1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề gia Đình trong thời kỳ quá Độ lên

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Gia Đình Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Thực Trạng Và Giải Pháp Xây Dựng, Phát Triển Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Trần Thị Thu Huyền, Nguyễn Tuấn Khải, Dương Tuấn An Khang, Vũ Bảo Khang, Thái Nguyễn Đăng Khoa
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Văn Rê
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,58 MB

Nội dung

Gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; qua suốt nhiều thế hệ gia đình Việt Nam chúng ta được hình thành và phát triển bởi nhữn

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

VAN DE GIA DINH TRONG THOI KY QUA DO LEN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHAT TRIEN GIA DINH VIET NAM HIEN NAY

LỚP DT02 - NHÓM 07 - HK223 NGÀY NỘP 28/7/2023

Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐOÀN VĂN RE

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Nguyên Tuân Khải 2113726

Dương Tuần An Khang 2111441

Trang 2

TRUGNG DAI HOC BACH KHOA

KHOA KHOA HOC UNG DUNG

BO MON LY LUAN CHINH TRI

BAO CAO KET QUA LAM VIEC NHOM VA BANG DIEM BTL Mén: CHU NGHIA XA HOI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)

Nhĩớm/Lớp: DT02 — Tên nhĩm: 07

ĐỀ tai:

HK 223 Năm học 2022-2023

VAN DE GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỌI THỰC TRẠNG VÀ GIÁ

XAY DUNG, PHAT TRIEN GIA DINH VIET NAM HIEN NAY

~.Ã A VÀ AA % Diem Diem

STT | Maso SV Ho Tén Nhiệm vụ được phân cơng BTL BTL K

1 | 2111441 | DươngTuấnAn | Khang | Nội dung Chương | 20% LE

2 | 1850019 | Tran ThiThu | Huyền | Phân mở đầu + noi dung) Chương 2.1 450, 3

3 | 2111538 —— Khoa | Nội dung Chương 2.2 20% a

4 | 2111468 Võ Bảo Khang | Nội dung Chương 2.3 + kết luận | 20% KY

5 | 2113726 | NguyễnTuấn | Khải | One hop Word + tom tat) ò ý

Trang 3

GIANG VIEN NHOM TRUONG

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Key

ThS Doan Van Re V6 Bao Khang

Trang 4

MUC LUC

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục tiêu nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cầu của đề tài 4

II NỘI DUNG 5 Chương 1 VAN DE GIA DINH TRONG THOI KY QUA DO LEN .- ccccccccccc 5 CHU NGHIA XA HOI 5

1.1 Khai niém, vi tri và các chức năng của gia đình 5

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội -: 9 Tóm tắt chương Ï 14

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIẾỂN - 15 GIA DINH VIET NAM HIEN NAY 15 2.1 Chiến lược phát triển gia dinh Vist Nam dén nam 2030 .cccecccccsccccscssssessssesesseessseessseesssess 15

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua - 18 2.3 Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới - 30 Tóm tắt chương 2 35

Il KETLUAN 36

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 5

I MODAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta luôn biết rằng gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cầu thành nên từng cộng đồng, xã hội Gia đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người,

là nơi đảm bảo đời sống vật chat va tinh thân của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng của nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam Có thê chúng ta có nhiều

nơi để đến nhưng chắc chắn rang chỉ có một nơi duy nhất chúng ta có thể về đó chính là gia đình, chính vì vậy gia đình được xem như là ngôi nhà thân yêu và thiêng liêng nhất trên cuộc đời này Gia đình mang đến cho chúng ta cảm giác được che chớ, bao bọc, là nơi giúp con người hình thành nên nhân cách sống loại tình cảm gia đình này là kho

tàng quý báu mà không thứ gì có thể so sánh được Chính vì vậy nói rằng sức mạnh

trường tồn của một quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tổn tại - phát triển của

gia đình và gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động - phát triển của xã

hột là không saI

Ngoài việc là một tế bào của xã hội thì gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên

trong gia đình với xã hội, các thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia

đình Đồng thời xã hội cũng nhận thức đây đú, toàn diện hơn về một người nào đó khi nhận rõ thông tin, hoàn cảnh của người đó Gia đình cũng là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh

phúc cho mỗi con người chúng ta; mỗi cá nhân trong gia đình được đùm bọc về mặt vật

chất, được giáo dục về tâm hỗn; là nơi trẻ em được sinh ra và khôn lớn, người p1là có nơi

nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và trạng thái tỉnh thần Gia đình,

nơi hằng ngày diễn ra các mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, giữa anh chị em với nhau, các mối quan hệ đồng cảm, giúp đỡ nhau suốt cả cuộc đời; gia đình khi đó thực sự là một tổ ấm của con người luôn muốn hướng đến Một vai trò cực kỳ quan trọng khác của gia đình nói đến là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ

cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nguồn nhân lực này đòi hỏi ngày

càng có trình độ và yêu cầu cao, là những người có trí thức, có sức khỏe, có sức lao

động, có lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm, mà để có những điều này thì rất cần thiết một môi trường đề trực tiếp giáo đục nếp sống và hình thành nên tính cách như là

Trang 6

Gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; qua suốt nhiều thế hệ gia đình Việt Nam chúng ta được hình thành và

phát triển bởi những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phân xây dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị truyền thống quý báu mà chúng ta có thể nhắc đến như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiểu nghĩa, hiểu học, cần củ sáng tạo, bất khuất kiên cường đã được các gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta và vẫn được phát huy đến ngày nay

Nhận thức được vai trò to lớn của gia đình nên Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan

tâm chăm lo, xây đựng, phát triển gia đình Việt Nam ấm no, tự do, phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo tiễn bộ và công bằng xã hội; bởi lẽ gia đình có những điều như trên thì

mới có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước Tầm quan trọng của gia đình và

giá trị của gia đình đối với mỗi cá nhân với quốc gia, dân tộc luôn được Đảng ta khẳng

định thông qua các kỳ Đại hội, qua đó đặt gia đình ở một vị trí ngang tầm với dân tộc

và thời đại; bằng chứng là Đáng và Nhà nước ta thường xuyên đưa ra và thông qua các nghị quyết, quyết định, chí thị, các bộ quy tắc ứng xử, nhằm thực hiện tốt hơn trong

việc quản lý các vấn đề về gia đình

Ngay từ khi ra đời, là là cá thé hay tập thé thi gia đình luôn là một đơn vị kinh tế

tự chủ trong xã hội Trong mỗi gia đình luôn sở hữu tư liệu sản xuất, tô chức sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm lao động Chính vì vậy gia đình luôn tham gia trực tiếp

vào quá trình sản xuất, cũng như tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Tuy

nhiên, đặc thù của gia đình mà các đơn vị khác không có được là: Gia đình là cộng đồng duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái suất ra sức lao động — một yếu tô không thê thiếu và là yếu tô quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của xã hội Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động mà còn

là một đơn vị tiêu dùng cho xã hội, tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội , chức năng kinh tế của mỗi gia đình có sự khác nhau về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản

xuất và cách thức tô chức, phân phối Vị trí và vai trò của kinh tế gia đình và mối quan

hệ kinh tế gia đình là khác nhau vì vậy ảnh hưởng đến xã hội cũng hoàn toàn khác nhau Việc thực hiện tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình có cơ sở đề tô chức tốt

Trang 7

Hiệu quả hoạt động kinh tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và

tỉnh thần của mỗi thành viên trong gia đình Đồng thời gia đình đóng góp vào quá trình

sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội Gia đình có thể phát huy một

cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, sức lao động, tay nghề của người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội

Tuy nhiên hiện nay những tác động của quá trình toàn cầu hóa, những biến đỗi

trong quan hệ gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra trong mỗi gia đình Việt Nam

là mâu thuẫn giữa các thế hệ, sự khác biệt giữa tuôi tác khi chung sống cùng với nhau

Người lớn thường hướng về các giá trị truyền thống , cô hũ, ngược lại giới trẻ thường

hướng tới những giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận các yếu tố truyền thống, gây

nên mâu thuẫn xã hội ngày càng lớn Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội thường xuyên xãy

ra như: Bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống thử, Đã làm rạn nứt và phá

hoại sự bền vững của gia đình truyền thống Việc hội nhập quốc tế đã làm biến đối đi

phần nào các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Vẫn đề gia đình trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu

2 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, van dé gia đình trong thoi ky qua độ lên chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay

3 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dung, phát triển gia đình Việt Nam

hiện nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề gia đình

Trang 8

Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu,

trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tông hợp; phương pháp lịch sử - logic;

6 Kết cầu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 9

Il NOLDUNG

Chương I VẤN ĐÈ GIÁ ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHU NGHIA XA HOI 1.1 Khai niém, vi tri va cac chire nang cua gia dinh

1.1.1 Khái niệm gia đình

Gia đỉnh là một cộng đồng người đặc biệt có vai trò quan trọng trong sự tồn tại

và phát triển của xã hội Cơ sở hình thành gia đình là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết

thống Quan hệ hôn nhân là nền tảng cho các mối quan hệ khác trong gia đình, trong khi

quan hệ huyết thống là mối quan hệ tự nhiên gắn kết các thành viên trong gia đình Ngoài ra, trong gia đình còn có các mối quan hệ khác như quan hệ ông bà - chấu, anh chi em, cô chu - cháu, v.v

Trong xã hội hiện đại, quan hệ cha mẹ nuôi cũng được công nhận và quan tâm

trong quan hệ gia đình Gia đình không chỉ tái tạo cuộc sống con người mà còn thê hiện

sự quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên về mat vat chat va tinh thần Hoạt dong nuôi dưỡng và chăm sóc của gia đình không thẻ thay thể bởi bất kỳ tô chức nào khác Quan hệ gia đình có mối liên hệ chặt chẽ và phát triển theo trình độ kinh tế và xã hội Gia đỉnh được xem là một cơ quan xã hội đặc biệt, được xây dựng và duy trì trên

cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, đồng thời có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên

Tóm lại, “Gia đình là một hình thức công đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,

duy trì và củng có chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thông và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình” !

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

Gia đình được xem là một tế bảo xã hội có tính sản sinh và sự tồn tại và phát

triển của gia đình ảnh hưởng đến sức mạnh và sự trường tồn của quốc gia và dân tộc

Xã hội không thể tồn tại và phát triển nêu không có gia đình để tái tạo con người

Do đó, để xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh, việc quan tâm và xây dung gia

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật,

Trang 10

đình là rất quan trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn mạnh rằng “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt,

xã hội tốt thì gia đình càng tốt hon, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý bạt nhân cho tốt ”!

Ví dụ: Xã hội như một cơ thể của con người, mỗi một gia đình như một tế bảo,

những tế bào này mạnh, hạnh phúc, tốt đẹp và khoẻ thì xã hội sẽ hạnh phúc và tốt đẹp

Ví dụ: Gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình tốt sẽ có những đóng góp tích

cực vào sự phát triển chung của toàn xã hội Với gia đình ông Đỗ Văn Thịnh, ở khu 10

phường Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ, từ bố mẹ đến các con trai, gái, đâu, rễ đều làm

việc và phục vụ trong quân đội, rất xứng đáng là một tắm gương sáng cho mọi người noi theo

1.13 Chúc năng cơ bản của gia đình

> Chức năng tái sản xuât ra con người:

Gia đình có chức năng đặc thù không thể thay thế bởi bất kỳ cộng đồng nào

Chức năng này không chí đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người và duy

trì nồi giống của gia đình, mà còn đáp ứng nhu cầu về lao động và sự tồn tại của xã hội

Quá trình tái sản xuất con người diễn ra trong gia đình, nhưng không chỉ là trách nhiệm

của gia đình mà là một vấn đề xã hội Thực hiện chức năng này ảnh hưởng đến mật độ

dân cư và nguồn lực lao động của quốc gia và quốc tế, đó là một yếu tố cầu thành xã

hội Thực hiện chức năng này có liên quan mật thiết đến sự phát triển toàn điện của cuộc sống xã hội Tùy thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này có thể được thực hiện theo hướng hạn chế hoặc khuyến khích Trình đệ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội

ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp

? Mặc Sanh (18/07/2022) Gia đình tốt thì xã hội mới tốt Truy cập từ https://nld.com.vn/thoi-su/gia-dinh-tot-

Trang 11

thời gian mang thai, phụ nữ trải qua quá trình sinh đẻ, đưa ra đời một đứa trẻ mới

> Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục:

Gia đình không chỉ có chức năng tái sản xuất con người mà còn có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái đề trở thành những người có ích cho gia đình, cộng đồng

và xã hội Chức năng này thẻ hiện tình cảm và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái,

cũng như trách nhiệm của gia đình đối với xã hội Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống của mỗi người Gia đình là môi trường văn hóa và giáo dục, nơi mỗi thành viên đóng vai trò sáng tạo giá trị văn hóa, đồng thời

là người hưởng lợi và được giáo dục bởi các thành viên khác trong gia đình

Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục có ảnh hưởng lâu đài và toàn diện đến cuộc đời mỗi thành viên, từ khi còn trẻ cho đến khi trưởng thành và già Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí và vai trò riêng, vừa là người nuôi dưỡng và giáo dục, vừa là người

được nuôi dưỡng và giáo dục Mặc dù có nhiều cộng đồng khác (như nhà trường, các t6 chức, chính quyền, vv.) cũng thực hiện chức năng này, nhưng không ai có thê thay thé

vai trò giáo dục của gia đình Gia đình đóng góp quan trọng vào việc đào tạo thế hệ trẻ,

cung cấp và nâng cao chat lượng nguồn lao động để duy trì sự tồn tại của xã hội và đồng thời giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào xã hội

Giáo dục của gia đình liên quan chặt chế đến giáo dục của xã hội Nếu giáo dục

gia đình không liên kết với giáo dục xã hội, mỗi cá nhân sẽ gặp khó khăn khi hòa nhập

vào xã hội Ngược lại, néu giáo dục xã hội không kết hợp với giáo dục gia đình, không xem giáo dục gia đình là nền tảng, thì giáo dục xã hội sẽ không hiệu quả Do đó, cần

tránh hiện tượng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục xã hội hoặc ngược lại

Cả hai khuynh hướng đều không đáp ứng được sự phát triển toàn điện của mỗi cá nhân

Đề thực hiện tốt chức năng nuôi đưỡng và giáo dục, cha mẹ cân có kiến thức cơ bản và toàn điện về mọi mặt, bao gồm văn hóa, học vấn và đặc biệt là phương pháp giáo

Trang 12

Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tấi sản xuất cải vật chất và sức lao động, mà còn có chức năng tổ chức tiêu dùng đề duy trì đời sống của gia đình Gia đình sử dụng hợp lý thu nhập để đảm bảo đời sống vật chất và tính thần

của các thành viên, cùng với việc tạo một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình

Với sự phát triển của xã hội, vai trò kinh tế của gia đình có sự khác nhau và tương tác với các đơn vị kính tế khác Gia đình đảm báo nguồn sinh sống và nhu cầu vat chat, tinh thần của các thành viên Hiệu quả hoạt động kinh tế của gia đình ảnh hưởng đến đời sống của mỗi thành viên và đóng góp vào sự giàu có của xã hội

Thực hiện tốt chức năng này giúp gia đình tô chức cuộc sống và nuôi đưỡng con cái, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của xã hội Gia đình có thê tận dụng tiềm năng

về vốn, sức lao động và tay nghề để tăng cải vật chất cho gia đình và xã hội

Ví dụ: Gia đình có thể sử dụng một phần diện tích nhà vườn đề trồng rau và cây

trải để cung cấp thực phẩm cho gia đình Qua quá trình này, gia đình tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm và giảm chí phí mua hàng tại cửa hàng

> Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cãm gia đình: Gia đình có chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa và tỉnh thần của các

thành viên, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của các thành viên yếu thế như người già, trẻ

em va người ém Gia dinh đóng vai trò là nơi nương tựa tỉnh thần và tạo sự ôn định cho

mỗi cá nhân Quan hệ tình cảm gia đình ảnh hưởng đến sự ôn định và phát triển của xã hội

Gia đình cũng có chức năng văn hóa, giữ gìn và truyền thống văn hóa của dân

tộc và tộc người Gia đỉnh là nơi thực hiện các phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa Ngoài việc lưu giữ, gia đình còn thể hiện sự sáng tạo và thụ hưởng giá trị văn hóa của

xã hội

Với chức năng chính trị, gia đình là tô chức chính trị trong xã hội, thực hiện chính sách và pháp luật của nhà nước, cũng như quy chế của làng, xã Gia đình kết nỗi giữa nhà nước và công dân, hưởng lợi từ hệ thông pháp luật và chính sách

Trang 13

Một gia đình có thể tạo ra một môi trường ấm cúng và yêu thương cho các thành

viên chăng hạn khi một thành viên trong gia đình gặp khó khăn, các thành viên khác sẽ cung cấp sự hỗ trợ, động viên và tình yêu thương đề giúp họ vượt qua

> Chức năng truyền thông văn hóa:

Gia đình là nơi truyền thông văn hóa và giữ gìn các phong tục, tập quán của dân tộc và tộc người chăng hạn trong các ngày lễ truyền thống, gia đình có thể tô chức các

hoạt động truyền thông như lễ hội, lễ ký niệm và các buôi họp mặt gia đình để duy trì

và thể hiện giá trị văn hóa

> Chức năng chính trị:

Gia đình là một tô chức chính trị trong xã hội, đóng vai trò trong việc thực hiện

chính sách và pháp luật của nhà nước chăng hạn gia đình tuân thú quy định về thuế, giáo

dục con cái về quyền và trách nhiệm công dân, và tham gia vào các hoạt động cộng đồng như bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chú nghĩa xã hội 1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ chuyến tiếp lên chủ

nghĩa xã hội phát triển dựa trên sự tiến bộ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

mới Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất thay thế chế đệ tư nhân là

cốt lõi của quan hệ sản xuất mới này

Việc xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất có nghĩa là loại bỏ nguồn gốc tạo

ra sự thông trị của nam giới trong gia đình, bất bình đẳng giữa nam và nữ, vợ và chồng,

cũng như sự nô dịch đối với phụ nữ Sự thống trị này phụ thuộc vào sự thống trị kinh tế

của nam giới, và nó sẽ tan biến khi nam giới không còn sự thống trị về kinh tế Việc xóa bỏ chế đệ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng tạo điều kiện đề biến lao động

tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp Phụ nữ, dù tham gia lao động xã

hội hay gia đình, đóng góp vào sự phát triển và tiễn bộ của xã hội

Khi tư liệu sản xuất trở thành tài sản chung, gia đình cá nhân không còn là đơn

vị kinh tế của xã hội Nền kinh tế tư nhân trở thành một ngành lao động xã hội Việc

nuôi dạy con cái trở thành trách nhiệm của xã hội Do đó, phụ nữ có địa vị bình đăng

với nam giới trong xã hội Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở để hôn

Trang 14

toán khác

Ví dụ: Người phụ nữ có thể làm việc trong các công ty, nhà máy hoặc tham gia vào các dự án kinh tế, không chỉ ở vai trò công nhân mà còn có thê giữ chức vụ quản lý hoặc là chủ đoanh nghiệp Điều này tạo ra một môi trường công bằng hơn và tăng cường

sự tham gia của phụ nữ trong các quyết định kinh tế và xã hội

1.2.2 Cơ sử chính trị - xã hội

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để xây dựng gia đình, cơ sở chính trị

là việc thành lập chính quyền nhà nước của công nhân và nhân dân lao động, nhà nước

xã hội chủ nghĩa Đáng chú ý là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực

hiện quyền lực mà không phân biệt giới tính Nhà nước đồng thời xóa bỏ luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình

Nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình

trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội Hệ thống pháp luật, bao gồm Luật hôn nhân va gia

đình, và chính sách xã hội được thiết lập để đảm bảo lợi ích của công dân và thành viên

gia đình, thúc đấy sự bình đẳng giới, quản lý dân số, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ y tế

và bảo hiểm xã hội Tuy nhiên, việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình

còn hạn chế nêu hệ thông chính sách và pháp luật chưa hoàn thiện ở một số vùng và thời

điểm

Ví dụ: Nhà nước xã hội chủ nghĩa thường cung cấp chế độ nghỉ sản có trả lương hoặc trợ cấp cho phụ nữ khi mang bầu và sinh con Điều này giúp phụ nữ có thời gian

nghỉ ngơi và chăm sóc trẻ nhỏ mà không phải lo lắng về nhu cầu tài chính

1.2.3 Cơ sở văn hoá

Trong thời kỳ quá đệ lên chủ nghĩa xã hội, đời sống văn hóa và tỉnh thần của xã hội không ngừng thay đối Giá trị văn hóa được xây dựng trên nền táng tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân và loại bỏ các yếu tế văn hóa lạc hậu từ xã hội trước đó Phát

triển hệ thông giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ cung cấp kiến thức và nhận thức mới cho gia đình và điều chính mối quan hệ gia đình trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, việc xây dựng gia đình sẽ không hiệu quả nêu cơ sở văn hóa không phát triển song song với cơ sở kinh tế và chính trị

Trang 15

với mục tiêu cung cấp kiến thức chất lượng và trình độ cao cho tất cả công dân, không phân biệt địa phương hay tài chính

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiễn bộ

> Hôn nhân tự nguyện:

Hôn nhân tiễn bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ Tình yêu là một

mong muốn căn bản của con người từng thời đại Nếu hôn nhân không được xây dựng

trên cơ sở tình yêu, sẽ hạn chế tình yêu và hạnh phúc gia đình

Hôn nhân xuất phát từ tình yêu dẫn đến hôn nhân tự nguyện Đây là một bước

phát triển tự nhiên của tình yêu nam nữ Hôn nhân tự nguyện đảm bảo quyền tự do lựa

chọn người kết hôn và không chấp nhận áp đặt từ cha mẹ Tuy nhiên, hôn nhân tự nguyện

vẫn coi trọng sự quan tâm và hướng dẫn của cha mẹ để con cái có nhận thức và trách nhiệm trong việc kết hôn

Hôn nhân tiễn bộ cũng bao gồm quyền tự do ly hôn khí tình yêu giữa nam và nữ không còn Tuy không khuyến khích ly hôn vì những hậu quả xã hội và cá nhân, nhưng

trong trường hợp tình yêu đã phai nhạt hoặc bị thé chỗ bởi tình yêu mới, ly hôn có thé

là điều tốt cho cả hai bên và xã hội Tuy nhiên, cần ngăn chặn những trường hợp ly hôn

không cần thiết hoặc lợi dụng quyền ly hôn vì lợi ích cá nhân

Ví dụ: Hai người tên Minh và Lan đã tự nguyện kết hôn sau khi xây dựng một

mốt quan hệ dựa trên tình yêu và sự thấu hiểu Trong hôn nhân của họ, Minh và Lan

luôn đề cao tình yêu và hạnh phúc gia đình, hỗ trợ nhau trong việc phát triển cá nhân và

nghề nghiệp Tuy nhiên, sau một thời gian sống chung, họ nhận ra sự khác biệt về sở

thích và mục tiêu cá nhân Sau một thao luận thành thật, cả hai quyết định ly hôn một cách hòa thuận và tôn trọng nhau Họ cam kết duy trì một mốt quan hệ tốt làm bạn và

hỗ trợ lẫn nhau Mặc dù không sống chung nữa, Minh và Lan vẫn giữ sự tôn trọng và lòng biết ơn với nhau và coi nhau là bạn đồng hành quan trọng trong cuộc sống

> Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng:

Tình yêu không thể chia sẻ được, vì vậy hôn nhân một vợ một chồng là kết quả

tất yêu của tình yêu Hôn nhân này đảm bảo hạnh phúc gia đình, tuân thủ quy luật tự

nhiên và phù hợp với tâm lý, tình cảm và đạo đức con người

Trang 16

độ này phản ánh sự tập trung tài sản vào tay một người, đặc biệt là nam giới, và chuyển giao tài sản đó cho con cái của người đàn ông đó, chứ không phải của người khác Do

đó, cần có chế độ một vợ một chồng tương ứng với phụ nữ, chứ không chỉ phía nam giới

Trong thời kỳ quá đệ lên chủ nghĩa xã hội, hôn nhân một vợ một chồng thể hiện

sự giải phóng cho phụ nữ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Cả vợ và

chồng đều có quyền và trách nhiệm bình đăng đối với mọi khía cạnh của cuộc sống gia đình Họ có tự do lựa chọn các vấn đề cá nhân như nghề nghiệp, công việc xã hội, học

tập và nhu cầu khác, và cùng nhau giải quyết các vẫn đề chung trong gia đình như ăn uống, sinh sống, nuôi đạy con cái nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc

Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong gia đình và giữa

anh chị em Cha mẹ yêu thương con cái, và con cái phải biết ơn, kính trọng và nghe lời dạy bảo của cha mẹ Tuy nhiên, quan hệ này có thể gặp mâu thuẫn do chênh lệch tuôi

tác, nhu cầu và sở thích riêng Giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vẫn đề cần quan

tâm và chia sẻ

Ví dụ: Khi cả vợ và chồng đều có mục tiêu và đam mê nghề nghiệp riêng, họ có

thể thỏa thuận và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển sự nghiệp Họ có thể tự do lựa chọn công việc, học tập, và tham gia các hoạt động xã hội mà phù hợp với khả năng và

mong muốn cá nhân Trong một gia đình có chế độ hôn nhân bình đẳng, vợ và chồng sẽ thảo luận và đưa ra quyết định chung, tôn trọng ý kiến và quyền lợi của nhau

> Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý:

Tình yêu giữa nam và nữ là vẫn đề riêng tư, nhưng khi hai người quyết định kết

hôn, quan hệ riêng tư của họ trở thành một phần của quan hệ xã hội và cần có sự thừa

nhận từ xã hội thông qua thủ tục pháp lý trong hôn nhân

Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là biểu hiện của sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm cá nhân đối với gia đình và xã hội Điều

này cũng ngăn chặn việc lợi dụng quyên tự do kết hôn và ly hôn để đáp ứng những nhu

cầu không đúng mực, và bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đỉnh

Trang 17

để kết hôn và ly hôn, mà ngược lại, tạo điều kiện cho việc thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất

Ví dụ: Một cặp đôi nam và nữ quyết định kết hôn, họ phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hôn nhân có thẩm quyền trong khu vực địa phương Qua việc thực hiện

thủ tục pháp lý này, quan hệ hôn nhân của cặp đôi đã được công nhận chính thức và xác

định bởi pháp luật Điều này đảm bảo rằng quan hệ giữa nam và nữ trong hôn nhân được tôn trọng và có trách nhiệm pháp lý đối với nhau, đồng thời bảo vệ quyền lợi và hạnh

phúc của cả hai và gia đình

Trang 18

Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt đựa trên hôn nhân, quan hệ huyết thông

và nuôi đưỡng, với quyền và nghĩa vụ của các thành viên Gia đình là tế bào xã hội, ảnh hưởng đến sức mạnh và tồn tại của quốc gia Xã hội cần quan tâm và xây dựng gia đình

để phát triển lành mạnh Gia đình là hạt nhân của xã hội, và chúng ta cần chú trọng đến gia đình dé xây dựng chủ nghĩa xã hội

Gia đình có các chức năng như tải sản xuất con người, nuôi đưỡng và giáo dục,

kinh tế và tổ chức tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm gia đình

Trong quá trình thảo luận, chúng ta đã đề cập đến tầm quan trọng của hôn nhân

một vợ một chồng, noi vo chéng được coi la bình đăng, chia sẻ trách nhiệm và quyền

lợi Đồng thời, quan hệ vợ chồng bình đăng tạo nền tảng cho sự bình đẳng trong quan

hệ cha mẹ va con cái, giữa anh chị em Mâu thuẫn có thể phát sinh do chênh lệch tuổi

tác, nhu cầu và sở thích riêng, và việc giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vẫn đề quan trọng cần quan tâm và chia sẻ

Ngoài ra, đã được nhắc đến việc thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân như

một biện pháp tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm cá

nhân với gia đình và xã hội Thủ tục pháp lý trong hôn nhân cũng ngăn chặn lợi dụng

quyền tự do kết hôn và ly hôn, đảm bảo hạnh phúc của cá nhân và gia đình

Trang 19

Chương 2 THỰC TRANG VA GIAI PHAP XAY DUNG, PHAT TRIEN

GIA DINH VIET NAM HIEN NAY

2.1 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

2.1.1 Mục tiêu

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu cần phải đạt được ở phía trước trong đó có con người là yếu tố quan trọng quyết định cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn Điều này là một trong những yếu tố được thể hiện rõ trong Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính

phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

Trong quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, ta có thể thấy rõ mục tiêu là:

Phan dau 100% cac gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ

năng giáo dục đạo đức, lối sông, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm

hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số

Không những thế, ta cần những biện pháp phô biến kiến thức đó ra rộng hơn ở nhiều nơi và đặc biệt quan tâm đến những gia đình nghèo và không có điều kiện tiếp xúc với báo đài, tin tức Thông qua việc phần đầu 100% các gia đình được tuyên truyền,

giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại

Ta có thể gửi những mục tiêu cho địa phương đề nhanh chóng triển khai đến từng

hộ gia đình một cách trực tiếp và cân :

Phần đầu 100% các địa phương có mê hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở

Phần đầu 100% các địa phương đưa nội dung giáo đục đạo đức, lỗi sống, hệ giá

trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương tước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã

Đối với các học sinh đang ở độ tuôi đi học hoặc những em sinh viên cũng như những trường hợp khó khăn ở những vùng hẻo lánh: Phần đầu 100% nam, nữ thanh niên

giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của đòng họ, cộng đồng, làng

Đối với các học sinh đang ở độ tuôi đi học hoặc những em sinh viên cũng như

Trang 20

những trường hợp khó khăn ở những vùng hẻo lénh: Phan dau 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo duc, tư vẫn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây

dựng gia đỉnh hạnh phúc

Không chỉ đối với lứa tuôi học sinh, ta cũng nên có những tuyên truyền về hạn chế

bạo lực gia đình: Phan dau hang năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực gia đình được hễ trợ các dịch vụ thiết yếu;

100% địa phương có mê hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm

giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em

2.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp

Đề đạt được những mục tiêu cụ thể và cuối cùng xây dựng được một gia đình

theo đúng định hướng mà ta đã đề ra ở trên, thì ta cần thực hiện những nhiệm vụ như:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và mọi cá

nhân trong xã hội, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tô chức về vị trí, vai trò, giá trị của gia đình trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Đây mạnh tuyên truyền, phô biến chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình Tăng cường, đổi mới, đa

dạng hóa nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền,

giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ

Tích cực tuyên truyền các gương gia đình tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phố biễn kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng, chống

sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiễn

của gia đình trong xã hội phát triển

Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao nhận

thức để xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ

nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ỗn định và phát triển của gia đình

Song song với việc tuyên truyền thì ta vẫn tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật

về gia đình thông qua:

Trang 21

Rà soát, hoàn thiện sửa đôi, bỗ sung các quy định của pháp luật về giáo đục đạo đức, lối sống trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; thúc đây thực hiện bình

đăng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chăm sóc người cao tudi; ngan chan các tác động tiêu cực đến sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại

Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đội ngũ cán bộ

thực hiện công tac gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia

đình, đặc biệt là phòng, chống bạo lực gia đình

Nghiên cứu, xây đựng bộ chỉ số về gia đình hạnh phúc làm cơ sở đánh giá, đề xuất, hoạch định chính sách

Khảo sát, nắm bắt xu thé biến đôi chức năng kinh tế của gia đình để điều chỉnh chính sách phù hợp thúc đây phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm thiểu yếu tổ tác động tiêu cực đến chức năng kinh tế của gia đình

Dam bảo xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển,đó là một

nhiệm vụ khó khăn và cần:

Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới đáp ứng

yêu cầu phát triển của đất nước, thích ứng với thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng

tự ứng phó của gia đình

Xây dựng gia đình là một môi trường an toàn cho trẻ em; bài trừ lỗi sống vi ky,

thực dụng thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội Quan trong là nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình cu thé 1a:

Rà soát, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đôi mới, kiện toàn tô chức bộ máy thực hiện công tác gia đình các cap bao dam tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, có

sự gắn kết nội dung gia đình với các lĩnh vực có liên quan; phát triển mạng lưới cộng

tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở

Xây dựng chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo hướng tích hợp

đa ngành Tăng cường giao lưu, trao đôi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi

Trang 22

Nghiên cứu, xây dựng danh mục dịch vụ công gắn với hệ thống dịch vụ công về văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đỉnh

Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các loại hình dich vụ gia đình cân thiết hỗ trợ

cho cuộc sống nhằm bảo đảm sự ôn định và an toàn của đời sống gia đình; các mô hình

hỗ trợ gia đình thực hiện bình đăng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; các mô hình tư vấn, giáo dục về hôn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn

Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình; các chương trình, đề án, dự án, kế

hoạch hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững

Và cuối cùng là phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hóa, phát triển lĩnh vực gia đình thông qua sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cho công tác gia đình, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế

trao đôi kinh nghiệm trong hoạch định, đánh giá chính sách về gia đình; dành nguồn lực phù hợp đầu tư sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật về gia đình

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua 2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân

Về mặt giáo dục , trong chương trình giáo dục bắt buộc do Bộ giáo dục đề xuất

luôn đặt mạnh những giá trị gia đình Việt Nam thông qua những câu ca dao như “Anh

em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc dở hay ãỡ đẩn" , “Công cha như múi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” và các tác phẩm văn học như Bếp lửa

(Bằng Việt), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điểm), Cuộc

chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)

Về mặt tuyên truyền, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các

Bộ, Ban, ngành, địa phương xây dựng các nội dung phố biến, giáo dục pháp luật về gia

Ngày đăng: 08/11/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w