1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vấn Đề lý luận và thực tiễn về chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn

29 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chuyển Nhượng Vốn Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Tác giả Chu Gia Linh, Võ Bích Loan, Huỳnh Phương Nhi, Nguyễn Ngọc Yến Nhi, Hoàng Thị Hồng Nhung
Trường học Khoa Chính Trị Và Luật
Chuyên ngành Luật Doanh Nghiệp
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 345,06 KB

Nội dung

Một số các nguyên tắc chuyển nhượng phần vốn góp và mua lại vốn góp của công ty TNHH...7 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN...9 2.1.. Do đó, chủ s

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

BỘ MÔN PHÁP LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

-***

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN NHƯỢNG

VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

LỚP: 05LKT_HK2(2023-2024) Thành viên:

5

GVHD:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Tên đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển nhượng vốn trong

công ty trách nhiệm hữu hạn

S

TT

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

TỈ LỆ % HOÀN THÀNH

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia

Nhận xét của giáo viên

………

………

………

Ngày 15 tháng 5 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu đề tài 2

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 3

1.1 Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn 3

1.2 Bản chất của hoạt động chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH 6

1.2.1 Điều kiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH 6

1.2.2 Một số các nguyên tắc chuyển nhượng phần vốn góp và mua lại vốn góp của công ty TNHH 7

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 9

2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 9

2.1.1 Quy định về điều kiện chuyển nhượng vốn 9

2.1.2 Quy định về thủ tục chuyển nhượng vốn 9

2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 11

2.2.1 Quy định về điều kiện chuyển nhượng vốn 11

2.2.2 Quy định về thủ tục chuyển nhượng vốn 13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 16

3.1 Việc chuyển nhượng vốn thông qua vụ việc cụ thể 16

3.2 Hệ quả về pháp lý chuyển nhượng vốn 16

3.3 Rủi ro pháp lý 17

C KẾT LUẬN 20

PHỤ LỤC 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, mô hình kinh doanh theo hình thức công ty TNHH ngày càng phổ biếntại Việt Nam, phù hợp với nền kinh tế đang phát triển hiện nay của đất nước Xuhướng bán hay chuyển nhượng lại phần vốn góp trong công ty TNHH thường được sửdụng, đặc biệt là các công ty đang thiếu vốn, gặp khó khăn trong việc vận hành dễ dẫnđến phá sản Đây chính là cơ hội cho nhà đầu tư mua lại phần vốn góp của các công tytiềm năng để thu về lợi nhuận sau này Vì vậy, chuyển nhượng vốn góp trong công tyTNHH có tác động quan trọng trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hút đầu tư thamgia vào công ty

Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH là hoạt động mua bán,đầu tư kiêm lời, là việc cổ đông chuyển một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà mìnhđang sở hữu cho người khác Dưới góc độ pháp lý đây là loại giao dịch dân sự, đượcđiều chỉnh bởi qui định của pháp luật

Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH có những điểm thuận lợi và linh hoạtcho doanh nghiệp lựa chọn mô hình này, tuy nhiên các quy trình chuyển nhượng vốnđược quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2020 và buộc các công ty phải tuân thủtheo qui định của pháp luật Theo đó, những vấn đề liên quan đến hệ quả pháp lý củaviệc chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH cần được chú ý hơn trong doanh nghiệp

để tránh những rủi ro không đáng có có thể xảy ra

Vì vậy, chúng em chọn đề tài nghiên cứu:

“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn”

Với mục đích tìm hiểu, phân tích về bản chất và thực tiễn của chuyển nhượng vốntrong mô hình công ty TNHH hiện nay nhằm hiểu rõ thêm những hệ quả pháp lý và rủi

ro khi tiến hành thực hiện chuyển nhượng vốn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích tổng quan: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyểnnhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Mục tiêu cụ thể:

Trang 6

 Phân tích khái niệm, một số đặc điểm và bản chất của công ty trách nhiệm hữu hạn

ty trách nhiệm hữu hạn và nêu ra hệ quả và rủi ro pháp lý trong chuyển nhượng vốn

3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập, phân tích các văn bản pháp luật về các quy định chuyển nhượng vốn

- Liệt kê để nêu ra các đặc điểm của công ty Trách nhiệm hữu hạn và bản chất hoạtđộng chuyển nhượng vốn

- Tổng hợp, đánh giá để phân tích thực tiễn chuyển nhượng vốn của công ty tráchnhiệm hữu hạn

4 Kết cấu đề tài

Tiểu luận được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệmhữu hạn

- Chương 2: Pháp luật về chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn

- Chương 3: Một số vấn đề thực tiễn về chuyển nhượng vốn trong công ty tráchnhiệm hữu hạn

Trang 7

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1.1 Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn

1.1.1 Khái niệm về công ty TNHH

Công ty TNHH 1 thành viên, theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/

QH14, được nêu rõ như sau:

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chứchoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữucông ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn điều lệ của công ty

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngàyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần,trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theoquy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành tráiphiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này

Công ty TNHH 2 thành viên, thì lại được quy định tại Điều 46 Luật Doanh

nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 cụ thể như sau:

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanhnghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này Phần vốn góp củathành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luậtnày

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể

từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổphần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

Trang 8

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếutheo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc pháthành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

1.1.2 Đặc điểm của công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn thường viết tắt là Công ty TNHH Đây là mộttrong những loại hình phổ biến ở nước ta

Theo khoản 7 Điều 4 luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn baogồm hai loại hình đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Những người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức Người góp vốn sở hữumột phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty gọi là thành viên góp vốn Công tyTNHH có các đặc điểm tối ưu và cũng có đặc điểm hạn chế, cụ thể như sau:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm

về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đãgóp vào doanh nghiệp

Theo Điều 74 trong Bộ Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên

là đơn vị do một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu Do đó, chủ sở hữu của công ty sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về các nghĩa vụ tài sản và nợ nần của doanh nghiệp chỉ trong giới hạn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp thành viên vi phạm nghĩa vụ cam kết góp vốn

Đây là một ưu điểm lớn của công ty TNHH Cũng giống như công ty cổ phần,việc những thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn

đã góp, tách bạch tài sản cá nhân đảm bảo sự an toàn nhất định cho những người thamgia kinh doanh

Trang 9

dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.

1.1.3 Một số đặc điểm về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn

a Khái niệm vốn góp trong công ty TNHH

Vốn góp được xác định là một phần quan trọng trong quá trình thành lập vàhoạt động của doanh nghiệp Để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữuhạn thì một chủ thể cần sở hữu một phần vốn điều lệ của công ty Khi trở thành thànhviên của công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ thể sẽ có rất nhiều quyền và nghĩa vụđược pháp luật và điều lệ công ty quy định Một trong số đó là quyền chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn Chuyểnnhượng vốn trong công ty TNHH được hiểu là thành viên hoặc chủ sở hữu chuyểngiao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mìnhcho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty.Chuyển nhượng có thể có các hình thức như: bán, tặng cho, để lại thừa kế…

b Khái niệm vốn điều lệ của công ty TNHH:

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu

cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty Vốn điều lệ công ty hoàn toàn được điều

Trang 10

chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống trong quá trình hoạt động Việc thay đổi này do chủ

sở hữu quyết định

Có rất nhiều các hình thức khác nhau để cá nhân hoặc tổ chức có thể lựa chọngóp vốn: tiền mặt (VND), tiền mặt bằng ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giátrị quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sáng chế,…), các tài sản khác có thểđược định giá bằng Việt Nam Đồng,…

Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên theo luật doanh nghiệp mới nhất quy

định được hiểu là tổng số vốn do các thành viên tham gia vào công ty TNHH 2thành viên góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được mọi ngườicùng công nhận ghi vào điều lệ công ty

Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 các thành viên có thể gópbằng những tài sản sau:

Tài sản góp vốn công ty TNHH 2 thành viên có thể là Đồng Việt Nam hoặc cóthể sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật Có thể sử dụngcác tài sản có giá trị khác như vàng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, cáccông nghệ, bí quyết kỹ thuật, cũng như các tài sản khác có thể định giá được bằngtiền, cụ thể là Đồng Việt Nam Tức là có thể góp vốn điều lệ công ty TNHH 2 thànhviên bằng các tài sản như bất động sản, giấy tờ có giá như ô tô, quyền sử dụng vềviệc cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản

đó của tất cả các thành viên tham gia góp vốn vào công ty

Ngoài ra cũng cần phải chú ý là chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp theoquy định của pháp luật dân sự hoặc có quyền theo quy định để sử dụng hợp pháp đốivới những tài sản định góp vào công ty mới có quyền sử dụng tài sản đó để thựchiện thủ tục góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

1.2 Bản chất của hoạt động chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH

1.2.1 Điều kiện chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH

Đối với công ty TNHH 1 thành viên do một người làm chủ sở hữu, khi thực hiện

chuyển nhượng vốn sẽ có 2 trường hợp sau:

Trang 11

Chuyển nhượng toàn phần: Nghĩa là chuyển nhượng 100% vốn điều lệ Khi đó,

chủ doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thủ tụcthay đổi chủ sở hữu công ty

Chuyển nhượng 1 phần: Khi đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển đổi

loại hình công ty thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần (do thayđổi số lượng thành viên)

Tương tự công ty TNHH một thành viên, khi chuyển nhượng phần vốn góp

trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có 2 trường hợp sau:

Không ảnh hưởng đến số lượng thành viên: Có nghĩa là số lượng thành viên

vẫn từ 2 thành viên trở lên, thì chỉ cần làm mẫu thông báo thay đổi thành viên góp vốn

và tỷ lệ vốn góp của các thành viên

Ảnh hưởng đến số lượng thành viên: Khi việc thay đổi dẫn đến công ty chỉ còn

1 thành viên thì vừa phải làm thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn, vừaphải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thànhviên

1.2.2 Một số các nguyên tắc chuyển nhượng phần vốn góp và mua lại vốn góp của công ty TNHH

Về nguyên tắc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên cần phải tiếnhành thủ tục chặt chẽ như sau: Phải chào bán cho các thành viên khác của công tytrong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày màkhông có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cánhân, tổ chức không phải là thành viên Còn trong công ty cổ phần thì tính chất chuyểnnhượng cổ phần mang tính linh hoạt hơn Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viêntrở lên mang tính “đóng” Quy định này bảo đảm tính cân bằng về lợi ích, về nguyêntắc, phần vốn góp đó phải được chào bán theo tỷ lệ tương ứng cho những thành viêncòn lại

Tuy nhiên, pháp luật cũng rất linh hoạt, mềm dẻo khi quy định hai trường hợp

mà thành viên không cần chào bán cho các thành viên còn lại của công ty mà có thể tự

do chuyển nhượng đó là: Trường hợp mà thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lạitheo đúng quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 mà thành viên có yêu cầu

Trang 12

công ty mua lại, công ty không mua lại trong thời hạn 15 ngày từ ngày có yêu cầu thìthành viên có quyền chuyển nhượng vốn tự do.

Thời điểm chuyển nhượng vốn góp thành công là từ khi các thông tin được quyđịnh tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp 2020 của người mua được ghi vào sổđăng ký thành viên thì người chuyển nhượng mới chấm dứt quyền và nghĩa vụ vớicông ty tương ứng với số vốn góp

Sau khi chuyển việc chuyển nhượng hoàn thành vốn điều lệ của công ty khôngthay đổi, công ty tiến hành thay đổi/bổ sung thành viên Trường hợp việc chuyểnnhượng dẫn tới chỉ còn một thành viên thì trong 15 ngày hoàn thành chuyển nhượng,công ty phải thay đổi loại hình doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng kýkinh doanh Đối với cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp thì cần chú ý đến việc đóngthuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế

Trang 13

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2.1.1 Quy định về điều kiện chuyển nhượng vốn

Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 76 của Luật Doanh Nghiệp 2020 thìchuyển nhượng vốn là quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên Bên cạnh

đó khi đọc vào Khoản 5 Điều 77 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì chuyển nhượng vốn làcách duy nhất để chủ sở hữu công ty rút vốn Có lẽ vì vậy mà chuyển nhượng vốn đó

là quyền đặc biệt quan trọng đối với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Khi mà đọc các quy định về chuyển nhượng vốn của chủ sở hữu công ty TNHHmột thành viên thì thấy không có sự hạn chế nào về việc chuyển nhượng Chủ sở hữu

sẽ là người tự quyết định việc chuyển nhượng như: chuyển cho ai, giá như thế nào,thời điểm chuyển nhượng, … Xem xét từ quyền rút vốn của chủ sở hữu công ty thì đây

là con đường duy nhất mà chủ sở hữu công ty có thể rút vốn Vì khi mà chuyểnnhượng vốn góp cho người khác thì số vốn đảm bảo cho hoạt động của công ty, chochủ nợ, nó không mất đi mà được chuyển sang cho người khác

Nếu như chủ sở hữu muốn chuyển nhượng vốn cho thành viên khác thì có haitrường hợp xảy ra là chuyển nhượng một phần và chuyển nhượng toàn phần

Trong trường hợp nếu như chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viênchuyển nhượng một phần vốn góp cho cá nhân hoặc là tổ chức khác, thì công ty sẽ cónhiều hơn một chủ sở hữu Như vậy thì công ty phải chuyển đổi loại hình doanhnghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần

Trong trường hợp mà chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên chuyểnnhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, thì lúc đó phải đồng thờithực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty

Như vậy, với việc chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên, cóthể nói đây là “quyền” của chủ sở hữu công ty và chủ sở hữu công ty có quyền trongviệc thực hiện quyền chuyển nhượng của mình Có thể tự lựa chọn người nhận chuyểnnhượng và lựa chọn việc chuyển nhượng một phần hay toàn phần

Trang 14

2.1.2 Quy định về thủ tục chuyển nhượng vốn

Trong Luật Doanh Nghiệp thì hiện có hai điều quy định về thủ tục chuyểnnhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên là Điều 78 và Điều 202, Điều 26NĐ01/2021/NĐ-CP Theo khoản 1 Điều 78 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

“Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ chomột hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới thìcông ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thayđổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việcchuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới” và quy định về Điều 202 LuậtDoanh Nghiệp về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

Về việc chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần thìtheo khoản 3 Điều 202 Luật Doanh Nghiệp “Công ty phải đăng ký chuyển đổi công tyvới Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việcchuyển đổi Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơquan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhậttình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”

và khoản 4 Điều 26 NĐ01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng kí chuyển đổi bao gồm cácgiấy tờ quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấychứng nhận đăng kí đầu tư quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 23 và Điểm c Khoản 3Điều 24 Nghị định này Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:

a) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồngthành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết

và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việcchuyển đổi công ty;

b) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyểnnhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng chotrong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyềnthừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của phápluật;

Ngày đăng: 05/11/2024, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w