Mô tả các giải pháp cũ thường làm: 4.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học Chúng ta đều biết rằng môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô số 1
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2023
3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
4.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học
Chúng ta đều biết rằng môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học Môi trường giáo dục tốt
sẽ là nơi ươm mầm cho sự phát triển nhân cách tốt Không gian lớp học là ngôi trường chung, ngôi nhà thứ 2 của các em, ở trong môi trường đó học sinh được tiếp thu những tri thức bổ ích, được giáo dục rèn luyện thành người
Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu ( BGH ) nhà truwỏng xây dựng kế hoạch, triển khai đến toàn bộ giáo viên(GV và học sinh (HS) Tuần 0, GV cùng với HS và PHHS tiến hành trang trí lơp học Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, giáo viên và học sinh đã có nhiều sáng tạo trong việc trang trí, tạo nên các "lớp học thân thiện", môi trường học tập “Xanh- Sạch - Đẹp” Các lớp đã đưa thiên nhiên vào lớp học “xanh”, Trang trí cửa sổ của lớp, trang trí các góc theo quy định của nhà trưởng
+ Ưu điểm: Phong trào "Trang trí lớp học" được phát động, thầy và trò trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô Số 1 tham gia rất tích cực và hăng say Vì thông qua việc trang trí lớp học đã tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, thêm yêu trường học, lớp học mình hơn
+ Nhược điểm: Nhiều lớp hoạt động trang trí lớp học còn hình thức Các góc trong lớp thường do nhà trường quy định nên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của
GV và HS Một số lớp môi trường trong ngoài lớp học chưa đẹp mắt, thu hút, tính thẩm
mỹ dạng chưa cao, không phong phú, đa, hình ảnh không sống động, nên chưa kích thích được HS sự tò mò, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của HS trong các hoạt động Nhiều lớp chưa tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động trang trí lớp học, chủ yếu PHHS bỏ tiền ra in phun theo các mẫu mã có sẵn về treo lên tường lớp HS trở nên vô cảm với không gian lớp học
Mẫu 02/SK
Trang 22 4.2 Giải pháp 2: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị đồ dùng dạy học
Việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm đầu tiên của người cán
bộ quản lý, muốn chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy học…vì đây chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Nhận thức được vai trò to lớn đó, nhà trường đã áp dụng các biện pháp sau:
-Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch để tham mưu cho lãnh đạo ngành, địa phương và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
-Làm tốt công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục:
-Uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường để có sự đồng thuận cao
-Thường xuyên rút kinh nghiệm sau mỗi lần tham mưu
+ Ưu điểm: Nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu, từng bước nâng cao chất lượng, hiện đại hóa đối với cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục tại nhà trường thực hiện tốt nhất Chương trình giáo dục phổ thông mới
+ Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đó thì việc sử dụng những đồ dùng, thiết bị mua sẵn ít phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ; làm giảm kỹ năng tương tác với cô giáo và các bạn; tốn kém tiền bạc nhưng hiệu quả
sử dụng không cao, gây lãng phí…
4.3 Giải pháp 3: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng
dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà giáo viên, quan sát
HS có đang học không? Học như thế nào? Việc học có ý nghĩa không? HS học thêm được điều gì có ý nghĩa không? và hướng đến khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân học tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục SHCM không chỉ tạo cơ hội cho mọi giáo viên được tham gia vào quá trình học tập để nâng cao trình độ chuyên môn mà cách làm này còn giúp GV chủ động điều chỉnh cách dạy phù hợp với đối tượng HS lớp mình, và phù hợp với thực tế của trường mình Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào việc tỏ chức các hoạt động hằng ngày một cách hiệu quả
Trang 3+ Ưu điểm: Qua quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới đã giúp cho giáo viên tăng thêm tình đoàn kết, thân thiện, tăng cường khả năng quan sát, biết cách phân tích tiết học một cách sát thực, chính xác Đồng thời giúp giáo viên tích lũy thêm nhiều bài học trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh Đặc biệt, học sinh được chú ý nhiều hơn về phát triển năng lực và phẩm chất
+ Nhược điểm: Các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều tập trung vào việc triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các
kế hoạch, kiểm điểm thi đua,… Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn Việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề giáo viên còn vướng mắc, gặp khó khăn, trong thực tế giảng dạy hiện nay như: vấn đề sử dụng hợp lí sách giáo khoa trong dạy học, vấn đề về cải tiến, đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho
có hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp, lồng ghép, sáng tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt là việc
áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh Hiện tượng đồng ý không đưa ra ý kiến, không phát biểu góp ý tham gia cho tiết dạy Còn nhiều giáo viên không chịu học hỏi, không đưa ra những ý kiến trao đổi của mình mà còn dựa vào các ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý
4.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Thực tế cho thấy, chất lượng của một nền giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, trong đó giữ vai trò quyết định là đội ngũ nhà giáo Luật giáo dục đã khẳng định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Vì vậy muốn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trường, trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu mới là nhiệm vụ then chốt Trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, nhận thức của người thầy có tầm quan trọng đặc biệt, người thầy giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn là một nhà giáo dục: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Hiện nay, một bộ phận nhỏ giáo viên có lúc chưa nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình Công việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên cần phải được thực hiện thường xuyên, tuyên truyền sâu rộng đến các đoàn thể, tổ bộ môn và toàn thể từng giáo viên
+ Ưu điểm: Nhà trường có đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ cáo Nhiều giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên một số GV ngại học tập, chưa tự giác
tự học tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nhất trong lĩnh vực công nghê thông tin Không giải quyết được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra luôn phải đi nhờ đồng nghiệp làm giúp
Trang 44
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Để có thông tin cụ thể, tôi đã tiến hành khảo sát các chỉ số cảm xúc của học sinh, giáo viên khi tham gia các hoạt động tại nhà trường.Kết quả thu được như sau:
Bảng 1 Chỉ số cảm xúc của học sinh khi đến trường
Số lượng
khảo sát
Tham gia các hoạt động tại trường ? Rất thích Tỉ lệ Thích Tỉ lệ Không thích Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Hứng thú khi đến trường ? Rất hứng
thú Tỉ lệ
Hứng thú Tỉ lệ
Không hứng thú Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Khi vui chơi cùng bạn bè Rất vui Tỉ lệ vui Tỉ lệ Không vui Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Em có hay tâm sự với thầy cô không ? Thường
xuyên Tỉ lệ
Thỉnh thoảng Tỉ lệ
chưa bao giờ Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Khi học các môn học tại lớp Rất thích Tỉ lệ Thích Tỉ lệ Chán Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Em có cảm thấy an toàn trong thời gian ở trường không?
Rất an toàn Tỉ lệ toàn An Tỉ lệ an toàn Không Tỉ lệ
Trang 5Qua nghiên cứu, phân tích kết quả khảo sát tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh không thích đến trường (30.2%), không thích tham gia các hoạt động ở trường (22,6%), cảm thấy không vui khi chơi cùng các bạn (47,2) cảm thấy không thích các môn học ở trường (32,1)và cảm thầy chưa thực sự an toàn khi đến trường còn khá cao (18,9) Kết quả này cho tôi hiểu rằng trong trường tôi đang công tác còn nhiều HS chưa thực sự hạnh phúc khi đến trường Tôi đã tiến hành gặp gỡ trực tiếp các em để tìm hiểu nguyên nhân và được biết
+ Các em không thích đến trường vì sau 2 tháng hè nghỉ học các em được ở nhà, vui chơi thoải mái, các em được ngồi trong phòng điều hoà được xem tivi, được chơi các trò chơi điện tử, được cùng bố mẹ đi du lịch không phải lo làm bài tập, không phải trả bài cô giáo Nên khi trở lại nhà trường các em phải ngồi yên một chỗ, phải học bài các em cảm thầy gò bó, không thoải mái
+ Các hoạt động trong nhà trường cón gò bò, chưa phải là hoạt động mà các
em thích, các em bị bắt buộc phải tham gia
+ Một số bạn học sinh trong trường cậy lớn bắt nạt các em bé và bạn bé, thường xuyên dọa nạt, lấy đồ của các em nên các em cảm thấy không an toàn khi ở trường
+ Các em ngại chia sẻ, tâm sự với thầy cô vì thấy cô không cười với em bao giờ, mỗi lần em mắc lỗi thầy cô còn nổi nóng với các em khiến các em ngại, không dám gần thầy cô Các em rất sợ mỗi khi không làm xong bài tập cô giao, rất sợ khi mắc lỗi, rất sợ khi thầy cô gọi điện về cho bố mẹ nói về lỗi của em ở trường
+ Nhiều môn học ở trường cón khó với các em Trong quá trình học các em chưa hiểu, các em không làm được bài tập cô giáo nên ngại học
Bảng 2: Chỉ số cảm xúc của giáo viên khi đến trường
Số lượng
khảo sát
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay?
Rất tốt Tỉ lệ Tốt Tỉ lệ
Chưa thực sự tốt
Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Môi trường lớp học trong nhà trường đã đảm bảo sạch sẽ, an
toàn, thân thiện chưa ? Rất đảm
bảo Tỉ lệ Đảm bảo Tỉ lệ
chưa đảm bảo Tỉ lệ
Trang 66
Số lượng
khảo sát
Thầy cô có có thường xuyên chia sẻ với học sinh và đồng
nghiệp khi đến trường ? Rất
thường xuyên
Tỉ lệ Thường
xuyên Tỉ lệ
Không thường xuyên
Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Mối quan hệ của thầy cô với PHHS và đồng nghiệp ? Rất tốt Tỉ lệ Bình thường Tỉ lệ Không tốt Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Khi đến trường thầy cô cảm thấy thế nào?
Rất vui Tỉ lệ Bình thường Tỉ lệ Áp lực Tỉ lệ
Số lượng
khảo sát
Theo thầy cô thế nào là trường học hạnh phúc ?
Trình bày được khái niệm
Tỉ lệ
Trình bày được khái niệm nhưng chưa đầy đủ
Tỉ lệ
Không trình bày được khái niệm
Tỉ lệ
Qua phân tích số liệu và tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy:
+ Còn 35% Giáo viên cho răng điều kiện cơ sở nhà trường chưa thực sự tốt
vì lớp học đông, không gian lớp học còn chất chội, Nhà trường còn thiếu các
Trang 7phòng chức năng như âm nhạc, Mĩ thuật tại khu Đồi Ngô, phòng tin khu Thân số lượng máy tính chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh
+ Tỉ lệ GV chưa hài lòng về môi trường lớp học còn cao ( 40%) GV cho rằng việc trang trí trường lớp với các góc quy định sẵn chưa phát huy được sự sáng tạo của giáo viên và học sinh Có GV cho rằng việc trang trí lớp học là hình thực mất thời gian
+ Nhiều giáo viên chưa thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp, còn cảm thầy nhiều áp lực khi tham gia các hoạt động tại nhà trường Nguyên nhân khi đến trường còn phải giải quyết nhiều việc liên quan đến học sinh nên không có thời gian Hiện nay, trong dạy học không đơn thuần như trước kia đòi hỏi phải có năng lực công nghệ thông tin, có GV cón chia sẻ đến trường không chỉ dạy học còn phải làm cộng tác viên dân số, báo cáo y tế, tuyên truyền giảng giải về ATGT cho HS
và PHHS… dẫn đến giáo viên nhiều áp lực
+ Đa số giáo viên chưa thực sự quan tâm và hiểu về trường học hạnh phúc Bản thân tôi cũng nghiên cứu tìm hiểu về việc xây dựng trường học hạnh phúc tối nhận thầy: có rất nhiều những tiêu chí để xây dựng một trường học hạnh phúc nhưng tựu chung lại, quan trọng nhất, cốt lõi nhất để xứng đáng là một ngôi trường hạnh phúc ở Việt Nam cần 3 tiêu chí: yêu thương, an toàn và tôn trọng Đây là 3 tiêu chí mà đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp đề ra
Thứ nhất là tình yêu thương Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình Họ tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình
Thứ hai là sự an toàn Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực
Thứ ba là sự tôn trọng Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể
Trang 88 Xây dựng trường học hạnh phúc sẽ giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh và phụ huynh nâng cao cảm nhận hạnh phúc; từ đó, tác động tích cực đến đời sống tinh thần của các lực lượng giáo dục, phụ huynh và góp phần gia tăng kết quả học tập của người học
Từ việc phân tích các kết quả khảo sát và việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh và GV không hạnh phúc cùng với việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết
về trường học hạnh phúc, tôi nhận thấy việc xây dựng trường học hạnh phúc là rất cần thiết chính vì thế tôi đã nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra các biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô số 1
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc nhăm làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và PHHS cảm thầy hạnh phúc hơn khi tới trưởng từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
được nâng cao năng lực, trình độ, có kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc Các thầy cô giáo cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến trường
- Học sinh: Yêu trường, yêu thầy cô bạn bè Tạo cho các các em cảm giác an toàn, được yêu thương tôn trọng Các em học sinh háo hức, chủ động tham gia các hoạt động, phong trào của trường
- Phụ huynh: Có niềm tin vào nhà trường Luôn đồng hành ủng hộ nhà trường trong các hoạt động của nhà trường
- Xây dựng trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô Số 1 là trường học hạnh phúc
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
trường nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình trường học hạnh phúc
Mục đích ý nghĩa của giải pháp: Giúp cho CBGV, NV có nhận thức đầy
đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì nhà trường mà ở đó học sinh và CBGV,NV được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu
và được có giá trị; phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay Giúp cho Công đoàn nhà trường chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với chuyên môn và các đoàn thể khác trong nhà trường; tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CBGV, NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện của nhà trường
Các tiến hành: Tiếp tục tuyên truyền, vận động CBGV, NV nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành Ban hành bộ quy tắc ứng xử trong trường triển khai đến phụ huynh và CBGV, NV và học sinh
Trang 9Tổ chức quán triệt lại đối với CBGV, NV các quy định của Nhà nước, của ngành về đạo đức nhà giáo, về xây dựng trường học thân thiện, an toàn, các tiêu chí của trường học hạnh phúc
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, về trường học thân thiện, hạnh phúc trong sinh hoạt chuyên môn của Hội đồng sư phạm, sinh hoạt Công đoàn nhà trường hàng tháng
Tổ chức tọa đàm trong giáo viên, học sinh và phụ huynh về trường học hạnh phúc, về sự đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực và sáng tạo; có khả năng, kỹ năng và sẵn sàng hợp tác và biết Chung sống chung một cách tốt đẹp (có giá trị sống và kỹ năng sống)
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Dân chủ - kỷ cương – tình thương –trách nhiệm”’ “Nhà giáo thực hiện tốt văn hóa chia sẻ”’; “Xây dựng nhà trường văn hóa – nhà giáo mẫu mực – học sinh tích cực”; và khen thưởng “Nhà giáo có tâm huyết, sáng tạo” đưa ra các nội dung, tiêu chí cụ thể cho giáo viên thực hiện phù hợp với điều kiện hiện nay của nhà trường
Tăng cường công tác truyền thông trên trang thông tin điện tử của nhà trường, về nội dung: “Trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc” bằng các hình thức thích hợp, sinh động
Ngày 10/11/2023 tham mưu với Phòng GD&ĐT tổ chức Hội thảo kỹ năng xây dựng trường học hạnh phúc 100% CBGV, NV nhà trường đã cùng tham gia hội nghị Tại đây, các thành viên tham gia hội thảo đã được nghe Nhà giáo – Tiến
sĩ Nguyễn Văn Hòa là một trong những người tiên phong và kiên trì theo đuổi con đường xây dựng “Trường học hạnh phúc” trong suốt 30 năm qua và PGS.TS Lê Văn Hòa nguyên Phó Viện trưởng, Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Giảng viên kiêm nhiệm Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Cố vấn chương trình “Cha mẹ thay đổi” (VTV7) Chuyên gia Tâm lý giáo dục chia sẻ về những kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc
Giáo viên tham gia hội thảo kỹ năng xây dựng trường học hạnh phúc
Trang 1010 Bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm về trường học hạnh phúc Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư phạm với CBGV, NV học sinh trên cổng thông tin điện tử của trường Xây dựng các tư liệu về tình huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về truyền thống Tôn sư trọng đạo, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống…Quyết tâm xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính
GV tổ 1 nghiên cứu thảo luận chuyên đề trường học hạnh phúc
Kết quả đạt được: Qua hoạt động tìm hiểu nghiên cứu về trường học hạnh phúc
đã giúp cho giáo viên hiểu rằng Nếu ngay bản thân mình chưa hạnh phúc thì làm sao nghĩ đến chuyện mang lại hạnh phúc cho người khác Thầy cô bước vào lớp mà đang trong tâm trạng rối bời thì làm sao trò có được những tiết học vui vẻ, thoải mái, hiệu quả? Tại một số diễn đàn, nhiều ý kiến cũng luận bàn đến việc tạo cảm xúc tích cực cho giáo viên và học sinh, với khẩu hiệu như “trước khi chạm đến trí óc hãy chạm đến trái tim”, “muốn giáo viên hạnh phúc thì trước hết hiệu trưởng phải hạnh phúc”, Biết rằng, hạnh phúc là thứ không thể nắm, không thể sờ mà chỉ có thể cảm nhận mà thôi; hạnh phúc phải được bồi đắp mỗi ngày, phải được nâng niu và chăm sóc Hạnh phúc, đó là niềm vui mỗi ngày đến đến lớp, đến trường Nếu như, thấp thoáng đó đây vẫn còn những cách làm việc cứng nhắc, với kiểu “công nghiệp hoá” mà thiếu đi sự quan tâm đến cảm xúc, hay “hiện đại hoá” bằng những mắt camera theo dõi giáo viên từng chút một thì thử hỏi những điều ấy có chạm đến trái tim được không?
Mục đích ý nghĩa: Xây dựng môi trường học tập đảm bảo xanh – sạch đẹp, an toàn cho HS, CBGV, PHHS khi đến trường Môi trường học tập mà ở đó CBGV, HS được tôn trọng, yêu thương, chia sẻ
Để đảm bảo sức khỏe cho CBGV,NV và học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện và giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi cho các em Trước hết cần quan