1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đầu tư quốc tế - đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Đầu tư quốc tế
Thể loại Bài báo cáo
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,14 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Vài nét về đầu tư (8)
    • 1.1. Lý thuyết chung về FDI (8)
    • 1.2. Tình hình phát triển FDI trên thế giới hiện nay (0)
  • Chương 2. Xu hướng đầu tu thế giới (0)
    • 2.1. Xu hướng FDI theo khu vực địa lý (11)
      • 2.1.1. Dòng FDI vào (11)
      • 2.1.2. Dòng FDI ra (14)
    • 2.2. Xu hướng FDI theo thành phần (17)
    • 2.3. Xu hướng FDI theo phương thức tiếp cận (0)
    • 2.4. FDI theo các ngành và theo các ngành công nghiệp (0)
    • 2.5. FDI theo các quỹ đặc biệt (24)
      • 2.5.1. Quỹ cổ phần tư nhân (24)
      • 2.5.2. Quỹ đầu tư quốc gia (26)
      • 2.5.3. Công ty đa quốc gia quốc doanh (29)
  • Chương 3. Xu hướng phát triển chính sách đầu tư quốc tế (31)
    • 3.1. Xu hướng chính sách (31)
      • 3.1.1. Xu hướng chính sách theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2009 (0)
        • 3.1.1.1 Xu hướng chính sách đầu tư quốc gia (32)
        • 3.1.1.2 Xu hướng chính sách đầu tư theo mức độ quốc tế...........................29 3.1.2. Xu hướng chính sách đầu tư theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2010 (0)
        • 3.1.2.1. Xu hướng chính sách đầu tư trong nước (35)
        • 3.1.2.2. Xu hướng chính sách đầu tư quốc tế (36)
        • 3.1.2.3. Các sang kiến khác liên quan tới đầu tư (0)
      • 3.1.3. Xu hướng chính sách liên quan tới đầu tư theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2014 (0)
        • 3.1.3.1. Xu hướng chính sách đầu tư trong nước (43)
        • 3.1.3.2. Xu hướng chính sách đầu tư quốc tế (45)
    • 3.2. So sánh chính sách FDI (47)
      • 3.2.1. So sánh chính sách FDI trong nước (47)
      • 3.2.2. So sánh chính sách FDI quốc tế (0)
    • 3.3. Tác dụng đòn bẩy của đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế carbon thấp (48)
      • 3.3.1. Chuỗi giá trị và đầu tư nước ngoài carbon thấp (48)
      • 3.3.2. Nhu cầu đầu tư carbon thấp theo ngành (49)

Nội dung

Tình hình phát triển FDI thế giới hiện nay Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 WIR công bố ngày 24/6/2014 của Vănphòng Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc UNCTAD, dòng v

Vài nét về đầu tư

Lý thuyết chung về FDI

Đối với mỗi nước nhận đầu tư thì FDI là nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì nó giúp các nước nhận đầu tư có thể bổ sung nguồn vốn trong nước, tiếp cận được với công nghệ mới và bí quyết quản lý trên thế giới, tạo nguồn thu ngân sách lớn, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó tạo sự ổn định về mặt xã hội Đối với các nước đi đầu tư thì FDI cũng chính là nguồn vốn giúp tăng cường thương mại với các nước khác, tạo nguồn thu ngân sách lớn Chính vì thế, các nước trên thế giới luôn có những chính sách thu hút FDI nhưng cũng đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là

"công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Các hình thức đầu tư FDI được các TNC sử dụng là: đầu tư 100% vốn, mua bán và sáp nhập, liên doanh, nhượng quyền thương mại….Mục tiêu cuả các TNC khi đầu tư ra nước ngoài là muốn tìm kiếm nguồn tài nguyên, tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả về giá nhân công, giá nguyên liệu và các yếu tố sản xuất khác để có thể tối đa hóa lợi nhuận cho mình Chính vì thế, những thay đổi trong chính sách đầu tư của các quốc gia sẽ có tác động không nhỏ tới xu hướng đầu tư của các TNC trên thế giới.

1.2 Tình hình phát triển FDI thế giới hiện nay

Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 (WIR) công bố ngày 24/6/2014 của Văn phòng Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đang trên đà tăng trưởng trở lại.

Theo đó, sau khi giảm mạnh vào năm 2012, dòng vốn FDI toàn cầu đã tăng 9% trong năm 2013, đạt 1,45 nghìn tỷ USD UNCTAD dự đoán rằng dòng FDI toàn cầu có thể tăng lên đến 1,75 nghìn tỷ USD trong năm 2015 và 1,85 nghìn tỷ USD vào năm 2016.

Dòng vốn FDI ghi nhận được cho thấy sự tăng trưởng ở tất cả các nhóm nước: Các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi

Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu. Trong khi đó, FDI chảy vào các nước phát triển tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39% tổng FDI của thế giới Các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI trong năm 2013.

Hình 1.1: FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 – 2013, dự báo 2014 – 2016

Năm 2013, FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển đạt mức cao nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại đến 7% so với mức tăng trưởng trung bình 17% trong 10 năm qua Châu Á vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới với dòng vốn FDI vào các nước đang phát ở Châu Á đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2013.Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ đều thu hút được khoảng 250 tỷ USD

Hình 1.2: FDI toàn cầu giai đoạn 2011 – 2013

Theo UNCTAD, FDI vào các nước đang phát triển từng là xu hướng chính suốt hơn 10 năm qua nhưng xu thế đó đang thay đổi Năm 2000, FDI vào các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 19%, nhưng tới năm 2013 tỷ lệ này lên tới 54% Theo UNCTAD, với việc kinh tế các nước phát triển đang hồi phục, xu hướng này sẽ sớm thay đổi Ước tính FDI vào các nước giàu sẽ tăng 35% trong năm 2014 và năm 2016 sẽ chiếm tới 52% tổng FDI toàn cầu Phân công lao động quốc tế và những diễn biến của nền kinh tế toàn cầu là yếu tố tạo nên những chuyển dịch của dòng vốn FDI cũng như những xu hướng mới trong hợp tác đầu tư toàn cầu Bởi vậy, trong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và đa phương, điều khoản liên quan đến đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn và thường là nguyên nhân của những trì hoãn trong đàm phán Ở mức độ phát triển nào, chính phủ các nền kinh tế luôn cố gắng cao nhất trong việc tận dụng tác động tích cực của FDI, giảm tối đa những bất lợi có thể để thu hút nguồn vốn FDI từ các quốc gia Tuy vậy, trên bình diện chung, dòng vốn FDI sẽ dịch chuyển giữa các châu lục và các nền kinh tế Điểm đáng chú ý trong năm 2013 là hoạt động M&A xuyên quốc gia tăng 5% trong khi đầu tư mới (GI) vẫn duy trì ở mức 2012 Số thương vụ M&A của nền kinh tế đang phát triển đã đạt mức trước khủng hoảng và các thương vụ M&A ở các nước này chủ yếu được bán cho các TNCs của các nền kinh kế đang phát triển Đây là xu hướng mới so với khảo sát 2007 của UNCTAD đối với các TNCs của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Theo đó chỉ có 24% phản hồi rằng sẽ lựa chọn hình thức M&A, có tới46% phản hồi sẽ lựa chọn hình thức GI, trong khi đó, trước khủng hoàng, M&A do TNCs

Xu hướng đầu tu thế giới

Xu hướng FDI theo khu vực địa lý

2.1.1 Dòng FDI vào ( FDI inflows)

Nếu phân theo khu vực, châu Á hiện vẫn đang là khu vực thu hút vốn FDI lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên dòng vốn FDI vào khu vực này trong năm 2013 có phần chững lại, cũng chỉ tương đương năm 2012

Hình 2.1: FDI vào các khu vực giai đoạn 2010 – 2013

Trong khi đó, đầu tư ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và khu vực Caribê lại có sự gia tăng Vốn FDI vào các nền kinh tế chuyển đổi theo định nghĩa của UNCTAD (khu vực Đông Nam châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập) cũng tăng lên đáng kể, chạm mốc kỷ lục với ước tính khoảng 126 tỷ USD (so với mức 87 tỷ USD trong năm 2012, tăng 45%) và chiếm 9% FDI toàn cầu.

FDI vào khu vực Bắc Mỹ tăng 6% trong năm 2013, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng vốn FDI đầu tư vào Canada, tăng 49% (đạt 64,1 tỷ USD) Theo UNCTAD, việc thu hútFDI của Canada phụ thuộc chủ yếu vào các khoản vay nội bộ cho các chi nhánh nước ngoài tại nước này Ở các nước phát triển, dòng FDI vào Châu Âu tăng 3% so với năm 2012 Trong

EU thì Đức, Tây Ban Nha, Italia có sự phục hồi đáng kể dòng vốn FDI trong năm 2013 ở Đức (tăng 392%, đạt 32,3 tỷ USD), Tây Ban Nha (tăng 37%, đạt 37,1 tỷ USD) và Ý (từ 0,1 tỷ USD lên 9,9 tỷ USD)…

Hình 2.2: FDI vào khu vực châu Á năm 2012 – 2013

Năm 2013, châu Á tiếp tục đứng đầu về thu hút FDI, chiếm gần 30% tổng dòng vốn FDI toàn cầu, khoảng 426 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2012 Tốc độ tăng trưởngFDI vào khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á tăng từ khoảng 2-10%, trong khi dòng vốn vào khu vực Tây Á giảm 9% Trong đó, FDI vào khu vực Đông Á và ĐôngNam Á vẫn tăng 4% và đạt 347 tỷ USD trong năm 2013 Tại khu vực Đông Nam Á, nếu như năm 2012, 5 nền kinh tế đứng đầu về thu hút FDI lần lượt là Trung Quốc, HongKong, Singapore, Indonesia và Malaysia, thì năm 2013 FDI có xu hướng dịch chuyển sang một số nước ASEAN, như Campuchia, Myanmar và một số nền kinh tế khác

Hình 2.3: 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới (đơn vị: tỉ USD)

Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm dần từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm ngoái vẫn là

188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD trong năm 2012), cao hơn 50% so với mức của Trung Quốc - nước thu hút FDI thứ hai thế giới (124 tỷ USD trong năm 2013, 121 tỷ USD trong năm 2012) Điều này phản ánh dấu hiệu phục hồi kinh tế của Mỹ trong năm qua.

Trong năm 2013, APEC và các nước thuộc khối BRICs là các khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong FDI toàn cầu với mức gần gấp đôi so với trung bình trước khủng hoảng trong đó APEC hiện chiếm tới hơn một nửa trong khi BRICS chiếm 1/5 tổng FDI toàn cầu Dòng chảy FDI trong khu vực ASEAN và MERCOSUR cũng gia tăng so với trước khủng hoảng Các khu vực tập trung những nền kinh tế phát triển (G20, NAFTA) đang ở mức phục hồi nhẹ.

Bảng 2.1: FDI vào nhóm khu vực và liên khu vực giai đoạn 2005 – 2013

Trong 3 khu vực lớn Hiệp định đối tác thương và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á (RCEP), các xu hướng FDI có nhiều khác biệt: tại khu vực các nước đang thương lượng TTIP là Mỹ và EU, tỷ trọng thu hút FDI giảm từ 56% trước khủng hoảng xuống 30% năm 2013, tại 12 nước đang đàm phán TPP, tỷ trọng này năm 2013 là 28%, so với mức 40% trước khủng hoảng; trong các nước thuộc ASEAN và 6 đối tác đang thương lượng FTA, tỷ trọng đạt khoảng 20% tổng FDI toàn cầu Cuối năm 2012, trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21, 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA) của khu vực (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand) đã tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Năm 2013, tổng dòng vốn FDI vào ASEAN+6 đã đạt tới 343 tỷ USD, chiếm 24% tổng dòng vốn FDI toàn cầu Như vậy, việc mở rộng khu vực thương mại tự do trong và ngoài khu vực đã góp phần cho tăng trưởng FDI và các lợi ích phát triển gắn kết của khu vực.

Dòng FDI ra toàn cầu tăng 5% từ 1,35 tỷ USD lên đến 1,41 tỷ USD vào năm

2012 Trong đó, dòng vốn ra từ các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng và đạt mức khoảng 7,5 nghìn tỷ USD vào giữa năm 2013

Hình 2.4: Thị phần của dòng FDI ra theo các nhóm kinh tế giai đoạn 1999 – 2013

Dòng vốn ra từ các nước phát triển tiếp tục trì trệ và không thay đổi ở mức 857 tỷ USD năm 2012 và chỉ bằng 55% so với đỉnh vào năm 2007 TNCs ở những nước phát triển vẫn tiếp tục dự trữ một lượng lớn tiền mặt tại các chi nhánh ở nước ngoài dưới hình thức lợi nhuận giữ lại, đó là một phần lợi nhuận tái đầu tư và khoản này chiếm đến 67%. Trong đó khoản đầu tư từ các nhà đầu tư Hoa Kì giảm 8% đến 338 tỷ USD do sự suy giảm trong các thương vụ M&A qua biên giới và các khoản vay nội bộ tiêu cực Dòng FDI ra từ EU tăng 5% đến 250 tỷ USD và Thụy Sĩ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất ở Châu Âu

Trong khi đó FDI từ các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục được giữ vững tăng 3% đạt mức kỷ lục 454 tỷ USD năm 2013 Các nước đang phát triển Châu Á là một trong những khu vực có dòng FDI ra lớn, chiếm 1/5 tổng dòng FDI ra toàn cầu Dòng FDI ra từ các nền kinh tế chuyển đổi đã tăng đáng kể 84% đạt mức cao mới 99 tỷ USD

Hình 2.5: Dòng vốn FDI ra theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013 (đơn vị: tỉ USD)

TNCs của các nền kinh tế đang phát triển tăng kỷ lục vốn đầu tư, đạt 454 tỷ USD, cùng với nền kinh tế chuyển đổi, dòng đầu tư (outflows) từ khu vực này chiếm 39% tổng đầu tư FDI toàn thế giới (khoảng 553 tỷ USD), mức này tăng đáng kể so với tỷ trọng 12% hồi đầu những năm 2000 Các TNCs của các nước đang phát triển cũng tăng mạnh việc mua lại các cơ sở kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển do TNCs của các nước phát triển sở hữu Về hoạt động kinh doanh, doanh số kinh doanh nước ngoài của các công ty tiếp tục tăng trưởng đều đặn Trong đó, doanh thu tăng 9%, tổng tài sản tăng 8%, giá trị gia tăng tăng 6%, lao động tăng 5% và xuất khẩu tăng 3% Tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của TNCs đến từ các nước đang phát triển và chuyển đổi lớn hơn các TNCs của các nước phát triển.

Trong năm 2013, FDI từ các quỹ đầu tư quốc gia (SWF) vẫn thấp trong khi từ các công ty xuyên quốc gia có sở hữu nhà nước lại lớn Tổng tài sản do các SWF quản lý khoảng 6,4 nghìn tỷ USD FDI của các SWF chỉ khoảng 6,7 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của các quỹ này lên khoảng 130 tỷ USD Ngược lại, dù số lượng các TNCs có sở hữu nhà nước tương đối nhỏ, nhưng số lượng cơ sở kinh doanh ở nước ngoài và quy mô các cơ sở lại rất đáng kể Ước tính có khoảng 550 TNCs kiểu này, của cả các nước đang phát triển và phát triển với 15.000 cơ sở/chi nhánh ở nước ngoài, quản lý một lượng tài sản khoảng 2 nghìn tỷ USD FDI từ các công ty dạng này khoảng 160 tỷ USD trong năm

2013, tăng nhẹ so với 4 năm giảm liên tiếp trước đó Mặc dù các TNCs thuộc sở hữu nhà nước chiếm chưa đầy 1% tổng TNCs trên thế giới, nhưng lượng vốn đầu tư chiếm 11% tổng FDI toàn cầu

Hình 2.6: Top 20 nước đi đầu tư nhiều nhất năm 2012 – 2013 (đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: Báo cáo đầu tư kinh tế 2014

Trong số các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc đã tăng đáng kể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong những năm gần đây, được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ khuyến khích doanh nghiệp ra nước ngoài, Tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm 2012 là 88 tỷ USD, năm 2013 tăng khoảng 20% so với 2012 Nhiều nền kinh tế ở Châu Mĩ Latinh như Brazil, Chile, Colombia, Mexico và Peru cũng đã tăng dòng vốn đầu tư ra bên ngoài, nhưng chủ yếu là đầu tư gián tiếp, phản ánh nhu cầu của các công ty,ngân hàng và các quỹ hưu trí ở Mỹ Latinh muốn đa dạng hóa tài sản của họ trên thị trường quốc tế.

Xu hướng FDI theo thành phần

Các thành phần chủ yếu của FDI phải kể đến là đầu tư vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các dòng vốn khác (chủ yếu là các khoản vay nội bộ công ty) Hiện nay, tất cả các thành phần của FDI đang dần phục hồi nhưng với tốc độ còn chậm

Năm 2009, tất cả các thành phần của FDI đều giảm Đầu tư vốn cổ phần và thu nhập tái đầu tư có giá trị ở mức đã làm cho dòng vốn FDI xuống thấp cho đến cuối năm

2009 Những biến động trong khoảng vay nội bộ đã có sự tăng lên và lợi nhuận tái đầu tư cũng bắt đầu tăng lên vào giữa năm 2009

Hình 2.7: Dòng vốn FDI vào qua các thành phần, giai đoạn 2005 – 2009 và dự liệu quý 2008 – 2010 (đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2010

Trong các thành phần của FDI, đầu tư vốn cổ phần chiếm tỉ trọng lớn nhất, đỉnh điểm là năm 2007 với gần 1 nghìn tỉ USD, chiếm gần 60% tổng số vốn đầu tư FDI Năm

2009, mặc dù cả 3 thành phần đều giảm, nhưng đầu tư vốn cổ phần vẫn chiếm tỉ trọng lên đến 50% - khoảng 400 tỉ USD.

Năm 2010, các dòng FDI qua các thành phần có dấu hiệu phục hồi, thể hiện ở sự tăng lên của đầu tư vốn cổ phần, cũng như các khoản vay nội bô và thu nhập tái đầu tư

Các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi với mức lợi nhuận dần tăng lên sau khi giảm mạnh vào cuối năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính Một ví dụ về thu nhập của 500 công ty của Standard and Poor của Mỹ lên đến hơn 100 tỉ USD trong vòng 3 quý cuối năm

2009 so với quý cuối của năm 2008 – quý đánh dấu sự suy giảm lịch sử lên đên 200 tỉ USD

Tại các nền kinh tế mới nổi cũng cho thấy sự phục hồi trong các thành phần củaFDI Ví dụ, lợi nhuận của các công ty của Hàn Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước có mức tăng trưởng hai con số trong quý đầu tiên của năm 2010, so với cùng kỳ năm trước Cải tiến nói chung trong lợi nhuận của công ty cũng xuất hiện ở thu nhập trên vốn FDI, trong đó phản ánh hiệu quả hoạt động của các chi nhánh nước ngoài. Thu nhập tái đầu tư đang gia tăng, và tỷ lệ của chúng trong tổng số thu nhập trên vốn FDI cũng đã được tăng lên, do giảm chuyển lợi nhuận cho các công ty mẹ.

Hình 2.8: Dòng FDI ra theo các thành phần (tại các nước phát triển) giai đoạn 2007 - 2013

Nguồn: UNCTAD Đối với các dòng FDI ra, trước và trong cuộc khủng hoảng tài chính, đầu tư vốn cổ phần vẫn chiếm tỉ trọng cao trong các thành phần FDI Tuy nhiên, trong những năm gần đây, 2012 và 2013 đã cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu, lợi nhuận tái đầu tư ngày càng chiếm tỉ trọng lớn và giảm tỉ trọng trong đầu tư vốn cổ phần Năm 2013, thành phần lợi nhật tái đầu tư đã chiếm 67% trong dòng vốn ra của các nước nước phát triển.

2.3 Xu hướng FDI theo các phương thức tiếp nhận (by modes of entry)

Mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia (Cross – border M&A) và đầu tư mới (Greenfield Investment) là hai hình thức đáng chú ý trong xu hướng đầu tư theo phương thức tiếp nhận

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 làm cho nền kinh tế thế giới trở

Hình 2.9: Tình hình của M&A và đầu tư mới giai đoạn 2004 – 2013

Nguồn: WIR 2014 Hình 2.10: Số lượng các dự án M&A và đầu tư mới giai đoạn 2005 – 2010

Khủng hoảng sảy ra, nguồn vốn dành cho M&A đã bị giảm bớt từ các TNC Do sự không chắc chắn của thị trường, các ngân hàng và các tổ chức tài chính không thể hoặc không sẵn sàng tài trợ cho các vụ mua lại Năm 2009, hoạt động M&A chịu ảnh hưởng sâu nhất Về số lượng, các dự án M&A từ 6425 dự án năm 2008 giảm xuống còn 4239 dự án năm 2009 Về chất lượng, giá trị của các vụ mua bán, sáp nhập giảm gần 66% so từ

707 tỉ USD năm 2008 xuống còn 205 tỉ USD năm 2009

Năm 2007 – 2008 chứng kiến sự tăng lên trong số lượng của đầu tư mới trên thế giới Nguyên nhân cho điều này đó là khi thị trường có bất ổn, giảm sút và thông tin không chắc chắn, việc đầu tư mới cho phép các TNCs có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh ra ngước ngoài với chi phí ít tốn kém hơn, là ít rủi ro so hơn Bên cạnh đó, với đầu tư TNCs có thể hoạt động linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh mức độ hoạt động ở giai đoạn đầu của dự án, điều này giúp các TNCs tăng cường khả năng đáp ứng kịp thời với các cuộc khủng hoảng Tuy nhiên, sang năm 2009, thị trường tài chính sụp đổ, đầu tư mới cũng bị sụt giảm.

Có thể nói rằng, trong năm này, hầu hết sự sụt giảm của FDI là do sự sụt giảm đáng kể của M&A hơn là đầu tư mới Số lượng các giao dịch M&A giảm 34% (66% về giá trị), so sánh với 15% suy giảm của các dự án đầu tư mới.

Khi nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng, vốn đã trở nên phong phú hơn và thị trường chứng khoán đã trở lại bình thường, lúc này cán cân thị trường lại nghiêng về M&A Các số liệu báo cáo cho thấy sự tăng trưởng hơn trong M&A so với đầu tư mới 2.4 FDI theo cơ cấu các ngành và theo cách ngành công nghiệp

Xét tổng thể, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu FDI theo ngành

Hình 2.11: Giá trị FDI từ M&A xuyên quốc gia và đầu tư mới theo cơ cấu ngành giai đoạn 2003 - 2013 (đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ UNCTAD

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, dòng vốn FDI ở cả 3 lĩnh vực đều giảm mạnh trong vào những năm sau đó

Khu vực cơ bản (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp và khi thác dầu mỏ): khủng hoảng tài chính làm cho giá trị của khu vực cơ bản trong đầu tư FDI giảm đáng kể, giảm12% trong đầu tư mới và 42% trong giao dịch M&A xuyên quốc gia năm 2008 so với thời kì đỉnh cao của đầu tư năm 2008 Năng lượng trên toàn thế giới giảm mạnh, đối mặt với môi trường tài chính khó khăn, dòng lưu chuyển tiền tệ thấp và nhu cầu sử dụng suy yếu Cuộc suy thoái kinh tế làm cho việc sử dụng năng lượng toàn cầu giảm trong năm

2009, lần giảm đầu tiên kể từ năm 1981 Trong các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, hầu hết các công ty cắt giảm chi tiêu không chỉ bằng cách khoan giếng ít hơn mà còn bằng cách trì hoãn, thậm chí là hủy các dự án thăm dò FDI trong nông nghiệp cũng giảm.

Sang năm 2013, giá trị của FDI trong cả 2 thành phần đều có dấu hiệu tăng lên (14% trong M&A xuyên quốc gia, 32% trong đầu tư mới so với năm 2012), với sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm nước Hoạt động khai khoáng trong đầu tư mới của các nước phát triển và chuyển đổi giảm mạnh đến mức gần bằng 0, tồn tại lại là hầu hết các doanh nghiệp từ các nước đang phát triển

FDI theo các quỹ đặc biệt

Ngoài các công ty đa quốc gia TNCs tham gia vào các hoạt động đầu tư quốc tế, phải kể đến thành phần khác đó là các cá nhân, chính phủ, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế, cũng như các quỹ đặc biệt Trong khi FDI từ 3 đối tượng cá nhân, chính phủ và các tổ chức quốc tế và khu vực khó để tính toán, đo lường, thì FDI từ các quỹ đặc biệt có thể được ước tính bằng cách kiểm tra các dữ liệu các giao dịch M&A, cái mà chiếm hầu hết các khoản đầu tư của họ

2.5.1 Quỹ cổ phần tư nhân (Private equity funds)

FDI từ các nguồn vốn cổ phần tư nhân và các quỹ đầu tư tập thể khác đã giảm đáng kể vào năm 2009, tiếp tục giảm và có giá trị thấp vào các năm tiếp theo Giá trị của M&A xuyên quốc gia của các nguồn vốn này giảm mạnh hơn nhiều so với các nhà đầu tư khác

Hình 2.12: Tình hình về M&A xuyên quốc gia của các nhà cổ phần tư nhân giai đoạn

Nguồn: WIR – Báo cáo đầu tư thế giới 2014

Có thể thấy rằng, năm 2008 giá trị của các giao dịch M&A xuyên quốc gia từ các quỹ cổ phần tư nhân giảm 18% từ 541 tỉ USD năm 2007 xuống còn 444 tỉ USD năm

2008, tiếp đó là sự giảm mạnh vào năm 2009 xuống còn 115 tỉ USD, chiếm 18% tổng giá trị của M&A xuyên quốc gia Trong năm 2013, đầu tư M&A xuyên biên giới của các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân là 171 tỉ USD, chiếm 21% của tổng giá trị M&As xuyên quốc gia.

Sự sụt giảm của các quỹ cổ phần tư nhân chủ yếu là do sự suy giảm mạnh trong đầu tư trên quy mô lớn Các giao dịch với giá trị trên 1 tỉ USD đã giảm khoảng 75%, trong khi đó các khoản đầu tư từ các doanh nghiệp vừa mà nhỏ lại tăng lên Các nhà đầu tư lo ngại rủi ro khi thị trường đang có bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, điều này đã là sụt giảm nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư quốc tế của các nhà cổ phần tư nhân, cũng như các nhà đầu tư tập thể khác Trong năm 2009, quỹ đầu tư cổ phần tư nhân giảm 220 tỉ USD, tương đương với 65% giá trị năm 2008, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay Ngoài ra, việc suy giảm của FDI bởi các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân còn do các nguyên nhân khác như việc thiếu các dự án đầu tư mới hứa hẹn trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng lúc bấy giờ, cũng như do áp lực tài chính từ các khoản đầu tư hiện tại

Các công ty cổ phần tư nhân đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các cơ quan thuế, cũng như việc tăng áp lực để giảm chi phí hoạt động và kinh doanh. Với quy định của EU được đề xuất vào tháng 5 – 2010 với việc tiếp tục thắt chặt các hoạt động của các quỹ đầu tư, bao gồm các quỹ cổ phần tư nhân, từ bên ngoài vào trong khu vực này Điều này đã làm cho các hoạt động FDI trên thế giới phát triển chậm, và mờ nhạt Bên cạnh đó, các quỹ cổ phần tư nhân tiếp tục tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với giá trị của các dự án FDI giảm xuống khoảng 50 triệu USD trong năm 2009 – 2010.

Về thị trường của các quỹ cổ phần tư nhân, các quỹ này hiện đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới nổi

Hình 2.13: FDI từ các quỹ cổ phần tư nhân theo khu vực giai đoạn 1995 – 2013

Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2014

Châu Á là một trong những thị trường chủ yếu của các quỹ cổ phần tư nhân Bên cạnh đó, một số nền kinh tế mới nổi như Brazil cũng cung cấp nhiều cơ hội cho sự phát triển của các hoạt động đầu tư tư nhân Ví dụ, tại các nước Mỹ Latinh, các quỹ đầu tư tư nhân đầu tư 8,9 tỉ USD năm 2013, với có đến 3,5 tỉ USD cho cơ sở hạ tầng, dầu khí và năng lượng Bên cạnh đó, đầu tư FDI của các quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài năm 2013 là

Trong khi đó, sự tăng trưởng chậm của M&A ở các khu vực như EU đã tạo ít cơ hội cho các công ty cổ phần tư nhân tham gia hoạt động kinh doanh.

Có thế thấy rằng, trong các hoạt động đầu tư thế giới, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân đã giảm đáng kể và nhường chỗ cho các quỹ đầu tư khác.

2.5.2 Quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign wealth funds – SWF)

Quỹ SWF là một loại quỹ đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ một nước bao gồm các loại tài sản tài chính như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, các loại kim loại và các công cụ tài chính khác

Một số quỹ SWF là do ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát bởi Ngân hàng trung ương có lợi thế là kiểm soát được tình hình tài chính của hệ thống các ngân hàng trong quốc gia Loại quỹ này đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia có nền kinh tế lớn và các thị trường tài chính quan trọng của quốc gia đó.

Một số quỹ SWF khác được thành lập từ các khoản tiền tiết kiệm của chính phủ, danh mục đầu tư của loại quỹ này rất đa dạng vì mục đích chủ yếu là thu được lợi nhuận. Chính vì thế mà loại quỹ này đóng vai trò không quan trọng lắm trong việc quản lý tình hình tài chính quốc gia

Quỹ đầu tư quốc gia được thành lập bởi các quốc gia có chủ quyền nổi lên như một đóng góp tích cực vào FDI trong những năm gần đây Các quỹ đầu tư quốc gia nổi bật hiện nay có thể kể đến là Quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi (ADIA) (thuộc các nước tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) – tổng tài sản lên đến 672 tỉ USD, Quỹ đầu tư an toàn Trung Quốc.

Bảng 2.2: Danh sách các quỹ đầu tư quốc gia lớn hiện nay

STT Tên quỹ Quốc gia Tổng tài sản

1 Quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi Tiểu vương quốc Ả

2 Quỹ đầu tư an toàn Trung Quốc Trung Quốc 577 tỉUSD

3 Quỹ đầu tư lương hưu chính phủ toàn cầu Nauy

4 Quỹ tiền tệ Ả Rập xê út Ả Rập 472,5 tỉUSD

5 Quỹ đầu tư cổ phần Trung Quốc Trung Quốc 409,6 tỉ USD

6 Quỹ đầu tư quốc gia Kuwait Kuwait 296 tỉ USD

7 Quỹ đầu tư HongKong Hongkong 294 tỉ USD

8 Quỹ đầu tư chính phủ Singapore Singapore 247,5 tỉ USD

Nguồn: tạp chí kinh tế Việt Nam

Tương tự như các quỹ đầu tư tư nhân, những với mức độ thấp hơn, các quỹ đầu tư quốc gia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và 2009

Hình 2.14: Tình hình đầu tư FDI từ các quỹ đầu tư quốc gia giai đoạn 2000 – 2010

Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2010

Năm 2009, không giống như quỹ đầu tư tư nhân, tổng giá trị của các quỹ SWF đầu tư vào FDI lên đến 22,9 tỉUSD, tăng 15% so với năm 2008 Tuy nhiên, việc đầu tư của các quỹ trong và sau khủng hoảng có sự khác nhau

Xu hướng phát triển chính sách đầu tư quốc tế

Xu hướng chính sách

3.1.1 Xu hướng chính sách về đầu tư theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2009

3.1.1.1 Xu hướng chính sách đầu tư quốc gia

Tự do hóa thương mại tiếp tục là xu hướng ở nhiều quốc gia Một vài quốc gia giảm bớt những rào cản đối với đầu tư nước ngoài, từ đó tiếp tục xu hướng mở cửa rộng hơn nữa đối với FDI Trong các trường hợp khác, việc mua lại nhà ở bất động sản bởi các nhà đầu tư nước ngoài đã được nới lỏng Cũng như những năm trước, xu hướng về việc giảm thuế cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn được tiếp tục ở giai đoạn này.

Gần như cùng lúc, nhiều quốc gia đặt một bước tiến mới trong việc điều chỉnh FDI Xu hướng nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia tiếp tục ở một vài quốc gia.Vẫn tiếp tục có xu hướng đầu tư quốc tế một cách cẩn thận vì những lý do an ninh quốc gia Quy định về vấn đề này đã được thông qua ở một số nước OECD Những nước này đã mở rộng phạm vi của các điều luật thông báo bắt buộc hoặc cho phép chính phủ ngăn chặn vụ mua lại cổ phần ở các công ty trong nước Ngoài ra xu hướng theo hướng quốc hữu hóa tổ chức nước ngoài trong các ngành công nghiệp khai khoáng đặc biệt ở một số quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh Một ví dụ điển hình đó là Venezuela đã tịch thu tài sản, quốc hữu hóa 39 công ty dầu mỏ tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi thông qua đạo luật cho phép chính chủ có quyền kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp vàng đen Tổng thống nước này tuyên bố tài sản của 39 công ty tư nhân và nước ngoài bị tịch thu và từ nay sẽ thuộc sở hữu của Venezuela Hành vi quốc hữu hóa thường được biện minh bằng học thuyết được luật pháp quốc tế gọi là học thuyết

“hành vi quốc gia” (The acts of state doctrine), theo đó cho phép một quốc gia có chủ quyền được toàn quyền hành động trên phạm vi lãnh thổ của mình mà không bị xét xử bởi một tòa án của quốc gia khác Đây là một hình thức đặc quyền dành cho quốc gia.

 Chính sách nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính

Nhiều quốc gia đã thông qua chương trình cứu trợ tài chính và gói giải cứu cá nhân để hỗ trợ các công ty yếu kém, đặc biệt là những công ty nằm trong mảng tài chính. Nhiều nước cả phát triển và đang phát triển đã thông qua gói kích thích nền kinh tế, bao gồm các chương trình đầu tư công, cắt giảm thuế và lãi suất, cung cấp cho vay lãi suất thấp Những biện pháp này có thể có tác động tích cực đến FDI, miễn là chúng được thiết kế và thực hiện một cách không phân biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài.

※ Tác động của cuộc khủng hoảng đối với các chính sách liên quan đến FDI

Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế không có tác động quá mạnh mẽ đối với các chính sách FDI, do FDI không phải là nguồn cơn của cuộc khủng hoảng này Tuy nhiên, một vài biện pháp chính sách quốc gia như chương trình cứu trợ tài chính quốc gia, gói kích thích nền kinh tế… đã được đưa ra như một cách để phản hồi lại cuộc khủng hoảng, những chính sách này có khả năng gây tác động đến dòng chảy FDI và các tổ chức TNC theo hướng gián tiếp Chúng mang lại tác động khả quan đối với dòng FDI chảy vào, do chúng giúp ổn định nền kinh tế Mặt khác, có một số quan ngại rằng các biện pháp chính sách quốc gia có thể dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ đầu tư do ưu tiên các nhà đầu tư trong nước hơn nhà đầu tư quốc tế.

Cũng có những dấu hiện cho thấy một số quốc gia bắt đầu phân biệt đối xử chống lại các nhà đầu tư nước ngoài cùng sản phẩm của họ theo cách là tận dụng những khoảng trống của quy định quốc tế Ví dụ về chủ nghĩa bảo hộ ngầm bao gồm việc ưu tiên các hàng hóa có tỷ lệ nội địa cao trong mua sắm chính phủ ( đặc biệt ở các dự án cơ sở hạ tầng công cộng ), ngăn chặn ngân hàng cho các tổ chức quốc tế vay tiền,…)

3.1.1.2 Xu hướng chính sách về đầu tư theo mức độ quốc tế

Trong năm 2008, mạng lưới hiệp định đầu tư quốc tế IIAs tiếp tục được mở rộng: có đến 59 hiệp định đầu tư song phương mới BITs được ký kết ( ít hơn so với năm 2007 (

65) , đưa đến con số tổng là 2676 Thêm vào đó, số lượng hiệp định chống đánh thuế 2 lần đã tăng 75 hiệp định, đưa đến tổng là 2805, và số lượng điều ước quốc tế khác có vốn đầu tư quy định ( chủ yếu là hiệp định thương mại tự do bao gồm các nghĩa vụ bắt buộc đối với các hợp đồng các bên liên quan đến tự do hóa đầu tư và bảo hộ ) đạt con số 16 vcho đến cuối năm 2008.( so sánh với năm 2007 lần lượt là 69 và 13 ) Hơn nữa, trong 6 tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến ký kết của 25 BITs và 6 IIAs Điều này chứng tỏ bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, đầu tư quốc tế vẫn được đẩy mạnh.

 Hiệp định đầu tư song phương BIT

Năm 2008, 59 BITs mới được ký kết, trong số đó các quốc gia đang phát triển tham gia 46, phát triển tham gia 38 Tổng số BITs lên tới 2676 vào cuối năm 2008.

Xét theo khu vực, các nước đang phát triển dến từ châu Á và Đại Dương dẫn đầu,với tổng là 31 BITs năm 2008, một nửa trong số đó được ký với các nước phát triển Các nước châu Phi ký 12 BITs mới năm 2008, 8 trong số đó là cùng với các nước phát triển

Số lượng BITs giữa các nước đang phát triển tiếp tục gia tăng Trong 59 BITs mới được ký, 19 hiệp định là giữa các nước đang phát triển Điều này chỉ ra sự quan trọng trong hợp tác Nam – Nam về vấn đề đầu tư

 Hiệp định chống đánh thuế 2 lần DTT

Năm 2008, 75 DTTs được ký kết, tổng là 2805 Các nước phát triển tham gia 63, 18 trong số đó với riêng nuwocs phát triển Ireland và Phần Lan là những nước tích cực nhất, mỗi nước đã ký 6 DTTs Các nước đang phát triển tham gia 39 DTTs mới, dẫn đầu là Quatar và Việt Nam với mỗi nước 4 cái 5 trong số DTTs ký năm 2008 là giữa các nước đang phát triển với nhau, chiếm tổng số 16% các DTTs đã được ký.

 Các hiệp định đầu tư quốc tế khác

Trong năm 2008, 16 hiệp định đầu tư quốc tế khác được ký kết, mang đến tổng là

273 Chủ yếu trong số đó là hiệp định thương mại tự do Canada và Singapore là các nước tích cực nhất, mỗi nước đã ký 3 hiệp định.

 Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Song song với chế độ IIA mở rộng, số vụ tranh chấp đầu tư nhà nước vẫn tuonwg đối cao Năm 2008, ít nhất 30 hiệp ước tranh chấp đầu tư quốc tế được hình thành Sự gia tăng đó tiếp tục tác động đến nhiều nước Trên thực tế, ít nhất 77 chính phủ, 47 trong số đó là nước đang phát triển, 17 phát triển và 13 trong nền kinh tế chuyển đổi, tham gia vào hiệp ước phân xử đầu tư.

※ Chính sách nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính

Chế độ bảo hộ đầu tư và IIA và tác động của nó đến FDI Ở một mức độ nào đấy, IIA có thể được coi như bức tường thành chống lại nguy cơ bảo hộ đầu tư Ví dụ, quy định của IIA về việc không phân biệt đối xử là cấm các bên ký kết hợp đồng ưu tiên nhà đầu tư trong nước hơn nước ngoài Các biện pháp bảo vệ hiệu quả chống lại hành vi bảo hộ được cho là đặc biệt quan trọng với các nước mới nổi, khi mà những nước này đang gia tăng đầu tư nước ngoài thông qua doanh nghiệp trong nước và SWFs.

Tại hội nghị G20 do Hội nghị thượng đỉnh tài chính và kinh tế thế giới tổ chức tạiWashington DC ngày 14/11/2008, các nhà lãnh đạo đã nhắc lại cam kết chính trị của họ về việc mở cửa toàn cầu nền kinh tế Họ tuyên bố rằng “trong 12 tháng tiếp theo, chúng ta sẽ hạn chế sự gia tăng các rào cản đối với đầu tư” Các cam kết này được tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở London vào 2/4/2009, nơi các nhà lãnh đạo đã cam kết sẽ giảm thiểu bất kỳ các tác động tiêu cực nào đến thương mại và đầu tư.

3.1.2 Xu hướng chính sách về đầu tư theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2010.

3.1.2.1 Xu hướng chính sách đầu tư trong nước

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2009, chính sách đầu từ FDI của các quốc gia được hình thành theo 3 xu hướng chính:

 Xúc tiến và tự do hóa đầu tư.

Khủng hoảng kinh tế năm 2009 không khiến cho các nước thực hiện chính sách hạn chế tự do hóa thương mại mà ngược lại tự do hóa thương mại tiếp tục được các nước khuyến khích và phát triển.

So sánh chính sách FDI

3.2.1 So sánh chính sách FDI trong nước qua các năm

Bảng 3.2.1 So sánh chính sách FDI trong nước qua các năm

Giống nhau - Các nước tiếp tục tự do hóa đầu tư nhưng do phần kiểm soát vì lý do an ninh quốc gia.

- Trong 2009-2010, các quốc gia tiếp tục đưa ra các gói kích thích nền kinh tế để vực dậy nền kinh thế khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Khác nhau Các biện pháp kiểm soát đầu tư FDI được thực hiện là : xem xét, đánh giá các nhà đầu tư nước ngoài, ngăn chặn việc các doanh nghiệp FDI mua lại cổ phần của các công ty trong nước ,quốc hữu hóa các ngành khai khoáng đặc biệt.

Thực hiện các biện pháp kiểm soát đầu tư FDI bằng các quy định về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành; và các ngành như ngân hàng, điện… được nhà nước bảo hộ, và hạn chế đầu tư nước ngoài.

-Chính sách đầu tư vẫn hướng tới xúc tiến và tự do hóa, nhưng phần điều chỉnh hoặc biện pháp kiểm soát có xu hướng gia tăng.

-Một số ngành trước đây bị cấm hay hạn chế đầu tư thì nay đã được cho phép đầu tư nhiều hơn.

3.2.2 So sánh chính sách quốc tế qua các năm

Bảng 3.2.2 So sánh chính sách quốc tế qua các năm

Giống nhau -Các hiệp định IIAs tiếp tục được mở rộng.

-Các tranh chấp về đầu tư được giải quyết nhờ hệ thống ISDS.

Khác -Các nước gia tăng ký hết các hiệp định BIT, DTT và các hiệp định IIAs khác.

-Các hiệp định IIAs đã phát triển từ thỏa thuận song phương sang các thỏa thuận đa phương, do đó mà số hiệp định BIT giảm (bao gồm cả số lượng BIT mới được ký kết và các hiệp định BIT bị hủy bỏ).

-Nhiều hiệp định BIT đã được thương lượng lại do mô hình BIT đã được xây mới.

-Các nội dung trong IIAs được mở rộng hơn theo hướng cụ thể và ràng buộc hơn trách nhiệm của các bên liên quan

-Hệ thống ISDS cũng có sự phát triển

-Xuất hiện nhiều sáng kiến liên quan tới đầu tư.

-Có những chính sách về đầu tư vào nền kinh tế carbon thấp.

-Các nước tiếp tục quan tâm nhiều hơn tới các thỏa thuận khu vực, giảm thỏa thuận song phương.

- Chú trọng hơn tới phát triển bền vững trong các hiệp định IIAs.

Tác dụng đòn bẩy của đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế carbon thấp

3.3.1 Chuỗi giá trị và đầu tư nước ngoài carbon thấp Đầu tư nước ngoài carbon thấp có thể được định nghĩa là việc chuyển giao các công nghệ, quy trình làm việc hoặc sản phẩm bởi các TNC tới các nước chủ nhà – thông qua đầu tư nắm vốn chủ sở hữu (FDI) và các hình thức thâm nhập thị trường không nắm vốn chủ sở hữu - như vậy chính họ và các đối tác liên quan có thể sử dụng tốt các sản phẩm của họ và dịch vụ, tạo ra lượng khí thải nhà kính thấp hơn đáng kể so với nếu không ưu tiên áp dụng trong ngành công nghiệp thuộc kinh doanh như bình thường (BAU) Đầu tư nước ngoài low-carbon cũng bao gồm FDI thực hiện để tiếp cận các sản phẩm, các quá trình và các công nghệ carbon thấp. Đầu tư hai cách:

 Nước ngoài carbon thấp có khả năng giảm phát thải khí nhà kính ở các nước sở tại trong Đầu tư nước ngoài trong quá trình các-bon thấp xảy ra thông qua việc nâng cấp các hoạt động TNC hiện tại cũng như các khoản đầu tư mới.

 Các công ty đa quốc gia có thể tạo ra hoặc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của carbon thấp trong cách chúng được sử dụng (không phải chỉ đơn giản là chúng được tạo ra như thế nào)

Một trường hợp đặc biệt của loại thứ hai là các TNC cung cấp dịch vụ công nghệ carbon thấp bên cạnh các quy trình giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong các công ty địa phương độc lập và các tổ chức khác ở nước sở tại Điều này cho phép các công ty nâng cao hoạt động và kinh doanh của chính nó thông qua cung cấp kiến thức của mình và tiếp cận thị trường mới Hiện tại, đầu tư nước ngoài trong các dịch vụ công nghệ carbon thấp có thể không lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhưng các công ty cung cấp dịch vụ đó đang ngày càng tăng.

3.3.2 Nhu cầu đầu tư carbon thấp theo ngành

Một cách hiệu quả để tận dụng sự đóng góp của các TNC để giảm phát thải khí nhà kính là kênh đầu tư carbon thấp của nước ngoài vào các lĩnh vực trọng điểm với tiềm lực giảm thiểu cao.

Cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu được xoay quanh các lĩnh vực năng lượng,giao thông vận tải, xây dựng và nông nghiệp Đây là các lĩnh vực được xem như là phát thải ra phần lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, vì vậy để đạt mục tiêu giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì cần phải đặt trọng tâm phát thải vào các lĩnh vực này.

 Lĩnh vực năng lượng là lĩnh vực phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất vào năm 2030, tuy nhiên, tác động của nó có thể được giảm thiểu hơn về mặt chi phí so với các ngành khác Hơn thế nữa, đây cũng được xem như là lĩnh vực nền tảng cho bất kỳ nỗ lực giảm thiểu phát thải nào Các TNC có thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong những nỗ lực này thông qua các quy trình, sản phẩm và dịch vụ đầu tư carbon thấp Có rất nhiều cơ hội cho các TNC trong ngành công nghiệp năng lượng trong việc cải thiện các quy trình của chúng tại nước sở tại (WIR08) Ví dụ, CEZ Group (Cộng hòa Séc) đang đầu tư $ 1620000000 trong một công viên gió ở Romania để bù lại lượng khí thải từ các nhà máy điện đốt than bẩn mà nó sở hữu trong nước.

 Ngành vận tải được dự báo sẽ chịu trách nhiệm cho khoảng một phần sáu lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030, hơn 60 phần trăm trong số đó đều có nguồn gốc từ các loại xe chở khách và xe thương mại nhỏ Hành động giảm thiểu chủ yếu như sự ra đời của nhiều nhiên liệu hiệu quả, điện, hybrid hoặc đơn giản là những chiếc xe nhẹ hơn, phụ thuộc vào các công ty, trong đó có nhiều TNC, phát triển và phổ biến các công nghệ này.

 Lĩnh vực xây dựng sẽ là lĩnh vực phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao thứ 3 vào năm 2030, 62 phần trăm trong số đó có nguồn gốc từ các hộ gia đình Cùng với công nghiệp, đây là lĩnh vực chịu trách nhiệm cho lượng khí thải gián tiếp từ việc tiêu thụ điện năng liên quan đến hệ thống sưởi, làm mát và ánh sáng Tuy nhiên, sự đầu tư của các TNC vào các sản phẩm/ dịch vụ carbon thấp, đặc biệt là từ lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp cho có thể cải thiện đáng kể hiệu quả trong các tòa nhà, thậm chí trong khu vực nghèo tương đối.

 Trong hai lĩnh vực liên quan tới đất thì nông nghiệp được dự báo là có lượng phát thải khí nhà kính cao hơn vào năm 2030; lâm nghiệp có khả năng xử lý chất thải cao hơn do hoạt động trồng rừng

3.3.3 Chiến lược đầu tư nước ngoài carbon thấp: lựa chọn chính sách.

Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với hai thách thức lớn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới một nền kinh tế carbon thấp: thứ nhất là việc huy động tài chính cần thiết và đầu tư; và thứ hai, việc mua lại, tạo ra và phổ biến các công nghệ liên quan Cả hai đều là những lĩnh vực mà đầu tư nước ngoài có thể có những đóng góp to lớn - vì vậy các cuộc thảo luận trước đó đã tập trung vào các tác động của đầu tư nước ngoài carbon thấp đối với sự phát triển kinh tế và ứng phó với sự biến đổi khí hậu.

Trong khi chế độ biến đổi khí hậu quốc tế tương lai (the future international climate change regime) –bao gồm cam kết cắt giảm một lượng khí carbon cụ thể, đồng thời hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển- vẫn còn là thỏa thuận thì các nước cần phải xem xét lại xem những nỗ lực của họ có tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài carbon thấp hay không Khi được thông qua, các chiến lược đó có khả năng giúp cải thiện quy trình sản xuất và sự xuất hiện của công nghệ mới (bao gồm cả việc nâng cao về năng lượng của họ, sử dụng vật chất và tài nguyên hiệu quả) và các ngành công nghiệp Thêm vào đó, khi sớm được thực hiện đầu tư và đảm bảo các điều kiện về môi trường thì các nước có thể có cơ hội sở hữu các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường mới và đạt được lợi thế người đi đầu, đem lại cho họ một lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh và cơ hội tham gia xuất khẩu trong các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngoài ra, một số lợi ích có thể phát sinh khi di chuyển hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, bao gồm cả lợi ích ngành cụ thể như điện khí hóa nông thôn; an toàn và an ninh được cung cấp bởi luật xây dựng chặt chẽ hơn; an ninh năng lượng thông qua đa dạng hóa các nguồn năng lượng và cải thiện hiệu quả năng lượng; tác động tích cực đến môi trường tự nhiên của địa phương; và cơ hội nhận tài trợ và các nguồn lực quốc tế để chuyển sang nền kinh tế các-bon thấp.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì đầu tư nước ngoài carbon thấp cũng đem lại hai hạn chế lớn sau: thứ nhất, khi các TNC được trang bị công nghệ và quy trình làm việc hiệu quả hơn thì nó có thể sẽ lấn át các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn còn nhiều yếu kém, thiếu khả năng cạnh tranh, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng các công ty này thống trị thị trường; thứ hai, sự đầu tư này có thể khiến nhiều nước phụ thuộc vào công nghệ cũng như hàng hóa mà các TNC này bán ra, và như vậy về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế đất nước Do đó, khi hoạch định chính sách thu hút đầu tư nước ngoài carbon thấp, các nhà hoạch định chính sách đã phải cân nhắc những lợi thế và bất lợi, cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như môi trường, sức khỏe con người và phát triển bền vững khác, để có thể vạch ra một chiến lược xúc tiến đầu tư thích hợp Các chiến lược đó là:

 Đưa vấn đề đầu tư nước ngoài vào các chiến lược phát triển các bon thấp.

 Tạo một khung chính sách vừa giúp phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.

 Tạo chính sách xây dựng các cơ hội kinh doanh mới.

 Xúc tiến đầu tư nước ngoài carbon thấp.

Ngày đăng: 08/11/2024, 19:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 – 2013, dự báo 2014 – 2016 - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 1.1 FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 – 2013, dự báo 2014 – 2016 (Trang 9)
Hình 1.2: FDI toàn cầu giai đoạn 2011 – 2013 - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 1.2 FDI toàn cầu giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 10)
Hình 2.1: FDI vào các khu vực giai đoạn 2010 – 2013 - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.1 FDI vào các khu vực giai đoạn 2010 – 2013 (Trang 11)
Hình 2.2: FDI vào khu vực châu Á năm 2012 – 2013 - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.2 FDI vào khu vực châu Á năm 2012 – 2013 (Trang 12)
Hình 2.3: 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới (đơn vị: tỉ USD) - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.3 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới (đơn vị: tỉ USD) (Trang 13)
Hình 2.4: Thị phần của dòng FDI ra theo các nhóm kinh tế giai đoạn 1999 – 2013 - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.4 Thị phần của dòng FDI ra theo các nhóm kinh tế giai đoạn 1999 – 2013 (Trang 15)
Hình 2.7: Dòng vốn FDI vào qua các thành phần, giai đoạn 2005 – 2009 và dự liệu - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.7 Dòng vốn FDI vào qua các thành phần, giai đoạn 2005 – 2009 và dự liệu (Trang 18)
Hình 2.8: Dòng FDI ra theo các thành phần (tại các nước phát triển) - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.8 Dòng FDI ra theo các thành phần (tại các nước phát triển) (Trang 19)
Hình 2.11: Giá trị FDI từ M&A xuyên quốc gia và đầu tư mới theo cơ cấu ngành giai - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.11 Giá trị FDI từ M&A xuyên quốc gia và đầu tư mới theo cơ cấu ngành giai (Trang 22)
Hình 2.12: Tình hình về M&A xuyên quốc gia của các nhà cổ phần tư nhân giai đoạn - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.12 Tình hình về M&A xuyên quốc gia của các nhà cổ phần tư nhân giai đoạn (Trang 24)
Hình 2.15: Giá trị hàng năm và tích lũy của các SWF giai đoạn 2000 – 2013 - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.15 Giá trị hàng năm và tích lũy của các SWF giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 29)
Hình 2.16: Top 15 công ty TNCs đa quốc gia phi tài chính, xếp hạng theo tài sản nước - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.16 Top 15 công ty TNCs đa quốc gia phi tài chính, xếp hạng theo tài sản nước (Trang 30)
Hình 2.17: Giá trị ước tính của FDI từ các SO-TNCs (đơn vị: tỉ USD và %) - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 2.17 Giá trị ước tính của FDI từ các SO-TNCs (đơn vị: tỉ USD và %) (Trang 31)
Bảng 3.1: Số lượng các biện pháp thay đổi trong chính sách đầu tư trong nước - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Bảng 3.1 Số lượng các biện pháp thay đổi trong chính sách đầu tư trong nước (Trang 44)
Hình 3.2: Xu hướng trong ký kết  IIAs (1983-2013) - Tiểu luận  - đầu tư quốc tế -  đề tài - XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Hình 3.2 Xu hướng trong ký kết IIAs (1983-2013) (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w