1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp đánh giá trong giáo dục potx

99 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

 Đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu đề ra, đề xuất những qu

Trang 1

BÀI GIẢNG

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Trang 2

Đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công

việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu đề ra, đề

xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng

và hiệu quả của công việc.

Như vậy đánh giá có 2 nhiệm vụ chính: ghi nhận thực trạng và đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện thực trạng

Trang 3

M C ĐÍCH C A ĐÁNH GIÁ Ụ Ủ

Xác định mức độ đạt được hoặc chưa đạt được của các mục tiêu dạy học Phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học

Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của HS, tạo điều kiện cho HS phát triển khả năng tự đánh giá, khuyến khích, động viên, thúc đẩy việc học tập

Trang 4

Cung cấp cho GV những thông tin cần thiết để tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho phù hợp với tình hình

Giúp các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được tình hình thực tế để từ đó có những điều

chỉnh về chủ trương, chính sách cho phù

hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục

Trang 5

Ý NGHĨA Đ I V I H C SINH Ố Ớ Ọ

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược trong giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học

Thông qua đánh giá, HS có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, khái quát

hóa, hệ thống hóa kiến thức đã học, luyện tập kỹ

năng vận dụng, phân tích, tổng hợp Nói một cách khác, đánh giá tạo cơ hội cho HS học tập

Trang 6

Kết quả đánh giá là thông tin phản hồi rất tốt giúp

HS biết được những gì mình đã đạt được và chưa

đạt được, đối chiếu với những mục tiêu học tập đã

đề ra để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập.

Đánh giá giúp HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, thói quen học tập và nghiên cứu, lòng tự tin, tinh thần

trách nhiệm Mặt khác nó cũng góp phần khơi dậy

lòng say mê, hứng thú trong học tập của HS.

Trang 7

Ý NGHĨA Đ I V I GIÁO VIÊN Ố Ớ

Việc kiểm tra đánh giá học sinh giúp GV xác định mức độ đạt hay chưa đạt của các mục tiêu dạy học

đề ra

Kiểm tra đánh giá kết hợp với theo dõi thường

xuyên tạo điều kiện cho GV nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ thích hợp, ít ra là đối với học sinh giỏi và học sinh kém, qua đó nâng cao chất lượng chung của cả lớp

Trang 8

Kiểm tra đánh giá còn tạo điều kiện cho GV nắm

được những tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đỡ kịp thời

Giúp GV phát hiện sai sót, khiếm khuyết trong việc học của học sinh để kịp thời giúp đỡ các em

Trang 9

NH NG YÊU C U Đ I V I VI C ĐÁNH GIÁ Ữ Ầ Ố Ớ Ệ

 Phải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học từ khâu

thiết kế đề thi, tổ chức thi đến chấm thi và ra quyết định

 Tránh đánh giá chủ quan theo cảm tính mang tính áp đặt hay để cho những ý kiến cá nhân ảnh hưởng đến kết quả

 Phù hợp với trình độ thực tế học tập của HS

 Dựa vào mục tiêu giáo dục

Trang 10

Toàn diện

 Phải bao hàm những nội dung đã được quy định

 Không những chỉ chú trọng vào đánh giá kiến thức của HS mà còn chú trọng đánh giá cả về mặt thái độ, tác phong về khoa học kỹ thuật

 Mặc dù trong những tình huống cần thiết có thể chỉ tập trung vào một vài mảng kiến thức hay KN nhất định, nhưng toàn bộ hệ thống đánh giá phải đảm bảo tính bao quát

Trang 11

Hệ thống

 Việc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch có tính hệ thốn, nên được thiết kế từ trước (tốt nhất cùng lúc với việc thiết kế chương trình dạy học) Đánh giá phải tiến hành thường xuyên và được xem như một mắt xích trong QTDH

Riêng biệt và phân biệt

 Việc đánh giá phải được tiến hành với từng HS riêng

lẻ, không thể lấy việc đánh giá thành tích chung của tập thể để thay thế cho việc đánh giá thành tích của từng HS

 Tính phân biệt yêu cầu việc đánh giá cần phải dựa

vào đặc điểm môn học, tài liệu học để đề ra những

cách thức đánh giá khác nhau

Trang 13

CÁC HÌNH TH C ĐÁNH GIÁ Ứ

PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG

Đánh giá đầu vào

Đánh giá từng phần

Đánh giá chẩn đoán

Đánh giá tổng kết

Trang 14

VAI TRÒ CỦA MTIÊU TRONG DH

Trang 15

CẤU TRÚC CỦA MỤC TIÊU DH

MTIÊU DH

KIẾN THỨC

THÁI ĐỘ

KỸ NĂNG

Trang 17

 Khả năng sử dụng kiến thức đã học trong

những tình huống cụ thể hay tình huống mới

Trang 19

Bài t p nhóm 1 ậ

Phỏng vấn 1 GV về quan niệm, thái độ đối với công tác kiểm

tra đánh giá

Gợi ý: kiểm tra đánh giá là một công việc nặng nhọc nhất của

thầy giáo? Kiểm tra đánh giá đòi hỏi GV phải dành nhiều thời gian nhưng bổ ích đối với GV? Những yếu tố làm cho việc

kiểm tra đánh giá khó có thể khách quan, chính xác, công

bằng? Thái độ của HS đối với những điểm số và lời nhận xét của thầy? Kỷ niệm vui buồn về một số trường hợp đặc biệt trong kiểm tra đánh giá?

SV tập lập một phiếu phỏng vấn, thu thập ý kiến, trao đổi bình

luận trong nhóm thực hành

Trang 20

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Trang 21

KI ỂM

TRA

ĐÁNH GIÁ

RA QUYẾT ĐỊNH

số đo

nhận định

Trang 22

Phân bi t ki m tra và đánh giá? ệ ể

Đánh giá là quá trình đưa ra những nhận định về mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra cho HS sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện

ở từng môn học cụ thể

Kiểm tra là một quá trình thu thập thông tin về mục tiêu cần đánh giá của đối tượng được đánh giá

Kiểm tra là phương tiện của đánh giá Đánh giá

là mục đích của kiểm tra Mục đích đánh giá

quyết định nội dung và hình thức của kiểm tra

Trang 23

Ki m tra ể

Công cụ: Quan sát, KT nói, kiểm tra viết,

kiểm tra thực hành

Số đo: hiệu quả

 Độ giá trị: công cụ có đo được cái cần đo

không? ở mức độ nào Một bài kiểm tra có độ giá trị càng cao thì số đo do nó đem lại thể

hiện càng chính xác mục tiêu cần kiểm tra

Trang 24

Độ tin cậy: số đo thu được có thể hiện đùng trình độ năng lực của HS không? Đúng đến mức độ nào?

Một bài kiểm tra có độ tin cậy cao nếu sử dụng nhiều lần cho cùng một đối tượng hay cho nhiều đối

tượng tương đương nhau thì các số đo thu được

không khác nhau nhiều.

 Những yếu tố ảnh hưởng: độ dài của bài(tức số lượng câu hỏi), thời gian làm bài, chất lượng câu hỏi, độ khách quan.

Trang 25

 Độ giá trị cao -> độ tin cậy cao

 Những độ tin cậy cao chưa chắc ->độ giá trị cao vì một bài kiểm tra nhầm mục tiêu (độ giá trị thấp) vẫn có thể cho ra những số đo tin cậy

Trang 26

Đánh giá: diến dịch các kết quả từ kiểm tra

 Có 2 cách diễn dịch:

năng lực đã xác định từ trước

 Sản phẩm của khâu đánh giá là những nhận định về thực trạng của những mục tiêu đánh giá

Trang 28

Các phương pháp kiểm tra đánh giá

Trang 29

HS ĐÁNH GIÁ

QUAN SÁT CỦA GV

Câu tự luận

Ghi nhận

Bạn bè đánh giá

Câu đúng - sai

Câu ghép đôi

Câu

đa tuyển

Câu trả

lời

ngắn

Trang 31

Ưu điểm

 Tránh được gian lận trong KT

 Nội dung KT phong phú: kiến thức đã học hoặc KT mới Lĩnh vực KT đa dạng: trí nhớ, tư duy, phẩm chất tâm lý khác

 Giúp GV dễ dàng nắm được tư tưởng và cách suy

Trang 32

Nh ượ c đi m ể

Mang đậm tính chủ quan của GV

Khó so sánh giữa các HS, các CH phân phối cho HS không đồng đều -> ảnh hưởng đến tính công bằng, khách quan

Trang 33

Những lưu ý khi sử dụng

 Dung lượng kiến thức vừa phải, sát với trình độ HS

 Câu hỏi rõ ràng, chính xác và xác định

 Bên cạnh CH cơ bản cần chuẩn bị CH bổ sung

 Cho đủ thời gian để HS chuẩn bị rồi mới chỉ định HS trả lời

 Chọn HS để kiểm tra phải phù hợp, tránh chỉ định ngẫu nhiên, tùy tiện

 Thái độ và cách ứng xử của GV phù hợp

Trang 34

Bài t p cá nhân 2: hãy nh n xét k năng s d ng ậ ậ ỹ ử ụ câu h i c a GV trong 1 ti t h c ỏ ủ ế ọ

Câu hỏi có rõ ràng, xác định không?

Có dành thời gian cho HS chuẩn bị không?

Thái độ và cách ứng xử của GV khi HS trả lời?

GV có nhận xét câu trả lời của HS không?

Trang 35

KI M TRA VI T ( Ể Ế CÂU H I CUNG C P) Ỏ Ấ

Là dạng câu hỏi yêu cầu HS cung cấp hay xây dựng câu trả lời Có 2 loại: câu trả lời ngắn và câu tự luận

 Câu trả lời ngắn: là dạng câu hỏi có thể được trả lời bằng một từ đơn, một cụm từ, một con số hay đôi khi chỉ bằng một ký hiệu, nói chung là bằng một câu trả lời ngắn

 Câu hỏi trực tiếp: Thủ đô của nước Việt Nam là gì?

 Câu chưa hoàn chỉnh: là câu có những khoảng

trống cho HS điền vào (câu điền khuyết) VD: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng……….? (các chỉ số DD)

Trang 36

Sử dụng

 Để KT những NL nhận thức cơ bản của HS nhất là 2 mức: ghi nhớ và thông hiểu

 KT năng lực tính toán, từ vựng, thuật ngữ, đơn vị, thứ nguyên, sự vật, hiện tượng, định luật, định lý, công thức, quy tắc, PP, kỹ năng tính toán, diễn dịch số

liệu :

 VD: Tứ giác có bốn cạnh và 4 góc bằng nhau gọi là hình gì?

Câu tr l i ng n a ơ ă

Trang 37

Ưu điểm

 Việc thiết kế không quá khó khăn

 Giảm được xác suất HS trả lời đúng là do đoán mò hay may mắn so với vài dạng câu hỏi khác như: đúng – sai, đa tuyển

Nhược điểm:

 Không thích hợp lắm cho việc kiểm tra những năng lực nhận thức cấp cao

 Việc làm dụng dễ dẫn đến tình trạng HS học vẹt

Trang 38

L ư u ý khi s d ng ử ụ

Nên sử dụng dạng CH trực tiếp nếu có thể và chỉ chuyển sang dạng điền khuyết khi tình thế bắt buộc

Thiết kế CH thật ngắn gọn và cụ thể, đồng thời đảm bảo sao cho câu trả lời là duy nhất

 VD: Câu hỏi sau: hàm số f(x) = sin (x) là một hàm

không có câu trả lời đơn giản vì HS có thể trả lời là “lẻ”,

“lượng giác”, hay “tuần hoàn” đều đúng vì hàm này có cả 3 đặc tính trên

Đối với câu điền khuyết không nên đặt ra quá

nhiều khoảng trống (1 là tốt nhất) Hơn nữa

khoảng trống đó nên gắn liền với ý chính của

câu

Trang 39

 Việc thiết kế không quá khó khăn

 Có thể kiểm tra được những năng lực nhận thức cấp cao trong khi một vài PP kiểm tra khác không làm được

 Kích thích và phát triển năng lực suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề cho HS

 Tạo cơ hội cho HS áp dụng các ý tưởng sáng tạo vào giải quyết vấn đề

Trang 41

Câu hỏi phải truyền đạt thật rõ ràng tới HS

những nhiệm vụ mà các em phải hoàn thành

 VD: câu hỏi: phản ứng hạt nhân Các định luật bảo toàn?

Là chưa rõ ràng vì nó không thông báo cho HS biết là các

em phải hoàn thành.

 Sửa lại: Phản ứng hạt nhân là gì? Trình bày sơ lược về

các định luật bảo toàn trong các phản ứng hạt nhân?

Trang 42

L u ý khi ch m bài ư ấ

Chuẩn bị thật cẩn thận đáp án và không bao giờ thay đổi đáp án trong quá trình chấm bài.

Đánh giá câu trả lời dựa trên những mục tiêu cần

kiểm tra và những tiêu chí xác định Không để cho những yếu tố “ngoại lai” ảnh hưởng đến kết quả

Người chấm bài không nên biết tên học sinh nào đã làm bài đó

Một bài làm phải có ít nhất 2 GV chấm

Trang 43

KT VI T (CH L A CH N) Ế Ự Ọ

Là dạng câu hỏi mà để trả lời HS chỉ cần lựa chọn

một trong các phương án cho sẵn

Câu đúng sai: là dạng câu hỏi mà để trả lời HS chỉ

phải lựa chọn 1 từ 2 phương án trả lời cho sẵn Các cặp phương án cho sẵn thường là: đúng – sai;

Đồng ý – không đồng ý; sự thật – quan điểm

VD: Keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích

âm là keo dương Đ S

Trang 44

 Việc thiết kế không quá khó khăn

 Có thể đánh giá được một dải rộng các năng lực nhận thức của HS nhất là khi được thiết kế cẩn thận

Nhược điểm

 Đòi hỏi HS ít phải suy nghĩ

 Khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém rất thấp vì khả

năng HS trả lời đúng CH không phải do khả năng thực sự

mà do các yếu tố ngoại lai khác:sự may mắn rất cao (50%)

Trang 45

L U Ý KHI S D NG Ư Ử Ụ

Chọn câu dẫn nào mà 1 học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai

Mỗi câu chỉ nên bao hàm một ý chính mà thôi

 VD: Trái đất là hành tinh thứ 5 của hệ mặt trời và quay xung quanh mặt trời

Tránh sử dụng câu quá dài, quá phức tạp

Ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, dễ hiểu

Trang 46

Tránh sử dụng những câu nguyên văn như trong

Trang 47

Câu ghép đôi: gồm 2 dãy thông tin: một dãy là

những CH (câu dẫn), một dãy là câu trả lời (hay câu lựa chọn) HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi.

Sử dụng: kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan

gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện

Trang 48

Đ i n vào kho ng tr ng bên trái m i tên n ề ả ố ở ỗ ướ c ký

t t ự ươ ng ng v i th đô n ứ ớ ủ ướ c đó theo c t bên ph i ộ ả

Trang 49

Ưu điểm

 Có thể được sử dụng để kiểm tra nhiều vấn đề trong khoảng thời gian ngắn

 Việc chấm bài dễ dàng nhanh chóng khách quan và

có độ tin cậy cao

Trang 50

Lưu ý khi sử dụng

 Dãy thông tin không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan với nhau

 Số đề mục dẫn và trả lời không nên bằng nhau, nên

có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn

 Thứ tự các câu trả lời không ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn khi lựa chọn

Trang 51

Câu đa tuyển: gồm 2 phần cơ bản:

 Phần dẫn: nêu lên vấn đề Đó có thể là một câu hỏi trực

tiếp hoặc một câu chưa hoàn chỉnh

 Phần lựa chọn: bao gồm một số phương án đề nghị để

giải quyết vấn đề đã nêu ở phần dẫn

 Trong số các phương án được đề nghị chỉ có một

phương án đúng hay câu đúng, những phương án còn lại gọi là phương án nhiều hay câu nhiễu Các câu gây nhiễu

có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai, hoặc chỉ đúng 1 phần

 Số phương án đề nghị thường là từ 3 trở lên vì nếu chỉ có

2 thì lại trở về câu đúng sai, nếu chỉ có 1 thì đó không phải là câu hỏi

Trang 52

VD: Con sông nào dài nhất thế giới?

 Có thể đánh giá hầu hết những năng lực nhận thức

của HS từ đơn giản đến phức tạp

 Đặc biệt khi được thiết kế tốt, câu ĐT có thể kiểm tra

được những năng lực nhận thức cấp cao:phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá…

Trang 53

Ưu điểm

 Kiểm tra được nhiều loại NL nhận thức của HS

 Độ bao phủ nội dung rất tốt vì có thể sử dụng nhiều câu ĐT trong một thời gian ngắn để kiểm tra nhiều vấn đề -> Hạn chế việc học tủ và nâng cao độ tin cậy của kết quả

 Có khả năng chẩn đoán những sai sót, khiếm

khuyết trong nhận thức của HS qua các câu nhiễu

 Chấm bài nhanh chóng, khách quan, chính xác và tin cậy, thích hợp khi có nhiều thí sinh dự thi

 Đặc biệt nó rất thích hợp cho việc áp dụng công

nghệ chấm bài tiên tiến bằng máy quét quang học

Trang 55

Mỗi câu chỉ nên tập trung vào một vấn đề duy nhất

Đối với một câu hỏi phải đảm bảo chắc chắn

Phải báo rõ cho HS biết câu trả lời đúng hay

đúng nhất được yêu cầu

 Chu k ỳ dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào

b Gia t ốc trọng trường

Trang 56

Không nên thiết kế câu hỏi nhằm vào quan điểm cá nhân

Thiết kế các câu nhiễu đều hấp dẫn như nhau, đều

dễ gây nhầm là câu đúng đối với những HS chưa hiều kỹ hoặc học chưa kỹ

Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí

tương ứng như nhau trong bất kỳ các CH

Trang 57

Nh ng l u ý đ i v i ph n l a ch n ữ ư ố ớ ầ ự ọ

Dùng càng nhiều lựa chọn càng tốt nhưng không

nên quá nhiều Tốt nhất là từ 4 – 6 lựa chọn

Các lựa chọn phải độc lập với nhau

Trang 58

Các lựa chọn phải đồng nhất và cùng loại

Sử dụng hạn chế những lựa chọn như: tất cả đều sai, tất cả đều đúng hay 1 giá trị khác vì không có ý nghĩa cho công tác đánh giá

Tránh dùng những cụm từ như: không bao giờ, luôn luôn, thường thường vì rất dễ nhận ra câu trả lời

đúng hoặc sai

Trang 60

PP QUAN SÁT

GV quan sát hành động của HS trong các hoạt

động học tập và ghi chép lại những thông tin cần thiết cho việc đánh giá

Các kỹ thuật ghi chép

 Ghi nhận sự việc: GV mô tả lại những gì đang hoặc đã diễn

ra thể hiện qua hành vi, thái độ học tập của HS, từ đó GV nắm được quá trình học tập của HS để có những biện pháp giúp đỡ cần thiết

Trang 61

PHIẾU THEO DÕI

Tên học sinh: Nguyễn Văn A

Lớp: 12 A

25/10/2010 Không đạt yêu cầu trong giờ

kiểm tra miệng: điểm 3, sau đó gây mất trật tự trong giờ học

Học chưa tốt, chưa tôn trọng người khác

15/12/2010 Tham gia phát biểu trong giờ

học Dáng vè và giọng nói rất ôn hòa

Đã có những chuyển biến tích cực

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w