận được quyền phân phối độc quyền tại Nhật Bản cho dòng sản phẩm Easy – Lock

•Bắt đầu phân phối dạng túi Easy Lock và Front zip.

•Thành lập Công ty TNHH Takigawa Việt Nam.

•Bắt đầu sản xuất PacXpert.

- Thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các chính sách, chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, kịp thời cập nhật những thay đổi phát sinh nếu có

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách liên quan đến người lao động như tiền lương, thưởng, nộp bảo hiểm, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn…

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, chuyển đổi BCTC từ USD sang VNĐ để nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế và pháp luật của nhà nước

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam

 Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Takigawa Việt Nam.

Bộ phận kế toán Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm soát chất lượng

Bộ phận sản xuất túi

Bộ phận bảo trì Phòng quản lý sản xuất

 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng:

- Giám đốc: ông Yu Takigawa, là người đứng đầu trong Công ty TNHH Takigawa Việt Nam Giám đốc là người điều hành chiến lược hoạt động của Công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty

- Phó Giám Đốc: Ông H Fujimoto là người được Giám đốc ủy quyền và giao trách nhiệm trong việc giám sát, quản lý, điều hành hoạt động các bộ phận bán hàng, hành chính, bộ phận kiểm soát nội bộ và một số hoạt động khác của công ty thay mặt cho Giám đốc

- Giám đốc sản xuất: Ông Ozaki phụ trách điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm đến hoạt động sản xuất của công ty TNHH Takigawa Việt Nam Các phòng ban dưới quyền giám sát, quản lý của Giám đốc sản xuất bao gồm phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm, phòng sản xuất, Phòng quản lý sản xuất

+ Phòng Kinh Doanh: Trưởng phòng kinh doanh hiện do Giám đốc ông Takigawa nắm giữ, bao gồm 2 bộ phận là bộ phận bán hàng và bộ phận hoạt động kinh doanh Bộ phận hoạt động kinh doanh phụ trách xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp…Bộ phận bán hàng trực tiếp nhận đơn hàng từ đối tác trong và ngoài nước, theo dõi các đơn hàng…

+ Phòng Hành Chính: Trưởng phòng hành chính hiện do Phó giám đốc, ông Fujimoto nắm giữ, bên dưới gồm 2 bộ phận là bộ phận tổng hợp và bộ phận kế toán

Bộ phận tổng hợp: Quản lý các giấy tờ nội bộ, lưu giữ các chứng từ hồ sơ, văn kiện của Công ty nhằm kịp cung cấp thông tin đầy đủ cho Ban Giám đốc

 Thực hiện hạch toán kinh tế cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

 Tổng hợp và phân bổ mọi chi phí hạch toán giá thành, quản lý thu chi

 Thực hiện tính toán và ghi sổ kế toán, kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách

 Đảm bảo cân đối vốn cho nhu cầu hoạt động của Công ty, theo dõi tình hình tài chính, thông báo kịp thời, chính xác các biến động tiền tệ cho Ban Giám đốc

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất màng nhựa, túi nhựa, công ty đang có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như công ty TNHH DNP Việt Nam, công ty bao bì nhựa Tân Tiến, công ty cổ phần bao bì Tín Thành…Chính sự gia tăng số lượng đối thủ, ảnh hướng giá nguyên liệu nhựa đầu vào… đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, trong tương lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong, hưng thịnh của công ty Ban lãnh đạo công ty TNHH Takigawa đã họp bàn và xây dựng chiến lược phát triển, các phương án triển khai thực tế như sau:

- Về tầm nhìn và sứ mệnh:

+ Bên cạnh những khách hàng chủ yếu là 2 công ty TSC và TSJ, công ty THHH Takigawa Việt Nam đang hướng tới mục tiêu gia tăng đối tượng khách hàng tại Việt Nam.trong thời gian tới Tầm nhìn phát triển chung là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì nhựa ở Việt Nam và nhiều hơn các quốc gia trên thế giới

+ Sứ mệnh: công ty Takigawa Việt Nam cung cấp sản phẩm túi, bao bì nhựa với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn Phát triển một cách bền vững, đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến mội trường, tuân thủ chặt chẽ các quy định vê bảo vệ môi trường

Xây dựng các kế hoạch sản xuất ra thêm nhiều mẫu loại về túi nhựa và màng nhựa, phân hóa sản xuất theo mức độ chất lượng của từng loại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, phù hợp giá cả cho từng đối tượng khách hàng Mở rộng mạng lưới sản xuất, có chiến lược quảng bá cho sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu thị trường

3.2 Sự cần thiết và yêu cầu cơ bản để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, xác định đúng kết quả kinh doanh là vấn đề quan trọng và và có vai trò ảnh hướng đến sự tồn tại cũng như định hướng phát triển cho các doanh nghiệp nói chung, với công ty THHH Takigawa nói riêng

Thông qua tìm hiểu, đánh giá thực tế tại công ty THHH Takigawa, tác giả nhận thấy vẫn còn những hạn chế Như vậy, có thể thấy việc khắc phục hạn chế, hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí là một yếu cầu cần thiết, phù hợp, và khách quan đối với tầm nhìn phát triển, kế hoạch chiến lược của công ty THNH Takigawa hiện nay Để có thể hoàn thiện, cần đảm bảo một số yêu cầu như:

- Tuân thủ yêu cầu, chế độ kế toán của Việt Nam, các CMKT thế giới; bên cạnh phục vụ nhu cầu quản lý kinh doanh của nhà quản trị, phục vụ cung cấp thông tin cho công ty mẹ Takigawa trong lập BCTC thì còn cần đảm bảo các quy định về kế toán tại Việt Nam được tuân thủ Công ty THHH takigawa là một doanh nghiệp nước ngoài có HĐSX tại Việt Nam, do đó bên cạnh lập BCTC theo USD, cung cấp cho công ty mẹ thì còn phải lập và trình BCTC bằng tiền VNĐ để nộp cho cơ quan quản lý tại Việt Nam

- Việc hoàn thiện gắn liền với quy mô, đặc điểm, tình hình phát triển và định hướng, chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Takigawa Việt Nam Việc chọn lựa CMKT cần phù hợp, đảm bảo tính linh hoạt trong áp dụng tại đơn vị kinh doanh

- Việc thực hiện việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải hướng tới có tác động, hiệu quả cao nhất có thể Các giải pháp đưa ra cần đảm bảo tính khoa học, khả thi, vẫn phải thi hành quy định, mà đồng thời xem xét đến tương quan giữa chi phí và lợi ích có thể thu về được, hướng tới mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận và phát triển dài lâu cho doanh nghiệp

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Takigawa Việt Nam

- Về bộ máy kế toán: BMKT công ty Takigawa Việt Nam có sự phân công, tuy nhiên công tác giám sát, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên Giải pháp đưa ra là tăng cường nhiệm vụ kiểm sát, đánh giá của kế toán trưởng kết hợp với kiểm soát nội bộ trong việc triển khai tại các phần hành, đảm bảo sự thống nhất và vận hành hiệu quả của bộ máy kế toán toàn công ty

- Về việc sử dụng PMKT Mankichi Kanjo và hệ thống sổ:

Xuất phát từ sự khác biệt giữa đặc điểm phần mềm Mankichi so với các PMKT thông dụng hiện nay khác như Misa, Fast , nhân viên mới ít nhiều sẽ gặp khó khăn Nhân viên có kinh nghiệm nên hỗ trợ, phổ cập kiến thức cần thiết cho nhân viên mới để họ nắm bắt cách sử dụng Bản thân kế toán cũng cần chủ động tìm hiểu, nâng cao trình độ, không thụ động, ỷ lại; chủ động hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm khi không tìm ra phương án, đảm bảo ghi nhận các nghiệp vụ trên phần mềm một cách hợp lý, chính xác nhất

Về việc luân chuyển chứng từ: các thành viên cần thực hiện đúng quy định, đảm bảo lưu trữ bộ chứng từ đầy đủ cho việc hạch toán kế toán Lấy một thí dụ như thủ quỹ khi xuất tiền, ngoài việc lưu trữ phiếu chi tại bộ phận cần chuyển cho kế toán làm cơ sở ghi vào TK 111 kịp thời, tránh bị thất thoát chứng từ

Ngoài các sổ sách có sẵn trên phần mềm, hỗ trợ cho việc kiểm tra, quản lý được hiệu quả hơn, có thể lập các báo cáo khác dể theo dõi việc bán hàng cho các đối tượng chính cũng như tình hình thu tiền Công ty có 2 khách hàng lớn nhất là TCS và TCJ, để dễ quản lý cung như hỗ trợ cho kế toán kiểm tra việc ghi nhập doanh thu và tình hình thu nợ của 2 đối tượng này được chính xác, kíp thời, công ty nên tiên hành chi tiết theo dõi cho hai đối tượng này

Báo cáo theo dõi tình hình bán hàng chi tiết cho đối tượng khách hàng Tên khách hàng: Takigawa Corporation Japan

Mã KH: TCJ Đv: USD số chứng từ

Thu đợt 1 Thu đợt 2 Số còn phải thu cuối kỳ

Bảng 3.2: Báo cáo theo dõi tình hình bán hàng chi tiết cho đối tượng khách hàng

- Về công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh:

- Về công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh:

+ Đảm bảo việc ghi chép kế toán đúng kỳ, diễn giải đúng nội dụng và số tiền hạch toán Tổ chức giám sát việc thực hiện thường xuyên, có thể chọn mẫu nghiệp vụ kiểm trả và yêu cầu kế toán giải trình, có biện pháp xử lý với trường hợp làm sai, tác động xấu đến thông tin kế toán toàn công ty

Ngày đăng: 09/11/2024, 13:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Takigawa Việt Nam. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Takigawa Việt Nam (Trang 40)
Hình 2.1: Hình ảnh giao diện phần mềm kế toán Mankichi Kanjo - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.1 Hình ảnh giao diện phần mềm kế toán Mankichi Kanjo (Trang 45)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Takigawa Việt Nam - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Takigawa Việt Nam (Trang 46)
Hình 2.2: Màn hình xuất hóa đơn GTGT cho công ty Kewpie. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.2 Màn hình xuất hóa đơn GTGT cho công ty Kewpie (Trang 53)
Hình 2.3: Màn hình ghi nhận doanh thu bán túi cho TCS ngày 26/10/2021. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.3 Màn hình ghi nhận doanh thu bán túi cho TCS ngày 26/10/2021 (Trang 56)
Hình 2.6: Màn hình hạch toán liên quan đến TK 632 - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.6 Màn hình hạch toán liên quan đến TK 632 (Trang 60)
Hình 2.8: Màn hình ghi nhận lãi tiền gửi Vietcombank. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.8 Màn hình ghi nhận lãi tiền gửi Vietcombank (Trang 63)
Hình 2.12. Hóa đơn mua pallet gỗ. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.12. Hóa đơn mua pallet gỗ (Trang 69)
Hình 2.13: Hình ảnh giao diện hạch toán chi phí 641 mua pallet gỗ. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.13 Hình ảnh giao diện hạch toán chi phí 641 mua pallet gỗ (Trang 70)
Hình 2.14: Màn hình ghi nhận chi phí làm kiểm định. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.14 Màn hình ghi nhận chi phí làm kiểm định (Trang 71)
Hình 2.15: Hóa đơn phí ăn trưa cho nhân viên. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.15 Hóa đơn phí ăn trưa cho nhân viên (Trang 74)
Hình 2.16: Màn hình ghi nhận khoản chi tiền ăn trưa cho nhân viên. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.16 Màn hình ghi nhận khoản chi tiền ăn trưa cho nhân viên (Trang 75)
Hình 2.17: Màn hình phân bổ khấu hao tháng 11 cho bộ phận quản lý. - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.17 Màn hình phân bổ khấu hao tháng 11 cho bộ phận quản lý (Trang 76)
Hình 2.18: Màn hình ghi nhận liên quan đến TK 711 - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Hình 2.18 Màn hình ghi nhận liên quan đến TK 711 (Trang 78)
Bảng tổng hợp  chứng từ kế toán  cùng loại - Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và  xác Định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh takigawa việt nam
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN