1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam

106 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam
Tác giả Lê Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Mai
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 3,97 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (13)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu (15)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (18)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM8 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC (20)
    • 1.1.1. Khái quát về hoạt động logistics ngược (20)
    • 1.1.2. Phân biệt một số khái niệm có liên quan đến logistics ngược (23)
    • 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM (28)
      • 1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm (28)
      • 1.2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng sản phẩm (29)
      • 1.2.3. Lợi thế của chuỗi cung ứng sản phẩm ...................................................... 21 1.3. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC (33)
      • 1.3.4. Yếu tố đánh giá hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm (42)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT (45)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM (45)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nhựa tại Việt Nam (45)
      • 2.1.2. Cơ cấu ngành nhựa tại Việt Nam (53)
      • 2.1.3. Chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (59)
    • 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM (65)
      • 2.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (65)
      • 2.2.2. Thực trạng thực hiện hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (67)
      • 2.2.3. Thực trạng các dòng sản phẩm trong hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (69)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM 62 1. Những thành tựu đạt được (74)
      • 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại (76)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (78)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC (82)
    • 3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 (82)
      • 3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành nhựa tại Việt Nam (82)
      • 3.1.2. Dự báo tiềm năng phát triển của hoạt động logistics ngược trong chuỗi (87)
    • 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM (91)
      • 3.2.1. Giải pháp đối với tổ chức Logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (91)
      • 3.2.2. Giải pháp đối với các dòng logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (92)
    • 3.3. KIẾN NGHỊ (93)
      • 3.3.1. Với Nhà nước và Bộ, Ban, Ngành (93)
      • 3.3.2. Với các doanh nghiệp (95)

Nội dung

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ...70 3.1.1.. Dự

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay xã hội phát triển mạnh mẽ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, dẫn đến sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và kéo theo đó là sự gia tăng lượng lớn các loại rác thải cần được xử lý và loại bỏ Bên cạnh đó, hoạt động mua sắm và tiêu dùng thông qua các trang TMĐT diễn ra ngày càng thường xuyên và liên tục cũng đã góp phần khiến lượng rác thải tăng lên đáng kể Không những vậy, trong thời đại công nghệ hóa luôn đòi hỏi tính đổi mới và sáng tạo như hiện nay, NTD sẽ có xu hướng nhanh chóng loại bỏ các sản phẩm cũ để tìm kiếm các sản phẩm mới với tính năng và chất lượng cải tiến hơn, từ đó khiến chu kỳ sống của một sản phẩm bị rút ngắn lại, lượng hàng hóa bị thu hồi tăng lên và một lần nữa góp phần gia tăng các sản phẩm bị thải bỏ trên toàn cầu Đây là một trong những vấn đề đang gây nhức trong toàn xã hội vì nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời để tiêu hủy và ngăn ngừa lượng rác thải hạn chế tăng nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của con người sẽ bị suy giảm do ảnh hưởng từ các vấn đề như ô nhiễm môi trường và các bệnh hiểm nghèo Chính vì vậy, trước tình hình này, tại nhiều quốc gia, các CQQL đã và đang ban hành rất nhiều quy định khắt khe đối với việc loại bỏ và xả thải rác thông qua việc SX và tiêu dùng các sản phẩm hợp lý để bảo vệ môi trường Đặc biệt, việc ứng dụng hoạt động logistics ngược trong việc xử lý, tái chế lượng rác thải cũng đang được các cơ quan quản lý, các tổ chức, DN trên thế giới quan tâm và ưu tiên phát triển

Trong số những loại chất thải xả ra môi trường, chất thải nhựa chiếm một tỷ lệ vô cùng lớn Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, hàng năm, trên thế giới, có tới hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường Riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1.8 triệu tấn rác nhựa và hơn 80% trong số đó đều bị xả thải chỉ sau 1 lần sử dụng Năm 2023, theo các chuyên gia về chất thải rắn, Việt Nam đứng thứ 4 ại châu Á về việc phát sinh chất thải nhựa, chỉ sau Trung Quốc, rắn nhưng vì hạn chế về mặt công nghệ nên vấn đề XLCT sinh hoạt nói chung và chất thải nhựa nói riêng tại Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập Cụ thể, hiện nay, lượng rác thải nhựa được xử lý chủ yếu bằng cách chôn lấp, tiêu hủy và chỉ 30% còn lại được tái chế, tái sử dụng Ngoài vấn đề về công nghệ còn yếu kém, nguyên nhân thứ hai của tình trạng này còn xuất phát từ việc các DN Việt Nam mới chỉ tập trung vào hoạt động logistics ngược theo hướng thu hồi sản phẩm khách hàng để phục vụ cho mục đích đổi trả, sửa chữa, bảo dưỡng, mà chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tạo ra LTCT và phát triển DN theo hướng bền vững thông qua hoạt động tập hợp sản phẩm để tái chế, TSX để sử dụng lâu dài Đặc biệt, các sản phẩm từ nhựa có thể được tận dụng nhiều lần thông qua hoạt động tái chế, TSD Các loại nhựa đang được tái chế, TSD phổ biến tại Việt Nam là

PS, PVC, HDPE, PE, PP, LDPE Sau khi được tái chế, các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục được TSD trong các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, xây dựng, tùy vào đặc tính và chức năng của sản phẩm Ngày nay, khi mức sống tại các khu vực ngày càng tăng, kèm theo đó là nhu cầu sử dụng các sản phẩm cũng tăng lên nhanh chóng Theo các nghiên cứu chỉ ra, mức tiêu thụ nhựa trung bình tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng, đạt tới 10,6% mỗi năm khi phần lớn các sản phẩm tiêu dùng ngày nay đều có sự xuất hiện của chất liệu nhựa Tuy nhiên, NNVN cũng đang đối mặt với nguy cơ phụ thuộc vào nguyên liệu NK từ các thị trường khác với tỷ lệ NK lên đến 70% NK các NVL để SX nhựa với chi phí cao sẽ dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của các DN nhựa trên thị trường Chính vì vậy, để NNVN ngày càng phát triển và các DN nhựa Việt Nam muốn trở nên cạnh tranh hơn thì cần thiết phải tiến hành thu gom, TSX và sử dụng lại các sản phẩm này hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí phát sinh trong QTSX, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và giải quyết được vấn đề phụ thuộc nguyên liệu SX Để thực hiện được điều này, các tổ chức, thành viên có mặt trong CCƯ ngành nhựa cần phối hợp hiệu quả để quản lý hoạt động logistics ngược bằng cách tạo nên một mô hình khép kín từ khâu thu gom, phân loại, xử lý đến tái chế, TSD hoặc phân phối

Thực tế trên cho thấy hoạt động logistics ngược chưa được thực sự chú trọng phát triển tại Việt Nam, dẫn đến tình trạng tốn kém nhiều chi phí trong QTSX, phân phối tại các doanh nghiệp, đồng thời gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường

Vì vậy, việc tập trung phát triển hoạt động logistics ngược theo hướng chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết đối với các DN nói chung và các DN ngành nhựa nói riêng tại Việt Nam

Với những lý do trên, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ không chỉ hữu ích đối với các DN tại Việt Nam nói chung mà đặc biệt là các DN ngành nhựa trong việc tiết kiệm các chi phí thông qua việc tận dụng tối đa giá trị của các sản phẩm để nâng cao NLCT, cải thiện nguồn lực và các mối quan hệ hợp tác, đồng thời BVMT theo hướng phát triển bền vững.

Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, logistics ngược là một khái niệm hoàn toàn mới tại thế kỷ trước, cụ thể là thế kỷ 20 Phần lớn, những nghiên cứu về logistics ngược tại thời điểm đó đều bắt nguồn từ tại khu vực Châu Âu, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế phát triển Năm 1992, Hội đồng quản trị Logistics lần đầu tiên xuất bản nghiên cứu về lĩnh vực này dựa trên những lý luận của Stock về sự liên kết giữa logistics ngược và sự vận hành của doanh nghiệp Một năm sau đó, vào năm 1993, tổ chức này tiếp tục xuất bản nghiên cứu của Kopicki, chỉ ra lợi thế khi khai thác triệt để hoạt động TSX và tái phân phối

Sau đó, lý thuyết về logistics ngược bắt đầu trở nên phổ biến và phát triển hơn thông qua nhiều các nghiên cứu khác Đặc biệt, trong thời kỳ này, các nghiên cứu phần lớn làm rõ định nghĩa về logistics ngược Cụ thể, theo Kroon và Vrijens (1995):

“Logistics ngược chính là các hoạt động quản lý thu hồi sản phẩm nhằm giảm thiểu rác thải có hại” Giuntini và Andel (1995) cũng cho rằng logistics ngược tập trung quản lý sản phẩm thu hồi từ người tiêu dùng Fleischmann (1997) cho rằng:

“Logistics ngược là quá trình bao gồm tất cả các hoạt động logistics mà theo đó các sản phẩm không còn đáp ứng được yêu cầu của NTD sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm có thể sử dụng lại trên thị trường” Trong định nghĩa của Carter và Ellram giá trị sử dụng.” Theo Marchesini và Alcantara (2016), logistics ngược được hiểu là một quá trình con của quản lý thu hồi các sản phẩm hết thời gian sử dụng, bị hư hỏng, một quá trình thu gom, tái chế lại, sử dụng lại và xử lý các sản phẩm trả lại một cách phù hợp

Bên cạnh đó, để giải thích rõ ràng hơn về khái niệm logistics ngược, nhiều nghiên cứu đã thể hiện sự so sánh khác biệt giữa hai hoạt động là logistics ngược và xuôi Nhấn mạnh về khả năng dự báo giữa hai khái niệm, Guide và cộng sự (1996) khẳng định rằng trong khi logistics xuôi có thể nắm bắt được kế hoạch tiếp nhận sản phẩm nhanh chóng thì trái lại, logistics ngược sẽ thiếu tính chắc chắn trong việc này nên hoạt động dự báo sẽ kém linh hoạt hơn Fleischmann và cộng sự (2001) thấy rằng logistics xuôi giao hàng hóa từ một điểm SX tới nhiều khách hàng tiêu dùng, còn logistics ngược thì trái lại, gom sản phẩm từ nhiều điểm khác nhau để quay trở về một điểm để tiến hành xử lý Đối với Brito và Dekker (2002), chất lượng sản phẩm trong hoạt động logistics xuôi luôn được bảo vệ nguyên vẹn để gửi tới tay NTD theo yêu cầu của họ Ngược lại, trong hoạt động logistic ngược, bao bì và chất lượng sản phẩm không hề được đảm bảo, giữ gìn nguyên vẹn

Có nhiều tác giả cũng đã hướng đến việc chứng minh lợi ích và ứng dụng của hoạt động logistics ngược trong thực tiễn vì những lợi ích về mặt lợi nhuận và chi phí trong kinh tế cũng như các yếu tố môi trường Theo Marien (1998), logistics ngược góp phần phát triển nguồn lực của doanh nghiệp, giảm tác động xấu tới hệ sinh thái, từ đó cải thiện chất lượng các hoạt động kinh tês, chất lượng môi trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh Ở một quan điểm khác, Stock, Speh và Shear (2002) cho rằng DN sẽ tiết kiệm chi phí hoạt động và tăng doanh thu từ các nguyên liệu và sản phẩm tái chế, tái sử dụng Verstrepen và cộng sự (2007) nhấn mạnh rằng các tổ chức nên chú trọng hơn đến logistics ngược nếu muốn đạt mục tiêu về kinh tế và marketing Logistics ngược góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hậu mãi như chăm sóc khách hàng thông qua việc duy trì thu hồi sản phẩm được chứng minh bởi Mollenkopf và cộng sự (2009) Từ những nghiên cứu trên cho thấy hoạt động logistics ngược là cần thiết đối với các doanh nghiệp, góp phần nâng cao nguồn lực doanh nghiệp, cải thiện NLCT và bảo vệ chất lượng môi trường

Mặc dù trên đã có nhiều nghiên cứu, quan điểm và lý luận quốc tế về hoạt động logistics ngược nhưng tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn tương đối mới và chưa được quan tâm triển khai toàn diện Hiện nay, một số nghiên cứu tiêu biểu khai thác về đề tài logistics ngược có thể kể đến như: Tác giả Đỗ Ngọc Quang (2008) đã nhấn mạnh tới việc tái chế chất thải liên quan đến lĩnh vực điện tử tại Việt Nam thông qua việc hình thành một hệ thống tái chế hợp lý Đồng quan điểm đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Hà (2011) cũng đã đưa ra những quan điểm về hoạt động logistic ngược đối với ngành điện tử tại Việt Nam và đề xuất ứng dụng một mô hình logistics ngược phù hợp với lĩnh vực này Nguyễn Huy Tuân và Lê Tấn Bửu (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cách thức vận hành hoạt động logistics ngược tại các

DN bán lẻ hàng điện tử tại Việt Nam và đề xuất cần nâng cao nhận thức cũng như triển khai tốt việc cung ứng dịch vụ này tới khách hàng thông qua quan điểm về logistics ngược như sau: “Logistics ngược là một quá trình phân phối ngược các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì đóng gói, và thông tin từ nơi

SX, phân phối hoặc tiêu thụ đến điểm xử lý thích hợp nhằm mang lại giá trị lợi ích kinh tế và/hoặc môi trường” Nhìn chung, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc chú trọng vào phương diện quản lý chất thải điện tử và pin đã qua sử dụng Liên quan đến vấn đề môi trường, Lê Sơn Tùng (2023) đã khẳng định: “Logistics ngược nhằm mục đích giảm thiểu các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường” Ở khía cạnh tống quát hơn, Hàn Thương Huyền và Nguyễn Thị Thủy (2023) đã đưa ra khái niệm về logistics ngược như sau: “Logistics ngược liên quan đến hoạt động thu hồi giá trị thông qua việc tái chế hoặc xử lý một cách hợp lý” và nghiên cứu về mối quan hệ giữa logistics ngược và phát triển bền vững thông qua ba yếu tố chính là kinh tế, xã hội và môi trường Do vậy, các nghiên cứu về logistics ngược tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng và quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng nghiên cứu về logistics ngược vẫn chưa thực sự được triển khai toàn diện Về mặt lý luận, tại nhiều quốc gia trên thế giới, các bài nghiên cứu về logistics ngược đã tập trung làm rõ được các vấn đề cơ động logistics ngược hay sự phối hợp giữa hoạt động logistics ngược và các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng Trên thực tế, tại Việt Nam, logistics ngược vẫn chưa phát triển sâu rộng và các nghiên cứu đang chỉ đề cập đến các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử hoặc mối liên hệ của hoạt động logistics ngược đối với môi trường, kinh tế, xã hội Vì vậy, dựa vào lý luận và thực tế trên, khóa luận này sẽ dựa vào những nghiên cứu trước đó để làm nền tảng nghiên cứu về logistics ngược được toàn diện hơn Đồng thời, khóa luận cũng sẽ tập trung phân tích phát triển hoạt động logistics ngược đối với một CCƯ sản phẩm cụ thể, đó là các sản phẩm nhựa Vì hiện nay, việc đưa ra phương án xử lý các chất thải nhựa đang trở nên cấp bách do xu hướng và nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa đang ngày càng phổ biến và gia tăng nhanh chóng dẫn đến chất lượng môi trường bị suy giảm trầm trọng Đồng thời, như đã phân tích ở trên, nhựa là các sản phẩm có thể tận dụng được tối đa giá trị thông qua hoạt động thu gom, TSX và sử dụng lại nên logistics ngược sẽ phát huy được tối đa giá trị khi tham gia vào CCƯ các sản phẩm này.

Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tập trung vào ba mục đích chính như sau:

- Thứ nhất, tổng hợp các vấn đề lý thuyết từ các nghiên cứu khác về hoạt động logistics ngược và phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm

- Thứ hai, phân tích chi tiết thực trạng hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nói chung và CCƯ các sản phẩm nhưa tại Việt Nam nói riêng

- Thứ ba, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi giúp phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam dựa trên thực trạng hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai của ngành.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Lịch sử hình thành và phát triển ngành nhựa Việt Nam; cơ cấu ngành nhựa Việt Nam; CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam; thực trạng phát triển logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam hiện nay; xu hướng phát triển của ngành nhựa Việt Nam; dựa trên các báo cáo, bài viết khoa học của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, VPA, Bộ Công thương, các tổ chức Logistics,

Phương pháp phân tích: Phân tích dữ liệu và thông tin đã tổng hợp được để nhận biết rõ tình hình của hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam để từ đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị phù hợp.

Kết cấu đề tài nghiên cứu

Khóa luận có kết cấu 3 phần chính:

- Chương 1: Tổng quan về phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam

- Chương 3: Xu hướng phát triển ngành nhựa tại Việt Nam và dự báo tiềm năng của hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM8 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC

Khái quát về hoạt động logistics ngược

Giữa thế kỷ XX, nghiên cứu của Lambert (1981) là một trong những mô tả sớm nhất về logistics ngược đã chú ý tới hoạt động, đối tượng di chuyển không đúng theo quy luật của phần lớn các hàng hóa khác, cụ thể như sau: “Logistics ngược là sự di chuyển không đúng theo đường thuận chiều, bởi phần lớn các lô hàng đều được di chuyển theo cùng một hướng” Năm 1989, Murphy nhấn mạnh hơn vào sự di chuyển của dòng logistics ngược với quan điểm: “Logistics ngược là di chuyển hàng hoá từ NTD đến một nhà SX trong kênh phân phối” Có thể nhận thấy, trong suốt những năm 1980, phạm vi nghiên cứu của hoạt động logistics ngược được giới hạn trong sự chuyển động của các yếu tố vật chất theo hướng ngược với dòng di chuyển chính, từ khách hàng về phía nhà SX

Logistics ngược dần được chú trọng nghiên cứu một cách có hệ thống hơn tại những nước phát triển như Mỹ và Châu Âu vào thập niên 90 của thế kỷ XX Những khái niệm về logistics ngược tại giai đoạn này đã được mở rộng và rõ ràng hơn Cụ thể, HĐQT Logistics đã đưa ra một định nghĩa chính thức về logistic ngược dựa trên nghiên cứu của Stock (1992): “Logistics ngược là khái niệm đề cập đến vai trò của logistics trong thu hồi, XLCT và quản lý các NVL độc hại; một bối cảnh rộng hơn nữa bao gồm tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động logistics được thực hiện một cách hiệu quả trong việc giảm bớt, thu hồi, thay thế, TSD NVLvà chất thải” Kopicky

(1993) lại nhấn mạnh: “Logistics ngược liên quan đến quản lý logistics và xử lý bao bì, sản phẩm độc hại hoặc không độc hại Nó phân phối hàng hóa và thông tin theo hướng ngược lại với các hoạt động logistics xuôi” Đồng quan điểm này, Kroon

(1995) định nghĩa: “Logistics ngược là các hoạt động và kỹ năng quản trị logistics liên quan tới việc quản lý, giảm thiểu và XLCT nguy hiểm hoặc không nguy hiểm từ bao bì và sản phẩm Nó bao gồm quá trình phân phối ngược mà nguyên nhân là khiến hàng hóa, thông tin chảy theo hướng ngược lại so với các hoạt động logistics xuôi” Đối với Carter và Ellram (1998), khái niệm logistics ngược gắn liền với lợi ích của môi trường: “Logistics ngược là quá trình mà nhờ đó DN có thể trở nên hiệu quả với môi trường hơn thông qua việc giảm thiểu, thu hồi, TSD khối lượng NVL đã sử dụng”

Bước vào cuối giai đoạn của thập niên 90, Rogers và Tibben-Lembke (1999) đã nhấn mạnh khái niệm logistics ngược một cách chi tiết: “Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của NVL, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách hiệu quả” Qua đó có thể thấy, điểm bắt đầu của logistics ngược có thể từ điểm kết thúc của hoạt động logistics xuôi

Từ cơ sở các khái niệm trên, Nguyễn Thị Thu Hương (2018) đã đưa ra khái niệm cơ bản về logistics ngược như sau: “Logistics ngược là quá trình vận chuyển của các NVL, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì và chất thải theo hướng ngược lại so với hoạt động logistics xuôi, bắt đầu từ các điểm tiêu dùng và quay trở về các điểm xuất phát nhằm tái sử dụng, tái chế một cách hợp lý”

Khái niệm này đã tập trung vào một số khía cạnh chính như sau:

- Thứ nhất, đối tượng của hoạt động logistics ngược chính là các nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì và chất thải

- Thứ hai, hướng di chuyển của hoạt động logistics ngược bắt đầu từ NTD trở về nhà SX, tức là ngược chiều so với hoạt động logistics thông thường

- Thứ ba, mục đích của hoạt động logistics ngược là thu hồi giá trị còn lại giá trị của sản phẩm hoặc loại bỏ chúng thông qua việc tái chế, TSD theo những cách hợp lý và hiệu quả

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, hoạt động logistics ngược gồm 4 hoạt động chính: tập hợp, phân loại, xử lý và phân phối lại

Hình 1.1: Quy trình thực hiện hoạt động logistics ngược

Quy trình thực hiện hoạt động logistics ngược được thực hiện theo 4 bước chính sau (Hình 1.1)

Bước 1: Tập hợp: Theo De Brito và Dekker (2002): “Tập hợp hay thu gom là quá trình thu thập sản phẩm và gửi chúng đến các cơ sở khác để KT, phân loại và xử lý Mục đích của tập hợp sản phẩm là thu hồi những sản phẩm đã bị thải bỏ từ NTD về điểm phục hồi sản phẩm” Dựa vào kết luận này, có thể khẳng định hoạt động tập hợp chính là giai đoạn khởi đầu của logistics ngược Tại bước này, các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì bị lỗi, không đạt chất lượng sẽ được thu hồi từ các điểm tiêu dùng như khu dân cư, khu xây dựng, để tập hợp tại một điểm là các cơ sở chuyên thu gom để tiến hành các bước tiếp theo

Bước 2: Kiểm tra: Hoạt động này cũng được tiến hành tại điểm thu hồi Sau bước tập hợp, tình trạng của các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị lỗi, hoàn trả sẽ được đánh giá và phân loại Việc này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định phương thức xử lý phù hợp cho từng loại sản phẩm Theo Guide (2002): “Quá trình này bắt đầu với việc tháo dỡ, kiểm tra, phân loại và đánh giá đặc tính, chất lượng của từng sản phẩm thu hồi Từ đó, DN sẽ dễ dàng hơn trong quyết định cách xử lý phù hợp với từng sản phẩm để thu được lợi ích lớn nhất”

Bước 3: Xử lý: Theo Prahinski và Kocabasoglu (2006): “Xử lý sản phẩm là bước có vai trò quan trọng then chốt trong quy trình logistics ngược” Các sản phẩm đã được chọn lọc và phân loại sẽ được tiến hành xử lý theo các phương thức khác nhau tại điểm SX Trong đó, có năm cách xử lý như sau:

- Thứ nhất, TSD: Cách xử lý này được áp dụng đối với các sản phẩm chỉ gặp một số lỗi nhỏ dễ dàng khắc phục, vệ sinh hoặc bảo dưỡng mà không cần lắp ráp, chế biến hay xử lý lại

- Thứ hai, sửa chữa: Sửa chữa liên quan đến quá trình sữa chữa, khắc phục các lỗi của sản phẩm và sau đó trả lại chúng cho khách hàng, bao gồm các hoạt động như: thay linh kiện, lắp ráp lại, tân trang,

- Thứ ba, TSX: Liên quan đến việc khôi phục NVL có giá trị cao từ các sản phẩm bị thải bỏ

- Thứ tư, tái chế: Đối với cách xử lý này, các vật liệu phế thải được tái chế trở thành những sản phẩm, NVL phục vụ cho mục đích ban đầu hoặc mục đích khác Hoạt động tái chế làm giảm lượng chất thải bị xả thải ra ngoài môi trường, đồng thời giúp hạn chế NK vì nó giúp cung cấp nguồn nguyên liệu cần thiết cho các quá trình khác

- Thứ năm, tiêu hủy: Đây là hoạt động xử lý rác thải đối với các sản phẩm không thể TSD hoặc TSX Sau khi phân loại, những sản phẩm này sẽ bị tiêu hủy bằng cách chôn lấp, thiêu đốt với mức chi phí thấp nhất hoặc làm sao để có thể giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường

Bước 4: Phân phối lại: Đây là giai đoạn các sản phẩm sau khi được phục hồi sẽ được phân phối lại thị trường để thúc đẩy tiêu thụ tới các khách hàng.

Phân biệt một số khái niệm có liên quan đến logistics ngược

1.1.2.1 Logistics ngược và logistics xuôi

Trong lĩnh vực logistics, có hai hoạt động quan trọng cần được làm rõ là logistics xuôi và logistics ngược Mỗi hoạt động này đều có những điểm khác biệt đặc trưng rất rõ ràng Bảng so sánh dưới đây sẽ làm rõ những điểm khác biệt đó

Bảng 1.1: Phân biệt logistics ngược và logistics xuôi

Khả năng dự báo: Hoạt động logistics xuôi mang tính chất chắc chắn và dễ hoạch định về mặt thời gian, số lượng, đối với các sản phẩm vì trước khi được đưa đến tay khách hàng trên thị trường để tiêu thụ, các sản phẩm đã được lên kế hoạch

SX cụ thể và rõ ràng Trái lại, dòng logistics ngược lại khó dự đoán vì mỗi NTD có nhu cầu, thờ thời gian và tỷ lệ hoàn trả sản phẩm là khác nhau, dẫn đến sự thiếu chắc chắn, khó khăn và phức tạp khi dự tính

Quy trình vận chuyển: Nếu dòng logistics xuôi là quá trình vận chuyển hàng hóa từ một nơi SX đến nhiều nơi tiêu thụ để phân phối tới tay khách hàng, thì logistics ngược lại là quá trình ngược lại, nghĩa là hàng hóa được thu hồi nhiều từ nơi tiêu thụ đến nơi SX hoặc tái chế

Dòng di chuyển vật chất: Đối với hoạt động logistics xuôi, các NVL đầu vào sẽ được tập hợp để phục vụ cho QTSX, từ đó trở thành dòng phân kỳ để phân phối các sản phẩm ra nhiều thị trường khác nhau để tiêu thụ Ngược lại, trong hoạt động logistics ngược, các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc rác thải sẽ được tập hợp từ nhiều điểm tiêu dùng để thu gom lại tại một điểm nhằm tiến hành xử lý

Chất lượng sản phẩm: Trong hoạt động logistics xuôi, các sản phẩm được

SX mang tính chất đồng đều về chất lượng với tiêu chuẩn cao nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng Ngược lại, các sản phẩm trong hoạt động logistics ngược mang tính không đồng nhất vì các sản phẩm sau khi thu hồi sẽ có tính chất và hiện trạng sản phẩm khác nhau

Bao bì sản phẩm: Đối với dòng logistics xuôi, bao bì sản phẩm được chú trọng về hình thức và đóng gói cẩn thận theo đúng tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của chất lượng sản phẩm bên trong và thu hút người tiêu dùng Còn đối với hoạt động logistics ngược, bao bì các sản phẩm thường không được bảo quản nguyên vẹn và cần được xử lý đúng cách để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường

Tốc độ vận chuyển: Trong hoạt động logistics xuôi, tốc độ vận chuyển hàng hóa rất được chú trọng vì có thể ảnh hưởng đáp ứng được nhu cầu cấp bách của NTD trên thị trường Ngược lại, dòng logistics xuôi thì không quá quan tâm đến tốc độ vận chuyển sản phẩm Thay vào đó, cách thức và khả năng xử lý sản phẩm hoặc rác thải mới là vấn đề được ưu tiên trong hoạt động này

Chi phí: Vì trong hoạt động logistics xuôi, kế hoạch về việc SX, phân phối hàng hóa đều đã được lên kế hoạch trước nên hoàn toàn có thể kiểm soát được chi phí và dự tính được các chi phí phát sinh Đối với hoạt động logistics ngược, do khó

Trách nhiệm: Mỗi thành viên trong hoạt động logistics xuôi đã được phân định quyền sở hữu và trách nhiệm đối với sản phẩm một cách rõ ràng vì hoạt động này đã được hình thành và phát triển từ lâu đời Ngược lại, dòng logistics ngược mới được quan tâm nên sự tham gia vào việc chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của các thành viên như các bên thu gom, tái chế, tái sử dụng, sửa chữa còn mâu thuẫn

1.1.2.2 Logistics ngược và quản lý chất thải

Theo điều 3 Luật BVMT năm 2014 tại Việt Nam, hoạt động quản lý chất thải được định nghĩa như sau: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và XLCT” Có thể thấy, hoạt động logistics ngược và quản lý chất thải tương đối giống nhau ở các giai đoạn như: thu gom, phân loại, vận chuyển, TSD và tái chế Tuy nhiên, hai hoạt động này vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt đặc trưng như sau:

Thứ nhất là đối tượng: Như đã phân tích ở trên, đối tượng của hoạt động logistics ngược vẫn còn một số giá trị có thể phục hồi được như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì, Ngược lại, đối tượng vật chất trong hoạt động quản lý chất thải là các sản phẩm, bao bì không còn nhiều giá trị sử dụng hoặc bị loại bỏ hoàn toàn Vì vậy, hoạt động quản lý chất thải kết thúc sẽ không tạo ra sự khởi đầu của hoạt động nào khác, chỉ có mục đích chính là bảo vệ môi trường Tuy nhiên, đầu ra của hoạt động logistics ngược sẽ là khởi đầu của CCƯ gốc hoặc một CCƯ khác

Thứ hai, trong khi các hoạt động logistics ngược chú trọng vào việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu phát sinh các sản phẩm bị loại bỏ trong quá trình sử dụng và SX nhằm tránh gây lãng phí các nguồn lực bằng cách tái sử dụng, tái chế, sửa chữa, Ngược lại, hoạt động quản lý chất thải chỉ đầu tư vào việc quản lý các loại chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng hoặc SX

1.1.2.3 Logistics ngược và logistics xanh

Từ giữa những năm 1980, khái niệm logistics xanh lần đầu được đưa ra nhằm mô tả một hệ thống logistics có sự kết hợp của các trang thiết bị công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường Sau đó, nghiên cứu của Thiell và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng: “Logistics xanh là tất cả các nỗ lực để đo lường và tối thiểu hoá tác động sinh thái của các hoạt động logistics” Theo Báo cáo logistics Việt Nam

2022, “Logistics xanh là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường” Từ những khái niệm trên, kết luận được rằng logistics xanh là một hình thức logistics kết hợp hài hòa giữa hiệu quả của hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường Các vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường trong logistics xanh được chú trọng như: giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn trong QTSX, phân phối sản phẩm, giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, xử lý các chất thải có hại và vô hại một cách hợp lý So sánh giữa logistics xanh và logistics ngược được mô tả như Hình 1.2

Theo Srivastava (2007), logistics ngược và logistics xanh cùng là một phần không thể thiếu trong CCƯ xanh Và CCƯ xanh được định nghĩa như sau: “Quản lý

TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm

Trên thế giới hiện đã có rất nhiều các nghiên cứu về khái niệm CCƯsản phẩm với các quan điểm khác nhau Theo Ganeshan và Terry (1995): “CCƯ là một mạng lưới các lựa chọn SX và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng” Theo Lambert, Stock và Elleam (1998): “CCƯ là sự liên kết giữa các DN nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” Các tác giả Lambert D.M và Ellram L.M (1998) hiểu rằng: “CCƯ là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” Theo Chopra S và Meindle P

(2009) cho rằng: “CCƯ bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thoả mãn yêu cầu của khách hàng” Theo Hội đồng CCƯ (SCC - Supply

Chain Council): “CCƯ là một tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp, kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy của sản phẩm, thông tin và tài chính trong quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng”

Các khái niệm trên đã nhấn mạnh đến bản chất của CCƯ sản phẩm là một hệ thống có nhiều tổ chức với mối liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra hiệu quả, hiệu suất cho toàn hệ thống Tuy nhiên, đối với đề tài này, có hai khái niệm sẽ được sử dụng để là làm cơ sở nền tảng Cụ thể, Mentzer (2001) đã phát biểu rằng: “CCƯ sản phẩm là tập hợp của các thực thể (có thể là pháp nhân hoặc thể nhân) liên quan trực tiếp đến dòng chảy xuôi và ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ đầu nguồn đến khách hàng” Bên cạnh đó, theo Christopher M (2011): “CCƯ là mạng lưới của những tổ chức có liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm cho khách hàng” Cả hai khái niệm này đã đều đề cập rất cụ thể đến dòng logistics ngược trong quá trình hoạt động của CCƯ nên hoàn toàn phù hợp với trọng tâm nghiên cứu của khóa luận

1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng sản phẩm

1.2.2.1 Cấu trúc theo mức độ hoàn thiện của chuỗi cung ứng sản phẩm

Theo các nghiên cứu, căn cứ vào mức độ hoàn thiện, cấu trúc CCƯ sản phẩm được chia thành ba nhóm là: CCƯ sản phẩm ctruyền thống, ung ứng sản phẩm chuỗi mở rộng và CCƯ sản phẩm khép kín Mỗi CCƯ đều có đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

CCƯ sản phẩm truyền thống: Đây là quy trình SX quen thuộc và đơn giản, khi đó các NVL được SX thành các sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng và được nhà SX bán trực tiếp tới tận tay NTD nhằm đáp ứng nhu cầu của họ (Hình 1.3)

Hình 1.3: CCƯ sản phẩm truyền thống

CCƯ sản phẩm mở rộng: Kết hợp các thành phần của CCƯ truyền thống và một số đối tượng tham gia khác, điển hình như các nhà bán lẻ (táp hóa, cửa hàng tiện lợi, ), NCC dịch vụ cho CCƯ như công ty tài chính, logistics, công nghệ thông tin, Sự kết nối này nhằm tập trung khai thác tối đa thị trường nội địa và mở rộng thị trường ở khắp nơi trên thế giới (Hình 1.4)

Hình 1.4: CCƯ sản phẩm mở rộng

CCƯ sản phẩm khép kín: Không chỉ bao gồm quá trình logistics xuôi truyền thống mà còn tích hợp các hoạt động khác như: tập hợp, phân loại, chọn lọc, tân trang, sửa chữa, tái sử dụng, (Hình 1.5) nhằm phục hồi và tái sinh lại giá trị của sản phẩm cho cả chu kỳ cung ứng CCƯ khép kín giúp giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên và năng lượng, từ đó nhằm giảm phát thải chất ô nhiễm và tối đa hóa lợi ích kinh tế, điều đó hướng tới một DN có trách nhiệm, thỏa mãn tất cả các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường

Hình 1.5: CCƯ sản phẩm khép kín

Từ những phân tích trên, thấy được rằng, CCƯ sản phẩm truyền thống và mở rộng là giống nhau về chiều vận hành của sản phẩm, chỉ khác nhau về số lượng các đối tượng tham gia vào CCƯ khiến cho CCƯ sản phẩm mở rộng hoàn chỉnh hơn

Ngược lại, hai CCƯ này lại chưa phát triển dòng vận hành sản phẩm ngược lại như CCƯ sản phẩm khép kín để tạo nên một CCƯ mang tính chu kỳ nhằm tiết kiệm chi phí một cách tối đa và bảo vệ môi trường Chính vì vậy, sự khác nhau giữa hai loại CCƯ được thể hiện qua bảng so sánh CCƯ sản phẩm mở rộng và CCƯ sản phẩm khép kín (Bảng 1.2)

Bảng 1.2: So sánh CCƯ sản phẩm mở rộng và CCƯ sản phảm khép kín

Tiêu chí CCƯ sản phẩm mở rộng CCƯ sản phẩm khép kín

Mục tiêu Tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính bảo vệ môi trường

Mô hình chưa thực sự hoàn chỉnh, không quan tâm tới việc thu hồi sản phẩm để tận dụng giá trị và bảo vệ môi trường

Mô hình hoàn chỉnh hơn, đặc biệt chú trọng vào việc tái tạo các sản phẩm thải hồi trở thành nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường

Dòng chảy sản phẩm diễn ra một chiều, bắt đầu công việc với các NCC và kết thúc với người tiêu dùng

Dòng lưu chuyển sản phẩm hoàn toàn khép kín, có khả năng phục hồi và có tính chu kỳ Các sản phẩm thải hồi sẽ trở thành nguyên liệu có sẵn để SX cái mới

1.2.2.2 Cấu trúc thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm

Các thành viên trong CCƯ sản phẩm bao gồm: NCC NVL, NSX, NPP, nhà bán lẻ, khách hàng và các NCC dịch vụ (Hình 1.6)

Hình 1.6: Các thành viên trong CCƯ sản phẩm

Mỗi thành viên trong CCƯ sản phẩm đều liên kết chặt chẽ và tận dụng lợi thế của nhau để tạo nên sự phát triển chung cho chuỗi hoạt động Tuy nhiên, các thành viên cũng có vai trò và trách nhiệm riêng đối với từng giai đoạn cụ thể

Thứ nhất, NCC NVL: đối tượng này có đầy đủ nguồn lực, công nghệ tiên tiến hiện đại, năng lực hợp tác để điều hành và kiểm soát toàn bộ dòng logistics ngược

Họ cũng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tái chế NVL từ các thành phẩm đã bị loại bỏ để cung cấp những NVL này cho nhà SX và tham gia một phần nhỏ vào hoạt động khác trong dòng logistics ngược như: gom hàng, phân loại, kiểm tra,

Thứ hai, NSX: trong nhiều trường hợp, NSX cũng đảm nhiệm việc kiểm soát dòng logistics ngược Nhiệm vụ chính của đối tượng này là thu gom, phân loại, kiểm tra các NVL từ NCC trước khi tiến hành TSX Tuy nhiên, đối với các hoạt động còn lại trong dòng logistics ngược, NSX chỉ tham gia một phần

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT

KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nhựa tại Việt Nam

Nhựa hoặc polymer hay còn gọi là mủ, chất dẻo, là một sản phẩm mang đặc điểm linh hoạt cao, nhiều đặc tính ưu việt như: bền, nhẹ, không thấm nước, khó vỡ, có thể tái chế, tái sử dụng nên được ưu tiên sử dụng thay các nguyên liệu truyền thống vốn khó thay thế như: kim loại, gỗ, để tạo ra các sản phẩm giá trị cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt của con người và phục vụ sự phát triển của các lĩnh vực quan trọng như: vận tải, điện tử, thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, Vì vậy, cùng với sự phát triển bùng nổ của KH – CN như hiện nay, NCN nhựa đang giữ một vị trí thiết yếu, góp phần quan trọng đối với cuộc sống con người và sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực trên toàn cầu

Mặc dù NNVN còn tương đối thiếu kinh nghiệm so với ngành nhựa nói chung trên thế giới hay so với sự phát triển của các ngành nghề khác như dệt may, cơ khí, hóa chất, điện tử, nhưng cũng đã có một lịch sử phát triển ấn tượng với nhiều giai đoạn nổi bật Tại Việt Nam, sự hình thành và phát triển của NNVN được chia thành

Thứ nhất, giai đoạn 1960 - 1980: Đây là thời kỳ đánh dấu sự khởi đầu và hình thành của NNVN Nổi bật trong thời kỳ này là Nhà máy SX nhựa PVC Việt Trì với công suất 350 tấn/năm và được đưa vào hoạt động năm 1961 với sự hỗ trợ từ Trung Quốc Nhựa được SX ra trong giai đoạn này tương đối đơn giản, tính đa dạng không cao, được dùng với mục đích chủ yếu là phục vụ ngành quốc phòng Việt Nam bởi nhu tiêu thụ nhựa trung bình của người Việt lúc đó rất thấp, chỉ đạt 1kg/người mỗi năm Sau hơn 10 năm hoạt động,

Thứ hai, giai đoạn 1980 - 1999: Đến giai đoạn này, NNVN vẫn chưa phát triển, trên thị trường vẫn ngập tràn các sản phẩm nhập nhựa NK với hình thức, mẫu mã đơn giản, không đa dạng Tuy nhiên, đến cuối những năm 1980, ngành nhựa bắt đầu có sự khởi sắc, mức tăng trưởng đạt trên 25% mỗi năm, cơ cấu, hình thức sản phẩm bắt đầu có sự đa dạng, không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn cung cấp ra thị trường nước ngoài Thời kỳ phát triển mạnh mẽ của NNVN bắt đầu từ giai đoạn 1990 – 1999 nhờ chính sách đổi mới của nhà nước và sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp Vì vậy, quy mô SX nguyên liệu nhựa ghi nhận mức gia tăng đáng kể, đồng thời lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa trung bình cũng được cải thiện so với giai đoạn trước, đạt 3,8 kg/người/năm

Thứ ba, giai đoạn 2000 - 2010: Đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã kiến sự gia tăng đáng kể trong mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người, đạt 11 kg/người/năm Năm 2002, sự ra đời của công ty liên doanh Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ đã góp phần nâng cao NLSX nguyên liệu nhựa Năm 2003 là thời điểm đánh dấu những bước phát triển thực sự của NCN nhựa tại Việt Nam khi được ưu tiên trở thành một trong những ngành mũi nhọn trọng điểm Sau đó, sản lượng tiêu thụ nhựa bình quân tiếp tục tăng đến mức 21kg/người vào năm

2005 - 2006 Đến năm 2007, việc gia nhập WTO đã giúp Việt Nam thu hút nhiều dòng vốn FDI chảy vào quốc gia hơn, đã tạo điều kiện phát triển các NCN, trong đó có cả ngành nhựa với sự đa dạng hóa sản phẩm trong cả bốn mảng là nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật Khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến giá dầu thế giới sụt giảm sâu kỷ lục vào những năm 2009 - 2010, đồng thời giá nguyên liệu nhựa cũng giảm, tạo điều kiện để các công ty nhựa nội địa thúc đẩy SX để gia tăng sản lượng Kết quả là tốc độ phát triển của NNVN thời điểm này lên tới 40% so với những giai đoạn trước Đến giữa năm 2010, thị trường BĐS Việt Nam

“nóng” trở lại đã ghi nhận sự gia tăng đột biến về nhu cầu NVL nhựa phục vụ cho lĩnh vực xây dựng Bối cảnh này đã thúc đẩy các DN SX nhựa đẩy mạnh hoạt động

SX, dẫn đến mức tăng trưởng tổng sản lượng đạt 23% so với năm trước

Trong vòng 5 năm, từ năm 2010 - 2015, NNVN ghi nhận tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3 ngành cao nhất với mức tăng trưởng trung bình năm từ 16% đến 18%, chỉ xếp sau ngành viễn thông và dệt may Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, ngành nhựa được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam Nguyên nhân của sự tăng trưởng này xuất phát từ tính ứng dụng cao của các sản phẩm nhựa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa phục vụ xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao Cũng trong thời kỳ này, sản lượng tiêu thụ nhựa bình quân tính tại Việt Nam từ năm 2010 – 2015 cũng tăng đáng kể, từ 33kg/người/năm (năm 2010) đến 41 kg/người/năm (năm 2015) (Biểu đồ 2.1) Mức tăng này chứng minh thị hiếu sử dụng sản phẩm nhựa ở Việt Nam ngày một tăng

Biểu đồ 2.1: Sản lượng tiêu thụ nhựa bình quân tại Việt Nam từ năm 2010 – 2015 Đơn vị tính: kg

Nguồn: VPA Đồng thời, trong giai đoạn này, ngoài được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước, các sản phẩm nhựa của Việt Nam còn được XK và chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành nhựa trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia Cụ thể, theo tỷ trọng XK sản phẩm nhựa theo

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng XK sản phẩm nhựa theo thị trường tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 Đơn vị tính: %

Theo thông tin từ VPA, năm 2017, tăng trưởng sản lượng của NNVN vẫn cao, đạt 10,8%, tương đối ổn định so với ngành nhựa thế giới đang bão hòa, chỉ khoảng 3,7% – 3,8% mỗi năm Đồng thời, trong năm 2017, sản lượng tiêu thụ nhựa bình quân tính tại Việt Nam đạt 63 kg/người/năm (Biểu đồ 2.3) Trong khi đó sản lượng tiêu thụ này tại Việt Nam chi ở mức 41 kg/người/năm, như vậy, chỉ trong vòng hai năm, từ

2015 – 2017, lượng tiêu thụ trung bình các sản phẩm nhựa tại Việt Nam đã tăng lên hơn 50% Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ này tại Việt Nam cũng cao hơn so với lượng tiêu thụ chung trên toàn thế giới và một số khu vực khác như châu Á, châu Mỹ la tinh,

Biểu đồ 2.3: Sản lượng tiêu thụ nhựa bình quân năm 2017 Đơn vị tính: kg/người

Thời điểm từ 2018 - 2022, đánh dấu nhiều biến động do Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và NNVN nói riêng nhưng ngành nhựa vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, khẳng định vị thế là ngành năng động, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với nhiều thử thách trong việc nâng cao sức cạnh tranh so với các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.Và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn tại thị trường nội địa, tại thời điểm 2018 – 2022, các DN SX nhựa đã đầu tư hơn vào việc NK các NVL và sản phẩm nhựa với tổng số vốn đầu tư lớn, lần lượt là 12,450 tỷ USD và 8,209 tỷ USD vào năm 2022 (Hình 2.1) Cụ thể hơn, Việt Nam đã NK NVL nhựa tại giai đoạn này chủ yếu là những loại như: PE, PP, PET, PVC, PS, EVA, trong đó,

PE là loại được NK nhiều nhất về mặt khối lượng, chiếm hơn 30% Về mặt giá trị,

PE và PP là hai loại được nhập tương đối nhiều, với giá trị là 25,4% và 20,3%, chỉ đứng sau các loại nhựa khác, chiếm 35,3% (Biểu đồ 2.4)

Hình 2.1: NK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 Đơn vị tính: Tỷ USD

Biểu đồ 2.4: NK NVL nhựa giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: %

Nguồn: VPA Đồng thời nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động SX nhựa, Việt Nam cũng đã đa dạng thị trường NK NVL thời kỳ 2018 – 2022 từ các quốc gia như Arab Saudi (20%), Hàn Quốc (19%), Đài Loan (15%), Thái Lan (10%), Trung Quốc (8%), Singapore ( 5%) và các thị trường khác (23%) (Biểu đồ 2.5) Việc đa dạng hóa thị trường NK các NVL nhựa sẽ giúp Việt Nam thu mua được những loại NVL có chất lượng tốt nhất từ các thị trường uy tín trong ngành nhựa Việc tập trung nâng cao sức cạnh tranh về mẫu mã, công nghệ, chất lượng là chìa khóa để NNVN bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thị trường NK nguyên liệu nhựa giai đoạn 2018 – 2022 Đơn vị tính: %

Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động NK các NVL và sản phẩm nhựa từ thị trường nước ngoài, hoạt động XK của ngành nhựa cũng đã diễn ra mạnh mẽ tại các thị trường như Nhật Bản, ASEAN, EU và Hoa Kỳ Cụ thể, Việt Nam đã tập trung XK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 với giá trị tương đối lớn qua các năm, trong đó, XK NVL và sản phẩm nhựa đạt giá trị cao nhất vào năm 2022 với 2,294 tỷ USD và 5,447 tỷ USD (Hình 2.2) Điều này đã chứng minh rằng, Việt Nam không chỉ đầu tư vào SX nhựa để phục vụ thị trường nội địa mà còn phát triển cả tại các thị trường quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia trong giai đoạn đại dịch Covid 19 đang diễn biến căng thẳng và phức tạp

Hình 2.2: XK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 Đơn vị tính: Tỷ USD

Vào năm 2023, ngành nhựa phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ nền kinh tế khó khăn cũng như những yêu cầu khắt khe của các thị trường nước ngoài, dẫn đến kim ngạch XK sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,2 tỷ USD, giảm gần 5% và nguyên liệu nhựa NK đạt 6,8 triệu tấn, giảm hơn 17% Bên cạnh đó, doanh thu ngành nhựa năm 2023 cũng giảm 0.7% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 25 tỷ USD Trước những ảnh hưởng này, Nhà nước đã đưa ra các chính sách kích cầu và hoạt động hỗ trợ DN để góp phần duy trì mức tăng trưởng của NNVN ở mức ổn định, hạn chế tối đa những dấu hiệu suy giảm tiêu cực Với những sự trợ giúp đó, các chuyên đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn ngành nhựa Ở vị trí số 2, ngành bao bì nhựa cũng được dự báo sẽ phát triển tương đối mạnh do được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của ngành SX chai nhựa, với doanh số bán chai nhựa tại Việt Nam dự kiến đạt 1,126.5 triệu USD vào năm 2033 Đến năm 2024, theo VPA, trên cả nước hiện nay có gần 4.000 DN nhựa, trong đó, các DN nhỏ và vừa chiếm đến 90% Các DN Việt Nam đã có thể SX được các loại nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE, với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước Đồng thời, theo Tổng cục Hải quan, nhựa là một trong những mặt hàng giúp Việt Nam thu về gần 270 triệu USD trong tháng 1/2024 So với cùng kỳ năm 2023, NNVN đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng và giá trị, lần lượt là 114,4% và 91,3% Cụ thể, sản lượng XK nhựa của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt hơn 250 000 tấn, cao nhất so với các tháng còn lại của năm 2023 (Biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6 : Sản lượng XK nhựa của Việt Nam trong tháng 1/2024 Đơn vị: Tấn

Nguồn: Tổng cục Hải quan

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM

TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

Hình 2.8: Mô hình tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

Nguồn: Tác giả Đối với mô hình tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam hiện nay (Hình 2.8), các thành viên phần lớn xuất phát từ hoạt động logistics xuôi đã được phân tích trước đó như: nhà SX, NPP, nhà bán lẻ (nếu có), khách hàng, và có thêm 2 thành viên mới là: các CSTG phế liệu và các CSTC nhựa đóng vai trò là trung tâm thu gom, phân loại và xử lý các nguồn rác thải nhựa So với

“Mô hình tổ chức logistics ngược với trung tâm thu hồi, kiểm tra và phân loại tập trung” dựa trên nghiên cứu của Blackburn (2004) hay các lý luận của Roggers (1999) đã được phân tích trước đó, mô hình tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam hiện nay cũng đã thành công trong việc hình thành một hệ thống trung tâm chuyên tiến hành hoạt động thu gom, tái chế và xử lý rác thải nhựa nhằm giảm các chi phí phát sinh Sự xuất hiện của các thành viên này khiến cho hoạt động logistics ngược của NNVN trở nên đa dạng và phức tạp hơn

Về cơ chế vận hành chung, khác với mạng lưới tổ chức logistics xuôi, trong mạng lưới tổ chức logistics ngược, nguồn đầu vào của cả quá trình sẽ là các sản phẩm nhựa bị thu hồi được thu gom từ các hộ gia đình, công trường, khu công nghiệp, Tại hoặc không thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp thì sẽ bị đem đi tiêu hủy Ngược lại, đối với các loại chất thải nhựa còn tận dụng được giá trị thông qua xử lý thì sẽ được bán lại cho các CSTC tùy vào nhu cầu riêng của từng cơ sở Tại các cơ sở tái chế, người lao động không phải mất thời gian phân loại lại từng sản phẩm và sẽ tiến hành xử lý bằng cách làm sạch, SX thành hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm nhựa từ hạt nhựa tái sinh để đưa đến các cơ sở SX tiếp tục tạo ra các sản phẩm nhựa để phân phối tới tay người tiêu dùng.Mặt khác, nếu sau khi phân loại, đó là các sản phẩm nhựa có thể TSX thì các phế phẩm nhựa sẽ được chuyển thẳng tới các nhà máy SX nhựa mà không cần qua các cơ sở tái chế

Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động thu gom và phân loại rác thải nhựa đang rất được chú trọng và phát triển, đặc biệt là thông qua các quy định từ các CQQL nhà nước vì đây chính là tiền đề để hoạt động tái chế được thực hiện dễ dàng, hiệu quả và giúp hoạt động kinh tế chuyển động tuần hoàn Tiêu biểu, Nghị định 08/2022/NĐ-

CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đã nhấn mạnh việc cần thực hiện hiệu quả hoạt động thu gom và phân loại rác thải từ nguồn, đặc biệt là đối với rác thải nhựa Đồng thời, các CQQL cũng đề cao công tác tuyên truyền các cá nhân, hộ gia đình, DN thực hiện theo đúng quy định để đến ngày 01/01/2025, cả nước sẽ đồng loạt áp dụng và thực thi hoạt động thu gom và phân loại rác thải từ nguồn Hiện nay, tại các khu đô thị, các CSTG phế liệu nhựa thường được giao cho các công ty môi trường đô thị tiến thu gom Kết quả là, năm 2023, theo Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường, tỷ lệ rác thải nhựa được thu gom và xử lý tại các khu đô thị lớn và vùng nông thôn đạt lần lượt là 95% và 71% Sự chênh lệch tương đối này xảy ra giữa khu vực đô thị và nông thôn vì tại nhiều vùng nông thôn hiện nay có đến hơn 70% các CSTG và phân loại rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng chỉ đơn giản là các hộ kinh doanh tư nhân, tham gia thu gom nhỏ lẻ, không tập trung, thông qua việc mua lại từ những người thu mua phế liệu hoặc trực tiếp đi thu gom từ các CSTG rác thải sinh hoạt khác Do vậy, nhìn chung, các CSTG tại Việt Nam vẫn chưa được đầu tư để phát triển đồng bộ và toàn diện

Các hoạt động tái chế phế liệu nhựa cũng tương đối được chú trọng và phát triển thông qua mô hình các làng nghề tái chế Phần lớn các làng tái chế nhựa đang tập trung ở miền Bắc như làng Minh Khai (Hưng Yên), Tràng Minh (Hải Phòng), Xà

Cầu (Hà Nội), trong đó làng nghề tái chế nhựa Minh Khai tại Hưng Yên đang có quy mô lớn nhất miền Bắc với hơn 1000 hộ gia đình tiến hành mua lại phế liệu từ nhiều nơi, sau đó phân loại, làm sạch và tái chế Trong đó có khoảng hơn 500 hộ đang thực hiện gia công khép kín khi SX nhựa từ các hạt nhựa do chính cơ sở tự tái chế với các công đoạn đùn, ép, tạo hạt nhựa Với quy mô hoạt động lớn, mỗi năm, làng nghề này SX được hơn 5000 tấn sản phẩm bao gồm nhựa tái sinh, bao bì, hộp nhựa, cốc nhựa, ống nước, các đồ dùng 1 lần, vừa để phục vụ nhu cầu SX và tiêu dùng nhựa trong nước, vừa đẩy mạnh hoạt động XK sang thị trường nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan

Phát triển hiệu quả các CSTC phế liệu nhựa là giải pháp thiết yếu để BVMT và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, từ đó giúp tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm và tiết kiệm được nhiều chi phí Mặc dù có nhiều lợi ích về mặt kinh tế - xã hội nhưng các CSTC nhựa tại Việt Nam hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng như: công nghệ tái chế lạc hậu, lượng rác thải nhựa phát sinh trong quá trình tái chế lớn, không được xử lý hiệu quả, Tiêu biểu như làng nghề tái chế tại Hưng Yên luôn trong danh sách những khu vực có mức độ ô nhiễm nhất cả nước Vì vậy, để có thể phát triển các CSTC phát huy được hiệu quả kinh tế tối đa, các cơ quan ban ngành liên quan cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời để hạn chế những khó khăn đang tồn đọng

Tóm lại, mô hình tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam đang phát triển tương đối hoàn thiện Các thành viên trong mô hình cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả để có thể phát huy tối đa lợi thế của hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm, từ đó hạn chế lãng phí nguồn phế phẩm từ nhựa, tập trung phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tuần hoàn

2.2.2 Thực trạng thực hiện hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay, các chủ thể tham gia vào CCƯ sản phẩm đến tình trạng chồng chéo công việc, lãng phí nguồn lực và giảm sút hiệu quả hoạt động chung

Về cách thức tổ chức hoạt động logistics ngược trong NNVN hiện đang tập trung theo 2 hướng chính, lần lượt là DN tự thực hiện hoạt động logistics ngược và

DN thuê ngoài hoạt động logistics ngược Để có thể lựa chọn chính xác cách tổ chức hoat động logistics ngược phù hợp với từng DN nhựa tại Việt Nam, cần xác định được bốn yếu tố quan trọng như nghiên cứu của Trần Thị Thu Hương (2018) đã phân tích trước đó, bao gồm: đặc điểm của sản phẩm bị thu hồi, quy mô và tính liên tục của hoạt động thu hồi, NLCT của doanh nghiệp, chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp

Thứ nhất, tự thực hiện hoạt động logistics ngược: hiện có tới hơn 60% DN trong ngành nhựa tại Việt Nam lựa chọn cách thức tổ chức này vì họ nhận thấy những lợi ích to lớn khi có thể tự thực hiện hoạt động logistics ngược như: kiểm soát tốt quy trình thu gom, phân loại và xử lý rác thải nhựa, đảm bảo chất lượng và tính minh bạch của hoạt động logistics ngược, tận dụng tối đa giá trị từ rác thải nhựa, tiếp cận được nhu cầu khách hàng tốt hơn, Đồng thời đây cũng là các DN có thế mạnh về nguồn vốn, NLCT tốt, quy mô thu hồi lớn và đầu tư vào hệ thống logistics ngược để cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn nên có thể hoàn toàn tự thực hiện hoạt động logistics ngược

Thứ hai, thuê ngoài hoạt động logistics ngược: số lượng DN lựa chọn cách thức này hiện đang chiếm khoảng 15% vì nguồn lực hạn chế, khả năng cạnh tranh chưa cao, quy mô thu hồi nhỏ và yêu cầu về hoạt động logistics ngược không cao Các hoạt động logistics ngược được DN nhựa lựa chọn thuê ngoài chủ yếu là vận chuyển, thu gom, phân loại, kiểm tra, xử lý, tái chế chiếm tới hơn 80% Các đơn vị được thuê ngoài đều có lợi thế về phương tiện vận chuyển, mạng lưới thu gom rộng lớn, công nghệ tái chế chất lượng cao Đồng thời, thông qua hoạt động thuê ngoài, các DN ngành nhựa với quy mô nhỏ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí so với việc tự đầu tư vào các hoạt động không phải là thế mạnh cảu doanh nghiệp Ngược lại, các hoạt động khác như TSX hay sửa chữa chiếm tỷ lệ thuê ngoài thấp, chỉ khoảng 10% do phần lớn DN nhựa Việt Nam đều đang chú trọng vào công nghệ SX nên có thể tự thực hiện được những hoạt động này Cụ thể, TSX phế liệu nhựa thành sản phẩm nhựa mới đòi hỏi bí quyết kỹ thuật và khả năng kiểm soát chất lượng cao DN nhựa Việt Nam thường có thế mạnh về SX sản phẩm nhựa mới nên ưu tiên tự thực hiện hoạt động này để đảm bảo chất lượng và bí quyết kỹ thuật Bên cạnh đó, hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong quá trình logistics ngược thường không phức tạp và có thể được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên của doanh nghiệp

Tóm lại, phần lớn các DN NNVN đang lựa chọn phương án tổ chức tự thực hiện hoạt động logistics ngược so với phương án thuê ngoài Điều này đã chứng minh được năng lực và điều kiện về cơ sở của các DN NNVN đang dần hoàn thiện và phát triển theo hướng đồng bộ Để có thể phát huy được các thế mạnh hiệu quả và đảm bảo về mặt chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động logistics ngược, đối với mỗi quyết định lựa chọn phương án tổ chức hoạt động, các DN nhựa Việt Nam cần phải linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với các thành viên, đối tác khác trong chuỗi ứng để nhận thức đúng về nguồn lực và chuyên môn của mình, tránh lựa chọn cách thức tổ chức sai dẫn đến những thiệt hại kinh tế

2.2.3 Thực trạng các dòng sản phẩm trong hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

Hiện nay, có năm dòng logistics ngược quan trọng nhất trong CCƯ các sản phẩm nhựa Việt Nam đang được quan tâm, cụ thể như sau:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM 62 1 Những thành tựu đạt được

Nhìn chung, NNVN đang ghi nhận những kết quả tăng trưởng ấn tượng và được kỳ vọng trở thành một trong một trong những NCN trọng điểm quốc gia trong tương lai Bên cạnh đó, mặc dù phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại thị trường Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu, song đã ghi nhận một số kết quả tích cực sau đây:

Thứ nhất, đối với tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam: NNVN hiện nay đã đã thiết lập một hệ thống logistics ngược hoàn chỉnh, bao gồm đầy đủ các mắt xích tham gia, bắt nguồn từ hoạt động logistics xuôi như: NSX, NPP, nhà bán lẻ (nếu có), khách hàng, và có thêm 2 thành viên mới là: các CSTG phế liệu và các CSTC nhựa đóng vai trò là trung tâm thu gom, phân loại và xử lý các nguồn rác thải nhựa Nhìn chung, mô hình này sẽ đảm bảo hoạt động logistics ngược được triển khai đồng bộ và hiệu quả trong hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải nhựa Đặc biệt, việc hình thành các CSTG phế liệu và CSTC nhựa đã từng bước chuyên môn hóa từng hoạt động cụ thể đối với các thành viên trong CCƯ các sản phẩm nhựa, tiết kiệm thời gian thu gom, kiểm tra và phân loại sản phẩm đối với các DN SX từ đó tối ưu quy trình logistics ngược, nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý rác thải nhựa nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu tái chế có giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa

Thứ hai, đối với cách thức tổ chức hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam: Phần lớn các DN ngành nhựa đã tự triển khai hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa thay vì đi thuê các dịch vụ ngoài Việc áp dụng rộng rãi phương án này bắt nguồn từ nhận thức của các bên liên quan trong CCƯ sản phẩm nhựa Việt Nam về tính chất dễ tái chế, TSD của vật liệu nhựa, cũng như lợi ích mà hoạt động này mang lại cho doanh nghiệp, bao gồm khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu chi phí SX kinh doanh Đồng thời, việc lựa chọn phương án tự chủ đối với hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa cũng đã chứng minh rằng các thành viên trong CCƯ NNVN sở hữu tiềm lực tài chính mạnh mẽ, NLCT vượt trội, quy mô thu hồi lớn và sẵn sàng đầu tư vào hệ thống logistics ngược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bên cạnh đó, đối với số ít các đơn vị lựa chọn phương án thuê ngoài hoạt động logistics ngược cũng đã nhận thức đúng đắn về khả năng của DN để có cách thức tổ chức phù hợp, tránh gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành nhựa

Thứ ba, đối với các dòng logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam: Các DN NNVN đã triển khai được năm dòng logistics ngược tương ứng với năm cách thức xử lý sản phẩm như trong quy trình thực hiện hoạt động logistics ngược, bao gồm: dòng logistics ngược cho các sản phẩm có thể tái sử dụng, sửa chữa, TSX, tái chế và hết giá trị tận dụng Đối với từng dòng logistics ngược này, các thành viên trong CCƯ các sản phẩm nhựa đã thể hiện được hết chuyên môn hóa của mình, phối hợp và liên kết chặt chẽ với các đối tác khác nhằm tạo ra một quy trình thực hiện chi tiết, rõ ràng và liền mạch Đối với mỗi dòng sản phẩm nhựa, các

DN đều đã được lựa chọn cách xử lý phù hợp và hiệu quả nhất như tái sử dụng, sửa

2.3.2 Hạn chế còn tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được nghiên cứu đánh giá một cách khách quan và đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả

Thứ nhất, đối với tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

- Mặc dù NNVN đã có sự hoàn thiện về mặt tổ chức mạng lưới logistics ngược, tuy nhiên, năng lực tổng thể của cả tổ chức mạng lưới lại chỉ dừng ở mức trung bình vì các thành viên trong mạng lưới đều chỉ đang có khả năng thực hiện một hoặc một số hoạt động logistics ngược nhất định và họ chỉ có thể thể hiện khả năng thông qua sự hợp tác với các thành viên khác Trên thực tế, các DN ngành nhựa vẫn đang chú trọng phát triển hoạt động logistics ngược ở cấp độ đơn lẻ và thiếu đi việc hoạch định chiến lược, kế hoạch và chính sách toàn diện cho hoạt động logistics ngược của toàn mạng lưới Trong trường hợp xảy ra việc thiếu một trong số những thành viên có trong tổ chức đó, toàn bộ mạng lưới hoạt động sẽ trở nên suy yếu và không thể phục hồi lại

- Tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam đang thiếu một CQQL chuyên trách được giao phó nhiệm vụ tổ chức và điều hành toàn bộ mạng lưới hoạt động Tại thời điểm hiện tại, mạng lưới tổ chức chỉ đơn giản hoạt động dựa trên sự liên kết giữa các cơ sở và DN đơn lẻ với nhau mag không có bất cứ sự điều phối tổng thể có nguyên tắc nào Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa các thành viên trong mạng lưới, khiến hoạt động logistics ngược bị trì hoãn, mất thêm nhiều chi phí phát sinh

- Các CSTG, tái chế nhựa được hình thành nhưng vẫn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tốn nhiều chi phí – đi ngược lại với mục tiêu phát triển của hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa

Thứ hai, đối với cách thức tổ chức hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

- Mặc dù các DN ngành nhựa đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động logistics ngược nhưng việc tự thực hiện đối với một số DN vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao vì những hạn chế sau:

• Thiếu mục tiêu rõ ràng : Các DN ngành nhựa chưa xác định các mục tiêu cụ thể cho hoạt động logistics ngược là tận dụng giá trị của rác thải nhựa để xây dựng một vòng kinh tế tuần hoàn, mà chỉ đơn giản là hoạt động thu gom rác thải, dẫn đến việc thiếu định hướng và khó khăn trong đánh giá hiệu quả

• Công nghệ xử lý sản phẩm thu hồi chưa tiên tiến : Hạn chế về công nghệ dẫn đến chất lượng sản phẩm tái chế thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và giá trị kinh tế

- Đối với các DN chưa thể tự thực hiện hoạt động logstics ngược là do các cơ sở này vẫn chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc tự chủ hoạt động này sẽ giúp DN trở nên chủ động và kiểm soát CCƯ tốt hơn, tiếp cận được gần nhu cầu khách hàng hơn Thêm vào đó, đây cũng là các DN còn hạn chế về nguồn lực, quy mô nhỏ lẻ và chưa phát triển toàn diện

Thứ ba, đối với các dòng logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

- Thông qua những phân tích trên có thể thấy rằng hiện nay có đến 50% DN NNVN tập trung phát triển dòng logistics ngược theo hướng thu hồi sản phẩm từ khách hàng để phục vụ cho mục đích sửa chữa và chỉ có số ít các DN nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra LTCT và phát triển DN theo hướng bền vững thông qua hoạt động thu gom sản phẩm để tái chế, TSX Đây sẽ là sự lãng phí tài nguyên lớn nếu các DN không đẩy mạnh việc phát triển các dòng logistics ngược đối với các sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế và TSX

- Vẫn tồn tại một tỷ lệ tương đối lớn (70%) các sản phẩm bị xử lý theo cách chôn lấp hoặc tiêu hủy thay vì được tận dụng giá trị Nếu chưa thể tìm ra những

Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc thực thi hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại thị trường Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố đa dạng, bao gồm:

Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính các DN ngành nhựa tại Việt Nam

- Nguồn lực của các DN NNVN còn hạn chế:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành nhựa tại Việt Nam

3.1.1.1 Phân tích mô hình SWOT của NNVN a) Điểm mạnh của NNVN

Thứ nhất, hiện nay, NNVN đang có lợi thế về nguồn NLLĐ giá rẻ và dồi dào so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á Cụ thể, trong bảng xếp hạng cạnh tranh về môi trường kinh doanh giữa các quốc gia Đông Nam Á được thực hiện năm 2022, Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí về NLLĐ thấp nhất với mức trung bình là 108.196 USD/tháng, đứng sau cả Myanmar, Campuchia và Philippines Trên thực tế, tỷ trọng chi phí NLLĐ trong cơ cấu CPSX của các DN nhựa tại Việt Nam dao động từ 7% đến 9%, nên với ưu thế về CPLĐ thấp sẽ là cơ hội gia tăng khả năng cạnh tranh đối với NNVN khi tham gia vào thị trường quốc tế

Thứ hai, ngành nhựa đang có lợi thế về nguồn NVL tái chế với chi phí thấp

Hiện nay, phần lớn nguồn NVL này được dùng để SX các sản phẩm nhựa bao bì Tại Việt Nam, nguồn phế liệu và rác thải nhựa bị thải ra môi trường lên tới 1.8 triệu tấn/năm nên giá thu mua các phế liệu này rất thấp Đồng thời, các loại bao bì nhựa được tái chế từ phế liệu nhựa sinh hoạt có giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại NVL nhựa nguyên sinh b) Điểm yếu của ngành nhựa Việt Nam

Thứ nhất, NLSX NVL nhựa nội địa của NCN nhựa Việt Nam chưa phát triển mạnh Hiện tại, NVL nhựa do Việt Nam SX đang ở mức chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, thực tế chỉ đáp ứng khoảng 30% Vì vậy, thực trạng này đã dẫn đến sự phụ thuộc chính vào nguồn cung NVL nhựa nguyên sinh từ các NCC nước ngoài lên đến 70%, tiềm ẩn nguy cơ biến động tỷ giá hối đoái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động SX của các DN trong ngành, giảm khả năng cạnh tranh của ngành

Thứ hai, phần lớn hệ thống máy móc, thiết bị và dây chuyền SX NNVN vẫn phải phụ thuộc vào việc NK từ nước ngoài Hiện nay, các DN nhựa Việt Nam đang NK máy móc từ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, do NCN chế tạo máy móc nội địa chưa đạt trình độ phát triển cao Chi phí NK các loại máy móc này tương đối cao, đòi hỏi sự đầu tư lớn từ các DN ngành nhựa Đồng thời, tỷ trọng chi phí về máy móc, thiết bị chiếm đến hơn 50% trong cơ cấu CPSX của các DN nhựa tại Việt Nam, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến NLCT về giá các sản phẩm nhựa tại thị trường quốc tế c) Cơ hội của NNVN

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam dần ổn định trở lại sau khi kết thúc đại dịch Covid 19 Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển về nguồn thu nhập và nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó tạo cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho các sản phẩm nhựa bao bì, nhựa dân dụng tại Việt Nam Đồng thời, sự phục hồi của thị trường BĐS và sự phát triển của các NCN SX ô tô, điện tử trong thời gian sắp tới cũng tạo động lực phát triển đối với các sản phẩm nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật Bên cạnh đó, cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” cũng đã thành công thúc đẩy NTD lựa chọn các sản phẩm nhựa Việt Nam Vì vậy, đây sẽ là những cơ hội tốt để NNVN tiếp tục phát triển để trở thành một trog những NCN trọng điểm quốc gia

Thứ hai, việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển ngành nhựa từ phía các CQQL nhà nước cũng là cơ hội thúc đẩy ngành nhựa phát triển bền vững và nâng cao NLCT Tiêu biểu, Bộ Công Thương đã ban hành Chiến lược phát triển NNVN từ năm 2020, với mục tiêu dài hạn đến năm 2025 sẽ đạt 390.000 tỷ đến 85% tổng mức đầu tư đối với các dự án đầu tư cho các hoạt động SX hay mua sắm trang thiết bị ngành nhựa

Thứ ba, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ tại nước ngoài thông qua việc hưởng lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do Cụ thể,

Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã giúp NNVN được hưởng ưu đãi thuế XK 0% thay vì phải chịu mức thuế là 6.5% như khi chưa tham gia Hiệp định này, tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy các sản phẩm nhựa sang EU với LTCT lớn Bên cạnh đó, hoạt động NK các NVL nhựa chất lượng cao từ EU cũng sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này Tóm lại, EVFTA sẽ giúp NNVN có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp cận tốt hơn thị trường tiêu dùng lớn và CCƯ sản phẩm nhựa tại EU d) Thách thức của NNVN

Thứ nhất, các DN nhựa Việt Nam đang phải chịu thách thức từ việc tham gia Hiệp định EVFTA Mặc dù được hưởng nhiều lợi ích to lớn từ việc tham gia

Hiệp định thương mại tự do EVFTA, song NNVN cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc đáp ứng các QTXX của Hiệp định đưa ra, tiêu biểu như yêu cầu các NVL nhựa không có xuất xứ bắt buộc có giá trị nhỏ hơn 50% Việc đáp ứng các QTXX này tương đối khó khăn cho các DN nhựa Việt Nam tại thời điểm này vì phần lớn NVL nhựa chi phí rẻ vẫn đang được NK từ Đài Loan, Trung Quốc và một số quốc gia thuộc khu vực châu Á Bên cạnh đó, không chỉ phải đáp ứng những quy định chung trong Hiệp định mà các DN nhựa Việt Nam cũng phải đáp ứng được những yêu cầu riêng từ các DN NK nhựa cũng như thị hiếu tiêu dùng từ khách hàng về chất liệu, thiết kế, màu sắc sản phẩm, tại EU

Thứ hai, NNVN đứng trước yêu cầu bắt buộc phải chuyển theo SX theo hướng xanh hóa Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa diễn biến ngày càng phức tạp, NCN nhựa trên toàn cầu và chính phủ Việt Nam sẽ ưu tiên chuyển đổi sang SX các loại sản phẩm nhựa có tính thân thiện với môi trường Xu hướng này bao gồm việc tập trung vào phát triển và ứng dụng các loại vật liệu nhựa như nhựa tái chế, nhựa sinh học và nhựa tái sử dụng Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động tái chế hay TSD vẫn chưa được các DN ngành nhựa chú trọng phát triển Đồng thời, các sản phẩm nhựa tại Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là những loại bao bì hay đồ gia dụng có chất liệu khó phân hủy và không thân thiện với môi trường Vì vậy, xu hướng này diễn ra đòi hỏi NNVN phải chuyển mình thay đổi và thích nghi, nếu không theo kịp sẽ trở nên lạc hậu so với sự phát triển chung của xã hội

Thứ ba, NNVN đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường nhựa Việt Nam Với những lợi thế về nguồn

NLLĐ giá rẻ dồi dào và chi phí NVL tái chế thấp, NNVN đang được các DN nước ngoài tại châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt quan tâm và muốn đầu tư thu lợi nhuận Trong năm 2023, DN Thái Lan đã nắm được quyền sở hữu thị phần từ hai DN nhựa quy mô lớn tại Việt Nam là công ty ống nhựa Tiền Phong và công ty nhựa Bình Minh thông qua áp dụng chiến lược M&A Xu hướng đầu tư này từ những DN nước ngoài được dự báo sẽ gia tăng trong tương lai Đây chính là thách thức lớn buộc các DN Việt Nam phải tạo ra những bước ngoặt đáng kể nhằm hoàn thiện hơn từ việc áp dụng công nghệ cao, luôn cập nhật xu hướng thị trường, cải thiện NLCT, để tránh bị mất thị phần ngành nhựa nội địa vào tay các nhà đầu tư nước ngoài

3.1.1.2 Xu hướng phát triển của ngành nhựa tại Việt Nam

Thứ nhất, NNVN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành một trong những NCN trọng điểm quốc gia Trên thực tế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa ngày càng tăng trong các lĩnh vực điện tử, xây dựng, thực phẩm, y tế, Cụ thể, về mặt

SX, quy mô thị trường ngành nhựa được dự tính sẽ đạt 10.92 triệu tấn và 16.36 triệu tấn vào năm 2024 và 2029, đồng thời tăng trưởng trong giai đoạn này cũng đạt hơn 8%/năm Ngoài phát triển tại thị trường nội địa, về mặt tiêu thụ, các sản phẩm nhựa Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ là điểm sáng XK trong tương lai tại các thị trường

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGƯỢC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHỰA TẠI VIỆT NAM

3.2.1 Giải pháp đối với tổ chức Logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

Thứ nhất, đối với tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

- Các DN ngành nhựa bên cạnh việc tiếp tục liên kết và phối hợp chặt chẽ với các thành viên còn lại trong CCƯ các sản phẩm nhựa để tránh việc hoạt động đơn lẻ, cũng sẽ đồng thời góp phần chung tay xây dựng một hệ thống chiến lược cho toàn mạng lưới thì cần phải tự chủ động học hỏi, phát triển thêm để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác khác trong trường hợp các DN này muốn tự thể hiện năng lực Điều này sẽ tạo nên một mạng lưới tổ chức logistics ngược chặt chẽ từ từng thành viên cho đến toàn bộ hệ thống tổng thể

- Tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa nếu muốn hoàn thiện thêm thì cần phải hoạt động dưới sự dẫn dắt và quản lý của Nhà nước Cụ thể, để toàn bộ tổ chức mạng lưới hoạt động thống nhất và hiệu quả, CQQL nhà nước cần đưa ra một chính sách, phương án để các thành viên như CSTG, tái chế, DN SX, phân phối hoạt động theo Điều này sẽ tránh được việc chồng chéo công việc của các thành viên trong CCƯ khi thực hiện hoạt động logistics ngược

- Các CSTG và tái chế với vai trò là trung tâm thu gom, phân loại và xử lý sản phẩm nên thực hiện theo đúng những phương án do CQQL đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động và các điều kiện làm việc nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của hoạt động logistics ngược là tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa giá trị các sản phẩm nhựa và bảo vệ môi trường

Thứ hai, đối với cách thức tổ chức hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa chi phí và gia tăng NLCT cho doanh nghiệp Để thực hiện được mục tiêu này, các DN ngành nhựa cần thực hiện những nội dung sau:

• Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng và có định hướng đối với việc phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam Việc này sẽ trở thành kim chỉ nam để các DN ngành nhựa luôn xác định đúng hướng đi để phát triển thành công hoạt động logistics ngược

• Ứng dụng công nghệ tiến tiến trong quá trình xử lý sản phẩm thu hồi: để có thể tự chủ thành công các hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa, các DN cần đầu tư áp dụng những công nghệ hiện đai nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực và đạt hiệu quả hoạt động cao

- Đối với các DN ngành nhựa đang lựa chọn phương thức thuê ngoài các hoat động logistics ngược cũng cần phải từng bước học hỏi và phát triển từ nguồn lực, quy mô nhằm và nâng cao nhận thức về giá trị của hoạt động logistics ngược nhằm từng bước chuyển sang phương án tự thực hiện hoạt động logistics ngược, từ đó hình thành một vòng kinh tế tuần hoàn và DN có thể kiểm soát toàn bộ CCƯ tốt hơn

3.2.2 Giải pháp đối với các dòng logistics ngược trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam

Các DN NNVN cần phát triển tập trung vào các dòng logistics ngược đối với các sản phẩm nhựa có thể tái chế, và TSX nhằm tận dụng tối đa giá trị của các sản phẩm Đồng thời, đối với mỗi dòng logistics ngược đối với từng sản phẩm cũng cần phải chú ý như sau:

- Dòng logistics đối với các sản phẩm có thể TSD (sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách hàng) và dòng logistics đối với các sản phẩm có thể sửa chữa, DN nhựa cần phải cẩn thận hơn trong việc giao hàng trước đó tại dòng logistics xuôi tới khách hàng để tránh phải đổi trả và sửa chữa sản phẩm quá nhiều lần vì sẽ làm giảm sút giá trị của sản phẩm theo thời gian Vì vậy, trong khi thực hiện dòng logistics xuôi, các DN nên kiểm tra sản phẩm thật kỹ về màu sắc, kiểu dáng, vận hành, sau đó mới giao đến tay khách hàng Sự phối hợp này giữa hoạt động logistics xuôi và logistics ngược sẽ giúp CCƯ sản phẩm của DN trở nên khép kín và tuần hoàn liên tục

- DN ngành nhựa nên tập trung chủ yếu vào hai dòng logistics ngược đối với sản phẩm có thể tái chế và TSX vì hai dòng này sẽ giúp DN tận dung được tối đa nhất giá trị của các sản phẩm nhựa Để thực hiện thành công hai dòng logistics ngược này, tại các doạnh nghiệp SX nhựa cần phải có sự kiểm tra và lựa chọn sản phẩm cẩn thận, sau đó áp dụng hệ thống máy móc với công nghệ tiến tiến để thu được hiệu quả hoạt động cao nhất có thể

- Đối với dòng logistics ngược đối với các sản phẩm hết giá trị tận dụng Để hạn chế tối đa cách thực hiện dòng logistics ngược này, các DN SX trước đó nên sử dụng các NVL nhựa có thể tái chế hoặc TSD nhằm tiếp tục thu hồi giá trị của sản phẩm tại những giai đoạn về sau Trong trường hợp vẫn phải tiến hành xử lý sản phẩm vì hết giá trị sử dụng, các CSTG nên tập trung xử lý theo phương án tiêu hủy bằng lò đốt điện thay vì chôn lấp để tránh thiệt hại tới môi trường

KIẾN NGHỊ

3.3.1 Với Nhà nước và Bộ, Ban, Ngành

Thứ nhất, đối với Nhà nước:

Như đã phân tích các nguyên nhân khách quan trước đó, hiện nay Việt Nam vẫn thiếu các chính sách quy định sự quản lý và điều hành của một cơ quan chủ quản cụ thể đối với một tổ chức mạng lưới logistics ngược Bên cạnh đó, đối với các chính sách quy định về điều kiện cơ sở vật chật cũng như chất lượng người lao động cũng chưa chặt chẽ và không có sức ảnh hưởng để bắt buộc các DN triển khai và thực hiện Ngoài ra, một số quy định nhằm khuyến khích phát triển hoạt động tái chế, TSX nhằm thúc đẩy xu hướng phát triển xanh cũng đã được ban hành nhưng hiệu quả thực hiện vẫn chưa cao và chưa đồng bộ tại các địa phương trên cả nước Vì vậy, hiện nay,

- Ban hành các chính sách quy định rõ ràng trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứnng các sản phẩm nhựa đối với các Bộ, Ban, Ngành liên quan từ cấp trung ương tới cấo địa phương

- Kiểm tra, giám sát thực hiện những quy định đã ban hành về tiêu chuẩn xây dựng các CSTG, tái chế, các DN SX và chất lượng người lao động nhằm đảm bảo các cơ sở và DN ngành nhựa đều nắm được những quy định này và thực hiện nghiêm túc Nếu phát hiện có sai phạm sẽ tiến hánh xử lý

- Tích cực tuyên truyền các chính sách, quy định về khuyến khích phát triển hoạt động tái chế, TSX nhằm thúc đẩy xu hướng phát triển xanh đã ban hành trước đó để tất cả các địa phương trên cả nước đều thực hiện, tạo điều kiện phát triển đồng bộ hoạt động logistics ngược trên cả nước

- Khuyến khích các DN ngành nhựa đẩy mạnh đầu tư máy móc, công nghệ tiến tiến cũng như nguồn lực trong việc phát triển các hoạt động logistics ngược trong ngành nhựa thông qua các khoản vay tín dụng, kêu gọi nguồn đầu tư từ nước ngoài, thành lập quỹ hỗ trợ,

Thứ hai, đối với các Bộ, Ban ngành:

- Các Bộ, Ban, Ngành cần liên kết và phối hợp với nhau để đưa ra các chiến lược phát triển toàn diện và hiệu quả đối với việc phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa Việt Nam thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển Từ việc hoạch định kế hoạch chi tiết này, các Bộ, ban, ngành sẽ hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của chính mình cũng như các thành viên tham gia vào hoạt động logistics ngược, từ đó hạn chế chồng chéo công việc, trách nhiệm của từng thành viên

- Tuyên truyền và yêu cầu người dân thực hiện hoạt động kiểm tra và phân loại rác thải nhựa từ nguồn hiệu quả nhằm tạo điều kiện để các CSTG tiết kiệm thời gian và chi phí đối với hoạt động phân loại Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp CSTC và SX có nguồn NVL đảm bảo, rõ nguồn gốc để tiến hành tái chế,

SX ra các sản phẩm có chất lượng tốt Sau khi tái chế và SX hoàn chỉnh, bắt buộc trên sản phẩm phải có thông tin rõ ràng về nguồn NVL và quá trình tạo ra sản phẩm Thông qua hoạt động này, các Bộ, ban, ngành đã góp phần tạo dựng sự tin tưởng và yên tâm trong lòng người tiêu dùng, từ đó giúp các DN ngành nhựa có cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh

Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan đã phân tích trước đó, các DN ngành nhựa cần chú ý những vấn đề sau để có thể phát triển tốt hơn hoạt động logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm nhựa Việt Nam Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, các DN cần đầu tư phát triển nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua các yếu tố sau:

• Các DN ngành nhựa cần cải thiện chất lượng hệ thống CSHT tốt hơn thông qua việc đầu tư xây dựng lại hệ thống thu gom, tái chế theo hướng đảm bảo án toàn lao động và điều kiện làm việc để tránh xảy ra những tai nạn nguy hiểm và hoạt động logistics ngược cũng được thực hiện dễ dàng hơn Đồng thời cũng cần đầu tư vào hệ thống phương tiện vận chuyển hàng hóa chất lượng và an toàn hơn để tránh thiệt hại về người và của trong quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng

• Các DN ngành nhựa nên tiến tới sử dụng hệ thống máy móc có ứng dụng công nghệ tiên tiến thông qua tìm hiểu và học hỏi cách sử dụng các loại trang thiết bị và dây chuyền tái chế, SX nhựa hiện đại từ các quốc gia phát triển sau đó kêu gọi đầu tư để NK các thiết bị hiện đại về doanh nghiệp Sử dụng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm được tạo ra

• Các DN nên khuyến khích người lao động tham gia các lớp học đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn để nâng cao kiến thức, tay nghề và ứng dụng vào quá trình tham gia SX đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó, các DN cũng nên thành lập một bộ phận lãnh đạo chuyên quản lý toàn bộ quá trình

- Thứ hai, các DN nên tăng cường khả năng nhận thức về lợi ích của hoạt động logistics ngược thông qua việc nghiên cứu các chính sách khoa học từ các DN quốc tế đã và đang áp dụng thành công hoạt động logistics ngược từ đó có thêm kinh nghiệm và bài học để tiếp tục hướng DN thực hiện hoạt động logistics ngược theo hướng bài bản và chuyên nghiệp

Trong chương này, đầu tiên, khóa luận đã đưa ra những dự báo về xu hướng và tiềm năng phát triển của hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa Dựa trên thực trạng và xu hướng phát triển tất yếu, trong vòng 5 năm tới, vào năm

2023, ngành nhựa sẽ trở thành NCN mạnh trong tương lai, chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, kéo theo đó tiềm năng phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm Tiếp đó, khóa luận đã đề xuất một số các giải pháp cho phát triển hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại thị trường Việt Nam, tập trung vào việc xây dựng một số mô hình logistics ngược phù hợp với thực trạng của thị trường Việt Nam, cùng với đó là đề xuất giải pháp cho từng khâu, từng thành viên trong chuỗi Cuối cùng là các kiến nghị giúp tạo thuận lợi cho hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại thị trường Việt Nam

Ngày đăng: 07/11/2024, 13:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Quy trình thực hiện hoạt động logistics ngược - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.1 Quy trình thực hiện hoạt động logistics ngược (Trang 22)
Hình 1.4: CCƯ sản phẩm mở rộng - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.4 CCƯ sản phẩm mở rộng (Trang 30)
Hình 1.5: CCƯ sản phẩm khép kín - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.5 CCƯ sản phẩm khép kín (Trang 30)
Hình 1.6: Các thành viên trong CCƯ sản phẩm - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.6 Các thành viên trong CCƯ sản phẩm (Trang 32)
Hình 1.7: Trách nhiệm của mỗi thành viên trong CCƯ sản phẩm đối với - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.7 Trách nhiệm của mỗi thành viên trong CCƯ sản phẩm đối với (Trang 33)
Hình 1.8: Mô hình tổ chức logistics ngược với trung tâm thu hồi, kiểm - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.8 Mô hình tổ chức logistics ngược với trung tâm thu hồi, kiểm (Trang 36)
Hình 1.9: Sơ đồ các dòng logistics ngược trong CCƯ sản phẩm - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 1.9 Sơ đồ các dòng logistics ngược trong CCƯ sản phẩm (Trang 38)
Hình 2.1: NK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.1 NK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 49)
Hình 2.2: XK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.2 XK NVL và sản phẩm nhựa giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 51)
Hình 2.3: Sơ đồ CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.3 Sơ đồ CCƯ các sản phẩm nhựa tại Việt Nam (Trang 59)
Hình 2.4: Thị trường NK nguyên liệu nhựa Việt Nam quý I/2023 - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.4 Thị trường NK nguyên liệu nhựa Việt Nam quý I/2023 (Trang 60)
Hình 2.8: Mô hình tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.8 Mô hình tổ chức mạng lưới logistics ngược trong CCƯ các sản phẩm (Trang 65)
Hình 2.11: Dòng logistics ngược đối với các sản phẩm nhựa có thể TSX - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.11 Dòng logistics ngược đối với các sản phẩm nhựa có thể TSX (Trang 71)
Hình 2.13: Dòng logistics ngược đối với các sản phẩm nhựa hết giá trị tận dụng - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 2.13 Dòng logistics ngược đối với các sản phẩm nhựa hết giá trị tận dụng (Trang 73)
Hình 3.1: Mô hình dự đoán về tổ chức mạng lưới hoạt động logistics  ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam đến năm 2030 - Phát triển hoạt Động logistics ngược trong ccư các sản phẩm nhựa tại việt nam
Hình 3.1 Mô hình dự đoán về tổ chức mạng lưới hoạt động logistics ngược trong CCƯ sản phẩm nhựa tại Việt Nam đến năm 2030 (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w