Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại pdf

10 424 5
Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoạ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại Ðào Mai Trang Nghệ thuật và người làm nghệ thuật không có tuổi. Ðó là một cách nghĩ văn chương. Những giới hạn về tuổi - tính theo thời gian, về tri thức và đời sống xã hội kết hợp lại thành một tấm phông nền, trên đó người nghệ bộc lộ mình. Bài viết này thể hiện một cách nhìn về tinh thần sáng tạo của lớp hoạ dưới tuổi 35 hôm nay ở Hà Nội: họ đem lại hi vọng gì cho nghệ thuật dân tộc trong thiên niên kỉ thứ ba? 1. Khái niệm hoạ chuyên nghiệp ở VN được bắt đầu từ tấm bằng tốt nghiệp Ðại học Mỹ thuật. Trong trường, hội hoạ hiện thực và hiện thực Xã hội chủ nghĩa là bài học quan trọng nhất của sinh viên. Bộ môn chiếm nhiều thời gian nhất là hình hoạ, kéo dài suốt cả 5 năm đại học. Bên cạnh đó, để đào tạo một cách toàn diện một công dân-nghệ một cán bộ mỹ thuật cho nhà nước, trường còn có các môn học khác như kẻ vẽ pano, áp-phích, trang trí… Lượng kiến thức về lịch sử mỹ thuật thế giới không nhiều, lí thuyết về mỗi một chủ nghĩa, trào lưu, trường phái chỉ dừng lại ở khái niệm cơ bản và sơ đẳng nhất. Thư viện nhà trường có không ít sách tham khảo mỹ thuật thế giới nhưng sinh viên không giỏi ngoại ngữ đủ để đọc rồi thẩm thấu kiến thức. Loại sách công cụ này hiện cũng chưa được dịch sang tiếng Việt và xuất bản một cách hệ thống. Chúng ta học phương pháp sáng tác hội hoạ từ phương Tây nhưng lại học không bài bản ngay từ trong nhà trường. Trong khi đó, mỹ thuật VN lại chưa có giáo trình cụ thể và hệ thống, vẫn chỉ dừng lại là những kiến thức chung chung về mỹ thuật truyền thống. Sinh viên biết về mỹ thuật truyền thống từ góc độ lịch sử chứ không phải từ góc độ chuyên môn. Trường Mỹ thuật Ðông Dương vốn do người Pháp thành lập. Họ lập ra giáo trình để ép buộc sinh viên một tưởng và phương pháp sáng tạo nhất định của mỹ thuật Pháp và phương Tây. Nhưng tài năng và tinh thần dân tộc của sinh viên VN lúc đó đã chuyển hoá tình thế ép buộc ấy thành sự chiếm lĩnh một tưởng nghệ thuật mới để tạo dựng nên một nền nghệ thuật mới mang tinh thần dân tộc. Vấn đề này cần được coi là cốt lõi trong giáo trình đào tạo sinh viên mỹ thuật thông qua một hệ thống giáo trình đi từ lịch sử mỹ thuật VN truyền thống tới hiện đại và tới từng tác giả tiêu biểu cho từng khuynh hướng sáng tạo cũng như chất liệu. Ta học ta để hiểu ta và hiểu thế giới. Còn với cách đào tạo trong trường Mỹ thuật như hiện nay, sinh viên vẫn tiếp tục nhìn nghệ thuật từ bên ngoài mình. Sau khi lựa chọn chuyên ngành dựa theo chất liệu, sinh viên vẫn tiếp tục hình thức học không toàn vẹn, theo kiểu đã nói trên, không được đi đến tận cùng những tìm hiểu và thử nghiệm với chất liệu, đơn giản vì nhà trường không thể chi phí đủ cho sinh viên, tất nhiên là sinh viên thì càng không thể tự chi phí cho mình. Tố chất nghệ thì không thể đào tạo, nó là trời cho mỗi người. Nhưng thầy dạy là người có thể nhìn ra tố chất của sinh viên, khơi gợi tiềm năng ấy giúp họ và chỉ cho họ con đường đúng đắn tới thành công. Ðó là điều mà chắc hẳn sinh viên nào cũng cần từ người thầy và nhà trường. Trong tố chất nghệ thuật của sinh viên, hẳn cũng tồn tại thiên hướng tương hợp với từng trường phái nghệ thuật, khuynh hướng vẽ tranh mà không phải tự sinh viên nào cũng sớm nhận ra. Họ cũng cần được người thầy chỉ dẫn. Song phương pháp "đào tạo toàn diện" tồn tại từ sau Cách mạng Tháng Tám của nhà trường khiến sinh viên học nhiều mà chẳng được bao nhiêu ; sau 5 năm đèn sách, ra trường, vẫn mải miết nhìn nhau và tự hỏi không biết mình sẽ vẽ gì trước dòng chảy hối hả của đời sống xã hội, trước những biến động lớn nhỏ trong thế giới nghệ thuật nói riêng. Trong phần Ðời sống hoạ trẻ (sách Hoạ trẻ Việt Nam - Lương Xuân Ðoàn và Phan Cẩm Thượng, NXB Mỹ thuật, 1996), có đoạn viết: 'Hoạ trẻ học ở trường và tự học qua tìm hiểu các luận thuyết về tâm linh và bản thể. Ngoài triết học duy vật, họ tìm đọc Kant, Freud, đặc biệt là Phật giáo và Kinh dịch - Khổng Tử. Tuy nhiên, có thể nói không một ai có học hành hệ thống. Ðại bộ phận không được đi du học ở nước ngoài. Lịch sử nghệ thuật chỉ được biết đến sơ sơ ở VN. Do đó, xảy ra tình trạng ai có quyển sách nào thì chịu ảnh hưởng của quyển sách đó'. Sau 5 năm kể từ khi cuốn sách xuất bản, có nhiều hoạ trẻ của thời đó đã đi qua "ngưỡng" trẻ đồng thời nhiều gương mặt mới đang bổ sung cho lớp hoạ này ; nhưng nhận xét trên, không may thay, vẫn còn sức nặng ám ảnh bởi sự chính xác của nó. 2. Chế độ bao cấp được xoá bỏ. Sau tốt nghiệp, hoạ không còn phải chịu sự phân công công tác của tổ chức nữa. Họ bắt đầu lựa chọn: làm họa tự do hay làm viên chức đồng thời tranh thủ sáng tác khi còn thời gian riêng. Trong trào lưu chuyên nghiệp hoá vẫn được báo chí và giới chuyên môn nhắc tới hàng ngày, các hoạ trẻ ít nhiều bối rối khi phải quyết định cuộc sống của mình, con đường sáng tạo của mình. Tuy nhiên, có thể nói, hầu như hoạ nào cũng ít nhiều mong được người đời biết đến mình như là một hoạ sáng tạo thực sự, là người có thể sống và sống đàng hoàng về cả vật chất lần tinh thần bằng tranh của chính mình. Ai cũng biết con đường đến với nghệ thuật không bằng phẳng, thậm chí trong buổi giao thời này, thách đố nghịch thường nhiều hơn thuận lợi. Vậy nên, hoạ cần nhiều thời gian, không biết bao nhiêu cho đủ. Trong khi đó, nhu cầu vật chất cho một cuộc sống độc lập tối thiểu và cho sự sáng tạo của nghệ cũng lại là vô cùng và luôn khẩn thiết sau lưng. Ðiều đó làm cho các hoạ thật dễ mất bình tĩnh. Hơn thế nữa, sự lôi kéo của thị trường là khắc nghiệt mà cũng "hấp dẫn" khó cưỡng lại. Trước những thử thách này, mới có thể nhận thấy cái thiếu hụt phổ biến trong thế hệ hoạ trẻ này là tinh thần tự chủ. Hướng ngoại là một đặc điểm chung của giới trẻ, nhưng trong sáng tạo, người nghệ không thể không nhận ra một điều: nghệ thuật phải chính là bản thân mình chứ không được là người khác. Rất ít hoạ sớm tạo dựng được một dấu ấn cá nhân thực sự riêng biệt hoặc có tạo dựng được và kiên trì bảo vệ nó khỏi những tác động thương mại. Không ai phủ nhận thị trường tranh có mặt tác động tích cực; nó thổi một luồng gió mới làm thay đổi hẳn không khí o bế trầm trệ của một thời dài "bao cấp tưởng", kích thích sáng tạo nghệ thuật. Song thị trường cũng sớm để lại vết hằn "hàng chợ" thực dụng theo thị hiếu người mua không chuẩn mực về nghệ thuật. Thành tựu vì thế không có nhiều. Ði qua các triển lãm và gallery mở cửa ồn ào mỗi ngày, thấy hội hoạ đương đại VN thật đa dạng, có đủ các trường phái, khuynh hướng từ quen thuộc dễ xem như tả thực, biểu hình tới mới lạ hơn như trừu tượng, biểu hiện trừu tượng, hội hoạ ý niệm, nhưng cứ đẹp đẹp và nhạt nhoà thế nào. Theo dõi bước đi của một số hoạ sớm xác lập một lối thể hiện riêng biệt, lại thấy họ cứ mãi lừng khừng với một quan niệm nghệ thuật và sự riêng biệt ấy của họ, không cho thấy rõ họ có khả năng đẩy nó lên thành một khuynh hướng nghệ thuật có sức thuyết phục lan toả mạnh mẽ. Một số người rẽ sang ngả của trào lưu nghệ thuật mới: sắp đặt và trình diễn. Trên ngả này, họ càng để lộ rõ sự thiếu hụt tri thức mà đáng tiếc thay, trước tiên lại là tri thức về chính bản thân. Thông tin về sự phát triển của hai hình thức nghệ thuật này có tới VN từ mươi năm trở lại đây, thông qua báo chí và một số hoạ có cơ hội đi nước ngoài bày triển lãm. Nhưng luồng thông tin này là nhỏ nhoi và đơn thuần là thông tin bề mặt. Nghĩa là chúng chưa thể giúp các hoạ trẻ có đủ cơ sở để thấu hiểu bối cảnh ra đời, hình thức và nội dung của thứ nghệ thuật mới này. Sự hăng hái của một số hoạ trẻ với sắp đặt và trình diễn khiến người trong giới có cái nhìn điềm tĩnh hơn phải nghi ngờ chất nghệ của họ. Hoàn toàn, người nghệ có thể thử nghiệm trong sáng tạo, thử nghiệm và thất bại. Song thử nghiệm với nghệ thuật không đồng nghĩa với việc cứ nhắm mắt làm liều. Ða phần các triển lãm sắp đặt và trình diễn từ trước đến này là của các hoạ trẻ và tuyệt đại đa số làm người trong giới thất vọng, bởi họ không lắng nghe bản thân để nhận ra mình có tương hợp với thứ nghệ thuật mà mình đang thể hiện hay không. Vô tình, họ đã biến những hình thức nghệ thuật này thành thứ "mốt". Ðiều đáng phải nói là sự thuyết phục và kích thích họ háo hức với cái mới này bắt đầu từ một số chủ gallery muốn bán đồ cổ và giả cổ cho người nước ngoài, từ một số hoạ muốn nổi danh là người cách tân, tiên phong trong nghệ thuật ngõ hầu có thể mưu lợi cá nhân. Trên ngả rẽ này, Nguyễn Minh Thành là trường hợp cá biệt. Qua các triển lãm sắp đặt của anh, dễ nhận thấy Thành hiểu bản thân tương hợp với hình thức thể hiện nào của nghệ thuật đương đại nhằm bộ lộ nhãn thức xã hội, tình cảm cá nhân một cách rõ ràng và chuẩn xác. Như lẽ thường, nhìn xu hướng sống và sáng tác của các hoạ trẻ hiện nay, người ta dễ hướng tới sự so sánh họ với các thế hệ đi trước, nhất là các hoạ thời Mỹ thuật Ðông Dương. Họ trẻ, họ cũng phải sống và muốn sống cho đàng hoàng về vật chất. Nhưng họ đã thành danh với cách là những hoạ tài danh khi chưa tới tuổi 35. Tác phẩm và sự tìm tòi về chất liệu của họ cho đến nay, vẫn là sức hút nghệ thuật kì diệu không hề lệ thuộc vào yếu tố giá trị lịch sử. Họ đã tạo dựng được một thế giới nghệ thuật của riêng mình, độc lập và hoàn mỹ. Thế giới ấy tiếp tục gây ảnh hưởng cho những thế hệ hoạ kế tiếp. Nguyễn Sáng, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Nghiêm - tinh thần tự chủ, sự hi sinh đời sống riêng cho nghệ thuật của họ dường như vẫn là những tấm gương sáng mà không ít hoạ trẻ hôm nay không dám soi vào để đối diện với sự yếu ớt và nỗi bối rối của mình tuy vẫn tỏ ra quả quyết gắn bó với nghệ thuật. 3. Từ khi mở cửa kinh tế, việc giới thiệu mỹ thuật VN ra thế giới vẫn chủ yếu do các gallery và bảo tàng nhân trong và ngoài nước thực hiện. Mục đích giao lưu văn hoá và thương mại không thể tách rời nhau nên đương nhiên, họ chỉ chọn các hoạ có tên tuổi, tranh dễ bán. Cũng có thể nói, con đường tới thế giới của mỹ thuật VN nhìn chung vẫn chỉ là con đường nhỏ lẻ, "phi chính quy". Chưa bao giờ, Bộ Văn hóa-Thông tin hoặc Viện Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia VN chủ động tài chính để hoàn toàn tự tin lựa chọn và giới thiệu một triển lãm mỹ thuật VN, cả truyền thống lẫn hiện đại ở nước ngoài. Tâm lí trông chờ vào người ngoài giúp mình là có thật, ở cả cấp độ nhà nước lẫn cá nhân hoạ sĩ, nó càng khiến hoạ trẻ thêm tự ti và mặc cảm về vị thế của mình. Nhưng làm thế nào có thể kìm nén hoặc chối từ ham muốn đi nước ngoài, nhất là sang được châu Âu? Hoạ trẻ, nhất là những người chưa có tên tuổi, hầu như chẳng thể trả lời câu hỏi này. Hệ quả là đã có những hoạ hi sinh mình cho những thứ hình thức nghệ thuật "exotic" hợp mắt người ngoài, thậm chí là dị hợm để thoả mãn ham muốn "đi Tây". Xét từ một góc độ nhất định, những con người này có tài năng, nhưng sự hoài phí tài năng của họ có thể sẽ là điều đáng tiếc cho nghệ thuật đương đại dân tộc. 4. Ðể xem được một bức tranh, một bức tượng, một tác phẩm sắp đặt và trình diễn, cũng như khi đi nghe nhạc giao hưởng, công chúng cần được chỉ dẫn và giáo dục. Tất nhiên, việc chỉ dẫn và giáo dục này không phải là nhiệm vụ của nghệ sĩ, nhưng do nhiều lỗ hổng trong việc phổ cập tri thức nghệ thuật và cách thức thưởng ngoạn nghệ thuật khiến cho công chúng số đông khó khăn khi đứng trước một sáng tác mỹ thuật đương đại, nhất là sáng tác với các hình thức mới như trừu tượng, nghệ thuật ý niệm (conceptual art), rồi sắp đặt, trình diễn, video art… Ngay cả với người trong giới, không phải ai và lúc nào cũng có thể dễ dàng cảm nhận được điều gì đó tương ứng với duy của hoạ thể hiện qua tác phẩm. Bên cạnh việc tự cảm thụ nghệ thuật, người thưởng ngoạn nói chung rất cần được đối thoại với hoạ sĩ-tác giả. Nhưng thường ra, hoạ của chúng ta có một thái độ phổ biến là ngại diễn đạt về sáng tác và duy nghệ thuật của bản thân với người khác. Câu trả lời chung vẫn là "tác phẩm nói hết cả rồi, tuỳ anh (chị) cảm nhận". Trong các câu chuyện với nhau, bản thân các hoạ cũng ít khi bộc lộ bản thể sáng tạo của mình, không có nhiều các cuộc tranh luận về nghệ thuật, tưởng nghệ thuật hoặc quan niệm sống. Ðiều đó trước tiên đẩy hoạ ra xa nhau và ra xa công chúng. Trong khi chúng ta nói với nhau hàng ngày về mỹ thuật đương đại thì tinh thần cốt lõi của nó: một thái độ xã hội trực tiếp, rõ ràng và cởi mở trong sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa hoạ và cộng đồng dường như chưa hề được các hoạ chủ ý nắm bắt và thể hiện qua hành động của mình. Hoạ đang sống trong một xã hội cởi mở hơn đồng thời đang gắn bó với một trào lưu mỹ thuật mang tinh thần tự do hơn bao giờ hết nhưng thái độ xã hội của họ dường như vẫn đang khép kín. Trong cuộc toạ đàm Hoạ trẻ do Trung tâm Mỹ thuật đương đại VN - Hội Mỹ thuật VN tổ chức, tháng 4-2001, có người đã thẳng thắn phát biểu: Trẻ thì phải thực trẻ, phải biết nói, biết trình bày thành thật về bản thân để tạo những lối mở đi vào nhau rồi đi đến cộng đồng; như vậy mới mong có được sự thông suốt trong cộng đồng nghệ sĩ. Rõ ràng đây không phải là một yêu cầu to tát gì nhưng nó đòi hỏi hoạ một tinh thần trách nhiệm, trước tiên với chính nghệ thuật của mình, sau đó là với cộng đồng và đòi hỏi một sự tự tin vào tri thức của bản thân và khả năng thấu hiểu bản thân của anh ta. Nhìn vào lớp hoạ trẻ hôm nay, đôi khi người ta cảm thấy lo ngại cho sự bối rối và thiếu tự chủ của họ. Một nghệ biểu diễn trên sân khấu thì cần thanh-sắc-khí: trong ba thứ ấy, có hai thứ đầu tiên ít nhiều lệ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh sống. Một hoạ cần gì để đi lâu dài trên con đường nghệ thuật? Chí và khí. Hai thứ này chỉ lệ thuộc vào chính con người anh ta. Hi vọng, với tiềm lực tuổi trẻ, hoạ trẻ VN sẽ sớm tự chủ, định vị phong cách nghệ thuật và đóng góp thành công cho nền mỹ thuật nước nhà. (Tạp chí Văn hoá-Nghệ thuật tháng 3.2002) . Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại Ðào Mai Trang Nghệ thuật và người làm nghệ thuật không có tuổi. Ðó là một cách nghĩ văn chương. Những giới. những kiến thức chung chung về mỹ thuật truyền thống. Sinh viên biết về mỹ thuật truyền thống từ góc độ lịch sử chứ không phải từ góc độ chuyên môn. Trường Mỹ thuật Ðông Dương vốn do người Pháp. thế giới nghệ thuật nói riêng. Trong phần Ðời sống hoạ sĩ trẻ (sách Hoạ sĩ trẻ Việt Nam - Lương Xuân Ðoàn và Phan Cẩm Thượng, NXB Mỹ thuật, 1996), có đoạn viết: &apos ;Hoạ sĩ trẻ học ở trường

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan