1
ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP Mục tiêu:
Kiến thức : Sau khi học xong sinh viên có khả năng
1 Hiểu được mục đích, phương pháp đo, các loại cử động khớp và những nguyên tắc cơ bản của đo tầm vận động khớp
2 Mô tả được cách đo tầm vận động các khóp tại chi trên, chi dưới và cột sống
Thực hành:
1 Thực hiện được đo tầm vận động các khớp tại chi trên, chi dưới và cột sống
2 Thực hiện được đo chiều dài và chu vi chi
Nội dung
Kiến thức
1 Khái niệm: Đo và ghi tầm vận động của khớp là một phương pháp lượng giá
chức năng hoạt động của khớp
2 Mục đích:
§ Lượng giá chức năng và mức độ thương tật của cơ quan vận động
§ Tìm các rối loạn có liên quan đến giảm tầm vận động khớp như khả năng
co cơ chủ động, tình trạng cảm giác…
§ Tìm phương pháp điều trị hiệu quả, lập chương trình phục hồi đặc biệt cho vận động trị liệu
§ Ứng dụng trong thiết kế máy móc công nghiệp, dụng cụ cầm tay…để có hiệu quả tối đa và an toàn khi vận hành
§ Nghiên cứu khoa học
3 Phương pháp đo tầm vận động khớp:
§ Phương pháp Zero (Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ, thông qua năm 1964 và hiện nay được quốc tế thừa nhận), nghĩa là ở vị trí giải phẫu mọi khớp được qui định là 00
§ Dụng cụ đo: có 2 loại là thước đo góc và thước dây
§ Vị trí khởi đầu là tư thế giải phẫu: một người đứng thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước, hai tay xuôi theo thân, các ngón tay duỗi, cẳng tay ở vị thế trung tính, ngón cái hướng ra phía trước, hai chân đứng rộng bằng vai
§ Mặt phẳng, trục chuyển động và các cử động:
- Mặt phẳng đứng dọc: chia cơ thể làm 2 nửa Phải và Trái
Cặp cử động Gập – Duỗi xảy ra trong mặt phẳng này
Trang 22
- Mặt phẳng đứng ngang (mặt phẳng trán): chia cơ thể làm 2 nửa Trước và Sau
Cặp cử động Dang – Áp (Dạng – Khép) xảy ra trong mặt phẳng này
- Mặt phẳng nằm ngang: chia cơ thể làm 2 nửa Trên và Dưới
Cặp cử động Xoay trong – Xoay ngoài xảy ra trong mặt phẳng này
Cặp cử động Dang ngang – Áp ngang (Dang ngang – Khép ngang) xảy ra trong mặt phẳng này
- Trục của chuyển động: mỗi một cặp cử động đều xảy ra trong một mặt phẳng của nó và vuông góc với một trục chuyển động đi ngang qua tâm khớp đang tạo ra chuyển động
§ Tầm vận động của một khớp: là phạm vi chuyển động vốn có tự nhiên của một khớp riêng biệt (ROM – the range of motion) Tư thế khởi đầu khi đo tầm vận động của mọi khớp là tư thế giải phẫu được tính là 00
- Tầm vận động thụ động:
- Tầm vận động chủ động:
§ Cảm nhận cuối tầm: những yếu tố gây giới hạn tầm vận động do cấu trúc đặc biệt của các khớp như bao khớp, dây chằng, bề mặt khớp, gân nhóm cơ
đố kháng, mô mềm bao quanh Những yếu tố này người khám có thể cảm nhận thấy sự cản lại ở cuối tầm vận động khi thực hiện tầm vận động thụ động
4 Những nguyên tắc cơ bản của đo tầm vận động khớp:
§ Mọi cử động của khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu Zero
§ Ở vị trí giải phẫu duỗi của một chi thể được ghi là 00 chứ không ghi là
1800
§ Tầm vận động của một khớp được so sánh với khớp ấy bên đối diện Nếu mất chi đối xứng có thể so với một người cùng thể trạng, cùng lứa tuổi Tầm vận động của một khớp được đo là tầm vận động thụ động hay tầm vận động chủ động
§ Sự giới hạn được ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm
5 Các loại khớp, cách gọi tên các khớp và các ngón:
6 Cách xác định các điểm mốc trong đo tầm vận động khớp (có bảng kèm):
7 Cách đo các khớp (thực hành):
8 Cách đo chiều dài và chu vi chi (thực hành):
Trang 33
THỬ CƠ BẰNG TAY
Mục tiêu:
Kiến thức : Sau khi học xong sinh viên có khả năng
1 Hiểu được định nghĩa, mục đích, một số điều lưu ý, hạn chế và các bậc thử cơ chính
2 Mô tả được cách thử cơ bằng tay tại chi trên, chi dưới và cột sống
Thực hành:
1 Thực hiện được các kỹ thuật thử cơ bằng tay tại chi trên, chi dưới và cột sống Ghi kết quả
Thái độ:
1 Biết cách giải thích và tiếp xúc với người bệnh để họ làm đúng các cử động cần khám
2 Biết cách cố định và giảm tối thiểu các cử động thay thế, các cử động sai
Nội dung
Kiến thức
1 Định nghĩa: thử cơ bằng tay là phương pháp dùng tay của người khám đánh
giá khách quan khả năng của bệnh nhân điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động
2 Mục đích của lượng giá chức năng cơ:
§ Là một phương pháp để chẩn đoán tình trạng cơ, thần kinh
§ Là một phương pháp để đánh giá chức năng và mức độ thương tật của cơ quan vận động
§ Làm cơ sở để lập kế hoạch phục hồi cơ, đặc biệt trong vận động trị liệu
§ Làm cơ sở để chỉ định vật lý trị liệu, nẹp chỉnh hình, chân tay giả, phẫu thuật chỉnh hình
§ Làm cơ sở để tiên lượng điều trị, đánh giá sự tiến triển trong tập luyện và
đề phòng các biến chứng thứ phát
§ Nghiên cứu khoa học
3 Một số điều lưu ý khi thử cơ bằng tay:
§ Tư thế của người bệnh:
- Người bệnh cần đặt ở tư thế thoải mái và dễ thực hiện thao tác nhất
- Người bệnh được đặt ở tư thế nào phụ thuộc vào đặc điểm khám của từng
cơ Ở mỗi tư thế của bệnh nhân nên khám hết các cơ cần thử, tránh bắt họ thay đổi tư thế nhiều lần
Trang 44
§ Vị thế của người thử cơ bằng tay: tư thế của người khám cần thoải mái và
dễ thực hiện thao tác như tạo kháng trở, cố định hay trợ giúp, sờ nắn hoặc quan sát được bệnh nhân
§ Kỹ thuật thử cơ: có nhiều cách thử cơ nhưng cách thử cơ kháng trọng lực suốt tầm vận động là thích hợp nhất Trong một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, có một số qui ước nhất định
4 Bậc thử cơ: để ghi lại kết quả lượng giá, người ta thường sử dụng thông số và
chia làm 6 bậc Ngoài ra còn có các bậc cơ trung gian để lượng giá sát mức độ
co cơ của bệnh nhân
§ Bậc 0/5: khi kích thích không có dấu vết co cơ, cơ liệt hoàn toàn
§ Bậc 1/5: sự co cơ rất yếu, có thể sờ thấy co của gân cơ hoặc nhìn thấy co
cơ nhẹ nhưng không thực hiện được động tác
§ Bậc 2/5: sự co cơ thực hiện được hết tầm vận động của khớp, không chịu trọng lực chi thể
§ Bậc 3/5: sự co cơ thực hiện được hết tầm vận động của khớp, thắng được trọng lực chi thể
§ Bậc 4/5: sự co cơ thực hiện được hết tầm vận động của khớp, thắng được trọng lực chi thể, thắng được lực kháng cản (đề kháng) từ bên ngoài mức
độ trung bình (vừa phải)
§ Bậc 5/5: sự co cơ thực hiện được hết tầm vận động của khớp, thắng được trọng lực chi thể, thắng được lực kháng cản (đề kháng) từ bên ngoài mức
độ tối đa (sức đề kháng mạnh)
5 Hạn chế của thử cơ bằng tay:
§ Khi bị tổn thương thần kinh trung ương do ảnh hưởng của trương lực cơ nên dễ bị nhầm các bậc thử cơ
§ Kỹ thuật thử cơ là sự co cơ chủ động nên cần sự hợp tác của người bệnh để
họ đồng ý, phối hợp khi khám Kết quả thử cơ có thể sẽ sai lệch trong các trường hợp bệnh nhân không hợp tác, rối loạn tâm thần hành vi hoặc là trẻ
em
§ Kết quả thử cơ bằng tay phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của người thử
6 Kỹ thuật thử cơ bằng tay:
§ Thử cơ vùng cổ
§ Thử cơ vùng thân mình
§ Thử cơ chi trên
§ Thử cơ chi dưới
Trang 5
5
KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Mục tiêu:
Hiểu được khái niệm của kéo nắn, các RLCN của khớp, nguyên nhân tắc nghẽn khớp
Nắm rõ chỉ định và chống chỉ định của kéo nắn
Thực hiện được một số thao tác kéo nắn cơ bản tại CS cổ, CS T.Lưng, các khớp chi trên và chi dưới
Nội dung
Kiến thức
1 Khái niệm:
- Kéo nắn là thao tác do người thầy thuốc tiến hành để [phát hiện sự tác nghẽn
khớp (Nghĩa là sự hạn chế độ trượt các diện của mỗi khớp lên nhau) đồng thời dùng thao tác để xoá bỏ sự tắc nghẽn đó
- Những thao tác này dùng tay của người thầy thuốc thực hiện
2 Chức năng và rối loạn chức năng khớp:
- Khớp: nối các phần của cơ thể và thực hiện các động tác thích hợp
- Các khớp có CN chống và hạn chế những chấn động khi cơ thể vận động
- Nhờ cử động, các gân và dây chằng được nuôi dưỡng thường xuyên Nếu khớp bất động lâu quá, CN cử động của khớp sẽ bị hạn chế
- Rối loạn chức năng của khớp có thể là cứng khớp, lỏng khớp hoặc tắc nghẽn khớp
- Trong kéo nắn TL, người ta quan tâm đặc biệt đến tắc nghẽn khớp
- Khi cho 2 diện khớp trượt lên nhau mà góc tạo thành giữa 2 phần chi thể của khớp đó thay đổi, đó là sự trượt bắt buộc (Joint play)
- Độ trượt này rất quan trọng Người khám có thể phát hiện được qua thăm khám lâm sàng hoặc điện quang đặc biệt
- Trong kéo nắn TL, thăm khám để phát hiện sự hạn chế trượt của khớp rất quan trọng Từ đó mới có chẩn đoán và chỉ định điều trị
- Tắc nghẽn khớp là sự hạn chế trượt lên nhau của các diện khớp Nó do nhiều nguyên nhân gây ra
Trang 66
3 Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn khớp: Tắc nghẽn khớp là tình trạng bệnh lý
do RLCN khớp
- RL điều hoà cơ: hay gặp ở CS cổ, CSTL
- Chấn thương: cẩn thận khi chẩn đoán và điều trị
- Một số bệnh của khớp: viêm khớp, thoái hoá, thay đổi cấu trúc như gai đôi, cùng hoá… Khớp bị bất động lâu ngày như bó bột, giảm vận động…
- Kích thích phản xạ bệnh lý nội tạng: các khớp CS có thể bị tắc nghẽn do một số bệnh của các cơ quan do phân đoạn TK chi phối Thường gặp tắc nghẽn C1, C2
do viêm Amidan, tắc nghẽn T8, T10 do loét tá tràng, tắc nghẽn ngay tại chỗ gây mê…
4 Triệu chứng của tắc nghẽn khớp: Cử động là CN quan trọng nhất của khớp
RLCN khớp, tắc nghẽn sẽ gây đau khớp
- RLCN khớp, tắc nghẽn sẽ gây đau khớp Đau xảy ra đột ngột ngay sau tắc nghẽn Đôi khi đau diễn tiến từ từ Đau tăng về đêm Đau không cân đối và di chuyển đến các vị trí khác Đau sẽ tăng lên hoặc tái xuất hiện khi có tạng thái sinh lý đặc biệt, thời tiết thay đổi
- Tính đàn hồi của tổ chức dưới da bị giảm
- Trương lực cơ tăng ở vùng khớp bị tắc nghẽn …
- Vướng và đau ở cuối tầm hoạt động
- Độ trượt của khớp bị RL, hạn chế
- Nên dùng điện quang để xác đinh chẩn đoán
5 Nguyên tắc của kéo nắn: Kéo nắn là phương pháp điều trị thích hợp nhất để
xoá bỏ tắc nghẽn và lặp lại chức năng bình thường của khớp
- Phải phân tích bệnh thật chính xác Chỉ tiến hành kéo nắn khi có tắc nghẽn khớp
- Người điều trị phải nắm vững kỹ thuật thành thạo Cố định khớp tốt và tiến hành mau lẹ dứt khoát, kéo nắn ở cuối kỳ thở ra
- Trong mọi trường hợp, kéo nắn không gây đau cho người bệnh NB được đặt ở
tư thế thoải mái, thích hợp
- Khám lại ngay sau kéo nắn để đánh giá độ trượt của khớp Có thể tiến hành kéo nắn lại sau 3-4 tuần, ít nhất cũng sau 1 tuần
- Không bao giờ kéo nắn ở NB có hoạt động khớp bình thường vì sẽ gây lỏng khớp và có thể bị đau khớp
-Để tránh đau cho NB, trước khi kéo nắn nên làm mềm cơ bằng nhiệt, xoa bóp hoặc di động khớp nhiều lần
6 Chỉ định của kéo nắn:
Trang 77
- Kéo nắn được chỉ định khi có tắc nghẽn khớp
- Phân loại: 5 mức độ chức năng hoạt động khớp (Theo STODDART):
- Độ 0: cứng khớp (hàn khớp) Trường hợp này không kéo nắn vì có thể gây tai biến cho NB
- Độ 1: tắc nghẽn nặng NB đau và hạn chế cử động Không nên kéo nắn trực tiếp, phải điều trị bằng các phương pháp VLTL khác Sau đó có thể kéo nắn
- Độ 2: tắc nghẽn khớp Đây là trường hợp chỉ định kéo nắn đặc trưng, chỉ định điều trị tận gốc
- Độ 3: khớp hoạt động bình thường Trường hợp này không cần và không nên kéo nắn Có thể gây tai biến lỏng khớp cho NB
- Độ 4: khớp bị lỏng (mất vững) Trường hợp này chống chỉ định kéo nắn
7 Chống chỉ định của kéo nắn:
- Gẫy xương kín hoặc hở đặc biệt ở giai đoạn đầu
- Những trường hợp trật khớp, đứt dây chằng
- Các khối u lành tính và ác tính
- Các trường hợp có nguy cơ chảy máu khi kéo nắn
- Các trường hợp viêm tuỷ, lao CS, các tổn thương CS, có hội chứng rễ
- Những người bệnh cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng khi kéo nắn
8 Các kỹ thuật kéo nắn:
- Kéo nắn với thao tác nhanh (đột ngột), biên độ hẹp
- Kéo nắn với thao tác chậm (trượt khớp - mobilization), biên độ rộng
- Kéo nắn với thao tác chậm: Những bài tập vận động theo tầm vận động các khớp
9 Các kỹ thuật trượt khớp:
9.1 LỰC KHÁNG CUỐI TẦM: Loại kháng cản ở cuối tầm VĐ của NB được
cảm nhận bởi người khám khi làm cử động thụ động Lực kháng cuối tầm được tạo bởi
Do mô mềm: gập khuỷu, gập gối, gập mặt lưng cổ chân
Do bao khớp hoặc dây chằng: duỗi vai, duỗi hông, xoay vai, xoay hông
Do xương: duỗi khuỷu, duỗi gối
Do co thắt: gây ra bởi đau, viêm cấp hoặc bán cấp
Do chặn có đàn hồi: rách sụn chêm khóp gối
Kháng rỗng: không có kháng cơ học
9.2 QUI LUẬT: MẶT KHỚP LỒI - MẶT KHỚP LÕM
Cử động phụ trợ (trượt) của một mặt khớp lồi trên một mặt khớp lõm cố định
sẽ diễn ra ngược chiều với cử động sinh lý
Cử động phụ trợ (trượt) của một mặt khớp lõm trên một mặt khớp lồi cố định
sẽ diễn ra cùng chiều với cử động sinh lý
Trang 88
LỒI – NGƯỢC LÕM - CÙNG
• Áp dụng trên lâm sàng:
- Người điều trị di chuyển (trượt) một xương có mặt khớp lồi ngược với hướng giới hạn cử động của nó
- Người điều trị di chuyển (trượt) một xương có mặt khớp lõm cùng với hướng giới hạn cử động của nó
- Độ 1 và 2: điều trị đau
- Độ 3 và 4: điều trị cứng khớp, hạn chế ROM
9.3 CÁC MỨC ĐỘ CỦA KỸ THUẬT KÉO GIÃN KHỚP
(Theo Kaltenborn)
• Độ 1: kéo giãn chỉ ở ROM đầu
• Độ 2: kéo giãn từ ROM đầu đến gần cuối ROM bị giới hạn
• Độ 3: kéo giãn từ giữa ROM bị giới hạn từ từ và đến cuối ROM bị giới hạn
• Độ 4: kéo giãn ở cuối ROM bị giới hạn
• Độ 5: kéo giãn
• từ cuối ROM bị giới hạn đến hết ROM bình thường theo phương diện giải phẩu
10 Nguyên tắc điều trị trượt khớp:
1: BN cần được thư giãn, cơ không ở trạng thái co bảo vệ
2: KT được thực hiện không đau
3: Người điều trị ở tư thế thư giãn, sử dụng trọng lực khi có thể
4: Cố định xương và di chuyển xương khác
5: Lần điều trị đầu tiên phải thật nhẹ nhàng để có được niềm tin của BN và quan sát p.ứng của BN với cuộc điều trị
6: Luôn so sánh việc điều trị và lượng giá với bên lành
7: Không khám di động khớp nếu BN đang có viêm cấp
8: Giữ các cánh tay đòn lực càng ngắn càng tốt Nắm càng gần khớp càng tốt 9: Mỗi lần chỉ khán 1 khớp và 1 cử động
11 Hiệu quả của trượt khớp:
- Gia tăng sự luân chuyển dịch khớp và cải thiện dinh dưỡng sụn khớp
- Chặn kích thích đau và giảm phản ứng bảo vệ của cơ
Trang 99
- Cải thiện độ co giãn của mô liên kết và tạo sự kích thích tăng trưởng mô mới theo hướng thích hợp
12 Các bài tập sau trượt khớp:
Các BT sau trượt khớp là 1 phần rất quan trọng trong CT điều trị Để có được hiệu quả cao trong điều trị, cần phải có các BT phù hợp với mục tiêu điều trị và tình trạng của BN
Mục đích:
Duy trì ROM đạt được sau điều trị
Làm tăng sự linh động trong cử động
Tự kéo giãn các nhóm cơ bị co cứng
Làm mạnh các nhóm cơ bị kéo giãn và ổn định khớp
13 Lưu ý trong điều trị trượt khớp:
- Di động khớp có thể gây đau trong vài ngày đầu, nên giải thích để BN hiểu hoặc điều chỉnh mức độ và thời gian điều trị cho phù hợp
- ROM khớp của NB nên được tái lượng giá sau khi điều trị và lặp lại trước lần điều trị kế tiếp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng (Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành Phục hồi chức năng), NXB Y học - 2010
Bài giảng Vật lý trị liệu, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Bài giảng Vật lý trị liệu, trường Đại học Y Dược TP HCM
Trang 1010
XOA BÓP TRỊ LIỆU
Mục tiêu:
Hiểu được khái niệm của xoa bóp, tác dụng sinh lý, chỉ định và chống chỉ định của xoa bóp
Nắm được một số kỹ thuật xoa bóp cơ bản
Nội dung
Kiến thức
1 Khái niệm: Xoa bóp dùng để chỉ một nhóm các thủ thuật xoa nắn các mô của
cơ thể một cách khoa học và hệ thống nhằm tác động tổng thể lên hệ thần kinh,
tổ chức dưới da, cơ, hệ tuần hoàn với mục đích trị liệu
Xoa bóp được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy
2 Tác dụng sinh lý của xoa bóp:
2.1 Hiệu qủa cơ học:
• Tăng cường lưu thông máu, mao động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch
• Chống dính các tổ chức mô mềm
• Di chuyển các chất dịch bị tích tụ, giảm phù nề
• Giảm xơ, làm mềm sẹo
2.2 Hiệu quả phản xạ:
• Điều hoà phản xạ toàn thân
• Giảm huyết áp
• Thư giãn,thoải mái, dễ chịu
• An thần, giảm căng thẳng thần kinh
• Giảm đau, làm dịu
Xoa bóp không làm thay đổi chuyển hoá, không làm giảm béo và không tăng khối lượng, sức mạnh cơ Xoa bóp không thể vận dụng thay thế cho các bài tập
VĐ chủ động
3 Chỉ định của xoa bóp: Chỉ định của xoa bóp rất rộng rãi, áp dụng trong
nhiều trường hợp:
• Xoa bóp có hiệu quả cao trong giảm đau, giảm phù nề và di động các mô co thắt
• Các trường hợp gẫy xương, trật khớp, chấn thương khớp, bong gân, tổn thương dây chằng và TK giai đoạn hồi phục
• Các trường hợp viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây TK, viêm xơ, đau thắt lưng có thể được làm dịu bởi XB
• Các trường hợp liệt như: liệt ½ người, liệt 2 chi dưới, liệt tứ chi, bại não, bệnh xơ cứng rải rác…
• Bệnh nhân bị RL tâm thần có thể đạtáp dụng XB để an thần, làm dịu Cần cân nhắc kỹ trên từng BN cụ thể