Phạm Thị Vân Huyền đã hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay t
Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu vốn đã tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế để thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị và máy móc Trong đó, hoạt động cho vay đặc biệt là hoạt động cho vay KHDN đã đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NHTM Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cũng như sự phát triển và mở rộng quy mô của NHTM Đặc biệt, PT TCDN đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của NH Quá trình cấp tín dụng luôn luôn tồn tại những rủi ro mà không một phương pháp nào có thể xoá bỏ triệt để Bởi vậy các CBTD cần tập trung chú ý vào công tác quản trị rủi ro, hướng đến mục tiêu ngăn chặn và hạn chế tối đa những thiệt hại của nó đối với NH Chính vì thế, mối quan tâm cấp thiết nhất lúc này của các NHTM là cần hoàn thiện công tác PT TCDN trong hoạt động tín dụng để có được những đánh giá đúng đắn nhất về tình hình kinh doanh, năng lực tài chính cũng như những vấn đề còn tiềm ẩn trong hoạt động của DN Điều này cho phép các NHTM đưa ra các quyết định cho vay phù hợp nhất, vừa mang lại lợi nhuận cho NH vừa đảm bảo tính an toàn tài chính, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy đến
NH TMCP Quân đội - PGD LTT được thành lập ngày 15/12/2009, nằm trên địa bàn có nhiều tổ chức TD lớn, sự cạnh tranh trong kinh doanh là không tránh khỏi Đây là một môi trường hấp dẫn với nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng đây cũng là một thách thức đối với PGD Do đó, NH TMCP Quân đội - PGD LTT phải đảm bảo rằng hoạt động cho vay tăng trưởng và có sức cạnh tranh đồng thời diễn ra an toàn và hiệu quả Điều này đặc biệt quan trọng vì tầm quan trọng của phân tích tài chính KHDN Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Lý Thái Tổ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Elsas, R.; Krahnen, J-P (1998) với đề tài “Is relationship lending special? Evidence from Credit-File data in Germany" tập trung vào nghiên cứu về mối quan hệ tín dụng, sử dụng dữ liệu tín dụng từ Đức để kiểm chứng, đánh giá chất lượng khách hàng thông qua thông tin về hành vi thanh toán và đánh giá nội bộ Dựa vào những phân tích này, điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng để tối ưu hóa trải nghiệm giao dịch và tăng cường lòng tin giữa hai bên
Ralf Ewert; Gerald Schenk (2000) nghiên cứu đề tài – Determinants of bank lending performance in Germany" nêu ra các yếu tố liên quan đến DN ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng bao gồm hành vi thanh toán (XHTD), các chỉ số tài chính và những yếu tố khác như khả năng cung cấp tài sản đảm bảo cho khoản vay và mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
Pritha Banerjee (2016) đã thông qua đề tài nghiên cứu “Importance and Uses of Ratio Analysis” nhấn mạnh tầm quan trọng của phân tích tỷ lệ trong việc phân tích khả năng sinh lời, rủi ro, KNTT, hiệu quả hoạt động Tác giả cũng chỉ ra tính hữu ích của việc so sánh các chỉ số tài chính này
Abolade Francis Akintola và Samson Ogundipe (2020): “Financial Statement Analysis and Bank Lending in Nigeria" Tác giả chủ yếu dựa vào dữ liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp phân tích mô tả Mục đích của bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của phân tích báo cáo tài chính đối với hoạt động cho vay của ngân hàng ở Nigeria Nhấn mạnh tầm quan trọng của các tỷ số tài chính vì chúng ảnh hưởng đến quyết định cho vay có tính đến các nguyên tắc cho vay tốt của ngân hàng Đồng thời, bài nghiên cứu phát hiện ra rằng phân tích tài chính đóng một vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng Để giải quyết các vấn đề về cho vay khó đòi, ngân hàng cần đảm bảo phòng tín dụng cần phải dứt khoát, nghiêm khắc trong các công tác phân tích BCTC để sau đó đưa ra kết luận có cho DN vay hay không để giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Các nghiên cứu trong nước
Để đảm bảo tính hiệu quả trong PTTC KHDN, nghiên cứu của Nguyễn Thị Quyên
(2012) đề cập đến bộ chỉ tiêu để đánh giá khái quá tình hình tài chính của một DN như: khả năng huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyên sâu như cấu trúc tài chính, hiệu quả kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính và phân tích luồng tiền Trong nghiên cứu này tác giả đã nhận xét một số hệ thống chỉ tiêu của nhóm ngành bất động sản, ngành dược phẩm, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu nhằm hoàn thiện bộ chỉ tiêu PTTC tại một số ngành cụ thể như xây dựng cầu đường (Nguyễn Thị Lan Anh, 2017) đề xuất bộ chỉ tiêu riêng để đánh giá hiệu quả của các DN mẹ - con, bộ chỉ tiêu dự báo nhu cầu tài chính của DN
Hà Thị Tuyết Nhung (2015) thông qua nghiên cứu công tác PTTC KHDN tại HD Bank Đà Nẵng và dựa trên cơ sở lý thuyết về PTTC đã đưa ra bộ chỉ tiêu phân tích cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn để nâng cao chất lượng PTTC KHDN, tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phân tích trong hoạt động cho vay
Nguyễn Thị Hà Thu (2017) đã nêu lý thuyết về hoạt động cho vay NH, phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay, trên cơ sở đó để xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và chất lượng hoąt động cho vay
Nguyễn Khánh Phương (2019) đã chỉ ra các rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM, minh chứng bằng những vụ gây ra thất thoát rất lớn Từ đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con người trong việc tuân thủ quy trình cho vay
Trần Thị Nga (2020) đã phân tích hoạt động cho vay KHDN vừa và nhỏ của Vietinbank và nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này: đặc điểm
DN, chủ DN, năng lực tài chính, mối quan hệ giữa DN và NH, vấn đề liên quan đến chi phí, vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp của KH Đồng thời, tác giả đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giúp NH tiết kiệm thời gian lựa chọn
KH để cấp tín dụng
Hồ Thị Hồng (2021) đã tìm hiểu lý luận chung về phân tích tài chính KHDN, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tại NHTM Từ đó, đánh giá các ưu, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại hạn chế và đưa ra các giải pháp cho NH
Nguyễn Thị Hương Giang (2022) trong đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - chi nhánh Hà Nội - SME Thành Đô” đã chỉ ra quy trình phân tích thực tế tại chi nhánh Nội dung phân tích bao gồm phân tích tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh, một số chỉ tiêu tài chính quan trọng để đưa ra kết luận về khả năng thanh toán của DN Ngoài ra, tác giả cung cấp chi tiết phân tích về kết quả CIC của KH, phương pháp vay vốn, phân tích nhu cầu tín dụng của KH để đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp Từ đó, tác giả cũng đúc kết những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác phân tích của VPBank Hà Nội để đưa ra giải pháp
Lê Minh Phương (2023) trong đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương
- Chi nhánh Sầm Sơn” đã chỉ ra quy trình phân tích tài chính KHDN tại chi nhánh gồm
3 bước: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; Xử lý, thẩm định và phân tích thông tin; Tổng hợp kết quả và lập báo cáo đề xuất tín dụng Tác giả đã nêu thực trạng công tác PTTC KHDN tại Vietinbank - CN Sầm Sơn thông qua cách phân tích các chỉ tiêu trên BCTC của DN, từ đó đưa ra quyết định vay vốn đối với từng DN là phê duyệt khoản vay hay không Tác giả cũng đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác PTTC KHDN của Vietinbank - CN Sầm Sơn, từ đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị
Qua tìm hiểu, tác giả thấy các nghiên cứu ở trên đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của hoạt động cho vay, đặc biệt là công tác phân tích tài chính, cơ bản đã đưa ra những cơ sở lý luận cần thiết về phân tích tài chính KHDN từ khái quát đến cụ thể tình hình thực hiện tại một NHTM, mỗi nghiên cứu được đặt trong một bối cảnh và tập trung vào những đối tượng khác nhau vì thế có những ưu, nhược điểm nhất định
Trên cơ sở thực tế trải nghiệm làm việc tại MB Lý Thái Tổ, tác giả thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Lý Thái Tổ” với tính kế thừa những thành tự nghiên cứu trước đây về cơ sở lý thuyết PTTC như khái niệm, vai trò, mục tiêu, với sự khác biệt về không gian, thời gian nghiên cứu Khắc phục những điểm yếu cũng như vận dụng sâu sắc lý thuyết vào thực tế, đưa ra những đánh giá khách quan nhất về công tác phân tích tài chính tại PGD MB Lý Thái Tổ Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN tại MB nói chung và PGD MB Lý Thái Tổ nói riêng phù hợp với nền kinh tế mới, thời đại mới trong giai đoạn nghiên cứu mới.
Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề cơ bản của cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay của NHTM
- Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội - PGD Lý Thái Tổ Từ đó, chỉ ra được các thành tích đã đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại cần khắc phục
- Thông qua quá trình phân tích và đánh giá để đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội - PGD Lý Thái Tổ và đề xuất kiến nghị đến các bên liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là công tác phân tích tài chính KHDN ở MBBank Lý Thái Tổ nên các số liệu thông tin được sử dụng trong bài chủ yếu được cung cấp từ báo cáo của PGD, từ các chuyên viên phòng KHDN, các văn bản quy định của MB và các nguồn thông tin khác nhau như: báo chí, internet,
Tiến hành phỏng vấn các cán bộ tín dụng, chuyên viên phòng KHDN tại MB Bank
Lý Thái Tổ về các vấn đề liên quan đến quy trình, nội dung, phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính KHDN Ngoải ra, qua việc trao đổi với CVQH KHDN tiếp cận với quy định, văn bản của MB về hoạt động cho vay cần thiết cho việc phân tích, các khó khăn, vướng mắc trong quá tình phân tích
Thông qua các số liệu thu thập từ được từ ngân hàng qua 3 tháng thực tập cùng với các tài liệu, số liệu từ các nguồn khác nhau, tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại và đưa ra các nhận định về thực trạng công tác PTTC KHDN tại MBBank - PGD Lý Thái
Tổ Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này
- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Từ các thông tin thu thập được, tác giả tổng hợp, so sánh, thực hiện phân tích để thấy được tình hình thực tế diễn ra của công tác phân tích tài chính KHDN tại MB Lý Thái Tổ Từ kết quả phân tích đưa ra những kết luận về thực trạng, nguyên nhân, điểm mạnh và hạn chế.
Câu hỏi nghiên cứu
Phân tích TCDN trong hoạt động cho vay của NHTM gồm những nội dung gì? Để đánh giá công tác PTTC của KHDN cần dựa trên những tiêu chí nào?
Công tác PTTC của CBTD thực tế thực hiện ở MB Lý Thái Tổ được diễn ra như nào? Công tác phân tích đạt được những thành tựu và còn hạn chế gì? Để hoàn thiện công tác PTTC KHDN trong hoạt động cho vay tại PGD MB Lý Thái Tổ thì cần đề xuất những giải pháp và kiến nghị nào?
Kết cấu khoá luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Lý Thái Tổ
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Lý Thái Tổ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái quát về hoạt động cho vay trong NHTM
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay trong NHTM
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm 2016:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Qua định nghĩa nêu trên có thể rút ra được các đặc điểm chính của hoạt động cho vay trong NHTM:
Thứ nhất, sự tin tưởng NH thực hiện cấp tín dụng cho các cá nhân tổ chức dựa trên sự đánh giá về uy tín của KH, về TSĐB cho khoản vay, về phương án trả nợ vay và tin tưởng về việc sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả khoản vay cho NH đúng giá trị và thời hạn đã thỏa thuận Về phía người được cấp khoản vay, sự tin tưởng được thể hiện ở lợi ích tạo ra từ khoản vay, từ đó có nguồn để thực hiện cam kết thanh toán cho
NH Vì vậy đây là đặc điểm đầu tiên, cơ bản của hoạt động tín dụng của NH, nhờ có điều này mà các hoạt động khác của NH được phát triển, các bên tham gia quan hệ tín dụng xây dựng, duy trì và phát triển được uy tín của mình
Thứ hai, tính hoàn trả Ngân hàng là tổ chức tài chính thực hiện nhận tiền gửi và cho vay Ngân hàng nhận tiền gửi của DN, cá nhận hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, để huy động vốn trong xã hội Còn với tư cách là người cho vay,
Nh sẽ cấp tín dụng cho người đi vay Quá trình này giúp tạo thanh khoản trên thị trường, nơi tạo ra tiền và duy trì nguồn cung tiền Vì vậy, để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của mình cũng như đảm bảo tính an toàn thì các khoản cấp tín dụng cần được hoàn trả theo đúng thời hạn và giá trị đã thoả thuận
Thứ ba, tính có lãi Tín dụng là một hoạt động quan trọng và tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các NH, khi tính hoàn trả của tín dụng được thực hiện tức là các cá nhân, tổ chức đi vay không chỉ hoàn trả gốc mà còn thêm phần lãi quy định trong hợp động tín dụng, đây chính là nguồn thu của NH và là chi phí sử dụng vốn phải bỏ ra của người đi vay
Thứ tư, tính rủi ro Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán, người cho vay phải chịu rủi ro khi cha
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM Đối với nền kinh tế
Hoạt động cho vay của NHTM là động cơ giúp tăng trưởng và góp phần điều tiết nền kinh tế thị trường Tạo động lực hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nó tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đáp ứng nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế Đồng thời cũng là công cụ để nhà nước góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và lưu thông tiền tệ Đối với ngân hàng
Trong hoạt động tín dụng nói chung, cho vay là một trong những hoạt động lớn của ngân hàng vì cho vay đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng, các khoản thu nhập từ lãi cho vay mới bù đắp lại các chi phí phát sinh của ngân hàng như chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, chi phí dự phòng, rủi ro Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với các chủ thể kinh doanh hay tạo nên uy tín và danh tiếng của NHTM Tín dụng còn làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng phạm vi hoạt động của các NHTM Đối với doanh nghiệp
Hoạt động cho vay của NHTM giúp các DN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhờ nguồn vốn vay của NH mà DN có thể khắc phục khi gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc DN có nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, giúp DN ngày càng phát triển Khi tham gia vào quan hệ tín dụng với NH, các
DN cần đáp ứng được các điều kiện nhất định về tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng…
Từ đây các DN nâng cao uy tín, chất lượng DN của mình Đối với cá nhân
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về chi tiêu, đầu tư của con người ngày càng gia tăng, không phải ai cũng có nguồn tiền nhàn rỗi hay đáp ứng đủ các nhu cầu này Vì vậy, tín dụng ngân hàng lại một lần nữa phát huy vai trò “đi vay để cho vay” giúp các cá nhân có thể thực hiện các mục tiêu như: mua nhà, mua xe, chi tiêu hàng ngày, Điều này cũng tạo động lực làm việc, tiết kiệm cho người đi vay, không những thế còn giúp nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề nhằm giải quyết việc làm.
Phân tích tài chính doanh nghiệp và vai trò của PTTC doanh nghiệp trong hoạt động
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân tích tài chính doanh nghiệp được đưa ra bởi các giáo sư, tiến sĩ Theo PGS TS Nguyễn Trọng Cơ (2008) “Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được
DN Từ đó, giúp các đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của DN, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.”
TS Lê Thị Xuân (2016) đã nêu rằng “Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của một DN nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một DN Trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích đưa ra các quyết định tài chính có liên quan đến lợi ích của họ trong tương lai.” Đối với các NHTM, hoạt động chủ yếu là huy động và cấp tín dụng (cho vay) Trong đó, hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn trong cấu trúc lợi nhuận của mỗi ngân hàng Do đó, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các NHTM cần phải đảm bảo độ an toàn của các khoản tín dụng Để có thể đánh giá được khách hàng, NHTM cần phải thực hiện phân tích tình hình tài chính của khách hàng nghiêm ngặt, đúng quy trình để hạn chế tối đa các rủi ro như bất cân xứng thông tin hoặc rủi ro đạo đức
Tóm lại, PTTC của KHDN là công việc mà Ngân hàng đánh giá về sức khỏe tài chính của doanh nghiep, thông qua báo cáo tài chính, đưa ra nhận định về tài sản và nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận, và đặt doanh nghiệp vào bức tranh tổng thể của toàn ngành, dựa vào kết luận để xác định mức độ rủi ro của doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định đúng đắn cho Ngân hàng
1.2.2 Vai trò của PTTC KHDN trong hoạt động cho vay của NHTM
Thứ nhất, phân tích tài chính KHDN giúp NHTM hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cấp hạn mức cho vay cho doanh nghiệp
Theo Lê Thị Xuân (2016), việc phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ về tình hình tài chính hiện tại cũng như trong quá khứ của doanh nghiệp, nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai Trong đó, việc phân tích BCTC của doanh nghiệp đóng góp một vai trò rất lớn, khi là một tài liệu quan trong ghi lại tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm Bằng việc phân tích các con số đó, kết hợp với những hiểu biết thực tế về doanh nghiệp, nhà phân tích nhận ra doanh nghiệp kinh doanh có tốt hay không? cơ câu vôn đã hợp lý so với hiện trạng doanh nghiệp hay chưa? doanh nghiệp có rủi ro từ những nguồn nào, và họ đã phòng hộ ra sao? Từ đó, NHTM sẽ đưa ra được kết luận cuối cùng về việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp
Thứ hai, phân tích tài chính giúp NHTM xác định định khả năng thanh toán của doanh nghiệp, là cơ sở thu hồi vốn và lãi của NHTM
Vì lãi vay là nguồn thu nhập then chốt của hoạt động ngân hàng, các NHTM cần phải hiểu rõ về khả năng thanh toán của đối tác, tùy vào từng đặc điểm cụ thể của khoản vay Cụ thể Lê Thị Xuân (2016) cho rằng: Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, Ngân hàng thường chú ý đến đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp, hay là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoản cho vay dài hạn Ngân hàng cần thẩm định các dự án đầu tư, quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của DN cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của DN
Thứ ba, phân tích tài chính giúp NHTM xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chính xác, giúp ngân hàng đưa ra các phương án dự phòng hợp lý
Dựa vào tình trạng tài chính và khẩu vị rủi ro của DN, các NHTM xếp các DN theo từng nhóm xếp hạng tín dụng phù hợp, từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa hợp lý như thực hiện trích lập dự phòng, giúp NHTM quản lý chặt chẽ tình trạng nợ xấu trong hệ thống Để hạn chế rủi ro vỡ nợ, việc trích lập dự phòng cũng được quy định rõ trong luật các Tổ chức Tín dụng tại Việt Nam, ngoài ra các NHTM còn trích lập dự phòng từ lợi nhuận ròng để lại, nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được đảm bảo vững chắc, vì lợi ích và sự phát triển lâu đài của ngân hàng Thêm vào đó, việc xếp hạng tín dụng cũng sẽ quyết định hạn mức cho vay đối với mỗi doanh nghiệp, lãi suất và kỳ hạn trả nợ của mỗi khoản vay (Bùi Thị Xuân, 2016)
Thứ tư, phân tích tài chính giúp ngân hàng xác định rõ triển vọng của DN với ngân hàng trong tương lai
Hoạt động tín dụng giữa doanh nghiệp đi vay và ngân hàng cho vay là hoạt động kinh doanh dựa trên niềm tin lẫn nhau của hai bên Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho doanh nghiệp mà họ tin tưởng sẽ trả cả gốc và lãi khoản vay trong tương lai Vì thế, Nguyễn Minh Kiều (2012) cho rằng những doanh nghiệp lần đầu tiên quan hệ với ngân hàng, niềm tin mà DN tạo cho ngân hàng ngoài các yếu tố phi tài chính, thì năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện ở các chi tiêu tài chính) là một yếu tố quan trong Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống phân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngân hàng Vì thực tế việc một DN thường xuyên thay đổi ngân hàng cung cấp tín dụng thì lại bắt đầu quá trình tạo dựng lòng tin với ngân hàng đó và sự công khai tài chính cũng gây ảnh hưởng tới yêu cầu bảo mật thông tin cho DN Đặc biệt, đối với ngân hàng thì việc xác định DN để quan hệ lâu dài cũng là một thuận lợi giảm chi phí giao dịch và tạo sự phát triển bền vững cho hoạt động cho vay của ngân hàng
1.2.3 Nguồn tài liệu sử dụng trong PTTC doanh nghiệp của hoạt động cho vay tại NHTM
Nguồn tài liệu được sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp; được chia làm 3 loại: a Thông tin phi tài chính
Trong suốt quá trình hoạt động của mình các DN chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong và ngoài DN Từ các thông tin vĩ mô về sự phát triển nền kinh tế, chính trị, pháp luật đến các yếu tố về ngành kinh doanh và thông tin nội bộ DN de có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động SXKD của DN
Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái sẽ tác động đến thị trường mà DN kinh doanh, giá cả hàng hoá, các nhân tố đầu vào, từ đó tác động đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Việc Nhà nước điều chỉnh các chính sách vĩ mô như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ hay các gói chính sách cụ thể trong từng điều kiện của nền kinh tê cũng ảnh hưởng đến quyết định của DN Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ là nhân tố giúp DN hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn Nắm bắt nhanh chóng các thông tin về khoa học, kỹ thuật cũng là một cách gia tăng khả năng cạnh tranh, đánh giá tiềm năng cơ hội của DN nếu thực hiện cải tiến Vì vậy việc phân tích các thông tin về môi trường xung quanh doanh nghiệp là điều cần thiết để đánh giá một cách chính xác, khách quan và đầy đủ khi thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp DN
TS Lê Thị Xuân(2016) đã nêu “Để phân tích tiềm năng sinh lời của một DN, nhà phân tích trước hết cần đánh giá tiềm năng lợi nhuận của mỗi ngành kinh doanh mà DN đang tham gia cạnh tranh bởi vì khả năng sinh lời của các ngành khác nhau một cách có hệ thống và dự đoán được" Do vậy việc đạt DN trong mối tương quan với DN cùng ngành trong việc so sánh về chiến lược kinh doanh, tính chất sản phẩm, xu hướng phát triển của ngành, có thế cho nhà phân tích cái nhìn rõ ràng hơn về vị thế của DN và là cơ sở tham chiếu với DN đang phân tích
Cuối cùng, các thông tin phi tài chính về bản thân DN cũng là một công cụ hữu hiệu cho nhà phân tích Loại hình DN, cơ cấu tổ chức, mục tiêu, tầm nhìn và các mô tả về sản phẩm, thị phần, thị trường sẽ tác động đến các quyết định tài chính của các nhà quản trị, do vậy việc thu thập chính xác đầy đủ các thông tin phi tài chính vừa làm cho công tác phân tích được hoàn chỉnh vừa là công công cụ kiểm tra tính xác thực của các thông tin tài chính b Thông tin tài chính Đối với công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, các thông tin từ BCTC được quan tâm và chú trọng hơn cả
BCTC là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình về tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, phản ánh dòng tiến vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ, một thời điểm nhất định
Báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định
Công tác PTTC KHDN trong hoạt động cho vay tại NHTM
1.3.1 Quy trình PTTC KHDN trong hoạt động cho vay
Phân tích tài chính KHDN là một quy trình phức tạp, cần thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin có được về DN để tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính, thực trạng, tiềm lực DN Vì vậy, không chỉ riêng DN hay các đối tượng khác, NH cũng thực hiện quy trình phân tích từ lập kế hoạch phân tích, thu thập xử lý thông tin, phân tích và đưa kết luận để thẩm định KH, quy trình phân tích thường sẽ diễn ra gồm các bước:
Sơ đồ 1.1: Quy trình phân tích tài chính
Bước 1: Lập kế hoạch phân tích
Là bước xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích Cần xác định rõ các vấn đề cần được phân tích, đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích Tùy vào yêu cầu và mục tiêu phân tích m xác định nội dung và phạm vì phân tích thích hợp
Tại NHTM bước này các cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào mục đích vay vốn hơ yêu cầu của phương án mà lập kế hoạch về nội dung cần phân tích, thời gian phả tích sao cho phù hợp với nhu cầu vay vốn hay yêu cầu về thời gian hoàn thành phương án
Bước 2: Thu thập thông tin và xử lý thông tin Để phân tích tài chính khách hàng mang lại kết quả chính xác, khách qua và đầy đủ thì NHTM cần sử dụng mọi nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp đời m những
Thu thập thông tin và xử lý thông tin
Tổng hợp và dự đoán Phân tích
Lập kế hoạch phân tích thông tin bên ngoài Cần thu thập thông tin tài chính như báo cáo tài chính hợp đồng kinh tế lớn của KH, chi tiết các tài khoản như khoản phải thu, khoản phải trả Bên cạnh đó, thông tin phi tài chính cũng rất cần thiết trong quá trình phân tích như là một số thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, pháp lướt ngành nghề, thị trường mà DN đang kinh doanh Sau khi đã có được các thông tin cần thiết các Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành, kiểm tra thông tin thu thập được tính chính xác và theo đúng yêu cầu của NH từ đó thực hiện phân loại, tính rodin xử lý số liệu phục vụ cho công tác phân tích
Bước 3: Phân tích Đây là bước trọng tâm và mang ý nghĩa quan trọng trong cả quá trình phân tích, thẩm định khách hàng, khi phân tích các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích từ khái quát đến cụ thể các nội dung cần phân tích theo đúng như yêu cầu chung của NH, bước phân tích này thường được thực hiện trước khi cấp tín dụng cho KH để đảm bảo cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn thực sự của DN và đánh giá khả năng thanh toán của
Bước 4: Tổng hợp, dự đoán và đưa ra kết luận
Từ các kết quả phân tích bên trên, tiến hành tổng hợp, kết hợp cùng những thông tin phi tài chính để đưa ra kết luận về tình hình SXKD, tài chính và năng lực trả nợ của
KH, từ đây đưa ra các phương án phù hợp
Trên đây là quy trình chung khi thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, mỗi ngân hàng đều có quy định, chính sách riêng nhưng nhìn chung sẽ tuân theo các bước cơ bản của quy trình này NHTM sẽ điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu, đối tượng phân tích, mục tiêu và điều kiện phân tích
1.3.2 Nội dung PTTC KHDN trong hoạt động cho vay tại NHTM
Với nội dung phân tích khách hàng sẽ đi từ khái quát đến chỉ tiết tình hình tài chính, đầu tiên NH cần nắm được các thông tin về năng lực về pháp lý, ngành nghề, sản phẩm kinh doanh cũng như phương thức kinh doanh của DN, theo sau đó là đi vào phân tích báo cáo tài chính, bao gồm: a.Phân tích bảng cân đối kế toán
Khi bước vào phân tích BCĐKT phân tích TS là điều cần thực hiện bởi nó không chỉ thể hiện năng lực kinh doanh của KH mà còn là phương án bảo đảm cho các khoản vay của DN
- Phân tích kết cấu tài sản
Ngoài việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra cán bộ phân tích còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của DN chiếm trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của DN
Tài sản của DN chia làm 2 loại: TSNH và TSDH Khi phân tích cần sử dụng các phương pháp so sánh ngang, dọc thực hiện phân tích các khoản mục trọng yếu thuộc 2 mục trên như: hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định hay các khoản mức chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản
Việc phân tích kết cấu tài sản này có ý nghĩa to lớn bởi thông qua công tác này NHTM có thể đánh giá được sự phù hợp giữa kết cấu tài sản và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DN Với mỗi DN thuộc lĩnh vực kinh doanh khác nhau, DN chuyên sản xuất khác với DN thuần thương mại, với mỗi trường hợp thì tỷ trọng TSNH và TSDH là khác nhau Ngoài kết cấu TS, việc nắm bắt sự biến động của TS cũng hết sức quan trọng, cán bộ phân tích có thể đánh giá được sự hợp lý của việc sử dụng TS với tình hình kinh doanh của DN
- Phân tích kết cấu nguồn vốn
Phân tích NV để thấy khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh, khi phân tích NV các cán bộ phân tích sẽ so sánh tổng NV và từng loại NV giữa cuối kỳ và đầu năm Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi NV
Cũng như phân tích kết cấu tài sản, phân tích kết cấu NV để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vẫn chiếm trong tổng số là cao hay thấp Hơn nữa, các NHTM cũng rất chú trọng xem xét các khoản nợ phải trả của DN, đây là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của DN
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính KHDN
Trong quá trình thẩm định khách hàng thì việc phân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng, qua đó à NHTM có cơ sở, thông tin để thực hiện đánh giá và đưa ra các quyết định trong quan hệ tín dụng với khách hàng Vì vậy, ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích như: các nhân tố từ phía NHTM, các nhân tố từ phía khách hàng và các nhân tố khách quan khác a Các nhân tố từ phía NHTM
- Chất lượng nguồn thông tin thu thập được
Trong quá trình phân tích tài chính DN các chuyên viên dựa rất nhiều vào thông tin mà các BCTC, nguồn thông tin thu thập được cung cấp Nếu thông tin sai lệch sẽ dẫn đến những đánh giá sai lầm về năng lực của DN, từ đó đưa ra các quyết định không chính xác Vì vậy cần kiểm tra, xem xét chất lượng các nguồn thông tin thu thập được để đảm bảo an toàn cho NHTM
- Năng lực các chuyên viên quan hệ KHDN
Muốn đưa ra được các quyết định đúng đắn trong việc cấp và triển khai tín dụng thì các chuyên viên tín dụng ngoài việc nắm vững các kỹ năng chuyên môn thì cần có hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới phù hợp được với sự đa dạng trong kinh doanh của khách hàng Mặt khác, kinh nghiệm thực hiện phương án, sự linh hoạt và đạo đức trong công việc cũng giúp cho công tác đánh giá được khách quan hơn
- Quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng
Nếu quan điểm của ban lãnh đạo trong việc ra quyết định trong việc cấp tín dụng phụ thuộc phần lớn vào việc PTTC KHDN thì công tác này sẽ được chú trọng, các chuyên viên quan hệ kjachs hàng khi đo sẽ được tạo điều kiện, quan tâm, kiểm tra và được theo sát trong quá trình thực hiện công việc Ngược lại, quy tình này sẽ không được chú trọng đúng mức
- Công nghệ ứng dụng của ngân hàng
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, có rât snhieeuf ứng dụng đã được đưa vào giúp cho luồng xử lý tín dụng tiết kiệm thời gian hơn Khối lượng công việc lớn, cùng lượng thông tin không nhỏ cần xử lý thì yếu tố công nghệ giúp việc phân tích khách hàng khoa học, nhanh gọn và đơn giản
- Chính sách của ngân hàng
Tuỳ vào từng thời kỳ mà chính sách của mỗi ngân hàng lại được điều chỉnh sao cho phù hợp hay tuỳ thuộc vào mục đích mà các NHTM sẽ quyết định thu hẹp hay mở rộng chính sách tín dụng Nếu NH thực hiện thu hẹp chính sách tín dụng thì các nội dung cũng như các tiêu chuẩn đánh giá sẽ chặt chẽ, yêu cầu khắt khe hơn Ngược lại thfi công tác phân tích linh hoạt, thông thoáng hơn b Các nhân tố từ phía KHDN
- Chất lượng thông tin hồ sơ mà KH cung cấp: Để có được một kết quả phân tích nhanh, chính xác thì tính trung thực của hồ sơ khách hàng cung cấp chính là điều kiện tiên quyết Thực tế có nhiều DN thực hiện xử lý thông tin trên BCTC, điều này cần đến dự nhạy bén, kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng để xử lý thông tin, nếu chất lượng thông tin không được đảm bảo sẽ gây mất thời gian, tốn kén, hơn nữa tạo nên ấn tượng không tốt trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
- Tính chất của khoản vay
Khoản vay ngắn hạn hay dài hạn sẽ ảnh hưởng các khía cạnh đánh giá của NHTM, nếu KH thực hiện xin cấp các khoản vay ngắn hạn thì các chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn được quan tâm hơn, với các khoản vay trung dài hạn thì khả năng sinh lời cùng hiệu quả hoạt động là các yếu tố giúp ngân hàng cân nhắc về đề nghị vay vốn của KH c Các nhân tố từ môi trường
Ngoài hai nhân tố từ ngân hàng và khách hàng thì những thay đổi từ môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng đến công tác PTTC:
Các yếu tố về môi trường kinh tế tăng trưởng hay suy thoái gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, các yếu tố về pháp luật, chính trị có ổn định hay khong, tính cạnh tranh giữa các DN hay các NHTM đều ít nhiều tác động lên các thông tin thu thập, nhận thức của các CBTD thực hiện công tác phân tích
Vì vậy nắm bắt được các nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động đến DN trong từng đuề kiện cụ thể sẽ giúp đánh giá toàn diện, khách quan và đầy đủ về năng lực của
Chương 1 của khoá luận, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận bao gồm: khái niệm, mục đích, vai trò của phân tích TCDN trong hoạt động cho vay Từ đó, nêu ra quy trình, nội dung, các tiêu chí đánh giá công tác PTTC KHDN Mặt khác, đánh giá các nhân tố từ phía ngân hàng, khách hàng và môi trường bên ngoài tác động đến quá trình PTTC khách hàng
Mỗi ngân hàng đều tuân thủ các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước vè tín dụng, tuy nhiên cũng có những mục tiêu và chính sách riêng Vì vậy, vận dụng các cơ sở lý thuyết nêu trên, tác giả lấy đó làm căn cứ để thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng công tác PTTC KHDN trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - PGD Lý Thái Tổ.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - PHÒNG GIAO DỊCH LÝ THÁI TỔ 31 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) - PGD Lý Thái Tổ
Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân đội
Tên đầy đủ: NHTM Cổ phần Quân đội
Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank
Trụ sở chính: MB Grand Tower, số 18 Lê Văn Lương, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Chủ tịch HĐQT: Ông Lưu Trung Thái
Loại hình DN: NHTM Cổ phần
Cơ sở pháp lý của NH: NH được thành lập theo QĐ số 00374/GP-UB 30/12/1993 Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng
Vốn điều lệ tính đến năm 2023 là 52.141 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào ngày 4 tháng 11 năm 1994, đã trải qua 30 năm phát triển với nhiều SP, DV và hạ tầng CNTT hiện đại Hiện tại, MBBank sử dụng các thế mạnh của mình để mở rộng thị trường bằng cách cung cấp các
DV tài chính được đánh giá cao và liên tục phát triển trong nhiều phân khúc thị trường khác nhau Trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh 2023 do Forbes Việt Nam tổ chức,
MB được đánh giá là “một trong các NH TMCP tư nhân có mức tăng trưởng ấn tượng nhất”.
Giới thiệu chung về MBBank Lý Thái Tổ
NH TMCP Quân đội - PGD LTT được thành lập ngày 15/12/2009
Người đại diện pháp lý: Giám đốc MB LTT - Hà Văn Đạt Địa chỉ: Một phần tầng 1, tầng 2 tòa nhà số 17 phố Tông Đản - Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - TP Hà Nội Điện thoại: 024 3355 2999
Mail: mblythaito@mbbank.com.vn
Mặc dù NH TMCP Quân Đội (MBBank) - PGD LTT còn khá trẻ, được thành lập vào năm 2009, đến nay được gần 15 năm nhưng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của NH nói chung Hiện tại, PGD đã và đang có những tiến bộ đáng kể, góp phần vào sự mạnh mẽ của hệ thống MBBank trên toàn quốc
Một trong những khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội nằm trong quận Hoàn Kiếm, kết nối các quận, huyện và tỉnh thành khác, tạo nên một khu vực kinh tế văn hóa và du lịch mạnh mẽ Quận rất đông dân cư mặc dù diện tích của khá khiêm tốn, nhưng nó tập trung vào các ngành công nghiệp TW và địa phương, chủ yếu là ngành cơ khí, may mặc, thương nghiệp và các DN khác như DN tư nhân, Công ty TNHH, CTCP, và HTX cùng các hộ KD nhỏ lẻ (khu vực chợ Đồng Xuân, phố cổ) NH có lợi ở điều kiện thị trường này bởi vì các DN XNK, hay hoạt động trong lĩnh vực du lịch và KD dịch vụ khách sạn có tỷ lệ cao nhất
MBBank LTT đã chiếm được uy tín và niềm tin với KH Điều này được chứng minh bằng việc MB toàn hệ thống đã vinh danh PGD là đơn vị KD tiêu biểu vào năm
2023, duy trì danh hiệu này trong bốn năm liên tiếp Mục tiêu của tập thể lãnh đạo và nhân viên của PGD LTT là “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi DN, sự thành đạt trong DN cũng chính là sự thành đạt của NH”
Các HĐKD chính của NHTMCP Quân đội - PGD LTT là:
- Huy động TG thanh toán của cá nhân, TG tiết kiệm và đơn vị bằng cả đồng VND và ngoại tệ Chính phủ bảo hiểm TG của KH: Các DV cho vay bao gồm thấu chi, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay SXKD, cho vay theo hạn mức, theo món, cho vay đầu tư dự án và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
- Thực hiện thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế thông qua phát hành
LC , Upas LC , chuyển tiền quốc tế TTR , nhờ thu , chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay
- Phát hành và thanh toán thẻ nội địa và quốc tế Chấp nhận thanh toán thẻ , thanh toán qua mạng bằng thẻ
- Thực hiện GD ngân quỹ , chi lương , thu hộ - chi hộ , thu chi tại chỗ , thu đổi ngoại tệ , nhận và chi trả kiều hối , chuyển tiền trong và ngoài nước
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước
- Các DV NH điện tử: Mobile banking; Biz Mbbank; Internet banking,…
Cơ cấu tổ chức của MB Lý Thái Tổ
NH TMCP Quân Đội - PGD LTT là một đơn vị trực thuộc NH TMCP Quân đội
Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành của PGD LTT có 37 người gồm: 2 Giám đốc,
2 Trưởng phòng và 33 nhân viên Phòng hành chính nhân sự, phòng KHCN, phòng KHDN và phòng DV KH là các phòng ban chính Mỗi phòng ban có nhân viên và CV trực thuộc chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ nhất định
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của NH TMCP Quân đội - PGD LTT
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên thực tế tại MB LTT)
- Ban lãnh đạo PGD: Giám đốc PGD và Giám đốc DV
+ Giám đốc PGD: chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động chính của PGD, chẳng hạn như triển khai kinh doanh, phương án kinh doanh, nhân sự và thương hiệu Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng nhân sự và các phương án phê duyệt
Có trách nhiệm chỉ đạo và phụ trách trực tiếp các hoạt động của các phòng trực thuộc và phòng KHDN
+ Giám đốc DV: là người phụ trách các hoạt động của phòng DV KH, sàn GD tại PGD, các phòng ban hành chính
- Phòng DV KH: 12 chuyên viên
Hỗ trợ KH trong việc chuyển tiền; gửi, rút tiền và các giao dịch liên quan đến ngoại tệ và quản lý các TK vãng lai của các tổ chức Cất giữ và quản lý đầy đủ hồ sơ
KH và các chứng từ liên quan;
- Phòng hành chính nhân sự: 2 nhân viên
Xây dựng và thực thi kế hoạch quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Hướng dẫn nhân viên về các quy định chính sách của MB, luật pháp liên quan; Đảm bảo rằng quá trình tuyển dụng được thực hiện theo các tiêu chuẩn của PGD
- Phòng KHCN: 1 trưởng phòng và 9 CVQH KHCN
Nhân viên phòng KHCN sẽ tìm kiếm và duy trì mối QH với KH và giới thiệu các
SP và DV của MB cho KH, chẳng hạn như TK số đẹp, thẻ TD, bán bảo hiểm, cho vay để thuê hoặc mua nhà dài hạn, cho vay mua ô tô, SXKD và HĐV từ nguồn tiền nhàn rỗi không sử dụng của KHCN
- Phòng KHDN: 1 trưởng phòng và 10 CVQH KHDN
CBNV của Phòng KHDN sẽ tìm kiếm nguồn KH mới từ các DN vừa và nhỏ đến các DN lớn để giới thiệu và tư vấn về các SP NH quan trọng như HĐV, cho vay, bảo lãnh, tài khoản và các SP NH khác Để phê duyệt khoản vay, CV của phòng KHDN sẽ xử lý hồ sơ TD và thẩm định
MB LTT có 10 CVQH chịu trách nhiệm về KHDN, được chia thành hai cấp độ: Cấp độ 1 chịu trách nhiệm về các DN siêu nhỏ có doanh thu bình quân 3 năm gần nhất
< 100 tỷ; Cấp độ hai chịu trách nhiệm về các DN có doanh thu bình quân 3 năm gần nhất từ 100 - 500 tỷ Điều này giúp đảm bảo DV được cung cấp cho KH nhanh chóng và đảm bảo tính hiệu quả, tối ưu trong công tác tổ chức hoạt động của NH.
Tình hình hoạt động kinh doanh của MB Lý Thái Tổ
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn của MB Lý Thái Tổ từ 2021 - 2023
Bảng 2.1: Tình hình HĐV của MB LTT từ 2021 - 2023 Đơn vị: Tỷ đồng
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tổng doanh số tiền gửi
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN NH TMCP Quân đội - PGD LTT giai đoạn 2021
Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình HĐV tăng liên tục qua các năm: năm 2022 tăng 877 tỷ đồng tương đương tăng 19.43% so với năm 2021 Năm 2023, HĐV tăng
1555 tỷ đồng, tương đương tăng 28.84% so với năm 2022 Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn có xu hướng tăng lên đã ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu NV huy động, từ đó tạo diều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng trung, dài hạn và đảm bảo nguồn vốn huy động ổn định; đồng thời thể hiện lòng tin của KH khi gửi tiền tại NH TMCP Quân Đội Để có được sự tăng trưởng như vậy vào năm 2023, MBBank
- PGD LTT đã triển khai các chính sách HĐV kịp thời để đảm bảo nguồn HĐV ổn định, phù hợp với xu hướng thị trường và định hướng của NHNN Ngoài ra, MBBank - PGD LTT tích cực thực hiện các chương trình và SP mới nhằm nâng cao nền tảng KH và đảm bảo rằng KH hài lòng Bắt đầu từ năm 2021, NH TMCP Quân Đội sẽ tổ chức các chiến dịch tặng tài khoản số đẹp miễn phí, chiến dịch giới thiệu ứng dụng của MBBank, miễn phí chuyển khoản trọn đời, miễn phí bảy DV tài khoản đi kèm và các chương trình đầu tư khác nhau để thu hút HĐV
2.1.4.2 Tình hình hoạt động cho vay của MB Lý Thái Tổ từ 2021 - 2023 a Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn TD của MB LTT giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: Tỷ đồng
Kỳ hạn Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 686 20.97% 1328 38.63% 2567 58.21%
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN NH TMCP Quân đội - PGD LTT giai đoạn 2021
Từ năm 2021 - 2023 quy mô dư nợ của MB LTT tăng trưởng tương đối ổn định, trung bình khoảng 17%/ năm Trong đó, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao vào năm 2021, chiếm 79.03% và giảm dần qua các năm Còn dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm, chiếm 20.97% vào năm 2021 và tăng lên chiếm 58.21% năm 2023 Điều này chứng minh rằng MB LTT đã sử dụng các chính sách cho vay ngắn hạn với LS ưu đãi để tăng thu hút KH vay vốn đồng thời tăng KNTT và hoàn trả của KH, giảm nợ xấu cho PGD b.Phân loại nợ cho vay từ năm 2021 - 2023
Bảng 2.3: Phân loại nợ cho vay của MBBank LTT giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: Tỷ VNĐ Đối tượng Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN NH TMCP Quân đội - PGD LTT giai đoạn
Từ kết quả bảng trên ta thấy quy mô TD của MB LTT có xu hướng tăng, tỷ trọng nợ nhóm 1 ở mức cao (trên 98%), tỷ trọng nợ nhóm 2 và nhóm 3-5 giảm trên tổng dư nợ Điều này cho thấy MB LTT đã cho vay nhiều hơn và quản lý nợ quá hạn tốt hơn
Tỷ lệ dư nợ dưới tiêu chuẩn rất thấp cho thấy hoạt động cho vay của PGD tăng về cả số lượng và chất lượng Chứng tỏ công tác PTTC và kiểm soát sau giải ngân được hoàn thành tốt hàng năm Dù thế vẫn cần xây dựng các biện pháp quản lý và giảm thiểu tối đa nợ xấu để giúp cho MB LTT ngày một vững mạnh
2.1.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của MB Lý Thái Tổ
Bảng 2.4: Kết quả HĐKD MB LTT giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Thu nhập hoạt động thuần 318 361 465
Thu nhập từ dịch vụ 65 73 83
Thu nhập từ hoạt động khác 52 45 60
Chi phí hoạt động quản lý (112) (128) (144)
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN NH TMCP Quân dội - PGD LTT giai đoạn 2021 - 2023)
Từ bảng kết quả trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023, thu nhập hoạt động thuần của MB LTT đạt mức tăng trưởng tốt hàng năm, LNTT tăng đạt 237 tỷ đồng vào năm 2023 tức tăng 54 tỷ đồng (tương đương tăng 29.5%) so với năm 2022 Tuy nhiên chi phí năm 2023 cũng tăng 12.5% so với năm 2022 nhằm nâng cấp CSVC, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho KH và bắt kịp với sự xu hướng công nghệ giai đoạn này
Thông qua những số liệu trên thấy được MB LTT không ngừng nỗ lực cải thiện, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thành phố Hà Nội MB LTT nỗ lực cung cấp DV chất lượng cao cho KH và đạt chỉ tiêu tốt Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo, đồng lòng hướng đến KH, mục tiêu mở rộng quy mô, tạo dựng niềm tin và gia tăng uy tín đến từng đối tượng KH, MB LTT sẽ tiếp tục phát triển để giúp NH TMCP Quân đội trở thành một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam.
Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay tại MB Lý Thái Tổ
2.2.1 Nguồn thông tin và công tác thu thập thông tin
- Thông tin do DN cung cấp theo yêu cầu của CBTD: các thông tin về năng lực pháp lý, thông tin tài chính, phi tài chính của DN được quy định và đính kèm sẵn trong đơn yêu cầu vay vốn do DN đề xuất cho phía ngân hàng Gồm có các giấy tờ pháp lý của DN và các cá nhân có liên quan như ĐKKD, GTTT… hay các thông tin về tình hình tài chính của DN trong vòng 2 năm gần nhất như BCTC, sao kê ngân hàng, HĐMB… và kế hoạch kinh doanh của DN
- Thông tin thu thập từ NHNN và các tổ chức có liên quan: CBTD thực hiện tra cứu thông tin quan hệ tín dụng CIC của DN và thành viên ban giám đốc… Đồng thời, kết hợp với việc thu thập thông tin từ các đối tác kinh doanh và chủ nợ cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế … Qua đó, CBTD có thể đánh giá được khả năng trả nợ của DN cũng như phân loại chất lượng đánh giá nhóm nợ, lấy đó làm cơ sở cho việc phân tích và ra quyết định cho vay của ngân hàng
- CBTD cập nhật thông tin về tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước, thông tin dữ liệu ngành nghề kinh doanh và các DN cùng lĩnh vực Từ đó, CBTD có được cái nhìn toàn diện nhất về tính hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, kết hợp với việc đối chiếu với số liệu chung của ngành và các DN tương tự để rút ra nhận xét về tính khả thi cũng như những rủi ro tín dụng của phương án cho vay
2.2.2 Quy trình phân tích tài chính KHDN
Từ dữ liệu của khối KD hoặc thông tin về các đối tác trước đây của KH, CVQH KHDN thực hiện telesale để tìm hiểu về kết quả kinh doanh và nhu cầu tín dụng cơ bản của KH Các KH tiềm năng được chuyển cho chuyên viên, sau đó báo cáo cho cấp trên và tiến hành gặp gỡ trực tiếp để thảo luận về các ưu đãi và chính sách sản phẩm cụ thể
Từ cuộc trao đổi với KH, CBTD sẽ đánh giá phương án cấp tín dụng có khả thi hay không Nếu kết quả là tích cực, sẽ tiến hành tổ chức PTTC KH Đối với khách hàng cũ, chuyên viên có thể tiến hành PTTC KH tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường hợp CVQH KHDN tại MB LTT sẽ thực hiện quy trình gồm 4 giai đoạn như sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình PTTC KHDN của MB LTT a Bước 1: Thu thập các thông tin của KH chuẩn bị cho hồ sơ vay vốn
CBTD cần thu thập thông tin chi tiết về KH và phương án vay vốn, gồm có: Thông tin bên trong DN: CBTD yêu cầu DN cung cấp:
+ Hồ sơ và giấy tờ pháp lý KH: đăng ký kinh doanh, điều lệ DN, giấy tờ tùy thân của kế toán trưởng, giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, giấy phép KD có điều kiện (nếu có)
+ Hồ sơ tài chính: Hệ thống BCTC 2 năm gần nhất, sổ chi tiết các tài khoản, tờ khai VAT, sao kê tài khoản 12 tháng gần nhất, hợp đồng kinh tế lớn của KH
Thông tin bên ngoài DN: CBTD tiến hành phỏng vấn trực tiếp KH, phỏng vấn qua điện thoại, tra internet về lĩnh vực KD, thị trường, có ảnh hưởng đến KH; nỗ lực tìm cách liên hệ với đối tác của KH, người có liên quan đến KH để tìm được thông tin đầy đủ và chính xác nhất về KH b Bước 2: Kiểm tra thông tin và thẩm định hồ sơ
Sau khi thu đủ hồ sơ thông tin từ KH, CBTD sẽ thực hiện kiểm tra tính hợp pháp và xử lý một cách riêng biệt đối với các tài liệu liên quan đến TSĐB và chuyển yêu cầu thẩm định đến hệ thống MB CBTD tiến hành lưu giữ và phân tích chi tiết các nội dung trong hồ sơ pháp lý và tài chính của KH để đánh giá năng lực hoạt động và tình hình tài chính của DN Việc phân loại từng loại hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ TSĐB và thực hiện thẩm định một cách độc lập giúp đảm bảo chuyên môn và khách quan trong quá trình xử lý c Bước 3: Xử lý thông tin và phân tích BCTC
Sau khi xác định hồ sơ đủ điều kiện phân tích, CVQH KHDN sẽ đánh giá năng lực của DN Đối với mỗi khách hàng riêng biệt, có quy mô và ngành nghề khác nhau,
Kiểm tra, thẩm định hồ sơ Đánh giá và đưa ra kết luận
Xử lý thông tin và phân tích BCTC Thu thập hồ sơ
MB LTT có thể chọn một số hoặc tất cả các tiêu chí để đánh giá Tiến hành phân tích tín dụng bằng cách sử dụng dữ liệu tài chính mà khách hàng đã cung cấp d Bước 4: Đánh giá năng lực của KH và đưa ra kết luận TD
Bằng cách sử dụng các nội dung phân tích đã nêu ở trên cùng với thông tin đánh giá về DN, CV đã đi đến các kết luận sau:
- Khả năng trả nợ các khoản vay
- Đánh giá chiến lược KD
- Đưa ra các đề xuất về các hạn chế, điều kiện, lãi suất, kế hoạch thanh toán, các mối nguy hiểm và cách giảm thiểu chúng
Do quy trình phân tích của MB LTT kết hợp xử lý và phân tích thông tin thành một bước duy nhất nên nó hơi khác so với cơ sở lý thuyết tiêu chuẩn Tuy nhiên, quy trình 4 bước nói trên vẫn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đảm bảo tính liên tục của công việc Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của DN, CVQH KHDN có thể sử dụng linh hoạt các tiêu chí PTTC phù hợp với điều kiện cụ thể của DN và yêu cầu của
MB trong quá trình phân tích Điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò của phân tích trong thực tế
So sánh với quy trình PTTC KHDN của TPBank:
Trong nghiên cứu của Mai Thị Định (2023), quy trình phân tích tài chính của KH
DN tại TPBank - Đông Đô đã được trình bày như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Bước 2: Phân tích trước khi cho vay
Bước 3: Phân tích sau khi cho vay
Tóm lại, quy trình PTTC tại MBBank và TPBank có những điểm giống và khác biệt Mặc dù các bước thực hiện được gọi tên khác nhau, nhưng nội dung phân tích đáp ứng các yêu cầu cơ bản của quy trình phân tích Ở TPBank, không có sự đề cập cụ thể đến tổ chức công việc PT TCDN, nhưng một số nội dung của quy trình đó đã thực hiện tích hợp trong các bước 2 và 3 ở trên Đối với MBBank, việc phân tích được triển khai theo quy trình cụ thể, tiến hành song song với việc kiểm sát sau khi cho vay được thực hiện đồng thời với việc xem xét cấp hạn mức TD
2.2.3 Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính KHDN Đầu tiên, để có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của KH, CBTD thực hiện đánh giá, phân tích các khoản mục trong BCTC của DN như BCĐKT, BCKQHĐKD và tính toán nhóm các chỉ tiêu tài chính quan trọng a BCĐKT Đối với các số liệu trong BCĐKT, CBTD tại MB LTT thực hiện đánh giá từ các khoản mục lớn trong TS-NV đến các khoản mục chi tiết trong từng phần Đầu tiên về bên phần TS, CBTD thực hiện đánh giá, tính toán mức độ tăng/ giảm, tốc độ biến động của các loại TS như HTK, KPT, Tiền… biến động như thế nào các năm, đánh giá tình hình luân chuyển vốn cũng như hàng hóa và các đối tác đầu ra-đầu vào chủ yếu, tần suất, giá trị cũng như khối lượng từng đơn hàng Bên cạnh đó, còn xem xét xem các khoản mục có biến động lớn bất thườngcó tác động mạnh mẽ đến DN trong năm cũng sẽ được phân tích
Về phía Nguồn vốn, CV cũng tập trung vào các khoản mục lớn trong VCSH và NPT, để xác định nguồn tài trợ chính của DN cũng như những khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong NV cùng những biến động tăng/giảm của chúng trong năm… từ đó làm cơ sở cho việc nhận xét về năng lực tài chính và khả năng trả nợ trong tương lai Đối với phần VCSH, CBTD thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và nguyên nhân những biến động trong khoản mục này, từ đó đưa ra phân tích về tình hình phát triển, hoạt động kinh doanh của KH
Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
Thứ nhất, về dữ liệu phân tích đầu vào CVQH KHDN cần đảm bảo thu thập đầy đủ hồ sơ và thông tin của KH theo đúng quy định yêu cầu checklist của MB để chắc chắn kết quả phân tích là chính xác và trung thực Trước khi đi vào phân tích, CBTD cần cẩn trọng kiểm tra, xác minh tính chính xác và hợp lý của các số liệu trên BCTC mà
KH cung cấp thông qua việc đối chiếu, so sánh với hoá đơn VAT, sao kê tài khoản NH,
Ngoài ra, CV cần tự giác cập nhật, chủ động nắm bắt, theo dõi những diễn biến tình hình kinh tế, cập nhật thông tin từ các trang chính thống và uy tín, các bài báo về
DN, trung tâm thông tin CIC, bộ luật Nhà nước Thông tin sử dụng có độ chính xác cao giúp NH giảm rủi ro trong quá trình PTTC KH từ dữ liệu đầu vào.
Thứ hai, phương pháp so sánh và tỷ lệ được CBTD vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả trong quá trình phân tích, đáp ứng đầy đủ những nội dung và yêu cầu trong quy chế PTTC KH của PGD, chủ yếu là DN vừa và nhỏ, các thông tin tài chính và yêu cầu đánh giá không quá phức tạp
Thứ ba, nội dung phân tích được trình bày hợp lý và chặt chẽ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phân tích theo quy định trình bày BCĐX CV đã tính toán PTTC từ các nội dung phân tích chính cho đến thông tin từng khoản mục chi tiết, cùng với các thông tin đánh giá chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN, từ đó có được một cái nhìn bao quát toàn diện về tình hình hoạt động, năng lực tài chính của KH Đồng thời,tuỳ vào đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của KH, CBTD linh hoạt phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính phù hợp cũng như một số khía cạnh khác bên ngoài nội dung phân tích chính để có thể hiểu biết, đánh giá rõ hơn về tình hình kinh doanh của DN Thông qua đó, CV có thể trao đổi với KH một cách hiệu quả hơn về nhu cầu cấp hạn mức tín dụng, lấy đó là căn cứ cho việc đề xuất phương án vay vốn trình lên bộ phận thẩm định phê duyệt
Thứ tư, MB đã phát triển hệ thống soạn thảo, đề xuất phương án, khởi tạo hồ sơ và lưu trữ hồ sơ KH bằng cách sử dụng hệ thống BPM Điều này cho phép CV đề xuất phương án một cách nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo thời gian và tiến độ cho KH.Hệ thống này không chỉ thực hiện quy trình TD một cách xuyên suốt mà còn giúp CVtheo dõi và bổ sung thông tin kịp thời Ngoài ra, CVQH KHDN chỉ cần nhập thông tin theo yêu cầu của hệ thống, hệ thống sẽ chấm điểm, XHTD tự động cho KH, có thể tránh được sự chủ quan khi đánh giá KH của chuyên viên.
Thứ năm, CVPGD luôn thực hiện theo đúng các công văn và bám sát quy định về quy trình phân tích của NH TMCP Quân đội Công tác PT TCDN được thực hiện một cách cẩn trọng và chuẩn mực, tuân thủ đầy đủ các bước từ quá trình thu thập thông tin đến công tác phân tích tài chính, báo cáo kết quả thẩm định và đưa ra quyết định cuối cùng
Quá trình PT TCDN tại đơn vị kinh doanh vẫn còn một số vấn đề tồn đọng gây ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của kết quả phân tích:
Một là , hạn chế về nguồn dữ liệu thông tin đầu vào
Các thông tin thu được chủ yếu từ KH và không hệ thống; các nguồn bổ sung từ các nguồn khác rất hạn chế và chưa đảm bảo tính chính xác, trung thực của dữ liệu sử dụng cho phân tích Đặc biệt, đối với nhóm KH chủ yếu mà MB LTT hướng đến là các
DN nhỏ và vừa nên việc thực hiện công tác kế toán chưa đủ chuyên nghiệp và chuẩn mực, hay DN còn thiếu kinh nghiệm làm việc với ngân hàng, dẫn đến nhiều thiếu sót, bất cập trong việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp TD
Hai là, hạn chế về quy trình phân tích
Hiện MB LTT vẫn chưa có quy trình PTTC phân chia chi tiết đối với từng loại
DN cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở những bước khái quát cơ bản Việc áp dụng quy trình giống nhau cho các DN khác nhau không phải là phương pháp tối ưu; nó gây lãng phí thời gian, công sức và không mang lại đánh giá DN chính xác nhất
Ba là, hạn chế về phương pháp phân tích còn nhiều thiếu sót và hạn chế
Mặc dù hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp so sánh và tỷ lệ đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu nội dung phân tích của MB, tuy nhiên, những khác biệt về tính chất, quy mô, đặc thù kinh doanh của mỗi đối tượng DN có thể khiến các đánh giá về KH chưa thực sự chính xác Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá sự biến động tăng giảm và thay đổi trong tỷ trọng của các khoản mục mà chưa đi sâu vào xem xét mối liên hệ giữa nội dung
Bốn là, hạn chế về nội dung phân tích còn cần được bổ sung, hoàn thiện
Các nội dung phân tích đã đáp ứng tương đối so với yêu cầu quy định của MB trong quá trình PT TCDN, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện Trong việc đánh giá quá trình HĐKD của DN, CBTD mới chỉ dừng lại ở việc tính toán đưa ra kết quả các chỉ số tài chính chứ chưa đi sâu vào phân tích và đánh giá ý nghĩa của chúng Đồng thời, CBTD mới chỉ tập trung khai thác và phân tích số liệu từ BCĐKT và BCKQHĐKD để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh mà chưa quan tâm đến các thông tin về các biến động dòng tiền trong BCLCTT của KH
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, công tác thẩm định BCTC chưa đảm bảo Công tác thẩm định này tại MB LTT chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các báo cáo tài chính có đủ số liệu, cân đối và khớp đúng Hiện nay, MB không quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải cung cấp BCTC đã được kiểm toán trong hồ sơ vay vốn, điều này mang lại rủi ro về sự thiếu trung thực và chính xác của các con số tài chính trong quá trình phân tích
Việc chưa đảm bảo tính tin cậy và chính xác của các số liệu, thông tin trong BCTC được sử dụng cho phân tích sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phân tích và đánh giá tình hình tài chính của NH Ngoài ra, việc sử dụng thông tin phi tài chính để đánh giá thường dựa vào phỏng vấn KHDN, và điều này đòi hỏi cao về kỹ năng thu thập, chọn lọc và kiểm định thông tin của CBTD cũng như mức độ hợp tác và tin cậy của KH Đồng thời, việc đánh giá, thu thập các thông tin phi tài chính cũng còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế về nguồn thông tin thiếu đa dạng ảnh hưởng đến tính hiệu quả chính xác của số liệu được thu thập
Định hướng nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – PGD Lý Thái Tổ
Thứ nhất, trước tình hình biến động nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với những thách thức từ tình hình chính trị căng thẳng cũng như áp lức về lạm phát và biến động lãi suất ở nhiều quốc gia, NH TMCP Quân Đội nói chung và MB LTT nói riêng đã quyết định thực hiện một cách nghiêm túc các định hướng từ Chính Phủ và NH Nhà nước Trong bối cảnh này, MBBank đã tập trung vào đánh giá và đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp trong hoạt động cho vay trong lĩnh vực quản lý môi trường và xã hội, nhằm mục tiêu phát triển NH và TD xanh Theo báo cáo thường niên năm 2022 của MBBank, chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2026 tập trung vào phát triển TD và đầu tư vào các dự án xanh, đặc biệt là trong lĩnh vực micro- SME và NH số MBBank - PGD LTT cũng đã và đang thực hiện định hướng này thông qua các cuộc họp giao ban và chương trình đào tạo nhân sự định kỳ.
Thứ hai, MB PGD LTT đặt mục tiêu tích hợp Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) và tập trung vào các vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh mạng và cải thiện trải nghiệm KH Nhận thấy rằng rủi ro từ biến đổi khí hậu và các yếu tố liên quan (ví dụ như thay đổi chính sách, quy định của Nhà nước để thúc đẩy cam kết Net Zero) có thể gây ra tăng cường rủi ro TD và ảnh hưởng đến chất lượng TD của PGD Vì vậy, MBBank - PGD LTT đã đặt ra chiến lược nghiên cứu và phát triển các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro phù hợp
Thứ ba, trong ngành NH nói chung và đặc biệt là MBBank – PGD LTT, tiếp tục tập trung vào KD bán lẻ để tối ưu hóa cân bằng giữa rủi ro TD/TS và biên LN Đồng thời, họ cũng tăng cường quá trình chuyển đổi số, nhất là khi nền kinh tế thế giới dự đoán vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, đến từ tình hình chính trị biến động phức tạp, ảnh hưởng chuỗi cung ứng và những hạn chế trong quy định của nhà nước trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế tại nhiều nước trong năm 2024 MBBank – PGD LTT cũng hướng đến việc kết nối KH qua nhiều kênh, cung cấp các tiện ích gia tăng và xây dựng lòng trung thành của KH.
Thứ tư, tập trung vào việc tăng trưởng dư nợ một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả cho tất cả các phân khúc kinh tế là một ưu tiên hàng đầu Đặc biệt, sự chú trọng vào chất lượng TD và việc cải thiện khả năng thẩm định cho vay là điều cần thiết MB LTT sẽ tiếp tục lựa chọn KH một cách cẩn thận, và quyết định yêu cầu KH tất toán ngay một phần/toàn bộ khoản vay ngay khi hệ thống phát hiện dấu hiệu xấu trong quá trình vay Thứ năm, cần chủ động tìm kiếm các DN ngoài quốc doanh, các DN quy mô vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả để tiến hành cho vay Tăng cường các hoạt động tiếp thị và quảng cáo, cải thiện tinh thần và thái độ phục vụ nhằm xây dựng niềm tin và lòng tin từ phía KH.
Thứ sáu, đảm bảo sự chủ động trong quản lý TD bằng việc kiểm soát, theo dõi tình hình trả nợ của các KH vay vốn một cách định kỳ Điều này bao gồm việc theo dõi tình hình HĐKD, tình hình tài chính, nguồn trả nợ và TSĐB của KH Đồng thời, cần phải nắm bắt thông tin về HĐKD, khả năng trả nợ, và những thách thức mà KH đang phải đối mặt để có những giải pháp phù hợp và kịp thời.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng
3.2.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Mỗi CBTD phải thực hiện một điều tra cơ bản về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hàng quý Công việc này nhằm mục đích kiểm tra, cập nhật thông tin mới nhất của những khách hàng đang có dư nợ mà họ quản lý Điều này cho phép họ hiểu rõ hơn và phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của KH một cách toàn diện và chuẩn xác nhất Trong các cuộc phỏng vấn với KH, CBTD cần duy trì một môi trường thân thiện và cởi mở để thu thập thông tin cần thiết về các vấn đề như khả năng trả nợ của KH, tình hình thanh toán của KH và vị trí của KH.
Qua đây CBTD cũng có thể xác định được mức độ tin cậy và hợp lý của các hồ sơ, số liệu từ phía DN cung cấp, phối hợp giữa việc đi thực địa đánh giá cơ sở SXKD của KH với việc đối chiếu với các số liệu trên BCTC CBTD thực hiện đánh giá và chấm điểm TD KH dựa trên việc nhận xét tình hình dư nợ của KH theo Báo cáo QHTD lưu trữ tại hệ thống giám sát và chấm điểm TD quốc gia (CIC) do NHNN quản lý hoặc phần mềm đánh giá chất lượng nợ riêng của MBBank Đồng thời, CBTD cần chú ý khai thác thêm thông tin từ các NH có QH GD với KH, từ các DN cung cấp và tiêu thụ, từ các công ty kiểm toán để đánh giá chính xác nhất khả năng trả nợ và mức độ tin cậy của DN. Đồng thời, MBBank cũng cần xây dựng hệ thống thu thập số liệu riêng phụ trách nắm bắt và cập nhật diễn biến kinh tế và phân tích số liệu ngành kinh doanh Cần chú ý hoàn thiện công tác quản lý, lưu trữ và tìm kiếm hồ sơ, dữ liệu trong nội bộ MB, đảm bảo tính thống nhất và kết nối thông tin giữa các bộ phận, phòng ban Từ đó giúp cho việc cập nhật và tra cứu thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động phân tích và thẩm định diễn ra dễ dàng và chính xác hơn, tránh những nhầm lẫn hay chậm trễ không đáng có Cần thành lập một trang thông tin chính thống cập nhật diễn biến và phân tích chuyên gia về những biến động kinh tế và thị trường, những thay đổi trong chính sách của nhà nước và theo dõi tình hình quan hệ tín dụng của KH Cần cập nhật các chỉ tiêu phân loại về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng trong hệ thống tra cứu hồ sơ vay vốn, giúp CBTD có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin của những phương án cho vay đã được phê duyệt của các doanh nghiệp tương tự để làm cơ sở so sánh với KH đã và đang tiếp cận Đồng thời cần cập nhật thông tin về các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan của những tổ chức đã/ đang có nguy cơ phá sản để có thể điểu chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý, giảm thiểu rủi ro cho NH
3.2.2 Tuyệt đối tuân thủ quy trình phân tích
Hiện nay, quy trình PTTC của MBBank vẫn còn tồn đọng một số vấn đề ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả Do đó, MBBank nói chung và MBBank - PGD LTT nói riêng cần phải:
Quan tâm đến phương án, dự án SXKD, dòng tiền dự án, khả năng tài chính của
KH và hoàn toàn tuân thủ các bước trong quy trình phân tích, các yếu tố này rất quan trọng Cần tránh trường hợp chỉ quan tâm đến TS thế chấp, không quan tâm đến phương án, dự án, khả năng tài chính của KH, vì điều này có thể dẫn đến nợ xấu và chất lượng
Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính chất nguyên tắc trong quy trình phân tích, như: Năng lực pháp lý của KH, tư cách của KH, khả năng tài chính của KH, mục đích vay vốn, dự án SXKD, hiệu quả của phương án, khả năng kiểm soát khoản vay.
3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính KHDN Để xác định biến động của TSSL thông qua các chỉ tiêu tài chính có thể sử dụng thêm phương pháp Dupont Điều này sẽ giúp CVxác định nguyên nhân gây ra sự thay đổi theo một quy trình Sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của DN bằng cách kết hợp ba phương pháp
ROE = Biên lợi nhuận (NPM) * Vòng quay tổng tài sản (AT) * Hệ số đòn bẩy tài chính (EM)
=> ROE = LNST × Doanh thu và TN khác × Tổng TS bq
Nếu chỉ sử dụng công thức đơn giản ROE = LNST/VCSH, sẽ khó để xác định các biến động tăng giảm phụ thuộc vào các yếu tố nào Do đó, việc sử dụng phương pháp Dupont và so sánh có thể là một cách hiệu quả để đánh giá sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến ROE
Ví dụ cụ thể với Công ty CP Thực phẩm và Đồ uống TTC như sau:
Bảng 3.1: Tính toán ROE của Công ty CP Thực phẩm và Đồ uống TTC theo phương pháp Dupont
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2023 Năm 2022
Doanh thu thuần Triệu đồng 653953 745726
Tổng tài sản Triệu đồng 143614 246020
Biên lợi nhuân (NPM) Lần 0.006 0.005
Vòng quay TTS (AT) Lần 4.55 3.03
Hệ số đòn bẩy (EM) Lần 2.25 3.51
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu trên BCTC của Công ty Cổ phần
Thực phẩm và Đồ uống TTC Đối tượng phân tích: △ ROE = ROE 2023 - ROE 2022 = 6.14 % - 5.32 % = 0.82 % Các nhân tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng của Biên lợi nhuận (NPM):
△ NPM = NPM 2023 × AT 2022 × EM 2022 - NPM 2022 × AT 2022 × EM 2022
=> △ NPM = NPM 2023 × AT 2022 × EM 2022 - ROE 2022
- Ảnh hưởng của Vòng quay TTS (AT):
△ AT = NPM 2023 × AT 2023 × EM 2022 - NPM 2023 × AT 2022 × EM 2022
=> △ NPM = NPM 2023 × EM 2022 × ( AT 2023 - AT 2022 )
- Ảnh hưởng của Hệ số đòn bẩy tài chính (EM):
△ EM = NPM 2023 × AT 2023 × EM 2023 - NPM 2023 × AT 2023 × EM 2022
=> △ EM = ROE 2023 - NPM 2023 × AT 2023 × EM 2022
Theo tính toán cho thấy, tỷ suất LNST trên VCSH năm 2023 tăng nhẹ so với năm
2022 là 0.82% Nguyên nhân là vì biên lợi nhuận của DN tăng 1.06% so với cùng kỳ năm trước Doanh thu của KH năm 2023 có sự giảm nhẹ là do năm 2023 KH giảm sản lượng bán hàng cho đối tác liên quan là Công ty Thủ Đô giảm từ 29.7 tỷ năm 2022 xuống 2.9 tỷ Chi phí tăng nhưng giá vốn hàng bán giảm rất nhiều Dẫn đến lợi nhuận sau thuế duy trì ổn định so với năm trước, dẫn đến sự gia tăng của biên lợi nhuận Chỉ số vòng quay TTS năm 2023 tăng 3.2% so với năm 2022 chứng tỏ tốc độ tạo ra doanh thu > tài sản được đưa vào sử dụng Tổng tài sản giảm mạnh so với năm trước Tổng tài sản giảm 41.63% tuy nhiên doanh thu của KH chỉ giảm 9% dẫn đến chỉ số VQ TTS tăng Hệ số đòn bẩy tài chính giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do tổng tài sản năm 2023 của DN giảm mạnh, giảm nhiều hơn so với VCSH của DN giảm Sự gia tăng của 2 nhân tố NPM và AP đủ để bù đắp cho sự giảm của EM và còn thừa, dẫn đến hệ số ROE năm 2023 tăng
Ví dụ cụ thể trên cho thấy hiệu quả của phương pháp Dupont, vì nó cho phép nhà phân tích xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến ROE Ngoài hai phương pháp thường được sử dụng là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ thì các CVQH KHDN nên kết hợp sử dụng phương pháp Dupont để hiểu rõ hơn về HĐKD và khả năng thu được lợi nhuận thực sự của DN
3.2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích BCTC
- Bổ sung phân tích BCLCTT
Phân tích BCLCTT chưa được thực hiện cho quá trình PTTC KHDN tại MB LTT Việc đánh giá BCLCTT có thể giúp CBTD nắm bắt rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những thay đổi trong luồng tiền và khả năng trả nợ của DN, hay so sánh giữa các DN tương tự để đánh giá tính hiệu quả trong chính sách kinh doanh
CBTD cần chú ý kết hợp đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đặt trong tình hình biến động chung của toàn ngành kinh doanh nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như dự báo xu hướng tiềm năng phát triển của DN trong quá trình phân tích dòng tiền Dòng tiền rất mạnh chưa hẳn là kết quả tốt nếu nó thể hiện
DN chưa có hoạt động phát triển mở rộng quy mô, đầu tư thêm vào TSCĐ hay nguồn vốn ngắn hạn để đẩy mạnh sản xuất, tình hình tăng trưởng trì trệ Ngược lại, dòng tiền có thể âm trong trường hợp DN đang đẩy mạnh khoản chi cho cơ sở vật chất TSCĐ để phục vụ quá trình mở rộng SXKD, nắm bắt cơ hội cho bước đột phá tăng trưởng mạnh
Tác giả minh hoạ bổ sung phân tích BCLCTT cụ thể cho Công ty Cổ phần Thực phẩm và Đồ uống TTC:
Bảng 3.2: BCLCTT của Công ty Cổ phần Thực phẩm và Đồ uống TTC năm 2023 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2023 Năm 2022
I.Lưu chuyển tiền từ HĐKD
1.Tiền thu từ BH, CCDV và doanh thu khác 01 671,217 708,846
2.Tiền chi trả cho người cung cấp HH và DV 02 (640,383) (714,064)
3.Tiền chi trả cho người lao động 03 (15,354) (10,891)
4.Tiền lãi vay đã trả 04 (9,908) (9,763)
6.Tiền thu khác từ HĐKD 06 30,796 3,321
7.Tiền chi khác cho HĐKD 07 (24,211) (30,455)
Lưu chuyển tiền từ HĐKD 20 11,172 (54570)
I Lưu chuyển tiền từ HĐ đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng
TSCĐ và các TSDH khác 21 (11) (370)
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 (1,800) (30,000)
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ cho đơn vị khác 24 19,800 12,000
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 17,989 (18,370)
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH 31 30,000
3.Tiền thu từ đi vay 33 487,096 57,1660
4.Tiền trả nợ gốc vay 34 (23,600) (47,020)
5.Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35 (562,360) (418,334)
6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH 36 (528)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (99,392) 136,306
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 74,854 11,488 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
(Nguồn: Hệ thống BCTC của Công ty Cổ phần Thực phẩm và Đồ uống TTC năm 2023)
BCLCTT KH lập theo phương pháp trực tiếp LCTT từ HĐKD năm 2023 dương, do tiền thu từ bán hàng trong kỳ lớn LCTT từ HĐĐT năm 2023 dương, do tiền thu hồi do bán công cụ nợ trong kỳ lớn LCTT từ hoạt động tài chính năm 2023 âm, do tiền trả nợ gốc trong kỳ lớn, lớn hơn dòng dương của 02 dòng còn lại, dẫn đến LCTT trong kỳ âm Tuy nhiên do giá trị tiền đầu kỳ lớn nên cân đối dòng tiền thanh toán vẫn đảm bảo.
Có thể thấy rằng việc phân tích BCLCTT không hẳn là cần thiết trong trường hợp đối tượng KH là các DN siêu nhỏ Mặt khác, PGD cần tập trung hơn vào việc phát triển đối tượng KH là các DN vừa và nhỏ với mục tiêu tăng quy mô TD và lợi nhuận của NH
MB cần thêm phân tích BCLCTT vào hệ thống tính toán, đó là điều cần thiết để đánh giá chính xác nhất tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của KH Tuỳ thuộc vào từng đối tượng KH khác nhau với tính chất hoạt động khác nhau, CBTD cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng thêm các chỉ tiêu phân tích từ BCLCTT, không chỉ dừng lại trong việc đánh giá Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ mà cần chú ý đến dòng tiền trong từng hoạt động cụ thể của DN
- Bổ sung thêm một số chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình phân tích
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Tăng cường hiệu lực pháp lý nhằm duy trì sự gắn kết, hài hòa trong khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của MBBank nói riêng và các NHTM Nhà nước nói chung Hoàn thiện quy định tư vấn của các ngân hàng thương mại về cơ cấu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp; cung cấp nội dung; Thiết lập các tiêu chuẩn, cơ sở so sánh và phân tích độ tương phản trên một bộ chỉ số trung bình của ngành
- Để giảm thiểu rủi ro, định kỳ kiểm tra hoạt động và thủ tục TD của các NHTM
- Cải thiện chất lượng của Trung tâm TD CIC bằng cách cung cấp thông tin chính xác và cập nhật
- Cần phải ban hành các tài liệu và văn bản liên quan đến quy trình TD, đặc biệt là công việc PTTC, để tạo ra chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện cho các NHTM
3.3.2 Kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Xây dựng chiến lược tăng trưởng TD phù hợp với từng giai đoạn khác nhau phù hợp với sự thay đổi của chính sách NHNN và môi trường
- Đẩy mạnh tổ chức các khóa học ngắn hạn, chương trình tập huấn, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm về tín dụng và chuyên môn nghiệp vụ Thực hiện các bài kiểm tra nghiệp vụ định kỳ để cải thiện kiến thức của nhân viên và hỗ trợ họ hiểu rõ hơn về quy trình và chính sách của MBBank
- MBBank cần cải tiến và thường xuyên cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất để bắt kịp xu hướng của thời đại số Bên cạnh việc nâng cao chất lượng của quy trình phân tích, việc này còn giúp rút ngắn thời gian xử lý và giảm bớt áp lực công việc cho chuyên viên nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm hiện đại
- Xây dựng trang thông tin TD được cập nhật một cách khoa học để làm nguồn thông tin mà CBTD tại PGD có thể sử dụng trong quá trình PTTC KHDN
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 Ở chương 3 này, tác giả đã đưa ra mục tiêu phát triển và những định hướng nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay tại NH TMCP Quân đội - PGD LTT Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện những hạn chế đang tồn tại trong quá trình PTTC KHDN tại MB LTT Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với NHNN,
Hội sở chính NH TMCP Quân Đội để công tác PTTC KHDN được hoàn thiện hơn, giúp quá trình ra quyết định cho vay được đảm bảo, giảm thiểu rủi ro cho NH.