Mộtgócnhìnkhácvềngànhbánhàngtrựctiếp Trong lịch sử thương mại thế giới, chưa có một phương thức kinh doanh nào lại gây nhiều tranh cãi liên tục như ngành bán hàngtrực tiếp. Sự ra đời của ngànhbánhàngtrựctiếp gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Từng có thời gian sống và làm việc tại Trung Quốc cho đến khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (1920-1930), ông đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh rỉ cho vào khẩu phần ăn dành cho tù nhân và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ bổ sung vào khẩu phần ăn. Một số ít bạn tù khác cũng làm theo phương pháp này để có sức đề kháng tốt hơn và sống được đến ngày tự do. Sau khi trở về Mỹ năm 1927, ông Karl bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng dựa trên thảo mộc. Nhưng đến giai đoạn thử nghiệm, ông không thể tìm được bất cứ người quen nào dám dùng thử sản phẩm của mình. Không nản chí, ông tuyên bố sẽ trả hoa hồng cho những người giới thiệu và bán được sản phẩm bổ sung dinh dưỡng này. Thật bất ngờ, thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng của ông Karl Renborg bắt đầu được truyền bá rộng rãi và doanh thu bánhàng của công ty nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo. Phương pháp phân phối hàng của ông Karl Renborg cũng chính là nguồn gốc của ngànhbánhàngtrựctiếp hiện đại. Theo thống kê của Hiệp hội BánhàngTrựctiếp Quốc tế, trên thế giới hiện có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình này. Doanh số toàn ngành năm 2008 là hơn 120 tỉ USD với hơn 60 triệu người tham gia. Mỹ hiện có khoảng 2.000 công ty hoạt động theo mô hình này. Tại Nhật, 90% hàng hóa và dịch vụ đang được phân phối thông qua bánhàngtrực tiếp, đạt doanh thu trên 30 tỉ USD/năm. Còn ở Việt Nam, tính đến nay đã có trên 60 công ty bánhàngtrựctiếp và khoảng 1 triệu nhà phân phối đang hoạt động, đạt doanh thu hơn 110 triệu USD (năm 2009). Trong số các công ty áp dụng bánhàngtrựctiếp thành công trên thế giới, thương hiệu mỹ phẩm Oriflame có thể được xem là mô hình tiêu biểu của ngành mỹ phẩm. Là một công ty mỹ phẩm của Thụy Điển có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, Oriflame đang hoạt động tại 61 quốc gia và giữ vị trí hàng đầu tại hơn 30 thị trường với mạng lưới hơn 3 triệu người tư vấn viên. Tại Việt Nam, thương hiệu này đã xây dựng được một hệ thống hơn 40.000 người tư vấn viên trên cả nước và được tổ chức thống kê Euromonitor International đánh giá là doanh nghiệp bán hàngtrựctiếp dẫn đầu trong ngành mỹ phẩm. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí bánhàng cho nhà sản xuất, mô hình bánhàngtrựctiếp còn tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người. Họ có thể khởi đầu công việc kinh doanh của mình mà không cần phải sở hữu địa điểm, vốn, thời gian hay bằng cấp như cách kinh doanh truyền thống. Ngoài ra, bán hàngtrựctiếp cho phép người phân phối lịch làm việc chủ động để họ có thể tự thu xếp được thời gian của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp và tạo thêm thu nhập cho người tham gia trong nền kinh tế khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, do hình thức kinh doanh bánhàngtrựctiếp tại Việt Nam còn khá mới mẻ nên nhận thức đầy đủ về mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến những bất cập trong công tác điều hành và quản lý người tham gia. Mặt khác, người tham gia khá đa dạng về trình độ nhận thức, văn hóa, độ tuổi, nghề nghiệp ở các vùng miền khác nhau nên việc quản lý là hết sức khó khăn và phức tạp. Đó là chưa kể đến một số công ty lợi dụng hình thức kinh doanh này để lừa đảo. Một vài ví dụ điển hình có thể thấy ở thị trường Việt Nam trước đây là Công ty Thế Giới Mới (2002), Công ty Sinh Lợi (2006), hay như trường hợp của Công ty Angel mới đây mà nhiều người đã trở thành nạn nhân của sự biến tướng trên. Sự lợi dụng và biến tướng như vậy không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, các hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty bánhàngtrựctiếp và nhà phân phối chân chính đã được hình thành như Luật Cạnh tranh với những điều khoản quy định vềbánhàngtrựctiếpban hành vào tháng 7.2005 hay Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ để quản lý hoạt động bán hàngtrực tiếp. Đến năm 2010, Hiệp hội Bánhàng Đa cấp Việt Nam đã được thành lập và ra mắt tại Hà Nội với sự chứng kiến của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài sự hỗ trợ của các quy định pháp luật, một biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp bánhàngtrựctiếp có thể quản lý rủi ro chính là tuyên truyền để cộng đồng, các nhà phân phối hiểu và làm đúng bản chất của phương thức kinh doanh, niêm yết giá sản phẩm trên bao bì, website cũng như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiêu biểu cho cách làm này là Oriflame Việt Nam, khi mà công ty này vẫn phát triển tốt mạng lưới phân phối và củng cố uy tín thương hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường rối ren hiện nay. Có thể nói, các doanh nghiệp bánhàngtrựctiếp chân chính tại Việt Nam đã và đang cố sức xây dựng hình ảnh thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp với người tham gia cũng như cộng đồng. Vì vậy, nhiệm vụ của người tham gia chỉ còn là nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ về đối tác trước khi quyết định. . Một góc nhìn khác về ngành bán hàng trực tiếp Trong lịch sử thương mại thế giới, chưa có một phương thức kinh doanh nào lại gây nhiều tranh cãi liên tục như ngành bán hàng trực tiếp. . hề mất một đồng quảng cáo. Phương pháp phân phối hàng của ông Karl Renborg cũng chính là nguồn gốc của ngành bán hàng trực tiếp hiện đại. Theo thống kê của Hiệp hội Bán hàng Trực tiếp Quốc. International đánh giá là doanh nghiệp bán hàng trực tiếp dẫn đầu trong ngành mỹ phẩm. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí bán hàng cho nhà sản xuất, mô hình bán hàng trực tiếp còn tạo cơ hội việc làm