NỘI DUNG Phòng ngừa tàn tật bước II: Các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết dẫn đến giảm chức năng , bao gồm: - Các biện pháp phòng ngừa bước I.. Tàn tật Handicap Là tình
Trang 1ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Trang 2MỤC TIÊU
1 Định nghĩa được sức khỏe, các yếu tố cơ bản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và các điều kiện bảo vệ sức khỏe
2 Trình bày được khái niệm bệnh lý và nêu được quá trình tàn tật
3 Trình bày được phân loại, dịch tễ học tàn tật và các biện pháp phòng ngừa tàn tật
4 Trình bày được định nghĩa, mục đích và các hình thức phục hồi chức năng
Trang 3Sức khoẻ là tài sản riêng của mỗi cá thể, nhưng đồng thời cũng là tài sản quý giá chung của cộng đồng, xã hội
Vì vậy bảo vệ sức khoẻ là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ cao cả của mọi người, mọi ngành trong toàn xã hội trong đó ngành Y tế chịu trách nhiệm cố vấn về kiến thức và kỹ thuật
Trang 4NỘI DUNG1.2 Các yếu tố cơ bản trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ
- Giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người
- Phòng ngừa bệnh tật, tai nạn, khuyết tật, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ, các thương tật thứ cấp
- Điều trị sớm, đúng bệnh, tổ chức tuyến y tế cơ sở thích hợp, cung cấp thuốc thiết yếu, kiểm soát giá hợp lý, phát triển y học cổ truyền
- Phục hồi chức năng cho người khuyết tật
Trang 5
NỘI DUNG
1.3 Các điều kiện để bảo vệ sức khoẻ
- Bảo đảm dinh dưỡng, đặc biệt cho bà mẹ và trẻ em
- Cung cấp nước đủ và tốt
- Có môi trường sống tự nhiên tốt và an toàn xã hội, tình thương và nhân hậu
- Phương tiện sống và lao động được bảo đảm và cải thiện
- Chăm sóc y tế toàn diện: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
Trang 6lý thường diễn biến trở thành bệnh.
Bệnh là do quá trình bệnh lý tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống,
cơ thể con người, ảnh hưởng đến chức năng cụ thể của cơ quan hệ thống có thể ít hoặc nghiêm trọng đến chức năng sinh lý của cơ quan,
hệ thống, cơ thể của người bệnh, có khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của người bệnh.
Y học điều trị có thể tác động vào bệnh nguyên để cứu sống và điều trị người bệnh Một trong những khả năng xấu của bệnh là dẫn đến khiếm khuyết.
Trang 7NỘI DUNG2.2 Quá trình tàn tật
Tàn tật là một quá trình từ khiếm khuyết, giảm chức năng
và tàn tật
2.2.1 Khiếm khuyết (Impairment)
Là tình trạng thiếu hụt hay bất thường về cấu trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý, thường do bệnh, tai nạn tạo nên
Ví dụ: - Cụt chi do vết thương chiến tranh, tai nạn giao thông, lao động
- Trẻ em chậm phát triển trí tuệ do mẹ có thai thiếu dinh dưỡng, thiếu I-ốt
- Đục nhân mắt ở người cao tuổi, đái tháo đường
Trang 8NỘI DUNG
Phòng ngừa tàn tật bước I :từ người khoẻ để không ốm đau,
tai nạn và khiếm khuyết, bao gồm:
- Tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao nhất, chất lượng tốt nhất
- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng
- Đào tạo cán bộ y tế cơ sở phải phù hợp với y tế cộng đồng
- Đảm bảo dinh dưỡng cho xã hội, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em
- Giáo dục sức khoẻ trong toàn dân
Trang 9
NỘI DUNG
Phòng ngừa tàn tật bước 1(tiếp)
- Bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình tốt.
- Cung cấp nước trong lành
- Bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng.
- Xã hội có nhiều tình nhân ái, chống bạo lực.
- Phát triển màng lưới phục hồi chức năng rộng khắp, đặc biệt là phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Trang 10NỘI DUNG
2.2.2 Giảm chức năng (Disability)
Là mất hoặc giảm một phần hay nhiều chức năng nào
đó của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên.
Ví dụ: + Do mất chi, đi lại hoạt động trở ngại.
+ Do chậm phát triển về tâm thần trẻ khó khăn về học tập.
+ Do đục nhân mắt nên khó nhìn thấy.
Trang 11NỘI DUNG
Phòng ngừa tàn tật bước II: Các biện pháp để ngăn ngừa tình
trạng khiếm khuyết dẫn đến giảm chức năng , bao gồm:
- Các biện pháp phòng ngừa bước I.
- Phát hiện sớm khiếm khuyết, xử trí đúng, kịp thời.
- Bảo đảm việc học hành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ tàn tật.
- Tạo công ăn việc làm cho người lớn bị tàn tật.
- Phát triển ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đặc biệt các chuyên khoa ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, hoạt động trị liệu (hướng nghiệp), tâm lý trị liệu.
Trang 12NỘI DUNG
2.2.3 Tàn tật (Handicap)
Là tình trạng người bệnh do khiếm khuyết, giảm chức năng cản trở người đó thực hiện vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng mà phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khỏe để có thể tồn tại, trong lúc các người khác cùng tuổi, giới, hoàn cảnh thực hiện được.
Có thể nói bệnh là do các bệnh nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người bệnh Còn tàn tật là vai trò của người bị bệnh ảnh hưởng đến không chỉ bản thân người đó mà cả xã hội Vì vậy, cách giải quyết bệnh và tật có khác nhau.
Trang 13NỘI DUNG
Phòng ngừa tàn tật bước III: để phòng ngừa giảm chức năng
không trở thành tàn tật, bao gồm:
- Các biện pháp phòng ngừa bước I
- Các biện pháp phòng ngừa bước II.
- Phát triển ngành phục hồi chức năng từ trung ương đến địa phương.
- Tăng cường giáo dục hội nhập cho trẻ tàn tật.
- Tạo điều kiện học hành, công ăn việc làm, tăng thu nhập.
- Cải tạo môi trường, thay đổi thái độ của xã hội đối với người tàn tật.
Trang 14NỘI DUNG
2.2.4 Hậu quả của tàn tật
2.2.4.1 Đối với bản thân người tàn tật
- Người ta thấy rằng 90% trẻ em tàn tật chết dưới độ tuổi 20
- Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ tàn tật cao hơn trẻ bình thường rất nhiều
- Trẻ em tàn tật thường bị thất học
- Người lớn tàn tật thường không có công ăn việc làm, phải sống dựa vào người khác
Trang 15NỘI DUNG
2.2.4.2 Đối với gia đình
- Người tàn tật không được tham gia các hoạt động như những người khác trong gia đình
- Họ là gánh nặng về kinh tế cho gia đình (bệnh nhân liệt tuỷ)
- Trong gia đình người tàn tật hay bị coi thường
2.2.4.3 Đối với xã hội
- Người tàn tật không tham gia lao động sản xuất để đóng góp cho xã hội nên thường bị xã hội coi thường và phân biệt đối xử
- Xã hội phải chi phí một phần ngân sách để nuôi dưỡng người tàn tật
- Họ là những người thất thế trong xã hội
Trang 16NỘI DUNG
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh
Phòng ngừa tàn tật bước 1 Khiếm khuyết
Phòng ngừa tàn tật bước 2 Giảm chức năng
Phòng ngừa tàn tật bước 3 Tàn tật
Bản thân
Hậu quả của tàn tật Gia đình
Xã hội
Trang 173.1.2 Tàn tật thể chất
- Vận động:
+ Liệt cứng do tổn thương não
+ Bại liệt do tổn thương sừng trước tuỷ sống
+ Các rối loạn về cơ
+ Các bệnh về khớp, xương
+ Các tổn thương thần kinh ngoại biên
Trang 18NỘI DUNG
3.1.2 Tàn tật thể chất(tiếp)
- Tổn thương cảm giác:
+ Tổn thương thị giác.
+ Tổn thương về nghe nói.
+ Mất cảm giác ngoại vi.
- Tổn thương do cơ quan nội tạng:
+ Các bệnh về tim mạch.
+ Các bệnh về sinh dục, tiết niệu + Các bệnh về nội tiết
Trang 20NỘI DUNG3.2 Dịch tễ học tàn tật
Nguyên nhân gây tàn tật:
- Do bệnh, tuổi cao, tai nạn, tật bẩm sinh
- Bản thân tàn tật tạo ra tàn tật
- Thái độ sai của xã hội đối xử thiếu công bằng gây ra tàn tật hoặc làm cho tàn tật trầm trọng hơn Xã hội càng ít chú ý tới nhu cầu, khả năng của người tàn tật càng tạo ra nhiều tàn tật hơn
Nền y học phát triển chậm, chăm sóc sức khoẻ ban đầu chưa tốt, nhiều người bệnh mang nhiều di chứng thương tật thứ cấp do điều trị không đầy đủ, không kịp thời
Trang 22
NỘI DUNG 3.3 Phòng ngừa tàn tật
Phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ quan trọng của mỗi thành viên trong xã hội, đặc biệt cán bộ y tế Phòng ngừa tàn tật là dùng mọi biện pháp, động viên mọi thành viên trong cộng đồng giảm tối thiểu tỷ lệ tàn tật Nó bao gồm các bước phòng ngừa tàn tật I, II và III Những điều cần đặc biệt chú ý:
- Bảo đảm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
- Vệ sinh tinh khiết môi trường
- Đảm bảo chăm sóc y tế ban đầu
- Phát triển rộng khắp mạng lưới phục hồi chức năng từ địa phương tới trung ương
Trang 23
NỘI DUNG 3.3 Phòng ngừa tàn tật (tiếp)
Kinh nghiệm cho thấy vùng dân cư nào càng nghèo, vệ sinh kém, chăm sóc y tế yếu thì tàn tật càng tăng và trầm trọng.Phòng ngừa tàn tật là một công việc đòi hỏi thay đổi cách nhìn nhận về khả năng phòng ngừa tàn tật tận gia đình, làng
xã đến các cơ quan trung ương
Trong nhiều trường hợp ta có thể phòng ngừa được tàn tật, hạn chế được hậu quả trầm trọng cho bản thân người tàn tật, gia đình và xã hội
Trang 24NỘI DUNG
Một vài ví dụ:
- Phòng tàn tật bại liệt:
+ Cho trẻ uống Vacxin.
+ Cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt.
+ Khi trẻ sốt cao do bại liệt không được tiêm.
+ Bảo đảm dinh dưỡng cho sản phụ.
+ Không để thiếu Iod
Trang 25NỘI DUNG
- Phòng tàn tật do chấn thương cột sống:
+ Giáo dục y tế cộng đồng
+ An toàn lao động, sinh hoạt
+ Tránh bạo lực, sử dụng rượu, vũ khí bừa bãi
- Phòng tàn tật do bệnh phong: Cộng đồng không sợ và chấp nhận người bị phong, vì có như vậy họ mới được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng đa hoá trị liệu để không lây lan và không cùi cụt
- Đề phòng tàn tật do mù:
+ Bảo đảm đủ Vitamin A, phòng khô mắt, điều trị sớm bệnh
nhân có khó khăn về nhìn lúc chập tối Nên ăn các loại rau xanh sẫm màu, quả có màu vàng và giầu Vitamin A
+ Phòng tàn tật do các sang chấn mắt như đứt dây đàn, dây cao
su, pháo, vật nhọn, thóc bắn vào mắt
+ Giữ sạch mắt
Trang 26NỘI DUNG
- Đề phòng tàn tật do các chất độc trong không khó, thức ăn, nước uống nơi làm việc.
- Một số độc khí khi sử dụng phải rất thận trọng:
+ Dùng Streptomycin cho trẻ nhỏ có thể gây điếc.
+ Khi mẹ có thai nếu sử dụng thuốc không thận trọng có thể gây điếc hoặc
chậm phát triển tâm thần cho đứa trẻ sau này.
- Phòng ngừa thương tật thứ cấp cũng là một phần cơ bản của phục hồi chức
năng.
- Sử dụng thuốc sai, lạm dụng thuốc ngày nay trở thành vấn đề bảo vệ sức khoẻ
và gây ra tàn tật: Một số thuốc được kê và sử dụng sai cho bà mẹ có thai có thể gây tàn tật cho cháu bé.
Nhiều người nghèo đã dùng tiền để mua thuốc đắt tiền nhưng không cần thiết,
có khi rất nguy hại để dùng, mà đáng lẽ họ dùng tiền đó để phục vụ sức khoẻ: mua thức ăn, tạo nguồn nước, sử dụng vaccin, giáo dục thích ứng Thuốc rất cần thiết, dĩ nhiên, nếu sử dụng đúng Ngày nay, trên 30 nghìn loại thuốc có bán
trên thị trường chỉ có khoảng 250 loại thực sự có tác dụng chữa bệnh (Tổ chức Y
tế thế giới).
Trang 27NỘI DUNG
Vì vậy, sức khoẻ là vốn quý của loài người, tàn tật là một bất hạnh Hiểu rõ quá trình tàn tật và phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ quan trọng của cộng đồng, làm cho xã hội ý thức được chấp nhận người tàn tật coi họ có quyền lợi, nguyện vọng như các thành viên khác Đồng thời, chúng ta cũng làm cho người tàn tật thấy rõ trách nhiệm của mình trong cộng đồng và xã hội.
Cũng như phương châm phòng bệnh, phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ hàng đầu, là đường lối chiến lược của ngành phục hồi chức năng.
Trang 28ốm đau và tai nạn, tật bẩm sinh, tuổi cao ) hội nhập và tái hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội
Phục hồi chức năng còn bao gồm các biện pháp luyện tập làm thay đổi môi trường, xã hội không chỉ y tế, cộng đồng xã hội mà chính bản thân người tàn tật và gia đình phải tham gia vạch kế hoạch, triển khai các biện pháp phục hồi chức năng một cách thích hợp
Phục hồi chức năng là một phương pháp nhờ đó người khuyết tật được hoàn lại sức khoẻ và khả năng tự hoạt động trong cuộc sống của mình.
Trang 29
NỘI DUNG 4.1 Định nghĩa (tiếp)
Phục hồi chức năng là một ý niệm mới Trong nhiều nước, người thầy thuốc chưa sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm của mình đối với phục hồi chức năng cho người tàn tật Phục hồi chức năng không phải là phương pháp chữa khỏi bệnh mà là một ngành khoa học làm cho người tàn tật thích ứng với hoàn cảnh tàn tật tối đa, làm cho xã hội ý thức được trách nhiệm của mình đối với người tàn tật và đề phòng tàn tật để người tàn tật có cuộc sống tự lập tối đa trong hoàn cảnh tật nguyền của mình.
Trang 30NỘI DUNG
4.2 Mục đích của phục hồi chức năng
- Hoàn lại một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp.
- Ngăn ngừa thương tật thứ cấp.
- Tăng cường khả năng còn lại của họ để giảm hậu quả tàn tật cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Thay đổi tích cực suy nghĩ và thái độ xã hội chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội Đồng thời người tàn tật cũng chấp nhận tàn tật của mình và thái độ tốt của xã hội để hợp tác trong công tác phục hồi chức năng.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người tàn tật có thể đến được mọi nơi mà họ cần đến như mọi người để có cơ hội được vui chơi, học hành, làm việc, hoạt động xã hội.
- Động viên được toàn xã hội ý thức được phòng ngừa tàn tật là công việc của mọi người, mọi nơi, mọi lúc để giảm tối thiểu tỷ lệ tàn tật.
Trang 31NỘI DUNG
4.3 Kỹ thuật phục hồi chức năng
- Y học: khám, lượng giá chức năng người bệnh và điều trị.
Trang 32NỘI DUNG
4.4 Các hình thức phục hồi chức năng
4.4.1 Phục hồi chức năng tại các trung tâm
• Đã được triển khai trên 150 năm nay ở nhiều nước.
• Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể phục hồi được những trường hợp khó, nặng
• Người tàn tật phải đi đến trung tâm xa nơi làng xóm họ sống.
• Phục hồi không sát với nhu cầu người tàn tật ở địa phương họ.
• Giá thành cao, số lượng được phục hồi rất ít (từ 1-5%)
Do đó, các trung tâm chỉ tổ chức đủ để làm công tác nghiên cứu, đào tạo và phục hồi chức năng các trường hợp khó.
Trang 33NỘI DUNG
4.4.2 Phục hồi chức năng ngoài viện
• Cán bộ phục hồi chức năng của các viện xuống địa phương trực tiếp làm phục hồi chức năng cho người tàn tật
• Số lượng người tàn tật được phục hồi có thể tăng lên song không đáng kể
• Chi phí lớn cho cán bộ
• Thiếu cán bộ phục hồi chức năng
Trang 34NỘI DUNG
4.4.3 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Người tàn tật được phát hiện và PHCN tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi, người tàn tật, thân nhân và nhân viên y tế cơ sở dưới sự hướng dẫn của cán bộ phục hồi chức năng Đây là một cách thiết thực
xã hội hoá công tác phục hồi chức năng ở trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
• Tỷ lệ người tàn tật được phục hồi cao nhất, vì số lượng người tàn tật cần phục hồi tại cộng đồng khoảng 75-80%.
• Chất lượng phục hồi cao, người tàn tật được đáp ứng đầy đủ 5 nhu cầu
cơ bản của con người, có cơ hội hội nhập xã hội, có công ăn việc làm, trẻ em được đi học.
• Chi phí cho chương trình vừa phải, chấp nhận được.
• Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.
• Giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ chuyên khoa tại tuyến dưới.
Trang 36NỘI DUNG
4.6 Tình hình PHCN và phân bố cán bộ PHCN tại các tuyến ở Việt Nam
Sự phân bố người khuyết tật Sự phân bố cán bộ PHCN
có thể phục hồi tại các tuyến tại các tuyến
Trang 37NỘI DUNG
Kết luận
Phục hồi chức năng với người tàn tật ngày nay không chỉ là một công tác nhân đạo đơn thuần mà còn là một công tác có tính kinh tế, nhân lực, pháp lý sâu sắc Do đó, phục hồi chức năng cho người tàn tật là một công tác được
xã hội hoá càng cao, kết quả càng thiết thực là công việc của mỗi một chúng ta