1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam - Quá trình biến đổi và xu thế

299 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Can Thiệp Của Nhà Nước Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam - Quá Trình Biến Đổi Và Xu Thế
Tác giả Đậu Công Hiệp
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Trần Thái Dương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 299
Dung lượng 65,84 MB

Nội dung

Để có thể rút ra được điều đó, vừa cần tìmkiếm, khảo xét tới những hình mẫu tương đồng trên thế giới lại phải đánh giá mộtcách cần trọng thực tế Việt Nam trên nhiều mặt.Tóm lại, việc ngh

Trang 1

ĐẬU CÔNG HIỆP

SỰ CAN THIỆP CUA NHÀ NƯỚC DOI VỚI NEN KINH TE VIỆT NAM - QUÁ TRINH BIEN DOI VÀ XU THE

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẬU CÔNG HIỆP

DE TÀI

SỰ CAN THIỆP CUA NHÀ NƯỚC DOI VỚI NEN KINH TE VIỆT NAM - QUÁ TRINH BIEN DOI VÀ XU THE

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính

Mã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung

TS Trần Thái Dương

Hà Nội - 2024

Trang 3

riêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bồ trong bat kỳ công

trình nào khác Các số liệu trong Luận án là trung thức, có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận ánnày.

Tác giả luận án

Trang 4

Bàn tay vô hình c 2S 1132 13 1 xsrerske 56.

Nhà nước — Xanh-đi-Ca - c5 23+ +++*svvxssseerseresse 59,

Pháp chế và pháp quyêhn 2 - 2 + x+E++Ee£x+Eerxzrxzxees 98 Mèo trắng, mèo đen - 2-5-5 EEeEEEeEkeEkrkerkerrred 106 Ông Vũ Quang VIỆT -2- 2© SE ‡EeEEEEEEEEErkerkerred 118.

Đảng viên làm kinh tế tư nhân 2- 2s s+sz£s+£zx2 157.u01 172.

Từ Epco — Tăng Minh Phung đến Tân Hoang Minh 186.Thay đổi quan niệm - 2 + SE+E+E£E+E£EE+EeErkererxred 188

Hộp 10: Kế hoạch kinh tế ở Nhật Bản - 2-52-5252 +s5s2 198.

Trang 5

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tải 2-5-2 sex: 1.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 - + ecx+E+E£EE+EeEEeErkerxexees 3.

3: PhtTr0rf HN? THEN (BỨLei seo cung gan 281g bụng kg As ARERR OD RIAA 0184 4.

0 000302 vn ad 5.

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 5+ + **+*++vv+seesesesss S.

6 Những đóng góp mới của Luận án ¿+5 + + *++*‡++sv++eeesesesss 6.

7 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ¿2-2 2 22 £+E££E£EE£EE+EE+EErEerkerxees 7.

PHAN TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU

1 Những kết quả nghiên cứu đã công bồ liên quan đến đề tai Luận án 8.

1.1 Nghiên cứu vé sự can thiệp cua nhà nước đôi với nên kinh tê

iaảdẳảáảiiồồÚÚẮỀẮĂẮẮ 8.1.2 Nghiên cứu về quá trình biến đổi sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam ¿-52+c+22t22 E222 2221.211211 17 1.3 Nghiên cứu về xu thế can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt

FEO sục ¿non scans asm asm AER 8 18016118085 331801Ä TRG RE A A RA SA 388083 a 28

2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 40

3 Cơ sở lý thuyết va giả thuyết nghiên cứu ¿5-2 +cs+cecszzszxee 45

3.1 Cơ sở lý thUyẾT - St 1E 1E111181111111111111111 11111111111 gre 45 3.2 Giả thuyết nghiên CỨU -¿- - + s+k+SE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrerkee 46 PHAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU - - ¿S622 £E+ESEE2ESEEESEeEtzkerervee 48.

Chương 1 Cơ sở khoa học vê sự can thiệp cua nhà nước đôi với nên kinh tê

im 0 48.

1.1 Khái niệm, ban chat sự can thiệp cua nhà nước đôi với nên kinh tê Việt

1.1.1 Khái niệm sự can thiệp của nhà nước đôi với nên kinh tê Việt Nam48.

Trang 6

Kirn 0 55 1.2.1 Chủ nghĩa tự do 66 điỂn ¿- 5c set E1 111111111111 cxe 55.

1.2.2 Kinh tế kế hoạch hóa và công hữu tư liệu sản xuất 57.1.2.3 Chủ nghĩa tư bản phúc ÏỢI . <5 << + *+++£++vk+eeeeeeeeeeeseers 61.

1.2.4 Chủ thuyết phát triển Đông Á ¿- 2 2 2+E+EE+EeEEeErEerkrxees 66 1.2.5 Một số nhận thức mới về sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế

trong bối cảnh hiện nay - 2 2© S2+E9SE+E£EE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrees 69

1.3 Các công cụ can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế 72 1.3.1 Các chính sách về sở hữu -.-:-ccccc2cxtitrttrtrrrirrrtrirrrrirrrries 72.

1.3.2 Các chính sách về tăng trưởng -¿- + + z+x+EzEerxzErkersrsees 77

1.3.3 Các chính sách về phân phối giá tri của nền kinh tế - 80.

1.3.4 Các chính sách về giáo dục, khoa hoc và công nghệ 84

1.3.5 Yếu tố thé chế - hệ thống pháp luật - 2-5-2 2 s+se+xz£+2 se: 86 1.3.6 Yếu tố thiết chế - bộ máy nhà nước - 2s + teeeeeeeeeeee 87.

1.4 Các tiêu chí đánh giá sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế 89.1.4.1 Hiệu năng của nền kinh tẾ ¿2-52 kSt+E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEErEerkrsees 89.1.4.2 Các tiêu chuẩn của nền dân chủ - ¿2 2+s+++£+£x+£zzx+£szxee: 93.1.4.3 Các tiêu chuẩn pháp quyên, nhân quyễn - 22-2 52252: 96

1.5 Sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế qua thực tiễn một số quốc gia trên thé giỚI - ¿- 5c ©sSt+k9EE‡EEEEE21911211111111111511111111 1.1111 11E11 1 6 100.

I0 KY woe /( 100.

1.5.2 Một số nước khu vực Bắc Âu -ccccccirriiiriirrirrrie 102 1.5.3 Trung QUỐC ¿- S6 SE E219 1215 151121511211111111111511 11111 16 104 1.5.4 Một số nước Đông Á ¿- -©c- St SE EEEE1111111111111 111111 xe 107.

II 08 ‹ 186) 111.

Trang 7

2.1 Các yếu tô tác động tới sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế

2.2.2 Giai đoạn Từ Đổi mới đến nay ¿2-5 2s ‡Ex+E#EEEeEeEekererkee 138

2.3 Chủ nghĩa tiệm tiễn — khái quát về quy luật biến đổi sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam ¿ ¿+22+v2vxt2Evvsrxvsrrrrrrrrsee 152 2.3.1 Biéu hiện của sự tiệm tiễn — những thử nghiệm kéo dài 153 2.3.2 Nguyên nhân của sự tiệm tiễn — đồng thuận và 6n định 156 2.3.3 Điều kiện của sự tiệm tiễn — nền tảng văn hóa, con nguol 161 Tiểu kết chương 2 - ¿5-52 SEE*EEEEEEEEEEEEEEE11111111111111111111 111 1x0 165 Chương 3 Xu thế can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam trong

thời gian tới và một số dé xuất ¿- +2 kSSk+EEEEEEEEEEEE111111 1111k, 166

3.1 Xu thé can thiệp của nha nước đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời

l8 0 166.3.1.1 Bồi cảnh quốc tế, khu vực va tình hình trong nước -. 166

3.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vé sự can thiệp của nhà nước

vào nền kinh tế qua tong kết thực tiễn 30 năm Đổi Mới - l2

3.1.3 Những mục tiêu, định hướng lớn trong sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam -¿ ¿se Set StSESESE+E+E+EEEEEEESEEEEEEEEEEEErErsresree 174.

3.2 Một số đề xuất về bộ máy nha nước và hệ thống pháp luật 180

Trang 8

3.3 Một số đề xuất cu thé đối với các chính sách kinh tế 191 3.3.1 Về các chính sách liên quan đến sở hữu 2-5 5 cs+ze+se£ 191 3.3.2 Về các chính sách liên quan đến tăng trưởng - 2s: 197 3.3.3 Về các chính sách liên quan đến tái phân phối giá trị của nền kinh tế

¬ ——— ẶẶặa (II 205.

Tiểu kết chương 3 2-5 E1 SE 2E 1E112111111111111111.11 1.1111 16 211.

PHAN KẾT LUẬN - ¿5c St St SE SE SE SESESE2EEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrkes 213

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -¿©22¿22E+2EE+£EE+EEEzzse2 214.

Trang 9

- Đầu tiên là về mặt nghiên cứu lý luận Nhà nước và nền kinh tế là hai hiệntượng của đời sống xã hội có sự gắn kết chặt chẽ Trong khoa học pháp lý ViệtNam, những nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhà nước và nền kinh tế thường đượcxem xét trên hai góc độ Thứ nhất là từ góc độ trừu tượng, tức là nghiên cứu haihiện tượng nói trên ở mức độ chung nhất Với nền tảng là chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố kinh tế được coi là nền tảng và có tính

quyết định với xã hội và đặc biệt là kiến trúc thượng tầng mà nhà nước là một bộ

phận quan trọng Ngược lại, nhà nước cũng có những tác động nhất định tới nềnkinh tế mà một phần lớn thể hiện trong chức năng kinh tế của nhà nước Thứ hai là

từ góc độ cụ thể, tức là nghiên cứu mối liên hệ giữa hai hiện tượng trên ở nhữngkhía cạnh nhất định (hoạt động kinh doanh, thương mại, thị trường tài chính, tiền tệ,lao động.v.v.) Trong đó, những nghiên cứu thuộc khoa học pháp lý hầu hết tiếp cậntheo hướng quản lý nhà nước; tức là mục tiêu, vai trò, cách thức, công cụ (thiết chế)

dé nhà nước có thé tăng cường quan lý những khía cạnh nói trên Như vậy, cách tiếpcận khoa học pháp lý trong nghiên cứu về nhà nước với nền kinh tế vẫn còn mangtính một chiều, đặc biệt nhắn mạnh vào vai trò của nhà nước Trong khi đó, ngànhkinh tế học lại nghiên cứu mối liên hệ này với một cách tiếp cận nhắn mạnh honvào tính độc lập tương đối của nền kinh tế Cụ thé, nền kinh tế là một hiện tượng cótính quy luật và lịch sử Điều đó có nghĩa là, tự bản thân nền kinh tế xuất hiện mộtcách khách quan cùng với sự tồn tại của loài người, đã và đang vận hành với nhữngquy luật riêng và có một lịch sử tồn tại thậm chí còn lâu dài hơn nhà nước! Vì vậy,ngành kinh tế học thường nhìn nhận mối liên hệ giữa nhà nước và nền kinh tếthường nhìn nhận dưới góc độ nền kinh tế là một thê độc lập với các chủ thể kinhdoanh vốn hành xử tự do theo quy luật kinh té (cung — cau, giá trỊ.v.v.), bên cạnh đó

! Ngay trước khi nhà nước ra đời, nền kinh tế đã tồn tại tuy còn thô sơ, đơn giản Cũng theo lý thuyết của chủ

nghĩa Mác-Lênin, khi xã hội phat triên đên hình thái kinh tê xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước dân tiêu vong nhưng nên kinh tê dựa trên quan hệ sản xuât cộng sản chủ nghĩa thì vẫn tôn tại.

Trang 10

này khái quát hóa thành các lý thuyết lớn (chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa can thiệp).

Như vậy, giữa hai ngành khoa học nghiên cứu chủ chốt liên quan đến đề tài

có những khoảng cách nhất định? Do đó, việc tiếp thu các lý thuyết về sự can thiệpcủa nhà nước vào thị trường của ngành kinh tế học có ý nghĩa lớn, không chỉ choviệc bố sung tri thức minh họa cho tính đa dạng của việc thực thi chức năng kinh tếcủa nhà nước, mà còn là cơ sở dé đánh giá tính hiệu quả của một nền quản trị Honthế, nếu ngành kinh tế học thé chế chỉ nhìn nhận nhà nước là một tác nhân can thiệp

và chủ yếu đánh giá kết quả mà sự can thiệp đó mang lại, thì khi nghiên cứu liênngành với khoa học pháp lý, những giá trị bất biến và mang tính triết học như dânchủ, nhân quyền cũng sẽ được đem ra dé cân nhắc như một hệ quy chiếu dé tiếp tụcđánh giá sâu sắc hơn

- Thứ hai là về mặt thực tiễn, những chuyên biến về sự can thiệp của nhà

nước đối với nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đôi đáng kế từ Đại hội Đại

biểu toàn quốc (Đại hội) lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng) đến nay

Tuy vậy, đây chưa bao giờ là vấn đề bị “đóng khung” mà thực tế vẫn luôn có những

tìm kiếm và thử nghiệm mới Đại hội XIII của Đảng đã có những điểm mới trong

đó thể hiện sự thay đổi về cả triết lý lẫn cách thức can thiệp của nhà nước đối vớinền kinh tế Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã cónhững phát triển nhất định, về cả vai trò của nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước

Cụ thể, văn kiện của lần đại hội này được cho là đã “nêu rõ vai trò của nhà nước, thịtrường và xã hội”; “chuyển giao những công việc nhà nước nhất thiết phải làm chocác tô chức xã hội”; và coi kinh tế nhà nước là công cụ đề “khắc phục các khuyết tật

993

của kinh tế thi trvong”? Việc có được những nhận thức nay không phải tự nhiên ma

2 Theo Mises, khoa học pháp lý nhìn nhận sự can thiệp của nhà nước trong mối tương quan với nguồn gốc, mục đích, bản chất của nhà nước còn kinh tế học lại tập trung vào những biện pháp tác động và hiệu quả tác

động Tức là một bên tập trung vào “mục tiêu”, một bên tập trung vào “phương tiện” Xem: Ludwig von

Mises, Một phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2016, trang 54, 55.

3 Nguyễn Quang Thuan, Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Dang, Tap chi Cộng sản, số 7/2021.

Trang 11

làm về quản lý, điều hành nền kinh tế Thực tế cho thấy có rất nhiều khác biệt đãxảy đến chỉ sau vài thập kỷ Có những điều được coi là hiển nhiên ở thời trước lạitrở nên kỳ lạ ở ngày nay* Vì vậy, việc nghiên cứu dé tài vừa có ý nghĩa trong việctong hợp lại và tìm ra quy luật cho sự biến đổi trong việc nhà nước can thiệp vàonền kinh tế mà còn cần thiết để chỉ ra xu thế với cả cơ hội và thách thức mà ViệtNam sẽ gặp phải trong thời gian tới Để có thể rút ra được điều đó, vừa cần tìmkiếm, khảo xét tới những hình mẫu tương đồng trên thế giới lại phải đánh giá mộtcách cần trọng thực tế Việt Nam trên nhiều mặt.

Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài “Sự can thiệp của nhà nước đối với nên kinh

tế Việt Nam — qua trình biến đổi và xu thé” mà nghiên cứu sinh lựa chọn làm Luận

án có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Kết quả nghiên cứu của dé tài có théđược sử dụng trong cả nghiên cứu lẫn thực tế xây dựng, hoạch định chính sách.Những điểm mới của đề tài năm ở cả cách thức tiếp cận lẫn các đánh giá, kiến nghịliên quan đến cách thức, mức độ và triết lý can thiệp của nhà nước

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự can thiệp của nhà nước Việt Nam vào nền kinh tế,trong đó tập trung vào các quan điểm, đường lối, chính sách, quy định của pháp luật

do nhà nước ban hành can thiệp vào nền kinh tế Sự can thiệp ở đây được hiểu lànhằm tác động tới các quy luật thị trường theo những chiều hướng khác nhau

Pham vi nghiên cứu về thời gian của Luận án là từ khi ra đời nước Việt Namđộc lập (1945) đến nay Trong đó, các giai đoạn có sự phân chia nhất định, dựa trên

cả sự thay đổi về thé chế pháp lý lẫn quan điểm lãnh đạo Về không gian, Luận án

chủ yêu nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam nhưng cũng có đôi chiêu với một sô

4 Rất nhiều chính sách trong thời kỳ thường được gọi ngắn gọn là “Bao cấp” với hình ảnh như tem phiếu, ruộng 5% đã trở nên xa lạ với xã hội ngày nay Thời đó có câu: “Tivi, tủ lạnh, Honđa/Có ba thứ ay khám nha chang chơi” Những người thời nay thật khó tưởng tượng ra một điều như vậy nếu không biết tới chủ trương

“cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản” đã được quy định trong hiến pháp Những điều lạ lam về thời kỳ này được minh họa sinh động trong cuốn sách: Thành Phong, Hữu Khoa, Tương nhớ thời bao cấp, Nxb Hội nhà văn, 2018.

Trang 12

Bắc Âu (đặc trưng cho xu hướng phúc lợi), Trung Quốc (đặc trưng cho mô hìnhchuyên đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường điều tiết), và một sốnước Đông A khác mà tiêu biểu và Nhật Ban, Hàn Quốc (đặc trưng cho mô hìnhnhà nước kiến tạo phát triển).

3 Phương pháp nghiên cứu

Dé triển khai nội dung nghiên cứu của đề tài, Luận án sử dung các phương

pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp phân tích — tong hợp: Phương pháp nay được sử dụng dé làm

rõ các vấn đề thuộc về lý thuyết can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế và kháiquát quy luật biến đổi của sự can thiệp này trong lịch sử Cụ thể, các van đề trên sẽđược phân tích dưới nhiều góc độ và các khía cạnh nhỏ hơn như nội dung, cáchthức và công cụ đánh giá; các căn cứ chứng minh sự biến đổi theo quy luật tiệm tiếntrong sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ các khíacạnh lịch sử, cụ thé trong suốt thời kỳ ton tại của nhà nước Việt Nam ké từ năm

1945 đến nay Trong đó, các giai đoạn lịch sử được chia nhỏ dé phân tích với nhữngđặc điểm, bối cảnh khác nhau và được minh chứng bởi những chỉ tiết lịch sử thuộcnhiều nguồn khác nhau (bên cạnh các văn bản pháp luật, văn kiện chính trị còn phải

kể tới các diễn ngôn đương thời, các câu chuyện, tin tức báo chí

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu vềthực tiễn can thiệp vào nền kinh tế của một số nhà nước là điển hình cho các chủthuyết khác nhau về sự can thiệp Bên cạnh so sánh về quy định pháp lý, về thiếtchế vận hành còn cần so sánh trên các phương diện bối cảnh lịch sử, chính trị, vănhóa, xã hội cũng như hệ quả của sự can thiệp đó trên nhiều phương diện khác nhaucủa đời sống kinh tế - xã hội

- Phương pháp thống kê, xử lý đữ liệu: Phương pháp này được sử dụng linhhoạt nhưng chủ yếu dé đánh giá hiện tình can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế,

Trang 13

và một số khuyến nghị về cả chính sách lẫn bộ máy thực thi.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: “Xu thế can thiệp của nhà nước đối với

nên kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới là gì và cần kiện toàn bộ máy nhà

nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế như thế nào?”

Dé giải quyết được câu hỏi nghiên cứu trên, cần cụ thé hóa thành các câu hỏi nhỏ

- Quá trình biến đổi đó diễn ra ngẫu nhiên hay có quy luật?

- Hiện nay, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế đang phải chịu tácđộng của những yếu tô nào?

- Xu thế can thiệp của nhà nước Việt Nam trong thời gian tới là gì và cần dựatrên những yêu cầu cụ thé nào đối với hién pháp hiện hành?

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ được quá trình biến đổi trongcách thức nhà nước Việt Nam can thiệp vào nền kinh tế và chỉ ra được những van

đề cần đối mặt trước xu thế và bối cảnh mới

Dé thực hiện được mục đích trên, dé tài cân hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Trang 14

can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế có thể khiến những quy luật này bị ảnhhưởng với những chiều hướng khác nhau và tạo ra những hệ quả khác nhau Đặc

trưng của ảnh hưởng và hệ quả đó được khái quát hóa thành các mô hình vừa mang

tính lý thuyết lại được thử nghiệm bởi nhiều quốc gia trong những giai đoạn lịch sửkhác nhau Vì vậy, nhiệm vụ của đề tài phải tổng kết và làm rõ được những khíacạnh trên cũng như các công cụ dé đánh giá mức độ can thiệp của nha nước vao nềnkinh tế Đó là cơ sở để tiếp tục triển khai những nhiệm vụ khác nhau

- Về mặt lịch sử, quy luật, cần khảo sát các thời kỳ kinh tế Việt Nam mà ở đó

có những đặc trưng riêng về cách thức mà nhà nước can thiệp vào thị trường Qua

đó, có thể khái quát được sự biến đổi của sự can thiệp đó thông qua việc nhìn nhậncác yếu tố bên ngoài như quan điểm chính trị, văn hóa, lịch sử cũng như chính yếu

tố hiệu năng của nền kinh tế Trên cơ sở đó có thé dự báo được những thuận lợicũng như cản trở đối với quá trình cải cách thê chế kinh tế ở Việt Nam

- Về mặt thực tiễn, cần đánh giá được những vấn đề thuộc về bối cảnh kinh

tế, chính trị và xã hội ở các tầm quốc tế, khu vực lẫn trong nước cũng như nhữngvan đề tác động tới sự chuyền biến kinh tế ở Việt Nam Từ đó, có thé định hình xuthế trong cách thức, mức độ can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước Việt Nam thờigian tới cũng như những yêu cầu về bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật và cáckhía cạnh của chính sách kinh tế dé Việt Nam có thé ứng phó và thích ứng với cả

những thách thức cũng như cơ hội đang được đặt ra.

6 Những đóng góp mới của Luận án

- Luận án kết hợp cách tiếp cận liên ngành luật học — kinh tế hoc trongnghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà nước và nền kinh tế, trong đó nền kinh tế được

nhìn nhận như một thực thể khách quan, ton tại với quy luật riêng và bat ky su can

thiệp nào của nhà nước đều có thé dem lai những kết quả trái ngược nhau phụ thuộcvào bối cảnh chính trị, lịch sử, xã hội của từng quốc gia Vậy nên sự can thiệp đó

cân phù hợp với những yêu câu về các giá tri dân chủ, nhân quyên của xã hội.

Trang 15

cơ sở đó, Luận án khái quát những van đề có tính chất quy luật trong sự biến đổi đó;

lý giải, minh chứng quy luật này với những căn cứ lịch sử, cụ thê

- Luận án dự báo xu thế trong cách thức can thiệp của nhà nước Việt Namvào nền kinh tế trong thời gian tới và chỉ ra những yêu cầu về bộ máy nhà nước, hệthống pháp luật và các chính sách kinh tế dé sự can thiệp đó có thê thích ứng và đốiphó được với các cơ hội và thách thức đặt ra Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra kiếnnghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp liên quan đến sự can thiệp củanhà nước vào nên kinh tế

7 Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Kết luận và Danhmục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm 03 Chương:

Chương 1 Cơ sở khoa học vỀ sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế

Việt Nam

Chương 2 Quá trình biến đổi sự can thiệp của nhà nước đối với nền

kinh tế Việt Nam

Chương 3 Xu thế can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới và một số kiến nghị

Trang 16

Liên quan đến dé tài có nhiều khía cạnh nghiên cứu, từ khái quát tới cụ thé,

từ tổng quát tới bộ phận Ở đó, đã có ít nhiều công trình đề cập và giải quyết nhiềugóc độ lý luận cũng như thực tiễn Day vừa là nguồn quan trọng dé Luận án có thétham khảo và phát triển, lại vừa đặt ra những van đề mà Luận án có thé tiếp tục giảiquyết Cụ thể là:

1.1 Nghiên cứu về sự can thiệp của nhà nước doi với nền kinh té

Một cách chung nhất, vấn đề sự can thiệp của nhà nước đã được nghiên cứumột cách rộng rãi, đặc biệt là góc độ kinh tế học thé chế Ngành khoa học này nhìnnhận nhà nước như một thiết chế đặc biệt, có tác động lớn tới thị trường với tư cách

một bộ phận đặc biệt của xã hội Nhìn rộng ra hơn, sự can thiệp của nhà nước còn

có thể nghiên cứu ở góc độ vai trò của nhà nước, mối liên hệ của nhà nước đối vớicác thiết chế khác trong xã hội Cụ thé:

- Cuén sách “The constitution of liberty” (Tạm dich: “Hiến pháp của tự do”)của Friedrich Hayek, xuất ban lần đầu năm 1960 bởi University of Chicago Press.Day là một tác phẩm kinh điển của một triết gia, kinh té gia dai dién cho chu nghia

tự do Ý tưởng chung của tác phẩm là: tự do là nguyên tắc cơ ban của mọi nền vănminh, là điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng và tăng trưởng Cuốn sách gồm ba

phan, 24 chuong Déi lập lại su tu do cá nhân là sự can thiệp của nha nước Ông

cho rằng công dân sẽ có thé phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất khi chínhphủ bị hạn chế với mức can thiệp ít nhất Một nhà nước thực sự tự do khi nó hết sứcgọn nhẹ và giải phóng con người bằng cách cho họ khả năng tự mình đưa ra quyếtđịnh và hướng đi cho mình Nhà nước cần được cấu trúc làm sao để mỗi cá nhân cóđược một “vùng an toàn”, không bị kiểm soát và khuyến khích mọi người theo đuôinhững đóng góp có ích nhất của mình dành cho xã hội

Cuốn sách trên là một đại diện kinh điển của chủ nghĩa tự do, đề cao việc mởrộng tự do tối đa cho cá nhân và hạn chế tối thiểu sự can thiệp của nhà nước Mặc

dù tác phẩm có xu hướng tuyệt đối hóa sự tự do cá nhân (dù chưa bằng chủ nghĩa

Trang 17

- Bài viết: “Keynes, Keynesianism, and State Intervention” (Tạm dịch:

“Keynes, chủ nghĩa Keynes và sự can thiệp cua nhà nước”) của tác giả Donald

Winch, in trong cuốn “The Political Power of Economic Ideas”, PrincetonUniversity Press ấn hành năm 1989 Bai viết trình bay tư tưởng của nhà kinh tế họcKeynes về quản tri nền kinh tế, cấu trúc và năng lực của nhà nước trong sự canthiệp của nó vào thị trường Tư tưởng chính của Keynes được thê hiện trong cuốnsách Ly thuyét tổng quát về việc làm, lãi suất và tiên tệ đại ý rằng chỉ có việc mởrộng chức năng của nhà nước mới giúp tránh khỏi sự thất bại của các thé chế kinh tếvốn dựa trên tự đo thị trường Ở đây Keynes không những chỉ ra nguyên nhân của

sự can thiệp mà còn chỉ ra cách thức nhà nước có thể sử dụng sức mạnh của mìnhthông qua các chính sách kinh tế để ngăn chặn khủng hoảng, thất nghiệp

Nhờ vào việc nghiên cứu này, chúng ta có thê tiếp cận một trong những lý

thuyết kinh điển ủng hộ cho sự can thiệp của nhà nước Cách tiếp cận kinh tế học

giúp giải quyết vấn đề sự can thiệp của nhà nước một cách rõ ràng và thực tế hơn

Và mặc dù không chủ trương gia tăng sự can thiệp của nhà nước lên vô cùng nhưng

nghiên cứu này phan nào giúp chúng ta khang định những khía cạnh hợp ly trong sự

can thiệp của nhà nước.

- Cuốn sách: “Mộ phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp ” của Ludwig vonMises, Dinh Tuan Minh dịch, Tri thức xuất bản năm 2016 Được viết bởi một họcgiả có tầm ảnh hưởng lớn, cuốn sách đã đánh giá các khía cạnh của chủ nghĩa canthiệp một cách sâu sắc Cuốn sách gồm 8 chương, trong đó hai chương đầu trìnhbày về các biện pháp can thiệp thông thường mà nhà nước hay sử dụng Chương bađến năm đề cập đến một số khía cạnh mà chủ nghĩa can thiệp thường va chạm vảo,

bao gồm lạm phát, mở rộng tín dụng, chính sách sung công, trợ cấp, vai trò cua

công đoàn, đoàn thé Chương sáu trình bày bối cảnh nền kinh tế thời chiến, khi chủnghĩa can thiệp dé dàng phat sinh và được chấp nhận Chương bảy trình bày những

hậu quả của chủ nghĩa can thiệp vê cả kinh tê, xã hội và chính trị Đây là một

Trang 18

chương sách hết sức sâu sắc bởi nó đưa ra những đánh giá xác đáng cho việc day

cao chủ nghĩa can thiệp đến tận cùng sẽ dẫn đến điều gì Kết luận lại, ông cho rằng,

việc áp dụng chủ nghĩa can thiệp một cách thái quá chưa chắc đã dẫn tới hệ quảmong muốn như người ta mong muốn Trong cuốn sách, Mises trình bày khá nhiềuđối sánh giữa hai hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội và đặc biệt

là tính khả thi của những can thiệp mà các hệ thống kinh tế này thường sử dụng

Theo ông, sự khác biệt trong sự can thiệp giữa tư ban chu nghĩa và chủ nghĩa xã hội

là ở chỗ nó có được dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường hay không và thái độcủa nhà nước là có mong muốn kiểm soát toàn bộ nền kinh tế thông qua việc loại bỏ

quy luật thị trường hay không.

- Cuốn sách “The Proportionality of State Intervention - EU Responses to the

Global Economic Crisis, 2008-2020” (Tam dich: “Tinh tương xứng trong sự can

thiệp của nhà nước — Phản ứng của EU đối với khủng khoảng kinh té toàn cầu,2008-2020”) của tác giả Sebastian WeiBschnur, Palgrave Macmillan xuất ban năm

2021 Cuốn sách tiếp cận sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế dựa trênnguyên tắc tương xứng, từ đó đánh giá các biện pháp can thiệp vào thị trường củacác nước Liên minh châu Âu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Cuốn sách đưa ramột cách nhìn mang tính chất phản biện, trong đó cho thấy với bối cảnh toàn cầuhóa về kinh tế, việc các nhà nước can thiệp ở những mức độ khác nhau có thể gây ra

hiệu ứng khác nhau.

- Bài viết: “Welfare, government intervention and political economy” (Tạmdich: “Phúc lợi, sự can thiệp của chính quyên và kinh tế chính trị”) của hai tác giảHans C Blomqvist và Mats Lundahl, in trong cuốn “The Distorted Economy” củaPalgrave Macmillan, Springer xuất bản năm 2002 Theo bài viết, những câu hỏi cơbản nhất của mọi lý luận kinh tế là: một mặt làm thé nào dé phân bổ các nguồn tàinguyên, làm thế nào để các thành tố sản xuất của nền kinh tế được dùng vào cáchoạt động khác nhau; và mặt khác làm thế nào để các thành quả đầu ra được phânphối giữa các công dân và phúc lợi sẽ đem lại kết quả thế nào Liên quan tới việcphân bồ nguồn lực, về nguyên tắc có hai khả năng: (1) Sự phân bố được thực hiện

Trang 19

theo quy luật thị trường; và (2) Sự phân bô được thực hiện bởi các mệnh lệnh hànhchính Trên thực tế, các hệ thông kinh tế không nghiêng hăn về bên nào mà thườngkết hợp cả hai Từ đó đặt ra nhu cầu nghiên cứu của ngành kinh tế học phúc lợi, tức

là giải quyết vấn dé các nguồn lực của xã hội có thé phân bố một cách tốt nhất nhưthế nào Tóm lại, nhà nước có thể can thiệp vào thị trường một cách ôn hòa, khôngphủ nhận quy luật của nó nhưng cần phải có kế hoạch cũng như cách thức dé táiphân bổ nguồn lực của nền kinh tế, hướng tới sự công bằng, giảm thiểu tác độngcủa khoảng cách giàu nghèo Nói chung, cuốn sách này cung cấp những quan điểmrất có giá trị trong việc giải thích sự can thiệp của nhà nước vào thị trường với một

lý do mang tính nhân văn và một mức độ tương đối ôn hòa Cuốn sách chỉ ra đượcrằng không có nhà nước nào mà không tìm cách can thiệp vào thị trường thông qua

các chính sách phúc lợi bởi đó là cách nâng cao tính xã hội của nhà nước.

- Cuốn sách: “Modern state intervention in the era of globalization” (Tamdịch: “Sự can thiệp cua nhà nước hiện đại trong thoi kỳ toàn cẩu hóa ”) của hai tácgiả Nikolaos Karagiannis và Zagros Madjd-Sadjadi, xuất bản bởi Edward ElgarPublishing, Inc năm 2007 Các tác giả đã lập luận rằng dé đối mặt với những thách

thức của toàn cầu hóa và tăng cường phúc lợi kinh tế, các chính phủ cần những

công cụ chính sách mạnh mẽ có thê giúp họ hoạch định chiến lượng Sự can thiệpcủa nhà nước cần được nhìn nhận lại với vai trò của nó cho sự phát triển Cuốn sách

bắt đầu với một số chương nghiên cứu về các van đề lý luận như: khía cạnh kinh tế,

chính tri cua nhà nước, sự tác động cua chi tiêu quốc gia, sự ảnh hưởng tới tự dothương mai, cách tiếp cận tân cô điển và chủ nghĩa Keynes về tài chính công Cácchương tiếp theo đánh giá các chính sách tài khóa, các vấn đề về phát triển ở Cộngđồng Châu Âu, thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và HồngKông Chương cuối trình bày về vai trò của sự can thiệp của nhà nước với tư cáchkhông chỉ một lý thuyết chặt chẽ mà còn là một hiện thực sống động

Qua đó, cần phải đánh giá đầy đủ những khía cạnh của toàn cầu hóa đối với

xã hội và nền kinh tế dé thay được vai trò ngày càng gia tăng của nha nước Cụ thé,

các nhà nước không chỉ là bộ máy quản lý, quản trị nội bộ một quôc gia mà còn là

Trang 20

đại điện và cũng là đầu tàu dẫn dat quốc gia đó trong mỗi quan hệ với nước ngoài.Khi toàn cầu hóa và hội nhập gia tăng, vai trò của các nhà nước, đặc biệt là trongcác tổ chức kinh tế quốc tế lại càng mạnh mẽ và kéo theo đó là xu hướng can thiệp

sâu hơn vào xã hội cũng như thị trường.

- Bài viết: “Understanding the regulatory state” (Tạm dịch: “Nhận thức vềnhà nước điều chỉnh”) của tác giả Michael Moran đăng trên British Journal ofPolitical Science, Vol 32, No 2, năm 2002 O day, nhà nước điều chỉnh được hiểunhư một sự can thiệp tương đối hẹp, chủ yếu dựa trên sự quy định và trọng tài hơn

là can thiệp một cách trực tiếp như ở những nền kinh tế chỉ huy Mô hình này nhấnmạnh vào vai trò điều chỉnh xã hội thông qua các chính sách, quy chế quản lý, hậukiểm của nhà nước Lấy ví dụ về Chính sách kinh tế mới (New Deal) giai đoạn

1939, tác giả cho thay việc xây dựng một bộ máy giám sát và thực thi các quy tắcthị trường là yếu tố quan trọng giúp Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng và đạt được tốc

độ tăng trưởng đáng kể Tóm lại, nhà nước điều chỉnh không can thiệp sâu vào nềnkinh tế mà chỉ đóng vai trò như một bộ máy đảm bảo sự tuân thủ các quy tắc thịtrường, khiến nó không bị méo mó

- Bài viết: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của nhà nướctrong phát triển kinh té” của tac giả Nguyễn Van Thuan, đăng trên tạp chí Triếthọc, số 1/2016 đã nêu và phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lénin về chứcnăng kinh tế của nhà nước Nghĩa là, nhà nước ra đời và tồn tại không chỉ thuần túy

thực hiện chức năng chính trị, không chỉ quản lý xã hội, mà còn quản lý và phát

triển kinh tế Nhà nước chính là đại diện cho giai cấp thống trị về kinh tế và qua đónhằm củng có địa vị của giai cấp cầm quyền Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ kinh tế và chính trị và vai trò nhà nước trongChính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin, bài nêu bật những vấn đề lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin về vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế

- Cuốn sách: “Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế” của tac giả VũTuấn Anh chủ biên, xuất bản năm 1994 tại nhà xuất bản Khoa học xã hội, gồm 15

bài việt của các tác giả thuộc 11 nước trên thê giới Các bài viét tập trung vào van

Trang 21

dé vai trò của nhà nước và nhẫn mạnh: Mọi nền kinh tế trong xã hội đương đại đềucần có sự quản lý và can thiệp của nhà nước Song tính đa dạng của thực tiễn ở cácnước và tính độc đáo trong chính sách của mỗi nước ở mỗi thời kỳ phát triển dẫnđến việc không có một mẫu hình chung cho mọi nước về mức độ và cách thức tácđộng của nhà nước đối với nền kinh tế Đặc biệt, cuốn sách đề cập tới nhiều bài họckinh nghiệm từ các nước khác nhau, có mô hình thành công, có mô hình thất bại vàrút ra rằng: Nhà nước can thiệp như thế nào vào nền kinh tế và nhăm mục đích gì —

đó là một thách thức đối với sự phát triển ở các quốc gia đang phát triển hiện nay.Qua việc đánh giá, phân tích những bài học kinh nghiệm ở nhiều quốc gia, cuốnsách đã tông kết được điều kiện tiên quyết dé nhà nước can thiệp có hiệu quả vàophát triển kinh tế là bản thân nhà nước phải đủ mạnh Nhưng họ cũng cho rằng, sứcmạnh của nhà nước không đơn thuần năm ở vấn đề chính trị hay kinh tế mà còn là ở

góc độ văn hóa, xã hội, hay là “định mệnh của dân tộc”.

- Bài viết: “Vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinhté” của tác giả Bùi Văn Huyền và Đỗ Tat Cường, đăng trên tap chí Tài chính, số 1năm 2018 Cac lập luận cua bai viét duoc xây dựng dựa trên một quan điểm lớn:Tăng trưởng kinh tế có được là nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả các nhân tố đầuvào, gồm vốn vật chất, vốn con người và khoa học công nghệ dưới ảnh hưởng củacác chính sách kinh tế của Nhà nước Như vậy, sự can thiệp của nhà nước đượcnhìn nhận như là một yếu tố dẫn dắt và bao trùm cả nền kinh tế Thông qua bài viết,các tác giả đã khang định vai trò của nhà nước thông qua những can thiệp mang tính

“kiến tạo”, cụ thể là dựa trên các chính sách kinh tế duy ly được xây dung dựa trênnhững băng chứng thực nghiệm và kinh nghiệm tốt nhất của thế giới phù hợp vớiđiều kiện sẵn có của các nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu Sự can thiệp của nhanước nhìn từ góc độ này mang tính chủ động, với vai trò là “chất xúc tác”, là “bệđỡ” chứ không trực tiếp chỉ huy hay tô chức hoạt động sản xuất kinh doanh Các tácgiả nhóm lại vai trò thúc đây tăng trưởng kinh tế của mình thông qua các khía cạnh:(1) Tầm nhìn và thiết lập các mục tiêu; (2) Tạo lập các lợi thế cạnh tranh; (3)Chuyên đổi kinh tế; và (4) Chuyên đổi xã hội

Trang 22

- Bài viết “Nhà nước kiến tạo phái triển: sự hình thành của một mô hìnhquản trị nhà nước và những gợi mở cho Việt Nam” của tac giả Trần Thị QuangHong, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9, năm 2017 Thông qua bài viết,

tác giả đã phân tích được những cách thức can thiệp của nhà nước đi theo mô hình

“kiến tạo phát triển” và đặc biệt là những điều kiện dé các chính sách của nó có thé

được thực thi hiệu quả Thông qua việc phân tích mô hình Nhật Bản, tác giả đã cho

thấy tính cách của sự can thiệp mà nhà nước tác động vào thị trường là theo hướng

“dẫn dắt, định hướng và hỗ trợ” Tác giả cũng đã có những đối chiếu nhất định giữa

mô hình này với mô hình nhà nước trong nền kinh tế thị trường tự do Qua đó, tácgiả nêu bật được những đặc điểm của hai mô hình nói trên, rút ra được những điểmcần lưu tâm ở cả hai mô hình này Tổng kết lại, bài viết đã giải thích được sự canthiệp của nhà nước với một mô hình đã được tong kết, mang tên “nha „ước kiến taophát triển ”

Cuốn sách: “A Handbook of Globalisation and Environmental Policy National Government Interventions in a Global Arena” (Tam dich: “S6 tay véchính sách môi trường và toàn cau hóa — Sự can thiệp của nhà nước trên vũ đài thé

-giới”) biên tập bởi Frank Wijen, Kees Zoeteman, Jan Pieters va Paul van Seters,

xuất bản bởi Edward Elgar Publishing, 2013 Là một tuyển tập hơn 40 tham luận về

chủ dé liên quan, tư tưởng chung của cuốn sách cho thay trong thời kỳ toàn cầu hóa,các quốc gia đang ngày càng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ quốc tế dẫn đến những

thách thức cũng như cơ hội cho chính sách môi trường Các chính sách của các

quốc gia xoay quanh các quy tắc thương mại, quy định về chủng loại hàng hóa,quan hệ đối tác, chính sách trao đôi Carbon.v.v Sự can thiệp của các nhà nước vàonên kinh tế, nếu xét từ góc độ toàn cầu sẽ có những ý nghĩa và tác động nhất định

và nó cũng chịu ảnh hưởng từ những xu thế mang tính toàn cầu cũng như khu vực.Lay ví dụ trong lĩnh vực môi trường, nơi thé hiện rất rõ những cam kết toàn cầu, cácbài viết cho ta thấy nhà nước ở khắp nơi trên thế giới đang đối mặt với những sức

ép như thế nào và sức ép đó tác động tới việc định hình những chính sách can thiệp

Trang 23

ra sao, đặc biệt là trong việc tạo điều kiện cho thị trường và xã hội dân sự đóng góp

vào quá trình hoạch định chính sách.

Ngoài các công trình ở trên, liên quan đến mảng này còn khá nhiều côngtrình nghiên cứu khác Điều này cho thấy sự quan tâm đến khía cạnh kinh tế trongchức năng, hoạt động của nhà nước Một loạt công trình đáng chú ý có thé kế đếnnhư: (1) Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.03.04: “Cơ chế thị trường và vai trò củaNhà nước trong quan by nên kinh té ở nước ta hiện nay” do tac giả Lương XuânQuy làm Chủ nhiệm Công trình không chi góp phan làm sáng tỏ những lý luận liênquan đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mà còn phản ánh đượcthực trạng quản lý nên kinh tế của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị hộinhập Là một công trình ra đời tương đối sớm (năm 1993), nghiên cứu này cũngphần nào phản ánh bước chuyên dịch về nhận thức xung quanh chức năng, vai tròcũng như sự can thiệp của nhà nước vào nên kinh tế (2) Luận án tiến sĩ: “Chicnăng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Trần

Thái Dương, thực hiện tại Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật Công trình có

những lý giải sâu sắc về chức năng kinh tế của nước, vai trò kinh tế của nhà nướcvới tính chất “thé hiện tập trung mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước với kinh tế

và là cơ sở trực tiếp xác định chức năng kinh tế của nhà nước” Khi nhìn nhận “kinhté” với tư cách là một chức năng của nhà nước, luận án đã chỉ ra được những cáchthức can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế được thực hiện một cách thườngxuyên, liên tục và không thé tách rời khỏi bản chất của nhà nước (3) Bài viết “Vai

tro, chức năng và hiệu lực cua Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

trong bồi cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” của tac giả Bùi XuânĐức, in trong cuỗn “Xdy dung Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong giai đoạn hiện nay - Mot số vấn đề ly luận và thực tiên ” của Viện Nhà nước

và pháp luật Ra đời vào thời điểm 2002, khi Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộngvới thé giới và đang chuẩn bị những thé chế quan trong dé bước vào sân chơi chungnày, bài viết đã chỉ ra những thành công, bất cập cũng như định hướng để nâng caohiệu lực của nhà nước Việt Nam trong việc điều hành nên kinh tế (4) Bài viết “Nhà

Trang 24

nước nhìn từ góc độ kinh tế học — một số khái niệm và lý thuyết cơ bản” (gồm 2 ky)của tác giả Đậu Công Hiệp, đăng trên tạp chí Pháp luật và phát triển, số 9 và 12 năm

2018 Trong bài viết này, tác giả đã khảo sát các khái niệm được xây dựng dựa trênmức độ, cách thức can thiệp của nhà nước vao thị trường như: “nhà nước tối thiểu”,

“nhà nước chỉ huy”, “nhà nước phúc lợi”, “nhà nước kiến tạo phát triển” dựa trêncác quan điểm của các dòng tư tưởng kinh tế học tương ứng

Đề minh chứng cho các mô hình can thiệp của nhà nước vào nên kinh tế, mộtnhóm các công trình mang tính thực tiễn cũng rất đáng quan tâm, đó là: (1) Bài viết:

“Vai trò của nhà nước đổi với nên kinh tế Singapore” của tac giả Phạm Thanh Binh

và Vũ Nhật Quang, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2017 Vớinhững bằng chứng và lập luận về các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, các chínhsách ngoại hối, chính sách tiết kiệm bắt buộc, chính sách giáo duc.v.v các tac giacho thấy được vai trò quan trọng của nha nước trong việc xây dựng nên kinh tế

thịnh vượng ở Singapore Đó cũng là minh chứng cho những sự can thiệp hiệu quả

của nhà nước vào nền kinh tế; (2) Bài viết: “MT! and the Japanese Miracle: TheGrowth of Industrial Policy, 1925 — 1975”, (Tạm dich: “MITT và sự than ky NhatBan: Sự phát triển của chính sách công nghiệp, 1925 — 1975”) của Johnson

Chalmer đăng trên Stanford University Press, 1982 Day là một công trình mang

tính khởi đầu cho khái niệm “nhà nước kiến tao phát triển” với những ví dụ minhchứng vé sự can thiệp hữu hiệu của nhà nước Nhật Bản thông qua MITI với chínhsách công nghiệp đã tạo nên “sự thần kỳ” trong phát triển kinh tế nước nay; (3)Sách: “Hàn Quốc dưới chế độ độc tài phát triển Park Chung Hee (1961 — 1979)”của tác giả Lê Tùng Lâm, ấn hành bởi nhà xuất ban Đại học Quốc gia thành phố HồChí Minh năm 2018 Tác giả đã tổng kết lại một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử HànQuốc với hai từ “độc tài” và “phát triển” Tại đây, những chính sách can thiệp sâusắc vào nền kinh tế và sự thắt chặt dân chủ luôn đi đôi với nhau và hệ quả của nó lànền kinh tế phát triển vượt bậc; (4) Bài viết: “China’s damaging policydisruptions” (Tạm dich: “Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suygiảm như thé nao”) của Zhang Jun, đăng trên Project Syndicate ngày 30/12/2019

Trang 25

Đúng như tên gọi, bài viết tập trung vào một khía cạnh tiêu cực của sự can thiệp củanhà nước ở Trung Quốc Tác giả cho răng xu hướng can thiệp quá mức đang khiếnnền kinh tế Trung Quốc tổn thương nghiêm trong dù đã và đang được thành tựuphát triển mạnh mẽ: (5) Bên ngoài mô hình châu A, công trình sau cũng nghiên cứu

về sự can thiệp của nhà nước nhưng với mô hình Phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ,

đó là sách: “The political economy of state intervention — Conserving capital over

the West’s long depression” (Tam dich: “Nên kinh tế chính trị của sự can thiệp củanhà nước — Tiết kiệm vốn trong thời kỳ suy thoái kéo dài ở phương Tây”) Trongcuốn sách này, tác giả đã phân tích được mặc dù theo đuổi mô hình tự do nhưng cácnhà nước Phương Tây đã có những sự can thiệp hợp lý nhằm duy trì nguồn tư bản

dé chống đỡ nền kinh tế đã bị mat đi động lực phát triển; (6) Bài viết: “Government

interventionism and sustainable development — The case of South Africa” (Tạm

dich: “Chu nghĩa can thiệp của chính phủ và phát triển bên vững — Trường hop

Nam Phi”) của G van der Waldt, đăng trên tạp chi African Journal of Public Affairs, Vol 8, N 3, 2015 Thông qua những kinh nghiệm của Nam Phi, tac giả đã

cho thay một trong những nguyên nhân cần có sự can thiệp của nhà nước đó là cácnhà nước cần liên kết nhau trong việc giải quyết các van đề toàn cầu như biến đổi

khí hậu, suy giảm tài nguyên.v.v Với Nam Phi, những sự can thiệp của nhà nước

này đã phần nào thê hiện hiệu quả trong phát triển bền vững

1.2 Nghiên cứu về quá trình bién đổi sự can thiệp của nhà nước đối vớinên kinh tế Việt Nam

Kê từ dấu mốc độc lập tự chủ 1945 đến nay, nhà nước Việt Nam đã trải quanhiều giai đoạn lịch sử, trong đó vấn đề chính sách kinh tế nói chung và sự canthiệp của nhà nước vào nền kinh tế nói riêng là một trong những điểm nổi bật Sựchuyên biến trong cách thức cũng như mức độ mà nhà nước can thiệp vào nền kinh

tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trước hết phải nói tới đó chính là nhu cầu cũng nhưhiện trạng của chính nền kinh tế nhưng bên cạnh đó cũng không thé bỏ qua các yêu

tô thuộc vê quan điêm chính tri, xã hội, văn hóa, môi trường.v.v Các công trình

Trang 26

hiện thời nghiên cứu xung quanh vấn đề này có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ví dụ

như sau:

- Bài viết “Economics, History, and the Origins of Vietnam's Post-WarEconomic Success” (Tam dich: “Kinh tế, lich sử va nguồn gốc thành công kinh tếcủa Việt Nam thời hậu chiến”) của Adam Fforde, đăng trên tạp chí Asian Survey(University of California Press), Vol 49, Issue 3, năm 2009 Bài viết nhắn mạnhrằng thành công cơ bản nhất của cải cách kinh tế ở Việt Nam nằm ở chỗ nó đangdan chuyền minh sang nên kinh tế thị trường dưới sự dẫn dắt của giới lãnh đạo ma

sự chuyên biến đó không đe dọa tới sự ôn định chính trị Theo tác giả, dé hiểu đượcđiều này, cần phải nắm bắt được những điều kiện tiên quyết mà xã hội Việt Nam đãtạo dựng được từ giai đoạn trước năm 1975 Tuy không bàn trực tiếp vào cách thức

mà nhà nước can thiệp vào nên kinh tế nhưng bài viết đã đề cao và chỉ ra được mộttrong những nguyên tắc “sống còn” đối với bất cứ chính sách kinh tế nào ở ViệtNam, đó là không gây mắt ôn định chính trị Qua đó, Luận án có thể tiếp thu để xâydựng và khái quát những quy luật của quá trình biến đổi về sự can thiệp của nhànước đối với nền kinh tế ở Việt Nam

- Cuốn sách: “Vietnam: Revolution in transition” (Tam dich: Viét Nam: cachmang trong chuyền đổi) của tác giả William Duiker, Westview Press xuất ban năm

1995 là tác phẩm phát triển từ bài viết cùng tên đã gây tiếng vang lớn cho tác giả.Cuốn sách bắt đầu phân tích về những thất bại của nền kinh tế trong giai đoạn trướcnăm 1986 khiến Đảng Cộng sản Việt Nam bat tay vào công cuộc đổi mới Trongkhi nền kinh tế đang tiếp cận theo hướng thị trường thì mục tiêu xây dựng xã hộichủ nghĩa vấn được duy trì Duiker đã phân tích nhiều khía cạnh, bao gồm cả cấu

trúc chính tri, quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế, các vấn đề xã hội và di sản văn

hóa dé chỉ ra động lực cho sự thay đôi ở Việt Nam mà nỗi bật nhất là về kinh tế

- Bài viết “From Marx to Market: The debates on the economic system in

Vietnam s Revised Constitution” (Tam dich: “Từ Marx tới thị trường: Những tranh

luận về hệ thống kinh tế trong hiến pháp sửa doi của Việt Nam”) của tác giả Phạm

Duy Nghĩa trên tạp chí Asian Journal of Comparative Law, Vol II, Issue 2 Bài

Trang 27

viết gồm ba phần chính, đầu tiên là bàn về hệ thống kinh tế qua các bản hiến phápViệt Nam, tiếp theo là bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của những tranhluận hiến pháp về hệ thống kinh tế ở Việt Nam và những định hướng chính dé tiếptục đổi mới nền kinh tế Trong công trình này, tác giả đã bàn luận một cách thăngthắn cả về những thỏa hiệp về ý thức hệ, những quan điểm mâu thuẫn tồn tại trongĐảng, Nhà nước, xã hội về vai trò của thị trường, sở hữu tư nhân và tự do kinhdoanh Tác giả cũng cho rằng Hiến pháp 2013 chứa đựng những mầm mống cho sựbảo đảm pháp lý đối với môi trường kinh doanh nhưng vẫn chưa thực sự cải cáchtoàn điện và sâu rộng Với cách tiếp cận sâu rộng nhưng tập trung vào hiến pháp,bài viết của tác giả phần nào cho thấy những mặt đấu tranh trong quá trình chuyểnbiến về nhận thức, tư tưởng và cả quy định pháp luật liên quan đến cách tiếp cậncủa nhà nước đối với nền kinh tế.

- Bài viết: “The problem of Vietnamese gradualism in economic reform”(Tam dich: “Van dé của chủ nghia tiém tiễn ở Việt Nam trong đổi mới kinh tế ”) củatác giả Trần Văn Tho, đăng trên East Asia Forum, April 12 2013 Bài viết tậptrung vào giai đoạn sau đôi mới, khi Việt Nam dần thoát khỏi đói nghèo và vươnlên thành một nước thu nhập trung bình vào cuối thập niên dau tiên của thé kỷ XXI.Tác giả nhận định ké từ 2007, kinh tế Việt Nam tiến vào một thời kỳ mới mà đặctrưng là năng lực cạnh tranh quốc tế thấp và kinh tế vĩ mô kém ổn định Công trìnhcũng tập trung vào những khía cạnh lớn ma nha nước can thiệp vào nền kinh tế, baogồm các tập đoàn nhà nước, hệ thống tài chính và đầu tư công Dù được kỳ vọngnhưng chính những yếu tổ trên đã gây ra những vấn dé lớn cho nền kinh tế ViệtNam và cần được thay đổi Nguyên nhân chính của van dé đó được tác giả khái quát

ở chính “chủ nghĩa tiệm tiến”, tức là cải cách nhưng không đột biến mà làm dandan Chang han, theo tác gia thì sự bảo hộ các tập đoàn nhà nước được lý giải bởi

đó là đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một khái niệmgần như “đóng đinh” về mặt thé chế ở nước ta Sự cải tổ các tập đoàn này diễn ra rat

chậm rãi và có phân bảo thủ Có thê thây, chỉ một khái niệm “chủ nghĩa tiệm tiên”

Trang 28

mà tác giả đã khái quát được cả một quá trình biến đổi về thái độ cũng như cáchthức mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế Việt Nam.

- Bài viết: “Vietnam's Struggle to Balance Sovereignty, Centralization, andForeign Investment Under Doi Moi” (Tam dich: “Cuộc tranh đấu của Việt Nam đểcân bằng giữa chủ quyên, tập quyên và dau tư nước ngoài của Luke Aloysius

McGrath, đăng trên Fordham International Law Journal, Vol 18, Issue 5, 1994.

Hoan thanh vao nam 1994, khi Viét Nam dang chuẩn bi mở cửa và hội nhập, côngtrình đã chỉ ra vấn đề cốt yếu ở Việt Nam đó là việc phải cân bằng giữa chủ quyền,tập quyền với đầu tư nước ngoài Mở cửa với dòng đầu tư nước ngoài đặt ra nhu cầuthay đổi cách tiếp cận về quản lý kinh tế và kéo theo lo ngại về việc chủ quyên bịảnh hưởng cũng như vai trò của nhà nước trung ương bị lung lay khi phải phân cấp,phân quyền sâu cho các địa phương tự chủ Với minh họa chủ yếu dựa trên các quyđịnh pháp luật về lao động, bài viết cho thấy nếu chính quyên trung ương khôngthực hiện một cách đồng bộ những tư tưởng đôi mới với tinh thần tự do tới tất cảcác cấp địa phương thi mỗi địa phương với lợi ích riêng mình sẽ đánh mat cơ hội déphát triển Dù không trực tiếp đề cập tới các cách thức can thiệp của nhà nước đốivới nền kinh tế nhưng bài viết chỉ ra một van dé thé chế ở Việt Nam, đó là nhữngmâu thuẫn về xu thế tập quyền và phân cấp, phân quyền Nếu các địa phương đượcphân cấp, phân quyền quá nhiều, mặt tốt sẽ là từng địa phương đều có thể phát huyđược thế mạnh một cách tự do và có động lực dé cạnh tranh với dia phương khác;ngược lại, mặt xấu là sự cục bộ địa phương có thể xảy ra khiến các chính sách đầu

tư không có hiệu quả toàn diện Mặt khác, việc chính quyền trung ương tập quyền

có thể ngăn chặn lợi ích cục bộ nhưng lại làm mat đi động lực của mỗi địa phương,thậm chí khiến cho công việc bị kéo dài do phải báo cáo, xin phép quá nhiều.Những mâu thuẫn này phần nào phản ánh quá trình biến đổi trong cách thức canthiệp của nha nước cũng như là van dé căn cốt cần phải giải quyết nêu muốn tìm ramột xu hướng tối ưu cho nước ta

- Bài viết: “The origins and evolution of Vietnam 's Doi Moi foreign policy of1986” (Tạm dich: “Nguồn gốc và tiến bộ trong chính sách đối ngoại của Đổi Mới

Trang 29

năm 1986”) cua tác giả Kosal Path, trên Tạp chí TRaNS: TransRegional and

-National Studies of Southeast Asia, Vol 8, Issue 2, năm 2020 Bài viết đưa ra một

số quan điểm và thông tin về nguồn gốc chính sách Đổi Mới ở Việt Nam Theo đó,

ngay từ trước năm 1975, thông qua đàm phán Hiệp định Paris, những nghiên cứu bi

mật của Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã chỉ ra sự tụt hậu về công nghệ giữa khối

Xã hội chủ nghĩa với khối Tư bản chủ nghĩa lên đến hàng chục năm Sự lo lắng vềviệc Việt Nam bị mắc kẹt trong nền kinh tế lạc hậu đã thúc đây những nhà cải cáchchủ trương những ý tưởng táo bạo về việc can dự kinh tế của phương Tây trong thời

kỳ hậu chiến tranh Việt Nam nhằm khai thác công nghệ tiên tiến dé hỗ trợ phát triển

và hiện đại hóa kinh tế Đặc biệt, bài viết tiếp cận dưới góc độ chính sách đối ngoại

dé cho thấy tính da dạng của sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế

- Sách: “Tám xu hướng phát triển của châu A dang làm thay đổi thé giới”của tác giả John Naisbitt do nhà xuất bản Chính trị quốc gia dịch và xuất bản năm

1998 Trong tác phẩm này, tac giả chỉ ra các xu hướng lớn diễn ra ở châu A vào thời

kỳ nay bao gồm: (1) Từ các nhà nước quốc gia đến các mạng lưới; (2) Từ xuất khâulàm trọng đến thị trường chi phối; (3) Từ ảnh hưởng phương Tây đến cách thứcchau A; (4) Từ chính phủ chi phối đến thị trường chi phối; (5) Từ các làng xã đếncác siêu thành phố; (6) Từ tập trung lao động đến công nghệ cao; (7) Từ nam giớithống trị đến sự nỗi lên của phụ nữ; và (8) Từ Tây đến Đông Các xu hướng này chođến ngày nay vẫn còn đang hiện diện và tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị,kinh tế các nước châu Á Trên thực tế, chúng ta thấy được những chuyên biến vềchính sách kinh tế ở Việt Nam cũng chịu tác động theo những xu hướng nói trên.Đặc biệt là về khía cạnh sự can thiệp của nhà nước vào thị trường có thé thay ro rệt

ở xu hướng “chính phủ chi phối đến thị trường chi phối” Điều đó đã tác động vadẫn tới việc nhà nước Việt Nam đã và đang hạn chế bớt sự can thiệp cũng như chỉhuy nên kinh tế

- Sách: “Đảng Cộng sản Việt Nam — Những tim tòi và đổi mới trên con

người lên chủ nghĩa xã hội (1986-2006) ”, do các tác giả Doãn Hùng, Nguyễn Ngọc

Hà, Đoàn Minh Tuấn chủ biên là tập hợp 14 bài viết liên quan đến các chủ đề khác

Trang 30

nhau xoay quanh việc đổi mới quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đôi Mớiđến thời kỳ hội nhập Tuy không phải tất cả bài viết đều đề cập tới khía cạnh kinh tếnhưng việc nghiên cứu một cách tổng quan cả về vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội,dân tộc.v.v cho thay một bức tranh toàn cảnh về đổi mới ở Việt Nam, đặc biệt làtrong quan điểm của Đảng Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi Đảng Cộng sản ViệtNam là lực lượng lãnh đạo, mỗi quyết sách của Dang sẽ được thé chế hóa thànhpháp luật Nghiên cứu sự thay đổi về quan điểm của Đảng trên nhiều mặt sẽ cho tathấy rõ hơn nguyên nhân của quá trình biến đổi về sự can thiệp của nhà nước đốivới nền kinh tế.

- Cuén sách: “Viét Nam tâm nhìn đến năm 2020” của Viện Dự báo chiénlược khoa học và công nghệ biên soạn (Đặng Ngọc Dinh chủ biên) và nhà xuất bảnChính trị quốc gia phát hành năm 1995 Bao gồm 6 chương, cuốn sách trình bày bắtđầu từ những xu thế phát triển mới của thế giới đang chi phối chúng ta, rồi đếnnhững bài học của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thời cơ và thách thức choViệt Nam, quan điểm về sự phát triển cũng như chặng đường hướng tới năm 2020.Công trình đưa ra những ý kiến khá rộng khắp về phương thức phát triển như phảithống nhất giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, phát huy vai trò của conngười, tăng sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển, thực hiện nhiều kinh

tế nhiều thành phần, xây dựng một nền văn hóa đa dòng, phát huy vai trò của gia

đình, tăng cường vai trò của nhà nước trong một xã hội dân sự năng động, sáng tạo.

Ở đây, chúng ta thấy, nếu đặt nhà nước vào trung tâm của hệ quy chiếu thì nhữngcông việc của nó rất lớn, những sự can thiệp của nhà nước vào xã hội cũng như nềnkinh tế cũng phải rất uyên chuyền va thay đổi bắt đầu từ tư duy về vị thé của nhanước, liệu có phải là một bộ máy dẫn dắt, chỉ bảo hay đơn thuần là một thiết chếsong hành và nâng đỡ đối với thị trường

Mặc dù ra đời cách đây khá lâu và những định hướng cũng như dự báo của

cuốn sách cho năm 2020 đã không thực sự được như mong muốn nhưng cuốn sáchvẫn còn những gia tri sâu sắc Trước hết, nó phản ánh sự chuyên đôi về nhận thức,

những khát khao và kê cả những rào cản mà vào những năm giữa thập niên 90

Trang 31

chung ta mac phải Có những đề đạt mà cuốn sách đặt ra vẫn chưa được thực hiệntriệt dé, điều đó phản ánh răng những chuyên biến trong nhận thức cũng như chínhsách ở Việt Nam vẫn còn rất chậm Có những phương hướng được đặt ra nhưngchưa thực sự sâu sắc mà phải tới những năm gần đây mới dần hoàn thiện, điều đócho thấy Sự chuyên biến ở Việt Nam vẫn chưa thực sự chín muồi, vẫn còn phải đào

luyện qua một thời gian dài nữa Dù những gi mà người ta suy nghĩ cách đây hơn 25 năm khác xa những gì chúng ta suy nghĩ ngày nay nhưng qua việc nhìn nhận những

điều mà thế hệ trước nhìn tới tương lai, chúng ta có thể phác thảo cho mình một

hướng đi dành cho một khoảng thời gian xa hơn.

- Sách: “Tir nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển” do tacgiả Dinh Tuan Minh, Phạm Thế Anh chủ biên, xuất bản tại nhà xuất bản Tri Thứcnăm 2016 Cuốn sách gồm 4 chương đề cập tới những định hướng lớn trong quátrình chuyển biến từ một nhà nước điều hành nền kinh tế sang một nhà nước kiếntạo phát triển Cuốn sách cho thấy vai trò của nền kinh tế thị trường chỉ có thê đượcchấp nhận và thoát khỏi sự bài bác khi nó đã được thử nghiệm một cách thành công,thay cho các mô hình tập trung hóa cao độ hoặc coi kinh tế tập thé là chủ đạo Dovậy, nhà nước Việt Nam đã và đang chuyên đổi dần chức năng của mình trong quan

hệ với thị trường, từ vị thế điều hành trực tiếp băng mệnh lệnh hành chính các hoạtđộng kinh tế sang vị thế kiến tạo một môi trường phù hợp đề nuôi dưỡng thị trườngphát huy được hết sức mạnh của mình Theo các tác giả, thé chế thị trường toàndiện chỉ có thé xác lập được một cách “duy lý” khi thực sự mang lại những thànhtựu phát triển bứt phá

- Sách: “Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rong bay” của Viện phát triểnquốc tế Harvard biên soạn, xuất bản tại nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1994.Gồm 11 chương, cuốn sách là một công trình nghiên cứu quan trọng đánh dấu cho

sự chuyên biến về chính sách kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới Điều đặc biệt củacuốn sách là ở chỗ, nó được viết ra trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, hay nhưchính các tac giả nhận định, đó là khi “kinh tế Việt Nam hiện đang ở giữa ngã bađường Nhiéu bộ phận của cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã bị xóa bỏ, nhưng một

Trang 32

số vẫn còn ton tại Thị trường đã xuất hiện khắp nơi và trong mọi lĩnh vực cua nênkinh tế, nhưng không phải tat cả đều đã hoạt động tốt” Trong bỗi cảnh đó, nghiêncứu tại đây đã chỉ ra những cách thức can thiệp vào nền kinh tế đáng quan tâm nhất

về mặt chính sách, đó là cắt bỏ các khoản tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhànước, cải thiện cơ chế lựa chọn dự án, tư nhân hóa một cách thận trọng.v.v Trênthực tế, nhà nước Việt Nam đã có những chọn lựa và thử nghiệm về các chính sáchtrên và nhận được thành công cũng như thất bại Điều đó càng chứng tỏ các lập luận

và phương hướng mà cuốn sách đưa ra trong giai đoạn này đều bám sát vào nhu cầuđiều chỉnh nền kinh tế Việt Nam thời kỳ bắt đầu đổi mới và chuẩn bị hội nhập

Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, có thé thay van dé sự chuyên biếntrong cách thức can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế đã được quan tâmnghiên cứu với những khía cạnh nhỏ khác nhau Đầu tiên là về các dấu mốc lớntrong chuyền đổi chính sách kinh tế, bắt đầu là trong giai đoạn đầu độc lập từ thứcdân Pháp và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có thé kể tới: (1) Sách: “NướcViệt Nam dân chủ cộng hòa — Sự nghiệp kinh té và văn hóa 1945 — 1960” xuất bảnnăm 1960 tại nhà xuất bản Sự thật Trong số các bài viết của 12 tác giả, có thê gạnlọc được những thông tin cần thiết về kinh tế Việt Nam trong công cuộc kiến quốcvới 15 năm đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; (2) Sách: “Ba mươilam năm kinh tế Việt Nam 1945 - 1980” do tác giả Doan Văn Tập chủ biên, xuấtbản năm 1980 tại nhà xuất bản Khoa học xã hội Cuốn sách tập trung trình bày vềvai trò của nền kinh tế phục vụ công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, trong đó có các chính sách về nội thương cũng như ngoại thương trong bối

cảnh Việt Nam là một bộ phận của nhóm các nước Xã hội chủ nghĩa; (3) Sách:

“Những van dé chủ yếu trong quản ly kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miễn Bắc nước ta”

do Trường Nguyễn Ái Quốc trung ương xuất bản năm 1975 Cuốn sách trình bày vềbản chất, chức năng, nguyên tắc, phương pháp quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa,những van đề về xây dựng tổ chức sản xuất và tô chức quản lý nền kinh tế quốc dân

ở miền Bắc, các chế độ hạch toán kinh tế ở các đơn vị sản xuất và kinh doanh Tiếptheo là về giai đoạn từ sau khi thống nhất đất nước cho tới khi bắt đầu đổi mới: (1)

Trang 33

Luận án: “Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với congthương nghiệp tư bản tư doanh ở thành phố Hồ Chi Minh (1975 - 1986)” của tácgiả Nguyễn Thị Hong Mai, thuc hién tai Hoc vién Chinh tri - hanh chinh quéc gia

Hồ Chí Minh năm 2012 Công trình đã chỉ ra những biện pháp can thiệp theo hướngcải tạo xã hội chủ nghĩa ở thành phố Hồ Chí Minh Đây là một giai đoạn hết sức đặcbiệt trong lịch sử với những hệ quả còn ảnh hưởng lâu dài tới giai đoạn về sau; (2)Sách: “Tu duy kinh té Việt Nam 1975 - 1989: Nhật kỷ thời bao cấp” của tác giaĐặng Phong, Tri Thức xuất bản năm 2020 Cuốn sách là một nghiên cứu sâu sắc vềhai giai đoạn lớn, đầu tiên là từ 1975 đến 1979 với đặc trưng là hướng tới sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa, và giai đoạn từ 1979 đến 1986 với những bước chuyên biến về

cả tư duy lẫn nhân sự điều hành nền kinh tế (3) Sách: “The Vietnamese Economy

1975 — 1986: Reforms and International Relations” (Tạm dich: “Kinh tế Việt Nam

1975 — 1986: Đổi mới va những moi quan hệ quốc tế” của tac giả TetsusaburoKimura, Institute of developing economies ấn hành năm 1989 Tác phâm nghiêncứu một cách tóm lược những bài học từ quá trình đôi mới ở Việt Nam, đặc biệt làtrong việc cải thiện các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh bị cắm vận bởi Mỹ vàxung đột với Trung Quốc Đối với giai đoạn Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộngvới thế giới, một số công trình nghiên cứu đáng lưu ý như sau: (1) Bài viết: “Tiéuchí về nên kinh tế thị trường đây du, hiện đại và hội nhập quốc tế: Những van déđặt ra cho Việt Nam trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa” của tác giả Trần Quang Tuyến và Lê Văn Đạo đăng trên Tạp chí Cộngsan, số 954/2020 Bài viết cho thay những bước tiến bộ về nhận thức của Đảng kê

từ sau Hội nghị Trung ương 5, Khóa XII với Nghị quyết số 11 — NQ/TW ngày 03,tháng 6, năm 2017 về kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập Bài viết trình bày

4 trụ cột lớn với 12 tiêu chi, trong đó rất nhiều tiêu chí đề cập tới sự can thiệp củanhà nước Những nhận thức này cho thấy lực lượng lãnh đạo ở Việt Nam đã vàđang ngày càng quan tâm tới các chuẩn mực quốc tế trong thời kỳ hội nhập; (2) Bàiviết: “Cải cách thể chế kinh tế đáp ứng yêu câu hội nhập kinh tế quốc té” của tac

giả Lương Thu Thủy, đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 9/2014 Thông qua

Trang 34

nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn kýkết các thỏa thuận tự do thương mại thế hệ mới, bài viết đề ra những yêu cầu trongviệc phải kiện toàn thé chế nhăm củng cố các nền tang của kinh tế thị trường, vừa

phát huy vai trò của khu vực tư nhân, vừa đảm bảo sự can thiệp vừa mức của bộ

máy nhà nước; (3) Bài viết: “Nguyên tắc, hình thức, và phương pháp thực hiệnchức năng quản lý kinh tế của nhà nước Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế” củatác giả Nguyễn Vĩnh Hưng, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4 năm 2018.Nghiên cứu này cho thấy, giai đoạn hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu, bối cảnh

và định hướng rất khác biệt dé nhà nước chuyền đổi cả về nguyên tắc, hình thức lẫnphương thức thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình Đặc biệt, xét trên góc

độ sự can thiệp của nhà nước, cần định hướng lại đề giảm bớt cũng như hài hòa dầncác chính sách quản lý, điều hành của nhà nước với quy luật của kinh tế thị trườnghội nhập toàn diện Về các công trình liên quan tới nhu cầu, định hướng, nguyênnhân, cách thức thay đổi trong sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế có thé

kế tới như: (1) Bài viết: “Cải cách thể chế nhằm thúc day tái cau trúc nên kinh tế”của tác giả Phạm Duy Nghĩa, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2012.Cuốn sách chỉ ra quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng, trong đó chỉ ra một trongnhững định hướng cải cách là “moi hành vi can thiệp của chính quyên vào nên kinh

té có tính tiên liệu và khả năng lường trước được”; (2) Bài viết: “Xây dung và cảicách thể chế nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong nên kinh té” của tac giả NguyễnThanh Trọng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2013 Tiếp cận từ góc độ đảmbảo cạnh tranh với tư cách một tính chất cần thiết của nền kinh tế, bài viết chỉ ramột rào cản lớn trong việc này, đó là quan điểm duy trì sự can thiệp của nhà nướcqua hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hiện hữu và phần nào dẫn đến độcquyền và làm tồn hại tới môi trường cạnh tranh lành mạnh; (3) Bài viết: “Về nguyênnhân dân đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam” của tác giả Bùi Kim Đỉnh, trên tạpchí Lịch sử Đảng, số 11/2005 Tại đây, một số nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xãhội đã được phân tích để chỉ ra tính tất yếu của công cuộc đổi mới được khởi xướng

từ năm 1986 Đó cũng chính là các nguyên nhân dẫn đến sự chuyên biến trong cách

Trang 35

thức và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế trong giai đoạn này; và (4)Tham luận: “Đổi mới tu duy về hội nhập kinh tế” của tác giả Vũ Văn Hiền tại Hộithảo khoa học quốc gia: “Đổi mới tu duy kinh tế dé phát triển bên vững, sáng tao,bao trim” do Đại học Kinh tế quốc dân và Hội đồng lý luận trung ương tổ chức vàotháng 12/2018 Trong bày viết tác giả phân tích răng, với việc thực hiện các cam kếtvới WTO, Việt Nam đã giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động củadoanh nghiệp và điều này cùng với những biện pháp khác đã góp phần thúc đâykinh tế Vệt Nam phát triển và hội nhập Về các công trình liên quan tới sự can thiệpcủa nhà nước Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể có thé kế tới như: (1) Luận ánPhó tiến sĩ: “Các hình thức can thiệp của nhà nước đối với sự hình thành và vậnđộng của giá nông sản phẩm ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tién Thỏa, thực hiệntại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 1992 Thông qua việc nghiên cứu một góc độcan thiệp của nhà nước vào nén kinh tế, đó là van đề giá nông sản phẩm, bài viết đãphần nào chỉ ra những giai đoạn lớn trong cách thức can thiệp của nhà nước ViệtNam, đó là giai đoạn cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, và giai đoạn chuyền sang

cơ chế thị trường Tác giả kết luận rằng việc áp dụng cơ chế thị trường, tự do hóa sẽgóp phần tạo ra động lực thúc đây sản xuất nhưng vẫn cần có sự can thiệp của nhànước, đặc biệt là teo hướng gián tiếp; (2) Bài viết: “Một số kinh nghiệm về hoạtđộng can thiệp của ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hồi của các nướcđang phát triển” của tác giả Trần Thị Ngọc Nữ trên tạp chí Ngân hàng, số 4 năm

2014 Tiếp cận trên góc độ tài chính ngân hàng, tác giả đã có những kết luận xác

đáng như can thiệp không phải là một công cụ chính sách độc lập và tạo ra những

thay đổi đáng ké mà chính sự tín nhiệm về năng lực thé chế mới là yếu tố quyếtđịnh tính hiệu qua của hoạt động can thiệp; (3) Bài viết: “Sw tiép cận một số van đề

lý luận về vai trò can thiệp và diéu tiết của nhà nước đối với thị trường bat độngsản theo Luật đất đai năm 2003” của tác giả Nguyễn Quang Tuyến, Lê Văn Sự trêntạp chí Luật học số 5 năm 2005 Các tác giả đề cập tới một số van dé lý luận về vai

trò của nhà nước đối với thị trường bat động sản như: Su cần thiết của việc nhà

nước can thiệp vào thị trường bât động sản, vai trò của bât động sản trong đời sông

Trang 36

xã hội ; phân tích sự can thiệp và điều tiết của nhà nước đối với thị trường batđộng san theo quy định của Luật đất đai năm 2003, như: Xác lập chế độ sở hữu toàndân đối với dat đai; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính;(4) Bài viết: “Vai tro của nhà nước trong định hướng và can thiệp vào trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp” của tác giả Pham Đức Chính, trên tạp chí Tổ chức nhanước, số 10/2015 Ở đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự camkết về hành vi của doanh nghiệp thông qua quy tắc ứng xử với các thành viên doanhnghiệp và khách hàng, những hoạt động đóng góp cho nhu câu xã hội, môi trườngthiên nhiên nhằm nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng, phát triển kinh tế bềnvững trong toàn xã hội Tuy có thể coi đó là cách để doanh nghiệp tạo ra cơ hộiquảng bá, cạnh tranh, nâng cao vi thế, hình ảnh, giá trị thương hiệu sản phẩm;nhưng trên thực tế, sự can thiệp có chừng mực của nhà nước có thé thúc đây doanhnghiệp tham gia vào các vấn đề xã hội mà không coi lợi nhuận là mục đích duynhất; và (5) Bài viết: “Chính sách tién tệ của ngân hàng trung ương: thoát ra

những biện pháp can thiệp thời khủng hoảng ” của cac tác gia Dinh Trọng Thịnh, Lê

Thị Thuỳ Vân trên tạp chí Ngân hàng, số 4/2010 Bài viết cho thấy, mặc dù các thiếtchế ngân hàng trung ương của nhiều nước trên thế giới đã có các chính sách tiền tệhợp lý nhăm ngăn chặn tác động xấu của khủng hoảng kinh tế nhưng nó cần quaytrở lại với vai trò cân bằng hơn khi thị trường ôn định trở lại để tuân theo đúng quyluật cung cau

1.3 Nghiên cứu về xu thé can thiệp của nhà nước doi với nên kinh tế Việt

Nam

Trong giai đoạn hiện nay, sự quan tâm dành cho việc tìm ra một xu thế vàđịnh hướng rõ ràng cho các chính sách kinh tế nói chung và sự can thiệp của nhànước vào nền kinh tế nói riêng là rất lớn bởi Việt Nam vẫn đang là một nước đangphát triển, đang còn nhiều động lực nhưng lại thiếu kinh nghiệm Vì vậy, nhữngcông trình vừa mang tính dự báo, vừa mang tính định hướng liên quan đến chủ đề làkhá nhiều, đặc biệt là góc độ kinh tế và liên ngành chính sách Cụ thé như:

Trang 37

- Cuốn sách: “Một số van dé lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phú Trọng, nhà xuấtbản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2022 Cuốn sách tập hợp 29 bài viết, bàiphát biểu của Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng trong khoảng thời gian kể từ khichuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII Các bài viết nhằm giải quyết 4 nội dung

cơ bản: (1) Chủ nghĩa xã hội là gì? (2) Vì sao Việt Nam lựa chon con đường

xã hội chủ nghĩa? (3) Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? (4) Thực tiễn công cuộc đôi mới, đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gi và đặt ra van dé gì?

Cuốn sách được coi là sự đúc kết những thành tự phát triển lý luận và những

kết quả tổng kết thực tiễn mới nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ

nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Qua cuốn sách này, có thê năm bắt được những quan điểm, chủ trương mang tính cập nhật

nhất của Dang dé từ đó năm bat va dự đoán xu thé can thiệp của nhà nước vàonên kinh tế trong thời gian tới

- Cuốn sách: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng,

tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch, vững

mạnh” của tác giả Nguyễn Phú Trọng, nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật,

Hà Nội, 2023 Cuốn sách đưa ra những định hướng quan điểm chủ đạo củaĐảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bị; với phương châm “từ sớm, từ

xa, cả ngọn lẫn gốc”, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” Cuốn sách

cho thấy việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là cơ sở thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội chứ không làm “chùn bước”, “nhụt chí” những

người dám nghĩ, dám làm Cuốn sách cũng đưa ra những định hướng trong

việc phòng, chống tham nhũng đó là có “một cơ chế phòng ngừa chặt chế”,

“một cơ chê răn đe, trừng trị nghiêm khắc” và “cơ chê bảo đảm” đê không

Trang 38

muốn, không cần, không thể, không dám tham nhũng Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế cũng tiềm ân những nguy cơ tham nhũng Vì vậy, cuốn sách là nguồn tham khảo quan trọng để luận án đưa ra những kiến nghị về việc ngăn ngừa tham nhũng trong khía cạnh kinh tế này.

- Cuốn sách: “Đánh thức con rồng ngủ quên — Kinh tế Việt Nam di vào thé

ky 21” do Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình chủ biên, xuất bản tại nhà xuất bảnThành phố Hồ Chi Minh năm 2001 Cuốn sách gồm 27 tiêu luận được chia thànhcác phan: (1) Đổi mới — Các van dé phát triển trong quá khứ, hiện tại, tương lai; (2)Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế; (3) Chính sách khu vực, cơ cấu và môitrường: và (4) Giảm nghèo đói Nhìn chung, cuốn sách chứa đựng những tư tưởngnhằm định hình hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam nhằm tiến tới một bước phattriển ngoạn mục Bắt đầu từ việc vẽ nên bức tranh kinh tế Việt Nam trong nửa sauthế kỷ 20 và nhận định về xuất phát điểm của chúng ta, các tác giả bắt đầu tìm tớinhững chiến lược, trước tiên là dé rút ngắn khoảng cách với các nước xung quanh

Một trong những hướng di mà các tac giả đặc biệt quan tâm đó là phải quay trở lại

lộ trình cải cách của những năm đầu thập niên 90 mà chúng ta đã bỏ đở thông quacác việc chính: (1) Duyệt lại tất cả thành tựu và thiếu sót của chính sách kinh tế; (2)Phân tích những ràng buộc đã khiến việc cải tổ bị ngưng trệ; và (3) Đây nhanh tốc

độ cải cách cả ngăn hạn và dài hạn, đặc biệt chú trọng vào tăng trưởng bền vững,công bằng Mặc dù cuốn sách viết ra đã lâu, khi Việt Nam chưa thực sự hội nhậpsâu rộng với kinh tế thế giới (tạm lấy cột mốc 2005 khi gia nhập WTO), nhưngnhững tư tưởng và dự báo của các tác giả vẫn còn nhiều ý nghĩa Nhiều vấn đề lớn,đặc biệt là về thé chế kinh tế bình đăng giữa tư nhân và nhà nước, tăng trưởng bềnvững và công bang van đang hiện diện và chưa được giải quyết triệt dé ở Việt Nam.Nhiều hướng đi mà các tác giả chỉ ra vẫn chưa được thực sự triển khai Yếu tố conngười, với đặc tính và tinh thần đạo đức căn bản của nhân sự kinh tế vẫn chưa đượcđảm bảo Đây chính là những điểm ma Luận án có thể tiếp thu và củng cô dé đề

nghị một cách xác đáng hơn.

Trang 39

- Cuốn sách: “Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nên kinh tế phát triểnbên vững và toàn cẩu hóa” của tác giả Phạm Duy Nghĩa, nhà xuất bản Chính trịquốc gia phát hành năm 2003 Cuốn sách gồm 8 phần với việc khảo sát khá đầy đủcác khía cạnh về mặt pháp luật kinh tế, từ hiến pháp, tinh thần chung của pháp luật

tới các ngành luật như đất đai, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, an sinh xã hội, an ninh sinh

thái.v.v Cuốn sách đã chỉ ra bối cảnh pháp luật ở Việt Nam, từ những quy định ởtầm cao nhất cho tới các nội dung cụ thể và chỉ ra những điểm cần phải điều chỉnh

để có được một nén tang cơ bản và đầy đủ cho sự phát triển cũng như hội nhập.Tiếp cận từ góc độ pháp luật, công trình vừa cho thấy nền tảng pháp lý của việc nhànước can thiệp vào nền kinh tế ở Việt Nam lại vừa chỉ ra những yêu cầu cơ bản nhất

dé nền tảng đó đủ kha năng tạo sức bật cho Việt Nam phát triển Công trình dé cậptới những khía cạnh dù không xa lạ nhưng lại chính là những điểm cốt yếu mà hệthống pháp luật Việt Nam chưa đáp ứng được dé hội nhập, đó là việc nền tảng luậthợp đồng chưa đầy đủ, sở hữu trí tuệ chưa được bảo vệ, an sinh xã hội chưa đượcquan tâm đúng mức Những yếu điểm trong hệ thống pháp luật vừa phản ánh rằngnhà nước đã chưa đảm bảo sự can thiệp đúng mức vào nền kinh tế, lại vừa là trở lực

cho những biện pháp cải cách.

- Sach: “Hướng tới kỷ nguyên nhà nước hậu phúc loi” của Tom Palmer, do

Dinh Tuấn Minh dịch và được nhà xuất ban Tri Thức phát hành năm 2013 Bài viếtgồm 4 phần, bên cạnh những nội dung tập trung vào sự thất bại của nhiều mô hìnhnhà nước phúc lợi thì cũng có những lập luận cho răng nhà nước phúc lợi là mộtgiai đoạn không thê bỏ qua trong sự biến đổi của nhà nước Nó cũng đặt ra câu hỏi

là nhà nước sau phúc lợi sẽ đi về đâu, giới hạn trách nhiệm đạo đức của nhà nước làgì? Trong khi một số mô hình phúc lợi ở Bắc Âu tỏ ra vô cùng hiệu quả và được coinhư đích đến của mọi nhà nước khi nó tạo ra một xã hội không chỉ thịnh vượng,phát triển về mặt kinh tế mà còn sung túc về xã hội, dịch vụ công, bền vững và antoàn về môi trường sinh thái; thì một số mô hình phúc lợi ở Nam Âu như Hy Lạp vàItalia đã tỏ ra thất bại khi nền kinh tế bị suy giảm nhanh chóng do không đáp ứngđược áp lực phải cung ứng phúc lợi Cuốn sách có tính dự báo cao khi tập trung vào

Trang 40

việc tim ra những quy luật và hướng đi cho nhà nước trong bối cảnh mới, đặc biệt là

ở chỗ thấy được đâu là biện pháp can thiệp phù hợp nhất Cuốn sách gồm những bàiluận được viết theo cả phong cách hàn lâm và báo chí nhưng đều gồm nhiều minhchứng va lý luận dé cho thay nhà nước phúc loi đã trải qua giai đoạn định hình, pháttriển và đạt đỉnh cao trước khi tỏ ra bất ôn ở một nước Ngày nay, nhiều quốc gia cóthành tích phát triển kinh tế nhanh chóng như Nhật Bản, Hàn Quốc đã dần rời bỏ

mô hình kiến tạo phát triển để tiến gần hơn tới mô hình phúc lợi Nhưng nếu đâyvẫn là một mô hình chưa phải là bền vững và là điểm tận cùng thì câu hỏi đặt ra vẫn

là nó sẽ gặp phải thách thức gì và sẽ còn có thể tiến tới đâu

- Báo cáo: “Nhà nước trong một thé giới đang chuyển đổi ” do nhóm nghiêncứu của Ngân hàng thực hiện (đứng đầu là Ajay Chhibber) và xuất bản bởi nhà xuấtbản Chính trị quốc gia năm 1998 Cuốn sách gồm 4 phần, 10 chương tập trung vàovan dé: nhà nước nên làm gi, nên làm thé nao, và có thé làm thé nào dé dat được kếtquả tốt hơn trong một thế giới thay đổi nhanh chóng Ra đời khi Việt Nam mới bắtđầu quay trở lại hội nhập với thế giới (chỉ ba năm sau khi bình thường hóa quan hệvới Hoa Kỳ và 7 năm sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc), công trìnhphơi bày một vấn đề mà Việt Nam hiện mắc phải đó là chúng ta bắt đầu hội nhậpkhi thế giới đang bước đến giai đoạn chuyên đổi quá nhanh chóng Các mô hình canthiệp của nhà nước đã trải qua những thăng tram của nó và không thé tránh khỏi hếtthất bại Đó cũng là khởi đầu cho tư duy cần phải xem xét lại vai trò của nhà nướctrên cơ sở hiệu lực, hiệu quả của nó Đề hiểu được điều này, cần bắt đầu từ nhữngnhiệm vụ cơ bản và đầu tiên nhất của mọi nhà nước như thiết lập cơ sở pháp luật,bảo vệ môi trường, đầu tư vào dịch vụ xã hội.v.v cho tới việc xác định một giới hạncho nha nước trong một thé giới đang cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ Công trìnhcũng cho thấy đề cải cách được thê chế là một vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhưngnếu chúng ta nhận thức tốt hơn về giá trị của việc đó, nhất là so với việc dé mặc mọithứ như cũ thì nỗ lực cải cách sẽ dé dàng được chấp nhận hơn

Đầu tiên, đây là một nghiên cứu công phu và nghiêm túc với rất nhiều minhhọa (53 hộp, 39 biểu đồ, 14 bảng) dé cho thấy một xu thé chuyển đổi mạnh mẽ của

Ngày đăng: 08/11/2024, 00:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN