HOẠ SĨTRẺCONĐƯỜNGDÀI
Nếu người Trung Hoa vốn coi hội họa là môn nghệ thuật duy nhất thực sự trí tuệ,
và người phương Tây ở thời kỳ Phục Hưng đã từng coi hội họa là môn nghệ thuật
gần nhất với toán học - thì tuổi của một họasĩ trẻ, bởi vậy, có thể được tính từ 40
trở xuống, giống như cách tính thông thường cho tuổi trẻ của một nhà toán học.
ở độ tuổi của họasĩ trẻ, các bậc thầy của nền hội họa Việt Nam như Tô Ngọc Vân,
Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Lưu Công
Nhân - đều đã có những tác phẩm xuất sắc bậc nhất của đời mình. Về ước vọng,
hoài bão của người họa sĩtrẻ Việt Nam thời kỳ trước cách mạng, Tô Ngọc Vân đã
từng viết những câu làm xao động lòng người: “ Ngay từ lúc đi học đã mơ xây
dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của
hội họa Pháp sang ta, và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên
thế giới”.
Nguyễn Sáng vẽ “Giặc đốt làng tôi” năm ông 31 tuổi, vẽ “Kết nạp Đảng trên chiến
trường Điện Biên Phủ” năm ông vừa tròn 40 tuổi. Cũng trong quãng thời gian đó,
người họasĩtrẻ Nguyễn Sáng cũng đã từng viết: “Có Tổ quốc mới có nghệ thuật.
Trái lại, mất nước, mất tự do - là mất tất cả”.
Là một mẫu nghệ sĩ điển hình cho những mục tiêu nghệ thuật có tính cam kết cao
nhất, thường trực trong con người Nguyễn Sáng là cả một cuộc đấu tranh giữa ý đồ
cách tân và sự cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, về đề tài. “Tôi là người kháng chiến
nhất - ông nói - bởi vì tôi bỏ tất, bỏ lối vẽ Bô-da”. Và Nguyễn Sáng cũng đã từng
viết, trong một bài nghị luận văn học ngắn có lẽ là duy nhất của ông: “Đất nước ta
thật tươi đẹp, nhân dân ta thật đáng yêu, tôi thấy cần vẽ nhiều, họa nhiều để ca
ngợi đất nước, ca ngợi nhân dân ta đấu tranh giữ gìn hoà bình và thực hiện thống
nhất”.
Đi tìm cái mới, cái hiện đại, cái “thoát”, nhưng thực ra, bao giờ Nguyễn Sáng cũng
tìm thấy ở trong chính bản thân mình, trong con người yêu Tổ quốc và yêu tự do
của mình, nhiều hơn là ở “bên ngoài”, ở những yếu tố ngoại lai.
Nền hội họa hiện đại Việt Nam, kể từ bước khởi đầu đến nay - đã và đang trải qua
ít nhất năm thế hệ họa sĩ, tương ứng với năm thời kỳ lịch sử của đất nước, của dân
tộc. Tiếp sau các thế hệ của thời kỳ “Mỹ thuật Đông Dương” (1925 - 1945), thời
kỳ “Cách mạng - Kháng chiến” (1945 - 1975), thời kỳ sau hoà bình thống nhất
(1975 - 1985) và thời kỳ đầu Đổi mới (từ 1986) - các họasĩtrẻđương đại, thế hệ
thứ năm - là thế hệ của thời kỳ “Hội nhập, Phát triển”, “Công nghiệp hoá, Hiện đại
hoá”, trên một đất nước xã hội chủ nghĩa á Đông có hơn 87 triệu người dân, đang
chuyển mình mạnh mẽ, năng động, với vô vàn sức mạnh đối lập.
Đã có ý kiến cho rằng: khác với tất cả các thế hệ đi trước, thế hệ họasĩtrẻ giờ đây
không phải chịu bất cứ một trở ngại nào, một áp lực nào (về vật chất và tinh thần),
ngoài những trở ngại và áp lực có thể sinh ra từ chính bản thân mình; họ được tự
do biểu hiện cá tính thực của mình, thông qua bất cứ hình thái nghệ thuật nào mà
mình muốn. Và, thật đáng mừng, khi điều đó quả nhiên là một sự thật.
Sáng tác bằng “tư liệu riêng tư” (document intime), như Trần Trọng Vũ, một trong
những họasĩtrẻ điển hình của những năm 1990, đã nói: họ, những người họasĩ
của thời nay, “thường đóng một vai nào đó, là người kể chuyện, là nhân chứng, là
kẻ có cùng kinh nghiệm” - để đưa ra ý kiến cá nhân về chủ đề.
Không kể số họasĩtrẻ vẫn kiên trì hướng theo những hình thái, những nội dung
nghệ thuật mang tính truyền thống, tính phụ thuộc cổ điển của hội họa (với các thể
loại chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt hay lịch sử), tác phẩm của đa số các
họa sĩtrẻ khác, “cấp tiến” và “tiền phong”- lại như muốn đặt ra những điều nghi
vấn hoặc lời bình luận về sự thích nghi và không thích nghi của con người đương
thời trên cả hai bình diện xã hội và tự nhiên, hoặc trong mối quan hệ với “một
truyền thống đã bị mô phỏng và hiện đại hóa”, hoặc đôi khi, các tác phẩm tựa như
những hình ảnh mang tính “nghịch biện”, “phản chứng” về con người trong thế
giới và môi trường hiện đại.
Phải chăng, đã thấy xuất hiện những bản chất hội họa thực sự có tính siêu thực và
nội chiếu (introspectif), trong các tác phẩm của một số họasĩtrẻđươngđại (?)
Họ (các họasĩtrẻ ấy), trên thực tế của 10 năm gần đây - đã tiếp cận, gần như trực
tiếp và ngay lập tức, hầu hết “cái mới”, “cái đột nhiên xuất hiện” của thế giới nghệ
thuật bên ngoài, từ Đông sang Tây, lấy lại sức mạnh của tính “tiếp biến hồn nhiên”
như một phương tiện để hướng về những chân trời mới lạ.
Về các họasĩtrẻ hiện nay, bậc thầy Nguyễn Tư Nghiêm nói: “ Lớp trẻ bây giờ vẽ
quá phương Tây. Qua thời gian sẽ trở lại. Cũng tốt thôi. Nhưng phải nhớ mình là
ai.”
Như đã trở thành một quy luật, một truyền thống (đến từ một Tô Ngọc Vân hay
một Nguyễn Sáng), các họa sĩtrẻ Việt Nam ở thời kỳ đương đại, dù muốn hay
không, cũng không thể không tự đặt ra những câu hỏi mang ý nghĩa và tinh thần
mới của thế hệ mình, của thời đại mình đang sống: Những câu hỏi về Tổ quốc và
về Tự do, về sứ mệnh của người nghệ sĩ đối với nhân dân và với dân tộc.
Hội họa Việt Nam hiện đại kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa của nghệ
thuật dân tộc và nhân loại. Nó đã từng chịu nhiều ảnh hưởng của nền hội họa Pháp.
Và giống như hội họa Pháp, hội họa Việt Nam không thời nào không có những
nhân tố mới, những tài năng mới, những niềm hy vọng mới.
Nghệ thuật là conđường dài. Trên conđường ấy, như Nguyễn Gia Trí nói: “Sự sai
lầm cũng như sự thành công, có giá trị ngang nhau. Vì chúng đều có công dụng
thúc đẩy người nghệ sĩ đi tới.”
Và, hỡi các bạn họasĩ trẻ, nếu ở bạn đã thật có một chút gì đấy, thì bạn cần nhớ:
“Cái khó không phải là thiên tài ở tuổi 20, mà là tài năng ở tuổi 50” (Degas).
. HOẠ SĨ TRẺ CON ĐƯỜNG DÀI Nếu người Trung Hoa vốn coi hội họa là môn nghệ thuật duy nhất thực sự trí. Nghệ thuật là con đường dài. Trên con đường ấy, như Nguyễn Gia Trí nói: “Sự sai lầm cũng như sự thành công, có giá trị ngang nhau. Vì chúng đều có công dụng thúc đẩy người nghệ sĩ đi tới.” Và,. học - thì tuổi của một họa sĩ trẻ, bởi vậy, có thể được tính từ 40 trở xuống, giống như cách tính thông thường cho tuổi trẻ của một nhà toán học. ở độ tuổi của họa sĩ trẻ, các bậc thầy của nền