1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xu thế toàn cầu hoá – Góc nhìn từ châu Âu và Việt Nam (Phần 1)

292 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề The Perfection of Contract Law and Contract Dispute Resolution in the Context of Globalization
Trường học Hanoi Law University
Chuyên ngành Law
Thể loại Conference Proceedings
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hanoi
Định dạng
Số trang 292
Dung lượng 55,55 MB

Nội dung

Khi một bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng, chủ thể đó sẵn sàng xác lập một hợp đồng cũng như thực hiện cácquyên, nghĩa vụ tương ứng của mình đã được quy định trong nội dung dé ngh

Trang 1

HOAN THIEN PHAP LUẬT HOP DONG VÀ GIAI QUYET TRANH CHAP HOP DONG TRONG XU THE TOAN CAU HOA

GOC NHÌN TỪ CHAU AU VA VIỆT NAM

KY YEU HOI THAO KHOA HOC QUOC TE

Trang 2

THE PERFECTION OF CONTRACT LAW AND CONTRACT DISPUTERESOLUTION IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATIONPERSPECTIVES FROM EUROPE AND VIETNAM

INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOAN THIEN PHÁP LUẬT HOP DONG VÀ GIẢI QUYET

TRANH CHAP HOP DONG TRONG XU THE TOAN CAU HOA

GOC NHIN TỪ CHAU AU VA VIET NAM

KY YEU HOI THAO KHOA HOC QUOC TE

Hội thảo được tổ chức ngày 20 thang 6 năm 2019

tại Trường Đại học Luật Hà Nội Tat cả các báo cáo đêu được phản biện độc lập

NHÀ XUAT BAN CONG AN NHÂN DAN

Trang 4

HANOI LAW UNIVERSITY

THE PERFECTION OF CONTRACT LAW AND CONTRACT DISPUTE RESOLUTION IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION

PERSPECTIVES FROM EUROPE AND VIETNAM

INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS

The Conference was held on June 20th, 2019

at Hanoi Law University All submitted papers are subject to a blind peer-review process

Trang 5

Nhóm biên tập

TS NGUYEN VAN HOI

PGS TS TRAN THỊ HUE

TS NGUYEN MINH OANH

PGS.TS VU THI HAI YEN

Tập thể tác giả

PGS.TS NGUYÊN VAN CU PGS.TS NGUYÊN THỊ THU HÀ PGS.TS BÙI ĐĂNG HIỂU

TS NGUYEN VĂN HOI

PGS.TS TRÀN THỊ HUỆ

TS KIEU THI THUY LINH

TS NGUYEN MINH OANH PGS.TS PHUNG TRUNG TAP

TS TRAN PHƯƠNG THẢO

TS VUONG THANH THUY

TS HA THI THUY

PGS.TS PHAM VAN TUYET PGS.TS VU THI HAI YEN PGS.TS VU THI HONG YEN

NGO THI MY HANH

Pierre PINTAT

Vincent BERTHAT

Trang 6

Danh sách tiểu ban phản biện

PGS.TS NGUYÊN THỊ THU HÀ PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU

PGS.TS TRAN THỊ HUE

PGS.TS BÙI THỊ HUYEN

PGS.TS NGUYÊN THỊ LAN

TS KIEU THI THUY LINH

TS NGUYEN MINH OANH

PGS.TS PHUNG TRUNG TAP

TS VUONG THANH THUY PGS.TS PHAM VAN TUYET PGS.TS VU THI HAI YEN PGS.TS VU THI HONG YEN Chuyển ngữ Pháp - Việt

NGÔ THỊ HONG LAN

Trang 7

Dr NGUYEN VAN HOI

Assoc.Prof.Dr TRAN THI HUE

Dr NGUYEN MINH OANH

Assoc.Prof.Dr VU THI HAI YEN

Contributors

Assoc.Prof.Dr NGUYEN VAN CU Assoc.Prof.Dr NGUYEN THI THU HA Assoc.Prof.Dr BUI DANG HIEU

Dr NGUYEN VAN HOI

Assoc.Prof.Dr TRAN THI HUE

Dr KIEU THI THUY LINH

Dr NGUYEN MINH OANH

Assoc.Prof.Dr PHUNG TRUNG TAP

Dr TRAN PHUONG THAO

Dr VUONG THANH THUY

Dr HA THI THUY

Assoc.Prof.Dr PHAM VAN TUYET Assoc.Prof.Dr VU THI HAI YEN Assoc.Prof.Dr VU THI HONG YEN NGO THI MY HANH

THI MY HANH NGO-FOLLIOT Pierre PINTAT

Vincent BERTHAT

Trang 8

Assoc.Prof.Dr NGUYEN THI THU HA Assoc.Prof.Dr BUI DANG HIEU

Assoc.Prof.Dr TRAN THI HUE

Assoc.Prof.Dr BUI THI HUYEN

Assoc.Prof.Dr NGUYEN THI LAN

Dr KIEU THI THUY LINH

Dr NGUYEN MINH OANH

Assoc.Prof.Dr PHUNG TRUNG TAP

Dr VUONG THANH THUY

Assoc.Prof.Dr PHAM VAN TUYET Assoc.Prof.Dr VU THI HAI YEN Assoc.Prof.Dr VU THI HONG YEN French - Vietnamese translation

NGO THI HONG LAN

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

UL COL, KHI: Ri cesses etc ern Am 8 13

Giao két hop déng theo quy dinh BLDS nam 2015dưới góc nhìn so sánh với PECL «55+ <s++5+ 19Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, so chiếuvới một số khía cạnh pháp lý trong quy định của Bộluật Dân sự Pháp va Bộ luật Dan sự Đức 45Hợp đồng được giao kết vi phạm sự tự nguyện theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật cộng hòa Pháp 76Hợp đồng vô hiệu, so sánh giữa Bộ Nguyên tắc vềLuật Hợp đồng châu Âu và Bộ luật Dân sự năm 2015

của Việt Nam - - - - << cc E1 1191112122331 11 111 kg x4 96

Các biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng theo

bộ nguyên tắc về Luật Hợp đồng châu Âu - giá trịtham khảo cho Việt Nam -<5+ 113Các quan điểm về giải thích hop đồng va giải thíchhợp đồng theo pháp luật Việt Nam - 129Bảo vệ bên yếu thé trong quan hệ hợp đồng 155Một số van đề về hợp đồng tặng cho có điều kiện theoquy định cua Bộ luật Dân sự năm 2015 - 174Pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ và những bat cập thực tiễn thi hành - Đề xuất

hướng hoàn thiện pháp luật -. ‹++ <++ss52 185

Trang 10

Hợp đồng chuyền giao quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 - Một

số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện Thu thập chứng cứ trong giải quyết tranh chấp hợp đồng Hòa giải tranh châp hợp đông dân sự và một sô vân đê

Sự không thống nhất trong quy định về hợp đồng giữaLuật Thương mại va Bộ luật Dân sự -Giải quyết các tranh chấp hợp đồng thâm phán làngười phân định - < E331 33**£E++xeeseeeesreeesHợp đồng hành chính và yếu tố nước ngoài Giải quyết các tranh chap bằng thỏa thuận

Trang 11

PREFACE 5V aẳắđáa 16 Contractual offer and acceptance in Vietnam’s Civil Code 2015 in comparison with PECL 304 Conditions of validity of the contract are prescribed by Vietnam’s Civil Code 2015, Compared to some legal aspects of the provisions of the French and German 0041009 da 315 Entered contract violates the voluntariness in accordance with law regulations of Vietnam and France 346

A contract’s invalidity the comparison between the Principles of European contract law and the Civil GiodE 201 Ol WTA ss se nà nas sas na sa ca an i ae 1E A đâA ng 365 Remedies for breach of contract under Principles of European contract law - The experiences for Vietnam 382 Opinions on contract interpretation and the contract interpretation under Vietnamese Ïaw - - 39] Protection of weak party in contractual relationship 425 Some issues on contract for conditional donation of property under the provisions of the civil code 2015 446 Vietnam law on contract of performance guarantee obligations and the insufficience of implementation in practice - Proposal for legislation improvement 458

Trang 12

Industrial property right assignment contracts involving marks in accordance with the Vietnam law 478 The agreed property regime of husband and wife in the Vietnamese marriage and family law 2014 - Some problems, shortcomings and complete recommendations 493 Collecting evidence in contract disputes resolution 517 Civil contract dispute conciliation and posed issues 539 The incompatibility of Vietnamese commercial law with Civil code on Contracts - 55555 <<<<<<++s2 550

La resolution des litiges contractuels le juge qui tranche 56 7 Contract admiimistratif ef exIYdTIGIBeeesesaeaseagadnnaeare S73

La resolution amiable des differendes - - - - 579

Trang 13

LỜI GIỚI THIỆU

Xuất hiện dau tiên trong Luật La Ma’, sau đó dụ nhập vào Tây

Au theo phong trào phục hưng, chế định hợp dong có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu Trong pháp luật của các quốc gia, chếđịnh họp đồng luôn được coi là một trong các chế định quan trong,tạo nên tang thúc đẩy giao lưu dân sự, thương mai và it mang dau anchính trị nhất Ti rong chế định này, “tu do” được khẳng định là mộtnguyên tắc chủ yếu trong giao dịch dân sự, thương mại Toàn bộchế định hợp đồng được xây dựng trên nên tảng của tự do, bìnhdang Có thể nói, nguyên tắc tự do ý chí trong Luật Hop dong là mộtsản phẩm lịch sử của các ly thuyết về tự do vào thé kỷ XVIII Lythuyết này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến BLDS của các nước thuộc

hệ thong luật Civil law mà điển hình là Pháp, Đức và gián tiếp anhhưởng tới pháp luật hợp đông của Việt Nam

Trải qua các thời kỳ phát triển, cùng với sự hoàn thiện của hệthống luật tư, chế định hợp đồng ngày càng được xem là một chế

định có vai trò trung tâm, cơ bản trong pháp luật dân sự và thương mại Đặc biệt trong thời kỳ dán luật hiện đại, các nhà lập pháp Việt

Nam đã sớm xác định vai trò và ý nghĩa của chế định này trong việcvận hành các yếu tô của nên kinh tế thị trường Ngay từ những nămdau của thời kỳ đổi mới, một loạt các văn bản diéu chỉnh quan hệhợp dong đã ra đời, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh Hopđồng dân sự năm 1991, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dán sựnăm 2005 Việc ban hành các văn bản pháp luật này có thể coi lànhững bước di quan trọng vê mặt lập pháp, khang định vai trò và ý' Thế kỷ V — IV trước Công nguyên.

Trang 14

nghĩa đặc biệt của chế định hop dong trong đời sống xã hội cũngnhư quyết tâm của Việt Nam trên con đường xây dựng nhà nước

pháp quyên và nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đặc biệt là yêu cầu cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 vềcông nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyên con người, quyểncông dân, trong đó có quyên tự do kinh doanh, tự do hợp đông; vềhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế đã cho thấy những hạn chế, bắt cập của chế địnhnày trong các văn bản pháp luật trên Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến giá trị hiệu lực và hiệu quả thực thi của của Bộ luật Dán sựnói chung, chế định hợp dong nói riêng; ảnh hưởng đến môi trườngpháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vi vậy, Bộluật Dân sự năm 2015 đã duoc Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ

10, Quốc hội khóa XIII ngày 24/11/2015, và có hiệu lực thi hành ké

từ ngày 01/01/2017 thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005 Đồngthời, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xuhướng xdy dựng nên kinh tế đa chiều đã tạo diéu kiện thuận lợi cho

sự giao thương giữa các quốc gia phát triển và mở rộng hơn, chếđịnh hợp dong ngày càng có sự “vận động”, thay doi không ngừng

dé thích ứng với xu hướng phát triển mới của nên kinh tế trong xu thétoàn cau hóa Tương dong ở khía cạnh này, pháp luật về hợp dongcủa châu Âu cũng không ngừng được đổi mới, hoàn thiện

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu chế định hợp dong trong sựkết nối, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia châu Au nơi

có hệ thong pháp luật hop đông phát triển nhằm hoàn thiện thể chế,

chính sách, pháp luật dưới góc độ học thuật là hết sức can thiết

Điều này cho thấy, Hội thảo với chủ dé: “Hoàn thiện pháp luật hợpdong và giải quyết tranh chấp hợp dong trong xu thế toàn cầu hóa

- góc nhìn từ châu Au và Việt Nam” do Trường Đại học Luật HàNội và Hội Hợp tác pháp lý châu Âu và Việt Nam phối hợp tổ chức

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm xây dựng và chia sẻ cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tácgiải quyết tranh chấp trong sự tham chiếu pháp luật Việt Nam với

các giá trị pháp lý tỉnh hoa về hợp đồng của hệ thống pháp luật châu

Trang 15

Au và ngược lại Kỷ yếu của hội thảo với 17 bài viết của các giảngviên, nhà khoa học của Việt Nam và chuyên gia pháp lý của Hội Hợp

tác pháp lý châu Au và Việt Nam là những kết quả nghiên cứu về hop

đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng của pháp luật Việt Namtrong tương quan so sánh với pháp luật Châu Au Các bài viết sau

hội thảo có sự phản biện của các nhà khoa học uy tín cùng chuyên

ngành được các tác giả tiếp thu chỉnh sửa An phẩm công bố quốc tế

của hội thao được xuất bản sau khi các bài viết đã được biên tập cảphan tiếng Việt và tiếng Anh Có thé nói, ấn phẩm này sẽ là tư liệu

nghiên cứu quan trọng có gid trị tham khảo, vận dung trong quá

trình nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, khuôn khổ pháp lý vê hợp dongcủa Việt Nam trong thời gian tới.

Thay mặt các tác giả bài viết xin trân trọng cảm ơn Ban Giámhiệu trường Đại học Luật Hà Nội và Hội Hợp tác pháp lý châu Au vàViệt Nam, các nhà khoa học đã tham gia đọc phản biện, các đồngnghiệp Phong Quan ly khoa học và tri sự Tap chí, Phong Hop tácquốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội đã góp phần công sức và trí tuệ

dé ấn phẩm công bồ quốc tế hội thảo được xuất bản

Tran trọng!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 16

Contract law has a long-standing history, with the origin came from Roman law and developed by Western European countries during the Renaissance In the legal system of almost every country, contract law is quite independent from political factors and also plays an important role in promoting civil and commercial relations, since “freedom” is the primary foundation for civil and commercial transactions In other words, contract law is based entirely on the principal of freedom and equality The

“freedom of will” in contract law may be considered as a

“product” of the theories on freedom during the 18" century This

principal also has a strong influence on the civil codes of countries following Civil Law system, especially France, German and somehow Vietnam (in an indirect manner).

After a long time of development of the private law system, contract law itself has proved to become an essential part of civil and commercial laws in Vietnam Especially, in modern time, Vietnamese legislators have emphasized the important role of contract law in the operation of the market economy From the early stage of the Renovation Reform, many legal documents on the field of contract law were issued, namely the Ordinance on Civil Contracts 1991, the Civil Code 1995 and the Civil Code 2005, etc The issuance of these legal documents were an affirmation of the important role of contract law in the process of building up the rule of law and the socialist- oriented market economy in Vietnam However, after the Constitution 2013 was issued, there is a need for more concrete legal provisions on the recognition, respect, protection and guarantee for human rights and citizenship (including the right to freedom of enterprise and contract) and the development of the socialist-

Trang 17

oriented market economy in the context of international integration The former legal documents concerning contract law could not match such requirement, hence made a negative effect on the validity and impact of the Civil Code in general, the rules on contract in particular and the general social — economic development in Vietnam In order to solve these issues, the new Civil Code was passed by the 13th National Assembly during the 10th session on November 24, 2015, and took effect from January 01, 2017, replacing the Civil Code 2005 Moreover, at the time of the Fourth Industrial Revolution and the trend of promoting a more open economy, making more room for the international trade, contract law

is developing continuously in order to adapt with such new trend of development European contract law, therefore, also innovates and improves itself constantly.

In order to study thoroughly the legislative experiences of European countries where contract law is well developed and contribute to the improvement of the legal system in Vietnam, the workshop “The perfection of contract law and contract dispute resolution in the context of globalization — perspectives from Europe and Vietnam” co-organized by Hanoi Law University and the Association for Legal Cooperation between Europe and Vietnam had great academic and practical meanings in sharing valuable experiences for developing the law and the resolutions for revevant disputes between Vietnam and various European countries The workshop proceeding with l7 papers of the lecturers and practitioners from Vietnam and legal experts from the Association for Legal Cooperation between Europe and Vietnam is a product manifesting the result of various studies on contract law and contract dispute resolution in Vietnam in comparison with several European countries These papers were all sent for advisory opinions from other prestigious experts and amended afterwards by the authors The workshop proceeding is issued after all papers have been edited and translated into Vietnamese and English Therefore, this

Trang 18

proceeding may become an important and valuable reference for other studies on Vietnamese contract law in the future.

The authors would like to express the most sincere thanks to the Board of Administrators of Hanoi Law University, the Association for Legal Cooperation between Europe and Vietnam, the legal experts giving advisory comments on the papers, the Department for Research Management and Journal Administration, the International Cooperation Department of Hanoi Law University for their diligent works so that this workshop proceeding can be published successfully.

With best regards!

HANOI LAW UNIVERSITY

Trang 19

GIAO KÉT HỢP ĐÔNG THEO QUY ĐỊNH

BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015 DƯỚI GÓC NHÌN

SO SÁNH VỚI PECL

TS Kiều Thị Thuỳ Linh”

Tóm tắt: Bài viết trọng tâm phân tích giai đoạn dé nghị giaokết hợp đông và chấp nhận giao kết hợp đông trong pháp luật ViệtNam (cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành) dưới góc nhìn

so sánh với Nguyên tắc Luật hợp dong của Liên minh châu Au(PECL) Từ đó, tác giả muốn dua ra các dé xuất để hoàn thiện hơnnữa quy định pháp luật Việt Nam về vấn dé này trong bồi cảnh hiệpđịnh tự do thương mại giữa Việt Nam và EU dang sắp được ký két

Từ khoá: Dé nghị và dé nghị chấp nhận giao kết hợp dong, bên

đề nghị, bên được đề nghị, Bộ luật Dán sự Việt Nam

1 Khái quát chung về giao kết hợp đồng

Trong bài viết, tác giả không trọng tâm vào phân tích các họcthuyết xây dựng nên các bước trong giai đoạn giao kết hợp đồng màdừng lại việc phân tích quan niệm của các quốc gia trên thế giới về

đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng

Hau hết các quốc gia trên thé giới, dù thuộc hệ thống CommonLaw' hay Civil Law! đều công nhận giai đoạn giao kết hợp đồng (bao

” Học viện Phụ nữ Việt Nam.

f Còn được gọi hệ thống pháp luật Ănglo-xắcxông, hệ thống Thông Luật (common law) hay gọi đơn giản hệ thống pháp luật Anh - Mỹ Pháp luật Anh - Mỹ là hệ thống pháp luật lớn thứ hai thế giới, là hệ thống pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mỹ và những nước là thuộc địa của Anh, Mỹ trước đây Đây là hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ, phù

Trang 20

gồm hai bước cơ bản là đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng) Trong hệ thống pháp luật hợp đồng của Hoa Kỳ, giao kết hợp

đồng được hiểu là “bộc lộ việc đồng ý tham gia một giao kết do bên đề

nghị giao kết hợp đồng đưa ra cho bên được đề nghị dưới hình thứcnhư lời hứa hoặc thực hiện bằng hành vi bởi bên được đề nghị”.Trong Luật Hợp đồng của Cộng hòa Pháp, tác giả Barry NicholasFBA phân tích dưới góc độ như là một lời mời được ứng xử theo nộidung nhất định hay là một lời đề nghị đơn phương Sau các phân tíchcủa mình, tác giả khăng định lời đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu

là lời đề nghị đơn phương từ một bên đưa ra với bên còn lại”

Tương đồng với các quốc gia trong hệ thống Civil Law, Việt

Nam ghi nhận giao kết hợp đồng là một bước tiền dé dé hình thànhhợp đồng Giai đoạn giao kết hợp đồng gồm hai bước cơ bản là một

hợp với quan niệm của người Anh ưa ứng biến phù hợp hoàn cảnh, coi trọng kinh nghiệm Tham khảo từ bài viết “Hai hệ thống pháp luật common law và civil law” (được trích từ Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, năm 2007), common-law-va-civil-law/ (truy cập ngày 24/5/2019).

http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/hai-he-thong-phap-luat-' Tên gọi hệ thống pháp luật này đa dạng như hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa,

hệ thống pháp luật La Mã - Đức, hệ thống pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật thành văn, hệ thống pháp luật bắt nguồn từ Luật La Mã Đây là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã (ius civile) phát triển ở các nước Pháp, Đức và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật các nước khác trong hệ thống pháp luật này Hệ thống pháp luật các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật pháp luật được chú trọng hơn cả Tham khảo từ bài viết “Hai hệ thống pháp luật common law và civil law” (được trích từ Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2007),

civil-law/ (truy cập ngày 24/5/2019).

http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/hai-he-thong-phap-luat-common-law-va-? Dich từ cách giải thích nguyên gốc trong Tiếng Anh là “Tt can be defined as an manifestation

of assent to enter into a bargain, made by offeror to the offeree, conditional on a manifestation

of assent in the form of some action (promise or performance) by the offeree” trong cuốn

United States Contract Law cua E Allan Farnworth, Juris Publishing, tr 83.

3 Dịch từ kết luận “we are concerned only with an offer, as opped to a unilateral promise” trong cuốn The French Law of Contract của tác gia Barry Nicholas, Clarendon Press

Oxford, 2005, tr 66.

Trang 21

bên đưa ra lời đề nghị và bên kia chấp nhận đề nghị Nếu bên nhậnđược đề nghị không đồng ý hoàn toàn với lời đề nghị và tiếp tục đưa

ra nhiều nội dung bổ sung thì được coi là từ chối giao kết hợp đồng

và đưa ra đề nghị mới với bên vừa đề nghị Nói một cách khác, bênnhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng trở thành bên đưa ra lời đềnghị mới Tinh than này được luật hoá tại Điều 386 BLDS năm 2015

- BLDS hiện hành tại Việt Nam'

Liên minh châu Âu (European Union) có quy định chung chogiao kết hợp đồng và định nghĩa về giao kết hợp đồng được ghi nhậntại Điều 2:201(1)ˆ Về cơ bản, giao kết hợp đồng được nhận diện với

các dau hiệu: (i) chứa đựng các điều khoản cơ bản để hình thành một

hợp đồng hoàn chỉnh; (ii) bên đưa ra đề nghị hướng đến giao kết, xáclập hợp đồng khi bên được đề nghị đồng ý và các bên thực hiện theo

các quyền, nghĩa vụ được quy định trong các điều khoản nêu trên”

Như vậy, về cơ bản, Việt Nam và Liên minh châu Âu đều cóchung quan niệm về giao kết hợp đồng với điểm nỗi bật sau:

Thứ nhất, giao kết là bước quyết định để hình thành, địnhhình nên một hợp đồng giữa các chủ thể Đây còn được gọi là

giai đoạn tiền hợp đồng, cho phép các chủ thé có những trao đôi,

đàm phán dé hình thành nên các điều khoản cơ bản, nội dung củahợp đồng sau này

Thứ hai, các nội dụng cơ bản thường do một bên đưa ra trước

(đóng vai trò là bên đề nghị giao kết hợp đồng) và một bên đượcnhận lời đề nghị Bên nhận lời đề nghị có quyền đồng ý hoặc từ chốilời đề nghị giao kết Trường hợp bên nhận lời đề nghị từ chối giaokết hợp đồng với nội dung bên kia đưa ra nhưng đưa ra nhiều điềukhoản bỗ sung, sửa đổi dựa trên lời đề nghị cũ thì chính bên này lạitrở thành bên đề nghị giao kết hợp đồng

! Xem nội dung Điều 386 BLDS năm 2015 tại Phụ lục 1.

? Xem nội dung Điều 2:201 BLDS năm 2015 tại Phụ lục 1.

3 Tham khảo nội dung phân tích của tác Maria del Pilar Perales Viscasillas, The Formation of

Contracts & the Principles of European Contract Law, 13 Pace Int'l L Rev 371 (2001), tr 377, http://digitalcommons.pace.edu/pilr/vol13/iss2/5 (ngày truy cập 24/5/2019).

Trang 22

Thứ ba, mục tiêu của giai đoạn giao kết hợp đồng là hướng đếnxác lập một hợp đồng, làm cơ sở dé phát sinh một quan hệ hợp đồng

giữa các bên chủ thể Khi một bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng,

chủ thể đó sẵn sàng xác lập một hợp đồng cũng như thực hiện cácquyên, nghĩa vụ tương ứng của mình đã được quy định trong nội dung

dé nghị giao kết ngay khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết.Thứ tw, lời đề nghị giao kết hợp đồng khi được đưa ra bước đầu

đã hình thành các nghĩa vụ nhất định của bên đề nghị giao kết tronggiai đoạn tiền hợp đồng Bên đề nghị giao kết hợp đồng không đượcgiao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời gian chờ trả lời chấp

nhận giao kết hợp đồng Đặc biệt, trong một SỐ hợp đồng đặc biệt

như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng dịch vụ các bên chủ thể phảithực hiện nhiều nghĩa vụ tiền hợp đồng trước khi hợp đồng được giaokết theo đúng quy định pháp luật

Như vậy, bước đầu có thê thấy, pháp luật Việt Nam và các

nguyên tắc của Liên minh châu Âu có quy định tương đồng về giaokết hợp đồng, bao gồm hai bước cơ bản là đề nghị và chấp nhận giaokết hợp đồng

2 So sánh giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Namnăm 2015 và Bộ Nguyên tắc của Liên minh châu Âu về hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp

đồng cho Việt Nam

Trong từng trường hợp riêng biệt, có thể nhà làm luật sẽ có cácquy định riêng biệt nhưng trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ phântích, so sánh các quy định trong giao kết hợp đồng, cụ thê là so sánhcác quy định từ Điều 386 đến Điều 397 BLDS năm 2015 với quyđịnh từ Điều 2: 201 đến Điều 2: 211 trong phần 2 của PECL'

2.1 Điểm twong đồng

Liên minh châu Âu và Việt Nam khá tương đồng trong cácquan niệm về giao kết và thực hiện hợp đồng Điều này được lý giải

! Xem Phụ lục 1.

Trang 23

bởi đại đa số các thành viên của Liên minh châu Âu đều có quanniệm chung về hợp đồng theo gốc của các quốc gia theo hệ thốngCivil Law Bản thân Việt Nam cũng là một quốc gia theo hệ thốngluật này Điểm tương đồng giữa luật Việt Nam với Liên minh châu

Âu về giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng được thể hiện ởnhững điểm cơ bản sau:

Khái niệm dé nghị giao kết hợp đồng: Đề nghị giao kết hợp

đồng luôn là sự thé hiện ý chí của một bên chủ thé tới một chủ thékhác nhằm mục đích hình thành nên quan hệ hợp đồng giữa hai chủthé này Trong Điều 386 BLDS năm 2015 và Điều 2:201 của PECLđưa ra định nghĩa về giao kết hợp đồng Về mặt ngôn ngữ có thé có

sự khác biệt nhưng theo BLDS năm 2015 của Việt Nam, giao kết hợpđồng phải thé hiện rõ hai yếu tố: (i) ý định giao kết, xác lập một quan

hệ hợp đồng với một chủ thé nhất định và (ii) có sự “ràng buộc”trong khuôn khổ nội dung đề nghị với bên được đề nghị - đây là cơ

sở xác định nghĩa vụ tiền hợp đồng Trong PECL cũng ghi nhận rõmục đích của lời đề nghị giao kết hợp đồng là xác lập một hợp đồngnếu bên đề nghị đồng ý

Huy bỏ dé nghị giao kết hợp dong: Các bên có quyền huỷ bỏ lời

đề nghị giao kết hợp đồng PECL và BLDS Việt Nam đều cho phépbên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng được phép huỷ bỏ lời đềnghị giao kết hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện nhất định PECL

và BLDS Việt Nam đều chung quan điểm cho rằng, khi thông báohuỷ bỏ đến trước khi lời chấp nhận hợp đồng được đưa ra thì đềuđược coi là huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đông: PECL và BLDS ViệtNam đều ghi nhận về chấp nhận giao kết hợp đồng Theo đó, chấpnhận giao kết hợp đồng là sự đồng ý, chấp nhận giao kết của bênđược đề nghị giao kết hợp đồng với nội dung đề nghị Hơn nữa, về

cơ ban, PECL va BLDS Việt Nam ghi nhận sự im lặng không đượccoi là đồng ý giao kết hợp đồng PECL và BLDS Việt Nam cũngquy định trường hợp riêng biệt nếu như câu trả lời chấp nhận đượcchuyên đến muộn so với hạn cho bên đề nghị do các nguyên nhânkhách quan (lỗi của người đưa thư, máy chủ có vấn đề ) Pháp luật

Trang 24

thừa nhận trường hợp này nếu thoả mãn hai điều kiện: Mộ: /à, việcđến muộn do các yếu tố khách quan chi phối - tức là nếu gửi theothông thường thì câu trả lời đến bên đề nghị đúng hạn - Hai /à, bên

đề nghị chấp nhận lời trả lời này của bên được đề nghị, tức là không

từ chối

Điểu kiện chung trong dé nghị giao kết hop dong: PECL vaBLDS Việt Nam xác định các điều kiện chung cũng như việc giảiquyết nêu có mâu thuẫn giữa điều kiện chung với nội dung hợp đồng.Tại khoản (3) của Điều 2: 209 và khoản | Điều 406 BLDS năm 2015của Việt Nam đưa ra các dấu hiệu nhận diện điều kiện chung: Phải

được đưa ra trước khi hợp đồng được giao kết và được áp dụng

chung cho mọi khách hàng, không dành cho từng đàm phán riêngbiệt Điều kiện giao dịch chung thường do một bên đưa ra và bên nàycũng thường là một nhà cung ứng chuyên nghiệp để áp dụng chocùng nhóm khách hàng đối với từng điều kiện cụ thé Khi hợp đồngđược giao kết thì điều khoản chung hoặc còn được gọi là điều kiệngiao dịch chung trở thành một phần của hợp đồng

2.2 Điểm khác biệt và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giaokết hợp đồng cho Việt Nam

Tuy nhiên, do nhiều yếu tổ chi phối như đường lối, chính sách,chủ trương của mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau, điều kiện kinh

tế - xã hội có sự khác biệt nên giữa Việt Nam và Liên minh châu Au

có những quy định khác biệt về giao kết hop đồng Một số điểm khác

cơ bản gồm:

Yếu t6 tạo thành nên lời dé nghị giao kết hợp đông: PECL ghinhận, một yếu tố hình thành nên lời đề nghị giao kết hợp đồng là phảichứa đựng các nội dung cơ bản hình thành nên một hợp đồng nếunhư bên được dé nghị chấp nhận đề nghị giao kết Quy định củaPECL hợp lý ở các điểm sau: 7# nhất, một hợp đồng sẽ được hìnhthành với nội dung được ghi nhận trong lời đề nghị giao kết hợpđồng ngay khi bên được đề nghị đồng ý Nên chính vì lẽ đó, lời đềnghị giao kết hợp đồng phải chứa đựng nội dung cơ bản của một hợpđồng Thi? hai, lời đề nghị giao kết hợp đồng phải thé hiện day đủ các

nội dung cơ bản dé bên được đề nghị suy xét, tính toán đi đến quyết

Trang 25

định đồng ý hay không đồng ý giao kết hợp đồng Thế nên, việc luậthoá quy định yếu tố chứa đựng các điều khoản cơ bản dé hình thànhnên hợp đồng là phù hợp, buộc bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồngphải rõ ràng, minh bạch mọi thông tin tới bên được đề nghị giao kếthợp đồng Do đó, quy định pháp luật Việt Nam có thê hoàn thiệntheo hướng quy định nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng Đâyvừa là yếu tố nhận diện lời đề nghị giao kết hợp đồng so với các dangthông tin khác do một bên đưa ra như lời quảng cáo, rao vặt Hơnnữa, việc quy định này cũng sẽ logic, phù hợp với quy định về “rangbuộc lời dé nghị này của bên dé nghị với bên đã được xác định hoặctới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)” (Điều 386BLDS năm 2015).

Dé nghị giao kết hợp dong của nhà cung ứng chuyên nghiệp:PECL quy định trực tiếp các trường hợp trường hợp lời dé nghị giao

kết hợp đồng được các nhà cung ứng dịch vụ hoặc hàng hoá chuyên

nghiệp công bố trên các quảng cáo, tờ giới thiệu sản phẩm, bảngquảng cáo với mức giá cố định thì khi hợp đồng được giao kết, nhàcung ứng chuyên nghiệp này phải thực hiện với các nội dung đã công

bố theo mức giá niêm yết công khai cho đến khi hết hàng hoặc khôngcòn khả năng cung ứng dịch vụ (mục (3) Điều 2:201) Với quy địnhnày, PECL buộc các nhà cung ứng chuyên nghiệp tuân thủ nghiêmngặt các nội dung đưa ra công chúng Như vậy cũng sẽ góp phần bảo

vệ khách hàng - những người được đề nghị giao kết hợp đồng - và tấtnhiên, nó cũng tương thích và phù hợp với vị thế, vai trò, uy tín củanhững nhà cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.

Bảo mật và sử dụng thông tin trong giao kết hợp đồng: Việt

Nam quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng nhưng trongNguyên tắc Luật Hợp đồng của Liên minh châu Âu không quy định ởgóc độ nguyên tắc chung BLDS Việt Nam năm 2015 quy định vềthông tin trong giao kết hợp đồng với các nội dung cơ ban: (i) khimột bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợpđồng của một bên thì phải thông báo cho bên kia biết Trong BLDSnăm 2015 quy định về thông tin “ảnh hưởng” đến việc giao kết và tấtnhiên thường theo hướng bất lợi, tức là nếu giao kết hợp đồng có thể

Trang 26

gây thiệt hại cho một bên hoặc cả hai bên thì bên nắm được thông tin

phải có nghĩa vụ thông báo ngay lập tức cho phía bên kia; (1) nghĩa

vụ bảo mật thông tin bí mật của bên kia Trong BLDS năm 2015 quyđịnh với hai nghĩa vụ cơ bản của bên tiếp nhận thông tin bí mật củabên kia gồm giữ bí mật và không được sử dụng thông tin này theomục đích riêng hoặc trái pháp luật (11) bên vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin bí mật mà gây thiệthại thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia BLDS củaViệt Nam quy định về nội dung này rất hợp lý, đặc biệt trong nguyêntắc bảo vệ bí mật, thông tin kinh doanh bởi ngay trong lời đề nghịgiao kết hợp đồng đã chứa đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồngnếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng Phải nói rằngđây là một quy định rất hiện đại và phù hợp với xu thế tư duy củapháp luật hiện đại.

Huy bỏ đề nghị giao kết hợp dong: PECL ghi nhận trường hophuỷ bỏ nếu lời đề nghị được gửi tới công chúng Trong trường hợpnày, lời đề nghị đưa ra theo cách thức nào thì cũng chỉ được huỷ bỏ

theo cách thức đó Bên cạnh đó, PECL cũng quy định các trường hợp

không áp dụng huỷ bỏ lời đề nghị giao kết hợp đồng gồm: (i) lời đềnghị không cho phép huỷ ngang: (ii) lời đề nghị đã ấn định thời hantrả lời giao kết hợp đồng: (iii) bên được dé nghị hồi đáp theo cách họhiểu là không được huỷ bỏ và thực hiện theo như nội dung được đềnghị giao kết Như vậy, nếu đối chiếu với PECL, BLDS Việt Namtuy lần đầu tiền ghi nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng hướng đếncông chứng nhưng không quy định về hình thức huỷ bỏ lời đề nghịnày Đặc biệt, BLDS Việt Nam không quy định các trường hợpkhông áp dụng huỷ bỏ lời đề nghị Nội dung này, BLDS Việt Nam cóthé hoàn thiện theo hướng PECL đã quy định vì nó khá tương đồng,phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn

Từ chối dé nghị giao kết hop dong: Trong PECL quy định từchối đề nghị giao kết hợp đồng được coi là một trường hợp giao kếthợp đồng bị huỷ bỏ, tuy nhiên, chủ thé đưa ra quyết định là bên được

đề nghị giao kết hợp đồng Trong luật Việt Nam không đề cập đến

trường hợp bên được đề nghị từ chối giao kết hợp đồng nhưng thực

Trang 27

tế, hợp đồng chỉ được giao kết khi bên được đề nghị chấp nhận giaokết hợp đồng nên khi từ chối thì hệ quả tất yếu là hợp đồng không

được giao kết PECL quy định chi tiết hơn so với BLDS Việt Nam

nhưng việc không quy định của luật Việt Nam cũng không gây khókhăn cho việc áp dụng trong thực tiễn

Chấp nhận giao kết hợp đồng: PECL quy định về một trườnghợp riêng biệt khi bên được đề nghị đưa ra câu trả lời muộn hơn sovới thời hạn mà bên đề nghị yêu cầu Tuy nhiên, trường hợp câu trảlời muộn vẫn được coi là chấp nhận khi rơi vào các trường hợp sau:(i) Bên đưa ra lời đề nghị giao kết đồng ý với câu trả lời chấp nhận

được đưa ra muộn của bên được đề nghi Nếu theo luật Việt Nam, hết

hạn trả lời mà bên được đề nghị đưa ra câu trả lời chấp nhận thì lúcnày bên được đề nghị lại trở thành bên đề nghị còn bên đề nghị lại trởthành bên được đề nghị Quy trình đưa ra lời đề nghị - chấp nhận lời

đề nghị lại quay lại một vòng như ban đầu PECL không quan niệmnhư vậy, các bên sẽ không quay lại một vòng như ban đầu mà coinhư kết thúc luôn vòng đề nghị - chấp nhận giao kết hợp đồng Vềbản chất và mục đích của quy định này trong PECL và luật Việt Namthực ra không khác biệt nhưng có thé cách đặt tên có khác biệt Tuynhiên, đây là một quy định dam bảo sự nhanh gon và nó chi phối đếnxác định quyền nghĩa vụ của các bên, đặc biệt khi giải thích hợpđồng nếu có mâu thuẫn đến quyền lợi các bên thì sẽ giải thích theo

hướng có lợi cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng

BLDS Việt Nam còn quy định về trường hợp lời đề nghị đượcđưa ra trực tiếp qua điện thoại hoặc các phương tiện khác thì cáchthức trả lời cũng trực tiếp (đồng ý hoặc không đồng ý) BLDS ViệtNam chỉ chấp nhận trả lời sau nếu các bên thoả thuận thống nhất vềthời hạn trả lời PECL không quy định chỉ tiết trường hợp này so vớiBLDS Việt Nam'

Hệ quả trường hợp bên dé nghị giao kết hợp dong và bên được

dé nghị giao kết hợp dong chết, mat năng lực hành vi dân sự hoặc có

! Tham khảo khoản 3 Điều 394 BLDS năm 2015.

Trang 28

khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vi: PECL không quy địnhtrực tiếp trường hợp này nhưng trong BLDS Việt Nam có quy định.BLDS Việt Nam quy định riêng biệt hai điều luật tương ứng với haichủ thể: Bên đề nghị và bên được đề nghị Theo đó, bên đề nghị haybên được đề nghị đã nhận hoặc đã đưa ra lời chấp nhận đề nghị giao

kết hợp đồng thì sau đó có thé họ chết, hoặc mat năng lực hành vi

dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì hợp

đồng cũng coi như đã giao kết và được thực hiện như các giao dịchkhác đã được xác lập Tuy vậy, pháp luật loại trừ trường hợp các hợpđồng gắn liền nhân thân với chính bên đề nghị hoặc bên được đềnghị Tức là, các hợp đồng mà việc thực hiện gan voi nhan than cuacác chu thé này sẽ cham dứt Quy định của BLDS Việt Nam đã chitiết, cụ thể hơn các trường hợp trong thực tiễn có thể xảy ra và gópphần tránh các tranh chấp xảy ra nếu bên đề nghị hoặc bên được đềnghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi Quy định này cũng rất phù hợp với ý chí củabên đề nghị hoặc bên được đề nghị trước khi lâm vào tình trạng chếthoặc không có đủ năng lực phù hợp thực hiện hợp đồng

Điều kiện giao dịch chung hoặc điều khoản chung khi có mâuthuân với nội dung hợp đồng: Nếu trong BLDS năm 2015 Việt Namquy định nguyên tắc phải công khai điều kiện giao dịch chung và cácđiều khoản mà miễn trách nhiệm cho bên đưa ra điều kiện giao dịchchung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bêncòn lại thì quy định này không có hiệu lực trong trường hợp hợpđồng giữa hai bên được giao kết Nói một cách khác, các điều khoảnnày không đương nhiên trở thành một phan nội dung của hợp đồngđược giao kết Trong PECL, bộ nguyên tắc đưa ra các hướng xử lýnếu các điều kiện chung nay mâu thuẫn nội dung hợp đồng thì sẽkhông được coi là giao kết hợp đồng nếu nhận được lời từ chối từbên kia Luật Việt Nam quy định chi tiết và cụ thé hơn cũng như đưa

ra các nguyên tắc nhất định dé đảm bảo quyền lợi cho bên không đưa

ra điều kiện chung - hoặc điều khoản chung này

Xác nhận bằng văn bản của bên cung ứng chuyên nghiệp: Cácchủ thé là nhà cung ứng dịch vụ hoặc hang hoá chuyên nghiệp thực

Trang 29

hiện việc đàm phán, soạn thảo hợp đồng qua nhiều công đoạn, nhiềubước Ghi nhận kết quả đàm phán có thé được thé hiện theo nhiềucách (trong nhiều văn bản khác nhau hoặc một bên gửi văn bảnkhang định kết quả đàm phán) thì sẽ được coi là chấp nhận giao kếthợp đồng với nội dung cơ bản đó Tuy nhiên, trong trường hợp vănbản ghi nhận kết quả đó có nhiều điều khoản hoặc nội dung có bổsung thì vẫn có thể coi là một phần nội dung hợp đồng nếu nhưkhông rơi vào một trong hai trường hợp: Hoặc là có mâu thuẫn dẫnđến thay đổi cơ bản nội dung hợp đồng hoặc bên nhận được văn ban

từ chối ngay lập tức Theo quy định này thì với nhà cung ứng dịch vụchuyên nghiệp, nhà làm luật dựa trên hai yếu tố: Một là tính chuyênnghiệp tức là sẵn sàng cung cấp dịch vụ hoặc hàng hoá cho kháchhàng và tính phức tạp của giao kết hợp đồng trong quá trình cung cấphàng hoá, dịch vụ nên nhà làm luật xây dựng nên quy định này Quy định này buộc bên cung ứng dịch vụ, hàng hoá có trách nhiệm cao hơn với mọi phát ngôn, thông tin đưa ra tương thích với sự chuyênnghiệp của mình, vi trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh để thựchiện việc giao kết hợp đồng Đây là một quy định mà BLDS ViệtNam hoàn toàn có thé xem xét để bố sung thêm quy định Tuy nhiên,muốn có sự đồng nhất thì Việt Nam cũng cần có quan niệm rõ ràng

về dịch vụ, nhà cung ứng dịch vụ và hợp đồng dịch vu, đặc biệt đướigóc nhìn phân biệt với hợp đồng thực hiện công việc không mangtính dịch vụ.

Ap dụng các quy định về giao kết hợp đông khi không giao kếttheo các bước thông thường - tức là tách dé nghị giao kết và chấpnhận dé nghị giao kết: PECL khang định, giao kết hợp đồng nếukhông theo các bước thông thường là đề nghị và chấp nhận giao kếthợp đồng nhưng vẫn có các bước chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồngthì các quy định trong mục này vẫn được áp dụng như các bướcthông thường Quy định phản ánh rõ ràng tính chất phức tạp trongthực tiễn giao kết hợp đồng nên đòi hỏi pháp luật cũng phải có sựlinh hoạt Chi cần một bên thé hiện những nội dung cơ bản và đềnghị bên kia giao kết hợp đồng, hướng đến mục tiêu hợp đồng đượcxác lập và sẵn sàng thực hiện các nội dung thì đã được coi là đề nghị

Trang 30

giao kết hợp đồng Thế nên, PECL quy định nguyên tắc áp dụng này

là phù hợp và đảm bảo bản chất của quá trình đề nghị và chấp nhận

đề nghị giao kết hợp đồng BLDS Việt Nam cũng hoàn toàn có thể

bổ sung thêm nguyên tắc này vào trong quy định luật để làm rõ hơnviệc áp dụng các quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị tronggiao kết hợp đồng

Trên đây là một số phân tích về một số nội dung cơ bản tươngđồng và khác biệt giữa BLDS năm 2015 của Việt Nam với PECL củaLiên minh châu Âu về giao kết hợp đồng Trên cơ sở đó, nhà làm luậtViệt Nam có thể hoàn thiện hơn nữa các quy định trong quá trình đềnghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để có thêm nhiều hơnnữa các điểm tương đồng với pháp luật Liên minh châu Âu./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 E Allan Farnworth, United States Contract Law, Juris Publishing.

2 Barry Nicholas (2005), The French Law of Contract, Clarendon Press Oxford.

3 Maria del Pilar Perales Viscasillas (2001), The Formation of Contracts & the Principles of European Contract Law, 13 Pace Int'l L Rev 371.

4 The Vietnam’s Civil Code 2015.

5 https://en.wikipedia.org/wiki/Common_law.

6 https://www.law.berkeley.edu/wpcontent/uploads/2017/11/ CommonLawCivilLawTraditions.pdf.

Trang 31

APPENDIX 1:

LEGAL REGULATIONS FOR OFFER AND ACCEPTANCE

1 BO LUAT DAN SU VIET NAM - VIETNAMESE CIVIL

CODE

English! Vietnamese

Article 386 Offer to enter into | Điều 386 Đề nghị giao kếtcontracts hop đồng

An offer to enter into a contract | Đề nghị giao kết hợp đồng là

is an explicit expression of the | việc thê hiện rõ ý định giao kếtintention to enter into a contract | hợp đồng và chịu sự ràng buộc

and to be bound by such offer | về đề nghị này của bên đề nghị

made by the offeror to a given | đối với bên đã được xác địnhparty or to the public (below | hoặc tới công chúng (sau đâyreferred to as the offeree) gọi chung là bên được đề nghị)

In case an offer to enter into a | Trường hợp đề nghị giao kếtcontract clearly states a time | hợp đồng có nêu rõ thời hạn trảlimit for offeree to make a reply, | lời, nếu bên đề nghị lại giao kếtpending a reply from the offeree, |hợp đồng với người thứ ba

if the offeror enters into contract | trong thoi hạn chờ bên được đềwith a third party within such | nghị trả lời thì phải bồi thườngtime limit, he/sheñt shall | thiệt hại cho bên được đề nghịcompensae for any damage | mà không được giao kết hợpcaused to the party that is offered | đồng nếu có thiệt hại phat sinh.but not awarded the contract.

Article 387 Information in | Điều 387 Thông tin trongentry into contracts giao kết hop đồng

In case a party has information | Trường hợp một bên có thôngthat may affect the acceptance to | tin ảnh hưởng đến việc chấpenter into the contract by the | nhận giao kết hợp đồng của bên' Tham khảo bản dịch của Vietnam Law & Legal Forum tại http://vietnamlawmagazine.vn

Trang 32

other party, it shall notify such

information to the other party.

In case a party knows about

secret information of the other

party in the course of entering

into a contract, his/her/it shall

keep such information confidental

and may not use such information

for he/she/its own purpose for

another illegal purpose.

Any party that violate the

provisions in Clause 1 or 2 of

this Article and causes damaga

shall compensate for damage.

thi phai thong bao cho bén kiabiết

Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kiatrong quá trình giao kết hợpđồng thì có trách nhiệm bảomật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

Bên vi phạm quy định tạikhoản 1, khoản 2 Điều này màgây thiệt hại thì phải bồithường.

Article 388 Effective time of

offer to enter into contracts

The effective time of an offer to

enter into a contract shall be

determined as follows:

It is set by the offeror;

If the offeror has not yet set the

effective time for _his/her/its

offer, the offer shall take effect

on the time the offeree receives

it, unles otherwise precribed by a

relevant law.

An offer to enter into a contract

shall be considered having been

received when:

The offer is delivered at the place

of residence of the offeree, if the

offeree is an individual, or at the

head office, if the offeree is a

legal person;

Điều 388 Thời điểm đề nghịgiao kết hợp đồng có hiệu lựcThời điểm đề nghị giao kết hợpđồng có hiệu lực được xác địnhnhư sau:

Các trường hợp sau đây đượccoi là đã nhận được đề nghịgiao kết hợp đồng

Đề nghị được chuyên đến nơi

cư trú, nếu bên được đề nghị là

cá nhân; được chuyên đến trụ

sở, nếu bên được đề nghị làpháp nhân;

Trang 33

The offer is put into the official

information system of the

offeree;

The offeree knows about the

offer through other media.

Đề nghị được đưa vào hệ thốngthông tin chính thức của bênđược đề nghi

Khi bén duoc dé nghi biét duoc

dé nghị giao kết hop đồng thôngqua các phương thức khác.

Article 389 Change and

withdrawal of offers to enter

into contracts

The offeror may change or

withdraw of offer to enter into

contracts in the following cases:

The offeree receives a notice of

change or withdrawal of the offer

before or at the same time with

the receipt of the offer;

The circumstance for changing

or withdrawing the offer occurs,

in case such circumstance has

been clearly stated by the offeror.

When an offeror changes the

contents of an offer, the offer

shall become a new one.

Điều 389 Thay đổi, rút lại dénghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng

có thể thay đổi, rút lại đề nghị

giao kết hợp đồng trong cáctrường hợp sau đây:

Bên được đề nghị nhận đượcthông báo về việc thay đổi hoặcrút lại đề nghị trước hoặc cùng vớithời điểm nhận được dé nghị.Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đềnghị phát sinh trong trường hợpbên đề nghị có nêu rõ về việcđược thay đôi hoặc rút lại đề nghịkhi điều kiện đó phát sinh

Khi bên đề nghị thay đổi nộidung của đề nghị thì đó là đềnghị mới.

Article 390 Cancellation of

offers to enter into contracts

The offeror may cancel the offer

to enter into a contract if it has

clearly stated such right in the

offer and the offeree receives the

notice of cancellation before

sending a notice of acceptance of

nêu rõ quyên này trong đề nghị

và bên được đề nghị nhận đượcthông báo về việc huỷ bỏ đềnghị trước khi người này gửithông báo chấp nhận đề nghịgiao kết hợp đồng

Trang 34

Article 391 Termination of

offers to enter into contracts

An offer to enter into a contract

shall terminate in the following

cases:

The offeree accepts to enter into

contracts;

The offeree replies that it does

not accept the offer;

The time limit for reply to the

offer expires;

The notice of change or

withdrawaloff the offer becomes

effective;

The notice of cancellation of the

offer becomes effective;

It is so agreed by the offeror and

the offeree within the time limit

for the offeree to make a reply.

Điều 391 Chấm dứt dé nghịgiao kết hợp đồng

Dé nghị giao kết hợp đồngchấm dứt trong trường hợp sauđây:

Bên được đề nghị chấp nhậngiao kết hợp đồng;

Bên được đề nghị trả lời không

chấp nhận;

Hết thời hạn trả lời chấp nhận;Khi thông báo về việc thay đổihoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;Khi thông báo về việc huỷ bỏ

đề nghị có hiệu lực

Theo thoả thuận của bên đề

nghị và bên được đề nghị trong

thời hạn chờ bên được đề nghịtrả lời.

Article 392 Modification of

offers at the proposal of

offerees

In case the offeree accepts the

offer to enter into a contract but

states conditions therefor or

makes modification to the offer,

it shall be considered having

made new offer.

Điều 392 Sửa đổi dé nghị dobên được đề nghị đề xuấtKhi bên được đề nghị đã chấpnhận giao kết hợp đồng nhưng

có nêu điều kiện hoặc sửa đổi

đề nghị thì coi như người này

đã đưa ra đề nghị mới

Article 393 Acceptance of

offers to enter into contracts

Acceptance of an offer to enter

into a contract means a reply

made by the offeree that it

accepts the entire offer.

Diéu 393 Chap nhan dé nghigiao két hop dong

Chap nhận đề nghị giao kết hợpđồng là sự trả lời của bên được

đề nghị về việc chấp nhận toàn

bộ nội dung của đề nghi

Trang 35

The silence of the offeree shall

not be considered _his/her/its

acceptance of the offer to enter

the contract, unless it 1S

otherwise agreed upon or it is a

habit established between the

parties.

Sự im lặng của bên được đềnghị không được coi là chấpnhận đề nghị giao kết hợp

đồng, trừ trường hợp có thoả

thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Article 394 Time limit for

accepting offer to enter into

contacts

In case the offeror has set a time

limit for reply, an acceptance

reply shall be valid only if it is

made within such time limit; in

case the offeror receives the

acceptance reply after such time

limit has expired, the acceptance

shall be considered a new offer

from the late replier.

In case a notice of acceptance to

enter a contract arrives late for an

objective reason which the

offeror knows or should have

known, such notice of

acceptance shall still be valid,

unless the offeror immediately

replies that it does not agree with

the acceptance of the offeree.

In case the parties communicate

directtly with each other,

including also communicaiton

via telephone or other media, the

offeree shall immediately reply

whether to accept the offer or

Điều 394 Thời han trả lờichấp nhận giao kết hợp đồng

Khi bên đề nghị có ấn định thời

hạn trả lời thì việc trả lời chấpnhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó;

nếu bên đề nghị giao kết hợp

đồng nhận được trả lời khi đãhết thời hạn trả lời thì chấpnhận này được coi là đề nghị

mới của bên chậm trả lời.

Khi bên đề nghị không nêu rõthời hạn trả lời thì việc trả lờichấp nhận chỉ có hiệu lực nếu

được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

Trường hợp thông báo chấpnhận giao kết hợp đồng đếnchậm vì lý do khách quan màbên đề nghị biết hoặc phải biết

về lý do khách quan này thìthông báo chấp nhận giao kếthợp đồng vẫn có hiệu lực, trừtrường hợp bên đề nghị trả lờingay không đồng ý với chấpnhận của bên được đề nghi.Khi các bên trực tiếp giao tiếp

Trang 36

not, unless the parties have

reached an agreement on a time

limit for reply.

với nhau, kể cả trong trườnghợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được

đề nghị phải trả lời ngay cóchấp nhận hoặc không chấpnhận, trừ trường hợp các bên cóthoả thuận về thời hạn trả lời.Article 395 Cases in which the

offeror dies, loses his/her civil

act capacity or has difficulty in

perceiving and _ controlling

his/her acts

In case the offeror dies or loses

his/her civil act capacity or has

difficulty in perceiving and

controlling his/her acts after the

offeree accepts to enter into the

contract, the offer to enter into

the contract remains valid, unless

the contents of the contract are

assiciated with the offeror’s

personal identity.

Điều 395 Trường hợp bên đềnghị giao kết hợp đồng chết,mat năng lực hành vi dân sự

hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chú hành vi

Trường hợp bên đề nghị chết,mất năng lực hành vi dân sự

hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khibên được đề nghị trả lời chấpnhận giao kết hợp đồng thì đềnghị giao kết hợp đồng vẫn cógiá trị, trừ tường hợp nội dunggiao kết gắn liền với nhân thânbên đề nghị

Article 396 Cases in which the

offeree dies or loses his/her

civil act capacity or has

difficulty in perceiving and

controlling his/her acts

In case the offeree dies, loses

his/her civil act capacity or has

difficulty in perceiving or

controlling his/her acts having

accepted to enter into the

contract, his/her acceptance

remains valid, unless the

Điều 396 Trường hợp bênđược đề nghị giao kết hợpđồng chết, mat năng lực hành

vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Trường hợp bên được đề nghị

đã chấp nhận giao kết hợp đồngnhưng sau đó chết, mất nănglực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi thì việc trả lời chấp

Trang 37

contents of the contract are

associated with his/her personal

identity.

nhận giao kết hop đồng vẫn cógiá tri, trừ trường hợp nội dunggiao kết gắn liên với nhân thân

bên được đề nghị

Article 397 Withdrawal of

notice of acceptance to enter

into contracts

The offeree may withdraw

his/her/its notice of acceptance to

enter into the contract if such

notice arrives before or at the

same time with the receipt by the

offeror of the acceptance reply.

Điều 397 Rút lại thông báochấp nhận giao kết hợp đồngBên được đề nghị giao kết hợp

đồng có thể rút lại thông báo

chấp nhận giao kết hợp đồng,nếu thông báo về việc rút lại nàyđến trước hoặc cùng thời điểm

bên đề nghị nhận được trả lời

chấp nhận giao kết hợp đồng

2 PRINCIPLES OF EUROPEAN CONTRACT LAW (BỘ

NGUYEN TAC VE LUAT HỢP DONG CUA LIEN MINHCHAU AU - PECL)

(Link: https:/Awww jus.uio.no/Im/eu.contract.principles.parts | to.3.2002/)

(a) it is intended to result in a

contract if the other party

accepts it, and

(b)it contains sufficiently definite

terms to form a contract.

(2) An offer may be made to

Lời đề xuất chỉ trở thành lời đềnghị giao kết hợp đồng trongtrường hợp:

Lời đề xuất hướng đến xác lậpmột hợp đồng nếu như bên đềnghị đồng ý và

Lời đề xuất chứa đựng các điều' Ts translated by the author.

Trang 38

one or more specific persons or

to the public.

(3) A proposal to supply goods

or services at stated prices made

by a professional supplier in a

public advertisement or a

catalogue, or by a display of

goods, is presumed to be an

offer to sell or supply at that

price until the stock of goods, or

the supplier's capacity to supply

the service, is exhausted.

khoản cơ ban dé hình thành nênmột hợp đồng

Lời đề nghị hướng đến một hoặcmột số chủ thể cụ thể hoặchướng tới công chúng.

Lời đề xuất cung cấp hàng hoáhoặc dịch vụ với giá cả niêm yết

bởi các nhà cung cấp chuyên

nghiệp trên các quảng cáo tớicông chúng hoặc trên các cuốngiới thiệu sản phẩm hoặc bảng

quảng cáo, được coi là lời đề

nghị bán hoặc cung cấp với mứcgiá công khai trên quảng cáocho đến khi kho hàng, hoặcnăng lực của nhà cung cấp trongviệc cung cấp hàng hoá, dịch vụ

đó không còn.

Article 2:202: Revocation of

an Offer

(1) An offer may be revoked if

the reaches the

offeree before it has dispatched

its acceptance or, in cases of

acceptance by conduct, before

the contract has been concluded

under Article 2:205(2) or (3).

(2) An offer made to the public

can be revoked by the same

means as were used to make the

Lời đề nghị giao kết hợp đồngđược gửi tới công chúng bị hủy bỏ theo cùng cách thức được công bô.

Trang 39

(a) the offer indicates that it is

irrevocable; or

(b) it states a fixed time for its

acceptance; or

(c) it was reasonable for the

offeree to rely on the offer as

being irrevocable and the

offeree has acted in reliance on

the offer.

Tuy nhiên, hủy bỏ dé nghị giaokết hợp đồng sẽ không có hiệulực nếu:

Lời dé nghị quy định không chophép hủy ngang; hoặc

Quy định thời gian cố định choviệc trả lời giao kết hợp đồng;hoặc

Có lý do để bên nhận được lời

đề nghị hồi đáp theo cách thứckhông được huỷ bỏ lời đề nghị

và bên được đề nghị thực hiệntheo như nội dung được đề nghịgiao kết

Article 2:203: Rejection Điều 2:203: Từ choi dé nghịWhen a rejection of an offer | giao kết hợp đồng

reaches the offeror, the offer

lapses.

Khi bên đưa ra lời đề nghị nhận

lời từ chối đề nghị giao kết hợpđồng thì lời đề nghị giao kết hợpđồng bị huỷ bỏ

Article 2:204: Acceptance

(1) Any form of statement or

conduct by the offeree is an

acceptance if it indicates assent

to the offer.

(2) Silence or inactivity does not

in itself amount to acceptance.

Điều 2:204: Chấp nhận giaokết hợp đồng

Bất kỳ sự tuyên bố hoặc thựchiện nào do bên được đề nghị

được coi là sự chấp nhận giao

kết hợp đồng nếu nó thé hiện rõ

ra chấp nhận giao kết hợp đồng

Sự im lặng hoặc không hànhđộng không được coi là chấpnhận giao kết hợp đồng

Article 2:205: Time of| Điều 2:205: Thời điểm giao

Conclusion of the Contract kết hop đồng

(1) If an acceptance has been Nếu lời chấp nhận giao kết hợp

Trang 40

dispatched by the offeree the

contract is concluded when the

acceptance reaches the offeror.

(2) In case of acceptance by

conduct, the

concluded when notice of the

conduct reaches the offeror.

(3) If by virtue of the offer, of

practices which the parties have

established between themselves,

or of a usage, the offeree may

accept the offer by performing

an act without notice to the

offeror, the contract is

concluded when the

performance of the act begins.

được câu trả lời này.

Trong trường hợp việc chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồngbăng hành vi, hợp đồng đượccoi là giao kết tại thời điểm bên

việc sử dụng, bên được đề nghị

giao kết hợp đồng có thể chấpnhận lời giao kết thông quathực hiện bằng hành vi màkhông cần phải thông báo chobên đề nghị giao kết hợp đồng,hợp đồng coi như được xác lậptại thời điểm việc thực hiệnđược bắt đầu

Article 2:206: Time Limit for

Acceptance

(1) In order to be effective,

acceptance of an offer must

reach the offeror within the time

fixed by it.

(2) If no time has been fixed by

the offeror acceptance must

Điều 2:206: Thời han trả lờichấp nhận

Lời chấp nhận giao kết hợpđồng phải được đưa ra trongthời hạn ấn định mà bên đề nghịgiao kết hợp đồng quy định

Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng

không quy định về thời hạn trả lờichấp nhận hợp đồng thì chấp nhận

Ngày đăng: 08/11/2024, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w