1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Chế định án treo trong Bộ luật Hình sự năm 2015

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định án treo trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Tác giả Bùi Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Phạm Tài Tuệ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 12,86 MB

Nội dung

Trong BLHS năm 1985, án treo được quy định tại Điều 44, trongBLHS năm 1999 án treo được quy định tại Điều 60 và hién nay án treo được quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 với nội dung “Khi

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THÙY LINH

450235

CHE ĐỊNH AN TREO TRONG BỘ LUẬT

HINH SU NAM 2015

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

[BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THÙY LINH

450235

CHE ĐỊNH AN TREO TRONG BỘ LUẬT

HÌNH SỰ NĂM 2015

Chuyén nganh: Luật Hình sie

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

TS PHAM TÀI TUỆ

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam doan đây là công trình nghiền cứu của riêng tôi, các kết luận, số liêu trong khóa luận tốt nghiệp là trưng thực, đảm bao độ tin cậy./

Xác nhậu cha giảng Tác gia khóa hiậu tot nghiệp

w hirớng dan (Ky và ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ CAI VIET TAT

Hội đông nhân dân

Hội đồng nhân dân Tòa án nhân dân tôi cao Toa án nhân dân

Toa án nhân dân tdi cao

Ủy ban nhân dân Viện kiểm sát nhân dan

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ti

Danh muc ki hiệu hoặc các chit viết tat iti

Mục lục iv

MỞ DAU

1 Giới thiệu khái quát

2 Tình hình nghiên cứu đề tài sae

3 Doi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của khóa luận tot nghiệp 4

3.1 Đối trong ughién cứu cña khóa luậu tot ughiệp - 4

3.2 Pham vỉ nghiêm cin

4 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tot nghiệp 4

4.1 Mục đích nghiên cứu của khóa luận tốt ughiệp - -< 4

4.2 Nhiệm vụ nghiêu cứm của khóa Indu tốt ughiép

5 Phương pháp nghiên cứu sử dụng dé thực hiện khóa luận

6 Ý nghĩa khoa học và thục tiễn của khóa luận tot nghiệp

7 Cơ câu của khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: NHỮNG VAN ĐỀ CHUNG VE CHE ĐỊNH ÁN TREO 71.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của án treo ccccscccceeeccé 7

MAS Hư ME GHẾ S:cisxscnig2ixtstAutigtsaartddiotsgicsizitisbsliaalaecfitssalsbalfssssitisaossSEt

1.1.2 Đặc điểm của án treo — een eee er)

1515: Ÿ nEINIH.GIAIĂHISÔinaagssiagndsiiobieiiroienilgtiggabBskisn ee1.2 Khai quát lich sử hình thành và phát triển của chế định án treo trong

Luật hình sự Việt Nam 10

1.21 Giai đoạn từ sau Cách mang tháng Tam năm 1945 đến trước khi ban

1.22 Giai đoạn tie năm 1985 dén rước khi ban hành BLHS năm 1999 12 1.2.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến trước khi ban hành BLHS năm 2015 14 1.3 Chế định án treo trong Luật hình sự của một so nước trên thế giới

1.3.1 Án treo trong pháp luật Hình sự của Cộng hòa liên bang Đức 17

Trang 6

1.32 Án treo trong PLHS của Trưng Quốc 22 2s

ei lin chuwne 1o tao gg go no GiEiii100010iđSN808Gngsasageil 21Chương 2: QUY ĐỊNH CUA BO LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE ÁN

2.1 Căn cứ de người bịp hạt tù được hưởng án treo

211 Vé mức hình phạt ti SöEssif82s08g6n0e888

212 Vé nhân thân người phạm tôi

2.1.3 Vé các tình tiết giảm nhẹ

3.14 Diéu kiện về nơi cư trú, làn việc #

2.15 Điều kiện người phạm tội có khả m năng cai tạo, 2 ne gay nguy › hiển

cho xã hội và Khong cân phải bat chấp hành hình phat tit Ti 2.2 Quy định về thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và

trách "hờ lý của việc vipham điều kiện thử thách 3

21 Thời gian thứ thách của án treo : rece cre 4

Quyết đình rút ngăn thời gian thir thách của án treo 35

2.24 Điều lậu lls hậm qua và trách uhiém pháp ih cña vid c vi

2.3 Mat so van đề khác về án treo 40

23.1 Van đề lệ giảm sát giáo duc người được hướng an treo trong thời gian

thứ thách, cha hhhehhhheehe 40

2.3.2 H láp aie hình phạt bổ s sung s đó với người bi phạt ti nhưng cho

hưởng án treo Al

Kết luận chương 2 44Chương 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ÁN TREO VÀMOT SG KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN CHE ĐỊNH AN TREO TRONG BOLUẬT HÌNH SỰ 2015

3.1 Thực tiễn áp dung các quy định của BLHS năm 2015 về án treo 45

3.1.1 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng ché định án treo giai đoan

3.1.2 Những han chế bat cập

3.1.3 Đánh gid mgrg'én nhân tình hình áp dung dn treo từ 2015 dén nay 57

3.2 Một so giải pháp nâng cao hiệu quả áp dung án treo trong giai đoạn

3.2.1 Ki nghị hoàn thiện pháp luật 25c 89

Trang 7

3.2.2 Những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dung quy đình của BLHS

năm 2015 về án treo

Kết luận chương 3

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đâu tranh với các tôi phạm, BLHS đã quy định một hệthống hình phạt rat phong phú, đa dạng dé áp dụng đôi với ting tội pham Cùng

với việc áp dụng hình phạt - biện pháp cưỡng chê nghiêm khắc, thi trong một số

trường hợp nhật định luật hình sự còn có các ché định đặc thủ thể hiện tính nhânđạo, vừa giúp đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng những biện pháp mém méng

vừa dim bảo các nguyên tắc phân hóa trách nhiém hình sự, cá thé hóa hình phat

đối với người phạm tội Án treo là một trong những chế định quan trọng của luậthình sự thể hiện rõ nét tính nhân đạo này Là mét chế định pháp lý có tính tích

cực, ra đời từ rất sớm và có ý nghĩa quan trong trong công cuộc đầu tranh và

phòng ngừa tôi pham.V ay nên án treo hiện nay không chỉ được quy định trang

pháp luật hình sự Việt Nam mà còn rat rộng rãi trong luật hình sự của nhiều

nước

Trải qua một lịch sử phát triển khá dài, chế định án treo đã ngày cảng

khẳng định được tính ưu việt của nó Ngay từ những ngày đầu mới thành lập

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với sắc lệnh số 33C thành lập các

Toa án Quân sự trong đó có Điều IV quy định về án treo, án treo luôn là chế

định quan trọng của pháp luật hình sự nước ta, thể hiện rõ nét quan điểm của

Đăng Nhà nước — nghiêm minh nhưng nhân đạo, nghiêm trí nhưng khoan hông

và két hợp hai hòa giữa trùng trị với khoan hong,

Cùng với sự đổi mới của dat nước, sự hòa nhập với khu vực và thể gói,

nên kinh tê phát triển nhanh, hệ thông pháp luật của nước ta nói chung và luậthình sự nói riêng đã bộc 16 những khuyết điểm cần phải sửa đổi Đó cũng chính

là lý do các Bộ luật hình sự lần lượt ra đời và sửa đổi từ BLHS năm 1985, BLHSnăm 1999 va gan đây nhật là BLHS nắm 2015

BLHS năm 2015 kê thừa những giá trị về án treo của BLHS năm 1999.Tuy vay, trong thời gan qua bên canh những mặt tích cực thì van con bộc 16những hạn ché nhất định trong cả pháp luật thực định va trong quá trình áp dungcác quy định đó Chẳng hạn như việc vận dung các quy đình về điều kiện chohưởng án treo hiện nay ở một số địa phương chưa được chuẩn xác vì cho hưởng

Trang 9

án treo đối với cả những đối tượng đã có tiền án, tiên sự hoặc ngược lại đối với

những người có nhân thân tốt nhất thời pham tội đáng được hưởng án treo nhưng

lại xử giam Bên canh đó thông qua việc nghiên cứu thực tiễn về việc thi hành,giám sát, giáo duc đối với người được hưởng án treo trên dia ban cả nước có thé

thay ở nhiêu xã, phường, thị trên còn tôn tại những vi pham, sai lâm trong đánh:

giá nhân thân người pham tội, đánh giá các tình tiết giảm nhe trách nhiệm hình

sự, trong quyết định áp dụng hay không áp dụng án treo, trong tổng hợp hình

phạt đối với người phạm tội mới trong thời gian thử thách án treo, gây bức xúc

trong xã hội Việc phối hợp giữa Tòa án với cơ quan thực hiện việc giám sát,

giáo duc và gia đính người được hưởng án treo còn lỏng léo, mang tính hình

thức dan tới việc quản lý, giám sát, giáo dục chưa hiệu quả do vậy van con

trường hợp người được hưởng án treo phạm tôi mới trong thoi gian thử thách.

Các nhân tó xã hôi nêu trên tác động trực tiếp đến hoạt động áp dungpháp luật của TAND các cập (cap tinh và cấp huyện) ở địa phương Thực tiễn ápdụng án treo trong thời gian qua trên địa bản cả nước đạt được nhiều kết quả

quan trong, góp phân thiết thực vào việc cải tao, giáo dục con người, nâng cao

hiệu quả đầu tranh phòng chống tôi phạm, song cũng còn nhiêu thiéu sót, han

chê mà nguyên nhân của nó xuat phát từ các nhân tô xã hội nêu trên.

Từ những phân tích trên đây thì việc nghiên cứu sâu rộng và toàn diện

hơn về án treo cũng như thực tiễn trên dia ban cả nước là là rất cân thiết và có ýngiĩa to lớn góp phan đem lại một cách hiểu đúng dan, toàn diện, và thông nhậttrong lý luận cũng như trong thực tế áp dung án treo, phát huy một cách có hiệuquả nhật tác dung của án treo trong dau tranh phòng, chồng tội phạm Với ýngiĩa đó, tối xin lựa chọn và nghiên cứu: “Chế định ám treo trong Bộ luật hình

sự uăm 2015” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về án treo nói chung ở Việt Nam được nhiéu nhà khoa học,

cơ sở dao tao quan tâm, thé hiện ở việc có nhiều công trình đã được công bồ,

điển bình có thể ké đến mét số công trình tiêu biểu là Giáo trình, tai liệu giảngday ở các cơ sở dao tạo Luật học có liên quan đến vân đề này như Giáo trình

Luật hình su của Trường DH Luật Hà Nôi - GS.TS Nguyễn Ngoc Hòa (chủ

Trang 10

biên), NXB Công an nhân dân (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của

Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chi (chủ biên)

NXB Dai hoc Quốc gia Hà Nội 2014

Theo đó, một số luận văn, luận án cũng đã khai thác dé tài này như.

- "Chế định dn treo trong Luật Hình sự Viét Nam” của tác ga Lê Văn

Luật, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, 2007.

- “An treo theo quy dinh của BLHS năm 2015” của tác giả Trần Quốc

Tiên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

- “Chỗ đình án treo theo quy định của BLHS năm 2015” của tác giả Lê

Đăng Việt Mỹ, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

- "Chế định dn treo trong luật hình sự Viét Nam (Trên cơ sở thực tiễn

dia bàn tinh Thanh Hoa)” của tac gả Hà V ăn Hưng, Luận văn thạc si luật học,

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2017)

- “dn treo trong Luật Hình sự Diệt Nam (trén cơ sơ thực tién trên địa

bàn tinh Dak Lak)” của tác ga Lê Thi Lý, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật

— Đại học Quốc gia Hà Nội (2022)

Bên cạnh đó, còn có một sô các công trình nghiên cứu khoa học của các

chuyên gia được đăng trên các trang tạp chí pháp luật và tap chí luật học trong

nước như.

- “An treo và thực tiễn áp dung án treo” của tác gả Đỗ V ăn Chỉnh, Tạp

chí Toà án nhân dân số 7 năm 2007

- “Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp có dn treo và người chưathành nién phạm tội” của tác giã Pham V ăn Thiệu, Tap chi Toa án nhân dân số 5

năm 2008.

- “Hoàn thiện chế định an treo đáp ứng xu thé hội nhập và phát triển",

của các tác giả Đỗ Đức Hong Hà va Nguyễn Thanh Tùng Tạp chí TAND số 23 năm 2011 đã nêu những sai sót mà hội đông xét xử khi giải quyết án treo thường

gấp.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đều đã đi sâu vào phân tích, đánh giá về mat lý luận, thực tiền quy đính của pháp luật vệ án treo, từ đó đề xuat

những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định này Tuy nhiên

có thể thay chưa có đề tài nào nghiên cứu về ché định án treo trong BLHS năm

Trang 11

2015 — những van đề lý luận và thực tiến áp dụng trên dia ban cả nước hoặc một

sô dia phương, Điêu này đất ra nhu câu phải nghiên cứu toàn diện những van đề

có tính lý luận về án treo và áp dụng vào thực tiễn trên địa ban cả nước, ở một

phạm vi rộng hon, dé từ đó rút ra các nhận định, dé ra các giải pháp phù hợp Chính vì vậy, tác giả đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về van dé này trên cơ

sở tham khảo két quả lý luận của các bài việt, công trình nêu trên.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt

3.1 Đối trong ughién cứm của khóa luậu tốt nghiệp

- Nghiên cứu các quy đình pháp luật về án treo trong Bộ luật hình sự

Việt Nam năm 2015 và các van bản có liên quan.

- Thực tiễn áp dung quy đình về án treo qua một số quyết định, bản án

3.2 Pham vỉ nghiên cin

- Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu vệ nội dung quy định án treo theo Bộ luật Hình sự năm 2015, có sự so sánh với các quy định trong hệ thong phép luật Việt Nam về án treo.

- Đánh giá và phân tích thực tiễn áp dụng quy định về án treo theo Bộ

luật Hình sự năm 201 5.

4 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tot

41 Mục đích ughién cin cia khóa nan tot nghiệp

Khoa luận nghiên cứu một cách có hệ thông nội dung chê định an treo

trong BLHS năm 2015 và có xem xét tới lịch sử phat triển chế định nay va thựctiễn áp dung trong thực tiền hiện nay Từ do thay được sự phát triển của ché định

án treo, những quy định pháp luật còn chưa phủ hợp để đưa ra những kiên nghị

sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định về chế định án treo, tao điều kiên cho việc áp

dung trong thực tiến.

42 Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tot ughiệp

Vé mặt lj> luận: Nghiên cứu khái niệm, bản chất pháp lý, ý nghĩa củachế định án treo và lịch sử phát triển của chế định này, phân tích các nội dung cu

Trang 12

thể của chế định và so sánh với chế dinh án treo trong Luật Hình sự của mét sô

nước trên thê giới nhằm nhận thức đúng dan về án treo.

Tề mặt thực tiễn: Khóa luận tập trung nghiên cứu tổng quát thực tiễn áp

dung án treo trên dia ban cả nước trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra những

kiên nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về án treo.

5 Phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện khóa luận tốt

Khoa luận tốt nghiệp được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận

của chủ nghĩa Mac-Lénin về chủ ng†ĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, tư tưởng Hỗ Chí Minh về gia đính và đường lối của Đảng, pháp luật của

Nhà nước.

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả

đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương

pháp tổng hop, phân tích, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp thông

kê; phương pháp xã hội học đề làm sáng tỏ van dé cần nghiên cứu.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận tốt nghiệp

Đây là một công trình khoa học dưới hình thức là một khóa luận tốt

nghiệp về án treo trong luật hình sự Viét Nam Dé tai được nghiên cứu một cách

tương đối sâu sắc và toàn điện nôi dung ché định án treo trong luật hình sự ViệtNam cùng những vân đề liên quan, từ đó nâng cao nhận thức về án treo, tạo tiên

đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Đồng thời định hướng cho thựchiện chế định án treo trên thực tiễn hiện nay, từ đó góp phân vào cuộc đầu tranhphòng chồng tôi phạm

Bên cạnh đó, khoá luận tốt nghiệp cũng đá đi vào phân tích tình hình

thực tê về việc áp dung án treo thông qua việc phân tích số liệu trên cả nước, các

bản án tại một số địa phương Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác gid đã đưa rađược những đề xuất, kiên nghị nhằm hoàn thiện hơn pháp luật cũng như giúpcho việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo đạt hiệu quả trên thực tê

7 Cơ cau của khóa luận tot nghiệp

Đ thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, bài khóa luận tốt nghiệp được

tác giả trình bảy theo cơ cau sau:

Chương 1 Những van đề chung về ché định án treo

Chương 2 Quy định của Bồ luật Hình sự năm 2015 về án treo

Trang 13

Chương 3 Thực tiễn áp dung và một số kiên nghi hoàn thiện chế định

án treo trong BLHS năm 2015

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 14

Chương 1:

NHỮNG VAN DE CHUNG VE CHE ĐỊNH ÁN TREO

1.1 Khái niệm, đặc diem va ý nghĩa của án treo

1.1.1 Khái nigm

Nhân đao được vi là thước đo của sự văn minh, tiên bộ của xã hội và

luôn là niém khát vợng của con người cùng với những giá trị xã hội khác như công bằng bình đẳng, dân chủ, Tu có thời han là một trong những hình phạt

chính được quy định trong hệ thông hình phạt của BLHS Việt Nam Tuy nhiên,tuỷ tùng vụ án cụ thể thì việc áp dụng hình phạt tù không phải là biện pháp manglại hiệu quả cao nhất là đôi với việc giáo duc và cải tạo người phạm tdi

Án treo là chế định bình sự ra đời từ rất sớm, thể hiện chính sách nhânđạo, khoan hồng và hướng thiên trong đường lối lãnh đạo của Dang ta Trải quaquá trình lịch sử phát triển lâu dài của khoa học hình sự Việt Nam, trong mỗi

một giai đoạn lịch sử có rat nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về án treo.

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng án treo chưa bao giờ được cơi là hình.phạt trong hệ thông hình phạt ở nước ta

Van bản đầu tiên quy định về án treo là Sắc lệnh số 33C ngày13/9/1945, tiếp đó chế đính nay được ghi nhận tạ sắc lệnh 21/SL ngày14/02/1946 Trong BLHS năm 1985, án treo được quy định tại Điều 44, trongBLHS năm 1999 án treo được quy định tại Điều 60 và hién nay án treo được quy

định tại Điều 65 BLHS năm 2015 với nội dung

“Khi xử phạt tì không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người

phạm tôi và các tình tiết giảm nhe, nêu xét thay không cân phái bắt chấp hành hình phat tù thì Tòa ăn cho hướng án treo và ấn đình thời gian thử thách từ một

năm đẫn năm năm và thực hiện các ngÌĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy

dinh của Luật thi hành án hình sự"

BLHS 2015 không đưa ra khái niệm về án treo mà nghiêng về điều

kiện cho hưởng án treo V ây nên dé hướng dẫn thi hành thống nhất BLHS năm

2015, Hội đồng thấm phán TAND tối cao giải thích cụ thé hơn tại Nghị quyết số02/VBHN-TANDTC hướng dẫn áp dụng Điêu 65 của Bộ luật hình sự về án treo

Trang 15

như sau “An treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, đượcTòa án áp ching đổi với người phạm tôi bị phat tit không quá 03 năm, căn cứ vàonhân thân của người pham tôi và các tình tiết giảm nhe, xét thay không cân bắt

họ phải chấp hành hình phat từ “

Ngoài các van bản hướng dẫn quy định về án treo thì còn các quan điểm

khác về án treo như:

Quan điểm thứ nhật: Theo tác giả Dinh V ăn Qué và theo giáo trình luật hình sx

Việt Nam phân chung của Học viện Khoa học xã hội xuất bản năm 2014: “An treo là biển

pháp min chấp hành lành phat tù có đâu kiện được áp dung đối với người bị phat khôngquá barăm tit căn cứ vào nhấn thân của người phạm tôi và các tinh tiét giản nhẹ, nếu xétthấy không cân bat ho phát chấp hành hình phạt tì

Quan điểm thử hai: Theo quan đểm của GS TSKH Lê Văn Cảm: “An treo làbiện pháp mién chấp hành hình phạt tì kèm theo một thời gian thứ thách nhất ảnh đã vớingười bị cot là có lễ trong việc thục hiện tôi pham khả có dit căn cử và những đâu kiện dopháp bật hinharqy anh’.

Với những đặc điểm đặc trung của án treo như trên có thể đưa ra kháiniệm về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có

diéu liên, được áp cing đối với người bị kết án phạt tit không quá ba nằm, căn

cứ vào nhân thân người phạm tội và tình tiết giảm nhẹ mà Tòa án xét thấy họ cóthé tự cải tạo, giáo duc tại dia phương dưới sự giám sát của cơ quan, tế chức xã

hội

1.1.2 Đặc diém của ám treoThứ nhất, án treo là biên pháp miễn chap hành hình phạt tù có điều kiện

Trong các loại hình phat được quy định tại Điêu 32 BLHS không có quy định án

treo, như vậy án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn châphành phat tù có điều kiện Điều đó có nghia là người được hưởng án treo làngười phạm tội phải chịu hình phạt tủ có thời hạn nhưng được miễn việc chaphành hình phạt tủ tại trại giam và phải đáp ứng đủ nhũng điều kiện được phápluật quy định do là về, hình phạt, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, nơi cư trú, làmviệc, người phạm tội có khả năng cải tạo, không gây nguy hiểm cho xã hội

Thứ hai, án treo là biện pháp giáo duc trong trường hợp không cần cách ly

người phạm tôi khỏi công đẳng khi bi xử phạt tu tương đối nhẹ, đồng thời là mộtchế định pháp lý độc lập thể hiên nguyên tắc nhân đạo và phương châm xử lý

Trang 16

trong chính sách hình sự của Nha nước ta nghiêm trị kết hop với khoan hông,

trùng trị kết hop với giáo dục, thuyết phục.

Thứ ba, người được hưởng án treo phải tự cải tạo đưới sự giám sát, giáo

duc của cơ quan tô chức hoặc chính quyên dia phương trong một thời gian thử

thách do tòa quyết định.

Thời gian thử thách là khoảng thời gian nhật định do tòa án ân định đểkiểm tra, đánh giá việc tư cải tạo của người pham tôi Sau khi được hưởng án

treo, người phạm tôi phải tự chứng minh được minh có khả năng tự cải tao bản.

thân trong một thời gian thử thách mà tòa án tuyên Pháp luật quy định về thời

gian thử thách đổi với người pham tôi từ một năm đến năm nắm Tòa án xác

định thời gian thử thách dựa trên cơ sở mức hình phạt mà người phạm tội phải chịu.

Thứ tr, án treo không phải là một loại hình phat Vì vay bản chat của an

treo là biện pháp không tước tự do, kết hợp đây đủ nguyên tắc trùng trị với

khoan hồng, không cách ly ra khỏi xã hội nhưng vẫn đạt được mục đích cải tạo,

giáo đục người phạm tội

1.1.3 Ý nghĩa của du treo

Án treo có tác dụng khuyên khích người bị két án với sự giúp đỡ tích cực

của xã hội, tự lao động cải tạo để trở thành người lương thiện, đồng thời cảnh.cáo họ là nêu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới do vô ý và bị phạt tùhoặc phạm tội mới do có ý thì họ phải chap hành hình phạt tù đã được hưởng án.treo của bản án trước Hơn nữa, án treo cũng là một trong những biểu hiện cu thécủa phương châm trùng trị kết hợp với giáo dục và tỉnh nhân đạo xã hội chủ

ng†ĩa trong chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam.

Ap dung đúng đắn các quy đính về án treo sẽ giúp cho người bị kết án

không bi cách ly khỏi xã hội nhưng đồng thời cũng đạt được mục đích giáo dục,

cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội Tuy nhiên nêu áp dụng không đúngthì sẽ gây ảnh hưởng xâu về nhiêu mặt như là không phát huy được tác dụng tích

cực của án treo là khuyên khích người tị kết án tự cải tạo đã trỡ thành người tốt,

không thể hiện được tính công minh của pháp luật, không được nhân dân đồng

tinh ủng hộ, không đề cao được tác dụng riêng và phòng ngừa chung

Trang 17

1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định án treo

trong Luật hình sự Việt Nam

1.2.1 Giai đoạn từ san Cách mang tháng Tám năm 1945 đếu trước khi

ban hành Bộ luật hình sw nim 1985

: G nước ta, chế định án treo được quy định từ rat sớm, nó ra đời và gắnliên với sự ra đời của pháp luật hình sự Việt Nam Ngày 13/9/1945 Chủ tịch HồChi Minh đã ra sắc lệnh só 33/C/SL, tại Điều IV (án tu có thể tuyên) quy định:

“L ] Nếu có những lý do đáng khoan hồng vì it tuổi, vì biết hồi cdi, vì lâm lẫnv.y thi Toà an có thé cho tội nhân được hướng an treo Nghia là bản án làm tội

tuyển lên, nhung không thi hành, Nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tôi nhân không bị Toà án Quân sự làm tôi một lần nữa về việc mới thi bản án đã

tuyên sẽ Ing đi, cot như là không có; Nếu trong hạn 5 năm ay, tôi nhân bị kết anmột lần nữa trước Toà án Quân sự thì bản án treo sẽ dem thi hành”

Xuất phát từ đường lỗi và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là

“trừng trí kết hợp với khoan hồng”, cùng với nguyên tắc nhân đạo xã hội chủngiĩa, chê định án treo đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự nước ta ngay từ

những ngày đâu dat nước ganh được độc lap Tuy nhiên, trong một thoi kỳ dài

với những khó khăn cả về mặt khách quan lẫn chủ quan chúng ta chưa có mét

Bộ luật Hình sự hoàn chỉnh Án treo cũng như các chế định khác của luật hình sự

được quy đính chủ yêu trong các vấn bản pháp luật hình sự riêng lẻ, không có

giá tri pháp lý cao, chủ yêu là các van bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tốicao và vì lễ đó ma án treo được hiểu khác nhau về bản chất của mình Đền khi

Bộ luật Hình sự ra đời thì án treo lai được hiểu theo một nghĩa khác về mat bản

chất so với trước đây.

Tuy nhiên có thể thay quy định về án treo của Sắc lệnh 33C là chưa chit

chẽ:

Thứ nhất, đều kiện dé xét cho người pham tôi được hưởng án treo cònchưa được rõ ràng Việc quy định điều kiên cho hưởng án treo: “it tuổi, vì biếthồi quá vì lầm lẫn chưa rõ ràng dẫn dén việc hiểu và vận dụng gặp nhiều khó

khan” thâm chi có nơi Tòa án con vận dung một cách tùy tiện, từ đó pháp luật

không được nghiêm minh, công bằng pháp luật không đảm bảo, pháp chế bị xâm phạm.

Trang 18

Thứ hai, Sắc lệnh chưa quy đính rõ về cách tinh thời gian thử thách mà

chỉ gới han mot khoảng thời gian là năm năm và chưa quy định giao người được

hưởng án treo cho chủ thé nào quản lý, giám sát, theo déi và giáo dục Khi quyđịnh như vây dễ xây ra những trường hợp thời gian thử thách sẽ ít hơn mức phat

tù đã tuyên và sau khi tuyên án người được hưởng án treo sẽ không bị ràng buộc

bởi bat cứ chế tai hay quy định pháp lý nào, từ do dé có tình trạng người bị kết

én coi thường pháp luật, tiếp tục pham tội

Chế định án treo theo Sắc lệnh số 33C bi hủy bỏ va được thay thé bằng

Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam

dân chủ cộng hòa và việc thành lập các Toa án Quân sự, trong do án treo đượcquy định tại Điều 10: “Khí phat tù tòa dn có thé cho tội nhân được hướng ántreo nễu có những lj: do chính đảng khoan hông Ban án xứ treo sẽ tạm đình chỉviệc thí hành nếu có những ly do đáng khoan hồng Nếu trong năm năm kế từ

ngày tuyén án tôi nhân không bị tòa dn quân sự làm tôi một lần nữa về một việc

mới, thì bản án đã hạyên sẽ hủy di, coi như không cá Nếu trong năm năm &, tộinhân bị kết án một lan nữa trước một tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem thí

Theo quy đính của Sắc lệnh 21 và Sắc lệnh 33C, bản chât của án treo đều

là biện pháp miễn chap hành hình phạt tù có điều kiện Mặc dù được ra đời đểthay thé Sắc lệnh 33C nhưng Sắc lệnh 21 van chưa sửa chữa được những hạnchế trong quy định về án treo của Sắc lệnh 33C Điều kiện cho phạm nhânhưởng án treo của Sắc lệnh 21 còn khó hiểu và khó áp đụng, Điều luật chỉ nêu là

“có Ij do đáng khoam hồng” ma không giải thích cu thể ly do dang khoan hồng

ở day là gì Do Sắc lệnh 21 vẫn chưa khắc phục được những hạn chế của Sắc

lệnh 33C như đã nêu ở trên nên việc cho hưởng án treo phụ thuộc vào ý chí chủ

quan của thẩm phán dẫn đến việc xét xử chưa chính xác hoặc thiêu nghiêm

minh.

Tiệp theo vào nam 1956, Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 có nói về ántreo Tại Điều 12 của Sắc lệnh quy đính như sau: “Đối với ké phạm tội [ ] bíphạt không quả 02 năm tì, thì trong những trường hop rất đặc biệt do Thủ

tướng Chính phí quy đình tòa án có thé cho bị cáo hướng án treo"

Khắc phục tình trạng nêu trên, để đảm bao việc vận đụng án treo đượcthống nhật, TANDTC đã dự thảo Thông tư 2308/NCPL ngày 01/12/1961 về việc

Trang 19

ap dụng chê độ án treo theo đó án treo là: “ Một biển pháp hoãn hình phat tii có

điêu kiện áp dung chit yếu đối với kê phạm tội nhẹ, bản chất không gay ngụ:hiểm xét không cân thiết phải thi hành ngay án phạt ti, nhằm mục đích khuyến

khích ho tự nguyên lao động cải tao voi sự giúp đỡ tích cực của xã hội, đồng thời cảnh cáo họ nêu còn tiếp tục phạm tôi trong thời gian thir thách thì ty

trường hợp sẽ buộc phải chấp nhận án cit: Ngược lại, nễu trong thời gian thir

thách họ không pham tôi gi, án trước sẽ được xóa bd.”

Văn bản này đã sơ bộ đánh giá việc áp dụng án treo trong thực tiễn, trên

cơ sở đó nêu lên ý nghia của án treo, xác đính bản chat pháp lí của án treo,

hướng dan cụ thể về điều kiện pham vi áp dụng án treo, hiệu lực cũng như thủtục của án treo TANDTC đã có công văn trao đổi hướng dẫn cụ thể về mắtnghiệp vu đôi với một sé tỉnh cụ thé theo tinh than dự thảo thông tư nay vớinhiều hình thức như báo cáo tổng kết công tác năm hoặc các bản sơ kết, tổng kếtrút kinh nghiệm hướng dan áp dụng chế độ án treo đôi với một só tội phạm cụthể

Ngày 02/10/1974, Tòa án nhân dân tối cao lại tiép tục ra Thông tư số

19/TATC hướng dẫn về trình tự tô tụng phúc thâm hình sự trong đó có hướng

dẫn về án treo: “Án treo phái được xem là hình thức xứ lý nhẹ hon án tù giam".

Như vậy, chuyển án tù treo sang án ti giam đủ thời hạn ngắn hơn cũng là tăng

nặng hình phạt, ngược lại chuyển tù giam sang án tù treo dù thời hạn dài hơn vẫn

là giảm nhẹ hình phat Quan điểm nay thể hiện sự nhận thức không đúng đắn

và day đủ về án treo, mới chi thay được hình thức bé ngoài ma chưa thây được

ban chat bên trong và hậu quả pháp lý thực sự của án treo.

1.2.2 Giai đoạn tir naam 1985 dén trước khi ban lành BLHS uăn 1999_BLHS Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 có hiệu lực kế

từ ngày 1/1/1986 đã đánh dâu một bước ngoặt trong tiền trình lập pháp của ViệtNam Bởi l# đây là việc pháp điển lần thứ nhật về chính sách hình sự của nướcCộng hòa xã hộ: chủ nghĩa Việt Nam, góp phân hoàn thiện và cu thể hóa chính

sách hình sự của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý xã hội

bằng pháp luật và là bước khởi dau cho tiên trình xây dung Nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 44 BLHS 1985 quy định về én treo nhw sau:

Trang 20

"1 Khi xứ phạt tù không quá 5Š năm, căn cứ vào nhân thân cũa người

phạm tôi và các tình tiết giảm nhẹ, néu xét không cần phải bắt chấp hành hìnhphat tù thì Toà án cho hướng án treo và ấn đình thời gian thir thách từ 1 nămđến 5 năm

2 Toà án giao người bị án treo cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã

hội nơi người đó làm việc hoặc thường tri dé theo dõi, giáo dục

3 Người bị án treo có thé phải chiu thêm một số hình phạt bé sing như

phạt tién, cắm đấm nhiệm những chức vụ làm những nghề hoặc công việc nhất

định quy Ảnh ở Điều 23 và Điều 28

4 Nếu người bị án treo đã chấp hành được một nữa thời gian thir thách

và có nhiều tiên bộ thì theo dé nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiễm theo

đối, giáo duc, Toà án cô thé rút ngắn thời gian thir thách.

5 Nếu trong thời gian thir thách người bị dn treo phạm tôi mới và bị xử

phat tù thì Toà án quyết đình buộc phải chấp hành hình phạt của bản an trước

và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42.”

Có thé thay, chế định án treo trong BLHS 1985 bản chất giống với quyđịnh tại Điều 10 Sắc lệnh 21 nhưng day đủ và cụ thé hơn, thuân lợi cho việc ápdung trong thực tiễn xét xử: Xét về bản chất pháp lý, án treo là một biện phápmiễn chấp hành hình phat tù có điều kiên Túc là, căn cứ vào nhân thân củangười bị kết án và những tình tiết giảm nhẹ, xét thay không cần thiết bat ho phảichấp hành hình phạt tù, tòa án sẽ miễn cho người bị kết án việc chap hành hình:

phạt tủ nêu trong thời gian thử thách người đó không phạm tội mới.

Chế định án treo trong BLHS năm 1985 còn khắc phục được các hạn chêcủa Sắc lệnh 33C và Sắc lệnh 21 trước đó khi quy định cụ thể điều kiện chongười pham tội được hưởng án treo và thể hiện được việc phân hóa trách nhiệm

hình sự bằng việc quy định thời gian thử thách án treo linh hoạt từ một ném đên

Tuy nhiên trong quá trình thực hién án treo, các cơ quan tiên hành TTHS

nhận thay quy đính về án treo tại bộ luật nay van con nhiều bat cập nên đã sửađổi bé sung bang các đạo luật do Quốc hội thông qua, cụ thé:

Ngày 28/12/1989, vì khoản 5 Điều 44 BLHS chỉ quy định chung là phạm

tội mới trong thời gian thử thách và tội mới phạm không phân biệt do 1& vô ýhay lỗi cô ý nên đã được sửa đổi, bd sung như sau:

Trang 21

“Nếu trong khoảng thời gian thir thách người bị kết án treo bị phạm tôimới do về ý và bị xứ phat tit hoặc phạm tội mới do cé j' thì Tòa án quyết địnhbuộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tông hợp hình phạt của bản

an mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42.”

Van đề này cũng được Thông tư liên ngành số 01/TTLN 90 ngày 1/2/

1990 của Toa án nhân dân tối cao, Viên kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Bộ

tư pháp hướng dẫn thi hành mét số quy đính của Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Bộ luật hình sự, hướng dan như sau Quy định “néw trong thời gian thứ

thách người bi án treo phạm tội mới do về ý và bị xử phạt tì hoặc phạm tôi mới

do cố ÿ, thì Toà án quyết đình buộc phái chấp hành hình phạt của bản án trước

và tông hop với hình phạt của bản án mới theo quy đình ở khoản 2 Điều 42",

theo khoản 5 mới của Điều 44 BLHS nghiêm khắc hơn quy định của khoản 5 cũcủa Điều 44 BLHS về án treo

Ngoài ra, TANDTC và liên ngành còn các văn bản hướng dẫn áp dungthống nhật pháp luật về án treo như

- Nghị quyết só 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 của Hội đẳngthấm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, trong đó

phân II của Nghị quyết hướng dẫn vệ án treo.

- Thông tư 01/NCPL ngày 06/04/1988 của TANDTC hướng dẫn bổ sung

về việc áp dụng án treo

- Nghị quyết số 01/89/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Tham phánTòa án nhân dân tôi cao hướng dan bỏ sung về án treo

- Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đông Thâm phán Tòa

án nhân dân tôi cao, trong dé có hướng dẫn cụ thể về căn cứ cho hưởng án treo,thời gian thử thách của án treo, tổng hợp hình phạt

- Công van số 36/NCPL ngày 30/4/1992 của TANDTC vệ yêu câu các

Toa án nhân thức đúng đắn về án treo.

1.2.3 Giai đoạn từ uăm 1999 đếu trước khi ban hank BLHS nim 2015

— BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguôn duy nhật quy định tội phạm và hình

phạt được xây dung trên cơ sở kinh tê xã hột của nên kinh tê bao cập và trên cơ

sở thực tiễn của tình bình tôi phạm của thời ki đó Do vậy, có thể nói ngay từ khi

ra đời BLHS đã ở trong tinh trạng không phù hop với chủ trương của thời kì

cũng như những đời hỏi đổi mới của xã hồi

Trang 22

BLHS năm 1985 còn có những hen chế nhật định như kết câu mét so

chương, điều chưa hop lý, một sô tội danh được quy định quá khá: quát, khung

hình phạt trong nhiều điều luật quá rông dễ dẫn đền việc áp dụng tùy tiện, Trong khoảng 15 nắm tổn tai, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bỗ sung 4 lân

vào các nắm 1989, 1991, 1992 và 1997 Qua nhiéu lan sửa đổi, bố sung BLHS

năm 1999 đã thay thé cho BLHS năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 nhằmđáp ứng tình hình nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tê quốc tê và khu vực,nhất là trong thời ky day manh công nghiệp hóa, hiện dai hóa dat nước Viéc sửađổi toàn điện BLHS năm 1985 vô cùng quan trong là một đòi hỏi khách quancủa thực tiễn dau tranh phòng, chồng tôi phạm

Kệ thừa quy đính tại Điều 44 BLHS năm 1985, tại Điều 60 BLHS năm

1999 quy định về án treo nhw sau:

11 Khi xứ phạt ti: không qua ba năm, căn cứ vào nhân than của người

phạm tôi và các tình tiết giảm nhe, nêu xét thấy không cần phải bắt chấp hành

hình phạt tì thi Téa an cho hướng án treo và ấn định thời giam thứ thách từ mộtnam đến năm năm

2 Trong thời gian thứ thách, Toà án giao người được hướng án treo cho

cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người

dé thường trú dé giám sát và giáo duc Gia đình người bi kết án có trách nhiệmphối hợp với cơ quan, tô chức, chính quyền địa phương trong việc giảm sát, giáo

duc người đề.

3 Người được hướng án treo có thé phải chịu hình phạt bé sung là phạt tiền cắm dam nhiệm chức vu, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo

guy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này:

4 Người được hướng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gianthir thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm giám sát và giáo duc, Toà án có thé quyết đình rút ngắn thời gian thir

thách

5 Đối với người được hướng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thirthách thi Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước vàtổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy đình tại Điều 51 của Bồ luật

Trang 23

Mặc dù quy định về án treo tại Điêu 60 BLHS năm 1999 van gữ nguyên

05 khoản của Điều 44 BLHS năm 1985 nhưng đã được sửa đổi, bd sung để chínhxác hơn về mặt ngữ nghĩa Sửa đổi cum từ “theo đối” bằng cum từ “giám sat”,

“người bi án treo” bằng “người được hướng án treo”; sửa đồi khoản 5 với nội

dung bãi bỏ cụm từ “người bị án treo phạm tội mới và bi phạt trì hoặc phạm tôi

mới do cé ý“ thành nội dung "đối với người được hưởng cn treo mà phạm tội

mới trong thời gian thir thách “.

Bên cạnh đó, tại Điều 2§ BLHS nam 1999 quy định về hệ thống hình phạt

của luật hình sự nước ta thì có 07 loại hình phạt chính là: C ảnh cáo, phạt tiên, cải

tạo không giam giữ, trục xuất, tủ có thời han, tù chung thân, tử hình va bảy hình phat b6 sung gồm: Cam dam nhiệm chức vụ, cam hành nghề hoặc làm công việc

nhật định, câm cư trú, quản chế; tước mét sô quyền công dân, tịch thu tai sản,

phạt tiên và trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính) Như vay, quy định

về án treo trong BLHS năm 1999 kệ thừa nguyên ven các quy định của BLHSnăm 1985 Va để áp dụng đúng và thông nhật quy định tại Điều 60 BLHS năm

1999, ngày 06/11/2013, Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao đã banhành Nghị quyết sô 01/2013/NQ-HĐTP Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP đã

quy định cụ thé, chỉ tiết những điều kiên, trường hợp được hưởng án treo theo

hướng “siết chặt" hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dung chế định ántreo, đáp ung kịp thời yêu câu đầu tranh phòng, chống tôi phạm trong tình hình

hiện nay.

1.3 Chế định án treo trong Luật hình sự của một so nước trên thế giới

Tuy thuộc vào hoàn cảnh địa lý, sự phát triển về kinh tê xã hội, ý thứcchấp hành pháp luật của người dân trong việc thực thi pháp luật ma mai quốc gialựa chon cho minh một giải pháp cu thé Tuy nhiên luật hình sự hầu hết các quốcgia quy định về án treo có một điểm chung đó là đều thể hiện chính sách nhânđạo trong pháp luật hình sự về van đề cưỡng chế của nhà nước với sự tham gia

của xã hội trong quá trình giáo duc cải tạo người pham tôi ma không bắt cách ly

khỏi công đồng tao điều kiện cho ho có một môi trường cải tạo tốt hơn Matkhác các bị cáo đều phải chịu hậu quả pháp lý xâu nêu điều kiên thử thách cụ thể

Trang 24

của án treo bị vi phạm Điều này dam bảo tôn trong và chap hành nghiêm chỉnh

những điều kiện thử thách của án treo từ phía người phạm tội.

1.3.1 Au treo trong pháp luật Hình sự của Cộng hòa liêu bang ĐứcBLHS Cộng hòa lên bang Đức (BLHS Đứo quy định án treo từ Điều 56

đến Điều 59, theo đó án treo không phải là bình phạt trong quy định về các hình

phạt của bộ luật Ở BLHS nước này, án treo được áp dụng trong ba trường hợp:

Thay thê toàn bộ hình phạt tù đền 2 năm (Các Điều 56, 56a, S6b; 56c, 56d, 56e,

56g); Dùng chập hành và thay thé phân còn lại của hình phạt tự do có thời han

để thử thách khi đã chap hành được 2/3 mức án đã tuyên nhưng không ít hơn haitháng (Điêu 57); Dùng việc chap hành và thay thê phân hình phạt còn lại củahình phạt tù chung thân để thử thách với thời gian là 5 năm néu đã chấp hànhhình phạt được 15 năm (Điều 57a)

Đổi chiêu quy định trong BLHS của hai quốc gia có thể thay căn cứ dé

được hưởng án treo của BLHS Đức quy định chặt chẽ hơn Việt Nam:

Can cứ cho hưởng dn treo: Điều 56 BLHS Đức quy định nhiều căn cứ.Hình phat tù không quá một năm; nêu thay người bị kết án đã bi cảnh cáo và

tương lai không phạm tôi mới du không bị tù, khi áp dung án treo cân chú ý

nhân thân người phạm tội, cuộc sống trước đây của họ, hoàn cảnh phạm tội, thái

độ sau khi phạm tdi, quan hệ xã hội và tác dụng chờ doi ở người được hưởng án

treo Đôi chiêu quy định trong Bộ luật Hình sự của hai quốc gia ta thay căn cứ đểđược hưởng án treo của BLHS Đức quy định chat chế hơn Việt Nam Cu thể:

Về mite phạt ti, BLHS Việt Nam quy đính là không quá 3 năm nhưngBLHS Đức quy định là không quá 1 nam (12 tháng), trường hợp đắc biệt có thể

hình phạt tù không quá 2 năm Theo đó, chỉ người phạm tôi ở Đức có mức phat

tu không quá một năm, công với các điều kiện khác mới có thể được xem xétcho hưởng án treo Quy định nay là chặt chế, khát khe, đã thu hẹp đối tượng

được hưởng án treo hơn quy định của BLHS Việt Nam.

Về cău cứ nhâu thâu người phạm tội thì quy định của BLHS Đức khágiống quy đính của BLHS Việt Nam đều xét dén hoàn cảnh thái đô an nắn hôi

cải đặc biệt khi pháp luật Đức quy đính căn cứ “nếu thay người bị kết án dai bị cảnh cáo và có cơ sở tin rằng trong tương lai không phạm tội mới dit không bị

từ “ cho thay su chặt chế của pháp luật Đức, hạn ché sự bất bình đẳng khi ápdụng án treo trong thực tế, đây chính là điều mà Việt Nam chưa có và nên học

Trang 25

hỏi thêm các quy định của BLHS Đức, dé tăng cường trách nhiệm cho tòa án khi

ap dụng án treo.

Thời giam thít thách: của du treo: Điều 56a Bồ luật Hình sự Đức quy địnhthời gian thử thách sé dựa theo quyét định của tòa án nhưng chỉ trong giới hạn

nhật định Tòa án xác định thời hen của thời gian thử thách Thời hạn này không,

được qua 05 năm và không được dưới 02 năm Ì Có thể thay, thời gian thử thách

của án treo trong BLHS Đức quy định chặt chẽ hơn trong BLHS Việt Nam

Ngoài ra, điểm tiền bộ trong BLHS Đức còn thể hện qua việc quy định thời gianthử thách của án treo, được quy định ngay trong BLHS Đức tại Khoản 2 Điều

56a “Thời gian thứ thách được bắt đâu với việc có hiệu lực của quyết định cho

đừng hình phạt “ Trái lei, BLHS Việt Nam không quy định thời điểm bat dau

tính thời gian thử thách của án treo, thời điểm bắt đầu thời gian thử thách của ántreo được hướng dan bằng các văn bản đưới luật, nhưng quy định tại các văn bảnlại thiêu thong nhất, gây khó khăn trong quá trình áp dung

Về điều kiện thí thách: trong thời gian thir thách, người pham tôi phảituân theo những nghĩa vụ nhật định quy định tại Điều 56b và Sốc, và phải dưới

su trợ giúp của một người do Tòa án quy định (Điều 56đ) Nêu người bị án treo

phạm tôi mới hoặc vi phạm những nghĩa vụ riêng thì quyét đính cho hưởng án

treo có thé bi hủy bỏ và phải chap nhận hình phat tù của bản án đã thay bằng ántreo (Điều 56g BLHS Đứo)

1.3.2 An treo trong PLHS của Trang QuốcChế đính án treo được quy định từ Điều 72 đến Điều 77 trong BLHS:Trung Quốc) với quan niệm án treo là "biển pháp miễn chấp hành hình phạt tù

(hoặc cải tạo lao động) có điều kiện

“Khi bị xứ phạt cái tạo lao động hoặc tù dưới ba năm, căn cứ vào những

tình tiết phạm tội và biểu hiện ăn năn hối lỗi của người phạm tôi, có thé cho

người phạm tội hưởng án treo, nêu xác định được rằng dp dung án treo sẽ không

gay nguy hai cho xã hội Nấu người bị án treo phải chịu thêm hành phạt bê sung

thì hình phạt bê sung vẫn phải chấp hành theo quy định chưng “

Về căn cứ được hưởng án treo: BLHS Việt Nam và BLHS Trung Quốc

đều căn cứ vào dâu hiệu pham tội Tuy nhiên, BLHS Trung Quốc lại không quy

' Điễm 1 Điều S6a BLHS Công hòa liền bing Đúc.

Trang 26

định cụ thé tình tiết pham tôi là thuộc tình tiết cơ bản, tổng nang hay tình tiệtgiảm nhẹ, do đó rất khó để xác định và hiểu bản chat của tinh tiết phạm tôi.

Trong khi đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định đó là tình tiệt gam nhẹ

quy định tạ Điều 51 BLHS Việt Nam Điều này sẽ khiên việc thực thi và áp

dụng pháp luật một cách dễ đảng cụ thể, tránh gây nhâm lẫn.

Về căm cứ mutc hình phạt ti: BLHS Trung Quốc và BLHS Việt Namcùng quy định mức hình phạt tù không qua ba năm tủ như là căn cứ đầu tiên dé

toà án xem xét cho người bị kết án có được hưởng án treo hay không Tuy nhiên

khác với quy định của luật hình sự Việt Nam, ngoài mức hình phạt tù ra thì bên.

BLHS Trung Quốc còn căn cử vào việc bi cáo có được xử phạt cải tạo lao động

hay không nêu có bị xử phạt cải tao lao động thì cũng có thể được hưởng án treo.

Thời gian thít thách cia ám treo: tương tư nữn pháp luật hình sự Việt

Nam, Điều 73 BLHS Trung Quốc cũng quy định thời gian thử thách đối vớingười bị phạt cải tạo lao động nhưng được hưởng án treo đền 1 năm nhưng

không ít hơn 2 tháng và thời gian thử thách đối với người bi phat tù có thời hạn.

nhưng được hưởng án treo dén 05 năm nhumg không được ít hơn 01 nam Quy

định nay cho thay căn cứ về thời gian thử thách cho hưởng án treo của BLHS Trung Quốc gan giống với Việt Nam.

Về hậm qua pháp lí: Luật bình sự Trung Quốc quy đính hai hậu quả pháp

1í cho hai tình trang vi phạm điêu kiện thử thách của án treo là: “Nắu người được

hướng an treo trong thời gian thứ thách vi phạm pháp luật, pháp quy hành chính

hoặc quy đình của ngành công an có liên quan đến án treo, có tình tiết nghiémtrong thì hún' bỏ án treo, chấp hành hình phat ci; nếu người được hưởng án treophạm tôi mới trong thời gian thử thách thì phải hiyy bỏ án treo và người bị kết án

phat chấp hàmh hình phạt ching tổng hop của cả tội cit và mới “

So với BLHS năm 2015 của Việt Nam thi hậu quả pháp lý của việc vị

phạm điều kiện thử thách của BLHS Trung Quốc đã có những điểm khá tươngđồng nhau

Qua tìm hiểu một số nét cơ bản về án treo trong pháp luật hình sự của mot

sô nước trên thê giới không chỉ cho thay Mặc da quy đình án treo trong luật

hình sự của mỗi nước có sự khác nhau, ở mức độ khác nhau nhưng điểm chung

là hau hệt đều chứa đựng những nội dung nhân van và tiên bô Điều nay cho thay

luật hình sự Việt Nam đã ngày cảng đáp ứng với yêu cầu của công cuộc xây

Trang 27

dựng và phát triển đất nước đông thời phù hợp với xu thế phát triển chung của

thê giới, cũng như có ý nghĩa góp phân vào sự tiên bộ của nên văn minh pháp lý

nhân loại.

Trang 28

Kết luận chương 1

Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được

áp dụng đối với người bi phạt tù không quá ba năm, nêu người pham tôi có hân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thay không cân thiệt phải cách ly họ

ra khỏi đời sông xã hôi, Tòa án sẽ miễn chấp hành bình phat tù và an dinh mộtthời gian thử thách nhật định từ một năm đến năm nam; nêu trong thời gian thửthách người bị kết án không pham tôi mới thì họ sẽ vĩnh viên không phải chấp

hành hình phạt của bản án cho hưởng án treo đó Trong thời gian thử thách

người bị án treo phải thực hiện một số nghiia vụ ràng buộc theo quy đính của

pháp luật.

Án treo có tác dụng khuyên khích người bị kết án tự lao động cải tạo đã

hoàn lương, với sự gúp đỡ tích cực của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc

cơ quan công tác, gia định, người thân, bạn be và xã hội Án treo là một trongnhững biểu hiện cụ thể của phương châm trừng trị kết hợp với giáo dục và thể

hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghia trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Ở nước ta, ché định án treo được quy định từ rat som, gan lién voi sựra

đời của pháp luật hình sự Việt Nam Trải qua nhiều lần pháp điển hóa Bộ luậtbình sự Việt Nam, chế định án treo đã dân dân được hoàn thiện qua tùng thời kỳ.Các quy định của ché định án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam ngày cànghoàn thiện hơn, thể hiện nguyên tắc nhân dao của pháp luật cũng như theo kịp xuhướng phát triển của Pháp luật hình sự thê giới, khắc phục nhũng điểm hạn chế

trơng quá trình áp dụng các quy định của pháp luật

Trang 29

Chương 2:

QUY ĐỊNH CUA BO LUAT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE ÁN TREO

2.1 Căn cứ dé người bịp hạt tù được hưởng án treo

2.1.1 Về mức hình phạt tìTheo quy định tại Điều 65 của BLHS năm 2015 thì người phạm tôi chỉ cóthé được hưởng án treo nêu bị phạt tù không quá 03 năm Sự thay đổi này chothây rõ số lượng vụ án cũng như sô bị cáo được hưởng án treo sẽ giảm điNguyên nhân của sự thay đổi này xuat phát từ quá trình biên động của xã hội, tệnạn tham nhũng tăng nhanh có nguy cơ đe dọa sự tôn vong của chế độ, đông thời

mức hình phạt tù có biên độ 05 năm là quá rộng sẽ dan đền su tùy tiên, lạm dụng

khi áp dụng án treo, từ đó làm giảm đi ý nghia của án treo Đây là một trong các

căn cứ quan trong nhật và là căn cứ dau tiên để được xem xét cho hưởng án treo

03 năm là một con số phù hợp, bởi mức hình phạt tù có biên đô 05 năm là quárộng sẽ dẫn đền sự tùy tiện lam dụng khi áp dung án treo, từ đó làm giảm ýngiĩa của án treo Quy định về điều kiện hưởng án treo không quá 03 nam 1akhoa học, phủ hợp với thực tiễn dat nước ở giai đoạn dau qua độ lên chủ nghĩa

xã hội, giai đoạn của nên kinh tê thị trưởng và toàn câu hóa thê giới.

Vi du: Ban án 213/2023/HS-ST ngày 28/07/2023 ve tội lừa đão chiếmđoạt tài sản: Phan Xuân H làm việc trong lĩnh vực môi giới bất động sản va có

vay tiên của người khác để làm ăn Vào cuối tháng 8/2022, H gọi điện nói đối là

H tim được một lô dat giá ré tại huyện Cl, tinh Đắk Lắk, nêu mua thì đặt cọc số

tiên là 30.000.000 đồng, H rủ bà T1 cùng góp tiên mua với tỉ lệ 50:50, mỗi người

góp coc 15000.000 đồng Bà Tl tia H nên đã đồng ý Sau đó, vào ngày

20/8/2022, H viết một hợp đẳng dat cọc giả rồi chụp hình hợp dang coc giả này

gửi qua ứng dung Facebook cho bà T1 xem Vì tin tưởng nên bà Tl đã chuyểncho H trước số tiên 10.000.000, sau đó bà T1 về thành phố B và chuyển khoảnthêm cho H hai lân (một lân 1.000.000 đồng, mét lần 4.000.000 dang); Tổng sétiền H đã nhận của ba T1 là 15.000.000 đồng Só tiên này H đã dùng dé trả nợ vàtiêu xai cá nhân Áp dụng Khoản 1 Điều 174, điểm b, h, i, s khoản 1 Điều 51;

` BLHS năm 1985 quy dish không quá 05 nim.

Trang 30

khoản 1, khoản 2 Điều 65 BLHS 2015 tuyên bó bị cáo H pham tội “Lira đáo

chiếm đoạt tài sản” xử phat bị cáo Phan Xuân H từ 01 (Mộ) năm tù nhưng cho

hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 (Hai) nắm tính từ ngày tuyên an sơ

thẩm

Theo hướng dan của Nghị quyét 01/2013 của HĐTP, ngoài tội ít nghiêm

trong thì tội nghiêm trong va rat nghiêm trong cũng có thé được hưởng án treo.Tuy nhiên, đến Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi, bồ sung một số điều củaNghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụngĐiều 65 của BLHS về án treo đã loại bỏ quy định téi ít nghiêm trong tội nghiệmtrong hay tối rat nghiêm trong mà điều kiện đầu tiên để xem xét cho hưởng án

treo chỉ cân bị xử phạt tù không quá 03 năm chứ không quy định về loại tôi được

cho hưởng

Cu thể, néu bi định khung tại khoản 2 với khung hình phạt từ trên 03 năm

tủ, ma vẫn đủ điều kiện dé được tòa án áp dung quy định về quyết định hình phạt

đưới khung theo Điều 54 BLHS cùng với hình phạt cuối cùng tòa án tuyên là

không quá 03 năm tù thì vẫn được xem xét để hưởng án treo Theo Điều 54BLHS, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhật của khung

hình phạt được áp dung nhưng phải trong khung hình phạt liên ké nhẹ hơn của

điều luật khi người pham tôi có ít nhất hai tinh tiết giấm nhẹ quy đình tại khoản

1 Điều 51 của Bộ luật này.

Như vậy đối với điều kiện được hưởng án treo, “bi xứ phạt tù” ở đây

được hiểu là tình phạt cuối cùng mà tòa án tuyên bi cáo phải chu, còn việc định.

khung chưa phải là quyét định hình phạt cuối cùng mà chỉ xác định khung hìnhphạt sẽ được áp dụng Nên có thể có trường hợp Tòa án định khung ở khoản 1,

khoản 2, thậm chí là khoản 3 với khung hình phạt từ trên 03 năm tù, nhưng có

nhiều tình tiết giảm nhẹ dan dén Tòa tuyên hình phat cuối cùng van không quá

03 năm tù thì vẫn có thể được xem xét hưởng án treo Do vậy, để hưởng án treo

thì không phụ thuộc vào việc định khung khoản mây, khung hình phat bao nhiéu

mà chỉ cần mức hình phạt cuối cùng không quá 03 năm tù thì sẽ được xem xét

hưởng án treo.

Trang 31

Ví du: BẢN ÁN 05/2024/HS-ST NGÀY 30/01/2024 VỀ TOI HUYHOẠI RỪNG: V ào khoảng tháng 01 năm 2023, Triệu Tạ C, do muốn chuyênđổi cây trồng dé phát triển kinh tế nên bảo vợ là Xiêm Mùi V và nhờ Lò Mùi L,Xiêm Mùi Ð dùng dao và cưa máy để phát rùng trái phép, sau đó đốt với điện

tích rùng là 31 97§m2 thuộc 16 17, khoảnh 18, tiểu khu 276A, thuộc địa phân

thôn S, xã P, huyện Q, tinh Hà Giang là rùng gỗ tự nhiên mút đất thường xanhphục hồi, chức năng rừng sản xuất Tổng trị giá lâm sản bị hủy hoại 1a

106.968.340 đồng.

Hội đông xét xử kết luận bị cáo phạm tội Hủy hoại rùng theo điểm đ

khoản 2 Điêu 243 của Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt là phat tù từ 03 nắm đến 07 năm.

Tuy nhiên theo như người bao chữa cho bị cáo trình bày lời bao chữa thi

bị cáo có nhân thân tốt Bi cáo không phải chịu tình tiết tăng năng trách nhiệmhình sự Bị cáo đã tự nguyên nộp cho 3.000.000 đông dé bôi thường thiệt hai; bịcáo đã thành khẩn khai báo, ăn nan héi cải, nên được hưởng các tình tiết giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật

Hình sự Ngoài ra, bị cáo là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng kinh tế xã

hội đặc biệt khó khăn, bị cáo không biết chữ, nhận thức pháp luật còn han chê,

nên được hưởng thêm tình tiệt giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều

51 của Bộ luật Hình sự Vậy nên căn cử điểm đ khoản 2 Điều 243, các điểm b, skhoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 65 của Bộ luật Hình sự xử phat bị cáo Triệu Ta

C 03 (ba) nắm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, tinh

từ ngày tuyên án sơ tham

2.1.2 Về nhân than người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm về mặt pháp lý hình

sự, xã hội — nhân khẩu học, xã hộ: — sinh học và đạo đức tâm lý học của người

đó có lỗi (cô ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bi

luật hình sự câm, mà các đặc điểm nay có ý nghia quan trong đã giải quyêt van

đề trách nhiệm hình sự của người đó một cách công minh, có cắn cứ va đúng

pháp luật đồng thời đầu tranh chông tinh trang phạm tôi

7 Bin im do Tòa inmhin dần tôi cao amg cấp

Trang 32

Theo văn bản hướng dan mới nhật của Hội đông thấm phán Tòa án nhândân tối cao tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi, bd sung một số điều củaNghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụngĐiều 65 của BLHS vệ án treo như sau:

"2 Người bị xứ phạt tì có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người

phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đây dit các nghĩa vụ của

công dan ở nơi cư tri, nơi làm việc.

a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được cot la không

có an tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích người đã bị xứ phat vi

phạm hành chính hoặc bị xữ lý kỹ luật mà tinh đến ngày phạm tội lần nay đã quả

thời hạn được cot là chưa bi xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kp luật

theo quy đình của pháp luật nếu xét thấy tỉnh chất, mức độ của tôi phạm mớiđược thực hiện thuộc trường hop ít nghiêm trong hoặc người phạm tội là đồngphạm có vai trò không đáng kế trong vụ án và có đãi các điều kiên khác thì cing

có thé cho hướng án treo;

b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “da bị xứ lý

kj luật hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “dd bi kết án” và có dit

các điều kiện khác thi cing có thé cho hưởng án treo.

c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra dé giải quyết trong cácgiai đoạn khác nhan (tách thành nhiều vụ án) và có dit các điều kiên khác thìcing có thé cho hướng án treo.”

Vi du: BẢN ÁN HSST SÓ 65/2018/HSST NGÀY 30/9/20185Ngày 11/4/2018 Hoang Van D, Dương Văn K, Hoàng Minh T đến nhàDương Đình P tô chức đánh bạc cá cược với mệnh giá lớn (Tiên hoặc hiện vật

đánh bạc trị giá 50.000.000 đông trở lên) Sau khi chơi được khoảng 2-3 tiêng thi

bị lực lượng công an phát hiện và bat quả tang thu giữ vật chứng có liên quan

Số tiên bi phát hiện thu gữ khi kiểm tra người các đối tương đều thừa nhận.mang đi để đánh bac

Tại bản án Hình sự sơ thẩm só 65/2018/HSST ngày 30/9/2018 của TAND

huyện Phú Binh, tinh Thái Nguyên nhận định các bị cáo P, Ð, T, K đã phạm tội

“danh bac” theo quy định tại Điều 321 BLHS 2015 Tuy nhiên khi xét nhân

*Bin im do Tòa nhân din tôi cao amg cấp

Trang 33

thân các bị cáo đều pham tôi lân dau và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, trongquá trình điều tra đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải Ngoài ra các bị cáotrong khoảng thời gian sinh sống tại dia phương đều thực hiện tốt nghia vụ củacông dân về cư trú như thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư

trú và quy định khác của pháp luật có liên quan và nộp đây đủ lê phí đăng ký cư

trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí Áp dụng khoản 1 Điều 321,điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 65 BLHS tuyên xử phạt tù các bị cáo cho hưởng

án treo Có thể thấy, trong vụ án này Toa án đã xem xét đây đủ các yêu tổ nhân

thân của người phạm tôi gồm các đắc điểm phản ánh trực tiép mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi pham tội (phạm tôi lân đầu thuộc trường hợp ít nghiêm

trong), đặc điểm phản ánh khả nang tự giáo duc, cải tạo (thành khẩn khai báo, an

nan hồi lỗi) để cho người pham tội được hưởng án treo là hợp ly

Các điệu kiện khác khi xét về căn cứ nhân thân của người phạm tôi như:

Đối với người đã bị kết ám nhưng thuộc trroug hop được coi là không

có du tích tại khoản 1 Dien 107 BLHS 2015 quy định:

%1 Người dưới 18 tuổi được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong

các trường hợp sau day:

a) Người từ dit 14 tudi đến dưới 16 tuổi;

b) Người từ đủ 16 tudi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tôi phạm ít nghiêmtrong tôi nghiêm trọng hoặc tôi rất nghiêm trong do vé ý;

©) Người bị áp dung biện pháp tư pháp quy dinh tại Mục 3 Chương nay.“

Vi du”: Thang 6/2013, Nguyễn V ăn A (15 tuổi) bị kết án 02 năm tù ve tội

“Trêm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS 1999 vi đã chiếm đoạt tài sản

có giá tri trên 60.000.000 đông (Tôi phạm nghiêm trong), tháng 12/2016 A chap

hành xong hình phạt tù và châp hành xơng các quyết đình khác của bản án Nắm

2018 A tiếp tục trộm cấp tài sản, tuy nhiên có thể thây khi áp dụng khoản 1 Điều

107 thì lân phạm tội này của A nêu nằm trong khung hình phạt tu từ 06 thángđên 03 nam® thì van có khả năng được hưởng án treo chứ không bi pham vào

“Bin in do Tòa innhin dân tôi cao cưng cập

TP Nu nào thản cp isin của người khác trị gi từ 2 000 000 đồng din đuối #0 000.000 đồng hoc tưới

000 dongnlumg thuộc mot trong các trường hop sau day, thủ bị phạt cải tao không giam gi đến 03

fe pee mae Oo thing den 03 xể hình vì hiểm dogt tii im mà côn vành

ì kết an về tôi này hoặc ve một trong các tôi guy định tai các dieu 168, 169,170, 171, 172, 174, 175

290 của Bộ hút, được xóa an tidh ow cơn VỀ

By trà hưởng au din an nh, wit tự, anton số hội

cage

Trang 34

trường hợp tái phạm nguy hiểm Bởi lẽ bản án năm 2013 kết án A 02 năm ta vềtội trôm cắp tai sản sản, thời điểm này A mới 15 tuổi vậy nên được xem là không

có án tích.

Đối với người bị kết dn uhirug đã được xóa du tích Các trường hợp xóa

án tích theo quy định của BLHS bao gồm đương nhiên xóa án tích, xóa án tích

theo quyét định của Tòa án, xóa án tích trong trường hop đặc biệt và xóa án tíchđối với người dưới 18 tuổi bị kết án

Đương nhiên xóa án tích là trường hợp người bị két án được đương nhiên

công nhận như là chưa tung bị kêt án mà không cân có quyết định của Tòa án.

Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đôi với người bị kết án không phải

về các tội quy định tại Chương XIII° và Chương XXVI!9 của BLHS

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án là trường hợp Tòa án phải xem xét

tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với tội phạm mà người bị kết án đểthực hiện, thái đô chap hành pháp luật, thai độ lao động của người bị kết án dé ra

quyết định xóa án tích Chỉ khi có quyét định xóa án tích của Tòa án thì người bị kết án mới được xem là chưa từng bị kết án Xóa án tích theo quyết định của Tòa

án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại

Chương XIII và Chương XXVI của BLHS

Xóa án tích trong trường hợp đắc biệt là việc Tòa án quyết định xóa án

tích cho người bị kết án thuộc trường hợp đương nhiên xóa én tích (Điều 70BLHS) hoặc xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điêu 71 BLHS), khi họ đãchap hành ít nhất một phân ba thời hen “khổng phạm tội mớt” theo quy định, nêungười đó có những biểu hiện tiên bộ rõ rệt và đã lập công được cơ quan, tổ chứcnơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị

Nhân thân tốt vừa là điều kiên cân, vừa có ý ng†ữa đốt với việc xem xét áp

dung án treo Nhân thân phản anh khả nang tự cải tạo, giao duc người bị két an

trở thành người có ích cho xã hội, những người có nhân thân tốt, lần đâu pham

tôi, sau khi phạm tội đã ăn năn hối cải và thành khẩn nhận tội thi họ có nhiéu khả

năng tự giáo dục, cải tạo hơn các đối tượng khác nên cân được xem xét để chohưởng án treo Đây cũng là đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích

@ Tài săn l phương tiên kiệm: của người bị hại vì gia đình ho; tài săn là kỹ vật, di vật, đồ thờ

? Chương 3H Ci plum an nành quốc ga

Trang 35

của hình phạt, vì mục đích của hình phạt là cải tạo, giáo dục những người bị kết

án, giáo dục các thành viên khác trang xã hội tuân thủ pháp luật, cũng như hỗ trợ

công cuộc đầu tranh phòng, chúng tôi phạm đạt hiệu quả

2.1.3 Về các tình tiết giam uheCác tình tiệt giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những yêu tô làm thay đôimức độ của hành vi pham tội theo hướng ít nghiêm trong hơn và là điều kiện dé

người pham tdi được hưởng an treo Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

trong một vụ án cụ thể và đối với người pham tôi cu thé chỉ làm cho tội phạmthay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án đó, chứ không làm thay đổi tính chat của

tội pham.

Nghị quyết só 02/VBHN-TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộluật hình sự về án treo hướng dẫn về điều kiên nảy, cu thể: “Có từ 02 tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự quy đình tại khoản Ì Điều 51 của Bé6 luật Hình su và không

có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy đình tại khoản 1 Điều 52 của Bộ

luật Hình sự:

Trường hợp có tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự thì số tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự phái nhiều hơn sé tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự quy đình tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự “

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm các tình tiết được quy

định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015! và các tình tiệt quy định tại khoản 2Điều 51 BLHS năm 2015 nhưng phải được ghi rõ trong bản án BLHS cho phép

áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS là biểu hiện của tính không hạn chế các tình tiếtgiảm nhẹ mà luật cho phép, tính nhân đạo của BLHS Những tình tiết giảm nhẹ

11 Điền 51 Cúc tinh tiết giảm whe mich nệm kink sir

1 Gc tĩnh thet sim day ka tính tiết giam nhẹ trách nhiệm hink sự : a) Người phạm tôi đã ngăn chăm hoặc Em giảm bot tác bộc peter 3) Người pham tôi tự nguyễn sửa chữa, Bối thưởng thiệt hi hoặc khác phuc han gua, c) Pham tôi

hop vượt qua got hạn pong vẻ chink dang, 4) lg engine hp ee gut cn ch mi hể

See dt Pham ‘Pham tồi tron, King Wen gaa ate ha th al Ae pa Spo tồi, e) Pham tối Pong trưởng:

ig hiểm "tì do ink mg Led gà Ea 8) Pham tôi vì hoim cảnÀ đặc biệt Khỏ Bio

tôi

fp Bn ch Ida thà hen dag nin i ram) Phạm 15 do lc ha,

hut nif có that; o) Ngwor pha tối la nguoi Pr mbi trẻ BND 1 phan tối I it

gua co bệnh bi han

tật đạc Biết tưng, q) Nguoi pham tội ẩm £ nhựu thức hh

Pasa

lấn

ila minh; 7) Người phạm tôi thành khẩm khai bao he

cực tp dd cét cơ tiến hoặc điều tra tôi pham,; w) Người ph ng Chuo

nô Nhìn có HE] vế se Dong Vai Gude đc lọc op Mật cong tie Newel phe li K

mtg, \ơ, chong con của het si nguct có cố HH xe

ae Phố đai anh phạt Toa dn có thé coi đầu thú hoặc tink tiết Xhác la tink tiết giảm nhẹ, năng phải gli rõ Wi đo

Trang 36

ghi tại khoản 1 Điều 51 mới chi là những tình tiệt pho biên và điển hình chưa thểhiện hết tính đặc thù trong từng trường hợp cu thể.

Vi đụ” Khoảng 11 go 10 phút ngày 02/7/2023, tại đường dân sinh thuộc

tổ dân pho Dé Hén, thị tran Bá Hiện, Bình Xuyên, Vinh Phúc, Nguyễn Xuân T

và Hoàng V ăn D có hành vi tang trữ 7,101kg pháo nỗ mục đích sử dung cá nhân

thì bị Công an huyện Bình Xuyên, Vinh Phúc kiểm tra, phát hiện bắt quả tang,

thu gữ toàn bộ vật chứng liên quan.

Tại Cáo trang số: 180/CT-V KSBX ngày 03/10/2023, Viện kiểm sát nhân

dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã truy tô Hoàng Văn D và Nguyễn

Xuân T về tội “Tang trữ hang cam” theo điểm c khoản 1 Điều 191 của Bộ luật

Hình sự

Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử xét thay Các bị cáo

D và T là những người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội lânđầu thuộc trường hợp ít nghiêm trong Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòacác bi cáo đều thành khẩn khai báo, ăn nén hồi cải về hành vi phạm tôi của mình

Do đó các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quyđịnh tại điểm i, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự Ngoài ra, bi cáo D có

ông nội được tặng thưởng huy chương kháng chiên chồng mỹ cứu nước, bị cáo T

có hoàn cảnh gia đình khó khắn, gia đình thuộc hộ nghèo, có bó dé là thương

bình loại A, hạng 2/8, được tăng thưởng huy chương kháng chiên, bị nhiễm chấtđộc mau da cam do tham gia kháng chiên chóng Mỹ nên cả hai bị cáo đều được

hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy đính tại khoản 2 Điều 51 của

Bộ luật Hình sự Xét thay, các bi cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tinh

tiết tăng nang trách nhiệm hình sự nào, có nơi cư trú rổ rang Do vay, việc buộc

các bị cáo phải chap hành hình phạt tu là chưa cân thiết, cho các bị cáo được

hưởng án treo cải tạo tại địa phương như dé nghị của đại diện Viện kiểm sát tại

phiên tòa cũng đủ giáo đục cải tạo các bị cáo trở thành người lương thiện, người công dân có ích cho xã hội.

`? Bin in đo Tòa inmhin din tôi cao amg cấp.

D *1 Người nào ting mit hàng cấm thuộc một trong các trường hop sau déy Oxi lý phat tiển từ

30 000.000 đẳng đến 300.000.000 dong hoặc bi phat từ từ 06 thing dén 03 nữn: c pháo no từ 06kg đến

audi 40kg,”

Trang 37

Một vụ án tòa án cho người bị phạt tù được hưởng án treo, tình tiết giảm

nhẹ được vận dụng hai lân với ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng mat

lân chúng được sử dụng với mục đích khác nhau Lên thứ nhật những tình tiếtgiảm nhẹ được xem xét với các căn cứ khác dé quyét định mức hình phat tủ cân

phải trừng trị người pham tội Còn ở lên thứ hai việc sử dung các tình tiệt giảm.

nhẹ để xem xét cho người bị phạt tù không quá 3 nắm được hưởng án treo là xác

định xem người nay có khả năng tự cải tạo, giáo duc với sự giám sát của xã hội

hay không, Ở lần này các tình tiết giảm nhẹ được xem như phản ánh đặc điểm

nhân thân của người phạm tdi có ảnh hưởng đáng ké đến việc xem xét khả năng

tự giáo dục, cải tạo của người phạm tội.

Đôi với người có nhiêu tình tiệt tăng nặng theo quy định tại Điều 52BLHS* thì di họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thi việc áp dung án treo với nhữngngười này cũng cân phải rất chặt chế, trên tinh than chung là hạn ché việc xéthưởng án treo đôi với những người nay Vì với người có nhiều tình tiết tăng

nặng, cho thây được phân nào thái đô phạm tôi, ý thức phạm tôi của ho cũng như khả năng tự cải tạo của họ là rat khó Việc xem xét các tinh tiết giảm nhẹ có ý

ngiĩa rất quan trong trong việc áp dung án treo Một người có nhiều tình tiết

giảm nhẹ cho thay được khả năng tự giáo dục, cải tạo của họ cũng như khả năng

có thể gây nguy hiểm cho xã hội nêu như để họ ngoài xã hội là cao hay thấp

Trên cơ sở đánh gia, xem xét các tinh tiết gam nhẹ, Toa án có thể ra quyệt định

bình phạt cũng như xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo hay

không

2.1.4 Điều liệu về noi cw trú, lam vid

Khí xem xét việc cho người pham tội được hưởng án treo, Hội đồng xét

xử chủ yêu dựa vào ba căn cứ trên là mức phạt tù, nhân thân của người bị kết án

ÝÝ piều 32 Các tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hành sự.

L Che các tình tiết sant đến! mot là tình tiết tăng nig trách nêm } lành suc: a) Phạm tốt có tổ chức; Ð) Phạm ,

tôi có tính chất chuyên nginép; c) Loy hong chute vic quyển ép: để phạm tôi; a) Phưm tội có tinh cheat côn đổ;

@® Phạm tối vì động cơ độ hog: &) Có tinh Du Jiện tới phưm đến cing: g) Phage tối 02 lên trở lên; l) Tp

‘Pham hoặc tái phean nguy hiểm, 1) Pham rối đối với người đưới i 16 enor, p]aLi có the, người dit

lên: k) Phạm tột đất với người ¿ trong tình trang không thể vất dic Bug)

die bệt nang người ì by ham chế khá năng nhận thức người lệ Huộc xừnh Về mat vat chat, th than, cong tác hoặc các mat khác, 1) Loi ng hon nh chiên ere tình trang Để cap, tiên tai, địch ben.

hoặc njfng khó khiếm đặc txệt khác của xã hội dé phạm tôi; m) Ding ti đoạn tinh vi_ vào giộŠt, tin ác để

phạm tối; ») Ding tui đoạn, phương tiện có khả năng gấu nạ) hại cho nhện ngời de phạm tốt; 0) Xai gine

người đưới 18 tuot phem tội, p) Có hành: động xảo quyét hoặc lang hin nhau tron tránh: hoặc che giấu tội

phạm.

3 Các tinh tiết đã được Bộ luật nà) quo’ dink Tà đấu liệu dinh tôi hoặc định Hưng hình phat thi không được

cot là tình tiết tăng năng.

Trang 38

và các TTGN, phân tích từng căn ctr và đánh giá các cắn cứ đó, đông thời đối

chiêu với yêu câu phòng ngừa va chong tội phạm ở từng loại tội trong môi

trường xã hôi cụ thể dé có thể két luận về khả năng tự giáo dục, cải tạo củangười bi kết an Ngoài các cắn cứ trên, khi xem xét cho người pham tôi đượchưởng án treo hay không thì Tòa án còn phải xem xét điều kiện về nơi cư trú rõràng hoặc nơi làm việc én định dé cơ quan, tổ chức có thấm quyền giám sát, giáoduc họ và xét thay không cân phải bắt chap hành hình phạt tù néu người phạm.tội có khả năng tự cải tao và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểmcho xã hội, không ảnh hưởng xâu dén an ninh trật tự, an toàn cho xã hội

Theo quy định của Nghi quyệt số 02/VBHN-TANDTC hướng dẫn áp

dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo thì người được hưởng án treo phải

là “C6 not cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ôn đình dé cơ quan, té chức cóthẩm quyển giám sát giáo dục

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có dia chi được xác

định cu thé theo guy định của Luật Cư trú mà người được hướng an treo về curtrú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo

Nơi làm việc ôn đình là nơi người phạm tội làm việc có thời han từ 01

năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức

có thẩm quyên =

Nghị quyết số 02/VBHN-TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ

luật hình sự về án treo đã có sự bỗ sung day đủ, chỉ tiết, rõ rang hơn về điều kiện

không gan sông làm việc của người phạm tội Nghị quyét bổ sung lựa chon điều

kiện nơi làm việc vào không gian sinh sống lam wiéc bên cạnh nơi cư trú và định

ngiĩa cụ thể nơi cư trú và nơi làm việc của người phạm tôi Những điểm mớiđược bổ sung này là hoàn toàn hợp lý, can thiết trong quá trình áp dụng điều

kiện xem xét cho hưởng án treo.

Vi äm5: Nguyễn Thanh D pham tội ‘‘Lam dung tín nhiệm chiêm đoạttai sản” theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật bình sự, đã bởi thường khắc phục xongtoàn bộ thiệt hai, có nhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng có 3 tỉnh tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điêu 51

* Bin in do Tòa án nhân đần tối cao amg cấp,

Trang 39

BLHS, D là lao động tự do, công việc không ôn đính, D được chú ruột của minh

có nơi cư trú rõ ràng tại phường X, thành phô H bảo lĩnh.

Nguyễn Thanh D đã bởi thường khắc phục xơng toàn bộ thiệt hai, cónhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng, có nhiéu tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự, D đã được chú ruột co nơi cư trú rõ ràng bảo lãnh Vì vậy, có đủ

điều kiện dé xử phat D tù nhưng cho hưởng án treo, thé hiện tính khoan hông,

nhân đạo của pháp luật hình sự.

2.1.5 Điều Miệu người phạm tội có kha uăng cai tạo, khong gây ugnykhiêm cho xã hội và không cầu phái bắt chap hành hinh phạt tì

Khoản 1 Điều 65 BLHS 2015 quy dinh “Khi xứ phat tii không quá 3năm căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiét giảm nhẹ, nếu xét thaykhông cần bắt chấp hành hình phat tù thì Tòa án cho hưởng án treo ”

Về điều kiên này, theo Nghi quyết sé 02/VBHN-TANDTC hướng dan

áp dụng Điều 65 của Bồ luật hình sự về án treo: “Xét thấp không cần phái bắtchấp hành hình phat tù nếu người phạm tôi có khả năng tự cải tạo và việc cho

họ hướng án treo không gay nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hướng xâu đến an

mình trật tự an toàn xã hội “

Quy định này có thể coi là điều kiện cuối cùng để xem xét có cho bị cáo

được hưởng án treo hay không do do đời hỏi Hội dong xét xử khi quyết định

hình phạt phải cân nhắc thật kỹ cảng dé áp dụng quy định này một cách chính

xác Hơn nữa, ngoài việc đánh giá những điêu kiện như đã phân tích trên, can

đánh giá sâu về yêu tô nhân thân, ý thức chap hanh pháp luật và loại tội pham,khách thé trực tiệp mà bị cáo xâm phạm tới, có nhy vậy mới dự đoán được khả

nắng cải tạo của bị cáo dé quyết định việc cho bị cáo hưởng án treo.

2.2 Quy định về thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả

và trách nhiệm pháp lý của việc vip hạm điều kiện thử thách

2.2.1 Thời gian thí thách cia du treo

Khi quyết định cho người bị phạt tù được hưởng án treo, Tòa án phảituyên thời gian thử thách đối với người này trong khoảng thời gian luật định vi

án treo chỉ có ý nghĩa khi thời gian thử thách được tuyên và được thực hiện trên

thực tê Đó là khoảng thời gian đủ để người bị án treo tự khẳng đính về sự tự

giác cải tạo, giáo duc của mình Thời gian thử thách của án treo cũng là căn cử

để Tòa án kiểm tra tính đúng dan trong việc áp dụng án treo, thông qua phân tích

Trang 40

đánh giá những thông tin cân thiết từ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát

giáo duc người được hưởng án treo.

Khoản | Điều 65 BLHS năm 2015 quy định: “Khi xứ phạt tit không quá

03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thay không cẩn phải bắt chấp hành hình phat tì thì Tòa án cho hưởng án

treo và ấn định thời gian thir thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các

nghia vụ trong thời gian thir thách theo quy dinh của Luật thi hành an hình sự “.

Theo đó, việc én định thời gian thử thách là bắt buộc, thời hạn thời gan

thử thách ít nhật là một năm, nhiêu nhật là nắm năm Nếu thời gian thử thách được ân định ít hơn một nấm hoặc nhiều hơn năm năm đều là không đúng.

Tai Điều 3 Nghị quyết sô 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2023 của Hội

đồng Tham phán TAND tối cao hướng dan áp dụng Điều 60 của BLHS 1999đến Điều 4 Nghị quyết số 02/V BHN-TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của

Bộ luật hình sự về án treo đều quy đính: “Khi cho người phạm tội hướng ántreo, Téa án phải ấn đình thời gian thir thách bằng hai lần mức hình phạt tis

nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm “.

Vi du: Tòa án nhân dan thành pho Biên Hòa, tinh Dong Nai xét xử sơthâm công khai vụ án hình sự sơ thâm thu lý số 404/2023/TLST-HS đối với

bị cáo Tạ Anh T1ế

Nội dung vụ án Chị Trân Thị Út H và chị Nguyễn Vũ Hoang Y, có mối

quan hệ là bạn bẻ với nhau V ào ngày 15 tháng 3 năm 2019, khi chi H và chi Y

đang ở nhà, T1 đến để ăn nhậu cùng nhau Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, T1mượn chiếc xe môtô của chị Y higu Airbalade để chở T2 di chơi và được chị Ýđông ý Sau khi muon được xe, Tl chở T2 d chơi game bắn cá hết tiên nên Tl

nay sinh ý định chiêm đoạt chiếc xe trên Thực hiện ý định trên, Tl mang chiếc

xe trên đi cam đỗ được số tiền 11.000.000 đẳng Ap dung điểm a khoản 1 Điều175; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 6Š của Bộ luật Hình sự Tòa ánnhân dân thành phó Biên Hòa xử phạt Tạ Anh T mức án 18 mười tám thang tù

nhưng cho hưởng án treo với thời gan thử thách 36 ba mươi sáu tháng

(18x2=36) tinh từ ngày tuyên án sơ thâm

Cách tinh thời giam thir thách cia du treo:

3# Bin in do Tòa án nhân đần tối cao amg cấp,

Ngày đăng: 08/11/2024, 03:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w