1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay

253 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Tác giả TS. Trần Thái Dương, TS. Nguyễn Văn Nim, ThS. Nguyễn Thi Nang Mai, TS. Tạ Quang Ngọc, TS. Phạm Văn Đạt, ThS. Nguyễn Duy Tiến, ThS. Đậu Công Hiệp, TS. Mai Thị Mai, TS. Nguyễn Mai Thuyên, ThS. NCS. Đinh Thanh Hương, TS. Thái Thị Thu Trang, ThS. Nguyễn Thị Quang Đức, TS. Phạm Quý Ty, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, ThS. Dương Thị Thân Thương, ThS. Lê Tiểu Vy, ThS. NCS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, ThS. Nguyễn Vĩnh Sơn, TS. Đoàn Thị Tổ Uyên, ThS. Hoàng Thị Minh Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 73,5 MB

Nội dung

Điểm tương đồng được xác định là chức năng quan trọngkhông thé thiếu của cơ quan dân cử với mục đích hướng tới việc cảnh báo sớm trách nhiệm,gop phân kiểm soát quyên lực của đối tượng bị

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

“HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE HOAT ĐỘNG GIÁM

SÁT CUA QUOC HỘI, HOI DONG NHÂN DAN Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY”

Ha Nội, ngày 19 thang 6 năm 2024

Trang 2

MỤC LUC KY YEU HỘI THẢO

“Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

ở Việt Nam hiện nay”

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023

STT CHUYEN DE TRANG

Khái niệm, đặc điểm, vai trò chức năng giám sát của cơ quan

ì dân cử ở Việt Nam 01

TS Trần Thái Dương Giang viên thỉnh giảng Trường Dai học Luật Hà Nội

Các yêu tô bảo đảm hoạt động giám sát của cơ quan dân cử

TS Nguyễn Văn Nim

2 Trưởng bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, 19

Khoa pháp luật Hanh chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Môi quan hệ giữa hoạt động giám sát của co quan dân cử

với hoạt động giám sát của Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt

3 Nam 31

ThS Nguyễn Thi Nang MaiTrưởng Ban Dân vận Quận uỷ Bắc Từ LiêmMôi quan hệ giữa hoạt động giám sát của cơ quan quyên lực

nhà nước với hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam hiện nay

TS Tạ Quang Ngọc

4 Bộ môn Luát Hành chính, 45

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Truong Dai học Luật Hà Nội

TS Phạm Văn Đạt

Trường Đại học Hậu cân — Kỹ thuật Bộ Công an

Tiếp tục đôi mới giám sát văn bản góp phân nâng cao hiệu

quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

> ThS Nguyén Duy Tién sẽ

Vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội Hoạt động cua Quoc hội trong giám sát văn bản quy phạm

pháp luật

6 ThS Dau Cong Hiệp 66

Bộ môn Luật Hién pháp, Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chât vân và trả lời chât

vẫn trong Quốc hội ở Việt Nam

TS Mai Thị Mai

1 CN Đỗ Nhật Quang 74

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Truong Dai học Luật Hà Nội

Trang 3

Hoàn thiện pháp luật về hoạt động lây phiêu tín nhiệm, bỏ

phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam

TS Nguyễn Mai Thuyên

CN Trần Thanh Hà

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát chuyên dé của

Quốc hội ở Việt Nam

TS Thái Thị Thu TrangThS Nguyễn Thị Quang Đức

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

120

Il.

Tang cường hoạt động giám sat văn bản quy phạm pháp luật

của Uỷ ban pháp luật ở Việt Nam hiện nay

TS Phạm Quý Ty

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tu pháp, nguyên Đại biếu Quốc hội

ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Phan Hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội

thuộc Uy ban Thường vụ Quốc hội

Đại biểu Quốc hội khóa XV

156

14.

Tăng cường hiệu quả hoạt động chất van và trả lời chat van

của Đại biéu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam

ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang

ThS Nguyễn Thị Hong Thuy

Bộ môn Luật Hién pháp, Khoa pháp luật Hành chính —Nha nước,

Truong Đại học Luật Hà Nội

166

Trang 4

Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát chuyên dé của

Hội đồng nhân dân ở Việt Nam

ThS Nguyễn Vĩnh SơnChánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND) tính Hải Dương

178

16.

Hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sat của

Quốc hội và Hội đồng nhân dân và một số góp ý cho hỗ sơ

dé nghị sửa đổi luật

TS Đoàn Thị Tổ Uyên

Truong Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trường Đại học Luật Hà Nội

192

17.

Giải trình tại phiên họp Hội đông dân tộc, Ủy ban của Quốc

hội — kinh nghiệm từ điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ.

ThS Hoàng Thi Minh Phương

ThS Đậu Công Hiệp

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

214

18.

Nhu câu xây dung Uy ban Quốc gia vê phòng chéng tham

nhũng ở Việt Nam hiện nay

GS.TS Thái Vĩnh Thang

Bộ môn Luật Hiến pháp,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Truong Bộ Mon Lịch sử Nhà nưóc và pháp luật,

Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

TS Tạ Quang Ngọc

Bộ môn Luát Hành chính, Khoa pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

236

Trang 5

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIÊM, VAI TRÒ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT

CUA CƠ QUAN DAN CỬ Ở VIỆT NAM

TS Tran Thái Dương!Tóm tat: Giám sát của cơ quan dân cử — một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước,

là hoạt động tat yêu, cơ bản và thiết yéu trong tô chức thực hiện quyên lực nhà nước nóichung hoạt động của cơ quan dân cử nói riêng Đề xây dựng hoàn thiện nhà nước phápquyên xã hội chủ nghĩa, không thể không chú trọng kiểm soát quyên lực nhà nước, chứcnăng giám sát của cơ quan dân cử Báo cáo phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò chứcnăng giám sát của Quốc hội và hội đông nhân dân ở Việt Nam trong mỗi liên hệ so sánhvới một số quốc gia trên thé giới và theo tinh thân kiểm soát quyên lực nhà nước trongHién pháp năm 2013; rút ra một số ý kiến nhận xét chung

Từ khóa: Chức năng giảm sat; cơ quan dán cứ, đặc điểm; khái niệm; vai trò

MỞ ĐẦUTrong bộ máy nhà nước Việt Nam, hệ thong các cơ quan dân cu là các cơ quan đượchình thành bằng con đường bầu cử, hoạt động theo nhiệm ki, còn được gọi là cơ quan đạidiện, gom Quốc hội và hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Quốc hội và hộiđồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyên làm chủ của nhân dân cả nướchoặc trong mỗi đơn vị hành chính Trên thế giới, trong bất kì mô hình chính thể nào, giám

sát cũng được coi là một chức năng (khuynh hướng hoạt động) cơ bản của cơ quan dân cử,

bên cạnh chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia hoặc địaphương Tuy vậy, đến nay còn có những quan niệm khác nhau về khái niệm chức nănggiám sát của cơ quan dân cử Từ đó có những cách hiểu không hoàn toàn thống nhất về đặcđiểm, vai trò hoạt động giám sát của cơ quan dân cử Điều nay ảnh hưởng không ít đến nộidung, hiệu quả của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động giám sát, hiệu lực hiệu quảhoạt động của cơ quan dân cử và bộ máy nhà nước nói chung trên thực tế từ trung ươngđến chính quyên địa phương

1 Khái niệm chức năng giam sát của cơ quan dan cử

Trong đời sống xã hội nói chung, giám sát được hiểu là theo dõi và kiểm tra xem cóthực hiện đúng những điều quy định không.? Chức năng là hoạt động, tác dụng bình thườnghoặc đặc trưng của một cơ quan, hệ cơ quan ” Từ đó có thê hiểu một cách sơ bộ và kháiquát về chức năng giám sát của cơ quan dân cử như sau: 7# nhất, chức năng giám sát của

cơ quan dân cử là một khuynh hướng hoặc lĩnh vực hoạt động trong tổng thể các hoạt động

cơ bản, có tính tất yếu, khách quan của cơ quan này 7 hai, chức năng giám sát là hoạtđộng theo dõi, đánh giá hướng đến quy kết trách nhiệm đối với các đối tượng chịu sự giám

! Giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Luật Hà Noi, Email: tranthaiduong@hlu.edu.vn

-Viện Ngôn ngữ học, Tir điên tiêng V;ệ¡, Nxb Da Năng - Trung tâm từ điên học, Hà Nội - Da Nang, 2002, tr.389.

3 Viện Ngôn ngữ hoc, 7? điển tiêng Việt, sdd, tr.191.

Trang 6

sát về tính đúng đắn trong thực hiện những quy định của Hiến pháp và pháp luật, thôngqua đó, cơ quan dân cử sẽ có những điều chỉnh cân thiết, phù hợp trong quyết định chính

sách hay thực hiện chức năng khác của mình.

Trong lịch sử tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước dân chủ, chức năng giám sát của

cơ quan dân cử được hình thành muộn hơn các chức năng khác và khởi nguồn từ thực tiễn

mà không tuân theo bất cứ một lí thuyết nao có trước, kế cả học thuyết phân quyên của S.Montesquieu hay J Locke Theo cách tô chức nha nước dai nghị, chức năng này được hìnhthành từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện, conđối với các nhà nước được tổ chức theo mô hình tong thong thi từ thực tiễn thực hiệnnguyên tắc kiểm chế, đối trọng Ngày nay, dù nhà nước được tổ chức theo mô hình chínhthé đại nghị hay chính thé cộng hòa tổng thống hay hỗn hợp, nghị viện ở bat kì quốc gianào cũng déu có chức năng giám sát hoạt động của chính phủ (hành pháp) Có thé nói,giám sát đã dan trở thành một chức năng chính của nghị viện, ngày càng có xu hướng lấn

at cả chức năng lập pháp.

Ở Việt Nam, sự hình thành chức năng giám sát của cơ quan dân cử trước hết liên quanđến chủ thuyết t6 chức thực hiện quyền lực nhà nước, với những thay đôi theo sự biến độngcủa lịch sử Tuy nhiên, nguyên tắc bất biến là chủ quyền nhân dân, nhà nước của dân, dodân, vì dân Ngày nay, đó chính là chủ thuyết xây dung và hoàn thiện nhà nước pháp quyênXHCN của dân, do dân và vì dân Trong nhà nước pháp quyền XHCN, quyên lực nhà nước

là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp Như vậy, giám sát của cơ quan dân cửđối với hoạt động của bộ máy nhà nước trở thành bộ phận không thê thiểu trong cơ chếkiểm soát quyên lực nhà nước

Trên thế giới, các quốc gia có những quan niệm khác nhau về hoạt động giám sát củanghị viện tùy theo mô hình chính thé là đại nghị, tong thông hay hỗn hop (còn được gọi làlưỡng tính) Nếu ở các quốc gia theo mô hình đại nghị (như Anh, Áo, Đức, Italy) thì mốiquan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp là mối quan hệ giữa cơ quan traoquyên và cơ quan được trao quyên Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện và chỉ tồntại néu còn sự tín nhiệm của nghị viện Vì thế, chính phủ luôn được đặt trong tình trạng bịnghị viện giám sát Trong các quốc gia theo mô hình chính thé tong thống (như Mỹ và cácquốc gia Mỹ Latin), tổ chức quyên lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyên “cứng rắn”,nghị viện cũng giám sát chính phủ theo cơ chế kiêm chế, đối trọng nhăm cân bằng giữacác nhánh quyên lực nhà nước Với các quốc gia theo mô hình hỗn hợp (như Pháp, Nga,Hàn Quốc, Singapore ), quyên lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tac “mềm dẻo”,

có sự điều hòa, phối hợp giữa các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp thì nghị viện cũng

4 Van phong Quốc hội - Viện Chính sách công và pháp luật, Hoạt động giám sát cua cơ quan dan cu ở Viet Nam- Vấn

dé và giải pháp, Nxb Héng Duc, Ha Nội, 2015; tr.15-18.

Trang 7

giám sát đối với hành pháp gồm cả thủ tướng và tổng thống nhưng chỉ có chính phủ (thủ

tướng và nội các) mới hoạt động trên sự tín nhiệm của nghị viện và phải chịu trách nhiệm

trước nghị viện Rõ ràng là cho dù với bất kì mô hình tổ chức quyên lực nhà nước nào thìgiám sát của nghị viện được coi là một trong các phương tiện kiểm soát quyên lực củangành hành pháp, đảm bảo ngành hành pháp tuân thủ đúng các yêu cau của hiến pháp vàcác đạo luật Băng việc thực thi hoạt động giám sát, nghị viện góp phan hién thuc hoanhững yêu cau cơ bản của nên dân chủ.”

Đôi với Việt Nam, quan niệm về chức năng giám sát của cơ quan dân cử có nhữngđiểm tương đồng và nét đặc thù Điểm tương đồng được xác định là chức năng quan trọngkhông thé thiếu của cơ quan dân cử với mục đích hướng tới việc cảnh báo sớm trách nhiệm,gop phân kiểm soát quyên lực của đối tượng bị giám sát, đảm bảo cho đối tượng giám sáthành xử vì lợi ích của nhân dân và góp phan điều chỉnh lại hoạt động lập pháp.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồngnhân dân năm 2015 thì giám sát được định nghĩa là việc chủ thê giám sát theo dõi, xemxét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theoHiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của mình, xử lí theo thâmquyên hoặc yêu câu, kiến nghị cơ quan có tham quyên xử lí

Với quan niệm đó, theo cách thức tô chức quyên lực chính trị, tổ chức bộ máy nhànước của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thé xác định những nét đặc thù của giám sát của

cơ quan dân cử ở Việt Nam bao gồm:

Một là: Giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan, tô chức, cá nhân là giám sát mộtchiêu Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyên giám sát tối caođối với bộ máy nhà nước, không cơ quan, tổ chức, cá nhân nao có quyên giám sát ngượctrở lại đối với Quốc hội

Hai là: Giám sát của cơ quan dân cử có phạm vi rất rộng Nếu so với nhiều quốc giakhác, giám sát của nghị viện đối với hành pháp ở các nước đó chủ yếu là giám sát hoạtđộng thi hành pháp luật đặc biệt là việc chi tiêu ngân sách, cung cấp dịch vụ công chongười dân, chỉ giám sát chính phủ, không giám sát chính quyên địa phương thì giám sátcủa Quốc hội Việt Nam được thực hiện không chỉ đối với chính phủ mà cả cơ quan tư pháp

và các cơ quan khác; không chỉ giám sát chính phủ mà còn giám sát cả chính quyên địaphương; giám sát cả tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

Ba là: Nếu một số hình thức giám sát đã được áp dụng pho biến ở nhiều quốc gia thìchúng chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa phố bién ở Việt Nam như Thanh tra quốc

hội, ủy ban điêu tra, phiên điều trân.

> Văn phòng Quốc hội - Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát của cơ quan dan cử ở Việt Nam- Vấn

đề và giải pháp, sdd, tr.23-25.

6 Văn phòng Quốc hội - Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát của cơ quan dan cử ở Việt Nam-Van

đề và giải pháp, sdd, tr.26.

Trang 8

Bon là: Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Đặc điểm chức năng giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam

2.1 Chủ thể giảm sat

Theo khái niệm cơ quan dân cử cũng như phạm vi thâm quyên của các cơ quan này,các chủ thể giám sát gom 2 loại là Quốc hội và Hội đồng nhân dân Quốc hội bao gomQuốc hội (phiên họp toàn thé), các cơ quan của Quốc hội (gồm Uy ban Thường vụ Quốchội, Hội đồng dân tộc và các Uy ban của Quốc hội), Doan đại biểu Quốc hội và đại biểuQuốc hội Hội đồng nhân dân gồm Hội đồng nhân dân (phiên họp toàn thé), các cơ quancủa Hội đồng nhân dân (Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân), Tổđại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Với cách thức tổ chức thựchiện quyền lực nhà nước của Việt Nam, sự tham gia của nhiều loại chủ thể giám sát nhưvậy cho thay điểm khác biệt so với các chủ thé thực hiện giám sat ở các nước

2.2 Doi twong giám sát

Đối tượng giám sát là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát Vẻ mặt nguyên

lí, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyên lực nhà nước caonhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương, tất cả các cơ quan,

tô chức, cá nhân khác trong bộ máy nhà nước déu chịu sự giám sát của cơ quan dân cử.Tuy nhiên, hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương có phạm vi rấtrộng lớn, phức tạp Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan có năng lực nhấtđịnh trong hoạt động giám sát, không thể (và cũng không cần thiết) giám sát được tất cảmọi hoạt động của các cơ quan, tô chức, cá nhân Mặt khác, giám sát của cơ quan dân cử

là sự giám sát mang tính chính trị Do vậy, cân xác định phạm vi đối tượng giảm sat mộtcách hợp lí, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của hoạt động giám sát nhăm đạt được mục tiêubuộc các đối tượng chịu sự giám sát phải chú trọng và thực hiện trách nhiệm giải trìnhtrong thực thi quyền lực nhà nước, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, lợi ích quốc gia, dân tộc

Tuy vậy, đối tượng giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam rất rộng so với các nướctrên thé giới Theo các điều 4, 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhândân năm 2015, đối tượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được quy định như

sau:

+ Quốc hội giám sat tôi cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;giám sat tôi cao đối với hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân

tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gla, Kiểm toán nha nước va

cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội

Trang 9

đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tôi cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Tong Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao đôi với nghịquyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhândân tôi cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao:

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát đối với việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị

quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạtđộng của Chính phủ, Tòa án nhân dân tdi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toánnhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giám sátđối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thâmphán Tòa án nhân dân tôi cao, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Tống Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chínhphủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịchgiữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân

dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhândân cấp tỉnh; giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyên giám sát tối cao theo sự phân côngcủa Quốc hội;

+ Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình giám sát đối với việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát đối với hoạt động của Chính phủ,

bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tdi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toánnhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát đối với văn bản quy phạm pháp

luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội

đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịchgiữa Chính phủ với Doan Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông

tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tdi cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tôi cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh ánTòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hộiđồng dân tộc, Ủy ban phụ trách; giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiệnquyên giám sát theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

+ Doan đại biéu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Doan và tô chức dé đại biểuQuốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia giám sát với

Trang 10

Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban củaQuốc hội tại địa phương;

+ Đại biểu Quốc hội chat van Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,

Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Tong Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình giám sát đôi với văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giámsát đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kién nghị của công dân; tham gia Doan giámsát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tạicác bộ, ngành, địa phương khi có yêu câu

Ngoài ra, khi xét thấy cân thiết, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dântộc, Ủy ban của Quốc hội tiễn hành giám sát hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân khác

+ Hội đồng nhân dân giám sát đôi với việc tuân theo Hién pháp, pháp luật ở địa phương

và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát đối với hoạt độngcủa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;giám sát đối với quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồngnhân dân cấp dưới trực tiếp;

+ Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát đôi với việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật

ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát đốivới hoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấpdưới; giám sát đôi với quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồngnhân dân cấp dưới trực tiếp; giúp Hội đông nhân dân thực hiện quyên giám sát theo sựphân công của Hội đồng nhân dân;

+ Ban của Hội đông nhân dân giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát đối vớihoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thuộc lĩnhvực Ban phụ trách; giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ

trách;

+ Tổ đại biéu Hội đồng nhân dân giám sat đối với việc tuân theo Hiến pháp, luật, vănbản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết củaHội đông nhân dân cùng cap hoặc về van dé do Hội đông nhân dân, Thường trực Hội đồng

nhân dân phân công;

+ Đại biéu Hội đồng nhân dân chất vẫn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên kháccủa Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn

Trang 11

của mình giám sát d6i với việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát đối với việc giảiquyết khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.

Khi xét thay cân thiết, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban củaHội đồng nhân dân tiễn hành giám sát hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân khác ở địa

phương.

Ở các quốc gia trên thế giới, nhìn chung, giám sát của nghị viện thường chỉ tập trungvào giám sát chính phủ (nhánh quyên hành pháp); không giám sát tư pháp, nguyên thủ quốcgia, chính quyên địa phương ”

2.3 Hình thức giảm sat

Quan niệm rộng hơn khi đề cập chức năng giám sát của nghị viện các quốc gia trên thếgiới, có tài liệu gọi là công cụ giám sát gồm toàn bộ các phương tién/tham quyén/biénpháp/cách thức/hình thức giúp cho việc giám sát hiệu quả, có kết quả và trách nhiệm rõ

ràng.Š Theo đó, công cụ giám sát được sử dụng trong quá trình giám sát tùy thuộc vào hình

thức chính thé ở mỗi quốc gia Dé thực hiện chức năng giám sát, nghị viện ở các quốc giatheo mô hình đại nghị thường sử dụng các công cụ như nghe báo cáo ở phiên toàn thể, chấtvan, lap cac doan kiểm tra, bỏ phiếu bất tín nhiệm, thay đổi các thành viên của chính phủ,thậm chí lật đỗ cả chính phủ Nghị viện ở các nước theo mô hình tổng thống có quyên luậntội, buộc tội các quan chức cao cấp trong bộ máy hành pháp kề cả tổng thông Các ủy bancủa Quốc hội Mỹ có quyên yêu câu các bộ trưởng đến điều tran tại cuộc họp của ủy ban.Trong thực hiện chức năng giám sát, quyên hạn và trách nhiệm chủ yếu của nghị viện

các nước là giám sát hoạt động của chính phủ trong lĩnh vực ngân sách Các công cụ giám

sát pho biến nhất là chất van, các phiên hỏi đáp, thành lập các cơ quan điều tra, điều trầntại ủy ban, điều trần tại các phiền họp toàn thê của nghị viện, thanh tra quốc hội và bỏ phiếubất tín nhiệm

Ở Việt Nam, các công cụ giám sát của cơ quan dân cử không đồng nhất với các công

cụ giám sát thường được sử dụng ở các nước Theo quy định của Luật Hoạt động giám sat

của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015,° tùy theo từng loại chủ thé giám sát có théphân thành hai loại hình thức giám sát tương ứng với mỗi loại chủ thể giám sát như sau:2.3.1 Các hình thức giám sát của Quốc hội

Các hình thức giám sát của Quốc hội bao gồm các hình thức giám sát tối cao của Quốchội, giám sát của các cơ quan của Quốc hội, giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểuQuốc hội

7 Văn phòng Quốc hội Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam Van đề và giải pháp, sdd, tr.29.

Văn phòng Quốc hội Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát của cơ quan dan cử ở Việt Nam Van dé và giải pháp, sdd, tr.34.

-Khoản 2 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Trang 12

+ Giám sát tôi cao của Quốc hội gồm 7 hình thức sau: (i) xem xét báo cáo công tác;(ii) xem xét văn bản quy phạm pháp luật; (iii) xem xét việc trả lời chất van; (iv) xem xétbáo cáo giám sát chuyên đề; (v) xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời; (vi) lay phiếu tínnhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; (vii) xem xét báo cáo về kiến nghị giám sat.!°

+ Các hình thức giám sát trong hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội (Ủyban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội)

* Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 10 hình thức sau: (i) xem xét báocáo công tác; (ii) xem xét văn bản quy phạm pháp luật; (iii) xem xét việc trả lời chất van;(iv) giám sát chuyên dé; (v) xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bảnquy phạm pháp luật của cơ quan nha nước cấp trên; (vi) giám sát việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo; (vii) giám sát việc giải quyết khiếu nại của cử tri; (viii) giám sát việc bau cử; (ix)xem xét kiến nghị giám sat; (x) kiến nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm !Í

* Giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội gồm 6 hình thức sau: (i)thấm tra báo cáo; (ii) giám sát văn bản quy phạm pháp luật; (iii) giám sát chuyên dé; (iv)

tô chức hoạt động giải trình; (v) giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; (vi)kiến nghị về việc bỏ phiêu tín nhiệm !?

* Giám sát của đại biéu Quốc hội được thực hiện thông qua 3 hình thức sau: (i) chấtvấn; (ii) giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; (iii) giám sát việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

Dai biéu Quốc hội tự mình tiễn hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giảmsát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội, Hội đồng dan tộc, Uy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cau

* Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện thông qua 3 hình thức sau: (1)giám sát chuyên dé; (ii) giám sát việc giải quyết khiếu nại, t6 cáo, kiến nghị; (iii) cử đạibiểu tham gia đoàn giám sát

Đoàn đại biéu Quốc hội tổ chức dé đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biéu Quốc hội

thực hiện giám sát tại địa phương.!*

2.3.2 Các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân

Các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm các hình thức giám sát củaHội đông nhân dân (phiên họp toàn thể), giám sát của các cơ quan của Hội đồng nhân dân,

giám sát của Tô đại biêu Hội đông nhân dân, đại biêu Hội đông nhân dân.

!9 Điều 11 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

| Điều 22 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

!2 Điều 37 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

!3 Điều 47 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

! Điều 48 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Trang 13

* Giám sát của Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua 5 hình thức sau: (i) xemxét báo cáo công tác; (ii) xem xét việc trả lời chất van; (iii) xem xét quyết định của Ủy bannhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; (iv) giám sátchuyên dé; (v) lay phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm !Š

* Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua 6 hình thứcsau: (i) xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhândân cấp dưới trực tiếp; (ii) xem xét việc trả lời chất vấn; (iii) giám sát chuyên dé; (iv) tôchức hoạt động giải trình; (v) giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; (vi) giám sát việcgiải quyết kiến nghị !5

* Giám sát của Ban của Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua 4 hình thức sau:(i) thâm tra báo cáo; (ii) giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; (iii) giám sát chuyên đề; (iv) giám sát việc giảiquyết khiếu nại, tô cáo, kiến nghị.!

* Giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua 4 hình thức sau:(i) chất van; (ii) giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; (iii) giám sát việc thi hành pháp luật; (iv) giám sát việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị !8

* Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân theo Hiếnpháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các van dé do Hội đồng nhân dân hoặcThường trực Hội đồng nhân dân phân cong; tổ chức dé đại biểu Hội đồng nhân dân thực

hiện hoạt động giám sát !?

2.4 Trách nhiệm của chủ thể giám sát và doi tượng giám sat

2.4.1 Trách nhiệm của chủ thể giám sát

Ở Việt Nam hiện nay, trách nhiệm của các chủ thê giám sát được quy định là tráchnhiệm báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri hoặc trước cơ quan ma minhchịu trách nhiệm, cu thé như sau:?9

- Quốc hội báo cáo về hoạt động giám sát tối cao của mình trước cử tri cả nước thôngqua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biéu Quốc hội

- Uy ban thuong vu Quốc hội chịu trách nhiệm va báo cáo về hoạt động giám sát củamình trước Quốc hội

- Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động

giám sát của mình trước Quoc hội, Uy ban thường vu Quoc hội.

'5 Điều 57 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân năm 2015.

16 Điều 66 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân năm 2015.

!7 Điều 76 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân năm 2015.

!# Khoản 1 Điều 83 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

! Khoản 2 Điều 83 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

20 Điều 6 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Trang 14

- Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình,báo cáo về hoạt động giám sát của đại biéu Quốc hội trong Doan với Uy ban thường vụQuốc hội.

- Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước

cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri

- Hội đồng nhân dân báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri địa phươngthông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biéu Hộiđồng nhân dân

- Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sátcủa mình trước Hội đông nhân dân

- Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát củamình trước Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân

- Tổ đại biéu Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sátcủa mình, báo cáo về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân trong Tổ vớiThường trực Hội đồng nhân dân

- Đại biéu Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát củamình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri

- Các chủ thé giám sát chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kết luận, yêu cau, kiến

nghị giám sát của mình.

S

Nếu trách nhiệm của chủ thé giám sát chỉ là báo cáo về hoạt động giám sát của minhthì trách nhiệm của các đối tượng giám sát gdm nhiều hình thức như: thực hiện kế hoạch,nội dung, yêu câu của chủ thé giám sát; cung cấp thông tin liên quan; báo cáo; nghiêmchỉnh chấp hành nghị quyết giám sát; thực hiện kết luận; gửi văn bản quy phạm pháp luật,nghị quyết mà mình đã ban hành Cụ thể như sau:?!

- Cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện đây đủ kế hoạch, nội dung,yêu câu giám sát của chủ thé giám sát; cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vu củamình, trừ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà theo quy định của pháp luật vềbảo vệ bí mật nhà nước thì chủ thể giám sát đó không thuộc diện được tiếp cận; báo cáotrung thực, khách quan, day đủ, kip thời theo yêu câu của cơ quan, cá nhân có thâm quyềngiám sát; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vuQuốc hội, Hội đồng nhân dân; thực hiện kết luận, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy bancủa Quốc hội, Doan đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhândân, Ban của Hội đồng nhân dân, T6 đại biểu Hội đồng nhân dân va đại biểu Hội đồng

nhân dân.

?! Điều 7 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Trang 15

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Ủy ban thường

vụ Quốc hội, đồng thời gửi đến Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có liên quan chậmnhất là 3 ngày kế từ ngày ký văn bản

Hội đông nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi nghị quyết ma mình đã ban hành đến

Uy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 3 ngày kế từ ngày ký văn bản

Hội đồng nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đếnThường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 3 ngày kế từ ngày ký văn ban.Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đếnThường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện chậm nhất là 3 ngày kề từ ngày ký văn bản

Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định mà mình đã ban hành đến Thường trựcHội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp có liên quan chậm nhất là 3 ngày

kế từ ngày ký văn bản

- Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tô chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếpbáo cáo, trình bay những van dé mà chủ thé giám sát yêu câu; trường hợp không thể trựctiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyên cho cấp phó của mình

- Cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiệnnghị quyết, kết luận, yêu câu, kiến nghị của chủ thê giám sát thì chủ thé giám sát yêu câu,kiến nghị cơ quan, tổ chức có thâm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tôchức, cá nhân đó Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ thê giám sát yêu câu, kiến nghị

cơ quan, tổ chức có thầm quyên xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng dau

cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan

Ở các quốc gia, hệ quả của hoạt động giám sát của nghị viện bao gồm các mức độ khácnhau Mức độ thấp nhất đó là cảnh báo hoạt động của chính phủ nhằm mục dich tạo ra sựthay đối từ phía cơ quan nay với van dé được đưa ra Mức độ tiếp theo là nghị viện cóquyên trì hoãn một van dé mà chính phủ đang thực hiện dé tiễn hành các hoạt động điềutra quy kết trách nhiệm cho các quan chức chính phủ Mức độ cao hon và là biện pháp cuốicùng đó là bỏ phiếu bất tín nhiệm để bãi chức các thành viên của chính phủ Nếu phát hiện

có dấu hiệu tội phạm thì sau khi bị bãi chức, các quan chức chính phủ còn có thê bị truy

cứu trách nhiệm hình sự.“

3 Vai tro chức năng giam sát của cơ quan dan cử

Quốc hội có 3 chức năng cơ bản có mối liên hệ gan bó hữu cơ với nhau, gôm lập pháp,quyết định van dé quan trong của đất nước và giám sát tối cao đôi với bộ máy nhà nước.Việc thực hiện chức năng lập pháp hay quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước,

“ Văn phòng Quốc hội - Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt

Nam-Van dé và giải pháp, Nxb Hong Đức, Hà Nội, 2015; tr.50-5T.

Trang 16

nghị viện các nước hướng đến các hành vi trong tương lai nhằm quản trị xã hội thông qua

việc xác lập những mô hình chính sách, hành lang pháp lí Còn khi thực hiện chức năng

giám sát, nghị viện các nước thường hướng đến các hành vi ngược về quá khứ, xem xétnhững quyết sách của mình có được thực thi nghiêm chỉnh và hiệu quả hay không, quy kếttrách nhiệm của các đối tượng giám sát, từ đó hình thành cơ sở cho sự tín nhiệm hay bấttín nhiệm đối với các đối tượng chịu sự giám sát và cũng là cơ sở thực tế dé nghị viện xemxét việc điều chỉnh các quyết sách của minh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước,địa phương Chính vi thé, vai trò chức năng giám sát của co quan dân cử ở Việt Nam canđược nhìn nhận trong mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa chức năng này với các chức

năng khác của cơ quan dân cử Theo đó,

Thứ nhất, cùng với việc thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định van dé quantrọng của đất nước, địa phương, việc thực hiện chức năng giám sát là một biểu hiện quyên

lực của nhân dân mà cơ quan dân cử là người đại diện của nhân dân Với vi trí là cơ quan

đại biểu cao nhất của nhân dân, việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối vớihoạt động của Nhà nước chính là một trong các phương thức bảo đảm thực hiện chủ quyênnhân dân, tất cả quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân, ngăn ngừa nguy cơ lạm quyên từcác cơ quan thực hiện quyên hành pháp, quyên tư pháp; bao đảm cho Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được chấp

t Hội đông nhân dân là cơ quan quyên lực nhà nước ở

hành nghiêm chỉnh và thông nha

địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, giám sát việctuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồngnhân dân Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân góp phân quan trọngtrong phát hiện và xử lí hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyên, lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đối mới tổ

chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, kết quả thực hiện chức năng giám sát là cơ sở cho việc đưa ra các quyết địnhtrong tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước phù hợp với ý chí nguyện vọng, lợi ích của nhândân Trước hết việc thực hiện chức năng giám sát sẽ đem lại cơ sở hình thành niềm tin, sựtín nhiệm của cơ quan dân cử déi với các đối tượng giám sát khi họ thi hành các chínhsách, pháp luật do cơ quan dân cử quyết định Một mặt, đây là căn cứ hết sức quan trọng

để cơ quan dân cử, những đại biểu của nhân dân thực hiện việc hình thành nên các chức

vụ, cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhất là đối với hệ thông hành pháp, hành chính Nhưngmặt khác đây còn là căn cứ khách quan cho thấy hiệu lực, hiệu quả thực tế của quyết định

xây dựng bộ máy nhà nước của cơ quan dân cử Nói cách khác, cơ quan dân cử cũng phải

23 Cao Mạnh Linh (2020), Chức năng giám sát của Uy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay, Luận án tiễn sĩ

Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr.30.

Trang 17

nhận thay được trách nhiệm của mình đối với những quyết định, sự lựa chọn các chức vu,

bộ máy các cơ quan nhà nước trong quản lí đất nước, địa phương

Thứ ba, luật pháp hay quyết sách của cơ quan dân cử đưa ra không phải để cho có màquan trọng là chúng phải đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò của mình Thế nên cơquan dân cử cân phải biết được mục tiêu của luật pháp, quyết sách đó có đạt được khi đưa

ra thi hành trên thực tế của đất nước, địa phương không Kết quả việc thực hiện chức nănggiám sát sé là cơ sở thực tiễn vô cùng quan trong dé cơ quan dân cử nhận biết được cácvan dé của đời sống xã hội, tính phù hợp của luật pháp, chính sách do mình đã đưa ra Từ

đó cơ quan dân cử sẽ có sự điều chỉnh thích hợp Nói cách khác, chức năng giám sát sé là

cơ sở dé thực hiện chức năng lập pháp, quyết định van dé quan trọng của đất nước, địaphương Hon thế nữa, việc thực hiện chức năng giám sát không chi cho thay mối liên hệ,

sự tác động mang tính một chiều giữa chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát màcòn thé hiện sự phối hop và kiểm soát quyên lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp như tinh thân Hiến pháp năm 2013 đã ghi

nhận.

Với phân tích trên, có thê nói đây chính là một hạn chế, bất cập nỗi bật của Luật Hoạtđộng giám sát hiện hành Bởi vậy trong Dự thảo Luật Hoạt động giám sát sửa đối lan này,một nguyên tắc mới đã được dé nghị bố sung là nguyên tac gắn hoạt động giám sát của cơquan dân cử với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật, quyết định vấn đềquan trọng của đất nước, địa phương To trình của Hội đồng dân tộc gửi Ủy ban Thường

vụ Quốc hội nêu rõ: BO sung quy định nguyên tắc mới của hoạt động giám sát: Gan kếthoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác lập hién, lập pháp, quyếtđịnh các vẫn đề quan trọng của đất nước, địa phương: thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, giảiquyết những van đề thực tế của đất nước, của địa phương Việc bố sung nguyên tắc với nộidung nêu trên là cơ sở pháp lí quán xuyến, định hướng đối với các nội dung can sửa đối,

bồ sung của Luật; đồng thời, là nguyên tắc quán triệt trong hoạt động giám sát của Quốchội và Hội đồng nhân dan.”4

Chúng tôi cho rằng, nguyên tắc mới nêu trên không chỉ đơn thuân nhằm bảo đảm hiệulực, hiệu quả, tính thiết thực của hoạt động giám sát của cơ quan dân cử mà hơn thé nữacòn hướng tới dé cao kiểm soát quyên lực trong nhà nước pháp quyên XHCN, theo tinhthân kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hànhpháp, tư pháp như Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận

4 Nhận xét chung

Qua phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của chức năng giám sát của cơ quan dân cử

ở Việt Nam như trên, có thê rút ra một sô nhận xét chung sau đây:

2 Ty trình của Hội đồng dân tộc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội dé nghị xây dựng Dự án Luật Sửa đổi, bố sung một

số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, http://duthaoonline.quochoi.vn, truy cập 3/6/2924.

Trang 18

Thứ nhát, về nhận thức lí luận còn chưa thông nhất ở chỗ theo sự diễn giải quy địnhtại Điêu 69 Hiến pháp năm 2013,”° chức năng giám sát là một trong 3 chức năng của Quốchdi,”° tức là ngoài chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những van dé quan trọng củađất nước, Quốc hội còn có chức năng giám sát tôi cao đối với hoạt động của Nhà nước,??nhưng cũng có quan niệm cho rằng quyên lập pháp của Quốc hội bao hàm cả chức năng

giám sát.” Thật ra, giám sát của cơ quan dân cử là hoạt động mang tính “mở rộng” của

hoạt động lập pháp (với nghĩa là việc ban hành các quyết sách) Đúng như ý kiến đề xuấtcủa một nhóm nghiên cứu: “Gidm sát cua Quốc hội là việc theo doi các hoạt động cuahành pháp có hiệu quả, tin cậy, minh bach và trung thực không, dé dam bảo rang cáckhoản tiên được Quốc hội phê duyệt sẽ được sử dụng một cách hợp pháp, có hiệu quả vàđúng mục dich đã đê ra Tương tự như vậy, giám sát của HĐND cũng không nên được coi

là bao trùm lên tat cả các cơ quan, tô chức, cá nhân ở địa phương Sau khi tiên hành cáchoạt động lập pháp (ở trung ương và địa phương), nhiệm vụ tiếp theo của cơ quan dân cử

là xem xét liệu các văn bản quy phạm pháp luật do minh ban hành có được thực thi dung

theo các mục tiêu của các nhà lập pháp đề ra khéng.”?°Do vay, quan niệm cho rằng quyên

lập pháp bao hàm cả chức năng giám sát như đã nêu trên hợp lí hơn vì nó phù hợp với bản

chất của giám sát của cơ quan dân cử Tiếc rằng, quan niệm này chưa được ứng dụng vàothực tiễn ban hành Luật Hoạt động giám sát năm 2015 và có thê tình trạng vẫn còn tiếp tục

như vậy.

Thứ hai, khai niệm giám sát của cơ quan dân cử được nhận thức, định nghĩa trong Luật

còn chưa thật sự day đủ các khía cạnh của mối quan hệ kiêm soát quyên lực trong nha nướcpháp quyền XHCN Việt Nam.*° Một nghiên cứu gan đây dưới góc độ chính trị học đưa ranhận xét: “Vé mặt nhận thức, khái niệm giảm sát tôi cao của Quốc hội và giám sat cua các

cơ quan của Quốc hội còn chưa rõ rang; đối tượng giám sát quá rộng, chưa thực sự phùhợp, nội dung giám sát không rõ nên chưa xác định đổi tượng nào, việc nào là trọng tâm,can tập trung trong hoạt động giám sát nên hoạt động giảm sát thiếu khả thi; ”>' Trong

Dự án Luật Sửa đôi, bô sung một sô điêu của Luật Hoạt động giám sát của Quoc hội va

3 Đoạn 2 Điều 69 Hiến pháp năm 2015 quy định: “Quốc hội thực hiện quyên lập hiến, quyền lập pháp quyết định

các vấn dé quan trọng của đất nước và giám sát tôi cao đổi với hoạt động cua Nhà nước.`

6 Trường Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2020, tr.403.

? Phạm Hong Thái, Pham Thị Giang, Cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền

lập pháp, hành pháp tư pháp ở Việt Nam — chuyên đề trong tập sách tham khảo: Đặng Minh Tuan — Vũ Công Giao — Đoàn Đức Lương — Lê Thị Nga (đồng chủ biên), Cơ chế pháp lí kiểm soát quyên lực Nhà nước trên thé giới và ở Việt

Nam; Nxb Chính trị quốc gia Su thật, Hà Nội, 2019, tr.303.

8 Nguyễn Dang Dung (chủ biên), 7ổ chức và thực hiện quyên lập pháp theo tinh than của Hiến pháp năm 2013, Nxb Dai học kinh tê quốc dân, Hà Nội, 2022, tr.125, 174.

” Văn phòng Quốc hội - Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát cua cơ quan dân cử ở Việt

Nam-Vấn đề và giải pháp sdd, tr L76.

30 Khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân năm 2015.

31 Thông tin luận án “Thực hiện chức năng giám sát quyên lực Nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay `,

viet-nam-hien-nay-17535.html, truy cập 28/5/2024.

Trang 19

https://ussh.vnu.edu.vn/v1/dao-tao/luan-an/ttla-thuc-hien-chuc-nanø-ø1am-saf-quven-luc-nha-nuoc-cua-quoc-hoI-Hội đồng nhân dân lần này không thay có chủ trương sửa đối định nghĩa khái niệm giámsát, không có điêu khoản nào đưa ra định nghĩa mới về giám sát của cơ quan dân cử Vìthế, chức năng giám sát của cơ quan dân cử vẫn tiếp tục được quan niệm mang tính xuôichiều (giữa cơ quan quyên lực nhà nước với các cơ quan quản lí nhà nước, chấp hành phápluật), chưa thể hiện cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyên lập pháp, hành pháp, tư pháp như tinh than Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận.

Thứ hai, chức năng giảm sát của cơ quan dân cử được xác định chưa thật phù hợp với

giám sát có tính chính tri của cơ quan dân cử, có phạm vi chu thê, đối tượng quá rộng, dàntrải Đúng như nhận xét của một nghiên cứu chỉ ra: “Quyên giám sát toi cao của Quốc hộiđược hiểu là giám sát mọi chủ thể thi hành pháp luật: từ việc thi hành pháp luật của nguyênthủ quốc gia cho đến các hành vì thực hiện pháp luật của mọi công dân, theo đúng tỉnhthan lời văn của Hiến phap.”>2 Hay quan niệm giám sát tôi cao của Quốc hội là giám sát

cả hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp, không loại trừ một hoạt động nào của cơ quan

nhà nước, theo những cơ chế nhất định.33 Chính vi vậy, trên thực tế hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng giám sát của cơ quan dân cử nói chung, của Quốc hội nói riêng chưa đạt kết quả nhưmong muốn Theo đánh giá của Hội đồng dân tộc trong Báo cáo Tổng kết thi hành LuậtHoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: “ m6t số hoat độnggiảm sát đã được quy định nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả,một số hoạt động giám sát chưa có hướng dan chỉ tiết dan tới còn bắt cập trong tô chứcthực hiện Trong một số trưởng hop qua giảm sát chưa xác định được trách nhiệm cu thểcủa các chủ thé chịu sự giảm sát và các chủ thé có liên quan đến nội dung giám sát, chưaxác định rõ các biện pháp xu lí hoặc dé xuất chế tài phù hop Tình trạng chu thể chịu sựgiám sát và cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan không thực hiện, thực hiện khôngđúng, không kip thời, không đây đủ trách nhiệm của minh theo nghị quyết, kết luận, yêucầu, kiến nghị giám sát xảy ra khá phổ biến; việc xử li, áp dụng biện pháp chế tài đổi vớicác hành vi vi phạm trách nhiệm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cấu, kiến nghị giámsat gặp nhiễu khó khăn, kém hiệu quả Việc theo doi, đôn đốc, giảm sat việc thực hiện nghịquyết kết luận, yêu cầu, kiến nghị sau giảm sát có lúc, có cơ quan còn chưa thực sự quyếtliệt, nên không ít tường hợp, van đề tôn tai, bat cập phát hiện qua hoạt động giảm sát cònchậm được giải quyết, tiếp tục gây bức xúc trong xã hdi ”*4

Thứ ba, chức năng giám sát của cơ quan dân cử còn thiếu sự liên hệ gan kết với cơ chếgiám sát quyên lực chính trị, giám sát hiến pháp

32 Nguyễn Dang Dung (chủ biên), 76 chức và thực hiện quyên lập pháp theo tinh thân của Hién pháp năm 2013, sdd,

Trang 20

Ở Việt Nam, hệ thống chính tri có tính đặc thù, bên cạnh quyên lực nhà nước còn có

sự hiện diện của quyên lực của Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thê duy nhất lãnh đạo Nhànước và xã hội, Dang cam quyên Nguyên tac pháp quyền XHCN ở Việt Nam có ý nghĩabao trùm toàn bộ hệ thông chính trị chứ không chỉ riêng đối với bộ máy nhà nước Pháthuy tinh thân Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 thực sự đã thé hiện bước phattriển mới trong tư tưởng nhà nước pháp quyên XHCN về sự tối thượng của Hiến pháp vàthượng tôn của pháp luật đôi với Nhà nước và quá trình tổ chức thực hiện quyên lực chínhtrị ở Việt Nam.” Như vậy, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử cũng cân thé hiện tinhthần kiểm soát quyên lực của cả hệ thông chính tri Đảng lãnh đạo việc thực hiện chức

năng giám sát của cơ quan dân cử thì cơ quan của Đảng, đảng viên cũng phải chịu trách

nhiệm chính trị trước nhân dân về kết quả lãnh đạo đó Nói cách khác, chức năng giám sát

của cơ quan dân cử, không chi là giám sát riêng biệt trong hoạt động nhà nước mà phải

được đặt trong môi liên hệ gắn kết, phối hop, thống nhất với cơ chế kiểm tra, giám sát của

Đảng.

Giám sát sự tuân thủ hiến pháp, trước hết là sự giám sát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp, tiếp đến là sự giám sát từ cácthiết chế hiến định độc lập như cơ quan bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước, cơ quan nhânquyên quốc gia, tòa án hiễn pháp Ở Việt Nam, do quan niệm Quốc hội là cơ quan quyênlực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp và đồng thời thực hiệnchức năng giám sát tôi cao đối với hoạt động của bộ máy nhà nước; Hội đồng nhân dân là

cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyên làmchủ của nhân dân, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việcthực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân nên giám sát chính trị, nhất là giám sát của cơquan dân cử có xu hướng được dé cao và tập trung chú ý Chúng tôi cho rằng giám sát của

cơ quan dân cử tuy có vị trí, vai trò quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cân tránhtình trạng “đỗ dồn” vai trò giám sát cho cơ quan dân cử mà cân phải có sự gắn kết chặtchẽ, phối hợp thống nhất giữa giám sát mang tính chính trị của cơ quan dân cử với giámsát chuyên môn, pháp lí của các thiết chế giám sát chuyên nghiệp Việc hiến định, luật định

hệ thống Ủy ban giám sát nhà nước ở Trung Quốc và an định vị trí, tính chất, chức năng,phạm vi quyên hạn cho các cơ quan này? trong bộ máy nhà nước nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa có thê sẽ là một sự tham khảo hữu ích cho Việt Nam về cả chiều cạnh tích cực

°° Viện Khoa học pháp lí Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo tong hop dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Hiến pháp năm

2013 và sự phát triển về tr trởng Nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam, Hà Nội, tr.101.

3%Supervision Law of the People's Republic of China,

https://www.chinalawtranslate.com/en/supervision-law-of-the-prc-2018/ truy cập 30/5/2024.

Trang 21

và hạn chế,” nhất là trong bối cảnh day mạnh công cuộc đấu tranh phòng chỗng tham

nhũng, tiêu cực hiện nay.°Š

Chức năng giám sát của cơ quan dân cử là một trong số các chức năng cơ bản của cơquan này, vì thé cần phải xác định phạm vi d6i tượng và hình thức giám sát phù hop vớitính chất của cơ quan dân cử là loại cơ quan hoạt động theo chế độ hội nghị, quyết địnhtheo đa số Chúng tôi cho răng ý kiến sau đây của tác giả Chu Thị Thúy Hăng rất đángđược lưu tâm: “ việc rao thẩm quyên giám sát thi hành hién pháp cho cơ quan chínhtri, đặc biệt là cơ quan chính trị dán cử hiện tại đã bộc lộ nhiễu điểm lỗi thời và it được apdụng ở các nước trên thé giới Thực tiễn ở một số quốc gia theo mô hình trao quyền giảmsát thi hành hiển pháp cho cơ quan dân cử, trong đó có Việt Nam, hiệu quả của nó trongviệc thực hiện nhiệm vu nay rất khiêm tốn.”39 Ý kiến trên cũng khá tương đồng VỚI loai ykiến của không ít người hiện nay cho rang giám sát của Quốc hội nên chi tập trung vàohoạt động của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyên hành pháp.*9

KẾT LUẬNTrong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề điểm lại một số nhận thức cơ bản về khái niệm,đặc điểm, vai trò giám sát của cơ quan dân cử trong mỗi liên hệ so sánh với một số quốcgia và đặt trước yêu cau xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiệnnay Qua đó, một số điểm không theo thông lệ giám sát ở các nước, chưa phù hợp với tinhthân kiểm soát quyên lực nhà nước, quyên lực chính trị trong Hiến pháp năm 2013 đã đượcchỉ ra Chang hạn như định nghĩa giám sát, đối tượng giám sát của cơ quan dân cử đượcxác định chưa đúng với bản chất của nó, chưa phù hợp với tính chất của cơ quan dân cử,chưa thé hiện được tinh than kiểm soát quyên lực chính trị, kiếm soát giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp

Việc học tập kinh nghiệm, tiếp thu giá tri của nhân loại trong tô chức thực hiện quyềnlực nhà nước nói chung, thực hiện chức năng giám sát của cơ quan dân cử nói riêng là điềucan thiết và cap bách hiện nay Hi vọng rang, cũng như quan niệm về vị trí, vai trò của cơquan quyên lực nhà nước trong bộ máy nhà nước, quan niệm về chức năng giám sát của cơquan dân cử ở Việt Nam sẽ được thay đôi dan dan, vừa phù hợp với hệ thống chính trỊ củađất nước vừa theo xu hướng chung của thé giới./

37 Đậu Công Hiệp, Hé thong Uy ban giám sát trong Hiến pháp Trung Quốc sửa doi năm 2018, Tạp chí Nha nước và Pháp luật số 7 năm 2018, tr.73-77.

38 Vũ Kiéu Oanh, Uy ban giám sát Nhà nước — thiết chế đặc biệt kiểm soát quyên lực Nhà nước ở Trung Quốc Tap chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12/2021, tr.16-25.

3° Chu Thị Thúy Hang (2018), Cơ chế pháp lí giám sát thực hiện các quy định của hiễn pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam — Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.35.

40 Nguyễn Dang Dung (chủ biên), 76 chức và thực hiện quyên lập pháp theo tinh than của Hiễn pháp năm 2013, sảd

tr.174.

Trang 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Dang Dung (chủ biên), 76 chức và thực hiện quyên lập pháp theo tinh thancủa Hiển pháp năm 2013, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2022

2 Chu Thị Thúy Hang, Cơ chế pháp lí giám sát thực hiện các quy định của hiến pháp

về bảo đảm quyên con người ở Việt Nam — Luận án tiến sĩ luật hoc, Học viện Chính triQuốc gia Hỗ Chí Minh, Ha Nội, 2018

3 Đậu Công Hiệp, Hệ thông Uy ban giám sát trong Hién pháp Trung Quốc sửa đổinăm 2018, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7 năm 2018

4 Hội đông dân tộc, Báo cdo Tổng kết thi hành Luật Hoạt động giảm sát của Quốchội và Hội đồng nhân dan, http://duthaoonline.quochoI.vn

5 Cao Mạnh Linh, Chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Namhiện nay, Luận án tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020

6 Vũ Kiều Oanh, Uy ban giám sát nhà nước — thiết chế đặc biệt kiểm soát quyên lựcnhà nước ở Trung Quốc, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12/2021

7 Supervision Law of the People's Republic of China,

https://www.chinalawtranslate.com/en/supervision-law-of-the-prc-2018.

8 Pham Hong Thái, Pham Thi Giang, Cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam — chuyên đề trongtập sách tham khảo: Dang Minh Tuan — Vũ Công Giao — Doan Đức Lương — Lê Thị Nga(đồng chủ biên), Cơ chế pháp lí kiểm soát quyên lực nhà nước trên thé giới và ở Việt Nam;Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019

9 Thông tin luận án “Thực hiện chức năng giám sát quyên lực nhà nước của Quốc

hội Việt Nam hiện nay”, nang-eiam-sat-quyen-luc-nha-nuoc-cua-quoc-hoti-viet-nam-hien-nay-17535.html.

https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/luan-an/ttla-thuc-hien-chuc-10 To trình của Hội đồng dân tộc gửi Uy ban Thường vụ Quốc hội dé nghị xây dung

Du án Luật sửa đối, bô sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hộiđồng nhân dân, http://duthaoonline.quochoi.vn

11 Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp,

Hà Nội, 2020.

12 Văn phòng Quốc hội - Viện Chính sách công và pháp luật, Hoat động giám sát của

cơ quan dân cứ ở Việt Nam-Vấn dé và giải pháp, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2015

13 Viện Khoa học pháp lí Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa họccấp bộ: Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển về tư tưởng nhà nước pháp quyên XHCN

Việt Nam, Hà Nội, 2017.

14 Viện Ngôn ngữ học, Ti điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển hoc, Hà

Nội - Đà Nẵng, 2002

Trang 23

CÁC YEU TO BAO DAM HOAT ĐỘNG GIÁM SAT CUA CO QUAN DAN CỬ

TS Nguyên Văn Năm"Tóm tat: Chức năng giám sát của cơ quan dân cử giữ vị tri, vai trò quan trọng trong

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang no lựcthực hiện công cuộc cải cách nên hành chính Trong những năm gân đây, hoạt động giámsat của cơ quan dán cu liên tục được day manh, chat lượng và hiệu qua được náng cao.Viéc xác định các yếu tô đảm bảo hoạt động giám sát của cơ quan dân cử có ý nghĩa quantrong, then chốt dé nang cao hiệu lực, hiệu qua hoạt động của bộ may nhà nước nói chung

và hoạt động giám sát của cơ quan dân cử nói riêng Trên cơ sở đó, bài viết tập trung vàophân tích và làm rõ những yếu tô dam bảo hoạt động giảm sát của cơ quan dân cử, dongthời dua ra những dé xuất góp phan nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát của cơ quandân cử có tính hiệu quả và khả thi cao hơn trong thực tiễn

Từ khóa: Cơ quan dân cử hoạt động giảm sát, yếu tô dam bảo

Sự lãnh đạo của Đảng là một đảm bảo hết sức quan trọng, nó không chỉ là kim chỉ nam

giữ vai trò chỉ đạo việc xây dung va vận hành hoạt động giám sát của cơ quan dân cử mà

còn là sức mạnh chính tri, nó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động giám của cơ quan dân cử.Đường lôi của Dang thé hiện tuyên ngôn và quyết tâm chính trị của Đảng đối với hoạt động

giám sat của cơ quan dân cử nói riêng, của toàn Dang và toàn xã hội trong công tác phòng,

chông tham nhũng, lạm quyên, lộng quyên nói chung

Đối với việc đảm bảo hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, Đảng dé ra chủ trương,đường lối về tô chức và hoạt động của cơ quan dân cử, trong đó có hoạt động giám sát của

cơ quan dân cử, lãnh đạo việc xây dựng, ban hành thê chế cho hoạt động giám sát của cơquan dân cử, Đảng lãnh đạo việc tô chức bộ máy của cơ quan dân cử (công tác nhân sự),xây dựng thiết chế giám sát của cơ quan dân cử, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũngnhư phẩm chat chính trị, phẩm chất đạo đức cho người làm công tác, hoạt động giám sáttrong cơ quan dân cử Đảng lãnh đạo việc tạo lập, chuẩn bị các điều kiện vật chất phục vụ

cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử Nhờ sự lãnh đạo của Đảng mà việc xây dựng

+! Trưởng Bộ môn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Khoa Pháp luật hành chính - Nhà nước, Trường Đại hoc

Luật Hà Nội

Trang 24

thé chế cho hoạt động giám sát của co quan dân cử có thé triển khai trên thực tế và đạtđược kết quả tích cực.

Sự lãnh đạo của Đảng được thé hiện bằng nhiều hình thức như:

Thứ nhất, Dang đề ra chủ trương, đường lối cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước

Ở vị trí cam quyên, thực hiện vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, Đảng có trọng trách đề rađường lối, quan điểm va các nguyên tac cho việc tô chức, hoàn thiện bộ máy nhà nướccũng như cho các hoạt động của bộ máy nhà nước Đường lối của Dang là kết quả tonghợp của nghiên cứu lý luận khoa học cũng như tông kết hoạt động thực tiễn, vì vậy, đảmbảo tính khoa học, đúng dan và phù hợp, có sức thuyết phục Trên cơ sở đó, Nhà nước théchế hóa đường lỗi, chính sách của Đảng thành pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho tô chức và

hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước.

Có thé nói, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử chỉ có thé diễn ra khi có chủ trương,đường lỗi của Đảng về vấn đề này Đường lối của Đảng là cơ sở chính trị quan trọng choviệc hoạt động giám sát của cơ quan dân cử Đường lỗi của Đảng giữ vai trò chỉ đạo hoạtđộng giám sát của cơ quan dân cử Đường Idi của Đảng có thé được thé hiện trong cácNghị quyết Đại hội toàn quốc Đảng, cũng như nghị quyết của các cơ quan khác của Đảng.Thứ hai, Đảng lựa chọn đào tạo, bôi dưỡng cán bộ cho Nhà nước Đây là hình thứclãnh đạo mang tính pho biến nhất của tất cả các đảng cầm quyên trên thế giới Dang lựachọn, đào tạo và bôi dưỡng cán bộ để giới thiệu cho Nhà nước, trên cơ sở đó, Nhà nướctuyến dụng, bố nhiệm hoặc bầu dé nắm ø1ữ các chức vụ cụ thê của Nhà nước

Trong các cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan dân cử nói riêng, số lượng đảngviên là cán bộ, công chức chiếm ty lệ khá đông đảo Những người làm việc trong cơ quandân cử đều được Đảng lựa chọn, đào tạo, bôi dưỡng về chính trị, tư tưởng, cũng như phẩmchất đạo đức, họ là người có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất vững vàng để có thê

hoàn thành các công việc được giao Thông qua hình thức này, Đảng “hóa thân” vào các

cơ quan dân cử đảm bảo cho hoạt động của cơ quan dân cử có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng

sự kỳ vọng của nhà nước và xã hội, được nhân ủng hộ và đánh giá cao.

Thứ ba, Đảng kiêm tra việc thực hiện đường lối của Đảng trong Nhà nước Thông quacông tác kiểm tra, Đảng xem lại tính đúng đăn, phù hợp của các chủ trương, đường lối củamình so với thực tiễn, từ đó, có thể có những sửa đôi, b6 sung một cách kỊp thời Dong thờiĐảng kiểm tra đối với các tổ chức của Đảng cũng như các đảng viên trong cơ quan nhànước về việc thực hiện chủ trương, đường lỗi của Đảng Thông qua đó có thé phát hiệnnhững vi phạm đường lỗi, chính sách của Dang dé có những biện pháp xử lý, chan chỉnh

kip thoi.

Thứ tu, Dang lãnh dao Nha nước thông qua các cơ quan cua Dang bên cạnh các cơ quan Nhà nước Đảng thành lập các cơ quan của Đảng song song, bên cạnh các cơ quan nhà nước Có thê nói, toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương tới cơ sở; từ cơ quan

Trang 25

lập pháp đến cơ quan hành pháp, tư pháp; từ cơ quan quản lý chung các cấp tới các cơ quanquản lý chuyên ngành đều có tổ chức dang được tô chức song song, bên cạnh dé thựchiện sự lãnh đạo trực tiếp của Dang Chang hạn, ở cấp tỉnh, có Đảng đoàn Hội đồng nhândân tỉnh, có Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, ở cấp huyện có Ban chấp hành đảng

bộ cấp huyện, Ban Thường vụ huyện ủy; ở cấp xã cũng tương tự Như vậy, mỗi cơ quandân cử luôn luôn chịu sự lãnh đạo trực tiếp, hàng ngày về các mặt của tổ chức đảng nam

ngay bén canh chinh co quan do.

Dang đã tạo dựng được hệ thống tô chức hết sức chặt chẽ, được tô chức song song bêncạnh tất cả cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan dân cử Như vậy, đối với cơ quan

dân cử, hoạt động giám sát luôn luôn có sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục, hàng ngày của

các cơ quan của Đảng Có thể nói, đây là đảm bảo trực tiếp cho hoạt động giám sát của cơ

quan dân cử.

Thứ năm, Đảng lãnh đạo Nhà nước băng vai trò tiền phong gương mẫu của Đảng viêntrong bộ máy Nhà nước Băng vai trò tiền phong, gương mẫu của các đảng viên là cán bộ,công chức trong cơ quan nhà nước, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đăn Thông qua đó,Đảng động viên, lôi cuốn, thuyết phục những cán bộ, công chức ngoài đảng cũng như nhândân đồng thuận, chấp hành chủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nuoc.

Phuong pháp lãnh dao cua Dang không dựa trên mệnh lệnh hành chính Sự lãnh dao

của Đảng dựa trên uy tín, trí tuệ của Đảng và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên,đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng là đạo đức, là văn minh Bằng uy tín vàtrí tuệ của minh, Đảng khiến không chi Nhà nước mà toàn thé xã hội đều tin tưởng vào sựlãnh dao của Đảng Đảng có uy tín chính trị to lớn, công cuộc dau tranh chống tham nhũngthời gian gần đây đang củng cô niềm tin của tuyệt đại đa số nhân dân vào sự lãnh đạo củaĐảng, nghe theo, làm theo sự lãnh đạo cua Dang một cách tự nguyện với tinh than “tâmphục, khâu phục”

Từ những phân tích trên đây về vai trò lãnh đạo của Đảng cho thấy, toàn bộ hoạt độnggiám sát của cơ quan dân cử ở nước ta trên thực tế luôn có sự lãnh đạo của Đảng Chính vìvậy, dé đảm bảo cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử thì phải đặc biệt coi trọng sự

lãnh đạo của Đảng.

2 Sự đảm bảo của yếu tố dân chủ đối với hoạt động giám sát của cơ quan dân cửTheo cách hiểu truyền thống, dân chu là chế độ xã hội trong đó quyên lực nhà nướcthuộc về nhân dân; nhà nước do nhân dân thiết lập nên thông qua bau cử; các quyết địnhdựa trên ý chi của số đông, các thành viên déu bình dang trong quá trình ra quyết định,đồng thoi, thừa nhận quyên tự do chính kiến, tôn trọng sự khác biệt

Một xã hội được coi là dân chủ phải bao gồm những nội dung cơ bản đó là:

Trang 26

Thứ nhát, sự tham gia tích cực của công dân trong đời sống chính trị đất nước, nhândân là chủ nhân của xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định các công việc của xã hội.Đặc biệt, với tư cách là chủ nhân xã hội, người dân được nói lên tiếng nói của mình về cácvan dé nảy sinh trong đời sống, tự do bay tỏ chính kién của minh mà không bị cam đoánmột cách vô lý Các hoạt động của nhà nước được công khai để nhân dân tham gia phảnbiện, bàn bạch, góp ý; các cơ quan, nhân viên nhà nước phải tạo điều kiện để nhân dân nóilên tiếng nói của mình, phải lắng nghe và giải trình các vấn đề mà người dân đưa ra Thứ hai, bộ máy nhà nước được thiết lập bang con đường bau cử tự do va công băng.Công dân đủ điều kiện đều được tham gia vào quá trình bầu cử và ứng cử Các cơ quan đạidiện nhân dân phải giữ vi trí, vai trò quan trọng, tùy theo vi trí, tính chất của mỗi cơ quannhà nước mà nó có thể do cơ quan đại diện nhân dân hoặc do nhân dân trực tiếp bầu ra.Thứ ba, sự hiện diện của nên pháp quyên, trong đó cơ bản và cốt lõi là sự tôn trọng vàtuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh trong tổ chức thực thi quyền lực nhà nước cũng như trongcác hoạt động của các cá nhân, tô chức Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều bình đăngtrước pháp luật, không ai đứng trên pháp luật Pháp luật có vị trí tối thượng trong tất cả cáccông cụ điều chỉnh xã hội, quản lý xã hội Nội dung nay sẽ được phân tích sâu hơn ở phan

sau.

Thứ tu, quyền con người được thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ Quyên con người

là tự nhiên, việc pháp luật quy định các quyên con người chỉ là sự thừa nhận chính thức từ

phía nhà nước và xã hội Với việc quy định trong pháp luật, nhà nước phải có các biện pháp

dé bảo đảm cho quyên con người được hiện thực hóa Đông thời, pháp luật phải quy địnhtrách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, cá nhân, tô chức trong xã hội trong việc bảo

vệ quyên con người

Như vậy, nên dân chủ xã hội là yếu tô đảm bảo rất quan trọng đôi với hoạt động giámsát của cơ quan dân cử Nền dân chủ tạo tiền đề cho việc nhân dân bầu ra các đại biểu củamình trong cơ quan dân cử, dé họ thay mặt mình thực hiện hoạt động giám sát Nền dânchủ cũng tạo cho mỗi người dân, mỗi cử tri các quyền tự do chính tri rộng rãi, trong đó cóquyên giám sát một cách trực tiếp đối với hoạt động của nhà nước

Sự phân tích trên cho thấy, xã hội Việt Nam hiện nay đã hiện diện khá đây đủ các nộidung của chế độ dân chủ Có thé nói, dân chủ ở nước ta không chỉ trên lĩnh vực chính tri

mà trải khắp các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đời sống Người dân thực sự là chủnhân của đất nước, tính tích cực chính trị của nhân dân luôn thể hiện ở mức độ rất cao.Hoạt động của nhà nước ngày càng được công khai hóa, tiếng nói của người dân ngày càng

có trọng lượng, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách pháp luật ngày càngđược coi trọng, sự giải trình của cơ quan nhà nước ngày càng pho biến, kịp thời, có tínhthuyết phục Ở Việt Nam hiện nay, quyên lực nha nước thuộc về nhân dân, nhân dân thiết

lập nên nhà nước băng con đường bâu cử Các đại biêu dân cử là người thừa ủy quyên của

Trang 27

nhân dân, thay mặt nhân dân tô chức ra các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước đông thờithực hiện sự giám sát đôi với tổ chức và hoạt động của nó Tất nhân, nhân dân và các cửtri vẫn có quyên giám sát trực tiếp đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Tuynhiên, cơ quan dân cử, sản phẩm của nên dân chủ là người thay mặt nhân dân, với dia v1pháp lý của minh, cùng với khả năng và các yếu tố khác, nó có day đủ điều kiện để thựchiện sự giám sát tốt nhất đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhân viên trong bộ

máy nhà nước.

Tuy nhiên, cũng cân phải nói rằng, đâu đó vẫn có hiện tượng mat dân chu, coi thuongtap thé, coi thường nhân dân, xâm phạm lợi ich cá nhân, tập thể, nhà nước, cộng đồng Vivay, dé dam bảo tốt hon cho hoạt động giám sát của cơ quan dan cử, can phải tăng cường,

mở rộng dân chủ, làm cho chế độ dân chủ ở nước ta ngày càng thực chất hơn nữa, rộng rãi

giám sát của cơ quan dân cử.

Có thé khang định, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử nói riêng hay bất kỳ hoạtđộng nào của nhà nước déu cân phải được tiến hành trên một cơ sở pháp lý day đủ, thốngnhất, đồng bộ, phù hợp, minh bạch thì mới có thê diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi vàđạt hiệu quả cao Pháp luật quy định con đường hình thành, cơ cau tổ chức, chức năng,nhiệm vụ quyên hạn của cơ quan dân cử, xác lập mỗi quan hệ công tác trong nội bộ cơ

quan dân cử cũng như giữa cơ quan dân cử với các cơ quan, nhân viên nhà nước khác

Pháp luật thiết lập khuôn khổ cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình thức,phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước nói

chung, cơ quan dân cử và hoạt động giám sát của nó nói riêng Nhờ có pháp luật, cơ quan

dân cử thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyên hạn trong hoạt động giám sát của mình mộtcách dễ dàng, có hiệu quả Nhờ có pháp luật, việc tô chức và hoạt động của cơ quan dân

cử nói riêng và cả bộ máy nhà nước nói chung trở nên khoa học, đồng bộ, nhịp nhàng,tránh được sự chong chéo, trùng lặp hoặc bỏ trong trong việc thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước Pháp luật quy định thấm quyên của chủ thé giám sát; quy định các trườnghợp cân giám sát; quy định nội dung giám sát; các hình thức và phương pháp giám sát;trách nhiệm của đối tượng bị giám sát; pháp luật quy định trình tự, thủ tục tiến hành hoạt

động giám sát; pháp luật quy định hậu quả pháp lý của việc giám sát Theo đó, nhờ có

các quy định pháp luật về hoạt động giám sát một cách đây đủ, thống nhất, đồng bộ mà

Trang 28

hoạt động giám sát của cơ quan dân cử có thê diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi, có hiệulực và đạt hiệu quả cao Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính quyên địaphương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân năm 2015 và cácluật khác có liên quan đã tao lập cơ sở pháp ly vững chắc cho hoạt động giám sát của cơquan dân cử Nhờ có các quy định pháp luật, các chủ thé có thâm quyên biết được mìnhđược làm gi, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thé nào trong quá trình thực

hiện hoạt động giám sát của mình.

Bên cạnh hệ thông pháp luật, nguyên tac pháp quyên là một đảm bảo quan trọng cho

hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.

Pháp quyên (Rule of law) được hiểu là xã hội pháp quyên, chế độ pháp quyên, có tácgiả còn gọi là nền pháp quyên; nó được hiểu tương phản với chế độ thân quyên, chế độVương quyên, chế độ tài quyên Đó là một ché độ xã hội mà ở đó, pháp luật có vai tròngự trị trong đời sống nhà nước và xã hội, nó đứng trên tat cả các yêu tô khác trong việcchi phối, điều chỉnh hành vi con người

Thuở ban dau, ý tưởng cốt lõi của pháp quyên là việc yêu cau nhà nước thực hiệnquyên lực của minh theo pháp luật nham hạn chế và kiểm soát quyên lực nhà nước, ngănngừa tình trạng lạm quyên, chuyên quyên, độc đoán; bảo vệ quyên, tự do cá nhân Về sau,phạm vi của pháp quyên được mở rộng, nó không chỉ yêu câu nhà nước mà còn yêu câutoàn xã hội phải chịu sự ràng buộc và hành xử phù hợp với pháp luật Pháp quyên đòi hỏi

tô chức, thực thi quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật; tô chức, quản lý xã hội, duy trìtrật tự xã hội trên cơ sở pháp luật; mọi chủ thé tôn tại trong xã hội ràng buộc vào pháp luật,thực hiện pháp luật, hành động phù hợp với pháp luật; bảo vệ pháp luật và tai phán hiếnpháp; bảo đảm, bảo vệ quyền con người, tự do cá nhân; bảo đảm công bằng, bình đăng,công ly, dân chủ và tiến bộ xã hội Nói một cách ngắn gọn, pháp quyên đòi hỏi việc tổchức, thực thi quyên lực nhà nước, tô chức đời sống xã hội và quản lý xã hội, thực hiệnquyên và nghĩa vụ của các chủ thê pháp luật trên cơ sở pháp luật Đây chính là cơ sở chínhtrị, pháp lý, đạo đức cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử đối với tô chức và hoạt

động của các cơ quan khác cũng như của toàn bộ các nhân viên trong bộ máy nhà nước.

Pháp luật trong chế độ pháp quyên phải được ban hành trước, phải công khai, phải toàndiện, thống nhất, đông bộ, minh bạch, ôn định và nhất quán, phù hợp với đời sống hiệnthực, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội, phù hợp với tiến bộ xã hội

và các giá trị chung của loài người mà họ đã tích luỹ và phát triển; phải dân chủ, nhân đạo,công bằng, tiệm cận tới công lý, hợp với lẽ thường mà ai cũng công nhận; phải ghi nhận

và bảo vệ các quyên, tự do, dân chủ, các lợi ích chính đáng của con người, đúng như Mácnói, pháp luật phải là thước đo của tự do Hiến pháp và luật phải có hiệu lực thực tế, việc

sử dụng văn ban dưới luật phải triệt dé tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật Pháp

luật sau khi được ban hành trở thành sức mạnh công khai, nó có tính ràng buộc đôi với mọi

Trang 29

cá nhân, tổ chức trong xã hội, kế cả nhà nước, được áp dụng đối với tất cả những cá nhân,

tô chức ở vào trong điều kiện, hoàn cảnh mà nó đã dự liệu Các cơ quan, nhân viên nhànước cũng chỉ là những chủ thê trong xã hội, như các chủ thé khác, nên cũng phải “tự đặtmình dưới pháp luật”, tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt dé Mọi thành viêntrong xã hội dù trên cương vị nào cũng đều phải sống và làm việc theo pháp luật, nghiêmchỉnh và triệt để tuân thủ pháp luật Mọi chủ thé đều bình đăng trước pháp luật, bất ké là

ai, từ thường dân đến quan chức, nếu vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý một cách côngbằng, không có ngoại lệ

Có thé nói, pháp quyên đang ngày càng hiện diện day đủ, cả trong đời sống nhà nước,

cả trong đời sông xã hội Trải qua mấy chục năm đổi mới toàn diện đất nước, qua thực tiễnxây dựng nhà nước pháp quyên từ khi được Hiến pháp quy định một cách chính thức (2001)đến nay, hệ thong pháp luật càng ngày càng được hoàn thiện theo hướng dân chủ, tiến bộ,toàn diện, thống nhất, minh bạch, 6n định Hiến pháp và pháp luật quy định ngày càngtoàn diện, quy của, chặt chẽ việc tô chức, thực thi quyền lực nhà nước, nhờ đó việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn giữa các cơ quan, nhân viên nhà nước ngày cảng

đảm bảo đúng cơ sở pháp lý, đúng trình tự, thủ tục

4 Đảm bảo về tô chức

Đảm bảo về tổ chức cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử là cách thức thiết lập

và vận hành của các thiết ché giám sát cũng như năng lực, phẩm chat của những người

thực thi hoạt động giám sát.

Trước hết, cần phải khẳng định, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử chỉ có thê đạthiệu quả cao nhất khi các thiết chế giám sát được tô chức và vận hành một cách khoa học,

chặt chẽ Theo đó, hoạt động giám sat của cơ quan dân cử phải được thực hiện một cách

có tô chức, do những chủ thé có thâm quyền tiến hành, theo những trình tự, thủ tục chặt

chẽ, hình thức, phương pháp phù hợp do pháp luật quy định.

Chủ thé giám sát bao gom Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhândân, Thường trực Hội đồng nhân dan, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hộiđồng nhân dân, cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân Trong đó, thấm quyên giám sát củacác chủ thé phải được xác định một cách tường minh Bên cạnh đó, trách nhiệm, nghĩa vụcủa đôi tượng bị giám sát cũng phải được xác định rất tường minh

Giám sát của cơ quan dân cử bao gồm 2 loại là giám sát tối cao và giám sát chuyên dé.Giám sát tôi cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổchức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội và xử lý theo thâm quyên hoặc yêu câu cơ quan có thâm quyên xử lý Giám sát tối caođược thực hiện tại kỳ họp Quốc hội Giám sát chuyên dé là việc chủ thé giám sát theo dõi,

Trang 30

xem xét, đánh giá van đề hoặc hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sattrong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Hình thức giám sát rất đa dạng, bao gồm xem xét báo cáo công tác; xem xét báo cáochuyên dé; giám sát văn bản quy phạm pháp luật; chất van; lay phiếu tín nhiệm; bỏ phiếu

tín nhiệm

Trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện các hoạt động giám sát cũng cân được quy định

cụ thể, rõ ràng, hợp lý, dễ thực hiện thì hoạt động giám sát mới thu được kết quả như mongmuốn

Nhân lực trong một cuộc giám sát là nhân t6 quan trọng về mặt tổ chức dé đảm bảocho cuộc giám sát thành công, đạt kết quả như mong muốn Theo đó, từng cá nhân đại biéudân cử phải có chuyên môn, nghiệp vụ giám sát, am hiểu nội dung giám sát, nam rõ quytrình, thủ tục giám sát, nhiệt tình, tận tâm với công việc, có phẩm chất chính trị, đạo đứctốt Đặc biệt, họ phải là những người có pham chất liêm, chính, không sợ cường quyên,ngay thang, chính trực, thang than, dám nói, dám chịu trách nhiệm Trong những nămgan đây, Đảng và Nhà nước luôn tăng cường công tác giáo dục ý thức, rèn luyện pham chatcho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trong đó bao gom các đại biểu dân cử, luôn coitrọng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách H6 Chi Minh; kiên quyết,kiên trì day manh cong cudc dau tranh chéng tham những, lãng phí, tiêu cực, thoái hóa,biến chất đã nâng cao năng lực, phẩm chất, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chứcnhà nước nói chung, đại biểu cơ quan dân cử nói chung, đảm bảo sự tuân thủ pháp luậtnghiêm chỉnh trong quá trình thực thi công vụ của họ Thực tiễn cho thay, ý thức tôn trongpháp luật, tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, đại biểu cơ quan dân cử ngày càngđược nâng cao, lòng tin đối với nhân dân ngày càng được củng cô Đó là đảm bảo quan

trọng trong hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.

5 Đảm bảo về kinh tế - xã hội

Kinh tế là toàn bộ các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất ra những tưliệu sinh hoạt vật chất, tức là quá trình con người sử dụng công cụ lao động do mình tạo ra

dé biến đổi sản vật tự nhiên thành thức ăn, đồ vật nhăm thỏa mãn nhu cau tôn tại va pháttriển của mình Kinh tế còn được hiểu như một quá trình có các yếu tô cau thành và logiccủa nó, bao gom sản xuất, phân phối, trao đối và tiêu dùng'2, nói cách khác nói đến kinh tế

là nói đến thể chế kinh tế, cơ chế vận hành nền kinh tế Kinh tế còn được hiểu là của cảivật chất, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

Sự đảm bảo của kinh tế đôi với hoạt động giám sát của cơ quan dân cử được thé hiện

trên nhiêu phương diện: đảm bảo cho thê chê vê hoạt động, cơ chê giám sát của cơ quan

%2 Phạm Xuân Nam (chủ biên), 7riét ý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 2001, tr 27, 28, 35.

Trang 31

dân cử; đảm bảo duy trì hoạt động giám sát của cơ quan dân cử; đảm bảo cơ sở vật chất,

kỹ thuật cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.

Một là, sự đảm bảo của kinh tế đối với hệ thống thể chế về hoạt động giám sát của cơ

quan dân cử.

Nội dung thé chế nói chung, nội dung các quy định cụ thé về hoạt động giám sát của

cơ quan dân cử nói riêng do kinh tế quyết định

Kinh tế là tiền dé bảo đảm cho các quy định pháp luật nói chung, pháp luật về hoạt

động giám sát của cơ quan dân cử nói riêng Pháp luật được ban hành có được nghiêm

chỉnh thi hành trong cuộc sông hay không phụ thuộc vào nhiêu yếu tố, trong đó kinh tế làyếu tô quan trọng Pháp luật chỉ được thực hiện khi nó phù hợp với thực trạng của nên kinh

tế, khi các quy định cụ thể xuất phát từ điều kiện kinh tế có thật (tức là có cơ sở kinh tế cho

sự hiện hữu của một quy định như vậy) Ở khía cạnh khác, trong những trường hợp nhấtđịnh kinh tế còn là biện pháp thúc day các chủ thé thực hiện tốt những quy định trong pháp

Sự đảm bảo của kinh tế đối với hoạt động giám sát của cơ quan dân cử Điều kiện kinh

tế là một đảm bảo quan trọng cho hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, hoạt độnggiám sát của cơ quan dân cử nói riêng Ở đây, đó chính là van dé kinh phí, bao gồm kinhphí xây dựng trụ sở, mua săm các trang thiết bị vật chất, kỹ thuật, kinh phí duy trì hoạtđộng giám sát của cơ quan dân cử Nhờ có đảm bảo về kinh tế, việc ứng dụng khoa học,

kỹ thuật sẽ góp phan ngăn ngừa tiêu cực nếu có, đảm bảo tính khách quan, chính xác, hiệu

quả trong hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.

Ba la, sự dam bảo của kinh tế cho các yếu tô vật chất, kỹ thuật, công nghệ

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sô 942/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lượcphát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 — 2025, định hướngđến năm 2030 (sau đây gọi là Chiến lược), đây là một Chiến lược đã nêu rất cụ thê và chỉtiết và mang tính định hướng về việc xây dựng, phát triển Chính quyên điện tử hướng đếnChính quyên số của trung ương va từng địa phương Trong đó, quan điểm của Chiến lược

là mang toàn bộ hoạt động của Chính quyên lên môi trường số một cách an toàn, mô hìnhhoạt động được thiết kế lại và vận hành trên dữ liệu và công nghệ số, dé cung cấp dịch vụchất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hon, sử dụng nguồnlực tôi ưu hơn, giải quyết hiệu quả những vấn dé trong phát triển và quản lý kinh tế - xã

hội.

Trang 32

Việc xây dựng Chính quyên điện tử, phát triển Chính quyên số sẽ thay đổi môi trườnglàm việc, là công cụ để cán bộ, công chức, viên chức có thé thực hiện tốt nhiệm vụ củamình, góp phân làm tăng cường hiệu quả trong hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.Ngày nay, dé xây dựng Chính quyên điện tử, phát triển Chính quyền số bằng cách ứngdụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong công cuộc Chuyén đôi số đã trở thành xuhướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội,thúc đây chuyền đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh

tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia Khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 (4.0) đã và dang tao ra những thay đôi vượt bậc, ảnh hưởng sâu sactới mọi khía cạnh của xã hội Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Chính quyên điện tử, pháttriển Chính quyên số là một xu hướng tất yếu, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứngyêu câu nhiệm vụ trong tình hình mới

Dé có thé tăng cường và dam bảo cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử can kếtnối liên thông dữ liệu thông suốt từ các cấp chính quyên, Chính phủ, bộ, ngành đến địaphương, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu, sử dụng lại các thông tin Từ đó, tạo thuận lợi,hiệu qua cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử Dé sẵn sàng cho việc xây dựng Chínhquyên điện tử, phát triển Chính quyên số về cơ bản có 4 yếu tố, đó là: (i) yêu tô công nghệ;(ii) yếu t6 con người (người dùng là người dân/doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức

sử dụng); (iii) yếu tố chính sách, thé chế; (iv) yêu tô định hướng xây dựng đô thi thôngminh Trong đó, ¡) công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triểnchính quyên điện tử và chính quyên số bằng cách cung cấp các công cu và hệ thông giúptôi ưu hóa quy trình làm việc, cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn, và tăng cường tính minhbạch và an toan trong hoạt động chính quyên; nguôn nhân lực vẫn luôn là khâu quan trọng,

là yếu tô cốt lõi để quản ly, vận hành và khai thác dữ liệu được chia sẻ từ môi trường số,

ha tang số Can phải có giải pháp cụ thé cho việc hình thành cộng đồng cư dân thông minh,

có kiến thức và kỹ năng số, có thé dé dàng truy cập và sử dụng tiện ích của hệ thông Củng

cô lòng tin vào hệ thông và niềm tin của cộng đồng vào độ tin cậy của dịch vụ chia sẻ;chính sách và thé chế là cơ sở phát lý day đủ, toàn diện và đóng vai trò then chốt trong việcđịnh hình và thúc đây sự phát triển của chính quyên điện tử và chính quyên so Đây là mộthướng di đúng đắn dé góp phan đảm bảo cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử được

khách quan, nhanh chóng, hiệu quả.

Sự phân tích trên đây cho thay, để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử được dễdàng, có hiệu quả, phải tăng cường đảm bảo về kinh tế 7rước hết, bản thân các quy địnhpháp luật phải được xây dựng phù hợp điều kiện kinh tế xã hội thì mới có khả năng thihành được Thi hai, dé đội ngũ đại biểu dân cử có thé toàn tâm, toàn ý làm việc với tinhthần “dĩ công vi thượng”, họ phải là những người có “bàn tay sạch”, “không dám thamnhững, không cân tham nhũng, không thé tham những” Vì vay van dé thu nhập hợp pháp

Trang 33

của ho là van dé then chốt, có ý nghĩa quyết định Ti ba, là những van dé liên quan đếnphương tiện vật chất, khoa học, kỹ thuật, nhà nước tạo nguồn kinh phí day du dam bao cothé trang bi tốt các phương tiện vật chất, khoa học, kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát

của cơ quan dân cử.

Trang 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hién pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014

3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

4 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015

5 Pham Xuân Nam (chủ biên), 7riét ly về mối quan hệ giữa cdi kinh tế và cái xã hộitrong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr 27, 28, 35

Trang 35

MOI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG GIÁM SAT CUA CƠ QUAN DAN CỬVỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SAT CUA MAT TRAN TO QUOC

ThS Nguyễn Thị Nang MaiSVới quan điểm xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực Nhà nướcthuộc về Nhân dân nên ngay từ Hiến pháp năm 1980 tại Điều 8 đã quy định: “Tat cả cơquan Nhà nước và nhân viên Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, liên hệchặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ÿ kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân, phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa ” Quan điểm này luôn được Hiến pháp các thời kỳ ghi nhận va đượckhang định lại một lan nữa tại Khoản 2 Điều 8 Hién pháp năm 2013: “Các cơ quan Nhà

nước, can bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dán, tận tụy phục vụ Nhán dân,

liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiênquyết dau tranh chồng tham những lang phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửaquyên ”

Một trong các biện pháp để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyênlực Nhà nước thuộc về Nhân dân được Đảng, Nhà nước chú trọng triển khai là tăng cườngquyên giám sát của Nhân dân Hiện nay, quyền giám sát của Nhân dân được thực hiện vàbảo đảm thực hiện chủ yếu thông qua hai hoạt động là hoạt động giám sát của cơ quan dân

cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) và hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc(MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội (TCTTXH)

Mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và hoạt động giám sát củaMTTQ và các TCCTXH là mối quan hệ biện chứng Hai hoạt động này độc lập với nhau,giám sát lẫn nhau đồng thời tương tác, phối hợp với nhau, hỗ trợ nhau trong việc thực hiệnhoạt động giám sát cũng như kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện hoặc đề xuất cơ quan

có thâm quyền xử lý các cơ quan, tô chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng, không đủ các kiến nghị đã nêu trong báo cáo giám sát nhằm hướng tới một mục đíchchung là xây dựng cơ chế kiểm soát quyên lực Nhà nước và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Trong khuôn khô bài viết, quan

hệ biện chứng giữa hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và hoạt động giám sát của MTTQ và các TCCTXH được đánh giá trên cơ sở lý luận chung cùng với các quy định của

pháp luật và thực trạng tại một đơn vị hành chính cấp quận từ đó đưa ra các kiên nghị gópphan thực hiện chủ đề Hội thảo “Hoan thiện pháp luật về Hoạt động giám sát của quốc hội

và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay”

1 Về cơ sở pháp lý:

Cơ sở pháp lý của hai hoạt động này được quy định tại các chế định độc lập trong Hiến

pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản của Đảng, văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhau.

*# Trưởng Ban Dân vận Quận uy Bac Từ Liêm

Trang 36

Ví dụ như: Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử được quy định tại Luật tô chứcQuốc hội số 57/2014/QH13, Luật sửa đôi, b6 sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

số 65/2020/QH14, Luật Tổ chức Chính quyên địa phương sô 77/2015/QH13, Luật sửa đôi

bồ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính quyên địa phương số 21/2017/QH14 và sô47/2019/QH14; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số87/2015/QH13; Điều 20 Nghị quyết 96/2023/QH15, Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15ngày 12/9/2022 về Hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trựcHội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đạibiểu Hội đồng nhân dân Hoạt động giám sát của MT TQ và các tô chức thành viên đượcquy định tại Quyết định 217-QD/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chếgiám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thé chính trị - xã hội: Quyếtđịnh 218-QD/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc MTTQViệt Nam, các đoàn thê chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xâydựng chính quyền; Luật Mặt trận TỔ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13, Quy định 124-QD/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tô chứcchính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của ngườiđứng dau, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên

Tuy nhiên, do có mối quan hệ tương tác nên tại từng văn bản của Đảng, văn bản luật,văn bản dưới luật liên quan cũng đều có quy định về việc các chủ thé thực hiện hoạt độnggiám sát của cơ quan dân cử và các chủ thê thực hiện hoạt động giám sát MTTQ và các tổchức thành viên cùng nhau phối hợp thực hiện các hoạt động giám sát Ngoài ra, các chủthé của hai hoạt động giám sát còn cùng nhau và cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan xây dựng các văn bản liên tịch dé thực hiện hoạt động giám sát Vi dụ như:UBTVQH, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã xây dựng

và ban hành Nghị quyết liên tịch số ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 về Quy định chỉ tiết các hình thức giám sát, phản

403/2017/NQLT-UBTVQHI4-CP-biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

2 Về tính chất giám sát:

Tính chat quan trọng nhất của hoạt động giám sát của cơ quan dân cử là tính quyền lựcNhà nước Hoạt động này do cơ quan quyên lực Nhà nước ở trung ương và địa phươngthực hiện được bảo đảm hiệu lực bằng việc cơ quan giám sát ngoài việc “theo dõi, xem xét,đánh giá hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát” còn có thâm quyên “xử

ly theo thấm quyên hoặc yêu câu, kién nghị cơ quan có thâm quyên xử lý” Vì vậy, hoạtđộng giám sát của cơ quan dân cử được đảm bảo chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, phát huyvai trò giám sát, góp phân nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.Tính chat chủ yếu chi phối hoạt động giám sát của MTTQ và các tô chức thành viên làtính Nhân dân MTTQ và các TCCTXH với tư cách là những tô chức đại diện cho quân

Trang 37

chúng Nhân dân, chịu trách nhiệm là câu nối giữa Nhân dân với Dang và Nhà nước, truyềnđạt nhu cau, mong muốn, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân đến với Đảng,Nhà nước, tập hợp sức mạnh của Nhân dân đóng góp vào việc xây dựng và phát triển conngười Việt Nam, đất nước Việt Nam thay mặt Nhân dân thực hiện việc “theo dõi, xem xét,đánh giá, kiến nghị đôi với hoạt động của cơ quan, tô chức, đại biểu dân cử, cán bộ, côngchức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.”, giám sát việc giải quyết cáckiến nghị được chỉ ra sau giám sát.

Bên cạnh tính chất những tính chất chủ yếu quyết định sự độc lập của hai hoạt độnggiám sát, chúng ta còn thấy hai hoạt động giám sát đều mang tính dân chủ, tính xã hội.Những tính chat này chi phối mối quan hệ phối hợp tương tác lẫn nhau giữa hai hoạt động

3 Về chủ thé thực hiện hoạt động giám sát:

Hoạt động giám sát của co quan dân cử do các chủ thé là Quốc hội, UB Thường vụQuốc hội (UVTVQH), Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Doan đại biểu Quốchội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các Ban của HĐND, Tổ đại biểuHĐND, đại biêu HĐND thực hiện

Hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên do MTTQ từ cấp Trung ươngđến cấp xã, Ban Công tác Mặt trận ở cấp thôn, tô dân phó, Ban Đầu tư giám sát cộng đồng,Ban Thanh tra Nhân dân; TCCTXH các cấp: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chi Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động và các cá nhântiêu biểu trong các gial cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ởnước ngoài thực hiện.

Như vậy chủ thé của hai hoạt động giám sát là tô chức, cá nhân độc lập có cơ câu tôchức, vai trò, quyên hạn, trách nhiệm riêng biệt

Đề hoạt động giám sát phát huy hiệu quả cao nhất, pháp luật quy định các chủ thê củahai hoạt động giám sát có nghĩa vụ phối hợp xây dựng Chương trình giám sát, kế hoạchgiám sat, phối hợp thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kiếnnghị sau giám sát hoặc đê xuât kiên nghị các cơ quan có thâm quyên xử lý các tô chức, ca

Trang 38

nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ các nội dung kiến nghị sau giám sát.Quy định này góp phân tránh được hiện tượng trùng lắp hoặc bỏ sót nội dung giám sát.Trong quá trình thực thi nhiệm vu, các chủ thé giám sát cơ quan dân cử có trách nhiệm mời

MTTQ và các TCCTXH tham gia hoạt động giám sát của mình.

Sự phối hợp và thong nhat cao trong việc thực hiện hoạt động giám sat của các chu thêcòn được đảm bảo bằng quy định cơ câu nhân su đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cáccấp phải bao gom dai diện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xã hội, t6 chức xãhội Với quy định này, trong một số trường hợp chủ thể giám sát của cơ quan dân cử cũng

là của chủ thể giám sat của MTTQ và các tô chức thành viên Theo từng mục đích cụ thể,các chủ thê giám sát sẽ lựa chọn thực hiện giám sát với tư cách là đại diện cơ quan dân cửhay đại diện MTTQ và các tổ chức thành viên cho phù hợp với guy định của pháp luậtnhằm đạt hiệu quả giám sát cao nhất

4 Về quyền và trách nhiệm của các chủ thể giám sát:

Chủ thé của hoạt động giám sát của cơ quan dân cử có quyên giám sát, theo dõi, xemxét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuântheo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vu, quyên hạn, xử lý theo thâm quyênhoặc yêu câu, kiến nghị cơ quan có thâm quyên xử lý Tùy theo phân cấp mà mỗi chủ thégiám sát của cơ quan dân cử có thâm quyên giám sát khác nhau và được quy định cu thétrong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Chủ thể của hoạt động giám sát của MTTQ và các TCCTXH có quyên theo dõi, xemxét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ,

công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách pháp luật.

5 Về nguyên tắc giám sát:

Cả hai hoạt động giám sát đều tuân theo các nguyên tắc chung là: 1/ Tuân thủ Hiến

pháp, pháp luật; 2/ Đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả; 3/ Không làm

cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát Ngoài

ra, hoạt động giám sat của MTTQ và các tô chức chính trị - xã hội còn phải tuân thủ thêmnguyên tac dam bảo sựu phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân; xuất phát từ yêu câunguyện vọng của Nhân dân; không chồng chéo với hoạt động giám sát của cơ quan dân cử

6 Về đối tượng chịu sự giám sát, nội dung giám sát, phạm vi giám sát và mục đích

của hoạt động giam sat:

Về cơ bản, đối tượng chịu sự giám sát của hai hoạt động giám sat đều là cơ quan, tôchức, cá nhân trong hệ thống chính trỊ, trong một số trường hợp cân thiết đối tượng chiu

sự giám sát có thê mở rộng đến các cơ quan, tô chức, cá nhân không thuộc hệ thong chinhtrị; nội dung giám sát là việc tuân thủ Hién pháp, pháp luật, Nghị quyết của các tổ chức, cá

nhân; phạm vi giám sát là toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tô chức, cá

Trang 39

nhân nhằm một mục đích chung là đảm bảo dân chủ, khắc phục xu hướng lạm quyên, kiêmsoát quyên lực, phòng, chống các biéu hiện tiêu cực.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử sẽ chú trọng đến nội dung là hoạtđộng của các tô chức, cá nhân trong hệ thông cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trongviệc thực thi Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ quyềnlực Nhà nước, đảm bảo sự tôn nghiêm của Hiến pháp và pháp luật, sự liêm chính, tính hiệulực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở Trong khi đó, hoạt động giámsát của MTTQ và các TCCTXH lại chú trọng đến việc giám sát nội dung thực hiện chínhsách, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tô chức, đại biéu dân cử, cán bộ, công chức, viênchức có liên quan đến quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyên và tráchnhiệm của MTTQ và các tổ chức thành viên

Từ các phân tích về đối tượng chịu sự giám sát, nội dung, phạm vi giám sat và mụcđích của hoạt động giám sát, chúng ta có thể nhận thấy được trong mối quan hệ này luôntôn tại nội dung các bên giám sát và khắc chế lẫn nhau

7 Về hình thức giám sát:

7.1 Cơ quan dân cử thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hình thức sau:

+ Các hình thức giám sat tối cao của Quốc hội (được thực hiện trực tiếp tại kỳ họp củaQuốc hội):

- Xem xét báo cáo công tác cua Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Tòa án Nhân

dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tôi cao, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác do Quốc

hội thành lập và các báo cáo khác.

- Xem xét Văn bản quy phạm pháp luật có dau hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội

- Xem xét trả lời chất vẫn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tôi cao,Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước

- Xem xét báo cáo chuyên đề

- Xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập dé điều tra về một vẫn

Trang 40

sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13 Theo đó, trong một số trườnghợp hình thức giám sát cơ bản trùng với hình thức giám sát tối cao nhưng ở phạm vi, tínhchất, mức độ hẹp hơn hoặc bằng một số hình thức khác theo thầm quyên.

+ Giám sát của HĐND được thực hiện thông qua các hình thức:

- Xem xét báo cáo công tác 06 tháng, hăng năm của Thường trực HĐND, Ủy ban nhândân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các

báo cáo khác.

- Xem xét việc chất van và trả lời chất van của những người bi chat van

- Xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp

có dau hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nướccấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp

- Giám sát chuyên dé

- Lay phiêu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bau.+ Thường trực HĐND, các ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND

thực hiện hoạt động giám sát theo các hình thức quy định của Luật Hoạt động giám sát của

Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13 tùy theo tính chất mức độ và thâmquyên

7.2 MTTQ và các tô chức thành viên thực hiện các hoạt động giám sát thông qua các

hình thức sau:

- Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thâm quyên liên quan đến quyên và lợi

ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

- Tổ chức đoàn giám sát

- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồngđược thành lập ở cấp xã

- Tham gia giám sát với cơ quan, tô chức có thâm quyên

Trình tự, thủ tục, nội dung thực hiện các hình thức giám sát của MTTQ và các

TCCTXH được quy định cu thé tại Nghị quyết liên tịch số CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 về Quy định chỉ tiết các hình thức giám sát,phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam của UBTVQH, Chính phủ và Doan Chủ tịch Ủy

403/2017/NQLT-UBTVQH14-ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

8 Về kết quả giám sát:

8.1 Kết quả của hoạt động giám sát của cơ quan dan cử

+ Kết quả giám sát của Quốc hội:

- Yêu cầu UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thâm phán Tòa ánNhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dântối cao, Tong Kiểm toán Nhà nước ban hành văn bản quy định chỉ tiết Hiễn pháp, luật, nghị

quyết của Quoc hội.

Ngày đăng: 08/11/2024, 00:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w