VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆUĐịnh nghĩa • Vận động học là môn học khoa học nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể, áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác phòng bệnh, điều trị và phục
Trang 1MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
– PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Trang 3NỘI DUNG
Phương pháp
Vận động trị liệu
Nhiệt – điện trị liệu
Kéo nắn trị liệuXoa bóp
Trang 4VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
Định nghĩa
• Vận động học là môn học khoa học nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể,
áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng
• Muốn áp dụng phương pháp vận động trị liệu phải nắm vững kiến thức vật lý, giải phẫu, sinh lý bệnh Mỗi hệ thống trong cơ thể có chức năng riêng biệt, hoàn tất một số nhiệm vụ cụ thể đồng thời có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau một cách chặt chẽ Cơ xương phụ trách vận động, thần kinh điều hành vận động, các cơ quan khác cung cấp năng lượng
Trang 5• Tái rèn luyện các cơ bị liệt, bị mất chức năng
• Tạo thuận cho cảm thụ bản thể cơ thần kinh
• Đề phòng các thương tật thứ cấp
Trang 6VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
Nguyên tắc của vận động
• Người tập phải ở tư thế thoải mái
• Khớp gần cần được giữ vững để tránh động tác không cần thiết và tăng hiệu lực phần chi thể cần vận động
• Vận động các khớp từ gốc chi đến ngọn chi
• Mọi động tác được tập nhẹ nhàng, tuần tự từ khởi điểm và trở lại vị trí ban đầu
• Tập ngắn và lặp lại tốt hơn là kéo dài trong một ngày
• Trong khi tập phải phát hiện sớm các động tác thay thế để loại bỏ
• Theo dõi và lượng giá lại sau mỗi lần tập, ghi vào hồ sơ
• Người bệnh cần được giải thích và hợp tác với thầy thuốc
Trang 7VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
Tác dụng sinh lý của vận động
• Tăng cung lượng tim
• Tăng cung cấp máu cho hệ mao mạch
• Bảo đảm độ vững chắc và hình thể các xương, duy trì tầm hoạt động của khớp
• Điều chỉnh sự hoạt động của thần kinh, phục hồi vận động
• Phòng chống teo cơ, cứng khớp
• Phòng chống thoái hoá khớp
• Tăng cường đào thải các chất cặn bã và chuyển hóa vật chất, đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ thành H20 và CO2
Trang 8Tập chủ động kháng trở Tập có
Tập kháng trở tăng tiến
Tập kéo dãn
Trang 9TẬP VẬN ĐỘNG THỤ ĐỘNG
Đó là động tác được thực hiện bởi người thày thuốc hoặc dụng cụ không có sự co
cơ chủ động của bệnh nhân Mục đích là ngăn ngừa co rút bằng cách duy trì tầm hoạt động bình thường của khớp, có thể thực hiện bởi Kỹ thuật viên (KTV) hoặc thân nhân bệnh nhân
Trang 10TẬP CHỦ ĐỘNG CÓ TRỢ GIÚP
Đó là động tác tập do người bệnh
tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của
người điều trị hay dụng cụ cơ học
Đây là bước đầu tiên trong tái rèn
luyện cơ Người điều trị hay dụng
cụ cơ học loại bỏ trọng lực chi thể
tạo thuận lợi cho bệnh nhân thực
hiện động tác nhẹ nhàng hết tầm
hoạt động
Trang 11TẬP CHỦ ĐỘNG
• Là động tác tập do chính bệnh
nhân hoàn tất không cần có trợ
giúp Mục đích là cải thiện chức
năng, tăng tiến sức mạnh và cải
thiện toàn thân: tuần hoàn, hô
hấp, chuyển hóa, tâm lý
Trang 12TẬP CÓ KHÁNG TRỞ
• Là động tác tập chính do người
bệnh hoàn tất cùng với sức kháng
trở của KTV hoặc dụng cụ Mục
đích tăng sức mạnh chi thể, nếu
tăng kháng trở nên tăng từ từ
Trang 13TẬP CÓ KHÁNG TRỞ TĂNG TIẾN
• Đó là phương pháp tập tăng dần
sức đề kháng cơ học của một
nhóm cơ Mục đích là tăng sức
mạnh và tăng bền bỉ cho cơ
Thường sử dụng quả tạ có ghi
trọng lượng và tập ròng rọc
Trang 15NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TẬP VẬN ĐỘNG
• Động viên người bệnh, giải thích rõ, gọn, đủ
• Phải tập đúng, đủ theo chỉ định của thầy thuốc
• Quan sát kỹ bệnh nhân, có sai lệch chỉnh lý ngay
• Theo dõi tai biến, đau, mỏi để kịp thời điều trị
• Cần lập chương trình tập ngắn và thường xuyên hơn là tập dài và không được kiểm soát tốt
• Nên hoạch định một chương trình tiếp theo tại nhà nhưng phải có sự hợp tác của thân nhân và bệnh nhân
• Cần tái lượng giá
Trang 16XOA BÓP TRỊ LIỆU
Định nghĩa
• Xoa bóp là một từ dùng để chỉ một
nhóm những thủ thuật xoa nắn các mô
của cơ thể một cách khoa học và hệ
thống, chủ yếu được thực hiện bằng hai
bàn tay của người điều trị nhằm mục
đích tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ
xương khớp, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,
hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu
Trang 17• Sự khéo léo là cần thiết trong kỹ thuật xoa bóp.
• Có thể sử dụng dầu xoa, phấn, thuốc mỡ có tác dụng tạo thuận tốt cho các kỹ thuật xoa bóp
Trang 18XOA BÓP TRỊ LIỆU
Tác dụng sinh lý
• Làm cho da tăng tính đàn hồi, tổ chức da săn lại, tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt động tốt hơn.
• Xoa bóp có tác dụng tới hệ thần kinh trung ương và ngoại biên Tuỳ theo kỹ thuật xoa bóp
mà làm hưng phấn hay ức chế thần kinh.
• Làm tăng lưu thông máu qua hệ mao mạch, tĩnh mạch Lượng máu tại các cơ quan và tổ chức sâu rút bớt, hoạt động của tim được điều chỉnh Huyết áp thường hạ xuống 10mmHg- 20mmHg sau xoa bóp toàn thân.
• Xoa bóp làm tuần hoàn cơ được cải thiện nên làm xương, gân được tăng cường dinh dưỡng, bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.
• Làm lưu thông tiêu hoá, chống đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
• Tăng đào thải các chất cặn bã qua đường nước tiểu.
• Làm tăng quá trình trao đổi khí qua phổi.
Trang 19XOA BÓP TRỊ LIỆU
Kỹ thuật xoa vuốt
Kỹ thuật nhào và nắn cơ
Kỹ thuật:
vỗ, dần, đấm, chặt, gõ
Kỹ thuật
day.
Kỹ thuật
rung lắc
Trang 20XOA BÓP TRỊ LIỆU
Chỉ định của xoa bóp
• Giảm đau, giảm phù nề và di động các lớp mô co thắt.
• Các trường hợp sưng cứng do chấn thương.
• Các trường hợp gãy xương, trật khớp, bong gân, tổn thương dây chằng và thần kinh có thể chỉ định xoa bóp ở giai đoạn đang phục hồi.
• Viêm khớp, viêm quanh khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây thần kinh, đau thắt lưng và các trường hợp liệt như: liệt nửa người, liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, bại não đều có thể được chỉ định xoa bóp
• Những người bệnh rối loạn tâm thần có thể được làm dịu bởi hiệu quả của xoa bóp
• Xoa bóp làm giảm các nếp nhăn, làm da mặt trở lên mịn màng.
• Làm giảm sự mệt mỏi toàn thân sau lao động, luyện tập.
• Vận động trước khi thi đấu thể thao…
Trang 21XOA BÓP TRỊ LIỆU
Chống chỉ định của xoa bóp
• Tình trạng nhiễm trùng vì xoa bóp có thể phá vỡ hàng rào ngăn chặn ổ nhiễm trùng.
• Ung thư.
• Với người bệnh tim suy yếu phải thận trọng, không xoa bóp trên các vùng mới mọc da non.
• Nhiễm khuẩn ngoài da.
• Viêm tĩnh mạch huyết khối.
• Đau do các bệnh cấp cứu ngoại khoa.
• Bệnh ưa chảy máu
• Giãn động, tĩnh mạch
• Đau không rõ nguyên nhân
Trang 22KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Định nghĩa
• Kéo nắn là thao tác do người thày
thuốc tiến hành để phát hiện sự
tắc nghẽn khớp, nghĩa là hạn chế
độ trượt các diện của mỗi khớp
lên nhau, đồng thời dùng thao tác
để xóa bỏ sự tắc nghẽn đó
Những thao tác này dùng tay để
thực hiện
Trang 23KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Nguyên nhân tắc nghẽn khớp
• Rối loạn điều hòa cơ: Các thao tác không cân đối của các nhóm cơ trong cơ thể
VD: làm việc ở dây chuyền sản xuất hiện đại, thực hiện thao tác đơn điệu, lặp đi lặp lại kéo dài
• Chấn thương: Các chấn thương của khớp tùy mức độ và tư thế có thể gây những tổn thương khác nhau như
gãy xương, trật khớp, tụ máu, đứt giây chằng, đụng giập các phần mềm Những chấn thương này cũng có thể gây tắc nghẽn khớp.
• Một số bệnh của khớp:
+ Trong những giai đoạn nhất định viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn + Một số thay đổi cấu trúc giải phẫu của khớp như gai đôi, thoái hóa cột sống đưa đến tắc nghẽn các khớp cột sống.
+ Khớp bất động quá lâu có thể đưa đến tắc nghẽn do giây chằng mất nuôi dưỡng, bó bột lâu ngày, người bệnh thiếu khả năng vận động do ốm nặng, những khớp gần vùng da và cơ bị viêm nhiễm
• Kích thích phản xạ bệnh lý nội tạng: Các khớp cột sống có thể bị tắc nghẽn do một số bệnh của các cơ quan
do chính phân đoạn đó chi phối
VD: tắc nghẽn C1, C2 do viêm amidal, tắc nghẽn T, T10 do loét tá tràng
Trang 24KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Triệu chứng của tắc nghẽn
- Đau: thường đột ngột sau khi tắc nghẽn, nhiều trường hợp bệnh nhân đau dữ dội
Tuy nhiên cũng có trường hợp đau khớp do tắc nghẽn xảy ra từ từ ngày một tăng Đặc biệt tăng lên khi người bệnh nằm nghỉ về đêm, khu trú đau không cân đối và thường di chuyển đến các vị trí khác, thường gọi là thấp Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng đau cũng có thể dịu dần và trở nên đau ngắt quãng Đau sẽ tái xuất hiện khi có trạng thái sinh lý đặc biệt như thay đổi thời tiết, thai nghén dùng các thuốc giảm đau nhưng không xóa bỏ được vì nguyên nhân tắc nghẽn vẫn còn
- Hạn chế cử động: người bệnh cử động theo hướng nào cuối tầm vận động đều có
cảm giác vướng và đau Độ trượt của các khớp đó bị rối loạn, hạn chế Trong nhiều trường hợp nên dùng X quang để chẩn đoán qua đó có chỉ định thích hợp
Trang 25KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Hậu quả của tắc nghẽn
• Tắc nghẽn khớp ở trẻ nhỏ và bị nhẹ thì qua những cử động thường ngày có thể tự khỏi Nhưng nếu bị tắc nghẽn nặng ở người lớn thì sẽ không thể tự khỏi được tồn tại khá dai dẳng và tất nhiên có nhiều biến chứng cho người bệnh:
• Khi tắc nghẽn do mất tính đàn hồi của khớp nên khi bị chấn thương thường bị nặng hơn như gãy xương
• Ở cột sống nếu bị tắc nghẽn kéo dài dễ bị sa đĩa đệm, gù vẹo, cong lưng và thường sớm dẫn đến thoái hóa
Trang 26KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Nguyên tắc kéo nắn
• Phải phân tích bệnh thật chính xác
• Phải nắm vững các kỹ thuật
• Chỉ tiến hành kéo nắn khi có tắc nghẽn khớp
• Người bệnh được đặt ở tư thế thoải mái, thích hợp và chỉ được kéo nắn ngay cuối thời kỳ thở ra
• Ngay sau khi kéo nắn phải đánh giá độ trượt của khớp đó trở lại bình thường hay chưa
• Để tránh đau cho người bệnh trước khi kéo nắn nên làm mềm cơ bằng nhiệt, xoa bóp hoặc làm di động khớp nhiều lần
Trang 27KÉO NẮN TRỊ LIỆU
Chỉ định và chống chỉ định
Theo STODDART chức năng hoạt động của khớp được phân ra làm 5 mức độ:
• Độ 0: Cứng khớp: Do nguyên nhân bệnh lý nào đấy làm hai đầu xương của khớp bị dính lại
Trong trường hợp này có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc bảo tồn bằng các phương pháp VLTL khác, tùy mức độ tiến triển khi khớp có tắc nghẽn thì có thể điều trị bằng kéo nắn.
• Độ 1: Tắc nghẽn nặng : Đau nhiều và hạn chế cử động vì vậy không nên kéo trực tiếp mà
phải chuẩn bị thật tốt bằng điều trị vật lý như nhiệt, xoa bóp, di động khớp Những người bệnh bất động lâu ngày như bó bột, ốm lâu ngày, thiểu năng cử động thường bị tắc nghẽn nặng, phải điều trị bằng vật lý sau đó có thể kéo nắn.
• Độ 2: Tắc nghẽn khớp: Đây là trường hợp chỉ định có tính chất đặc thù điều trị tận gốc.
• Độ 3: Khớp hoạt động bình thường: Trường hợp này không cần và không nên kéo nắn.
• Độ 4: Khớp bị lỏng: Chống chỉ định kéo nắn.
Trang 28• Các trường hợp có nguy cơ chảy máu.
• Các trường hợp viêm tủy, lao cột sống, tổn thương cột sống
• Người bệnh cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai
Trang 29NHIỆT TRỊ LIỆU
Nhiệt trị liệu
Chườm nóng
Chườm lạnh
Trang 31CHƯỜM NÓNG
Tác dụng sinh lý
• Làm giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân qua cơ chế phản xạ
• Giảm quá trình viêm, tiết dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương do tăng dinh dưỡng tại chỗ
• Giảm đau do sức nóng làm cơ, gân và các dây chằng mềm ra và giảm tính kích thích của dây thần kinh
• Tổ chức sâu bớt xung huyết
• Làm cho bệnh nhân ấm lên
Trang 32• Viêm thanh quản thể co rút, khí quản.
• Chườm nóng cho trẻ mới đẻ thiếu tháng, người già khi trời rét
Trang 33CHƯỜM NÓNG
Chống chỉ định
• Viêm cấp: Viêm ruột thừa cấp, viêm màng bụng cấp, các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ nặng.
• Chấn thương mới: Sai khớp, bong gân, đụng dập phần mềm còn nóng nề.
• Chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu.
• Vùng da mất cảm giác.
• Mất nhận thức (hôn mê, suy giảm trí tuệ).
• Mất điều hòa nhiệt.
• Phù, sẹo các vết thương hở.
• Sốc, say nắng, say nóng.
• Cẩn thận với da người già, trẻ em (Nguy cơ bỏng).
Trang 34CHƯỜM LẠNH
Tác dụng sinh lý
• Khi co mạch tại chỗ có thể lan rộng nhờ cơ chế phản xạ
• Giảm chuyển hóa
• Tăng ngường kích thích thần kinh
• Giảm dẫn truyền cảm giác vận động thần kinh
• Giảm tính đàn hồi tổ chức
• Dần dần tăng huyết áp tâm thu, tâm trương
• Khu trú nhiễm khuẩn
• Giảm đau, hạ nhiệt độ
Trang 35CHƯỜM LẠNH
Chỉ định
Nội khoa:
• Xuất huyết nội khoa ngoài nguyên nhân xuất huyết do phổi.
• Sốt cao trong các bệnh nhiễm khuẩn, virut.
• Chấn thương đụng giập phần mềm, xuất tiết.
• Bỏng nhiệt: áp dụng ngay sau khi bị.
Sản khoa:
• Nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm phần phụ, áp xe vú
Trang 36• Cẩn trọng với người già, trẻ em.
Ngoài ra có thể điều trị nhiệt bằng: Parafin, ngải cứu…
Trang 38TIA HỒNG NGOẠI
Nguồn gốc
• IR trị liệu là dùng nhiệt để điều trị, gồm có 2 nguồn:+ Tự nhiên: do ánh sáng mặt trời cung cấp
+ Nhân tạo: do các loại đèn
• Bước sóng IR: 760 - 3000nm Chia 3 loại:
IR.A : 760 – 1.500nm
IR.B : 1.500 – 3000nm
IR.C : 3000nm
Trang 39TIA HỒNG NGOẠI
Tác dụng sinh lý
• Làm giãn mạch tăng cường lưu thông máu, tăng độ mẫn nhiệt của mô, làm phát tán nhiệt đi khắp cơ thể, tăng cường dinh dưỡng tổ chức
• Tăng thực bào do tăng bạch cầu tại chỗ
• Tăng tiết mồ hôi, làm rộng tuyến mồ hôi
• Tăng lượng chất lỏng từ máu vào các mô do tăng áp lực thẩm thấu
• Tác dụng làm dịu và giảm đau ở liều nóng vừa, nóng cao thì ngược lại, vì tác dụng làm tăng nhiệt độ tại chỗ từ đó làm tăng ngưỡng cảm giác dẫn truyền xung động chậm lại dẫn đến giảm cảm giác đau
Trang 40• Đau thắt lưng, trước khi xoa bóp hoặc vận động trị liệu, thoái hoá khớp Khi đụng
dập 24h đầu nên chườm đá hơn là hồng ngoại
Trang 41TIA HỒNG NGOẠI
Chống chỉ định
• Các chấn thương cấp trong 3 ngày đầu không dùng vì tình trạng giãn mạch mạnh, phù nề Sau 3 ngày dựng liều nhỏ tăng dần
• Viêm cấp: + Có ổ mủ sâu vỡ làm nhiễm trùng lan rộng
+ Các tình trạng đe doạ chảy máu hoặc chảy máu, bệnh ác tính, một số bệnh da liễu (vẩy nến giai đoạn cấp), vùng sọ, là chống chỉ định tương đối
Trang 42TIA TỬ NGOẠI
Nguồn gốc
• UV trị liệu có tác dụng hoá học, gồm có 2 nguồn:
• Tự nhiên: do ánh sáng mặt trời cung cấp
• Nhân tạo: do các loại đèn
• Bước sóng UV: 200- 400 nm Chia 3 loại:
UV.C: 200 - 20 nm (chống còi xương)
UV.B: 20 - 315 nm (chống còi xương)
UV.A: 315 - 400 nm (có tác dụng xuyên sâu)
• Thực tế trong quang phổ mặt trời không còn tử ngoại C, thay vào đó muốn điều trị cần phải sử dụng tử ngoại nhân tạo Tử ngoại có bước sóng đến 300nm thực tế không xuyên qua được thuỷ tinh, vì vậy bóng đèn tử ngoại phải bằng thạch anh.
Trang 43TIA TỬ NGOẠI
Tác dụng sinh lý
• Giãn mạch dưới da, nhờ đó cải thiện được tuần hoàn dinh dưỡng.
• Tác dụng kích hoạt Steroid, tạo sinh tố D3 để điều trị còi xương.
• Giảm đau an thần.
• Tác dụng với mắt: + UV.B: Tác dụng trên giác mạc.
+ UV.A: Tác dụng trên thuỷ tinh thể.
+ UV.C: Tác dụng trên thuỷ dịch
• Làm tăng trương lực cơ.
• Tăng chuyển hoá đạm.
• Tăng hồng cầu.
• Giảm huyết áp
• Tăng bài tiết acid Uric trong nước tiểu.
• Hạ đường huyết ở người có đường huyết tăng.
Trang 44TIA TỬ NGOẠI
Chỉ định
• Chiếu toàn thân: liều nhỏ không gây đỏ da để tăng cường sức khoẻ toàn thân, tăng sức đề kháng, tăng dinh dưỡng chuyển hoá, sau khi mới ốm dậy, chống còi xương,
• Chiếu tại chỗ: dùng liều lớn gây đỏ da mạnh để điều trị chống viêm, chống nhiễm khuẩn tại chỗ (nhọt, áp xe, các vết thương mới)
• Chống đau: đau do co thắt cơ, viêm dây thần kinh,
• Chữa vết loét lâu lành, một số bệnh da liễu (vẩy nến giai đoạn bán cấp, mãn, nấm, rụng tóc, viờm da thần kinh, )
• Sát khuẩn không khí buồng mổ, buồng bệnh
Trang 45TIA TỬ NGOẠI
Chống chỉ định
• Bệnh nhân suy kiệt, sốt cao một số bệnh đang tiến triển (lao, ung thư, viêm gan )
vỡ làm bệnh nặng lên
• Một số trường hợp quá mẫn cảm với UV có thể gây choáng
• Các trường hợp thiểu năng gan, thận vỡ gan thận không đủ khả năng loại trừ các chất giáng hoá do UV tạo ra (chủ yếu là các chất giáng hoá từ protein như: histamin, polypeptit )
• Viêm da chảy nước quá nhiều vì làm kích thích bệnh nặng lên
• Trường hợp cường giáp do UV làm tăng lượng can xi, phốt pho máu