1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

274 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
Tác giả Nguyễn Hải Đăng
Người hướng dẫn TS. Trần Quang Trung, PGS.TS. Phạm Văn Thao, TS. Nguyễn Khang
Trường học Học Viện Quân Y
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Y học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 274
Dung lượng 7,32 MB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệpNghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Trang 1

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ HIỆU QUẢ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ HIỆU QUẢ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Ngành: Quản lý y tế

Mã số: 9 72 08 01LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Trần Quang Trung PGS.TS Phạm Văn Thao TS Nguyễn Khang

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướngdẫn của cán bộ khoa học chuyên ngành

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phầntrong các bài báo khoa học Luận án chưa từng được công bố ở bất cứ đâu.Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TÁC GIẢ

Nguyễn Hải Đăng

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y,Phòng Sau đại học - Học viện Quân y và các cơ quan chức năng đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Phạm Văn Thao, TS NguyễnKhang - Những Thầy đã tận tụy dành thời gian quý báu hướng dẫn, giúp tôitrong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận án

Tôi xin cảm ơn các thầy, các cán bộ của Khoa Chỉ huy Tham mưuQuân Y, Học Viện Quân y đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi thựchiện đề tài và hoàn chỉnh luận án

Tôi xin cảm ơn Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, lãnh đạo các huyện, lãnhđạo các trường trung học dân tộc nội trú 6 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang, cácgiáo viên và các em học sinh các trường trung học dân tộc nội trú 6 huyệnthuộc tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi thực hiện đềtài và thu thập số liệu để hoàn thành luận án

Tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên, giúp đỡtôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và tạo điều kiện của các bệnhnhân đã tham gia trong đề tài nghiên cứu

Tôi xin dành tình cảm biết ơn sâu sắc tới gia đình, bố mẹ và vợ con đãluôn động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luậnán

Tác giả

Nguyễn Hải Đăng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Khái niệm bệnh sâu răng, viêm lợi 4

1.2 Cơ chế bệnh sinh 5

1.2.1 Cơ chế bệnh sinh sâu răng 5

1.2.2 Cơ chế bệnh sinh của viêm lợi 7

1.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng, viêm lợi 8

1.3.1 Yếu tố về cá nhân 16

1.3.2 Yếu tố môi trường miệng 21

1.3.3 Các yếu tố về phong tục, tập quán, lối sống 23

1.4 Thực trạng về sâu răng, viêm lợi và một số nghiên cứu về bệnh sâu răng, viêm lợi 8

1.4.1 Trên thế giới 8

1.4.2 Tại Việt Nam 11

1.5 Một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh 24

1.5.1 Chương trình nha khoa học đường 24

1.5.2 Truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục nha khoa 25

1.5.3 Phòng ngừa sâu răng bằng Fluor 28

1.5.4 Kiểm tra định kỳ tình hình răng miệng, điều trị dự phòng, can thiệp sớm bằng các kỹ thuật 31

Trang 6

1.6 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1 Đối tượng nghiên cứu 40

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 40

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 40

2.3 Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 41

2.3.2 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 41

2.4 Nội dung nghiên cứu 46

2.4.1 Nghiên cứu thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 46

2.4.2 Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 47

2.5 Các chỉ số nghiên cứu 61

2.5.1 Các chỉ số cho mục tiêu 1 61

2.5.2 Các chỉ số cho mục tiêu 2 61

2.6 Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định 64

2.6.1 Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng .64

2.6.2 Các tiêu chuẩn xác định bệnh 66

2.6.3 Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh 67

2.6.4 Các tiêu chí đánh giá khác 68

2.6.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp 68

2.7 Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 68

Trang 7

2.8 Phương pháp khống chế sai số và xử lí số liệu 70

2.8.1 Khống chế sai số 70

2.8.2 Phương pháp xử lý số liệu 71

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 71

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 73

3.1 Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang năm 2017 73

3.1.1 Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 73

3.1.2 Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 83

3.2 Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp 86

3.2.1 Hiệu quả biện pháp điều trị sâu răng, viêm lợi bằng thiết bị nha khoa di động tại trường học 86

3.2.2 Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh sâu răng, viêm lợi 97

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 102

4.1 Thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017 102

4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 102

4.1.2 Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của đối tượng nghiên cứu 102

4.1.3 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh 112

4.1.4 Thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành của giáo viên 113

4.1.5 Nồng độ fluor trong nước ăn ở các vùng có học sinh nghiên cứu 115

4.1.6 Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi 115

Trang 8

4.2.1 Hoạt động can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung

học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 121

4.2.2 Hiệu quả biện pháp điều trị sâu răng, viêm lợi bằng thiết bị nha khoa di động tại trường học 127

4.2.3 Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh sâu răng, viêm lợi 133

4.2.4 Tính mới, giá trị khoa học và tính bền vững của mô hình can thiệp 137

4.3 Hạn chế của nghiên cứu 138

KẾT LUẬN 141

KIẾN NGHỊ 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

1 ART Atraumatic Restrorative Treament (Hàn răng không

sang chấn)

5 CSSKRM Chăm sóc sức khỏe răng miệng

6 CTNHĐ Chương trình nha học đường

7 CPITN Community Periodontal Index and Treatment Needs

(Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu cho cộng đồng)

8 DMFT Decayed, Missing, Filled, Teeth (Chỉ số ghi nhân

tổng số răng vĩnh viễn bị sâu, răng mất, răng trám)

9 DMFS Decayed, Missing, Filled, Surfaces (Chỉ số ghi nhân

tổng số mặt răng vĩnh viễn bị sâu, răng mất, răngtrám)

10 FPMs Fissure sealants on the first permanent molars (Chất

trám trên răng hàm lớn đầu tiên)

13 HS THCS Học sinh trung học cơ sở

14 HS THPT Học sinh trung học phổ thông

15 ICDAS International Caries Detection and Assessment System

(Tiêu chuẩn phát nhiện sâu thân răng nguyên phát)

22 SMT Sâu mất trám (răng vĩnh viễn)

23 smt Sâu mất trám (Răng sữa)

Trang 10

26 THCS Trung học cơ sở

31 WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 11

Bảng Tên bảng Trang

2.1 Các hoạt động can thiệp 59

2.2 Phân loại về tình trạng lợi và nhu cầu cần điều trị theo WHO 64

2.3 Phân loại BRM theo tổ chức Y tế thế giới -1997 66

3.1 Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng, viêm lợi theo tuổi 73

3.2 Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng, viêm lợi theo trường 75

3.3 Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng, viêm lợi theo dân tộc 75

3.4 Tỷ lệ bệnh sâu răng theo trường 76

3.5 Chỉ số sâu, mất, trám và cơ cấu sâu, mất, trám của răng sữa và răng vĩnh viễn của học sinh 76

3.6 Tình trạng sâu răng của học sinh 77

3.7 Tỷ lệ bệnh cao răng, viêm lợi của học sinh theo trường 77

3.8 Tỷ lệ học sinh được điều trị bệnh lý sâu răng 78

3.9 Tỷ lệ học sinh được điều trị bệnh lý viêm lợi 78

3.10 Kiến thức về sâu răng, viêm lợi của học sinh 79

3.11 Thái độ đối với bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh 79

3.12 Thực hành phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh 80

3.13 Kiến thức về sâu răng, viêm lợi của giáo viên 81

3.14 Thái độ đối với bệnh sâu răng, viêm lợi của giáo viên 81

3.15 Thực hành phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của giáo viên 82

3.16 Kết quả xét nghiệm nồng độ fluor trong nước ăn của các trường 82

3.17 Liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh răng miệng của học sinh tới tỷ lệ mắc bệnh sâu răng 83

3.18 Tỉ lệ giữa tình trạng thiếu fluor trong nước ăn uống với bệnh sâu răng ở học sinh 84

Trang 12

học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 85

3.20 Tỷ lệ răng sữa và răng vĩnh viễn được điều trị bằng thiết bị nha khoa di động tại 3 trường can thiệp 86

3.21 Tỷ lệ học sinh được điều trị bệnh lý sâu răng ở 2 nhóm nghiên cứu 87

3.22 Đánh giá hiệu quả can thiệp qua tỷ lệ được điều trị bệnh lý sâu răng 88

3.23 Tỷ lệ sâu răng sữa trước- sau can thiệp giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 88

3.24 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trước- sau can thiệp giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 89

3.25 Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với bệnh sâu răng 90

3.26 Chỉ số sâu răng của học sinh trước và sau can thiệp 90

3.27 Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với chỉ số sâu răng 91

3.28 Chỉ số sâu-mất-trám trước- sau can thiệp giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo trường 91

3.29 Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với chỉ số sâu - mất - trám 92

3.30 Kết quả hàn răng bằng thiết bị nha khoa di động tại các trường can thiệp 92

3.31 So sánh chỉ số sâu ngà và chỉ số viêm tủy trước và sau can thiệp 93

3.32 Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng bằng thiết bị nha khoa di động đối với chỉ số sâu ngà và viêm tủy 93

3.33 Tỷ lệ được điều trị về bệnh lý viêm lợi trước- sau can thiệp giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 94

3.34 Tình trạng bệnh viêm lợi trước – sau can thiệp 95

3.35 Tỷ lệ bệnh viêm lợi trước – sau can thiệp 96

3.36 Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng, điều trị bệnh viêm lợi 96

Trang 13

3.38 Hiệu quả can thiệp về thái độ của học sinh 98

3.39 Hiệu quả can thiệp về thực hành CSRM của học sinh 99

3.40 Tỷ lệ sâu răng mới phát hiện trong 2 năm can thiệp 100

3.41 Tỷ lệ viêm lợi mới phát hiện trong 2 năm can thiệp 101

3.42 Đánh giá hiệu quả dự phòng đối với tỷ lệ mắc mới sâu răng, viêm lợi 101 Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng theo giới 74

3.2 Tỷ lệ học sinh mắc bệnh viêm lợi theo giới 74

Trang 14

Hình Tên hình Trang

1.1 Sơ đồ Keys 6

1.3 Sự khởi phát viêm ở lợi 8

1.4 Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến SR 16

2.1 Thiết bị nha khoa di động Model BD-402A 53

2.2 Sơ đồ nghiên cứu can thiệp 60

2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang 39

Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1 Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu 47

Trang 15

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng, viêm lợi là hai bệnh rất phổ biến trong các bệnh răng miệngtrên thế giới cũng như ở nước ta Bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi răng mớimọc (6 tháng tuổi) Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây biến chứng tạichỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và thẩm mỹ của trẻsau này Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 5 tỷ người trên thếgiới mắc bệnh sâu răng, viêm lợi tập trung chủ yếu tại các nước Châu Á vàChâu Mỹ La Tinh Ngay tại các nước phát triển cũng có tới 60-90% trẻ emtrong độ tuổi đi học mắc bệnh Bệnh sâu răng đang là vấn đề được Chính phủcác nước trên thế giới quan tâm đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết [1]

Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 70%dân số và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở những nơi chưa thực hiện tốtchương trình Nha học đường như ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc ít người [2], [3] Phòng bệnh sâu răng, viêm lợi bằng các biệnpháp dự phòng là quá trình tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí thấp,

dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quảcao Đối với sức khỏe răng miệng, điều trị là tốt, dự phòng là tốt hơn, dựphòng sớm là tốt nhất [4] Do đó phòng bệnh sâu răng, viêm lợi sớm ngay ởlứa tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến lược khả thi nhất đãđược WHO khuyến cáo triển khai nhằm nâng cao sức khỏe học đường [5]

Để giải quyết tình trạng này nhiều năm qua, ngành răng hàm mặt đãthực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu mà trọngtâm là công tác nha học đường với 4 nội dung: Giáo dục nha khoa, dùng nướcsúc miệng có flour 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnhrăng miệng tại trường học Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tácnày có khác nhau ở từng địa phương, từng thời gian [6] Trong những nămgần đây, chương trình nha học đường đã bước đầu có hiệu quả và các hoạt

Trang 16

động đi vào nề nếp, tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều giữa các trường ởcác tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có các tỉnh khu vực miền núiphía Bắc [6]

Tuyên Quang là tỉnh thuộc khu vực trung du - miền núi phía Bắc Tỉnh

có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa là những khu vực còn tồn tại nhiều phongtục tập quán lạc hậu cũng như sự hiểu biết của người dân về sức khoẻ cònthấp đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh chưađược triển khai đến các trường học, cộng động và người dân [7] Chươngtrình nha học đường hầu như chưa được triển khai tại các trường này, hầu hếthọc sinh tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa cónhiều cơ hội được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc nha khoa [7] Một nghiêncứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 470 học sinh nhằm xác định tỷ lệ bệnh sâurăng ở học sinh trường tiểu học Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang năm

2014 cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa là 61,3% và sâu răng vĩnh viễn là 18,9% [7]

Số học sinh bị sâu răng sữa là cao ở lớp 1 (18,1%) và xu hướng giảm dần ởcác lớp trên, còn số học sinh sâu răng vĩnh viễn có tăng dần ở những lớp trên

và cao nhất ở lớp 5 (6,2%) Số lượng trung bình răng sâu của một trẻ bị sâurăng là 3,5% đối với sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn là 1,6% [7] Nghiêncứu chỉ ra rằng tỷ lệ sâu răng và số lượng trung bình răng sâu còn cao, do đócần thiết phải có sự can thiệp phòng bệnh hiệu quả để giảm tỷ lệ sâu răng ởhọc sinh

Các kết quả báo cáo của Sở y tế tỉnh Tuyên Quang cho thấy, hầu hếthọc sinh các trường THCS dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh đều khó tiếp cậncác dịch vụ khám và điều trị bệnh răng miệng vì khoảng cách tới các cơ sở y

tế hay phòng khám răng quá xa, điều kiện kinh tế khó khăn và người dân chưanhận thức được tầm quan trọng của việc khám răng miệng định kỳ Cho đếnnay chưa có giải pháp, mô hình cụ thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng,viêm lợi xuống một cách bền vững cho học sinh khu vực vùng sâu, vùng xa

Trang 17

đặc biệt là học sinh tại các trường dân tộc nội trú Thiết bị nha khoa di độngvới các ưu điểm là vô cùng nhỏ gọn, xách tay tiện lợi, thích hợp cho công việckhám, điều trị răng lưu động đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa; Việckhám và điều trị tại trường học giúp tiết kiệm chi phí điều trị và tăng khả năngtiếp cận của học sinh các trường dân tộc nội trú

Do đó, vấn đề được đặt ra là (1) Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ởhọc sinh các trường THCS dân tộc nội trú trong đó có các trường THCS dântộc nội trú của tỉnh Tuyên Quang như thế nào? (2) Yếu tố nào liên quan nhiềuđến tình trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh tại các trường dân tộc nội trú? Và(3) Giải pháp nào là hiệu quả trong phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi ởhọc sinh các trường THCS dân tộc nội trú? Để trả lời các câu hỏi trên, chúngtôi tiến hành thực hiện nghiên cứu nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi ởhọc sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017

2 Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp điều trị và phòngchống bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh khối 6, 7 các trường trung học cơ

sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017 - 2019

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm bệnh sâu răng, viêm lợi

Bệnh răng miệng là bệnh tổn thương cả phần tổ chức cứng của răng(sâu răng) và các tổ chức quanh răng như viêm lợi, chảy máu lợi Bệnh răngmiệng có thể bị mắc từ rất sớm, nếu không được điều trị bệnh có thể tiến triểnnặng hơn và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và họctập của trẻ sau này

Có nhiều định nghĩa khác nhau về sâu răng Trong đó, theo Bộ Y tếViệt Nam (2015) Sâu răng được định nghĩa là tình trạng tổn thương mất môcứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng[8]

Viêm lợi liên quan đến mảng bám răng là tổn thương viêm mạn tínhxảy ra ở mô mềm xung quanh răng, nguyên nhân do vi khuẩn trong mảngbám răng gây ra Tổn thương khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương ổrăng và xương răng [8]

Trang 19

Hình 1.1 Cấu trúc răng

*Nguồn: Bộ Y tế (2015) [8]

1.2 Cơ chế bệnh sinh

1.2.1 Cơ chế bệnh sinh sâu răng

Những năm gần đây người ta giải thích cơ chế gây sâu răng là do quátrình huỷ khoáng nhiều hơn quá trình tái khoáng [9]

Quá trình huỷ khoáng bao gồm các yếu tố:

- Sự hình thành mảng bám vi khuẩn

+ Việc không kiểm soát được việc sử dụng đường

+ Trong trường hợp thiếu nước bọt, nước bọt axít do từ dạ dầy ợ lên.+ pH trong môi trường miệng < 5

+ Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thờigian dài sẽ gây thương tổn tổ chức cứng Trên lâm sàng và thực nghiệm đãchứng mình rằng ở giai đoạn này khi các khung protein (Matrix protein) chưa

Trang 20

bị phá huỷ thì thương tổn ở men có khả năng hồi phục, nếu muối khoáng từdịch miệng có thể lắng đọng trở lại Khi các khung protein đã bị huỷ thì sâurăng không thể hồi phục cần phải hàn [9].

- Các yếu tố bảo vệ giúp cho quá trình tái khoáng như:

+ Vai trò của nước bọt trong môi trường miệng

+ Khả năng kháng axít của men răng

+ Số lượng ion Fluor có trên bề mặt men răng

+ pH môi trường miệng >5,5 và nồng độ ion Canxi và NPO4 ở quanhrăng kết hợp với việc trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng [9]

Khi 2 quá trình này bị mất cân bằng và nghiêng về quá trình huỷ khoáng,sâu răng xuất hiện Giải thích vấn đề này được White khái quát bằng sơ đồWhite

Hình 1.2 Sơ đồ Keys

*Nguồn: Keyes P.H (1960) [10]

Hình 1.3 Sơ đồ White

*Nguồn: White J.L (1975) [9]

Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất

đường, vi khuẩn S Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ

Keyes Theo sơ đồ Keyes, việc phòng bệnh sâu răng tập trung vào chế độ ănhạn chế đường, tiến hành VSRM kỹ song kết quả phòng bệnh sâu răng vẫn bịhạn chế [10] Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâurăng và giải thích bằng sơ đồ White thay thế một vòng tròn của sơ đồ Keyes

Trang 21

(chất đường) bằng vòng tròn chất nền (substrate) nhấn mạnh vai trò nước bọt(chất trung hoà - Buffers) và pH của dòng chảy môi trường quanh răng.

Theo sơ đồ trên, SR xảy ra khi có sự kết hợp của các yếu tố: răng nhạycảm, vi khuẩn trong mảng bám răng, thói quen ăn uống có hại và thời gian tácdụng của các yếu tố này lên răng Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởngđến SR như nước bọt (khả năng đệm, thành phần, lưu lượng), sự xuất hiện củađường, pH ở mảng bám răng, thói quen nhai kẹo cao su, sử dụng các biệnpháp bổ sung Fluor, trám bít hố rãnh phòng ngừa SR, kháng khuẩn Một sốyếu tố về nhân chủng cũng ảnh hưởng đến SR như nhân chủng – xã hội học,thu nhập, bảo hiểm nha khoa, kiến thức, thái độ, hiểu biết về sức khỏe răngmiệng, các hành vi liên quan đến sức khỏe răng miệng, trình độ học vấn vàđịa vị xã hội

Người ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi gặp hydroxyapatit củarăng kết hợp thành fluoroapatit rắn chắc, chống được sự phân huỷ của acidtạo thành thương tổn sâu răng Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố cùngtồn tại (Vi khuẩn, Glucid và Thời gian) Vì thế cơ sở của việc phòng chốngbệnh sâu răng là ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc Còn mộtyếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người bệnh Các yếu tốchủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất thường bẩm sinhcủa răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng cao và tốc độbệnh tiến triển nhanh Cơ chế sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng haiquá trình huỷ khoáng và tái khoáng Nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quátrình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng

1.2.2 Cơ chế bệnh sinh của viêm lợi

Là dạng thường gặp nhất của các bệnh lợi, viêm do mảng bám vi khuẩngây ra và các yếu tố kích thích làm tích tụ mảng bám mà thường có trong môi

Trang 22

trường miệng Vai trò của viêm trong các bệnh lợi có thể khác nhau theo 3cách dưới đây:

+ Viêm có thể là thay đổi bệnh lý khởi đầu và duy nhất Đây là dạnghay gặp nhất trong các dạng bệnh ở lợi

+ Viêm có thể là một biểu hiện thứ phát, chồng lên một bệnh lợi đượcgây ra bởi bệnh toàn thân Ví dụ: viêm thường làm phức tạp thêm bệnh tăngsinh lợi đã được gây ra bởi dùng thuốc phenytonin theo đường toàn thân

+ Viêm có thể là yếu tố làm tăng nhanh các thay đổi lâm sàng ở cácbệnh nhân có các điều kiện toàn thân mà bản thân các điều kiện toàn thân nàykhông gây ra biểu hiện có thể nhận thấy trên lâm sàng Viêm lợi ở người cóthai là một ví dụ về tình trạng này

Hình 1.4 Sự khởi phát viêm ở lợi

*Nguồn: Martinez G.M (2021) [11]

1.3 Thực trạng về sâu răng, viêm lợi và một số nghiên cứu về bệnh sâu răng, viêm lợi

1.3.1 Trên thế giới

Theo Tổ chức y tế Thế giới, từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến

1975, tình hình sâu răng ở các nước phát triển ngày càng cao Chỉ số SMT từ7,4 đến 12 Tuy nhiên, đến các năm từ 1979-1982 thì chỉ số này giảm xuốngcòn từ 1,7 đến 4 Ngược lại, các nước đang phát triển thì sau Chiến tranh thế

Trang 23

giới lần thứ hai, tỷ lệ sâu răng thấp, đến những năm 1980 lại tăng cao [45] Từ

1983 đến 2002, nhiều nghiên cứu cho thấy sâu răng ở trẻ ít biến động và có

xu hướng giảm xuống Một điều tra của cơ quan Giám sát Dinh dưỡng và Sứckhỏe Hoa Kỳ trong các năm 1988-1994 và 1999-2002 cho thấy ở lứa tuổi 6-

đó cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa [47]

Tại các nước đang phát triển như Nam Phi có sự tăng gấp đôi trungbình SMT từ 12 tuổi đến 15 tuổi và mức độ sâu răng cho tất cả các nhóm tuổicao hơn so với mức trung bình [48] Đánh giá tính trầm trọng và tần suất sâurăng ở các nước đang phát triển qua 35 năm (1974-2004) ở trẻ 5-6 tuổi và 11-

13 tuổi cho thấy: Tỷ lệ sâu răng thấp nhất ở Nam Sahara Châu phi, cao nhất ởChâu Mỹ La tinh và Caribe Tỷ lệ sâu răng gia tăng ở các nước đang pháttriển [49] Tần suất sâu răng xuất hiện 71% với những trẻ thuộc gia đình cóthu nhập thấp [50] Tỷ lệ mắc sâu răng ở răng sữa, vĩnh viễn và toàn bộ răng ởtrẻ em của của học sinh tiểu học thị trấn Yasuj, Iran lần lượt là 75,3%, 41,1%

và 89,8% [19]

Mặc dù vậy, ở một nước phát triển như Mỹ thì vẫn có 12,4 triệu trẻ em

bị sâu răng không được điều trị [25] Tại Kentucky (2013), nơi có tỷ lệ mắcsâu răng trẻ em cao nhất nước Mỹ: Tỷ lệ trẻ em bị sâu răng không được điềutrị là 49,7% và số lượng SR không được điều trị trung bình 2,0 [51]

Trang 24

Tình trạng sâu răng, xói mòn răng được Diah A.M và cộng sự (2019)nghiên cứu tại 32 trường trung học theo 6 vùng địa lý ở Jakarta, Indonesia với

696 trẻ 12 tuổi; cho thấy: Sâu răng (được đánh giá bằng chỉ số DMFT (SD):1,58 ± 2,03 Răng bị sâu không được điều trị (ĐT) lên tới 93% điểm DMFT(trung bình DT = 1,52 ± 1,99) Bé gái có điểm DMFT cao hơn bé trai (1,70 ±2,06 so với 1,44 ± 1,98, p = 0,016) Các bé gái cũng có nhiều DT không đượcđiều trị hơn bé trai (1,60 ± 2,02 so với 1,40 ±1,96, p = 0,044) Tỷ lệ trẻ mắcsâu răng (DMFT> 0) là 61% (n = 423) Trong số này, 263 (38%) có mức độsâu răng thấp (điểm DMFT = 1 hoặc 2), 99 (14%) có mức độ sâu răng vừaphải (điểm DMFT = 3 hoặc 4), 36 (5%) ở mức độ cao (điểm DMFT = 5 hoặc6) và 25 (4%) mức độ rất cao (điểm DMFT> 6), dựa trên tiêu chí của WHO

Tỷ lệ xói mòn răng là 96% Hầu hết trẻ em (86%), có khiếm khuyết rõ rệt vớimất mô cứng <50% diện tích bề mặt (điểm BEWE = 2) và không có trườnghợp nào bị mòn răng nghiêm trọng (điểm BEWE = 3) [24]

Nghiên cứu tỷ lệ sâu răng và tiêu thụ đường của nhóm học sinh 6-12tuổi ở La Trinidad, Benguet, Philippines (2005) với tổng số 1200 học sinh cáctác giả cho thấy: Tỷ lệ sâu răng sữa là 71,7% và răng vĩnh viễn là 68,2%.Tổng số trung bình bị phân rã, nhổ răng do sâu răng và răng nguyên hàm(DMFT) và sâu răng bị mất, mất và trám (DMFT) lần lượt là 4,12 (sd 4.03) và2.40 (SD 2.57) Khi tuổi tăng, DMFT trung bình tăng Đa số (70%) có thóiquen đánh răng và chưa đến một nửa (42,5%) chỉ đi khám răng khi cần thiết.Lượng đường của họ gấp đôi so với khuyến nghị của WHO với tổng lượngtrung bình hàng ngày là 59 g mỗi người Các nguồn phổ biến nhất của đường

ăn kiêng là kẹo cứng (89%), chuối nướng (84,9%) và nước ngọt (84,4%).Không có mối tương quan đáng kể nào được tìm thấy giữa lượng đường vàsâu răng Kết quả chỉ ra rằng sâu răng rất phổ biến và tăng khi tiêu thụ đườngtăng Điều này có thể do sự lãng quên rộng rãi về sức khỏe răng miệng và sựgia tăng sẵn có của các sản phẩm đường tinh chế Tỷ lệ sâu răng nhân đôi

Trang 25

những người đang phát triển với các tổn thương không được điều trị gặp ởmọi lứa tuổi [35].

Đầu thế kỷ 21, bệnh sâu răng vẫn còn là một vấn đề sức khỏe răngmiệng (SKRM) ở hầu hết các nước công nghiệp hóa, ảnh hưởng đến 60-90%học sinh và đa số người lớn Nó cũng là một bệnh về răng miệng phổ biếnnhất ở một số nước châu Á và Mỹ Latinh, trong khi đó lại ít phổ biến hơn và

ít nghiêm trọng trong hầu hết các nước châu Phi Ở Nam Phi, nghiên cứu30.876 trẻ 5-12 tuổi ở 9 vùng cho thấy tình trạng sâu răng có giảm với chỉ sốSMT từ 2,2 năm 1989 còn 1,1 năm 2002, tuy nhiên trên 80% trẻ em có sâurăng chưa được điều trị Do sự thay đổi điều kiện sống, tỷ lệ sâu răng tăng ởcác nước đang phát triển ở châu Phi từ những năm 1970 đến 2004, đặc biệt dotăng tiêu thụ các loại đường và nguồn fluor không đủ [49]

1.3.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu của nhiều tác giả tại địa phương khác nhau cũng chỉ ra sựphổ biến của sâu răng, viêm lợi trong cộng đồng

Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2000 thực hiện trên 2.688trẻ em và 3.128 người lớn được chọn làm mẫu nghiên cứu, bao gồm các lứatuổi: 6-8; 9-11; 12-14; 15-17; 18-34; 35-44 và trên 45 tuổi cho thấy bệnh sâurăng, viêm lợi, viêm quanh răng còn rất cao, trên 90% [52]

Chất lượng cuộc sống giảm liên quan đến sức khỏe răng miệng khôngtốt Tần suất sâu răng cao còn liên quan đến hoàn cảnh kinh tế-xã hội như trẻthuộc dân tộc ít người, gia đình nghèo, nhập cư [53]

Tỷ lệ sâu răng sữa chung cho 6 dân tộc tại Yên Bái (Kinh, Tày, Dao,H’Mông, Thái, Nùng) là 64,95%, trong đó cao nhất là người H’Mông (80%),Tày (72,84%) Chỉ số smt 3,58 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chung 41,01% SMT1,13 Chỉ số này tăng dần theo tuổi, cao nhất ở người Kinh (1,31), thấp nhất ở

Trang 26

người Nùng (0,58) Bệnh quanh răng chung cho 6 dân tộc: 63,64% (cao nhất

ở người Dao và người H’Mông), trong đó CPI1: 5,76%, CPI 2: 57,8% [17]

Một nghiên cứu tại Huế cho thấy có 91,0% răng sữa sâu không đượcđiều trị; chỉ số FT 0.07 Có 97,9% răng vĩnh viễn sâu không được điều trị; chỉ

số FT là 0.03 100% học sinh có chỉ số Dean bình thường; không có học sinhnào bị nhiễm Fluor răng [54]

Đối với nhóm trẻ mắc bệnh lý dị tật bẩm sinh khe hở môi - vòm miệnglàm cho răng lệch lạc nên việc vệ sinh răng khó khăn, khó đưa bàn chải vàohết được các khe kẽ của răng nên thức ăn không lấy được ra hết Khi nghiêncứu 210 trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi - vòm miệng cả nam và nữ, khôngkèm các dị tật khác, Nguyễn Hồng Lợi (2006) cho thấy: Về tình trạng vệ sinhrăng miệng: Tỷ lệ trẻ có mảng bám là 91,5%, tỷ lệ vôi răng là 30,6% Sốtrung bình mỗi trẻ có 3 vùng răng có mảng bám Tỷ lệ mảng bám cao nhất ởtrẻ 6-12 tuổi (100%) Tỷ lệ mảng bám cao nhất ở trẻ khe hở môi (100%) [28]

Năm 2007, Đào Thị Dung cho thấy tỷ lệ học sinh sâu răng, chỉ số sâurăng cao (65,6% và 3.9) Tỷ lệ răng sâu bị biến chứng 53,5% Tỷ lệ học sinhviêm lợi thấp 13,8% Một nửa số học sinh có kiến thức và thực hành về chămsóc răng miệng đúng [31]

Trong năm 2009, 2010 một số nghiên cứu về bệnh sâu răng, viêm lợicho thấy: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chung cho giới và độ tuổi 57,18%, chỉ sốDMFT 1,58 Tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám gia tăng theo tuổi: Tuổi 11,

12, 13, 14 tỷ lệ sâu răng lần lượt 53,54%; 53,19; 53,77; 68,37 Chỉ số DMFT:1,36; 1,48; 1,58; 1,91 Tỷ lệ sâu răng tăng cao ở nhóm tuổi 14 so với cácnhóm tuối 11, 12 với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [55] Tỷ lệ học sinhchảy máu lợi lợi là 11,6%; 90,6% có cặn bám, 9,4% không có cặn bám;81,1% có cao răng, 18,9% không có cao răng Tỷ lệ (81,6%) trẻ em 4 – 8 tuổi

bị sâu răng sữa; số trung bình răng sữa bị sâu ở nhóm tuổi 4 – 8 là 4,7 và hầu

Trang 27

hết sâu răng không được điều trị (95,3%) Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 4 –

8 tuổi 16,3% - là tỷ lệ khá cao vì trong lứa tuổi này răng vĩnh viễn mới thaythế chủ yếu là răng 6 và răng cửa giữa (mọc khi trẻ lên 6-7 tuổi), SMT là 0,3[56] Nguyễn Quốc Trung (2011) Tình trạng sâu răng vĩnh viễn 57,14%; tỷ lệhọc sinh sâu răng số 6 là 56,80% Tình trạng tổn thương sâu răng số 6 theochỉ số ICDAS ở mức độ 2 là phổ biến nhất (29,4%) [56]

Đào Thị Dung (2011) Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 tuổi 43,01% vàsâu răng vĩnh viễn 2,65% Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 10 tuổi 15,07% vàsâu răng vĩnh viễn 12,17% Tỷ lệ viêm lợi của học sinh 6 tuổi 2,54%; 10 tuổi

là 10,54% Chỉ số smt răng sữa lứa tuổi 6 tuổi là 1,74; 10 tuổi là 0,47 Chỉ sốSMT tăng dần theo tuổi từ 0,032 đến 0,226 [44]

Tác giả Đào Thị Dung cho thấy: Thực trạng bệnh răng miệng: Tỷ lệ sâurăng vĩnh viễn 17,04%; học sinh 12 tuổi 15,31% Tỷ lệ viêm lợi 14,59%; họcsinh 12 tuổi 15,40% Chỉ số SMT theo lứa tuổi: Chỉ số SMT chung 0,47%.Chỉ số SMT tăng dần theo tuổi: 12 tuổi 0,4; 14 tuổi 0,58 (gấp 1,5 lần so với

12 tuổi) Số răng sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở tất cả lứa tuổi,học sinh 12 tuổi có chỉ số sâu răng cao gấp 22 lần chỉ số hàn Trong tổng sốcác răng bị sâu chung có 11,5% số răng đã bị biến chứng viêm tủy, viêmcuống [57] Năm 2013: Tiến triển bệnh răng miệng theo cấp học: Tỷ lệ sâurăng vĩnh viễn của HS THCS cao nhất 17,04%, thấp nhất là học sinh TH 4,4%;

tỷ lệ viêm lợi của HS tăng dần với TH là 0,46%, THCS là 7,64%, THPT là16,04%; chỉ số sâu mất trám của HS TH là 0,08, THCS là 0,43, THPT là 0,32.Chỉ số SMT răng vĩnh viễn theo lứa tuổi: 6 tuổi là 0,01; 9 tuổi là 0,12; 12 tuổi

là 0,4; 15 tuổi là 0,34; 17 tuổi là 1,52 Chỉ số SMT theo khu vực địa lý: Tỷ lệsâu răng khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành (8,38% và 16,41%) Tỷ lệviêm lợi khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành (8,93% và 9,6%) Chỉ sốSMT khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành (nội thành 0,26, ngoại thành0,45) Tỷ lệ sâu răng khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành (8,19%; và

Trang 28

17,13%) Tỷ lệ viêm lợi ở nội thành thấp hơn ngoại thành (6,25% và 12,6%)[21].

Tỷ lệ sâu răng của trẻ em trước tuổi đến trường được Nguyễn ĐắcThành (2012) đưa ra là 90,57% SMT là 7,36 [20]

Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Huyền Trang (2015) cho thấy: Tỷ lệ sâurăng chung là 14,95%, trong khi tỷ lệ sâu răng mất trám 0,12; của nam 0,27,

nữ là 0,3 [33]

Vũ Văn Tâm và cộng sự (2017) tại Vĩnh Phúc cho thấy: Tỷ lệ SR củatrẻ trong khu vực (71,3%) Tỷ lệ SR cao nhất ở vị trí các răng hàm dưới(29,6%-35,9%) và răng hàm trên (9,3%-13,9%) Chỉ số SMT chung là 2,12[58]

Nguyễn Xuân Thực, Mai Thị Liên (2017) tại thành phố Nam Định Kếtquả Tình trạng bệnh răng miệng theo chỉ số DI-S kết quả khá chiếm đa số với91,1% Tình trạng nha chu theo chỉ số CPI: CPI1 (chảy máu lợi) chiếm11,9% CPI2 (cao răng) chiếm 50,3 % Tỷ lệ mắc sâu răng là 77,8% Tìnhtrạng mắc sâu răng qua chỉ số DMFT: Chỉ số sâu mất trám (DMFT) = 1,37,trong đó sâu (D) = 1,11, mất (M) =0,23, trám (F) = 0,03 [34]

Nghiên cứu tình trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở 1.992 học sinh 6trường trung học cơ sở tại huyện Chư Păh và Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) năm

2017, Đào Đức Long và CS đưa ra kết quả: Tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng,viêm lợi cả 6 trường đều cao, trong đó tỷ lệ sâu răng trung bình chiếm tới71,18%; tỷ lệ viêm lợi trung bình 66,72%; không có khác biệt về tỷ lệ sâurăng, viêm lợi giữa các trường Học sinh bị bệnh răng miệng chiếm tỷ lệcao ở cả 4 nhóm tuổi; không có khác biệt giữa các nhóm tuổi về tỷ lệ sâurăng, viêm lợi Tỷ lệ học sinh bị chảy máu lợi trung bình 17,62%; tỷ lệ họcsinh có cao răng trung bình chiếm 49,00%, nhóm học sinh có tỷ lệ bị cao răngcao hơn so với chảy máu lợi (49,00%) Tỷ lệ học sinh bị cao răng và viêm lợi

Trang 29

chiếm tỷ lệ cao (66,62%); tỷ lệ học sinh bị cao răng cao hơn so với học sinhchảy máu lợi (49,0% so với 17,62%); không có sự khác biệt về tỷ lệ học sinh

bị cao răng, chảy máu lợi giữa các nhóm tuổi Tổng hợp các hình thái sâurăng ở học sinh (n = 1.992): Bình thường: 574 học sinh (28,82%); còn chânrăng: 698 học sinh (35,04%); hàn lại răng sâu: 423 học sinh (21,23%); mấtrăng do sâu: 374 học sinh (18,78%); sâu ngà nông (S2): 1.473 học sinh(73,95%); sâu ngà sâu (S3): 1.174 học sinh (58,94%); viêm tủy răng: 288 họcsinh (14,46%); sâu răng chung: 1.418 học sinh (71,18%) Tỷ lệ học sinh bịbệnh sâu răng chiếm tỷ lệ cao (71,18%) Tỷ lệ học sinh bị sâu răng ngà nông(S2) là 73,95%, sâu ngà sâu (S3) là 58,94%, cao hơn nhóm bệnh lý khác [59]

Tại các xã miền núi thuộc huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, Lê ThịThùy Dung, Đỗ Văn Cẩn, Nguyễn Thị Kim Chi & CS (2019) cho thấy: Tỷ lệsâu răng sữa nói chung chiếm 78,0%, tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, lần lượt là:52,0% ở nhóm 2 tuổi, 74,4% ở nhóm 3 tuổi, 94,7% ở nhóm 4 tuổi và 96% ởnhóm 5 tuổi Sâu nhiều răng chiếm tỷ lệ cao (68,7%) 100% trẻ bị sâu răngchưa được điều trị [22]

Nghiên cứu thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và một số thóiquen vệ sinh răng miệng của Trần Thị Kim Thúy, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu

Hà (2019) được thực hiện trên 444 học sinh 7 – 8 tuổi, khối lớp 2 TrườngTiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ chothấy: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm của họcsinh 7 – 8 tuổi ở mức cao: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn 57,9%, sâu răng vĩnh viễngiai đoạn sớm 56,1%; chỉ số DMFT 2,1±2,2; DMFS 2,3±2,7 [60]

Nguyễn Anh Sơn (2019) khi nghiên cứu ở học sinh lớp 6 một số trườngtrung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tỷ lệ sâu răng là63,6%, chỉ số SMT chung là 1,64; viêm lợi là 81,1% [6]

Trang 30

Đỗ Thị Thu Hiền (2019) cho thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ ở mức trungbình (74,09%) Trẻ bị sâu răng sữa chiếm 62,9%, sâu răng vĩnh viễn55,91% Chỉ số smt 5,35; tỷ lệ răng sâu chưa được hàn 97,74%; được hàn2,62% Chỉ số SMT 0,9; tỷ lệ răng sâu chưa được hàn 89,01, được hàn10,99% Chỉ số SiC là 7,62 [61].

1.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng, viêm lợi

Được thể hiện rõ qua nghiên cứu của Usha C và cộng sự cho thấynhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, viêm lợi đan xen với nhau Với

yếu tố chính, trực tiếp gây nên sâu răng là Vi khuẩn, Glucid và Thời gian S mutans là tác nhân chính gây sâu răng, S.mutans cư trú chủ yếu ở màng sinh

học hình thành trên bề mặt răng (mảng bám răng), tồn tại những yếu tố phụcũng rất quan trọng như thể hiện ở 2 vòng ngoài của Hình 1.4 [12]

Hình 1.5 Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến SR

*Nguồn: Acevedo A.M (2015)[13]

Trang 31

là đề kháng với sâu răng tốt trở nên dễ mắc bệnh khi họ di chuyển tới nhữngvùng kinh tế phát triển hơn cùng với nền văn hóa và chế độ ăn uống khác.

Nhiều yếu tố có thể liên quan đến tỷ lệ mắc và sâu răng cao trong nhómtrẻ em người Mỹ gốc Phi, chẳng hạn như sống trong một thị trấn không cófluor, tình trạng kinh tế xã hội thấp và hành vi chế độ ăn uống kém [15]

Tỷ lệ SR và sâu mất trám cả răng sữa và răng vĩnh viễn phân theo dântộc, các chỉ số này ở người Kinh đều cao hơn các dân tộc khác tại nơi nghiêncứu Phân theo nghề nghiệp gia đình, các chỉ số trên ở học sinh trong gia đìnhphi nông nghiệp cao hơn nông nghiệp [16]

Nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng sữa cho 6 dân tộc của tỉnh Yên Bái, tácgiả cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa chung là 64,95%, trong đó cao nhất là ngườiH’Mông (80%), Tày (72,84%) Chỉ số smt 3,58 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễnchung 41,01% SMT 1,13 Chỉ số này cao nhất ở người Kinh (1,31), thấp nhất

ở người Nùng (0,58) Bệnh quanh răng chung cho 6 dân tộc: 63,64% (caonhất ở người Dao và người H’Mông), trong đó CPI1: 5,76%, CPI 2: 57,8%

Tỷ lệ CPITN2 cao, tăng dần theo tuổi và có sự khác nhau rõ rệt giữa cácnhóm tuổi (p< 0,01) [17]

* Tuổi

Bệnh sâu răng đang trở thành bệnh của cả cuộc đời Sâu răng có thểxảy ra rất sớm trước 20 tháng tuổi hoặc thậm chí khi răng vừa mới mọc Bệnh

Trang 32

có nguy cơ trên những trẻ ngậm núm vú thường xuyên, uống sữa trong khi

ngủ hoặc uống sữa ban đêm kéo dài kết hợp với tình trạng nhiễm S mutant

Nghiên cứu trên học sinh tiểu học đưa ra kết quả tỷ lệ sâu răng sữachung 78,0%, tăng theo độ tuổi, lần lượt 52,0% ở nhóm 2 tuổi, 74,4% ở nhóm

3 tuổi, 94,7% ở nhóm 4 tuổi và 96% ở nhóm 5 tuổi [22] Nhóm học sinh tuổi8-9-10, có nguy cơ sâu răng cao gấp 4,2; 6,9; 3,5 so với nhóm 6 tuổi [23]

= 0,044) Kết quả phân tích hồi quy logistic: Tỷ lệ mắc sâu răng liên quan đáng

kể đến giới tính (tỷ suất chênh (OR): 1,528, 95% CI: 1.116 - 2.092, p = 0,008)[24]

Trang 33

Tỷ lệ sâu răng và SMT cả răng sữa và răng vĩnh viễn phân theo giới ởnam cao hơn nữ [16] Tỷ lệ nam bị SR là 70,01%, nữ là 94,28%; smtr ở nam

là 6,93, ở nữ là 7,31 [20]

1.4.1.2 Yếu tố về kinh tế

Tình hình kinh tế, mức sống cũng là một yếu tố liên quan tới chăm sócSKRM Tại những nơi có mức thu nhập thấp, sẽ ảnh hưởng tới việc đượcthăm khám, điều trị các bệnh lý về răng miệng Trong một nghiên cứu ở Mỹ,khi sử dụng bộ câu hỏi khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia(NHANES) 2011-2014, câu hỏi và dữ liệu kiểm tra SKRM cho thấy: Có 12,4triệu trẻ và 57,6 triệu người lớn mắc sâu răng không được điều trị; trong đó,tuổi, mức thu nhập gia đình, thăm khám nha khoa và các rào cản tài chính, phitài chính cũng như chủng tộc, dân tộc, giới tính và trình độ học vấn liên quanđáng kể Tỷ lệ mắc sâu răng không được điều trị liên quan đến rào cản tàichính và các rào cản phi tài chính là ở cả trẻ và người lớn Điều đó cho thấyrằng có mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và yếu tố về kinh tế với tỉ lệmắc sâu răng không được điều trị ở cả trẻ em và người lớn [25]

1.4.1.4 Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe răng miệng

* Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế về bệnh sâu răng, viêm lợi.

Cán bộ y tế học đường có vai trò quan trọng đối với CSSKRM của họcsinh Đặc biệt hiện nay, ở nước ta cán bộ chuyên trách về y tế học đường chưathực sự phổ biến, đa số chưa được đào tạo chính quy về y tế học đường, phânlớn là cán bộ chuyên trách Do đó việc hướng dẫn triển khai các hoạt độngchăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng và các công tác khác nói chung cònhạn chế Đặc biệt là với các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường dân tộcnội trú, tỉ lệ kiến thức, thái độ thực hành của cán bộ y tế còn chưa được chútrọng [7] Một nghiên cứu đánh giá môn học “Sức khỏe trẻ em” của học sinhTrường Cao đẳng Y tế Tiền Giang của Ngô Thanh Phương (2017) trên nhóm

Trang 34

học sinh y sỹ (đã hoàn thành học phần này tại trường; cho thấy: Có 0,7%không thích và 39,3% thấy bình thường khi học môn học này Có 5% rất thích

và 55% thích Chính vì vậy, ở nơi nào cán bộ y tế yêu thích môn học “Sứckhỏe trẻ em” sẽ là một trong những cơ sở quan trọng giúp công tác chăm sócsức khỏe ban đầu cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng pháttriển [26] Từ thực trên cho thấy, vai trò của kiến thức, thái độ, thực hành củacán bộ y tế học đường cũng có những ảnh hưởng nhất định tới việc CSSKRM

* Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ huynh, giáo viên về bệnh sâu răng, viêm lợi.

Chỉ 50% bậc phụ huynh, 70 – 82% giáo viên có kiến thức, thái độVSRM đúng [16] Trong khi đó, 89,2% phụ huynh học sinh cần được cungcấp thông tin về phương pháp chải răng Có 36,2% phụ huynh gặp khó khănkhi dạy trẻ thực hành chải răng [27] 90% không thấy tác hại của ăn ngọt, ănvặt; 85% không cho trẻ khám răng, 58,8% cho rằng răng sữa sẽ thay khôngcần chữa [28] Tỷ lệ phụ huynh thực hành đạt về về phòng chống sâu răng,viêm lợi chiếm 62,2% [29]

Kiến thức, thái độ và thực hành của người mẹ được đánh giá có 46% bà

mẹ có kiến thức ở mức độ trung bình, 63,2% bà mẹ có thái độ trung bình và51% bà mẹ có các thực hành cấp cao liên quan đến sức khỏe răng miệng Cómối tương quan nghịch giữa tỷ lệ sâu răng, điểm số mảng bám trung bình ở trẻ

em và kiến thức, thái độ và thực hành của mẹ về sức khỏe răng miệng (p<0,05)[30]

* Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh sâu răng, viêm lợi

Kiến thức, thái dộ, thực hành của học sinh liên quan trực tiếp và là yếu

tố rất quan trọng trong việc dự phòng sâu răng của học sinh

Trang 35

Có 50-54% học sinh có kiến thức đúng về chăm sóc SKRM Đặc biệt,thực hành chăm sóc SKRM còn rất khiêm tốn (70% dùng thuốc đánh răng cófluor) [16] Có một nửa số học sinh có kiến thức và thực hành về chăm sócrăng miệng [31]

Học sinh có kiến thức về phòng chống sâu răng không đạt có nguy cơmắc sâu răng cao gấp 2,3 lần so với những học sinh có kiến thức đạt yêu cầu[32] Thực hành chưa đạt có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 2,47 lần; thời gianchải răng dưới 3 phút có nguy cơ bị sâu răng cao gấp 4,79 lần [33] Học sinhchải răng 2 lần /ngày là 66,3%; tỷ lệ chải răng 1 lần/ ngày chiếm 20,4% vàchải răng trên 3 lần trong ngày chỉ chiếm 8,5% Có tới 78,9% học sinh chảingang thân răng; chỉ có 12,6% chải xoay tròn từng vùng [34] Tỷ lệ trẻ khôngVSRM hàng ngày rất cao, cao nhất là không chải răng (63,4%) [22]

Nghiên cứu của Yabao R.N cho thấy 70% học sinh có thói quen đánhrăng Đa số cho rằng tác hại của sâu răng là đau răng, chiếm 86,3%; còn gâymất răng chiếm 29,3% Có tới 15,9% không biết cách phòng bệnh; 24,4% chorằng khám răng định kỳ là rất cần thiết; 44,8% cho rằng cần thiết; chỉ có 3,3%cho rằng không cần thiết [35]

Kỹ thuật chải răng sai gây nguy cơ sâu răng gấp 6,2 lần [23] Tỷ lệkhông chải răng có mối liên quan với tỷ lệ sâu răng sữa và với bệnh quanhrăng (p<0,05) Tỷ lệ không được chăm sóc răng miệng có mối liên quan với

tỷ lệ sâu răng sữa, bệnh quanh răng (p<0,05) [17]

Cách phòng bệnh sâu răng mà học sinh biết đến nhiều nhất là VSRMtốt Hiểu biết về tác dụng của fluor tại các địa phương không đồng đều Đa sốhọc sinh trung học cơ sở đều có thái độ chải răng hàng ngày sau bữa ăn chính.83,9% học sinh THCS có thái độ đồng ý về khám răng định kỳ Đa số họcsinh đều đồng ý đến bác sỹ khám bệnh khi đau răng, tỷ lệ cao nhất đạt 100%.Thói quen ăn vặt của trẻ còn chiếm tỷ lệ cao (67,5%) Trên 95% trẻ cần có sự

Trang 36

can thiệp để làm đảo ngược lại mức độ cân bằng sâu răng theo hướng (yếu tốbảo vệ> yếu tố nguy cơ và chỉ thị bệnh) [27] Về kiến thức VSRM của trẻ:81,5% trẻ trả lời sai cách chải răng, 60,5% trẻ trả lời sai mục đích của việcchải răng là phòng bệnh răng miệng, 91% trẻ cho rằng không cần khám định

kỳ, 59,8% trẻ không biết hậu quả của sâu răng [28]

Tỷ lệ đạt hoặc tốt về kiến thức, thái độ, thực hành CSRM của học sinhtương ứng là 61,5%; 61,0% và 56,7% Tuổi, thái độ và thực hành của học sinhcũng như thực hành của phụ huynh ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của họcsinh Nguy cơ bị sâu răng ở học sinh có thái độ chưa tốt cao gấp 2,7 lần, thựchành không đạt cao gấp 5,7 lần [29]

1.4.2 Yếu tố môi trường miệng

1.4.2.1 Yếu tố về thói quen ăn uống đồ ngọt

Sâu răng không thể phát triển nếu không có carbohydrate lên men trongchế độ ăn uống, nhất là đường Sâu răng và viêm nướu răng là “hồi chuôngcảnh báo” cho chế độ ăn uống không lành mạnh, khởi đầu của các bệnh trongtương lai [36] Số lượng sâu răng trung bình ở trẻ tiêu thụ nước ngọt có ga,bánh quy ngọt nhiều hơn 1 lần/ ngày 1,41 (95% CI: 1,19-1,63) và 1,27 (95%CI: 1,18-1,37) so với trẻ ít hơn 3 lần/tuần hoặc không bao giờ [37]

Thói quen ăn kem và bánh quy liên quan có ý nghĩa thống kê với sâurăng vĩnh viễn Những học sinh có thói quen ăn kem nguy cơ sâu răng vĩnhviễn cao gấp 1,92 lần so với những học sinh không ăn kem Những học sinh

có thói quen ăn bánh quy nguy cơ sâu răng vĩnh viễn cao gấp 3,94 lần so vớinhững học sinh không ăn bánh quy [38]

Trẻ ăn đồ ngọt quá 3 lần trên một ngày vào giữa các bữa ăn có nguy cơsâu răng cao gấp 2,6 lần so với trẻ ít ăn đồ ngọt hơn [39] Tình trạng ăn đồngọt, thói quen ăn vặt, uống nước ngọt/đồ uống có ga, việc uống và ăn thựcphẩm có nguồn gốc từ sữa, thời điểm cai sữa sớm, thói quen bú bình là cácyếu tố liên quan đến tỷ lệ sâu răng cao của trẻ Đặc biệt, thực trạng sâu răng

Trang 37

này vẫn diễn ra mặc dù phụ huynh và giáo viên nhận thức về vấn đề này rấttốt nhưng nhà trường không áp dụng bất kỳ biện pháp dự phòng SR nào chotrẻ [40].

Một tác giả cho thấy: Hơn 50% trẻ 12 tuổi bị sâu răng, phần lớn khôngđược điều trị Tỷ lệ mắc sâu, mòn răng cao Tần suất uống nước ngọt liênquan đáng kể đến tỷ lệ bị sâu răng (OR: 1.980) và mòn răng Trẻ em nữ, cótần suất uống nước ngọt cao nhiều khả năng bị sâu răng Nhiều trẻ mòn răngliên quan trình độ học vấn người mẹ [24]

Do không quan tâm sức khỏe răng miệng và sự gia tăng đường tinh chếsẵn có nên những trẻ ăn đồ nhẹ ít nhất 1 lần/ngày có khả năng bị sâu răngnhiều hơn 2 lần so với trẻ hiếm khi hoặc không bao giờ ăn đồ ăn nhẹ [35].Thói quen ăn vặt gây nguy cơ sâu răng cao gấp 3 lần so với nhóm không ănvặt [23]

1.4.2.2 Fluor và một số vi chất trong nước

Fluoride áp dụng cho răng ở nồng độ thích hợp đã được chứng minh làlàm giảm tỷ lệ sâu răng vì nó làm tăng khả năng chống lại sự phá vỡ của răngbởi các axit tạo sâu răng [41] Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở trẻ em trong độ tuổi

đi học đã giảm đáng kể ở Hoa Kỳ kể từ giữa thế kỷ trước Điều này chủ yếu là

do việc sử dụng rộng rãi florua, đặc biệt là florua hóa nước cộng đồng, đượcTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công nhận làmột trong 10 thành tựu y tế công cộng trong thế kỷ 20 Tuy nhiên, một tỷ lệcao của trẻ em trên thế giới, kể cả ở Mỹ, tiếp tục bị sâu răng và hậu quả của

nó [15]

Các yếu tố nguy cơ Fluor được nghiên cứu tại một tỉnh miền núi phíaBắc việt Nam cho thấy mối liên quan giữa độ cứng và hàm lượng Fluor nướcvới bệnh răng miệng như sau: Sâu răng sữa - độ cứng: r = 0,82 (liên quan chặtchẽ) Sâu răng vĩnh viễn- độ cứng: r = 0,84 (liên quan chặt chẽ) SR sữa-Fluor: r = 0,75 (liên quan chặt chẽ) Sâu răng vĩnh viễn-Fluor: r = 0,94 (liên

Trang 38

quan rất chặt) Hàm lượng fluor nước chung thấp so với tiêu chuẩn = 0,18trong đó: Nước máy: 0,27; giếng đào: 0,16; Máng lần: 0,11 (p < 0,05) Độcứng chung: 7,05, trong đó: Nước máy 5,7; giếng đào 5,33; máng lần 10,1 Sựphối hợp rõ rệt giữa Fluor (thấp) và độ cứng (cao) Đặc biệt ở Mù Cang Chải,nơi có tỷ lệ sâu răng cao nhất [17].

Hàm lượng vi chất (Mn, Fe , ) trong nước uống, xem xét tương quankết hợp khác nhau của mangan (Mn) và sắt (Fe) trong nước uống với tỷ lệmắc sâu răng, được Eirini Tsanidou (2015) chỉ ra trong nghiên cứu tại ĐôngBắc Hy Lạp, nghiên cứu trên 573 trẻ em cho thấy: Tỷ lệ sâu răng cao ở cả hainhóm tuổi (64,2% với dmft trung bình 3,3 ± 3,6 ở nhóm chính và 60,7% vớidmft trung bình 2,3 ± 2,5 ở hàm răng vĩnh viễn, tương ứng) Nơi cư trú ởvùng có Mn cao – Fe thấp có liên quan đến OR đáng kể đối với SR ở cả hainhóm tuổi [OR (95% CIs) đối với răng hàm trước và răng vĩnh viễn lần lượt

là 3,75 (1,68–8,37), p = 0,001 và 3,09 (1,48–6,44), p = 0,003], Tỷ lệ SR nóichung là cao và có liên quan đến sự kết hợp của nồng độ Mn/Fe thấp trongnước uống, độc lập với các yếu tố nhân khẩu- xã hội khác nhau [42]

1.4.3 Các yếu tố về phong tục, tập quán, lối sống

1.4.3.1 Yếu tố về địa lý

Lựa chọn các đặc điểm yếu tố tâm lý, hành vi, cá nhân, trường học vàđịa phương, như vị trí, hệ thống trường học, giới tính, kinh nghiệm giáo dụcSKRM Yếu tố cấp trường, khu vực, trường học liên quan đáng kể đến thựchành đánh răng sau bữa trưa và đánh răng 3 lần/ngày của học sinh trung học.Ảnh hưởng độc lập của cấp trường đến thực hành phòng ngừa của thanh thiếuniên là không đầy đủ, yếu tố khu vực là 0,43 trong mô hình ICC cuối cùng.Đặc biệt, hiệu quả cấp khu vực về chăm sóc SKRM của học sinh cấp 2 thểhiện rõ hơn nhiều so với học sinh cấp 3 [43]

Đào Thị Dung và cộng sự cho thấy: Tỷ lệ sâu răng của học sinh khuvực Hà Nội 1 (nội thành) thấp hơn Hà Nội 2 (ngoại thành) (14,03% và

Trang 39

24,82%) Tỷ lệ viêm lợi của học sinh khu vực nội thành thấp hơn ngoạithành (2,42 % và 3,52 %) [44] Một nghiên cứu khác cho kết quả tương tự:

Tỷ lệ sâu răng HS khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành (8,38% và16,41%) Tỷ lệ viêm lợi của HS khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành(8,93% và 9,6%) Tỷ lệ HS sâu răng khu vực nội thành thấp hơn ngoại thành(8,19%; và 17,13%) Tỷ lệ viêm lợi của HS nội thành thấp hơn ngoại thành(6,25% và 12,6%) [21]

1.4.3.2 Thói quen đi khám bệnh

Chỉ có 42,5% trẻ đi khám răng khi cần thiết Trẻ đến nha sĩ ít nhất 1lần/năm ít có khả năng sâu răng hơn những trẻ chưa bao giờ đến nha sĩ [35]

Xác định mức độ phổ biến sâu răng của trẻ 6 - 12 tuổi cho thấy: Tầnsuất trẻ đến nha sĩ ít nhất 1 lần/năm không có khả năng sâu răng hơn nhữngtrẻ chưa bao giờ đến nha sĩ [35]

Học sinh đi khám răng do đau răng chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,1%;khám định kỳ là 7,4% và chảy máu lợi là 4,8% [34]

Nghiên cứu trên 254 trẻ thuộc huyện Quảng Uyên, Cao Bằng cho kếtquả: Đa số trẻ chưa từng được khám và điều trị răng miệng (98,8%) [22]

1.5 Một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh

1.5.1 Chương trình nha khoa học đường

Thông tư liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo số 23/1987 ngày 21tháng 10 năm 1987 đã qui định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện chương trình nhahọc đường (NHĐ) [62] Ngành Y tế chịu trách nhiệm chủ trì về công tác đàotạo và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm chủ trì

tổ chức thực hiện Gồm 3 nhiệm vụ chính [62]:

- Công tác giáo dục nha khoa (GDNK) là nhiệm vụ hàng đầu trongcông tác phòng bệnh RM cho học sinh tại trường học, đưa giáo dục SKRMvào chương trình chính khoá mỗi năm 4 tiết ở các trường tiểu học

Trang 40

- Phòng bệnh bằng fluor: Viện Răng Hàm Mặt chịu trách nhiệm xácđịnh những địa phương còn cho học sinh súc miệng hàng tuần bằng dung dịchNafluor 0,2% Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh súc miệngfluor cùng cán bộ NHĐ.

- Kiểm tra định kỳ tình hình bệnh RM học sinh và có kế hoạch điều trịsớm tại trường tránh biến chứng

Trong đó, gồm 4 nội dung chính như sau:

- Giáo dục chăm sóc răng miệng

- Súc miệng fluor 0,2% một tuần một lần

- Khám RM định kỳ phát hiện sớm bệnh RM, thông báo cho phụ huynhhọc sinh hoặc chuyển lên tuyến trên

- Điều trị dự phòng biến chứng, trám bít hố rãnh răng vĩnh viễn

1.5.2 Truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục nha khoa

1.5.2.1 Truyền thông các biện pháp chăm sóc răng miệng

Một trong những giải pháp phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi ở họcsinh trước tiên là truyền thông giáo dục sức khỏe, truyền thông nhằm thay đổinhận thức dẫn đến thay đổi hành vi, giúp cho cộng đồng chung tay dự phòngbệnh tật nói chung cũng như dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi Nhiều nghiêncứu đã được thực hiện trên thế giới về hiệu quả của công tác truyền thông,giáo dục sức khỏe trong nha khoa cũng như lợi ích mà biện pháp đem lại

Kết quả phân tích dựa trên khảo sát 301 học sinh THCS tại Hàn QuốcMi-Sook C (2013) cho thấy: Kiến thức SKRM là 2.05 đối với người trả lời

có, tổng điểm cho những người trả lời không là 1,93 điểm, cho thấy sự khácbiệt đáng kể về số điểm của những người trả lời có Hành vi chăm sóc SKRM

là 1.93 đối với người trả lời có, tổng điểm cho những người trả lời không là1,75 điểm, cho thấy sự khác biệt đáng kể về số điểm của những người trả lời

có Hiệu quả bản thân là 2.06 đối với người trả lời có, tổng điểm cho những

Ngày đăng: 06/11/2024, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w