1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài triết học " CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI " docx

30 436 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 432,76 KB

Nội dung

 Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI HẦU HUỆ CẦN(*) Bài viết đưa ra những luận giải để làm rõ rằng, xét từ tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ mới, việc kiên trì chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc đồng nghĩa với việc cải cách mở cửa. Cải cách mở cửa mà thoát ly chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội mà không có cải cách mở cửa đều dẫn đến đường cụt. Theo tác giả, cải cách mở cửa là sự lựa chọn mang tính lịch sử liên quan đến việc Trung Quốc giương lá cờ gì và đi con đường nào, là sự lựa chọn duy nhất nhằm vượt qua thách thức, tiếp thêm sức sống cho xã hội. Đồng thời, đó là sự lựa chọn đúng đắn trong quá trình không ngừng loại bỏ những sai lầm nhằm thích ứng với những biến động lớn về cục diện lợi ích thế giới trong bối cảnh mới và luôn đại diện trung thành cho lợi ích của nhân dân v.v Đại hội Đảng lần thứ XVII đã có nhận định rất quan trọng về cải cách mở cửa, coi “cải cách mở cửa là sự lựa chọn then chốt quyết định vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có mở cửa cải cách mới có thể phát triển Trung Quốc, phát triển xã hội chủ nghĩa, phát triển chủ nghĩa Mác”. Nhận định này cho thấy tính thống nhất nội tại giữa chủ nghĩa xã hội với cải cách mở cửa, chúng ta bắt buộc phải từ cùng một tầm cao khái niệm của cả hai điều này mới  Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI có thể lý giải một cách sâu sắc ý nghĩa vĩ đại của cải cách mở cửa. Do vậy, bắt buộc phải nắm chắc ba vấn đề mấu chốt: một là, cải cách mở cửa là lựa chọn then chốt cho vận mệnh Trung Quốc đương đại, trước hết bởi nó quyết định Trung Quốc đương đại giương lá cờ gì, đi con đường nào. Do đó, cần phải làm rõ một vấn đề là lý giải thế nào về thách thức to lớn “đi theo hướng nào” mà Trung Quốc trước khi cải cách mở cửa phải đối mặt? Hai là, cải cách mở cửa được coi là lựa chọn then chốt quyết định tới vận mệnh Trung Quốc đương đại còn bởi nó là động lực to lớn cho phát triển chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Vậy, còn phải làm rõ một vấn đề: nguồn động lực này được hình thành như thế nào? Nó có tính chất đặc thù gì mới so với động lực mà cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội lâu dài mà chúng ta vẫn dựa vào? Ba là, sở dĩ cải cách mở cửa là lựa chọn then chốt quyết định tới vận mệnh Trung Quốc đương đại còn bởi nó hợp với ý Đảng lòng dân, thuận theo xu thế lịch sử lớn của thời đại. Do đó, phải làm rõ một vấn đề là việc định hướng lịch sử trong thực tiễn vì sao lại gian nan đến vậy? Phải chăng là đầy rẫy cạm bẫy và sự chống phá không ngừng? 1. Cải cách mở cửa là lựa chọn lịch sử liên quan mật thiết tới việc Trung Quốc đương đại giương ngọn cờ gì, đi con đường nào Rất nhiều quốc gia trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã chịu nhiều tổn thất, thậm chí mất nước mất Đảng, mà nguyên nhân đều là do không nhìn thấy một cách chính xác sự biến đổi của điều kiện lịch sử, không có ứng phó sáng tạo đối với những câu hỏi mới mà thời đại đặt ra. Trái lại, con đường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc chính là một sự sáng tạo trong quá trình ứng phó không ngừng với những thách thức của thời đại, được xây dựng trên cơ sở tổng kết một cách khoa học kinh nghiệm lịch sử của chủ nghĩa xã hội từ “Cách mạng tháng Mười”. Thực chất, con đường này chính là trả lời cho câu hỏi trọng đại của lịch sử do “Cách mạng tháng Mười” đặt ra: những nước kém phát triển sau khi tiến hành cách mạng và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phải làm thế nào để có thể xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội; quỹ đạo cơ bản của nó là từ chỗ tuân theo “mô hình Liên Xô” chuyển sang “đặc sắc Trung Quốc”. Do vậy, chỉ có làm rõ mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc với thực tiễn xã hội chủ nghĩa trước đó mới có thể giương cao thực sự lá cờ Trung Quốc đương đại phát triển tiến bộ ấy, và cũng mới có thể thấy rõ ý nghĩa mang tính quyết định của cải cách mở cửa đối với Trung Quốc đương đại. Ở đây, chủ yếu đề cập tới việc nhận thức một cách chính xác hai cuộc tìm kiếm lịch sử to lớn (tức “mô hình Liên Xô” và con đường xã hội chủ nghĩa của Mao Trạch Đông), vấn đề then chốt là giương ngọn cờ nào, đi con đường nào. Vấn đề bức thiết đặt ra trước chúng ta là, sau khi kết thúc “Cách mạng văn hoá”, Trung Quốc có tồn tại hay không tồn tại vấn đề lựa chọn con đường “đi theo hướng nào”, nếu có thì phải giới định trên ý nghĩa nào. Bất luận là thời điểm ấy hay hiện nay, đều tồn tại hai khuynh hướng: một là, phủ định sạch trơn thành tựu của 17 năm trước Cách mạng văn hoá, coi cải cách mở cửa như một cuộc xây dựng mới, “thay đàn đổi dây”, trên thực tế là quay về với chủ nghĩa tư bản; hai là, thoả mãn với thành tựu của 17 năm đó, coi lập lại trật tự chỉ giản đơn là quay về thời kỳ “mười bảy năm”, không nhận thấy phải tìm kiếm một con đường mới chưa từng có đáp án nào. Điều quan trọng ở đây là phải đánh giá một cách khoa học về 17 năm đó. Từ quan điểm lịch sử, thành tựu của 17 năm là chủ yếu, những tiền đề chính trị và cơ sở chế độ do nó đặt định là điểm xuất phát cho tất cả những tìm kiếm của chúng ta; từ quan điểm phát triển, công cuộc tìm kiếm trong 17 năm không thực sự giải quyết được vấn đề con đường phát triển xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc lấy “Liên Xô làm tiêu chí”, mà chúng ta phải tự đi theo con đường của mình. Nếu chỉ đơn giản nắm vững cái trước sẽ phủ định cải cách mở cửa, cố thủ con đường cũ; còn nếu chỉ nắm chặt cái sau thì sẽ cắt đứt với lịch sử, đi vào con đường sai lầm. Do vậy, nếu không thừa nhận ý nghĩa có tính quyết định, tính cách mạng của cải cách mở cửa thì sẽ đi vào con đường mòn đã bị thực tiễn chứng minh là bế tắc, cứng nhắc; nhưng nếu không thừa nhận cơ sở xã hội chủ nghĩa đã được gây dựng qua 17 năm tìm kiếm, thì sẽ rơi vào con đường sai lầm tư bản chủ nghĩa hoá mà lịch sử cũng đã chứng minh là không thể đi theo. Cả hai đều là những sai lầm về con đường căn bản. Lịch sử phát triển của Trung Quốc đã cho thấy, việc lựa chọn con đường nào là vấn đề không chỉ đặt ra trong thời kỳ cách mạng, mà còn xuyên suốt mọi bước ngoặt trọng đại của các thời kỳ phát triển. Xét từ góc độ tư tưởng chỉ đạo của Đảng, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc với kiên trì cải cách mở cửa là những từ đồng nghĩa, nếu không có cải cách mở cửa xã hội chủ nghĩa và không có xã hội chủ nghĩa cải cách mở cửa thì đều là ngõ cụt. Đứng trước muôn vàn tình hình mới, chỉ có kiên trì phương hướng cải cách mở cửa, phát triển xã hội chủ nghĩa mới có thể ứng phó kịp. Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ rằng, khi nói đến hoà bình và phát triển do Đặng Tiểu Bình đưa ra đang trở thành chủ đề của thời đại, thì nó có nghĩa là phải có sự điều chỉnh căn bản tư duy chiến lược của thực tiễn xã hội chủ nghĩa từ Cách mạng tháng Mười trở lại đây. “Cách mạng tháng Mười” chính là thành quả sáng tạo to lớn để trả lời cho những vấn đề mang tính thời đại: chiến tranh và hoà bình, chiến tranh và cách mạng. Nó mở ra con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô thức “đột phá ngoại vi” vào điểm yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, đồng thời trở thành phương thức chủ yếu cho một loạt nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, “đột phá ngoại vi” không thể trực tiếp dẫn dắt trào lưu lịch sử toàn thế giới, mà chỉ có trong “cơn nguy cấp” của việc nó bị chuyển hoá thành chủ nghĩa tư bản - mới có thể xoay chuyển cục diện thế giới do chủ nghĩa tư bản làm chủ đạo. Mặc dù vậy, đặc trưng mới của chủ nghĩa tư bản đã biến đổi thêm một bước, khéo léo giảm bớt việc dựa vào xuất khẩu tư bản cứng ra khu vực ngoại vi, mà chủ yếu thông qua khống chế mềm bằng việc chi phối phát minh khoa học kỹ thuật, lũng đoạn tiền tệ và thông tin cho đến quyền phát ngôn, sự thao túng các quy tắc trong trò chơi quốc tế, v.v. để duy trì và bảo vệ sức sống của tư bản. Do vậy, thông qua phương thức độc lập chính trị đối với chủ nghĩa tư bản ngoại vi và kinh tế theo sau nó không thể trực tiếp dẫn tới nguy cơ toàn cục của chủ nghĩa tư bản, làm lung lay căn bản sự thống trị toàn cầu của chủ nghĩa tư bản. Ở đây, muốn nói tới một điều là, do sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ II, địa vị ưu thế của nó về mặt kinh tế - kỹ thuật chưa hề bị mất đi, mặt trận chủ yếu để chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ chính trị sang kinh tế, từ cách mạng sang phát triển, cũng tương tự như vậy, đặc trưng thời đại cũng đã chuyển từ cách mạng và chiến tranh sang hoà bình và phát triển. Điều này trước hết cho thấy, nếu tổng nội lực quốc gia xã hội chủ nghĩa, bao gồm “quyền lực mềm” bên trong, không thể vượt qua các nước phát triển tư bản chủ nghĩa, thì chẳng những không thể dẫn dắt trào lưu thế giới, mà thậm chí quyền lợi tồn tại của bản thân cũng sẽ bị tước đoạt. Chủ nghĩa xã hội trước những câu hỏi của thời đại buộc phải có động thái nào đó mới có được sức sống mạnh mẽ và không gian phát triển. Điều này đồng thời cũng cho thấy, sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, ngoài cơ chế động lực truyền thống (khích lệ lý tưởng chung, đảm bảo công tác chính trị), còn cần phải đưa ra cơ chế động lực mới thúc đẩy con người, khiến nó chứa đầy sức sống. Bởi vậy, cải cách mở cửa, phát triển trở thành nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của việc cầm quyền; chấn hưng đất nước, xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, v.v. trở thành ý nghĩa cần có trong chủ đề. Trong đó, cải cách mở cửa là sự lựa chọn then chốt có ý nghĩa quyết định. Một loạt những tình huống, vấn đề mới đặt ra trước mắt đòi hỏi chúng ta trước hết phải có sự chuyển biến trong quan niệm, khái quát lại chính là cần từ sự trừu tượng tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội để quay trở lại hiện thực, thay đổi bước xuất phát từ chỗ dẫn dắt trào lưu lịch sử thế giới sang giải quyết tốt những vấn đề của chính Trung Quốc, suy nghĩ nghiêm túc về làm sao có thể lợi dụng chủ nghĩa tư bản để phát triển chủ nghĩa xã hội, đồng thời tìm tòi con đường phát triển chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình Trung Quốc trong khi cùng chung sống với chủ nghĩa tư bản. Mấu chốt của tất cả chính là thúc đẩy cải cách mở cửa. Đặng Tiểu Bình ngay từ đầu đã nói rõ, sợ chủ nghĩa xã hội đi vào con đường sai lầm mà không mở cửa thì không thể phát triển chủ nghĩa xã hội; trong khi lại không nhận thấy mở cửa có thể đem tới những nhân tố tiêu cực (cơ bản nhất là hậu quả “Tây hoá”, “phân hoá”) và phải khắc phục, thì đó không phải là cải cách mở cửa mà chúng ta nói tới. Chính vì kiên trì sự cải cách mở cửa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta trải qua 30 năm nỗ lực mới khai thác thành công con đường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. 2. Cải cách mở cửa là lựa chọn duy nhất để phát triển sức sống của xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội trước hết phát triển lên từ vùng ngoại vi của chủ nghĩa tư bản, đây là điểm không giống với những dự đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lịch sử, hoàn cảnh trong nước và quốc tế cụ thể chưa đủ điền kiện để phát sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra tại mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản là có căn cứ lịch sử khách quan. Quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội là “đẻ non”, thậm chí là “quái thai của lịch sử” là quan điểm sai lầm cơ bản. Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của V.I.Lênin đã đặt nền móng cho việc trả lời vấn đề này. Thế nhưng, do cách mạng xã hội chủ nghĩa trước hết nổ ra tại mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là việc tự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh và những biến đổi mới mang đặc trưng thời đại, khiến cho những nước xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi sau cách mạng phải đối mặt với ba điều “không thể tránh khỏi” và ba thử thách lớn. Cần phải xem xét ba thứ “không thể tránh khỏi” đó. Một là, vấn đề tồn tại chung lâu dài với chủ nghĩa tư bản. Do cách mạng nổ ra trước hết tại những khu vực ngoại vi tương đối yếu ớt hoặc cực kỳ yếu ớt của chủ nghĩa tư bản nên không thể làm lung lay hạt nhân của chủ nghĩa tư bản, không thể sinh ra phản ứng dây chuyền theo kiểu “đôminô”. Điều này cho thấy, không thể thông qua bạo lực cách mạng không ngừng để lật đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội buộc phải tồn tại lâu dài cùng với chủ nghĩa tư bản, đồng thời nỗ lực trong quá trình xây dựng, thực hiện cạnh tranh, tích luỹ sức mạnh để vượt qua chủ nghĩa tư bản. Tất nhiên, đây là một quá trình lịch sử lâu dài. Hai là, không thể rũ bỏ kinh tế thị trường, hai loại chế độ xã hội cùng tồn tại lâu dài buộc phải tiến hành giao lưu kinh tế. Do chủ nghĩa xã hội trong một giai đoạn rất dài lạc hậu hơn so với chủ nghĩa tư bản nên nó không thể dẫn dắt sự phát triển của kinh tế thế giới. Do đó, nó buộc phải gia nhập vào thị trường thế giới do chủ nghĩa tư bản làm chủ mới có thể có được không gian và sức sống phát triển, phát triển kinh tế thị trường là không tránh khỏi. Ba là, cải cách mở cửa ở các nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề tất yếu. Xét từ góc độ phát triển, tiến lên chủ nghĩa xã hội từ những khu vực tương đối lạc hậu, tự khép kín mình không có đường tiến, mà cần phải gia nhập vào thị trường thế giới do chủ nghĩa tư bản đóng vai trò chủ đạo. Không có cách nào khác ngoài việc thông qua mở cửa với bên ngoài và cải cách ở bên trong mới có thể mở tung cửa để phát triển chủ nghĩa xã hội, mở cửa cải cách là con đường duy nhất. “Ba thứ không tránh khỏi” đó cho thấy, thực tiễn chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc đương đại đang ở trong một điều kiện lịch sử hoàn toàn mới, không có con đường có sẵn nào có thể đi; không nỗ lực vượt qua mọi thách thức, chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thoát khỏi bị động và đi vào ngõ cụt. Xét từ ba thách thức lớn, đó là, thứ nhất, vấn đề quan hệ giữa tính đa dạng và tính quốc tế của chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra tại các quốc gia có những bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hoá khác nhau rất lớn, không thể vận dụng cùng một mô thức thống nhất, mà nhất thiết bắt buộc phải đi theo con đường phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi nước. Ở Trung Quốc, “Tinh thần cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là giải phóng tư tưởng, tư duy độc lập, từ thực tế của mình để chế định chính sách. Chính do việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc như vậy, nên không thể tìm thấy những chỉ dẫn trực tiếp từ C.Mác và V.I.Lê nin, mỗi quốc gia có tình huống của mình, có những trải nghiệm lịch sử không giống nhau, cho nên cần phải có tư duy độc lập”(1). Chủ nghĩa xã hội cần đặc sắc hoá, chủ nghĩa Mác cần được dân tộc hoá, việc giải quyết vấn đề này thành công hay không sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa Mác. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội về bản chất là sự nghiệp mang tính quốc tế, tính thế giới. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể vượt qua và thay thế chủ nghĩa tư bản, mới đại biểu cho tương lai của văn minh nhân loại, đại biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử thế giới. Vì thế, chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc bắt buộc phải tác chiến trên hai lĩnh vực: vừa phản đối việc dùng tính quốc tế của chủ nghĩa xã hội để bóp nghẹt “đặc sắc Trung Quốc”, vừa phản đối việc dùng tính đa dạng, đặc sắc dân tộc của chủ nghĩa xã hội hiện thực để giết chết “xã hội chủ nghĩa”. Cả hai thứ trên cùng phải có cơ hội mới là chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Thứ hai, vấn đề mối quan hệ giữa việc học tập và phê phán chủ nghĩa tư bản. Trong một thời gian dài, chúng ta ở trong giai đoạn sơ kỳ, ở mức thấp của chủ nghĩa xã hội. Điều đó buộc phải giỏi trong việc học hỏi tất cả các nước trên thế giới, trong đó có các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng phải làm sao để trong quá trình đó không bị “Tây hoá”, “phân hoá”. Đây là một thử thách to lớn mà chủ nghĩa xã hội phải đối mặt. “Chúng ta cần có kế hoạch, có lựa chọn để tiến kịp kỹ thuật tiên tiến và những thứ ích lợi khác cho chúng ta từ các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng ta quyết không học tập và theo chế độ tư bản chủ nghĩa, quyết không học tập các loại xấu xa và ung nhọt của chủ nghĩa tư bản”(2). Nhìn từ kinh nghiệm thực tiễn 30 năm Trung Quốc cải cách mở cửa, cần phải khôn khéo lợi dụng chủ nghĩa tư bản để phát triển chủ nghĩa xã hội lớn mạnh, chứ không phải đem chủ nghĩa tư bản để phá bỏ chủ nghĩa xã hội. Một mặt, ta cần [...]... một chướng ngại vật lớn đối với cải cách mở cửa Tuy nhiên, do ưu thế của phương Tây trong thế giới đương đại và mưu đồ Tây hoá, sự phân hoá ở Trung Quốc và khuynh hướng muốn đưa cải cách mở cửa hướng theo chủ nghĩa tư bản luôn tồn tại, và điều đó được phản ánh trong nội bộ Đảng (Xem tiếp>>>) CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI (tiếp theo) HẦU HUỆ CẦN(*) Những... Văn hiến Trung ương, (9) Đặng Tiểu Bình văn tuyển Sđd., quyển 3, tr.29, 59 1996, tr.13 7-1 40 CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI (tiếp theo) HẦU HUỆ CẦN(*) Những đánh giá không đầy đủ về tính sáng tạo ban đầu của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc sẽ dẫn tới việc lặp lại “con đường cũ” Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ: “Nói thẳng ra, trước đây việc học tập... điều gì, đều là nói từ góc độ chính trị Ví dụ, chính sách cải cách mở cửa kinh tế Trung Quốc là do tôi đưa ra, nhưng mở cửa ra sao, những vấn đề cụ thể cần phải suy tư về một số chi tiết, một số đòi hỏi thì tôi không hiểu sâu Hôm nay bàn tới vấn đề này, tôi cũng chỉ bàn tới từ góc độ chính trị”(5) 4 Cải cách mở cửa là cuộc đại điều chỉnh về cục diện lợi ích, trước sau luôn là sự lựa chọn hữu hiệu đại biểu... phù hợp với tình hình Trung Quốc 3 Cải cách mở cửa là lựa chọn đúng đắn trong quá trình loại bỏ những sai lầm và quấy phá Ngay từ đầu, cải cách mở cửa của Trung Quốc chính là một con đường phát triển xã hội chủ nghĩa mới mẻ Mặc dù được tìm kiếm trên cơ sở chế độ xã hội chủ nghĩa mà tập thể lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ Mao Trạch Đông đã mở ra, nhưng nó không phải là sự lặp lại giản đơn con... đạo Đảng) đi kèm với kiên quyết chống lại các hiện tượng xấu xa, thối nát, v.v Tóm lại, việc ứng phó với các loại vấn đề mới, thách thức của mâu thuẫn mới về lợi ích vật chất, đồng thời không ngừng tăng cường giải quyết chúng chỉ có thể thực hiện được trong sự kiên trì mở cửa và cải cách r Người dịch: ThS.TRẦN THÚY NGỌC (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) (*) Giáo... tăng trưởng kinh tế và sự vận dụng khoa học kỹ thuật, phủ định vai trò của chế độ xã hội và lựa chọn con đường phát triển Trên thực tế, nó coi chủ nghĩa tư bản và con đường của một số nước tư bản chủ nghĩa (như nước Mỹ) là con đường chung của toàn nhân loại, thông qua “phát triển” và hiện đại hoá để duy trì sự bá chủ của chủ nghĩa tư bản Ngược lại, cải cách mở cửa của Trung Quốc, về bản chất, là con... đi” v.v mà ông đưa ra đều là kết quả của sự suy tư từ góc độ chính trị “Với những vấn đề kinh tế, tôi là người không chuyên, dẫu có nói ra điều gì, đều là nói từ góc độ chính trị Ví dụ, chính sách cải cách mở cửa kinh tế Trung Quốc là do tôi đưa ra, nhưng mở cửa ra sao, những vấn đề cụ thể cần phải suy tư về một số chi tiết, một số đòi hỏi thì tôi không hiểu sâu Hôm nay bàn tới vấn đề này, tôi cũng chỉ... đạo Đảng) đi kèm với kiên quyết chống lại các hiện tượng xấu xa, thối nát, v.v Tóm lại, việc ứng phó với các loại vấn đề mới, thách thức của mâu thuẫn mới về lợi ích vật chất, đồng thời không ngừng tăng cường giải quyết chúng chỉ có thể thực hiện được trong sự kiên trì mở cửa và cải cách r Người dịch: ThS.TRẦN THÚY NGỌC (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) (*) Giáo... trị”(5) 4 Cải cách mở cửa là cuộc đại điều chỉnh về cục diện lợi ích, trước sau luôn là sự lựa chọn hữu hiệu đại biểu cho lợi ích nhân dân Trong điều kiện lịch sử mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa được dựng nên bằng con đường cách mạng và chế độ cơ bản của nó gặp phải thách thức của sự phân tầng lợi ích xã hội ngày càng rõ rệt Tính phức tạp của thách thức này đến từ sự giao thoa của hai loại mâu thuẫn, sự đan... xác định và giải quyết vấn đề từ góc độ chính trị thì sẽ không thể đối diện và giải quyết vô số mâu thuẫn xã hội của các quốc gia “phát triển sau” Đồng thời, sự tăng trưởng kinh tế dài lâu và tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng khó mà thực hiện, tự do toàn diện của con người và sự tiến bộ toàn diện của xã hội lại càng không có chỗ để bàn đến” Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ rằng, những vấn đề cải cách mở cửa, . Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG. Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA - SỰ LỰA CHỌN THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI có thể lý giải một cách sâu sắc ý nghĩa vĩ đại của cải cách mở cửa. Do. nhân dân v.v Đại hội Đảng lần thứ XVII đã có nhận định rất quan trọng về cải cách mở cửa, coi cải cách mở cửa là sự lựa chọn then chốt quyết định vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường

Ngày đăng: 11/08/2014, 05:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN