1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài báo cáo thực hành tổng hợp marketing thương mại trình bày tóm tắt sự ra Đời và phát triển của marketing cho ví dụ minh họa (nguyễn cao kỳ duyên)

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự ra đời và phát triển của Marketing
Tác giả Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Đinh Quốc Bảo, Trần Hồng Ánh, Nguyễn Thị Hoàng Ánh, Trương Thị Hồng Huế, Lê Khắc Hoài, Nguyễn Thị Diệu Chi, Nguyễn Huỳnh Hữu Hoan, Phạm Thị Lan Anh, Đặng Vân Anh, Trần Thị Giác, Nguyễn Hồ Hoài Kỳ Duyên, Nguyễn Hùng Dũng, Lương Trần Ngọc Hân, Lê Thị Kim Hân
Người hướng dẫn Nguyễn Uyên Chi
Trường học Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
Chuyên ngành Thực hành Tổng hợp Marketing Thương Mại
Thể loại Bài báo cáo thực hành tổng hợp marketing thương mại
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 27,09 MB

Cấu trúc

  • 2. Trình bày các chức năng của Marketing trong doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa (Nguyễn Cao Kỳ Duyên) (6)
  • 3. Giải thích và phân biệt các thuật ngữ: Nhu cầu tự nhiên, Mong muốn, Lượng cầu? Cho ví dụ minh hoạ? (Đinh Quốc Bảo) (8)
  • 4. Giải thích và phân biệt các thuật ngữ: Lợi ích, Sự thoả mãn của khách hàng, Giá trị cảm nhận khách hàng? Cho ví dụ minh hoạ? (Đinh Quốc Bảo) (9)
  • 5. Qua các khái niệm Marketing, anh/ chị nhận xét gì về Marketing? (Trần Hồng Ánh) (10)
  • 6. Trình bày các quan điểm triết lý Marketing? (Trần Hồng Ánh) (11)
  • 7. Căn cứ theo đối tượng khách hàng và theo đặc điểm sản phẩm, có thể phân loại marketing như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? (Nguyễn Thị Hoàng Ánh) (14)
  • 8. Marketing - mix là gì? Trình bày các thành tố trong marketing-mix? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến marketing mix? (Nguyễn Thị Hoàng Ánh) (16)
  • 9. Liệt kê quy trình nghiên cứu marketing? Phân biệt dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp trong hoạt động nghiên cứu marketing? (Trương Thị Hồng Huế) (18)
  • 10. Trong bước thu thập thông tin của quy trình nghiên cứu marketing, có mấy loại dữ liệu thông tin, phân tích và nêu các phương pháp thu thập các dữ liệu đó? (Trương Thị Hồng Huế) (19)
  • 11. Khi thiết kế câu hỏi phỏng vấn có thể sử dụng các dạng câu hỏi như thế nào? (20)
  • 12. Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở? Một bảng câu hỏi có thể được chia thành bao nhiêu phần và như thế nào? (Lê Khắc Hoài) (21)
  • 13. Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các loại thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cho hoạt động nghiên cứu marketing? (Nguyễn Thị Diệu Chi) (22)
  • 14. Chọn mẫu trong nghiên cứu marketing là gì? Trình bày các phương pháp chọn mẫu và nêu những ưu khuyết điểm của các phương pháp? (Nguyễn Thị Diệu Chi) (25)
  • 15. Môi trường Marketing của doanh nghiệp là gì? Nêu các yếu tố thuộc môi trường marketing doanh nghiệp? Tại sao phải nghiên cứu và tìm hiểu về chúng? (Nguyễn Huỳnh Hữu Hoan) (26)
  • 17. Tại sao doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm hiểu về yếu tố văn hoá xã hội trước khi tiếp cận và làm marketing tại một thị trường nhất định? Ví dụ minh hoạ? (Phạm Thị Lan Anh) (29)
  • 18. Trình bày các yếu tố môi trường marketing bên trong (nội vi) doanh nghiệp? Tại sao phải nghiên cứu và tìm hiểu về các yếu tố trên?Ví dụ minh hoạ? (Phạm Thị Lan Anh) (30)
  • 19. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng là người tiêu dùng? Phân tích và giải thích sự ảnh hưởng của 1 trong các yếu tố trên đến hành (33)
  • 20. Nêu các bước trong tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng và phân tích? (Đặng Vân Anh) (34)
  • 21. Nêu các nguồn thông tin mà người tiêu dùng có thể sử dụng trong bước tìm kiếm thông tin và cho ví dụ minh hoạ? (Trần Thị Giác) (37)
  • 22. Nêu các phản ứng hài lòng và không hài lòng của khách hàng sau khi mua? Ví dụ minh họa? (Trần Thị Giác) (38)
  • 23. Phân khúc thị trường là gì? Tại sao phải phân khúc thị trường? Cho ví dụ (39)
  • 24. Trình bày các tiêu thức phân khúc thị trường hàng tiêu dùng và cho ví dụ (41)
  • 25. Thị trường mục tiêu là gì? Các tiêu chí đánh giá các khúc thị trường? (Nguyễn Hùng Dũng) (42)
  • 26. Nêu các mức độ định vị và cho ví dụ minh hoạ? (Nguyễn Hùng Dũng) (44)
  • 27. Phân tích và cho ví dụ minh hoạ các cấp độ cấu thành sản phẩm? (Lương Trần Ngọc Hân) (45)
  • 28. Nêu đặc điểm và mục tiêu marketing của từng giai đoạn thuộc chu kỳ sống sản phẩm? (Lương Trần Ngọc Hân) (47)
  • 29. Tập hợp sản phẩm là gì? Cho ví dụ thực tế để mô tả kích thước của một tập hợp sản phẩm? (Lê Thị Kim Hân) (48)
  • 30. Phân tích các chiến lược cho tập hợp sản phẩm và cho ví dụ minh hoạ? (Lê Thị Kim Hân) (50)

Nội dung

Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các loại thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cho hoạt động nghiên cứu marketing?. 2 Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu khách hàng: bao

Trình bày các chức năng của Marketing trong doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa (Nguyễn Cao Kỳ Duyên)

1) Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu: bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dự đoán triển vọng của thị trường.

2) Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu khách hàng: bao gồm thích ứng về sản phẩm( sản xuất ra sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu), giá( định ra một mức giá hợp lý), tiêu thụ( đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng hiệu quả), xúc tiến( cung cấp thông tin và khuyến khích tiêu thụ).

3) Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: do nền kinh tế phát triển, mức sống của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, nhu cầu ngày càng đa dạng cho nên hoạt động marketing phải luôn nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới với những lợi ích mới nhằm nâng cao tối đa hóa chất lượng sản phẩm

4) Hiệu quả kinh tế: giúp doanh nghiệp có doanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài

5) Phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp: Marketing có chức năng kết nối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường

VD: Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì doanh nghiệp Cầu Tre đã sản xuất ra nhiều vị, kích cỡ, số lượng, cách đóng gói, nguyên liệu để phù hợp nhu cầu của mỗi khách hàng và cho khách hàng thưởng thức nhiều loại khác nhau.

- Há cảo truyền thống: thịt heo, tôm, cua

- Há cảo theo mùa: bí đỏ, đậu xanh, khoai lang, hải sản

- Há cảo chay: nấm, đậu hủ, rau củ

- Mini: phù hợp cho trẻ em, người muốn thưởng thức nhiều loại há cảo khác nhau

- Vừa: Kích thước thông thường, phù hợp với khẩu phần ăn của nhiều người

- Size lớn: Phù hợp với gia đình, người có nhu cầu ăn nhiều

- Há cảo mini: 20-25 cái/ túi, 500g

- Há cảo thường: 8-16 cái/túi, 500g

- Há cảo cỡ lớn: 10-15 cái/túi, 500g

- Túi nhỏ: Trọng lượng từ 200g đến 500g

- Túi lớn: Trọng lượng từ 1kg trở lên

- Túi zip: Túi có khóa kéo tiện lợi, sử dụng được nhiều lần

Ngoài ra, còn có hộp giấy, hộp nhựa và có cả khay

- Vỏ bánh: Ngoài bột gạo, bột năng còn có thể sử dụng thêm bột mì, bột khoai tây

- Nhân bánh: Ngoài thịt heo, còn có thể thịt gà, thịt bò và hải sản( tôm, cua, mực) Sử dụng thêm nhiều loại rau củ như nấm, súp lơ, đậu cô ve và đảm bảo bánh có màu sắc hoàn toàn tự nhiên từ rau củ.

Giải thích và phân biệt các thuật ngữ: Nhu cầu tự nhiên, Mong muốn, Lượng cầu? Cho ví dụ minh hoạ? (Đinh Quốc Bảo)

a Nhu cầu tự nhiên: Là những nhu cầu cơ bản của con người như nơi ở, quần áo, thức ăn, nước uống, Đây là những điều thiết yếu để con người có thể tồn tại. b Mong muốn: Là hình thái nhu cầu của con người ở mức độ cụ thể hơn. c Lượng cầu: Là mong muốn được lượng hóa về những sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng thanh toán.

VÍ DỤ: a Nhu cầu tự nhiên: Sau một đêm dài nghỉ ngơi, tôi muốn được ăn để nạp lại năng lượng b Mong muốn: Tôi muốn ăn há cảo Cầu tre nhân tôm có giá 67.000Đ/ gói 300g. c Lượng cầu: Trong những bữa ăn , tôi thường chọn há cảo của Cầu tre với giá

67.000Đ/gói, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho buổi sáng Trong khi đó nếu dùng há cảo ở nhà hàng thì giá trên 100.000Đ, nên tôi quyết định chọn sử dụng há cảo củaCầu tre.

Giải thích và phân biệt các thuật ngữ: Lợi ích, Sự thoả mãn của khách hàng, Giá trị cảm nhận khách hàng? Cho ví dụ minh hoạ? (Đinh Quốc Bảo)

a Lợi ích: là những mong đợi của khách hàng ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định. b Sự thõa mãn: là cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà một sản phẩm thực tế đem lại so với những gì người đó kì vọng. c Giá trị cảm nhận của khách hàng: Là đánh giá của khách hàng về sự khác biệt giữa toàn bộ lợi ích của một sản phẩm và tất cả chi phí bỏ ra để có được sản phẩm đó so với những sản phẩm khác.

VÍ DỤ: a Lợi ích: sau khi ăn há cảo của Cầu tre, tôi được cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho một buổi sáng. b Sự thõa mãn: Tôi cảm thấy hài lòng với độ ngon, tươi cũng như kiểu thiết kế bao bì của Cầu tre. c Giá trị cảm nhận của khách hàng: Tôi cảm thấy hài lòng khi dùng há cảo với giá

67.000 đồng/1 gói/ 300g của Cầu tre Tôi có thể ăn há cảo đảm bảo chất lượng, ngon,tươi và dễ dàng để bảo quản với giá 67.000 đồng.

Qua các khái niệm Marketing, anh/ chị nhận xét gì về Marketing? (Trần Hồng Ánh)

John H Crighton (Australia): “ Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh, đúng thời gian và đúng vị trí”

Philip Kotler: “ Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua việc sáng tạo, trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”

Cả hai khái niệm đều nhấn mạnh đến Marketing là việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng Vì Kotler nói đến "đạt được nhu cầu và ước muốn" của khách hàng, Crighton nhấn mạnh đến việc "cung cấp đúng sản phẩm" một cách chính xác theo thời gian và địa điểm mà khách hàng cần.

- Sản phẩm Há cảo Thượng hạng của Cầu Tre là sản phẩm phù hợp với nhu cầu: Khảo sát

Cầu Tre thực hiện một cuộc khảo sát với các khách hàng đến mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có phân phối sản phẩm để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ liên quan đến sản phẩm há cảo thượng hạng Kết quả khảo sát trong 1000 khách hàng cho thấy có 75% người tiêu dùng từng sử dụng sản phẩm há cảo thượng hạng của Cầu Tre chủ yếu nhóm người tiêu dùng chính là các gia đình trẻ và người làm việc văn phòng ở độ tuổi 25 – 30 tuổi không có thời gian nấu nướng Qua kết quả phân tích phần lớn khách hàng bày tỏ sử dụng 1 sản phẩm được sơ chế sẵn, rút ngắn thời gian nấu nướng, có thể bảo quản trong tủ đông lâu dài Thì sản phẩm há cảo thượng hạng của Cầu Tre là một trong thực phẩm đông lạnh có thể được bảo quản trong thời gian dài mà không làm mất chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu về 1 bữa ăn trong ngày tiện lợi và chế biến nhanh chóng thì 90% người khảo sát đáng giá sản phẩm há cảo thượng hạng là

1 sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

Trình bày các quan điểm triết lý Marketing? (Trần Hồng Ánh)

1 Quan điểm marketing định hướng sản xuất: quan điểm này cho rằng nhà sản xuất phải tập trung tăng qui mô sản xuất để hạ giá thành sản phẩm và bán rộng rãi với giá hạ.

2 Quan điểm marketing định hướng sản phẩm: quan điểm này cho rằng nhà sản xuất phải tập trung cải tiến chất lượng, công dụng của sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3 Quan điểm marketing định hướng bán hàng: quan điểm này cho rằng người tiêu dùng thường thụ động trong mua sắm, khi sản xuất quá nhiều, nhà sản xuất cần tập trung nhiều nỗ lực vào bán hàng để kích thích tiêu thụ.

4 Quan điểm marketing định hướng vào nhu cầu: quan điểm này cho rằng khi nền kinh tế và mức sống nâng cao, nhu cầu người tiêu dùng sẽ thay đổi Chìa khoá để đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là phải xác định chính xác nhu cầu, sáng tạo ra, cung cấp và truyền thông các giá trị vượt trội cho khách hàng trong thị trường mục tiêu đã chọn.

5 Quan điểm marketing xã hội: quan điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp khi thực hành marketing bên cạnh việc xác định nhu cầu, tập trung nỗ lực đáp ứng nhu cầu phải chú ý đến giải quyết thỏa đáng lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thỏa mãn của khách hàng và lợi ích xã hội, cộng đồng trước khi đưa ra các quyết định marketing.

- Quan điểm marketing định hướng nhu cầu: Vinfast

Nhu cầu: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao vừa công bố báo cáo khảo sát người tiêu dùng về phương tiện giao thông điện tại Việt Nam 78% người tiêu dùng được phỏng vấn mong muốn được chuyển đổi sang sử dụng phương tiện điện trong tương lai và trong đó có đến 38% mong muốn sử dụng ô tô điện.

VinFast đã phát triển các dòng xe hơi và xe máy điện, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các phương tiện di chuyển hiện đại, an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường.

VinFast sử dụng các kênh truyền thông đa dạng như quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội, tổ chức các sự kiện lái thử xe để tiếp cận và thu hút khách hàng Đồng thời,công ty cũng tận dụng sự kiện quốc tế như triển lãm ô tô để giới thiệu sản phẩm của mình.

Nguồn:https://vtcnews.vn/anh-nhieu-nguoi-xep-hang-de-duoc-lai-thu-xe-dien-vinfast- ar440572.html

- Quan điểm Marketing xã hội: Cầu Tre

+ Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Cầu Tre đã thực hiện khảo sát:

Cầu Tre thực hiện một cuộc khảo sát với các khách hàng đến mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có phân phối sản phẩm để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ liên quan đến sản phẩm há cảo thượng hạng Kết quả khảo sát trong 1000 khách hàng cho thấy có 75% người tiêu dùng từng sử dụng sản phẩm há cảo thượng hạng của Cầu Tre chủ yếu nhóm người tiêu dùng chính là các gia đình trẻ và người làm việc văn phòng ở độ tuổi 25 – 30 tuổi không có thời gian nấu nướng Qua kết quả phân tích phần lớn khách hàng bày tỏ sử dụng 1 sản phẩm được sơ chế sẵn, rút ngắn thời gian nấu nướng, có thể bảo quản trong tủ đông lâu dài Thì sản phẩm há cảo thượng hạng của Cầu Tre là một trong thực phẩm đông lạnh có thể được bảo quản trong thời gian dài mà không làm mất chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu về 1 bữa ăn trong ngày tiện lợi và chế biến nhanh chóng thì 90% người khảo sát đáng giá sản phẩm há cảo thượng hạng là 1 sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

+ Lợi nhuận của công ty:

Thực phẩm CJ Cầu Tre thuộc CJ Foods ghi nhiều dấu ấn trong năm 2023

Doanh nghiệp đạt tổng doanh thu năm 2023 là 41.1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,22% so với

2022, nhiều dòng sản phẩm như sốt, gia vị tiện lợi, dimsum, được người dùng đánh giá cao.

Công ty cho biết, sản phẩm mang thương hiệu Cầu Tre đến với nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hà Lan… và xuất hiện trong các hệ thống siêu thị trên thế giới.

Nguồn: https://vn.cj.net/cj-introduction/ir/finance/highlight/

Ngày 28.10, đoàn công tác xã hội của Báo Thanh Niên và Công ty TNHH CJ Foods Việt Nam đã trao quà hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua tại TX.Ba Đồn và H.Quảng Trạch ( Quảng Bình ) Trao 968 suất quà cho người dân, gồm cháo dinh dưỡng, cơm ăn liền và chả lụa cao cấp (trị giá 700.000 đồng/suất). Ngoài ra, chọn ra 200 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, thiệt hại nặng trao thêm cho mỗi người 500.000 đồng tiền mặt và trao 175 suất quà tương tự cho học sinh và giáo viên Trường mầm non xã Quảng Thanh, 175 suất cho Trường mầm non xã Phù Hóa và 450 suất cho người dân xã Cảnh Hóa, kèm 100 suất tiền mặt (500.000 đồng/suất)

Nguồn: https://thanhnien.vn/cj-foods-viet-nam-tiep-tuc-trao-tien-qua-hon-13-ti-dong- cho-ba-con-vung-lu-1851006858.htm

Hoạt động khám chữa bệnh thiện nguyện do Tập đoàn CJ tổ chức thực hiện tại thôn Tầm Ngân 1, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Giữa tháng 1-2024, Tập đoàn CJ đã tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho gần 1.400 người dân tại thôn Tầm Ngân 1 thuộc huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, ít có điều kiện đến các cơ sở y tế thường xuyên Đoàn tình nguyện gồm 23 thành viên, chủ yếu là các bác sĩ và y tá đã tiến hành các hoạt động khám chữa bệnh, phát thuốc, tư vấn sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh thân thể, cắt tóc, dạy võ Taekwondo cho bà con trong khu vực

Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cj-viet-nam-va-muc-tieu-cong-hien-vi-cong-dong/

Căn cứ theo đối tượng khách hàng và theo đặc điểm sản phẩm, có thể phân loại marketing như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? (Nguyễn Thị Hoàng Ánh)

 Marketing cho các tổ chức: đối tượng tác động của marketing là các tổ chức của chính phủ, các doanh nghiệp có nhu cầu

 Marketing cho người tiêu dùng: đối tượng tác động của marketing là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu

7.2 Theo đặc điểm sản phẩm

 Marketing sản phẩm hữu hình: marketing được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa cụ thể như thực phẩm, hàng kim khí điện máy, hàng may mặc…

 Marketing sản phẩm vô hình: còn gọi là marketing dịch vụ Marketing được ứng dụng trong các tổ chức cung cấp dịch vụ như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông, ngân hàng

Marketing cho người tiêu dùng

Vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2023, CÔNG TY Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre thực hện chương trình khuyến mãi "Rút lộc rước vàng" vô cùng hấp dẫn Chương trình khuyến mãi được áp dụng cho tất cả khách hàng khi mua sản phẩm của Cầu Tre.Chương trình "Rút lộc rước vàng" không chỉ giúp Cầu Tre tăng doanh số mà còn khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Marketing cho các tổ chức: CJ Cầu Tre áp dụng mức chiết khấu cho các tổ chức doanh nghiệp với Mức chiết khấu của thực phẩm: từ 8 - 10%

Ngoài ra CJ Cầu Tre còn giúp đỡ, hỗ trợ cho đại lý, các siêu thị các loại bảng hiệu, tủ đông, tạo mọi điều kiện tốt nhất để đại lý bán được hàng nhằm thúc đẩy doanh số bán. Đối với các đại lý mới, công ty sẽ đẩy các sản phẩm bán chạy nhất vào đại lý, đồng thời đối với các sản phẩm bán chậm, công ty sẽ hỗ trợ bán hàng với đại lý như trang trí bảng hiệu, catalogue, PG giới thiệu sản phẩm

Marketing sản phẩm hữu hình:

Công ty CJ Cầu tre đã đầu tư vào việc Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, thể hiện sự sang trọng và truyền thống gần gũi với người tiêu dùngViệt Nam Ngoài ra họ còn xây dựng câu chuyện thương hiệu về nguồn gốc, quá trình sản xuất và giá trị văn hóa của cầu tre, tạo sự khác biệt và gắn kết với khách hàng.

Marketing sản phẩm vô hình: Hãng hàng không Vietjet đã sử dụng hình thức marketing vô hình nhằm tăng giá trị trải nghiệm của khách hàng qua việc sử dụng hình ảnh các tiếp viên xinh đẹp, đồng phục trẻ trung đã tạo nên một dấu ấn riêng biệt,gắn liền với hình ảnh một hãng hàng không năng động, thân thiện.

Marketing - mix là gì? Trình bày các thành tố trong marketing-mix? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến marketing mix? (Nguyễn Thị Hoàng Ánh)

8.1 Marketing Mix là: tập hợp những thành tố marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn Các thành tố Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường.

8.2 Các thành tố trong Marketing Mix:

 Sản phẩm (Product): là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix Bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bị và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,

 Giá cả (Price): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng thương hiệu và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm.

 Phân phối (Place): là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu Doanh nghiệp phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả.

 Xúc tiến (Promotions): xúc tiến gồm nhiều hoạt động để truyền thông nhằm thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu Công ty phải thiết lập những chương trình như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp.

8.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing - mix:

1 Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

4 Chu kỳ sống sản phẩm

VÍ DỤ: Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix - Yếu tố vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

 Vào năm 2023 Công ty cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre lọt TOP 10 những Công ty Thực phẩm uy tín năm 2023 - Nhóm ngành: Thực phẩm tươi, đông lạnh

 Với thời gian dài phát triển tại thị trường Việt Nam, hoạt động tích cực vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người Việt, CJ foods đã vươn cao và đạt được thành tựu: THƯƠNG HIỆU VÀNG, do Ủy Ban nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng

 Ngoài ra CJ Cầu Tre đã đạt được nhiều chứng nhận chất lượng quốc tế nhưISO, HACCP, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm và chất lượng.

Liệt kê quy trình nghiên cứu marketing? Phân biệt dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp trong hoạt động nghiên cứu marketing? (Trương Thị Hồng Huế)

sơ cấp trong hoạt động nghiên cứu marketing? (Trương Thị Hồng Huế)

9.1 Quy trình nghiên cứu mkt :

B1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu

B2 Xác định mục tiêu nghiên cứu

B3 Chọn phương pháp nghiên cứu tối ưu

B4 Thu nhập và xử lí thông tin

B5 Tổng hợp và phân tích dữ liệu

B6 Báo cáo kết quả nghiên cứu

Thứ cấp: là dữ liệu đã được thu nhập và xử lý (chi phí, doanh thu, sách báo, tập chí…)

Sơ cấp: là dữ liệu thu nhập trực tiếp tại nguồn dữ liệu ( quan sát, thảo luận …)

Dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu về DN CẦU TRE sẽ được bắt đầu bằng các tài liệu của công ty như báo cáo kinh doanh, các chương trình khuyến mãi, tạp chí, website của công ty

Dữ liệu sơ cấp: đến trực tiếp DN CẦU TRE quan sát và phỏng vấn.

Trong bước thu thập thông tin của quy trình nghiên cứu marketing, có mấy loại dữ liệu thông tin, phân tích và nêu các phương pháp thu thập các dữ liệu đó? (Trương Thị Hồng Huế)

1 Có 2 loại dữ liệu thông tin:

A: Dữ liệu thứ cấp: là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục đích nào đó, nhà nghiên cứu thị trường sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình. Được chia thành hai nguồn: nguồn bên trong và nguồn bên ngoài.

- Nguồn bên trong: bao gồm các dữ liệu từ các báo cáo của các bộ phận chức năng khác trong công ty như báo cáo về chi phí, doanh thu, hoạt động phân phối, xúc tiến

- Nguồn bên ngoài: bao gồm nguồn thư viện (các dữ liệu đã được xuất bản trong các sách báo, tap chí, đặc san, các báo cáo nghiên cứu, niên giám thống kệ) và nguon tổ hợp (các dữ liệu tổ hợp do các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện sẵn để bán cho khách hàng).

B Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau.

2 Các kỹ thuật chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm:

-Quan sát: trong đó nhà nghiên cứu dùng mắt hoặc camera để quan sát đối tượng nghiên cứu.

-Thảo luận: bao gôm thảo luận tay đôi giữa nhà nghiên cứu với đối tượng cần thu thập dữ liệu; thảo luận nhóm là thảo luận trong đó một nhóm đối tượng cấn thu thập dữ liệu thảo luận với nhau theo một chủ đề nghiên cứu

-Phỏng vấn: là phương pháp thu nhập dữ liệu trong đó nhà nghiên cứu phỏng vấn đối tương nghiên cứu để thu nhập dữ liệu, có nhiều hình thức phỏng vấn ( pv qua điện thoại, trực tiếp, internet …)

DN CẦU TRE : Thông qua quan sát, thực hiên các cuôc phỏng vấn trực tiếp tới các khách hàng đã sử dụng sản phẩm củaCầu Tre Tìm hiểu thực tế tại các cửa hàngCầuTre Gửi biểu mẫu đánh giá mức độ hài lòng và thể hiện thái độ với mức độ phục vụ của DN CẦU TRE cho các nhóm khách hàng mục tiêu.

Khi thiết kế câu hỏi phỏng vấn có thể sử dụng các dạng câu hỏi như thế nào?

1 Khi thiết kế câu hỏi phỏng vấn có thể sử dụng dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

Câu hỏi đóng: Là các câu hỏi có câu trả lời có sẵn và người trả lời sẽ chọn một hay nhiều câu trả lời Câu hỏi đóng gồm: Đóng 1 lựa chọn và đóng nhiều lựa chọn.

Câu hỏi mở: Câu hỏi không có câu trả lời sẵn Người trả lời hoàn toàn tự do diễn đạt câu trả lời của mình.

2 VÍ DỤ: Đóng 1 lựa chọn: Bạn có cảm thấy sản phẩm há cảo thượng hạnG của Cầu tre có ngon hay không:

Không  Đóng nhiều lựa chọn: Bạn thường sử dụng sản phẩm nào của Cầu tre:

Câu hỏi mở 1: Điều gì đã thu hút bạn mua các sản phẩm của CẦU TRE :

Câu hỏi mở 2: Điều gì giúp bạn biết đến há cảo thượng hạng của CẦU TRE:

Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở? Một bảng câu hỏi có thể được chia thành bao nhiêu phần và như thế nào? (Lê Khắc Hoài)

1 Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở

Câu hỏi đóng: Câu hỏi mở:

* Thu thập thông tin bằng các câu hỏi có sẵn ,các câu hỏi cố định

* Phạm vi câu hỏi hẹp, giới hạn trong các lựa chọn có sẵn,làm cho đối tượng khách hàng tìm hiểu được còn hạn chế.

*Khó tìm hiểu về nhiều đối tượng khách hàng do giới hạn về câu hỏi

* Thu thập thông tin theo ý kiến của khách hàng không có đáp án cố định.Khách hàng trả lời câu hỏi theo ý kiến của bản thân

* Phạm vi câu hỏi rộng, có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau.

* Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng yêu cầu khách hàng đặt ra

2 Một bản câu hỏi có thể được chia làm 3 phần : Phần gạn lọc, phần chính, phần thông tin cá nhân.

+ Phần gạn lọc: Các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong thị trường nghiên cứu mục tiêu.

+ Phần chính : Các câu hỏi để thu thập thông tin cần cho mục đích nghiên cứu.

+ Phần thông tin các nhân: mức độ chi tiết của bản câu hỏi tùy thuộc vào dạng phỏng vấn ( trực diện, qua điện thoại, qua gởi thư, qua mạng internet).

Phần câu hỏi gạn lọc:

I Anh / chị đã từng sử dụng sản phẩm của Cầu tre chưa? Đã sử dụng □

Chưa sử dụng (ngừng khảo sát) □

II Anh / chị biết đến công ty Cầu tre qua phương tiện truyền thông nào?

Người quen, người thân, bạn bè □

Anh/ chị có góp ý gì về các sản phẩm của công ty Cầu tre ?

Phần thông tin các nhân:

III 󠇇Thông tin cá nhân:

Câu 2: Anh/chị đang ở độ tuổi nào:

Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các loại thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cho hoạt động nghiên cứu marketing? (Nguyễn Thị Diệu Chi)

1) Các loại thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi gồm 4 thang đo:

1 Thang đo định danh: là thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, không có ý nghĩa về lượng.

2 Thang đo thứ tự: là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp thứ tự giữa các đối tượng về một thuộc tính nào đó, không có ý nghĩa về lượng

3 Thang đo quãng: là loại thang đo trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc O không có nghĩa

4 Thang đo tỉ lệ: là thang đo trong đó số đo dùng để đo độ lớn, gốc O có ý nghĩa.

Dạng thông thường nhất của thang đo này là hỏi trực tiếp dạng thông tin đã ở tỉ lệ

1 Thang đo định danh: Trong các thương hiệu bán Há cảo sau đây, Anh/Chị đã từng thử qua những thương hiệu nào?

2 Thang đo thứ tự: Hãy sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 4 đối với nhãn hiệu sản xuất gia vị, thực phẩm Anh/Chị đánh giá tốt nhất: (1) tốt nhất, (2) tốt thứ 2, (3) tốt thứ 3, (4) tốt thứ 4.

3 Thang đo quãng: Hãy cho biết nhận xét của Anh/Chị về sản phẩm Há cảo Thượng hạng của Cầu Tre?

Hoàn toàn không hài lòng

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Hoàn toàn hài lòng

Giá cả      Độ dễ tìm     

Cách bố trí ở các gian hàng     

4 Thang đo tỉ lệ: Anh/Chị hãy cho biết trong 1 tháng Anh/Chị thường ăn Há Cảo bao nhiêu lần? => Lần /tháng (điền đáp án vào chỗ chấm)

Chọn mẫu trong nghiên cứu marketing là gì? Trình bày các phương pháp chọn mẫu và nêu những ưu khuyết điểm của các phương pháp? (Nguyễn Thị Diệu Chi)

1) Chọn mẫu trong nghiên cứu marketing: Là quá trình lựa chọn một bộ phận tương đối nhỏ từ tổng thể với tính cách là đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu Dựa trên kết quả thu được từ mẫu, nhà nghiên cứu sẽ suy diễn rộng ra cho tổng thể.

2) Có 2 phương pháp chọn mẫu

1 Chọn mẫu xác suất: là chọn mẫu có tính ngẫu nhiên, đảm bảo các đối tượng trong đám đông đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào mẫu

2 Chọn mẫu phi xác suất: là chọn mẫu mà đối tượng tham gia được chọn lọc không theo quy luật ngẫu nhiên mà theo sự thuận tiện hoặc đánh giá chủ quan từ nhà nghiên cứu.

3) Ưu và nhược điểm của phương pháp chọn mẫu

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

 Cách làm đơn giản, tính hiện đại cao.

 Mẫu được phân bố đồng đều trong khung mẫu Có thể áp dụng trong điều tra phạm vi rộng, phân tác, không có được danh sách các đơn vị nghiên cứu.

 Khung mẫu đơn giản, dễ lập.

 Điều tra dễ, nhanh vì đối tượng nghiên cứu được nhóm lại.

 Trong nhiều trường hợp không mang tính khả thi vì không thể có được danh sách tất cả các đối tượng liên hệ, hoặc nhà nghiên cứu không đủ thời gian để tiếp cận các đối tượng khi họ phân tán ở nhiều địa bàn cách xa nhau

 Tốn kém nhiều thời gian và công sức.

Chọn mẫu phi xác suất

Là phương pháp đảm bảo rằng một số nhất định các đơn vị mẫu từ các loại khác nhau của quần thể nghiên cứu với các tính đặc trưng sẽ có mặt trong mẫu.

Việc chọn mẫu phải dựa vào kỹ năng của nhà nghiên cứu hay của nhân viên chọn mẫu Thiếu tính đại diện cho quần thể chung.

Nhóm tôi đến từ Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre đang tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng của sản phẩm Há Cảo Thượng Hạng để chuẩn bị cho Phiên chợ K26 Fair

Mẫu nhóm chúng tôi dự kiến khảo sát là 70 sinh viên Phương pháp chọn mẫu phi xác suất Chúng tôi chỉ khảo sát các bạn sinh viên chuyên ngành Marketing Thương Mại Chất Lượng Cao Khóa 27 và Khóa 28 tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (Các sinh viên hệ đại trà và những chuyên ngành khác chúng tôi không khảo sát)

Sinh viên khóa 27 ngành Marketing Thương Mại CLC bao gồm 4 lớp A,B,C,D: Mỗi lớp có 35 sinh viên => 140 sinh viên Khóa 27

Sinh viên khóa 28 ngành Marketing Thương Mại CLC bao gồm 4 lớp A,B,C,D: Mỗi lớp có 35 sinh viên => 140 sinh viên Khóa 28

=> 280 sinh viên (Tổng thể) => Mẫu 70/280 sinh viên khóa 27 và khóa 28 ngànhMarketing Thương Mại CLC

Môi trường Marketing của doanh nghiệp là gì? Nêu các yếu tố thuộc môi trường marketing doanh nghiệp? Tại sao phải nghiên cứu và tìm hiểu về chúng? (Nguyễn Huỳnh Hữu Hoan)

1 Môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân bên trong và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị marketing của doanh nghiệp.

2 Các yếu tố thuộc môi trường marketing doanh nghiệp.

3 Nghiên cứu các yếu tố môi trường marketing vì:

- Giúp doanh nghiệp thấy được cơ hội và lợi thế để phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả

- Giảm thiểu nguy cơ rủi ro trước những thách thức từ môi trường kinh doanh

- Nhìn ra điểm mạnh của doanh nghiệp để phát huy và điểm yếu để khắc phục.

4 VÍ DỤ: Môi trường vĩ mô -Yếu tố kinh tế:

- Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về các sản phẩm tiện lợi, chất lượng cao cũng tăng theo Với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam đang mở rộng, đặc biệt ở các khu vực đô thị như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng Những nhóm khách hàng này có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiện lợi nhưng đòi hỏi cao về chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng Khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm chế biến sẵn nếu sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn cao, an toàn và ngon miệng.

Nhận thức được điều này, CJ Cầu Tre đã cho ra mắt các dòng sản phẩm cao cấp như há cảo thượng hạng, và các sản phẩm khác có thành phần nguyên liệu chất lượng cao, hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao Các sản phẩm này không chỉ tiện lợi mà còn đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn và bổ dưỡng.

16 Trình bày tóm tắt các yếu tố môi trường marketing bên ngoài (vĩ mô, vi mô) của doanh nghiệp? Cho ví dụ về 1 trong những yếu tố thuộc môi trường marketing bên ngoài để minh hoạ về sự ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp cụ thể? (Nguyễn Huỳnh Hữu Hoan)

1 Các yếu tố môi trường marketing bên ngoài của doanh nghiệp: a Môi trường vĩ mô:

1 Yếu tố dân số: là quy mô dân số, mật độ dân số,…

2 Yếu tố kinh tế: như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát

3 Môi trường tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên, môi trường…

4 Yếu tố công nghệ: Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều kì diệu như tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian sản xuất, nhưng cũng dặt ra các thách thức mới cho doanh nghiệp. b Môi trường vi mô:

1 Khách hàng: là những cá nhân và tổ chức sử dụng sản phẩm hay dich vụ của doanh nghiệp.

2 Đối thủ cạnh tranh: có các dạng cạnh tranh như cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau của sản phẩm cùng loại, cạnh tranh giũa các sản phẩm thay thế, cạnh tranh thược các ngành khác.

3 Nhà cung cấp: là tổ chức hoặc cá nhân cung cấp cho doanh nghiệp các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hoặc các thành phẩm để đưa vào quá trình tiêu thụ.

4 Chính sách pháp luật: là các quy định ở trong môi trường kinh doanh.

2 VÍ DỤ: Môi trường vi mô - Yếu tố khách hàng đối với doanh nghiệp CJ Cầu

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, với sự giao thoa của nhiều tôn giáo, vùng miền và thói quen ăn uống khác nhau Điều này tạo ra sự đa dạng trong nhu cầu và sở thích tiêu dùng của khách hàng Người Việt Nam có thói quen sử dụng thực phẩm tiện lợi, nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo được hương vị truyền thống và giá trị dinh dưỡng.

CJ Cầu Tre đã tập trung phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng, từ người tiêu dùng bận rộn ở thành thị đến những người sống tại vùng nông thôn, vốn ưa chuộng hương vị thuần Việt Các sản phẩm như chả giò, há cảo, nem rán, và thực phẩm chế biến sẵn khác được thiết kế không chỉ để phục vụ nhanh chóng mà còn giữ được vị ngon truyền thống, phù hợp với khẩu vị người Việt.

Ngoài ra, Cầu Tre cũng chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu của gia đình – khách hàng chính tại Việt Nam Các sản phẩm của công ty được đóng gói phù hợp cho các bữa ăn gia đình, mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho các bà nội trợ.Doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu ẩm thực ngày càng thay đổi,bao gồm cả xu hướng tiêu thụ thực phẩm sạch, ít dầu mỡ, và giàu dinh dưỡng.

Tại sao doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm hiểu về yếu tố văn hoá xã hội trước khi tiếp cận và làm marketing tại một thị trường nhất định? Ví dụ minh hoạ? (Phạm Thị Lan Anh)

1 Khái niệm: Văn hóa xã hội bao gồm các giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, quan hệ xã hội và các hoạt động xã hội của một cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực

2 Tìm hiểu về yếu tố văn hoá xã hội trước khi tiếp cận và làm marketing tại một thị trường nhất định giúp doanh nghiệp:

- Tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và chuẩn bị kế hoạch marketing phù hợp.

- Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của khách hàng.

- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn hóa giúp truyền tải tốt thông điệp, tránh gây hiểu nhầm.

- Giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Việt Nam là một đất nước với nền văn hóa đa dạng, nơi nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa hợp Trong đó, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Tín ngưỡng Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là thói quen ăn chay Người theo đạo Phật thường ăn chay vào các ngày lễ, dịp cúng,

Nhận thức được nhu cầu này, Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre đã cho ra mắt các sản phẩm chay, phục vụ tệp khách hàng này Cầu tre đã nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm chay như: chả giò chay, há cảo chay, đáp ứng nhu cầu nấu ăn chay của người tiêu dùng, mang đến cho họ những lựa chọn đa dạng và tiện lợi hơn.

Trình bày các yếu tố môi trường marketing bên trong (nội vi) doanh nghiệp? Tại sao phải nghiên cứu và tìm hiểu về các yếu tố trên?Ví dụ minh hoạ? (Phạm Thị Lan Anh)

1 Các yếu tố môi trường marketing bên trong doanh nghiệp: a Nguồn nhân lực: là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. b Nguồn lực tài chính: bao gồm toàn bộ những nguồn quỹ của doanh nghiệp mà được dùng để duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty cũng như chi trả hay thanh toán cho các khoản đầu tư, vốn. c Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó d Công nghệ: là việc vận dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật để cải tiến chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất

2 Nghiên cứu và tìm hiểu về các yếu tố trên giúp doanh nghiệp: a Nguồn nhân lực:

- Tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp với yêu cầu.

- Phân công lao động khoa học hợp lý để sử dụng, khai thác tối đa nguồn lực.

- Xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lý, các quy định phù hợp. b Nguồn lực tài chính:

+ Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty Dựa vào đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.

+ Đánh giá tiềm năng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp c Văn hóa doanh nghiệp:

Yếu tố văn hóa sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các nhân viên Xác định các nguyên tắc, quy tắc mà các nhân viên cần phải tuân thủ. d Công nghệ:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh

- Đổi mới Công nghệ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới tiên tiến, đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng.

- Tăng hiệu quả hoạt động khi sử dụng công nghệ vào sản xuất, quản lý, marketing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí, tăng năng suất lao động.

Nguồn nhân lực: Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre với 9,504 cán bộ, nhân viên Đội ngũ lãnh đạo của CJ Cầu tre có năng lực quản lý, tầm nhìn chiến lược và khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị trường đầy biến động Bên cạnh đó, nhân viên của CJ Cầu Tre cũng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, sở hữu chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao trình độ và kỹ năng

Nguồn lực tài chính: Vốn Điều Lệ của Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre là 117.000.000.000 đồng Với vốn điều lệ lớn, khả năng tài chính của doanh nghiệp mạnh Tạo dựng niềm tin cho đối tác và các nhà đầu tư Khi xảy ra sự cố khả năng xoay sở tốt hơn, duy trì hoạt động doanh nghiệp ổn định trong thời gian dài.

Văn hóa doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre có môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, nhân viên vui vẻ, hòa đồng Nhân viên cấp trên và cấp dưới gắn bó, thân thiết với nhau Nó góp phần tạo nên một văn hóa công ty tích cực, thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao khả năng tập trung, sáng tạo của nhân viên cũng như nâng cao hiệu quả và năng suất.

Công nghệ: Sản Phẩm Há cảo Cầu Tre của Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre sử dụng Công Nghệ Cấp Đông Siêu Tốc giúp giữ lại các dưỡng chất tươi lành của các thành phần rau củ chứa các loại khoáng chất và nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.

Bổ Sung Canxi, Kali và Chất Xơ Từ Rau Củ Tốt Cho Sức Khỏe

Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng là người tiêu dùng? Phân tích và giải thích sự ảnh hưởng của 1 trong các yếu tố trên đến hành

vi mua? (Đặng Vân Anh)

1 Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng là người tiêu dùng:

- Yếu tố về văn hóa: dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ,

- Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi của con người bao gồm nhóm tham khảo, nhóm ảnh hưởng trực tiếp, nhóm ảnh hưởng gián tiếp, nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay, gia đình, vai trò và địa vị, giai tầng xã hội.

- Yếu tố cá nhân: độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống.

- Yếu tố tâm lý: động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin, thái độ.

2 Phân tích và giải thích sự ảnh hưởng của 1 trong các yếu tố đến hành vi mua:

Yếu tố về văn hóa: là yếu tố ảnh hưởng sâu rộng nhất đến quyết định nhu cầu và hành vi của con người, trong đó có hành vi tiêu dùng Nền văn hóa là yếu tố cơ bản quy định đặc trưng của một dân tộc, được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ con người từ gia đình, trường học và xã hội Những người hoạt động Marketing phải xác định phải sản xuất sản phẩm như thế nào để phù hợp với khía cạnh văn hóa mà người tiêu dùng hiểu và cảm thấy quen thuộc Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn, giữa các nhánh văn hóa luôn tồn tại sự khác biệt.

VÍ DỤ: Dòng sản phẩm “Phong cách bản xứ” Cầu Tre Real theo phong cách hai miền

Bắc - Nam. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nem rán và chả giò theo phong cách hai miền Bắc -

Nam của người tiêu dùng, CJ Cầu Tre cho ra mắt dòng sản phẩm “Phong cách bản xứ” Cầu Tre Real là những chiếc chả giò, nem rán mang đậm đặc trưng vùng miền của các món ăn đặc sản Trong đó, Nem Real Kiểu Hà Nội mang vỏ ngoài là bánh đa nem đặc trưng vùng Bắc Bộ, nhân phong phú có hải sản, miến dong, mộc nhĩ, có mayonnaise thơm béo và được nêm nếm đúng khẩu vị của người Hà Nội Còn Chả giò Real Cầu Tre kiểu Sài Gòn có vỏ bánh là bánh tráng bột gạo phù hợp với thói quen người miền Nam hơn.

Nêu các bước trong tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng và phân tích? (Đặng Vân Anh)

1 Tiến trình ra quyết định của NTD

Bước 1: Nhận thức vấn đề

Là giai đoạn đầu tiên trong quá trình ra quyết định, theo đó khi người tiêu dùng nhận thức được nhu cầu và cảm thấy bị thúc đẩy giải quyết vấn đề này.

Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài của chủ thể.

Bước 2: Tìm kiếm thông tin:

Một khi người tiêu dùng nhận thức ra vấn đề hay nhu cầu cần được thỏa mãn bằng cách mua một hàng hóa hay dịch vụ nào đó, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm các thông tin cần thiết để ra quyết định mua hàng thông qua nguồn thông tin bên trong và nguồn thông tin bên ngoài.

Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn:

Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhóm nhãn hiệu đưa vào để lựa chọn theo các thứ bậc, và từ đó bắt đầu hình thành ý định mua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất.

Bước 4: Quyết định mua hàng:

Thái độ của những người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc hoàn cảnh bản thân tại thời điểm quyết định mua Có những yếu tố bất ngờ có thể thay đổi ý định mua hàng vào đúng thời điểm mà người tiêu dùng đã sẵn sàng mua Ví dụ như mất tiền, mất việc,

Bước 5: Hành vi sau khi mua hàng:

Quá trình quyết định mua hàng không kết thúc với hành vi mua hàng Sau khi sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ, người tiêu dùng sẽ so sánh mức độ thành công so với sự mong đợi của họ và sẽ thấy hài lòng hay không hài lòng Hài lòng xảy ra khi mong đợi của người tiêu dùng đúng hay vượt hơn hiệu quả của sản phẩm Không hài lòng thì ngược lại.

Tìm kiếm thông tin Đánh giá các phương án lựa chọn

Hành vi sau khi mua

Khách hàng có thể rút ngắn lại hay bỏ qua một hoặc một số giai đoạn nếu họ đã có sẵn kinh nghiệm mua hàng.

2 VÍ DỤ: Sinh viên có nhu cầu mua laptop để phục vụ việc làm báo cáo thực tập. Bước 1: Nhận thức vấn đề:

Tôi sắp đi thực tập và cần 1 chiếc laptop để phục vụ cho việc làm báo cáo.

Bước 2: Tìm kiếm thông tin:

● Thông tin cá nhân: Hỏi ý kiến bạn bè về các laptop xem loại nào tốt Đa số đó đang sử dụng Laptop ACER và ASUS Họ nhận xét 2 hãng này dùng bền, giá cả phù hợp với học sinh sinh viên nhưng hiệu năng vẫn rất tốt.

● Thông tin cộng đồng: Tìm kiếm thêm thông tin từ các blogger review về các laptop Các loại hiện tại đang phổ biến dùng để học tập là laptop ACER Aspire

7 có giá 15.490.000 và ASUS Vivobook 14 X OLED có giá 16.990.000.

ACER Aspire 7 Asus Vivobook 14X OLED

● Thông tin bên trong: tôi đã từng dùng laptop của Asus và cảm thấy dễ thao tác trên máy cũng như cấu hình của máy mạnh.

Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn:

Tôi chọn ra 2 laptop như sau:

ACER Aspire 7 ASUS Vivobook 14X OLED

Sau khi đánh giá lựa chọn, tôi nhận thấy sản phẩm ASUS Vivobook 14X OLED có màn hình nhỏ gọn phù hợp để đi làm, pin sạc nhanh hơn và đủ các tiêu chí tôi mong muốn Giá sản phẩm cũng nằm trong ngân sách tôi có Ngoài ra, tôi đã từng sử dụng sản phẩm hãng này trước đó Vì vậy, tôi chọn laptop ASUS Vivobook 14X OLED.

Bước 4: Quyết định mua hàng:

Qua việc đánh giá các lựa chọn cũng như bạn bè từng dùng loại máy này có trải nghiệm tốt nên tôi quyết định mua sản phẩm laptop ASUS Vivobook 14X OLED ở cửa hàng máy tính Phong Vũ.

Bước 5: Hành vi sau khi mua hàng:

Sau khi sử dụng, tôi hài lòng sản phẩm laptop ASUS Vivobook 14X OLED vì đã đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của tôi như hiệu năng cao, pin bền và tiện để mang đi Tôi sẽ tin dùng ASUS cũng như giới thiệu cho người thân sản phẩm này nếu họ có nhu cầu mua laptop.

Nêu các nguồn thông tin mà người tiêu dùng có thể sử dụng trong bước tìm kiếm thông tin và cho ví dụ minh hoạ? (Trần Thị Giác)

1 Các nguồn thông tin mà người tiêu dùng có thể sử dụng a Nguồn thông tin trực tuyến

 Website và ứng dụng của sản phẩm/dịch vụ: Đây là nguồn thông tin chính thức, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, tính năng, giá cả, chính sách bảo hành,

 Các trang mạng xã hội: Như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube, là nơi người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá sản phẩm, dịch vụ. b Nguồn thông tin cá nhân

 Bạn bè, người thân: Những người xung quanh thường chia sẻ kinh nghiệm ăn uống, sử dụng sản phẩm.

 Chuyên gia: Tham khảo các chuyên gia hoặc người nổi tiếng trong lĩnh vực thực phẩm cung cấp những tư vấn chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ.

VÍ DỤ: Tôi muốn mua một chiếc laptop mới Tôi có thể tìm kiếm thông tin qua:

- Nguồn thông tin trực tuyến :

+ Website của các hãng: So sánh cấu hình, giá cả giữa các mẫu laptop khác nhau.

+ Mạng xã hội: Đọc các bài đánh giá, review của người dùng đã sử dụng sản phẩm trên Facebook, YouTube.

+ Cửa hàng điện tử: Trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, hỏi nhân viên bán hàng về các tính năng.

- Nguồn thông tin cá nhân : Hỏi thăm bạn bè xung quanh xem kinh nghiệm mua và sử dụng laptop, giá cả.

Nêu các phản ứng hài lòng và không hài lòng của khách hàng sau khi mua? Ví dụ minh họa? (Trần Thị Giác)

Ví dụ minh họa? (Trần Thị Giác)

1 Các phản ứng hài lòng và không hài lòng của khách hàng a Phản ứng hài lòng

- Tái mua: Khách hàng tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ của cùng một thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

- Giới thiệu cho người khác: Khách hàng chia sẻ trải nghiệm tích cực của mình với bạn bè, người thân, qua đó giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm khách hàng mới.

- Đánh giá tích cực: Khách hàng để lại những đánh giá tích cực trên các trang web, diễn đàn, mạng xã hội.

- Tham gia các chương trình trung thành: Khách hàng tích cực tham gia các chương trình khách hàng thân thiết để nhận được ưu đãi. b Phản ứng không hài lòng

- Không mua lại: Khách hàng không mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó nữa.

- Phản hồi tiêu cực: Khách hàng chia sẻ những trải nghiệm tiêu cực của mình với bạn bè, người thân, hoặc trên các nền tảng trực tuyến.

- Trả hàng: Khách hàng yêu cầu được đổi hoặc trả lại sản phẩm.

- Khiếu nại: Khách hàng liên hệ với doanh nghiệp để khiếu nại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Tẩy chay : Khách hàng tẩy chay sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

2 VÍ DỤ: Tôi đã từng sử dụng 2 loại sản phẩm sau đây và tôi thấy hài lòng với sản phẩm há cảo cầu tre và không hài lòng với chả giò cầu tre

Sản phẩm: há cảo cầu tre

 Phản ứng hài lòng: Mình rất thích há cảo cầu tre vỏ bánh dai vừa phải, nhân thịt thơm ngon, đậm đà Mình thường mua về hấp hoặc chiên, ăn kèm với tương ớt thì hết sẩy luôn Giá cả lại phải chăng nữa.

Sản phẩm: chả giò cầu tre

 Phản ứng không hài lòng: Mình thấy chả giò cầu tre có vị hơi nhạt, không được đậm đà như mong đợi Nhiều lần mua phải những chiếc chả giò bị rách vỏ chiên lên không giòn ngon, từ đó mình không còn mua chả giò của cầu tre nữa

Phân khúc thị trường là gì? Tại sao phải phân khúc thị trường? Cho ví dụ

1 Phân khúc thị trường: Quá trình Phân chia thị trường không đồng nhất thành những khúc thị trường đồng nhất, đảm bảo sao trong cùng một phân khúc thị trường các khách hàng đều cùng một đặc điểm hoặc hành vi tiêu dùng như nhau.

2 Tại sao phải phân khúc thị trường:

+ Trong Marketing, người ta phân khúc thị trường để thoả mãn tốt nhu cầu của mỗi phân khúc, bởi vì mỗi phân khúc thị trường có đặc điểm, sở thích, thói quen khác nhau mà một sản phẩm không thể nào đáp ứng được.

+ Mỗi doanh nghiệp chỉ có một số thế mạnh nhất định mà thôi Phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp phân bố hiệu quả các nguồn lực, tập trung nổ lực vào đúng chỗ.

+ Nhiều khi phân khúc thị trường cực nhỏ( gọi là ngách thị trường) nhưng biết cách khai thác thì thành công hơn là sử dụng theo nhiều phân khúc.

3 VÍ DỤ: Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre có bán sản phẩm là Há cảo Cầu

Tre Thượng Hạng Tiêu thức được sử dụng cho sản phẩm này là:

1 Địa lý: Thành phố lớn: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng hay những tỉnh đang phát triển Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ,

3 Tâm lý học: Người coi trọng chất lượng: Những khách hàng đánh giá cao chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng cao.

4 Hành vi tiêu dùng trong các dịp đặc biệt: các dịp lễ, bữa tiệc, hay sự kiện đặc biệt.

Trình bày các tiêu thức phân khúc thị trường hàng tiêu dùng và cho ví dụ

1 Có 4 tiêu thức phân khúc thị trường hàng tiêu dùng gồm: Khu vực địa lý, đặc điểm xã hội học, tâm lý, hành vi.

Thái độ sống: Thờ ơ, quan tâm đến các vấn đề xã hội,

Lối sống: Độc lập, phục thuộc, hướng nội, hướng ngoại,

Cá tính: Bốc đồng, thích thể hiện mình, trầm lặng,

Tình huống mua hàng: mua sử dụng, mua làm quà tặng,…

Lợi ích tìm kiếm: Chất lượng, giá cả, cung cách phục vụ, chương trình xúc tiến

Loại khách hàng: Chưa mua, mua lần đầu, mua thỉnh thoảng, mua thường xuyên,…

Mức độ sử dụng: Nhiều, vừa phải, ít

VÍ DỤ: Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre có bán sản phẩm là Há cảo Cầu Tre

Thượng Hạng Tiêu thức được sử dụng cho sản phẩm này là:

1 Địa lý: Thành phố lớn: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng hay những tỉnh đang phát triển Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ,

3 Tâm lý học: Người coi trọng chất lượng: Những khách hàng đánh giá cao chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng cao.

4 Hành vi tiêu dùng trong các dịp đặc biệt: các dịp lễ, bữa tiệc, hay sự kiện đặc biệt.

Thị trường mục tiêu là gì? Các tiêu chí đánh giá các khúc thị trường? (Nguyễn Hùng Dũng)

1) Thị trường mục tiêu: Thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn để nhắm đến các khách hàng tiềm năng, trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh và nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nhiệm vụ của doanh nghiệp là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng.

2) Các tiêu chí đánh giá các khúc thị trường:

- Quy mô và mức tăng trưởng khúc thị trường: thu nhập thông tin về tất cả khúc thị trường.

- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của thị trường: thị trường có ngon hay không chịu nhiều áp lực thị trường, đối thủ cạnh tranh.

- Mục tiêu và nguồn lực của công ty: mục tiêu phải phù hợp với thị trường và đủ nguồn lực.

- Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường: Cầu Tre nổi tiếng thực phẩm chế biến với phương châm “Hương vị truyền thống, phong cách hiện đại” được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị truyền thống và chất lượng ổn định Tại Việt Nam, các sản phẩm này thường xuất hiện trong bữa ăn gia đình và là lựa chọn quen thuộc trong các nhà hàng Sự ưa chuộng này đã thúc đẩy Cầu Tre mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư vào công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao từ người tiêu dùng.

- Tính hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường: Hiện nay ngoài sản phẩm Cầu Tre còn có các sản phẩm hương vị của các đối thử cạnh tranh như: Vissan, CP Viet Nam,

…đa dạng về mẫu mã, hình thức cũng như giá cả Vì thế Cầu tre luôn có những nỗ lực marketing cho sản phẩm chế biến, hương vị truyền thống Tuy nhiên, sự cạnh tranh vẫn mở ra cơ hội cho Cầu Tre phát triển các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu ngày càng phong phú của các đối tượng khách hàng.

- Mục tiêu và nguồn lực của công ty:

Công ty Cầu Tre đặt mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành thực phẩm chế biến với phương châm “Hương vị truyền thống tại Việt Nam, mang đến những sản phẩm an toàn, chất lượng cao và tiện lợi cho người tiêu dùng Để đạt được mục tiêu này, công ty tận dụng nguồn lực bao gồm đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, hệ thống sản xuất hiện đại

Nêu các mức độ định vị và cho ví dụ minh hoạ? (Nguyễn Hùng Dũng)

1 Các mức độ định vị:

- Định vị địa điểm: làm cho khách hàng nhớ đến điểm nổi bật nhất của một địa phương, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ Định vị địa điểm rất quan trọng đối với việc thu hút đầu tư, du lịch và tiêu thụ sản phẩm.

- Định vị doanh nghiệp: là làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp bởi sự nổi trội về quy mô, kỹ thuật, trình độ công nghệ, mức độ đa dạng sản phẩm Các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể sản xuất ra những sản phẩm tương tự nhau về tính năng, công dụng Để có thể cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp sẽ ra gây ấn tượng đối với khách hàng bằng điểm khác biệt để thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Định vị sản phẩm: là làm cho sản phẩm chiếm vị trí mong muốn trong tâm trí khách hàng, sao cho mỗi khi nhắc đến tên sản phẩm, khách hàng lập tức liên tưởng đến một đặc điểm của sản phẩm.

- Định vị địa điểm : Khi nhắc đến Bến tre, mọi người nghĩ ngay đến xứ sở của dừa.

Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất nước trên 52000 ha và sản lượng 410 triệu quả/năm Là nơi phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm về dừa phát triển.

- Định vị doanh nghiệp: Khi nhắc đến doanh nghiệp Cầu Tre, khách hàng thường sẽ nhớ ngay đến đây là một thương hiệu thực phẩm với chất lượng cao, hương vị truyền thống Việt Nam trong thực phẩm đông lạnh, phục vụ hàng triệu bữa ăn gia đình Việt.

- Định vị sản phẩm: Túi xách tay Bucket phối da ( Vascara ) là sản phẩm có 2 màu be và nâu giúp cho những khách hàng sở hữu được sản phẩm thể hiện được giá trị bản thân mình trước đám đông

Phân tích và cho ví dụ minh hoạ các cấp độ cấu thành sản phẩm? (Lương Trần Ngọc Hân)

1 Có 3 cấp độ cấu thành sản phẩm:

1.1 Cấp độ cốt lõi: Là lợi ích cơ bản mà khách hàng tìm kiếm Cùng một sản phẩm có thể mang lại những lợi ích khác nhau cho các khách hàng khác nhau.

1.2 Cấp độ cụ thể: Là sản phẩm thực sự mà khách hàng sử dụng để thỏa mãn lợi ích của mình Bao gồm chất lượng, đặc tính, hình dáng, nhãn hiệu, bao bì… có thể giúp khách hàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

1.3 Cấp độ tăng thêm: Để gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, doanh nghiệp thường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ bổ sung như bảo hành, lắp đặt, thông tin, tư vấn.

2 VÍ DỤ: Há cảo Cầu Tre

Slogan: "Cầu Tre - Thuần phong mỹ vị"

 Cầu Tre: Đây tên thương hiệu, gợi lên hình ảnh truyền thống, gần gũi với ẩm thực Việt Nam.

 Thuần phong: Mang ý nghĩa về sự tinh khiết, nguyên bản, giữ gìn hương vị truyền thống của món há cảo.

 Mỹ vị: Nhấn mạnh đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn của sản phẩm.

 “Cầu Tre - Thuần phong mỹ vị”: mang thông điệp về sự kết hợp giữa truyền thống và chất lượng Nhấn mạnh việc giữ gìn các giá trị văn hóa Việt Nam trong quá trình chế biến thực phẩm, đồng thời khẳng định sản phẩm của thương hiệu có hương vị tinh tế, đáp ứng tiêu chuẩn của cả quá khứ và hiện tại.

Một nét độc đáo của há cảo Cầu Tre chính là hương vị đặc trưng được định lượng theo công thức “bí truyền” từ các loại gia vị phổ biến như nước mắm, tiêu, dầu mè, và gừng… nhưng lại mang đến hương vị đậm đà và khác biệt mà không doanh nghiệp há cảo nào khác có thể sao chép được Công thức đặc biệt này được doanh nghiệp phát triển và gìn giữ trong suốt 30 năm qua tạo nên sự nhận diện và ưa chuộng trên thị trường.

Sử dụng: Không cần rã đông, có thể hấp hoặc chiên, lấy khay sản phẩm ra để vào lò vi sóng ở chế độ hâm nóng 5 – 6 phút là dùng được Dùng kèm với tương ớt, tương đen hoặc nước tương pha cùng rau, củ muối chua.

Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ dưới -18 độ C hoặc ngăn đá tủ lạnh.

Nêu đặc điểm và mục tiêu marketing của từng giai đoạn thuộc chu kỳ sống sản phẩm? (Lương Trần Ngọc Hân)

 Khái niệm chu kì sống sản phẩm: Theo Phillip Kotler & Gary Armstrong:

"Chu kỳ sống của sản phẩm (thường được viết tắt là PLC) là thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi doanh số và lợi nhuận của sản phẩm từ khi nó được tung ra thị trường cho đến khi nó rút khỏi thị trường".

 Bảng chu kì sống sản phẩm:

1 Giới thiệu 2 Phát triển 3 Bão hòa 4 Suy thoái

Doanh thu Thấp Tăng nhanh

Tiếp tục tăng, đặt tối đa, sau đó dừng lại và cuối cùng có dấu hiệu giảm

Cao Trung bình Dưới mức trung bình Thấp

Là những người tiên phong

Là những người noi theo

Những người trung thành còn lại

Lợi nhuận Chưa có lợi nhuận

Lợi nhuận bắt đầu tăng

Lợi nhuận đạt tối đa

Lợi nhuận giảm mạnh Đối thủ cạnh tranh Ít Tăng dần Cạnh tranh mạnh mẽ Giảm

VÍ DỤ: Há cảo Chay kiểu Sò Đại Dương của Doanh nghiệp Cầu Tre

Há cảo Chay kiểu Sò Điệp Đại Dương ra mắt vào khoảng đầu năm 2023, là sản phẩm mới mà mọi người chưa biết nên doanh thu thấp và chưa thu về được lợi nhuận Vì thế trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã tăng cường quảng cáo; tiếp thị; chào hàng trong các siêu thị, trung tâm thương mại; cho khách hàng dùng thử để họ biết đến sản phẩm và mua về dùng.

Tập hợp sản phẩm là gì? Cho ví dụ thực tế để mô tả kích thước của một tập hợp sản phẩm? (Lê Thị Kim Hân)

1 Khái niệm: Tập hợp danh mục sản phẩm là tổng hợp tất cả những dòng sản phẩm và mặt hàng của doanh nghiệp được bán ra trên thị trường.

- Tập hợp danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp có thể được mô tả bằng chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và tính đồng nhất của nó.

+ Chiều rộng danh mục sản phẩm cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu dòng sản phẩm.

+ Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng có trong tất cả các dòng sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Chiều sâu danh mục sản phẩm là số loại của mỗi sản phẩm trong dòng.

+ Tính đồng nhất của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm có trong danh mục sản phẩm xét theo cách sử dụng cuối cùng, các công nghệ sản xuất, các hệ thống phân phối, giá cả hay các mặt liên quan khác.

VÍ DỤ: Tập hợp danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre

- Chiều rộng danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre

- Chiều dài của DimSum gồm:

- Chiều sâu của Há cảo gồm:

+ Há cảo hải sản + Há cảo

+ Há cảo chay + Há cảo Mini

+ Há cảo thượng hạng + Há cảo nhân tôm cả bó xôi

+ Há cảo nhân tôm củ dền

- Tính đồng nhất: Hầu hết các sản phẩm đều sử dụng các nguyên liệu cơ bản như bột mì, nước, thịt, tôm, rau củ.

Phân tích các chiến lược cho tập hợp sản phẩm và cho ví dụ minh hoạ? (Lê Thị Kim Hân)

1 Các chiến lược cho tập hợp sản phẩm

- Chiến lược mở rộng cho tập hợp danh mục sản phẩm: ngoài những dòng sản phẩm đang kinh doanh, qua phân tích khả năng của doanh nghiệp và cơ hội trên thị trường, doanh nghiệp tăng thêm các dòng sản phẩm mới.

- Chiến lược hạn chế cho tập hợp danh mục sản phẩm: từ những dòng sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, qua quá trình kinh doanh, doanh nghiệp quyết định loại bỏ những dòng sản phẩm nào không còn phù hợp hoặc không có hiệu quả.

Chiến lược mở rộng cho tập hợp danh mục sản phẩm:

- 31/01/2024: Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre cho ra mắt sản phẩm “Chả giò real thịt”

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w