1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Quốc tế Vietrans

66 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Vietrans
Tác giả Vũ Tiền Hoàn
Người hướng dẫn PGS. TS Đàm Quang Vinh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 28,78 MB

Cấu trúc

  • 1.1.1. Khái niệm về xuất nhập In (12)
  • 1.1.2. Các hình thức xuất nhập khẩu ................. -.. ----- -- + 5+ text 3 1. Xuất nhập khẩu trực tiếp. ...ốc ốc... cố (12)
    • 1.1.2.2. Xuất nhập khẩu gián tiẾp.....................----:--+sc552cSSt Ett2rtrttrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrriiirriiiiiiie 4 1.1/2.3. Xuất nhập khẩu ủy thắc...........................-eoksneDg00104000801108.610141018113384118001996831001940007310-ME0m 5 1.1.2.4. Tạm nhập - tái xuất, tam xuất - tái nhập, Chuyển khâu hàng hóa (13)
    • 1.1.2.5. la công quốo ĐỀ cuaeeiineninienerinreirerrirrrrsismarisrsarnbdieE13/40181560/0055X120 581834 6 1.1.2.6. Xuất nhập iiễn ee 6 1.1.2.7. Xuất nhập khâu hàng đổi hàng......................-.-- 5:52 52c2c+‡cxt2ttetrtrrrrrrrtrrrtrtrerrrrrrirriiii 6 1.2. Phát triển và chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động xuất nhập khâu tại doanh nghiệp (0)
  • 1.2.1. Quan điểm của Đảng về phát triển xuất nhập khâu thời kỳ 201 1-2020 (0)
  • 1.2.2. Chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp ......................- a 1. Chỉ tiêu do lường sự phát triển theo chiều rONg ......esessecssesssecsseesseesseesneesseesneeesnen 7 2. Chỉ tiêu đo lường sự phát triển theo CHISU SAU 0 (16)
  • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động xuất nhập khâu của doanh nghiệp (21)

Nội dung

Do đó qua quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài “ Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Quốc tế Vietrans “ cho chuyên đề tốt nghiệp củ

Khái niệm về xuất nhập In

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở phạm vi quốc tế, đây không phải là hành vi buôn bán, trao đổi riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục đích day mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cau kinh tế 6n định và từng bước nâng cao đời sống vật chat và tinh thần của nhân dân.

Khái niệm xuất nhập khẩu theo Luật Thương Mại 2005 được nêu cụ thể sau đây: e Theo khoản 1, Điều 28 Luật Thương Mại 2005 “ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thé Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nam trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” e Theo khoản 2, Điều 28 Luật Thương Mại 2005 “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Xuất khẩu là hoạt động bán những sản phẩm trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích trữ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân Nhập khẩu là hoạt động mua những sản phẩm của nước ngoài về trong nước nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm thị trường trong nước và làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong và ngoài nước.

Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với hoạt động mua bán sản phẩm trong thị trường nội địa, bởi vì đây là hoạt động buôn bán vượt biên giới quốc gia, thị trường thế giới vô cùng rộng lớn và rất khó năm bắt, thanh toán bằng ngoại tệ mạnh đồng thời phải tuân thủ những tập quán, thông lệ quốc tế, luật pháp tại từng quốc gia.

Các hình thức xuất nhập khẩu - - + 5+ text 3 1 Xuất nhập khẩu trực tiếp .ốc ốc cố

Xuất nhập khẩu gián tiẾp : +sc552cSSt Ett2rtrttrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrriiirriiiiiiie 4 1.1/2.3 Xuất nhập khẩu ủy thắc -eoksneDg00104000801108.610141018113384118001996831001940007310-ME0m 5 1.1.2.4 Tạm nhập - tái xuất, tam xuất - tái nhập, Chuyển khâu hàng hóa

Xuất nhập khẩu gián tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua môi giới trung gian Hình thức này được sử dụng khi doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tuy nhiên lại không có hiểu biết, kinh nghiệm hoặc không đủ tư cách pháp nhân để thực hiện chức năng xuất nhập khẩu, do đó doanh nghiệp phải thuê một doanh nghiệp khác trong nước có chức năng xuất nhập khẩu để làm trung gian Công ty trung gian tốt sẽ có nhiều kinh nghiệm, danh tiếng và các mối quan hệ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. Ưu điểm: Tan dụng được ưu thé của đối tác: doanh nghiệp giảm được rủi ro, chi phí đến từ việc thực hiện các thủ tục, vận tải, tranh chấp thương mai, do tan dụng được kiến thức, kinh nghiệm của bên trung gian Bên cạnh đó còn gia tăng cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận đến từ các mối quan hệ của doanh nghiệp làm trung gian.

Nhược điểm: - Không có quyền kiểm soát giá

- Không kiểm soát được trực tiếp thương hiệu

- Doanh nghiệp phải trả phí hoa hồng cho bên trung gian

- Doanh nghiệp gặp những rủi ro nhất định về thông tin mà bên trung gian cung cấp

1.1.2.3 Xuất nhập khẩu ủy thác

Xuất nhập khẩu ty thác là hình thức doanh nghiệp được thuê làm dịch vụ xuất nhập khẩu bởi bên ủy thác Trong đó đơn vị tham gia xuất nhập khẩu đóng vai trò trung gian cho đơn vị kinh doanh khác, nhận thực hiện đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa với đối tác nước ngoài Doanh nghiệp ủy thác có trách nhiệm cung cấp các thông tin cho bên ủy thác và đứng ra giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh. Ưu điểm: Doanh nghiệp ủy thác không phải bỏ chi phí sản xuất mà lại được hưởng hoa hồng, thủ tục đơn giản.

Nhược điểm: Chịu rủi ro đến từ tranh chấp thương mại

1.1.2.4 Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, Chuyén khẩu hang hóa

Tạm nhập - tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và xuất khẩu chính hàng hóa đó mà không cần phải qua gia công, chế biến Doanh nghiệp cần phải làm thủ tục nhập khâu hàng hóa vào trong nước và thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra khỏi nước đó Hình thức này bản chất là hoạt động mua và bán hàng hóa với mục đích thu lại nguồn ngoại tệ lớn hơn mức vốn bỏ ra ban đầu Hình thức này có thé mang lại lợi ích cho cả ba bên: Bên xuất khẩu, bên nhập khẩu và bên tái xuất.

Các doanh nghiệp được phép kinh doanh hoạt động tạm nhập - tái xuất phải đáp ứng được những điều kiện như số năm hoạt động, tiền kí qui, đặt cọc, đã có hoạt động xuất nhập khẩu, các điều kiện về kho bãi, được quy định tại Mục 2, Chương

2, Thông tư 05/2014/BCT Hình thức này có ưu điểm đó là doanh nghiệp không phải bỏ chỉ phí sản xuất, thu hồi vốn nhanh tuy nhiên lại đòi hỏi rất cao về năng lực của doanh nghiệp

Tạm xuất - tái nhập là hoạt động xuất khẩu hàng hóa có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó về Việt Nam Đây là hình thức xuất nhập khẩu khá phổ biến nhất là đối với những công ty mới thành lập muốn dem sản phẩm đi quảng bá hình ảnh tai các hội trợ, triển lãm nước ngoài. hoặc là những sản phẩm cần đem đi qua nước ngoài để sửa chữa, bảo hành, những sản phẩm cho nước ngoài thuê

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ nước ngoài và xuất khẩu luôn mặt hàng đó qua nước khác mà không cần làm thủ tục nhập hàng cũng như xuất hàng vào trong nước Hình thức này trong thực tế khá rủi ro và phức tạp, đòi hỏi trình độ cao đến từ nhà kinh doanh và phải có sự am hiểu về thị trường, giá cả.

Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh trong đó bên đặt gia công sẽ bán thành phẩm hoặc cung cấp toàn bộ nguyên liệu hoặc chỉ nguyên vật liệu chính hoặc các sản phẩm chưa hoàn chỉnh, có khi bao gồm cả máy móc, thiết bị, chuyên gia cho bên nhận gia công để có thể sản xuất được thành phẩm theo đúng như yêu cầu, định mức, tiêu chuẩn kĩ thuật mà bên đặt gia công đã cho trước Sau đó bên nhận gia công có trách nhiệm giao lại sản phẩm cho bên đặt và nhận khoản thù lao gia công theo thỏa thuận.

Gia công quốc tế phát huy lợi thế của cả bên đặt lẫn bên nhận gia công: Bên đặt gia công có lợi thế về nguồn nguyên liệu, có trình độ và thiết bị kĩ thuật, có nhu cầu về thành phẩm én định, giảm giá thành sản phẩm tuy nhiên lại tốn nhiều chi phí lao động Bên nhận gia công thiếu vốn, thiết bị kỹ thuật nhưng lại sở hữu nguồn lao động lành nghề lớn, chỉ phí thấp Gia công quốc tế giúp đáp ứng được nhu cầu về thành phẩm, giá thành đối với bên đặt gia công và mang lại thiết bị, kĩ thuật mới, nâng cao kinh nghiệm quản lý cũng như năng lực sản xuât của bên nhận gia công

1.1.2.6 Xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động doanh nghiệp trong nước kinh doanh buôn bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nhưng lại giao, nhận hàng hóa tại doanh nghiệp khác trong nước theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc kinh doanh buôn bán hàng hóa với xí nghiệp chế xuất trong nước Hình thức xuất nhập khẩu này có đặc điểm là hàng hóa xuất nhập khẩu không cần phải vượt qua biên giới quốc gia Do đó doanh nghiệp có thể giảm bớt chỉ phí cũng như rủi ro đến từ thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa, vận chuyén, Loại hình xuất nhập khẩu này khá phù hợp với doanh nghiệp trong nước không có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về thị trường, thủ tục xuất nhập khẩu.

1.1.2.7 Xuất nhập khẩu hàng đỗi hàng

Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng là hình thức xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng nhận về có giá trị tương xứng với lượng hàng giao đi Hình thức này doanh nghiệp có thé thu lãi từ cả hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hang hóa, giảm thiểu rủi ro đến từ biến động đồng

6 ngoại tệ Mục đích của loại giao dịch này chủ yếu là để thu về một loại hàng hóa khác có giá tri tương đương.

1.2 Phát triển và chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp

1.2.1 Quan điểm của Đảng về phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020

Quan điểm cụ thể của Đảng để phát triển xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong nước thời gian tới là:

- “Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chat lượng tăng trưởng cao, góp phan tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”

- “Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khâu.”

- “Phát triển xuất khâu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm bảo đảm công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu”

- “Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức khỏe, cân đối xuất, nhập khâu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiễn tới cán cân thương mại”

1.2.2 Chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp

1.2.2.1 Chỉ tiêu đo lường sự phát triển theo chiều rộng

Chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp - a 1 Chỉ tiêu do lường sự phát triển theo chiều rONg esessecssesssecsseesseesseesneesseesneeesnen 7 2 Chỉ tiêu đo lường sự phát triển theo CHISU SAU 0

1.2.2.1 Chỉ tiêu đo lường sự phát triển theo chiều rộng

1.2.2.1.1 Sản lượng xuất nhập khẩu Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh sản lượng hàng xuất nhập khẩu được mua ban, trao đồi sáng thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Sản lượng xuất nhập khẩu thể hiện mức độ, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Sản lượng xuất nhập khẩu càng lớn chứng tỏ quy mô doanh nghiệp càng lớn, năng lực càng cao. Để đo lường được sự tăng trưởng về quy mô sản lượng, ta có thể dựa vào hai chỉ tiêu sau:

+) Mức độ tăng trưởng (Chênh lệch tuyệt doi) của sản lượng

Trong đó: AQ là mức độ chênh lệch tuyệt đối của sản lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Q¿ là sản lượng xuất nhập khẩu tại kỳ báo cáo

Q, là sản lượng xuất nhập khâu tại ky gốc Ý nghĩa: AQ có giá trị càng lớn thể hiện mức độ tăng trưởng càng mạnh về quy mô xuất nhập khẩu.

+) Tốc độ tăng trưởng của sản lượng

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng của sản lượng xuất nhập khâu kì báo cáo so a với kì gốc

Q, là sản lượng xuất nhập khẩu tại kì báo cáo

Q, là sản lượng xuất nhập khẩu tại kì gốc Ý nghĩa: g có giá trị càng lớn thì tốc độ tăng trưởng về quy mô của hoạt động xuất nhập khẩu càng nhanh và ngược lại Tốc độ tăng trưởng giảm dần về 0 báo hiệu tốc độ tăng trưởng về quy mô bị chững lại Còn nếu g tăng mạnh thì sẽ thể hiện sự tăng trưởng quy mô vượt bậc trong hoạt động xuất nhập khẩu.

1.2.2.1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu là đại lượng đo lường tổng giá trị thu được từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thống kê theo từng quý hoặc từng năm Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu có thé đánh giá được doanh số xuất nhập khẩu theo từng kỳ, từ đó có thể so sánh mức độ hơn kém các tại kỳ với nhau Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong đó: M là kim ngạch xuất hoặc nhập khẩu của một mặt hàng

P là giá mặt hàng đó trên thị trường xuất hoặc nhập khẩu

Q là sản lượng xuất hoặc nhập khẩu của hàng hóa đó Ý nghĩa: Giá trị M càng lớn thể hiện kết qua từ hoạt động xuất hoặc nhập khấu mặt hàng đó càng tốt và ngược lại Để đo lường tốc độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu, ta có thể dựa vào hai chỉ tiêu sau

+) Mức độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu

Trong đó: AM là mức độ chênh lệch tuyệt đối giữa kim ngạch xuất nhập khâu tại kì báo cáo so với kỳ gôc

M, là kim ngạch xuất nhập khẩu tại kỳ báo cáo

Mẹ là kim ngạch xuất nhập khẩu tại kỳ gốc Ý nghĩa: Giá trị AM càng lớn thể hiện mức độ tăng trưởng càng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu tại kỳ báo cáo so với kỳ sốc

+) Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu d= —g— x 100% t

Trong do: d là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu

M, là kim ngạch xuất nhập khẩu tại kỳ báo cáo

Mẹ là kim ngạch xuất nhập khẩu tại ky gốc Ý nghĩa: d càng lớn thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khâu càng tăng và ngược lại Chỉ số d càng gan 0 thì tốc độ tăng trưởng càng bị chững lại d tăng vượt bậc thể hiện tốc độ gia tăng nhanh chóng của doanh số thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu.

1.2.2.2 Chỉ tiêu đo lường sự phát triển theo chiều sâu

1.2.2.2.1 Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu

Sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu không bao giờ có thể tách rời việc nâng cao chất lượng hàng hóa bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của hàng hóa trong thị trường Chat lượng hàng xuất nhập khẩu càng được nâng cao thì càng tạo ra các tác dụng tích cực như tăng doanh số, tăng giá trị sử dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt còn giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa thông qua nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu uy tín Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc nâng tâm giá trị doanh nghiệp, tạo lập tên tudi, giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.

1.2.2.2.2 Sự chuyển dịch cơ cầu mặt hàng xuất nhập khấu

Mục đích của sự chuyền dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất nhập khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn Những mặt hàng mà công ty thực hiện xuất nhập khẩu tốt sẽ chiếm tỉ trọng cao và 6n định còn những mặt hàng kém thì kim ngạch xuất nhập khẩu thấp, do đó sẽ sớm bị giảm cơ cấu và điều này giúp cho doanh nghiệp có những biện pháp khắc phục hoặc tìm kiếm các mặt hàng xuất nhập khác tốt hơn thay thế.

Sự chuyển dịch cơ cấu trong mặt hàng xuất nhập khẩu được biểu hiện thông qua tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khâu của từng mặt hàng đối với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Trong đó: Ray là ty trọng kim ngạch xuất nhập khâu của mặt hàng A

My là kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng A

M là tổng kim ngạch xuất nhập khâu của doanh nghiệp Ý nghĩa: Rạ; càng cao thì tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của mặt hàng A càng lớn Điều này có nghĩa hoạt động xuất nhập khẩu đối với mặt hàng A mang lại doanh số vô cùng lớn Từ những thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp cụ thể để duy trì, phát triển đối với những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao và có các biện pháp khắc phục đối với mặt hàng có tỷ trọng thấp.

1.2.2.2.3 Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu

Thị trường xuất nhập khâu là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Mỗi thị trường có những đặc điểm, nhu cầu sản xuắt, tiêu thụ khác nhau do đó kim ngạch xuất nhập khẩu thu được từ mỗi thị trường là khác nhau Những thị trường xuất nhập khẩu chiếm cơ cấu cao là những thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh hiệu qua, do đó doanh nghiệp cần có định hướng phát triển, khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng kinh doanh tại những thị trường này.

Bên cạnh đó những thị trường có tỷ trọng thấp thì doanh nghiệp nên có các phương hướng khắc phục, thay thế hoặc loại bỏ.

Trong đó: T,,) là tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu ở thị trường A

May là kim ngạch xuất nhập khẩu ở thị trường A

M là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Ý nghĩa: Tụ; càng cao thì doanh số từ hoạt động xuất nhập khẩu tại thị trường

A càng cao và ngược lại Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại thị trường A đạt doanh số cao nhất do đó doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng trong công tác xây dựng và mở rộng mối quan hệ đối tác bền vững tại thị trường A Từ đó đây mạnh nghiên cứu thị trường A để có thé tiếp tục duy tri mức ty trọng cao này trong cơ cầu thị trường xuất nhập khẩu Sự chuyên dịch cơ cấu thị trường còn có thể xảy ra do yêu tô đường lối chính sách nhà nước trong việc kí kết các hợp đồng thương mại tự

10 do Một số thị trường hưởng lợi từ yếu tố này có xu hướng gia tăng về tỷ trọng cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu.

1.2.2.2.4 Chuyển dịch trong phương thức xuất nhập khẩu

Cơ cấu phương thức xuất nhập khẩu phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu đối với từng phương thức trong tổng kim ngạch xuất nhập khâu Mục đích của sự chuyên dịch cơ cấu này là nâng cao hiệu quả, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm lớn hơn Tuy nhiên việc thay đổi phương thức xuất nhập khẩu phải cân nhắc đến điều kiện thực tế và yêu cầu của khách hàng Không thể nóng vội đầu tư dẫn đến những lãng phí không cần thiết.

1.2.2.2.5 Lợi nhuận xuất nhập khẩu

Trong đó: P là lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu

TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

TC là tông chi phí thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp, tác động đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận vừa là mục tiêu, động lực và là điều kiệu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động xuất nhập khâu của doanh nghiệp

Lao động là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó bao gồm các yêu tố như chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động, kỷ luật lao động của người lao động Yếu tố chuyên môn hoá lao động là vấn đề không thé thiếu trong công tác tổ chức nhân sự, doanh nghiệp muốn đạt kết quả kinh doanh tốt cần quan tâm sử dụng đúng người, đúng việc sao cho phù hợp để có thê phát huy tối đa khả năng và hiệu quả của người lao động đó.Liên tục nâng cao trình độ chuyên môn của lao động là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với môi trường hoạt động kinh doanh đơn thuần người lao động phải có sự nhanh nhạy, quyết đoán, tâm lý sẵn sàng đối phó với tình huống ngoài dự đoán.

Quan trọng nhất là đòi hỏi người lao động phải có năng lực và say mê trong công việc.

1.3.1.2 Trình độ và năng lực lãnh đạo

Người lãnh đạo có ý nghĩa rất lớn đến việc phát huy tối đa hiệu quả trong kinh doanh Người lãnh đạo phải biết quản lý phải biết phân công, tổ chức lao động hợp lý giữa các bộ phận, cá nhân Có kỹ năng hoạch định sử dụng vốn và tài sản hiện có để tăng khả năng khai thác mọi nguồn lực sẵn có, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu; có các biện pháp giảm chi phí không cần thiết Người lãnh đạo còn phải biết san sẻ quyền lợi trách nhiệm, khuyến khích nâng cao tỉnh thần làm việc sáng tạo của mọi người.

Người lãnh đạo phải biết tận dụng khai thác các nguồn vốn, triển khai mọi nguồn lực sẵn có để tổ chức lưu chuyển vốn, nghiên cứu sự biến động ngoại tệ

Các doanh nghiệp có nhiều vốn sẽ có ưu thế về cạnh tranh tuy nhiên nếu không có kĩ năng hoạch địch sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế vốn nhàn rỗi, phát huy hiệu quả trong kinh doanh thì sẽ không thé phát huy được lợi thé day.

1.3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất là nền tảng của các hoạt động kinh doanh Nó bao gồm nhà kho bến bãi, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng Khi hệ thống này được bố trí thuận tiện, hợp lý, nó sẽ phát huy thế mạnh, tạo ra những lợi thế kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố hap dẫn đối tác đến với doanh nghiệp, nó có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Theo tài liệu “chuyên đề về thương hiệu” của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ

Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thì “thương hiệu” không phải là một đối tượng mới trong sở hữu trí tuệ (SHTT) mà là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng khi đề cập tới: a) nhãn hiệu hàng hóa

(thương hiệu sản phẩm); b) tên thương mại của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp) hay c) các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ Theo cách giải thích trên thì thương hiệu bao gồm 4 đối tượng SHTT được nhà nước bảo hộ, đó là: Nhãn hiệu hàng hóa; Chỉ dẫn địa lý; Tên thương mại và Tên gọi xuất xứ hàng hóa.

Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, thương hiệu là một tài sản vô hình có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Thương hiệu càng nôi tiếng thì khi định giá doanh nghiệp giá trị doanh nghiệp tang lên rất cao Nhiều khi thương

13 hiệu còn có giá hơn cả giá trị thực của doanh nghiệp Nhiều sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới tuy có chất lượng cao song giá bán lại thấp chỉ vì sản phẩm đó và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đó không có thương hiệu Chính vì thế mà hằng năm, trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, Chính phủ có han dé án chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia.

1.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước luôn gặp phải những áp lực cạnh tranh đến từ các thị trường cả trong và ngoài nước.

Các đối thủ cạnh tranh luôn luôn thay đổi các chiến lược kinh doanh bằng nhiều các biện pháp khác nhau Do đó tạo nên áp lực cho doanh nghiệp phải luôn đổi mới để thích ứng được sự cạnh tranh mới Doanh nghiệp phải luôn đề ra các biện pháp thích ứng và có các biện pháp dự đoán phương hướng đi của đối thủ để đáp trả kịp thời.

1.3.2.2 Các ngành có liên quan

Hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp liên quan rất nhiều đến các ngành khác như ngân hang, hải quan, cơ quan thuế, công nghệ thông tin, vận tải, xây dựng. công nghiệp chế biến Ngân hàng có hệ thống giao dịch tốt giúp cho hoạt động lưu thông tiền — hàng thuận lợi hon; hải quan giúp cho việc thông quan hàng hóa được thuận tiện; công nghệ thông tin là yếu tô vô cùng quan trọng đóng góp rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc liên lạc, đàm phán, giao dịch một cách thuận tiện hơn; các ngành xây dựng, vận tải, kho tàng, logistics có liên hệ mật thiết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

1.3.2.3 Nhân tố về tính thời vụ, chu kỳ, thời tiết của sản xuất kinh doanh

Các hàng hoá, nguyên liệu, hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, kể cả nhu cầu của khách hàng Vì vậy doanh nghiệp phải nắm bắt được tính thời vụ của sản phẩm và phải có các phương án kinh doanh phù hợp.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh đều phải chấp nhận giá thị trường Giá cả thị trường thường biến động không theo ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp, mà nó biên động theo quan hệ cung — câu Giá cả là

14 nhân tố quan trong ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải có kĩ năng điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với những thay đồi về giá cả trên thị trường dé có thé đạt được những hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 04/11/2024, 01:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty - Chuyên đề thực tập: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Quốc tế Vietrans
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Trang 28)
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 - Chuyên đề thực tập: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Quốc tế Vietrans
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 (Trang 31)
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 - Chuyên đề thực tập: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Quốc tế Vietrans
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 (Trang 32)
Bảng 1: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực trong giai đoạn 2015-2017 - Chuyên đề thực tập: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Quốc tế Vietrans
Bảng 1 Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực trong giai đoạn 2015-2017 (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w