1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bài giảng nông lâm kết hợp doc

135 525 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

tính bền vững, hiệu quả vμ công bằng • Xác định các nguyên nhân mang tính bản chất của các khó khăn • Nhận ra các nhu cầu thay đổi sử dụng vμ quản lý đất đai theo cách tiếp cận tổng hợp

Trang 1

Bμi gi¶ng N«ng l©m kÕt hîp

Ch−¬ng tr×nh hç trî L©m NghiÖp X· Héi

Trang 2

Ch−¬ng Tr×nh Hç Trî L©m NghiÖp X· Héi

Bμi gi¶ng N«ng l©m kÕt hîp

Nhãm t¸c gi¶:

NguyÔn V¨n Së - §Æng H¶i Ph−¬ng: §¹i Häc N«ng L©m TP Hå ChÝ Minh

Vâ Hïng, NguyÔn V¨n Th¸i: §¹i Häc T©y Nguyªn

Lª Quang B¶o, D−¬ng ViÖt T×nh, Lª Quang VÜnh: §¹i Häc N«ng L©m HuÕ Ph¹m Quang Vinh, KiÒu ChÝ §øc: §ai Häc L©m NghiÖp Xu©n Mai

§Æng Kim Vui, Mai Quang Tr−êng: §¹i Häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn Per Rubdejer, Cè VÊn dù ¸n SIDA/ICRAF/SEANAFE

Hμ Néi, 2002

Trang 3

Giới thiệu

Trong khoảng 2 thập niên cuối của thế kỷ 20, ngμnh nông lâm nghiệp đã vμ đang có

những biến đổi lý thú vμ quan trọng, trong đó phải kể sự ra đời của môn Nông Lâm kết hợp

Môn nμy được hình thμnh do có sự gia tăng quan tâm đến sự hiện diện của con người ở vùng rừng núi cao mμ sự hiện diện nμy không phải lúc nμo cũng lμ nguyên nhân của sự suy thoái tμi nguyên tự nhiên Ngμnh Lâm Nghiệp hiện nay đang phát triển thêm Lâm nghiệp xã hội hay cộng đồng trong đó cộng đồng người dân vùng cao lμ các trợ thủ đắc lực của chính sách nông lâm nghiệp của nhiều quốc gia ở á Châu trong đó có Việt Nam Cho đến nay, nhiều chính sách của nhμ nước Việt Nam trong đó có các chương trình 661, định canh định cư, giao đất khoán rừng, vμ sắc luật 327 đã hổ trợ hμng vạn ha trồng rừng được tiến hμnh do sự hợp tác của dân cư

vμ các cơ quan nông lâm nghiệp nhμ nước

Nhằm hỗ trợ cho chính sách phát triển nông thôn, cũng như để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của sản xuất, môn học Nông Lâm Kết Hợp được Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội (SFSP), dự án mạng lưới đμo tạo nông lâm kết hợp (SEANAFE) cùng năm trường đại học trong nước gồm Đại Học Nông Lâm Thủ Đức, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại Học Lâm Nghiệp Xuân Mai, Đại Học Nông Lâm Huế vμ Đại Học Nông Lâm Tây Nguyên đã soạn thảo tập bμi giảng nông lâm kết hợp nμy để phục vụ cho giảng dạy vμ học tập cho các trường

từ năm 2000 Môn học nμy được đặt cơ sở trên sự phối hợp hμi hòa của các chuyên môn chính của nhμ trường như nông, lâm vμ súc học để tạo ra một ngμnh học phát triển vững bền vμ mang tính bảo vệ sinh thái ở vùng đồi núi cao Ngoμi ra, môn học cũng đã dựa vμo các nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới về lãnh vực sử dụng đất vững bền từ hơn 30 năm trở lại đây

Phần bμi giảng của môn nμy được xây dựng nhằm giới thiệu một cách khái quát về cơ sở

vμ kỹ thuật Nông Lâm kết hợp Nó được chia ra lμm 5 phần: Phần 1 giới thiệu hình ảnh thực

sự của vùng đồi núi cao hiện nay với sự tập trung vμo hiện tượng du canh phá rừng lμm rẫy vμ

sự suy thoái tμi nguyên thiên nhiên ở nước ta Phần hai thảo luận về các khái niệm cơ bản của nông lâm kết hợp Chương thứ ba giới thiệu các hệ thống nông lâm kết hợp chính ở Việt Nam gồm các hệ thống truyền thống vμ cải tiến Phần thứ tư giới thiệu tổng quát các kỹ thuật nông lâm kết hợp áp dụng cho các trang trại nhỏ gồm trồng trọt vμ chăn nuôi Vμ Phần thứ năm tổng kết các cách tiếp cận để thiết kế, xây dựng vμ phát triển các hệ thống Nông Lâm kết hợp nhằm đưa kỹ thuật nμy vμo thuc tế nông thôn

Ước vọng của các tác giả lμ phần bμi giảng nμy không dừng ở một chỗ mμ còn phải được

bổ sung liên tục để lμm tμi liệu hướng dẫn cho sinh viên triển khai các công tác phát triển nông thôn của mình trong tương lai Tác giả hoμn toμn tin tưởng vμo sự quan tâm vμ nhiệt tâm của người đọc vμ sinh viên trong việc cải tiến không ngừng nội dung của bμi giảng nμy

Nhóm giảng viên soạn thảo môn học nông lâm kết hợp

Tháng 4 năm 2002

Trang 4

Danh sách các bảng

Bảng 1: Các biện pháp phân loại các hệ thống vμ kỹ thuật nông lâm kết

hợp ở phạm vi thế giới (Nair, 1989) 31 Bảng 2: Mức độ xói mòn của các phương thức sử dụng đất khác nhau

Bảng 5: Một số loμi cây thuốc có thể dùng chửa bệnh thông thường cho

số gia tăng dẫn đến sự phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp đa dạng

Hình 4: Các lợi ích, tiềm năng vμ một số giới hạn của các hệ thống nông lâm

Trang 5

kiện đất (Young, 1989) 37 Hình 10: Mô hình SALT canh tác sản xuất hoa mμu lươngthực vμ tạo thu nhập

Hình 11: Đặc điểm đa dạng vμ phòng hộ của rừng tự nhiên tại Đông Nam Bộ,

Hình 13 : Một loμi thực vật lμm cây thuốc mọc tự nhiên tại rừng Côn Đảo 43

Hình 15 : Sơ đồ theo thời gian của kỹ thuật bỏ hoá cải tiến của người dân

Hình 18 : Hệ thống vườn cây công nghiệp chè, cμ phê xen cây ăn quả vμ

Hình 21 : Hệ thống rừng – vườn – ao – chuồng (RVAC) tại Việt Nam 54 Hình 22 : Hệ thống canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc 56

Trang 6

Hình 38 : Canh tác bậc thang 79

Hình 39 : Cây che phủ đất 80 Hình 40 : Luân canh hoa mμu 81 Hình 41 : Trồng cỏ theo băng đồng mức 82 Hình 42 : Hμng rμo cây xanh đồng mức 83

Hình 43 : Đai đổi hướng nước chảy 84

Hình 44 : Rμo cản cơ giới 85

Hình 45 : Bở tường đá 86

Hình 46 : Các hố bẩy đất 86

Hình 47 : Ao tích chứa nước 87

Hình 48 ; Canh tác rẩy không đốt 88

Hình 49 : Đốt chặn lửa 97 Hình 50 : Các kiểu liếp trong vườn ươm trang trại NLKH 98

Hình 51 : Dμn che vμ vật liệu lμm dμn che 100

Hình 52 : ép gia súc ăn để vỗ béo 103

Hình 53 : Khu vực trồng cây vμ cỏ lμm thức ăn gia súc 105

Hình 54: Sơ đồ quá trình mô tả, chẩn đoán vμ thiết kế 110

Hình 55 : Sử dụng " Khung tư duy cho thiết kế kỹ thuật nông lâm kết hợp 118

Hình 56: Các giai đoạn trong tiến trình nghiên cứu nông lâm kết hợp 119

Trang 7

Mục lục

Trang Lời giới thiệu, danh sách bảng vμ hình, danh từ viết tắt

Bμi 1: Các vấn đề thách thức trong quản lý bền vững tμi

Bμi 2: Triển vọng phát triển nông lâm kết hợp như lμ một

phương thức quản lý sử dụng đất bền vững 13

Bμi 9: Giới thiệu các kỹ thuật bảo tồn đất vμ nước 74

Bμi 10: Các kỹ thuật áp dụng trong trang trại nhỏ nông lâm

Chương V: áp dụng vμ phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp 106

Bμi 11: Giới thiệu chung về quá trình áp dụng vμ phát triển

kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia 108

Bμi 12: Mô tả điểm, chẩn đoán vμ thiết kế kỹ thuật nông lâm

Trang 8

tính bền vững, hiệu quả vμ công bằng

• Xác định các nguyên nhân mang tính bản chất của các khó khăn

• Nhận ra các nhu cầu thay đổi sử dụng vμ quản lý đất đai theo cách tiếp cận tổng hợp

• Nhu cầu vμ thách thức đối với phảt triển bền vững nông thôn miền núi

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Phân tích xương cá

- 5 nguyên nhân

• Xác định các lợi ích có thể của nông lâm kết hợp trong phát triển đời sống cộng đồng vμ bảo vệ tμi nguyên môi trường

• Xác định vμ phân tích các tiềm năng, cơ hội

vμ hạn chế trong việc phát triển nông lâm kết hợp ở nước ta

• Lược sử hình thμnh vμ phát triển nông lâm kết hợp

- Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới

- Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt nam

• Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp vμ thử thách của chúng

- Các lợi ích của nông lâm kết hợp

- Tiềm năng vμ triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam

• Một số hạn chế trong nghiên cứu vμ phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam

- Giảng bμi có minh họa

- Thảo luận nhóm

- Phân tích 5 nguyên nhân

- Phân tích nghiên cứu trường hợp

- Slide

2 tiết

Trang 9

Chương Bμi Mục tiêu Nội dung Phương pháp Vật liệu Thời gian Chương 2

điểm của nông lâm kết hợp

• Trình bμy khái niệm về nông lâm kết hợp

• Vai trò của nông lâm kết hợp • Định nghĩa về nông lâm kết hợp

• Tầm quan trọng của nông lâm kết hợp

• Giải thích được cơ sở để phân loại nông lân kết hợp

• Các cơ sở để phân loại nông lâm kết hợp

- Tranh minh hoạ

- Sách tham khảo

4 tiết

Bμi 5: Vai trò của cây lâu năm trong nông lâm kết hợp

• Nhận định được vai trò của cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp

- Băng video

- Slides

- Máy chiếu

- Các kết quả nghiên cứu

5 tiết

Bμi 6: Vai trò của rừng trong NLKH

• Xác định được vai trò của rừng trong hệ thống nông lâm kết hợp

- Băng video

- Slides

- Máy chiếu

- Các nghiên cứu điển hình

3 tiết

Trang 10

Chương Bμi Mục tiêu Nội dung Phương pháp Vật liệu Thời gian Chương 3

nông lâm kết hợp truyền

thống (bản địa)

- Hệ thống bỏ hóa/hưu canh cải tiến

- Các hệ thống nông lâm kết hợp đa tầng truyền thống

- Hệ thống rừng-ruộng bậc thang

- Các hệ thống vườn nhμ:

+ Vườn rừng

+ Vườn cây công nghiệp

+ Vườn cây ăn quả

- Trình bμy có minh họa

- Phân tích hai mảng

- Bμi giảng

GV

- Tμi liệu phát tay

• Mô tả một số hệ thống nông lâm kết hợp cảI tiến ở Việt Nam

• Phân tích các lợi ích/ ưu điểm vμ hạn chế của từng hệ thống

• Hệ thống canh tác xen theo băng (SALT 1)

• Trồng cây phân ranh giới

• Hệ thống đai phòng hộ chắn gió

• Hệ thống Taungya

• Các hệ thống rừng vμ đồng

cỏ phối hợp

• Hệ thống nông súc đơn giản (SALT 2)

• Hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3)

• Hệ thống sản xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô

nhỏ (SALT 4)

• Hệ thống lâm ngư kết hợp

- Xem Video, phản hồi

- Trình bμy

- Phân tích hai mảng

- Thảo luận nhóm

- Trình bμy có minh họa

- Video,

- Bμi giao nhiệm vụ

- Tμi liệu phát tay

- OHP

- Hình Slide

- Poster

4 tiết

Trang 11

Chương Bμi Mục tiêu Nội dung Phương pháp Vật liệu thòi gian

đất vμ nước

• Giải thích được sự cần thiết của việc bảo tồn

đất vμ nước

• Phân biệt được các nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất vμ của kỹ thuật bảo tồn đất vμ nước

• Phân biệt, lựa chọn được các kỹ thuật bảo tồn đất vμ nước có khả năng áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp

• Giải thích được các bước vμ áp dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp trên đất dốc cho trang trại

• Sự cần thiết của việc bảo tồn

đất vμ nước

• Một số nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất

• Một số nguyên tắc chính để bảo tồn đất vμ nước

• Một số kỹ thuật bảo tồn đất vμ nước có thể áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp

Kỹ thuật nông lâm kết hợp trên đất dốc

- Thuyết trình

- Giảng có minh hoạ

- Hỏi miệng

- Thảo luận nhóm

- Tμi liệu phát tay

- Video

3 tiết

Bμi 10:

Các kỹ thuật có tiềm năng áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp nhỏ

• Trình bμy được khái niệm trang trại trong nông lâm kết hợp

• Giải thích được các công việc vμ kỹ thuật quản lý trang trại để áp dụng vμo các điều kiện cụ thể

• Phân biệt, lựa chọn để áp dụng những kỹ thuật trồng trọt vμ chăn nuôi thích hợp cho trang trại nông lâm kết hợp nhỏ

• Khái niệm về trang trại nông lâm kết hợp

• Quản lý trang trại nông lâm kết hợp

• Kỹ thuật gây trồng một số loμi cây trong trang trại nông lâm kết hợp nhỏ

• Kỹ thuật chăn nuôi trong trang trại nông lâm kết hợp nhỏ

- Giảng có minh hoạ

- Động não

- Hỏi miệng

- Thảo luận nhóm

- Tμi liệu phát tay

- Giấy Ao, Băng dính,

hồ dán

- Bìa mμu

- Máy đèn chiếu, Slides

- Giấy bóng kính

- Video

4 tiết

Trang 12

Chương Bμi Mục tiêu Nội dung Phương pháp Vật liệu Thời gian Chương 5

sự tham gia

• Giải thích được tính cấp thiết của áp dụng phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Phân tích được các yếu tố bên ngoμi, bên trong ảnh hưởng đến phát triển kỹ thuật có

sự tham gia

• Tính cấp thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Quá trình áp dụng vμ phát triển

kỹ thuật nông lâm kết hợp có

sự tham gia

- Thuyết trình

- Giảng có minh hoạ

- Tμi liệu phát tay

- Giấy Ao, bút, bảng

- OHP

- Giấy bóng kính

- Băng dính, dao kéo

1 tiết

Bμi 12:

Mô tả

điểm, chẩn đoán

vμ thiết kế (C&D,D)

• áp dụng được phương pháp C&D, D trong phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp tại một

địa điểm cụ thể

• Lựa chọn vμ áp dụng các công cụ trong mô

tả điểm chẩn đoán vμ thiết kế

• Phương pháp mô tả điểm, chẩn đoán vμ thiết kế (C&D,D) của Trung tâm quốc

tế nghiên cứu nông lâm kết hợp,1998

• Các công cụ khi mô tả điểm, chẩn đoán vμ thiết kế trong lập

kế hoạch nghiên cứu, áp dụng

vμ phát triển nông lâm kết hợp

- Giảng có minh hoạ

- Hỏi miệng

- Thảo luận nhóm

- tμi liệu phát tay

- Giấy Ao bút, bảng

- OPH

- Slide

- Giấy bóng kính

- Băng dính, dao, kéo

4 tiết

Bμi 13:

Thực hiện

vμ phát triển các hoạt động nghiên cứu nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Phân biệt, lựa chọn kiến thức bản địa cho nghiên cứu vμ phát triển nông lâm kết hợp

• Giải thích được sự phát triển kỹ thuật kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Giải thích được quá trình tổ chức giám sát

vμ đánh giá kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

Phân biệt, lựa chọn các tiêu chí trong giám sát vμ đánh giá kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Tổ chức giám sát vμ đánh giá

hoạt động phát triển nông lâm kết hợp có sự tham gia

• Các tiêu chí vμ chỉ báo trong giám sát vμ đánh giá hoạt

động phát triển kỹ thật nông lâm kết hợp

- Thực hμnh

- Đóng vai (role play)

- BμI tập tình huống

- Tμi liệu phát tay

- Giấy Ao, bút,bảng

- OHP, slidé

- Băng dính, dao, kéo

5 tiết

Trang 13

Mục tiêu: Sau khi học xong chương nμy, sinh viên có khả năng

• Nêu vμ phân tích được các đặc trưng của hệ sinh thái nhân văn miền núi vμ các vấn đề khó khăn trong phát triển nông thôn miền núi hiện nay

• Phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển của nông lâm kết hợp trên thế giới

vμ ở Việt Nam

• Xác định các lợi ích, tiềm năng, vμ các tồn tại cần khắc phục của phát triển nông lâm kết hợp ở nước ta

Trang 14

Bμi 1 Các vấn đề thách thức trong quản lý bền vững

tμi nguyên thiên nhiên

Mục tiêu: sau khi học xong bμi nμy, sinh viên có khả năng:

• Xác định các vấn đề mang tính thách thức cho quản lý sử dụng đất bền vững ở nông thôn miền núi theo các tiêu chí cơ bản: tính bền vững, tính hiệu quả vμ tính công bằng

• Xác định các nguyên nhân mang tính bản chất của các khó khăn

• Nhận ra các nhu cầu thay đổi sử dụng vμ quản lý đất đai theo tiếp cận tổng hợp

vμ có sự tham gia

1 Các vấn đề trong phát triển nông thôn miền núi

ở các quốc gia Đông Nam á, khu vực đất nông thôn vμ miền núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ vμ lμ nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư của quốc gia ở Việt Nam,

đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích vμ lμ vùng sinh sống của hơn 1/3 dân số cả nước (Jamieson vμ cộng sự, 1998; Chu Hữu Quý, 1995; Rambo, 1995)

1.1 Tính chất mong manh vμ dễ bị tổn thương của đất vμ rừng nhiệt đới

Rừng vμ đất lμ hai nguồn tμi nguyên nhạy cảm của vùng nhiệt đới ẩm Khi không bị tác

động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vμo sự đa dạng cao độ của các loμi cây vμ con, được gắn kết với nhau thông qua các chu trình dinh dưỡng gần như khép kín (Warner, 1991) Theo Richard (1977) (trích dẫn bởi Warner, 1991), sự ổn định của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính lμ sự thể hiện khả năng chống đỡ các biến đổi thất thường của khí hậu vμ các yếu tố khác của môi trường tự nhiên Trong đó, các loμi thực vật thân

gỗ đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định cấu trúc, chức năng vμ tính bền vững của

hệ sinh thái rừng

Tuy nhiên sự ổn định nμy chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ quá trình diễn thế tự nhiên Dưới tác động của con người, rừng vμ đất nhiệt đới trở nên rất dễ bị suy thoái Chính các nhân tố đa dạng, phức tạp vμ chu trình dinh dưỡng khép kín vốn có khả năng duy trì hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong bối cảnh không bị tác động đã tạo nên các đặc tính dễ bị tan vỡ khi tiếp xúc với con người (Warner, 1991) ở rừng mưa nhiệt đới, do tính chất chuyên biệt cao độ của từng loμi thực vật đã dẫn đến khả năng phục hồi thấp khi có tác

động trên qui mô lớn của con người (Goudic, 1984 - trích dẫn bởi Warner, 1991) Do phần lớn chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái được dự trữ trong sinh khối, nên một khi rừng bị chặt phá đi thì xẩy ra hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng để duy trì tăng trưởng mới của các loμi cây Thêm vμo đó do lượng mưa lớn, trong điều kiện không có cây che phủ, các quá trình rửa trôi vμ xói mòn diễn ra mạnh mẽ lμm đất đai bị thoái hóa nhanh

chóng Như vậy sự bền vững của đất rừng nhiệt đới hoμn toμn phụ thuộc vμo lớp che phủ thực vật có cấu trúc phức tạp, đa dạng mμ trong đó các loμi cây thân gỗ đóng vai trò chủ đạo Hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng trong đất cũng như vai trò quyết định của thảm thực vật rừng đến sự bền vững về sức sản xuất của đất cho thấy về cơ bản thì đất nhiệt đới không phù hợp với các phương thức sản xuất nông nghiệp độc canh

Trang 15

1.2 Tính đa dạng về sinh thái - nhân văn của khu vực nông thôn vμ miền núi

• Đa dạng về địa hình-đất đai-tiểu khí hậu: Sự biến đổi mạnh về địa hình dẫn đến

biến động lớn về đất đai vμ tiểu khí hậu cả trên những phạm vi nhỏ

• Đa dạng sinh học: Hệ động thực vật phong phú vμ đa dạng Thực vật bao gồm rất

nhiều loμi vμ dạng sống khác nhau

• Đa dạng về dân tộc vμ văn hóa: Miền núi Việt Nam lμ địa bμn sinh sống của hơn

1/3 dân số cả nước thuộc 54 dân tộc khác nhau Mỗi dân tộc có các đặc điểm văn hoá

đặc thù (Jamieson vμ cộng sự, 1998)

• Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống: Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên

(điều kiện lập địa vμ sinh cảnh) vμ xã hội đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống canh tác truyền thống ở nông thôn miền núi Các kiến thức kỹ thuật vμ quản lý truyền thống trong

sử dụng đất vμ canh tác của người dân ở nông thôn miền núi rất đa dạng, đã được thử nghiệm, chọn lọc vμ phát triển qua nhiều thế kỷ

• Nông thôn miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế xã hội rất phức tạp:

Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất đai vμ sinh học, trong những thập kỷ gần đây khu vực nông thôn miền núi đang gánh chịu sự tác

động của nhiều nhân tố kinh tế xã hội như dân số gia tăng, chính sách không cụ thể vμ

ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từ bên ngoμi, v.v đã dẫn đến các thay đổi phức tạp về tμi nguyên vμ văn hoá xã hội tạo ra những trở ngại vμ thách thức lớn cho quản lý/sử dụng bền vững nguồn tμi nguyên

Tính đa dạng về sinh thái nhân văn của khu vực nông thôn miền núi lμ một trong những cơ sở để đa dạng hóa các hệ thống sử dụng đất, cũng như phát triển các hệ thống

sử dụng tμi nguyên tổng hợp Tuy nhiên, đây cũng lμ thách thức lớn cho các nhμ quản lý, nhμ lập chính sách do yêu cầu phải hình thμnh vμ phát triển từng hệ thống quản lý sử dụng đất, các hệ thống canh tác phù hợp cho từng điều kiện sinh thái nhân văn đặc thù

2 Các thay đổi mang tính thách thức cho phát triển bền vững nông thôn miền núi

• Sự gia tăng áp lực dân số gây ra các vấn đề bức xúc về đất canh tác vμ an toμn lương thực, vμ sức ép lên tμi nguyên thiên nhiên miền núi

ở các khu vực nông thôn miền núi, mật độ dân cư không cao như các khu vực đô thị ở vùng đồng bằng nhưng lại có tốc độ tăng dân số rất nhanh Theo Đỗ Đình Sâm (1995), tốc độ tăng dân số ở miền núi Việt Nam biến động trong khoảng 2,5% - 3,5% trong khi tốc độ bình quân của cả nước ở dưới mức nμy nhiều Tình trạng nμy một phần chủ yếu do phong trμo di dân tự do từ các khu vực đồng bằng quá đông đúc lên các vùng

đồi núi, đặc biệt lμ các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum) Dân số tăng trong điều kiện khan hiếm đất có tiềm năng nông nghiệp ở miền núi đã dẫn đến bình quân đất canh tác đầu người giảm Tuy miền núi Việt Nam được xem lμ khu vực dân cư thưa thớt với mật độ bình quân 75 người/km2 nhưng bình quân diện tích đất canh tác đầu người rất thấp (vμo khoảng 1200 - 1500 m2/người) (FAO vμ IIRR, 1995), trong khi đó mức đất canh tác để đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu lμ 2000m2/người ở khu

Trang 16

vực miền núi của 11 tỉnh phía Nam, diện tích canh tác bình quân đầu người ở dưới 1000m2/người, còn thấp hơn cả ở miền núi ở các tỉnh phía bắc miền Trung như Nghệ An

vμ Thanh Hóa (Jamieson vμ cộng sự, 1998) Trong lúc đó khả năng tăng diện tích lúa nước - lμ hệ thống sản xuất ngũ cốc có năng suất cao vμ ổn định nhất Việt Nam - ở khu vực miền núi rất hạn chế, chỉ diễn ra ở các khu vực phân tán nhỏ hẹp có thể tưới tiêu

được Vì vậy có thể nói rằng mật độ dân số đang tiến gần đến hoặc thậm chí đã vượt quá khả năng chịu đựng của đất đai ở phần lớn khu vực miền núi (Jamieson vμ cộng sự, 1998)

Sự gia tăng dân số đã tạo ra áp lực lớn lên tμi nguyên thiên nhiên miền núi lμ rừng,

đất vμ nguồn nước, lμm các nguồn tμi nguyên quí giá nμy suy giảm nhanh chóng

• Sự suy thoái về tμi nguyên thiên nhiên vμ môi trường

- Sự suy giảm nhanh chóng tμi nguyên rừng: Độ che phủ rừng cả nước giảm từ 43% vμo năm 1943 xuống 32,1% năm 1980, 27,2% năm 1990 sau đó tăng dần lên 28,1% năm 1995 rồi đạt đến 33,2% năm 1999 (Theo tμi liệu “ Chiến lượt phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 được Bộ Nông Nghiệp vμ Phát Triển Nông Thôn phê duyệt theo QĐ số 199/QĐ-BNN-PTNT ngμy 22/1/2002) Cách đây 50 năm, rừng tự nhiên bao phủ phần lớn khu vực đồi núi nhưng trong những năm gần đây đã giảm xuống dưới 20% ở phần lớn khu vực đồi núi phía Bắc, thậm chí có nơi giảm còn 10% như ở khu vực miền núi vùng Tây Bắc Các diện tích rừng còn lại phần lớn lμ rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp vμ hiếm có loμi cây có giá trị kinh tế

- Sự suy thoái của đất đai lμ

điều dễ thấy ở khắp miền núi Việt Nam Do thiếu rừng che phủ, xói mòn đất vμ rửa trôi chất dinh dưỡng diễn ra mạnh lμm giảm độ mμu mỡ của đất Canh tác nương rẫy vốn lμ phương thức canh tác truyền thống của các dân tộc miền núi, tỏ ra khá phù hợp trong

điều kiện mật độ dân cư

thấp vμ tμi nguyên rừng còn phong phú Trong những thập kỷ gần đây, do áp lực dân số

vμ sự suy giảm diện tích rừng, giai đoạn canh tác kéo dμi hơn vμ giai đoạn bỏ hóa bị rút ngắn lại, dẫn đến sự suy giảm liên tục của độ phì đất vμ cỏ dại phát triển mạnh Kết quả dẫn đến giảm năng suất cây trồng một cách nhanh chóng

- Sự suy giảm về đa dạng sinh học: Nhiều loμi động thực vật đã bị biến mất hoặc trở nên khan hiếm Nạn phá rừng, việc phát triển trồng rừng thuần loμi vμ nông nghiệp

độc canh đã lμm suy giảm đa dạng sinh học, trong đó bao gồm cả ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng chủng loμi vμ đa dạng về hệ sinh thái

• Tình trạng đói nghèo

Vμo năm 1994, khi GDP bình quân của cả nước lμ 270 USD thì ở miền núi phía Bắc chỉ lμ 150 USD vμ ở Tây Nguyên lμ 70 USD Rất nhiều nơi ở miền núi có thu nhập tiền

Hình 1 Rừng bị tổn thương

Trang 17

mặt bình quân đầu người dưới 50 USD/năm Hộ nghèo đói chiếm 34% ở miền núi phía Bắc vμ hơn 60% ở Tây Nguyên, với thu nhập bình quân đầu người dưới 50.000đ/tháng, rất thấp so với tỉ lệ hộ nghèo đói bình quân lμ 27% của cả nước Hơn 56% hộ gia đình ở miền núi phía Bắc vμ Tây Nguyên ở tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, có tiêu thụ năng lượng dưới 1500kcals/người/ngμy trong lúc phải cần 2200-2500kcals/người/ngμy (Jamieson vμ cộng sự, 1995) Tình trạng đói nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập thấp

mμ còn ở không đảm bảo các nhu cầu cơ bản khác như giáo dục, y tế, thông tin văn hóa xã hội, v.v

• Sự phát triển theo các mô hình canh tác rập khuôn, áp đặt vμ phụ thuộc vμo bên ngoμi

Trái ngược với điều kiện đa dạng về sinh thái- nhân văn vμ sự phong phú về kiến thức canh tác truyền thống ở miền núi, các chương trình phát triển miền núi của chính phủ thường thực hiện theo các "mô hình" quản lý kỹ thuật đồng bộ, hình thμnh theo cách nghĩ của người vùng đồng bằng Các nhμ nông nghiệp vμ lâm nghiệp được đμo tạo chính thống thường có định kiến về sự lạc hậu của các phương thức sản xuất truyền thống, hay nghĩ đến việc tăng cường thực hiện pháp luật nhμ nước vμ áp đặt các mô hình kỹ thuật sản xuất từ bên ngoμi hơn lμ hình thμnh các vμ phát triển các hệ thống quản lý kỹ thuật thích ứng, phối hợp giữa kiến thức bản địa vμ kỹ thuật mới phù hợp với các điều kiện cụ thể của nông dân vμ thúc đẩy phát huy tính tự chủ của họ trong quản lý tμi nguyên (Hoμng Hữu Cải, 1999) Chính điều nμy đã lμm giảm hiệu quả vμ tác dụng của nhiều các chương trình phát triển miền núi mặc dù có đầu tư rất lớn

• Xu hướng giao thoa giữa lâm nghiệp, nông nghiệp vμ các ngμnh khác trong sử dụng tμi nguyên thiên nhiên vμ phát triển kinh tế

Hình 2 Giao thoa giữa đất nông nghiệp vμ lâm nghiệp

Trang 18

Khái niệm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp một cách thuần túy vμ tách biệt theo quan niệm trước đây đa trở nên không còn phù hợp ở nhiều khu vực dân cư ở miền núi Phát triển sử dụng đất thuần nông hoặc thuần lâm đã bộc lộ nhiều hạn chế lớn, chẳng hạn canh tác thuần nông trên đất dốc cho năng suất thấp vμ không ổn dịnh trong khi phát triển thuần lâm lại có khó khăn về nhu cầu lương thực trước mắt Thực tiễn sản xuất đã xuất hiện các phương thức sử dụng đất tổng hợp, có sự đan xen giữa nông nghiệp, lâm nghiệp vμ thủy sản

3 Nhu cầu vμ thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi

3.1 Phát triển bền vững nông thôn miền núi

Phát triển nông nghiệp vμ nông thôn bền vững lμ quản lý vμ bảo tồn các nguồn tμi nguyên thiên nhiên vμ định hướng các thay đổi kỹ thuật vμ định chế nhằm đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người của các thế hệ hiện tại vμ trong tương lai Đó lμ sự phát triển đảm bảo bảo tồn đất, nước vμ các nguồn gen động thực vật, chống xuống cấp về môi trường, phù hợp về kỹ thuật, khả thi về kinh tế vμ được xã hội chấp nhận (FAO, 1995) Nói một cách đơn giản hơn, phát triển bền vững chính lμ việc sử dụng tμi nguyên

đáp ứng được các nhu cầu về sản xuất của thế hệ hiện tại, trong khi vẫn bảo tồn được nguồn tμi nguyên cần cho nhu cầu của các thế hệ tương lai

về kinh tế vμ bảo tồn tμi nguyên môi trường

• Quản lý vμ sử dụng đất đồi núi có hiệu quả

• Quản lý vμ sử dụng đất đảm bảo tính công bằng được sự chấp chấp nhận của người dân vμ các nhóm đối tượng có liên quan khác

Nông lâm kết hợp lμ một phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với các ngμnh nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) vμ thủy sản, có nhiều ưu điểm vμ ý nghĩa về bảo vệ tμi nguyên môi trường, phát triển kinh tế xã hội được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới

Trang 19

Hình3 Mâu thuẫn giữa trồng trọt vμ lâm nghiệp trong điều kiện tăng áp lực dân số

đẫn đến sự phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp đa dạng ở vùng cao

Chiều hướng sản xuất đa dạng

Trồng xen hoa mμu vμ

cây lâu năm để tối đa

hóa sức sản xuất trong

điều kiện tμi nguyên

khan hiếm

Cây lâu năm vμ hoa mμu

được quản lý tổng hợp

để tối ưu hóa việc bảo vệ

đất vμ nước, trong khi vẫn thỏa mãn nhu cầu sản xuất lương thực

áp lực dân số gia tăng

Phát triển nông lâm kết hợp

Trang 20

Bμi 2.Phát triển nông lâm kết hợp như lμ một phương thức quản lý sử dụng đất bền vững

Mục tiêu: sau khi học xong bμi nμy, sinh viên có khả năng:

• Phân tích được các thay đổi về chính sách phát triển, các nhân tố chi phối sự phát triển của nông lâm kết hợp trên thế giới vμ ở Việt Nam

• Xác định các lợi ích có thể của nông lâm kết hợp trong phát triển đời sống cộng

đồng vμ bảo vệ tμi nguyên môi trường

• Xác định vμ phân tích các tiềm năng, cơ hội vμ các hạn chế trong việc phát triển nông lâm kết hợp ở nước ta

1 Lược sử hình thμnh vμ phát triển nông lâm kết hợp

1.1 Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới

Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích lμ một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới Theo King (1987), cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến lμ "chặt vμ đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp Hệ thống canh tác nμy vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19, vμ vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm 1920 Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu á, Châu Phi vμ khu vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu lμ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp vμ tạo ra các sản phẩm phụ khác khác như: gỗ, củi, đồ gia dụng, v.v

1.1.1 Sự phát triển của hệ thống Taungya

Vμo cuối thế kỷ 19, hệ thống taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới

sự bảo hộ của thực dân Anh Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch (Tectona grandis),

người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hμng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hμng năm Phương thức nμy sau đó được áp dụng rộng rãi ở ấn

Độ vμ Nam Phi Các nghiên cứu vμ phát triển các hệ thống kết hợp nμy thường hướng vμo mục đích sản xuất lâm nghiệp, được thực hiện bởi các nhμ lâm nghiệp với việc luôn

cố gắng đảm bảo các nguyên tắc

• Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loμi cây rừng trồng lμ đối tượng cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống

• Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp

• Tối ưu hóa về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỉ lệ sống vμ tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ

• Loμi cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loμi cây nông nghiệp

• Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân gỗ

Trang 21

Chính vì vậy mμ các hệ thống nμy chưa được xem xét như lμ một hệ thống quản lý

sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1995)

1.1.2 Các nhân tố lμm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp trên phạm vi toμn cầu

Các nhân tố nμy bao gồm:

• Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hμng Thế giới (WB);

• Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc;

• Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh vμ hệ thống canh tác;

• Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới;

• Sự gia tăng nạn phá rừng vμ suy thoái về môi trường sinh thái;

• Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 vμ sau đó lμ sự leo thang về giá cả vμ thiếu phân bón;

• Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada thiết lập dự án xác

định các ưu tiên nghiên cứu về lâm nghiệp nhiệt đới

• Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn

Trong vòng 2 thập niên 60 vμ 70 của thế kỷ 20, dưới sự bảo trợ của Nhóm tư vấn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR), nhiều trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế được thμnh lập ở nhiều khu vực trên thế giới nhằm nghiên cứu nâng cao năng suất của các loại cây trồng vμ vật nuôi chủ yếu ở vùng nhiệt đới Việc phát triển các giống cây trồng ngũ cốc năng suất cao vμ các kỹ thuật thâm canh liên quan nhờ vμo nỗ lực của một số Trung tâm vμ các chương trình quốc gia có liên quan đã tạo nên một sự thay đổi lớn về năng suất nông nghiệp mμ thường được gọi lμ Cách mạng Xanh (Green Revolution) (Borlaug vμ Dowswell, 1988) Tuy nhiên các nhμ quản lý vμ phát triển đã sớm nhận thấy rằng các kỹ thuật thâm canh mới đã lμm tăng nhu cầu phân bón vμ các chi phí đầu vμo khác trong khi đó vẫn còn một bộ phận lớn nông dân nghèo nằm ngoμi tầm ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng trên Phần lớn các Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế vμ các chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia trong thời gian nμy chỉ mới tập trung nghiên cứu các loại cây trồng riêng rẽ trong khi thực tế nông dân lại canh tác một cách tổng hợp: trồng xen các loại cây nông nghiệp khác nhau, cây ngắn ngμy với cây gỗ dμi ngμy, v.v Sự thiếu sót nμy đã được nhiều nhμ quản lý vμ hoạch định chính sách nhận ra

Từ đầu thập niên 70, chính sách phát triển của Ngân hμng Thế giới đã bắt đầu chú ý hơn các vùng nông thôn nghèo cùng với sự tham gia của nông dân vμo các chương trình phát triển nông thôn Trong chương trình Lâm nghiệp xã hội của WB trong những năm

1980 không chỉ chứa đựng nhiều yếu tố của nông lâm kết hợp mμ còn thiết kế trợ giúp nông dân thông qua gia tăng sản xuất lương thực thực phẩm, bảo vệ môi trường vμ phát huy các lợi ích truyền thống của rừng Trong thời gian nμy, bên cạnh phát triển nông nghiệp, FAO đặc biệt chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trong của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn, khuyến cáo nông dân vμ nhμ nước nên chú trọng đặc biệt đến các ích lợi của rừng vμ cây thân gỗ đến sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo các nhμ quản lý sử dụng

Trang 22

đất kết hợp cả nông nghiệp vμ lâm nghiệp vμo hệ thống canh tác của họ (King, 1979) Nhiều khái niệm mới về lâm nghiệp như lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội đã

được hình thμnh vμ áp dụng ở nhiều nước mμ nông lâm kết hợp thường được xem lμ một phương thức sử dụng đất nhiều tiềm năng, đem lại những lợi ích trực tiếp cho cộng đồng

địa phương vμ toμn xã hội

• Nạn phá rừng vμ tình trạng suy thoái môi trường

Cuối thập niên 70 vμ các năm đầu thập niên 80, sự suy thoái tμi nguyên môi trường toμn cầu, nhất lμ nạn phá rừng, đã trở thμnh mối quan tâm lo lắng lớn của toμn xã hội Sự phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên qui mô lớn vμ khai thác lâm sản lμ những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai vμ đa dạng sinh học Theo

ước tính của FAO (1982), du canh lμ nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở châu Phi; diện tích đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở châu Phi, khoảng 16% ở châu Mỹ Latin vμ 22,7% ở khu vực nhiệt đới của châu á

• Gia tăng quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng hợp vμ các hệ thống

kỹ thuật truyền thống

Thực trạng nμy cùng nhiều nỗ lực nghiên cứu đã gợi mở ra các chiến lược quản lý

sử dụng đất tổng hợp thay thế cho các phương thức quản lý hiện thời không bền vững đã

được xác định lμ một xu hướng tất yếu Chẳng hạn như các nhμ sinh thái học đã cung cấp nhiều bằng chứng thuyết phục về vai trò của rừng vμ cây thân gỗ đối với việc đảm bảo độ ổn định của hệ sinh thái, dẫn đến các biện pháp cần thiết để bảo vệ rừng còn lại,

đưa các loμi cây thân gỗ lâu năm vμo các hệ thống sử dụng đất cũng như lμm thay đổi quan điểm canh tác Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu ở nhiều khu vực trên thế giới về tính hiệu quả cao trong việc sử dụng các tμi nguyên tự nhiên (đất, nước vμ ánh sáng mặt trời) cũng như tính ổn định cao của các hệ thống xen canh, các hệ thống canh tác tổng hợp so với hệ thống nông nghiệp độc canh (Papendick vμ cộng sự, 1976) Các nghiên cứu của các nhμ nhân chủng học vμ khoa học xã hội về hệ thống sử dụng đất đã chỉ ra tầm quan trọng của các hệ thống canh tác tổng hợp bản địa/truyền thống vμ lưu ý cần xem xét chúng trong quá trình phát triển các tiếp cận mới (Nair, 1995)

• Sự hình thμnh Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Nông Lâm Kết Hợp (ICRAF)

Vμo tháng 7/1977, được sự ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada, John Bene đã tiến hμnh dự án nghiên cứu với các mục tiêu:

- Xác định các khoảng trống trong đμo tạo vμ nghiên cứu lâm nghiệp thế giới;

- Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp vμ lâm nghiệp ở các quốc gia nhiệt đới có thu nhập thấp vμ đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử dụng đất;

- Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác động kinh tế, xã hội có ý nghĩa ở cho các nước đang phát triển;

- Đề xuất các sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên một cách có hiệu quả vμ

- Chuẩn bị kế hoạch hμnh động để có được ủng hộ của các nhμ tμi trợ quốc tế

Trang 23

Mặc dù với mục đích ban đầu lμ xác định các ưu tiên nghiên cứu cho lâm nghiệp nhiệt đới, nhóm nghiên cứu của John Bene đã đi đến kết luận rằng: để tối ưu hóa sử dụng đất nhiệt đới, ưu tiên số một nên lμ nghiên cứu vμ phát triển các hệ thống kết hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp vμ chăn nuôi Hay nói cách khác, đã có một sự chuyển dịch trọng tâm từ lâm nghiệp sang những khái niệm sử dụng đất rộng hơn, phù hợp hơn

ở cả hai phương diện trực tiếp (trước mắt) vμ dμi hạn (Bene vμ cộng sự, 1977) Báo cáo

dự án nμy của IDRC đã được các cơ quan quốc tế xem xét vμ dẫn đến sự hình thμnh Hội

đồng Quốc tế về Nghiên cứu Nông Lâm kết hợp vμo năm 1977, vμo 1991 cơ quan nμy

được đổi tên thμnh Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Nông Lâm kết hợp (International Centre for Research in Agroforestry - ICRAF) Kể từ khi thμnh lập, ICRAF lμ tổ chức luôn đi đầu trong thu thập thông tin, tiến hμnh các dự án nghiên cứu, chuyển giao kết quả trong lãnh vực nông lâm kết hợp

1.1.3 Sự phát triển phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu vμ phát triển

Song song với sự phát triển khái niệm vμ các nghiên cứu kỹ thuật, phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu vμ phát triển nông lâm kết hợp cũng không ngừng được cải thiện Trong một thập niên gần đây, các công cụ chẩn đoán - thiết kế - phát triển đã được phát triển trên cơ sở lý luận của các tiếp cận có sự tham gia vốn được sử dụng phổ biến trong lâm nghiệp xã hội Các nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của môi trường chính sách đến phát triển nông lâm kết hợp vμ các tác động của phát triển nông lâm kết hợp lên hệ thống sử dụng đất, cảnh quan vμ môi trường kinh tế xã hội cũng như khả năng chấp nhận của nông dân cũng đang được chú trọng xem xét Bên cạnh đó, nhiều phương pháp nghiên cứu mới có liên quan đến các ngμnh khoa học khác như khoa học đất, sinh lý học thực vật, sinh thái học, khoa học hệ thống vμ mô phỏng, v.v đã được áp dụng vμo nghiên cứu nông lâm kết hợp đã tạo ra được các tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu

1.1.4 Sự hòa nhập của nông lâm kết hợp vμo chương trình đμo tạo nông nghiệp, lâm nghiệp vμ phát triển nông thôn

Ngμy nay, các kiến thức về nông lâm kết hợp đã được đưa vμo giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu-đμo tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển nông thôn vμ quản lý tμi nguyên thiên nhiên Tiềm năng của nông lâm kết hợp trong việc cải tạo đất, bảo tồn đa dạng sinh học vμ nguồn nước nói chung đã được công nhận Về thực chất thì nông lâm kết hợp thường được xem như lμ một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các ích lợi về lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn vμ khôi phục hệ sinh thái

1.2 Lược sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm kết hợp

đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của

đồng bμo các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhμ ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v Lμng truyền thống của người Việt cũng có thể xem lμ một hệ thống nông lâm kết hợp bản địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc vμ các dòng chu chuyển vật chất vμ năng lượng

Từ thập niên 60, song song với phong trμo thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn - Ao

- Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ vμ lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể Sau đó lμ các hệ thống Rừng - Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) vμ vườn đồi được phát triển mạnh ở

Trang 24

các khu vực dân cư miền núi Các hệ thống rừng ngập mặn- nuôi trồng thủy sản cũng

được phát triển mạnh ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung vμ miền Nam Các dự án

được tμi trợ quốc tế cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiềm năng lμ một chủ trương đúng đắn của Đảng vμ Nhμ nước Quá trình thực hiện chính sách định canh

định cư, kinh tế mới, mới đây các chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661)

vμ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đều có liên quan đến việc xây dựng vμ phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp tại Việt Nam

Các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng đã được một số nhμ khoa học, tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau Điển hình lμ các ấn phẩm của Lê Trọng Cúc vμ cộng sự (1990) về việc xem xét vμ phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn Các hệ thống nông lâm kết hợp

điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO vμ IIRR (1995), cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến Nông vμ Khuyến lâm dưới dạng các "mô hình" sử dụng

đất Mittelman (1997) đã có một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp vμ lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt lμ các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến

sự phát triển nông lâm kết hợp Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô vμ vĩ mô) vẫn còn rất ít

2 Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp vμ thách thức

2.1 Các lợi ích của nông lâm kết hợp

Thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung vμ dμi hạn ở nhiều nơi trên thế giới đã cho thấy nông lâm kết hợp lμ một phương thức sử dụng tμi nguyên tổng hợp có tiềm năng thoả mãn các yếu tố của phát triển nông thôn vμ miền núi bền vững Các lợi ích mμ nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thμnh 2 nhóm: nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng vμ nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng vμ xã hội

2.1.1 Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp

• Cung cấp lương thực vμ thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình

thμnh vμ phát triển nhằm vμo mục đích sản xuất nhiều loại lương thực thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Điển hình lμ hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nước ta Ưu điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp lμ có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực vμ thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mμ không yêu cầu đầu vμo lớn

• Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo

ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho

hộ gia đình

• Tạo việc lμm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thμnh phần canh tác đa dạng có tác

dụng thu hút lao động, tạo thêm ngμnh nghề phụ cho nông dân

Trang 25

• Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra vμ ít đòi hỏi về

đầu vμo, các hệ thống nông lâm kết hợp dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia

đình

• Giảm rủi ro trong sản xuất vμ tăng mức an toμn lương thực: Nhờ có cấu trúc

phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm lμm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thμnh phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.) Sự

đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường vμ giá cho nông hộ

2.1.2 Các lợi ích của nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tμi nguyên thiên nhiên vμ môi trường

• Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tμi nguyên đất vμ nước:

Hơn 20 năm nghiên cứu nông lâm kết hợp phối hợp với các kết quả nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp vμ khoa học đất đã cho thấy các hệ thống nông lâm kết hợp - nếu được thiết kế vμ quản lý thích hợp - sẽ có khả năng: giảm dòng chảy

bề mặt vμ xói mòn đất; duy trì độ mùn vμ cải thiện lý tính của đất vμ phát huy chu trình tuần hoμn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng vμ vật nuôi Nhờ vậy, lμm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất vμ giảm sức ép của dân số gia tăng lên tμi nguyên đất (Young, 1997)

Ngoμi ra, trong các hệ thống nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên lμm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm (Young, 1997)

• Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tμi nguyên rừng vμ đa dạng sinh học:

Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kết hợp có thể lμm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên Mặt khác, nông lâm kết hợp lμ phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên lμm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng Chính vì vậy mμ canh tác nông lâm kết hợp sẽ lμm giảm sức ép của con người vμo rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng (Young, 1997)

Các hộ nông dân qua canh tác theo phương thức nμy sẽ dần dần nhận thức được vai trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước vμ sẽ có đổi mới về kiến thức, thái độ có

lợi cho công tác bảo tồn tμi nguyên rừng

Việc phối hợp các loμi cây thân gỗ vμo nông trại đã tận dụng không gian của hệ thống trong sản xuất lμm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại vμ cảnh quan Chính vì các lợi ích nầy mμ nông lâm kết hợp thường được chú trọng phát triển trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên vμ bảo tồn nguồn gen

• Nông lâm kết hợp vμ việc lμm giảm hiệu ứng nhμ kính:

Nhiều nhμ nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển nông lâm kết hợp trên qui mô lớn có thể lμm giảm khí CO2 vμ các loại khí gây hiệu ứng nhμ kính khác (Dixon, 1995, 1996; Schroeder, 1994) Các cơ chế của tác động nμy có thể lμ: sự đồng hóa khí CO2 của cây

Trang 26

thân gỗ trên nông trại; gia tăng lượng cacbon trong đất vμ giảm nạn phá rừng (Young, 1997)

2.2 Tiềm năng vμ triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam

Kỹ thuật nông lâm kết tuy mới được chú ý phát triển gần đây ở Việt Nam từ đầu thập niên 90, nhưng nó có tiềm năng lớn để được phát triển lâu dμi vì:

• Sự đa dạng về sinh thái môi trường ở Việt Nam tạo điều kiện cho việc áp dụng các hệ thống nông lâm kết hợp

Trong đó chúng ta phải kể đến

- Đa dạng về điều kiện lập địa (đất đai, địa hình vμ tiểu khí hậu)

- Đa dạng sinh học (cảnh quan vμ hệ sinh thái, loμi vμ các biến bị di truyền dưới loμi)

đã góp phần vμo sự phát triển phong phú của các hệ thống nông lâm kết hợp khác nhau tại Việt Nam

• Sự phong phú vμ đa dạng về các kiến thức kỹ thuật bản địa về nông lâm kết hợp

Sự kết hợp giữa cây rừng, hoa mμu vμ vật nuôi trong sử dụng đất ở Việt Nam đã

được nông dân của các cộng đồng dân tộc ở trong nước áp dụng từ lâu đã vμ sẽ lμ cơ sở vững chắc cho phát triển cải tiến các hệ thống nông lâm kết hợp

Qua một thời kỳ phát triển ở Việt Nam kỹ thuật nông lâm kết hợp đã chứng tỏ phù hợp với nhu cầu phát triển của nhμ nước vμ nhân dân như:

• Nhu cầu phát triển nông lâm kết hợp của nhân dân

Dưới áp lực của dân số gia tăng, việc thâm canh đất đai đồng thời sử dụng đất một các tổng hợp lấy ngắn nuôi dμi, cân đối giữa sản xuất vμ phòng hộ vμ nâng cao được mức sống lμ nguyện vọng vμ nhu cầu của nông dân Việt Nam Hơn thế nữa

• Chính sách của Đảng vμ Nhμ nước về việc hỗ trợ, ưu tiên phát triển nông lâm kết hợp

Đặc biệt lμ các chính sách giao đất khoán rừng cho nông dân canh tác, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 5 triệu ha trồng rừng mới, chương trình định canh định cư, ổn định canh tác vμ đời sống đồng bμo dân tộc miền núi đã dần dần công nhận vμ cấp quyền sử dụng đất có thời hạn cho nông hộ, tập thể đã tạo ra động lực tích cực để áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp Sau cùng:

• Sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu vμ phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới

cũng đã tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật được nghiên cứu vμ học tập thêm về lãnh vực nông lâm kết hợp áp dụng ở các nước lân cận vμ trong nước, đồng thời phần nμo cung cấp các thông tin cần thiết về nông lâm kết hợp giúp các nhμ lập chính

Trang 27

Một thực trạng đã được chỉ ra vμ phân tích bởi một số nhμ nghiên cứu lμ: trong khi các

hệ thống bản địa hoạt động một cách có hiệu quả, lμ kế sinh nhai của nông dân từ nhiều năm nay thì phần lớn các "mô hình" nông lâm kết hợp mới du nhập trong những năm gần đây bộc lộ nhiều hạn chế về tính hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng vμ sự chấp nhận của người dân địa phương

Vấn đề cốt lõi của sự hạn chế nμy lμ do các "mô hình" được thiết kế vμ áp dụng theo lối suy diễn của người bên ngoμi (thường lμ người miền xuôi), lại thường được áp dụng một cách đồng bộ nên không phù hợp với các tính huống sinh thái nhân văn đa

dạng vμ đặc thù của từng địa phương Việc sử dụng thuật ngữ "mô hình nông lâm kết hợp" thay vì "hệ thống nông lâm kết hợp" hoặc "tập quán/phương thức nông lâm kết

hợp" có thể lμ nguyên nhân của lối suy nghĩ phát triển theo lối suy diễn đơn giản -"sao chép vμ nhân rộng mô hình" trong phát triển nông lâm kết hợp ở nhiều vùng của nước ta Hơn nữa, phương pháp tiếp cận nghiên cứu vμ phát triển nông lâm kết hợp thường thiên lệch về kinh tế - kỹ thuật cô lập, chưa phối hợp được các kỹ thuật mới vơí các yếu

tố kiến thức kỹ thuật, đặc điểm văn hóa vμ nhân văn truyền thống của các cộng đồng địa phương

Công tác phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp nhiều nơi vẫn tiến hμnh theo lối áp

đặt từ trên xuống, chưa phát huy được nội lực vμ tính tự chủ của nông dân vμ cộng đồng dẫn đến tính bền vững của các chương trình phát triển còn thấp

Các nghiên cứu phân tích đánh giá các mô hình thường còn quá chú trọng về yếu tố kinh tế kỹ thuật vμ xem nhẹ khía cạnh xã hội, thể chế cũng như tương tác của các hệ thống nông lâm kết hợp với môi trường vμ cảnh quang Vẫn còn quá ít các kết quả nghiên cứu so sánh hệ thống nông lâm kết hợp với các hệ thống nông nghiệp, lâm nghiệp trên các phương diện sinh thái, môi trường vμ kinh tế do thiếu các dự án nghiên cứu/điểm nghiên cứu dμi hạn

Hình 4 Các lợi ích tiềm năng vμ một số giới hạn của các hệ thống nông lâm kết hợp

Việc qui hoạch phát triển nông lâm kết hợp thường được tiến hμnh một cách độc lập, tách rời với tiến trình qui hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi nên thường dẫn đến việc

đưa các "mô hình" nông lâm kết hợp thay thế các loại hình sử dụng đất hiện có Trong khi đó về mặt nguyên lý thì việc phát triển nông lâm kết hợp phải được dựa trên cơ sở chẩn đoán các hạn chế trong sử dụng đất hiện hμnh vμ điều chỉnh chúng hơn lμ thay thế

Giới hạn

- Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị

- Trình độ, kỹ năng

- Chi phí đầu vμo

- Nguồn lao động

- Cạnh tranh tμi nguyên

Trang 28

hoμn toμn (Young, 1987, 1997) Chính vì thế, phát triển nông lâm kết hợp cần phối hợp

vμ lồng ghép với tiến trình qui hoạch sử dụng đất cũng như qui hoạch quản lý khu vực

am hiểu sâu sắc về điều kiện sinh thái vμ nhân văn cụ thể của từng địa phương

Câu hỏi thảo luận

1 Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở miền núi Việt Nam theo các tiêu chí: Tính hiệu quả, tính bền vững vμ tính công bằng ?

2 Xác định vμ phân tích các nguyên nhân khách quan vμ chủ quan dẫn đến sự không bền vững, kém hiệu quả vμ thiếu công bằng trong sử dụng tμi nguyên đất ở miền núi Việt Nam ?

3 Các biện pháp chiến lược để tăng tính bền vững vμ hiệu quả trong sử dụng đất miền núi ?

4 Phân tích tiềm năng, cơ hội vμ các vấn đề thách thức để phát triển nông lâm kết hợp ?

Trang 29

Mục tiêu

1 Liệt kê các khái niệm khác nhau theo quá trình phát triển của lĩnh vực nông lâm kết hợp để xác định các xu hướng hiện nay của kỹ thuật cũng như vị trí của nó trong phát triển nông thôn một cách vững bền

2 Phân loại các hệ thống vμ xác định các vai trò mấu chốt của cây lâu năm vμ rừng trong hệ thống kỹ thuật nông lâm kết hợp để phân tích vμ đánh giá cho các kỹ thuật khác nhau trong các chương kế tiếp

Trang 30

bμI 3 KHáI NIệM Vμ ĐặC ĐIểM CủA Hệ THốNG

1.1 Lịch sử phát triển các khái niệm về Nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp lμ một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vμo thập niên 1960 bởi King (1969) Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp Sau đây lμ một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay:

Nông lâm kết hợp lμ một hệ thống quản lý đất vững bền lμm gia tăng sức sản xuất

tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa mμu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng vμ/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, vμ áp dụng các

kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương (Bene vμ các cộng sự, 1977)

Nông lâm kết hợp lμ một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng

vμ trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội vμ sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979)

Nông lâm kết hợp lμ tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây

lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp ) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa mμu vμ/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian Trong các hệ thống nông lâm kết Hợp có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thμnh phần của chúng (Lundgren vμ Raintree, 1983) Xem hình 5 ở trang 26 để thấy rõ sự phối hợp của

3 thμnh phần trên

Nông lâm kết hợp lμ một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với

hoa mμu vμ/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái vμ xã hội, theo hình thức phối hợp không gian vμ thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng vμ vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp vμ trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987)

Các khái niệm trên đơn giản mô tả nông lâm kết hợp như lμ một loạt các hướng dẫn cho một sự sử dụng đất liên tục Tuy nhiên, nông lâm kết hợp như lμ một kỹ thuật vμ khoa học đã được phát triển thμnh một điều gì khác hơn lμ các hướng dẫn Ngμy nay nó

được xem như lμ một ngμnh nghề vμ một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tμi nguyên tự nhiên một cách bền vững Trong nỗ lực để

định nghĩa nông lâm kết hợp theo ý nghĩa tổng thể vμ mang đậm tính sinh thái môi trường hơn, Leaky (1996) đã mô tả nó như lμ các hệ thống quản lý tμi nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái vμ năng động nhờ vμo sự phối hợp cây trồng lâu năm vμo nông

Trang 31

trại hay đồng cỏ để lμm đa dạng vμ bền vững sự sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế vμ môi trường của các nông trại nhỏ Vμo năm 1997, Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu về Nông Lâm kết hợp (gọi tắt lμ ICRAF) đã xem xét lại khái niệm nông

lâm kết hợp vμ phát triển nó rộng hơn như lμ một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại Ngμy nay nó được định nghĩa như lμ một hệ thống quản lý tμi nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái vμ năng động nhờ vμo sự phối hợp cây trồng lâu năm vμo nông trại hay đồng cỏ để lμm đa dạng vμ bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích

về xã hội, kinh tế vμ môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ

đến "kinh tế trang trại" Một cách đơn giản ICRAF đã xem “nông lâm kết hợp lμ trồng cây trên nông trại” vμ định nghĩa nó như lμ một hệ thống quản lý tμi nguyên tự nhiên

năng động vμ lấy yếu tố sinh thái lμm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại vμ vμo hệ sinh thái nông nghiệp lμm đa dạng vμ bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội vμ sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau

• Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống

• Chu kỳ sản xuất thường dμi hơn lμ một năm

• Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc vμ nhiệm vụ) vμ về kinh tế so với canh tác độc canh

• Cần phải có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thμnh phần cây lâu năm vμ thμnh phần khác

Trong các hệ thống Nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ hỗ tương bao gồm về sinh thái vμ kinh tế giữa các thμnh phần của hệ thống lμ đặc điểm cơ bản Theo Nair (1987), các đặc điểm mấu chốt của hệ thống nông lâm kết hợp đã được

đa số các nhμ khoa học chấp nhận như sau:

• Nó lμ tên chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng các cây lâu năm kết hợp với hoa mμu vμ/hay gia súc trên cùng một đơn vị diện tích

• Phối hợp giữa sự sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tμi nguyên cơ bản của hệ thống

• Chú trọng sử dụng các loμi cây địa phương, đa dụng

• Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoμn cảnh dễ bị thoái hóa vμ đầu tư thấp

• Nó quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệ thống sử dụng đất khác

• Cấu trúc vμ chức năng của hệ thống thì phong phú đa dạng hơn so với canh tác độc canh

Trang 32

Tóm lại, nông lâm kết hợp với sự phối hợp có suy tính giữa các thμnh phần khác nhau của nó đã mang đến cho các hệ thống sản suất nông nghiệp các điểm chính sau:

• Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững;

• Gia tăng năng suất vμ dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất;

• Sắp xếp hoa mμu canh tác phù hợp giữa nhiều thμnh phần cây lâu năm, hoa mμu vμ/hay vật nuôi theo không gian vμ thời gian trên cùng một diện tích đất;

• Đóng góp vμo phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế vμ hoμn cảnh sinh thái mμ vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của họ; vμ

• Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường

1.3 Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp

Một hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây:

1 Có sức sản xuất cao

• Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ

cừ cột vμ xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật, vv

• Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay "dịch vụ" như bảo tồn đất vμ nước (xói mòn

đất, vật liệu tủ đất, vv ), cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm dưỡng chất từ tầng đất sâu, phân hũy vμ chuyển hóa dưỡng chất), cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng), lμm hμng cây xanh, vv

• Gia tăng thu nhập của nông dân

2 Mang tính bền vững

• áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất vμ nước để bảo đảm sức sản xuất lâu dμi

• Đòi hỏi có vμi hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để bảo đảm sự tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp (Thí dụ các động cơ về quyền sử dụng, canh tác trên đất, các hỗ trợ về

Cơ hội đóng góp quan trọng của nông lâm kết hợp được đặt trên hai cơ sở sau:

2.1 Hoμn cảnh tự nhiên: nông lâm kết hợp dựa vμo các lợi ích của rừng vμ cây lâu năm đối với đất vμ môi trường như:

• Bảo tồn vμ cải thiện đất đai

Trang 33

• Công ăn việc lμm

• Nguồn nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp

• Nguồn lương thực, năng lượng (gỗ củi), thức ăn cho gia súc, vv., vμ

• Nguồn vật liệu để xây nhμ, nông trại, vv

3 Quan hệ giữa nông lâm kết hợp vμ lâm nghiệp xã hội

Nông lâm kết hợp lμ một ngμnh kỹ thuật mμ mục tiêu chính của nó lμ phát triển

những hệ thống sản xuất vững bền Nó trả lời không chỉ cho những vấn đề như loại hoa mμu hay gia súc nμo được phối hợp? xen như thế nμo trong nuôi trồng? lμm sao tμi nguyên đất vμ rừng được bảo tồn? vμ vv mμ còn tìm ra biện pháp để giải quyết các khó khăn, phục vụ các nhu cầu của nông dân vμ các cộng đồng vùng cao nhằm cân đối phát triển vμ bảo tồn tμi nguyên thiên nhiên

Lâm nghiệp xã hội lμ một cách tiếp cận mới đặt trọng tâm tăng cường năng lực

cho con người để quản lý tμi nguyên thiên nhiên một cách bền vững

Một hệ thống kỹ thuật nông lâm kết hợp có thể được sử dụng không những cho dân

ở vùng cao mμ còn ở vùng đồng bằng, cho các nông dân cá thể lẫn cả một cộng đồng dân cư Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nông lâm kết hợp lμ một trong nhiều ngμnh kỹ thuật chính đang được sử dụng trong các chương trình lâm nghiệp xã hội vì đối tượng khách hμng chính của cả hai lμ cư dân nghèo, thiếu tμi nguyên ở vùng cao Vì vậy, có thể nói rằng hiện nay nông lâm kết hợp lμ một trợ thủ kỹ thuật thích hợp nhất cho chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội ở vùng cao

Hình 5 Giản đồ 3 vòng tròn cây lâu năm, hoa mμu, vμ vật nuôi trong một hệ thống

Nông lâm kết hợp

Trang 34

• Cơ sở cấu trúc: dựa trên cấu trúc của các thμnh phần, bao gồm sự phối hợp không

gian của các thμnh phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứng của các thμnh phần hỗn giao với nhau vμ sự phối hợp theo thời gian khác nhau

• Cơ sở chức năng: dựa trên chức năng chủ yếu hay vai trò của các thμnh phần trong

hệ thống, chủ yếu lμ thμnh phần thân gỗ (thí dụ nhiệm vụ sản xuất như lμ sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, củi chất đốt hay nhiệm vụ phòng hộ chẳng hạn như đai cản gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mòn ,bảo vệ vùng đầu nguồn nước, bảo dưỡng đất đai)

• Cơ sở sinh thái: dựa vμo điều kiện sinh thái vμ sự tương thích sinh thái của các hệ

thống do nhận định rằng một vμi loại hệ thống thích hợp hơn cho một số vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm, vv

• Cơ sở kinh tế xã hội: dựa trên các mức độ đầu tư vμo quản lý nông trại (thấp hay

cao) hay cường độ hay tầm mức của sự quản trị vμ mục đích thương mại (tự cung tự cấp, sản xuất hμng hóa hay cả hai)

Các nguyên tắc phân loại trên rõ rμng có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như các nguyên tắc dựa vμo cấu trúc tầng vμ dựa vμo chức năng thường được đặt lμm cơ sở để phân chia hệ thống, còn các nguyên tắc khác như lμ dân sinh kinh tế, vùng sinh thái

được sử dụng lμm nền tảng để chia các nhóm theo mục đích

1.1 Phân loại theo cấu trúc của hệ thống

1.1.1 Dựa trên tính chất của các thμnh phần

Trong hệ thống nông lâm điển hình có ba thμnh phần chính lμ: cây lâu năm, cây nông nghiệp ngắn ngμy vμ vật nuôi dẫn đến sự phân chia sau đây:

- Phương thức kết hợp cây lâu năm vμ hoa mμu

- Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ vμ gia súc

- Phương thức kết hợp hoa mμu, đồng cỏ gia súc vμ cây lâu năm

Trang 35

1.1.2 Dựa trê n sự sắp xếp của các thμnh phần

- Theo không gian

+ Hệ thống hỗn giao dμy (thí dụ như hệ thống vườn nhμ)

+Hệ thống hỗn giao thưa ( như hệ thống cây trên đồng cỏ)

+ Hệ thống xen theo vùng hay băng ( canh tác xen theo băng)

- Theo thời gian

+ Song hμnh cả đời sống

+ Song hμnh giai đoạn đầu

+ Trùng nhau một giai đoạn

+ Tách biệt nhau

+ Trùng nhau nhiều giai đoạn

Xem hình 6 ở trang 30 mô tả phân loại theo cấu tạo các thμnh phần

1.2 Phân loại theo chức năng của hệ thống

Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể có các chức năng như:

1 Sản xuất (sản xuất một hay nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp hay sản xuất hμng hoá)

2 Phòng hộ (để che chắn vμ bảo vệ các hệ thống sản xuất khác)

3 Kết hợp giữa sản xuất vμ phòng hộ

1.3 Phân loại theo vùng sinh thái

Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể được phân chia tùy theo từng vùng sinh thái khác nhau Nhiều hệ thống có thể có cấu tạo vμ sắp xếp các thμnh phần giống nhau nhưng được phân loại khác do chúng được bố trí ở các hoμn cảnh sinh thái khác nhau như vùng đồi núi, vùng cao, vùng thấp; vùng khô, vùng ngập nước; khí hậu vμ đất đai khác nhau Thí dụ: hệ thống VAC được phát triển khắp Việt Nam nhưng chúng ta có thể phân biệt VAC ở vùng núi hay đồng bằng, miền Bắc, Tây Nguyên hay ở đồng bằng sông Cửu Long vv

1.4. Phân nhóm theo điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

Hệ thống nông lâm kết hợp còn được phân chia theo tình trạng vμ mục tiêu của sản xuất như:

• sản xuất hμng hóa: khi mμ hệ thống cho đầu ra lμ các sản phẩm khác nhau để bán ra thị trường để lấy lời

• tự cung tự cấp: khi hệ thống sử dụng đất sản xuất cung cấp các sản phẩm dùng trong gia đình như thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông hộ

• trung gian cả hai thứ: hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ của nông hộ

vμ sản xuất hμng hóa cho thị trường

Hơn nữa các yếu tố dân sinh xã hội vμ văn hoá cũng ấn định những nét riêng lẽ cho từng hệ thống kỹ thuật nông lâm kết hợp Tại một địa điểm đồng nhất về các yếu tố

Trang 36

tự nhiên, sinh thái, một kỹ thuật như VAC có thể được phân biệt khác nhau do được

áp dụng bởi tình trạng kinh tế (giμu, trung bình hay nghèo) của nông hộ hoặc do các nhóm dân khác nhau (dân tộc ít người ở địa phương, người kinh ở đồng bằng, người

định bởi một vμi yếu tố dân sinh kinh tế nμo đó

Một cách tổng quát các yếu tố sinh thái vμ hoμn cảnh sẽ xác định phân lọai chính các hệ thống nông lâm kết hợp khác nhau cho một vùng địa lý, nhưng sự đa dạng của hệ thống vμ mức độ quản lý khác nhau lại tùy thuộc nhiều của áp lực dân số vμ sức sản xuất của đất đai tại chỗ Các hệ thống vườn hộ đa chủng loại nhiều tầng tán lμ ví dụ cho nhận

định kể trên Mặc dù các hệ thống nμy chỉ thường thấy ở vùng đồng bằng ẩm, chúng cũng thấy rãi rác ở các hoμn cảnh đông dân cư ở các vùng sinh thái khác Trong phân tích cấu tạo vμ chức năng của các hệ thống nμy, Fernades vμ Nair (1986) đã phát hiện rằng mặc dù diện tích trung bình của các vườn hộ nμy thường nhỏ hơn 0,5 ha mμ chúng vẫn bao gồm một số lượng lớn cây thân gỗ vμ thân thảo trong cấu trúc của vườn đã được thiết kế khéo léo tạo thμnh 3 đến 5 tầng tán khác nhau, chiếm các vị trí vμ giữ các chức năng khác nhau trong hệ thống Các yếu tố dân sinh kinh tế có chi phối rõ rệt đến các chức năng chính của kỹ thuật nông lâm kết hợp Thí dụ như nhiệm vụ chính của kỹ thuật nông lâm kết hợp ở vùng đất dốc lμ kiểm soát xói mòn vμ bảo tồn đất đai; ở nơi có tác hại của gió, chức năng nμy phải được thể hiện bởi đai chắn gió vμ đai phòng hộ; vμ ở nơi

có nhu cầu gỗ chất đốt, chức năng của hệ thống có thể lμ sản xuất cây lμm chất đốt Còn

có một số hệ thống nông lâm kết hợp khác có mục đích cải tạo đất thoái hóa, bỏ hóa (thí

dụ, đất bị bμo mòn cằn cổi đi hay đã được chăn thả gia súc quá mức, hay đất bị nhiễm mặn hay quá kiềm) Do vậy, sự ưu thế của vườn hộ vμ các hệ thống đa tầng ở vùng đồng bằng phì nhiêu hay ở nơi có tiềm năng nông nghiệp cao lμ một biến thể một đầu của hệ thống trong khi một đầu khác của hệ thống lμ kỹ thuật đồng cỏ phối hợp với gia súc, vμ vô số các biến thể khác giữa 2 cực đoan nμy đã chứng tỏ rằng các biến động về hoμn cảnh sinh thái của một khu vực lμ yếu tố chính để xác định sự phân bố vμ mức độ tiếp nhận của các hệ thống nông lâm kết hợp cá biệt

Sự phân bố về mặt sinh thái vμ địa lý của các hệ thống nông lâm kết hợp chính trên thế giới đã được Nair (1989) tổng kết một cách có hệ thống Tuy nhiên, cần cẩn thận khi thể hiện vμ suy luận các bảng “biểu đồ nông lâm kết hợp “ nμy vì nó chỉ khái quát giới thiệu các lọai hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng nhiệt đới tại một số khu vực chính nhằm phân chia có hệ thống trên phạm vi toμn thế giới, mặc dù khá quan trọng nó cũng không chỉ rõ toμn cảnh kinh tế của hệ sử dụng đất ở đó Ngược lại, một vμi kỹ thuật, như : “cây đa dụng trên nông trại”, được phát triển khắp mọi điều kiện địa lý vμ hoμn cảnh,

Trang 37

nhưng rất ít hệ thống nμy, thí dụ như kỹ thuật trồng Acacia albida vμ Prosopis sp ở các

vùng khô hạn, được xếp lọai như lμ các hệ thống nông lâm kết hợp riêng biệt hay trình bμy trong các giản đồ nông lâm trên thế giới Một lợi điểm nổi bật của sự phân tích các yếu tố sinh thái địa lý, hoμn cảnh lμ chúng ta có thể phân nhóm dễ dμng các hệ thống khác nhau thμnh các nhóm chính theo điều kiện sinh thái địa lý mμ không xét đến các

ảnh hưởng của dân sinh kinh tế xã hội

Hình 6 Sơ đồ phân loại theo cấu tạo các thμnh phần

Trang 38

Bảng 1 Các biện pháp phân lọai các hệ thống vμ kỹ thuật Nông lâm kết hợp ở phạm vi thế giới (Nair, 1989)

Phân cấp các hệ thống (đặt cơ sở trên cấu tạo vμ chức năng của chúng)

Chia nhóm các hệ thống (căn cứ vμo phạm vi vμ cách quản trị của chúng) Cờu tạo(tính chất sắp xếp của các thμnh phần,

đặc biệt đối với thμnh phân cây thân gỗ)

Chức năng (nhiệm vụ

vμ/hay các xuất phẩm của các thμnh phần)

Sự thích ứng với điều kiện sinh thái nông nghiệp

Mức độ quản lý vμ dân sinh kinh

tế

Tính chất của các

thμnh phần

Sắp xếp của các thμnh phần

Hệ nông lâm (phối

hợp hoa mμu vμ cây

hay bụi đa niên

(nuôi ong với cây vμ

hoa mμu, kết hợp thủy

Băng (chiều rộng của băng bao gồm nhiều hơn một cây)

Trồng cây lμm ranh giới (cây trồng lμm ranh giới đất trại hay nhμ)

Theo thời gian

Trùng nhau Xếp lên nhau Chồng lên Cách đọan phân biệt Xen vμo

Chức năng sản xuất

Lương thực Thức ăn gia súc

Gỗ chất đốt Các lọai gỗ khác Các lọai sản phẩm khác

Chức năng phòng hộ

Đai cản gió

Đai phòng hộ Bảo vệ đất Bảo vệ ẩm độ Cải tạo đất Che bóng (cho hoa mμu, gia súc, vμ con người)

Hệ thống của/ vì

Vùng đồng bằng nhiệt đới ẩm Vùng cao nguyên nhiệt đới ẩm (cao hơn 1.200 m so với mực nước biển thí dụ ở núi Andes, Nepal, Malaysia)

Vùng đồng băng nhiệt đới bán

ẩm (thí dụ như ở trảng cỏ ở Phi châu, Cerrado của Nam Mỹ) Vùng cao nguyên nhiệt đới bán ẩm (Cao nguyên nhiệt đới

Sản xuất cho cả hai

Trang 39

Bμi 5: VAI TRò của thμnh phần cây LâU NăM trong các hệ thống nông lâm KếT HợP

Mục tiêu

Giúp sinh viên có khả năng phát biểu vμ giải thích được vai trò quan trọng của cây lâu năm trong hệ thống sản xuất để đạt được sự phát triển bền vững vμ bảo vệ được môi trường sinh thái

Lợi ích tương đối rõ rệt của các hệ thống nông lâm kết hợp so với các hệ thống sản xuất thuần trồng trọt khác lμ sự hiện diện của cây lâu năm Chính những cây lâu năm trồng trong

hệ thống đã lμm cho các hệ thống sử dụng đất nμy trở nên đổi mới, sáng tạo vμ đa dạng

Từ lâu, nông dân ở vùng đồi núi đã nhận rõ tầm quan trọng của cây lâu năm trong hệ canh tác của họ qua các dẫn chứng tiếp theo trong bμi nμy Tuy vậy, chỉ khi nông lâm kết hợp

được phát triển như lμ một lĩnh vực mới thì các nhμ phát triển nông thôn vùng đồi núi mới tìm hiểu thêm vai trò giá trị nμy của cây lâu năm

Một cách tổng quát, cây lâu năm có hai chức năng chính yếu trong các hệ thống nông lâm kết hợp, đó lμ: phòng hộ vμ sản xuất

1 Chức năng phòng hộ của cây lâu năm

Nhiều kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng rừng ẩm nhiệt đới lμ thảm thực vật thích hợp nhất cho đất ở vùng nhiệt đới đặc biệt lμ vùng đất dốc Mặc dù, các hệ thống nông lâm kết hợp không thể sao chép nguyên bản rừng tự nhiên về mặt bảo vệ điều kiện sinh thái, việc trồng cây lâu năm vμo các hệ thống nông lâm kết hợp sẽ thúc đẩy mạnh tính chất phòng hộ của các nông trại ở vùng đồi núi

1.1 Cây giúp phục hồi vμ lưu giữ độ phì của đất

Phần hấp dẫn của kỹ thuật nông lâm kết hợp được tìm thấy trong khả năng của cây trồng lâu năm đối với lưu giữ vμ phục hồi độ phì của đất đai qua ảnh hưởng đến lý, hóa tính vμ chu trình chất dinh dưỡng của đất

1.1.1 ảnh hưởng đến lý tính của đất

Đất dưới cây lâu năm có khuynh hướng phát triển cấu tượng ổn định vμ giữ nước tốt do chất hữu cơ từ vật rụng vμ rễ rã mục của cây (Young, 1987) Nair (1987) trong bμi tổng hợp các hệ thống sử dụng đất nhau đã đề cập rằng “việc đưa cây lâu năm vμo trồng vμo nông trại cho kết quả lμ lý tính đất được cải tạo tốt hơn về độ thấm nước, khả năng giữ nước, cấu tượng, vμ chế độ nhiệt” Tuy nhiên, lưu ý rằng để

đạt được các cải thiện trên, đất cần thời gian tác động lâu dμi của cây lâu năm

Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khả năng giữ nước của đất đã gia tăng với đất

có trồng cây Albizzia albida so với không trồng (Felker, 1976) Các thí nghiệm khác đã chứng

tỏ rằng cây A albida ở Sahel vμ Prosopis cineraria ở Rajasthan, ấn Độ đã lμm gia tăng hμm

lượng sét của đất dưới tán các cây nμy (Jung, 1966; Mann vμ Saxena, 1980 được trích dẫn bởi Sanchez, 1987)

Để có thêm chứng cớ rõ rμng về ảnh hưởng của cây trong các hệ thống nông lâm kết hợp cần thêm nhiều thí nghiệm khác để lμm sáng tỏ đặc biệt đối với sự cải thiện lý tính đất của cây Tuy nhiên, căn cứ vμo các chứng cứ gián tiếp được trình bμy ở trên, cũng như các bằng cớ

Trang 40

hiển nhiên của sự gia tăng chất hữu cơ trong đất, nhiều tác giả đã đưa ra các giả thuyết cho rằng trong các hệ thống nông lâm kết hợp cây lâu năm cải thiện được sức sản xuất của đất

1.1.2 ảnh hưởng đến hóa tính của đất

-Giữ gìn được chất hữu cơ trong đất

Cây lâu năm thường được đánh giá lμ lμm gia tăng hay ít nhất lμ giữ gìn được hμm lượng chất hữu cơ trong đất (Young, 1986 được chú dẫn bởi Sanchez, 1987) Một sự gia tăng hμm lượng chất hữu cơ trong đất sẽ lμ nền tảng cho sự cải tạo độ phì đất trong kỹ thuật nông lâm kết hợp (Avery, 1988) Hiện tượng nμy được giải thích chủ yếu do lượng vật rụng trên không

vμ sự rã mục của hệ rễ cây dưới đất (Young, 1987) Một thí nghiệm của Kellman (1979) về

ảnh hưởng của các loμi cây lâu năm ở vùng trảng khô Savanna ở Belize trên đất litisols bị phong hóa mạnh vμ nghèo chất dinh dưỡng đã chứng tỏ ảnh hưởng nμy của cây đối với hóa

tính của đất Bảng dưới đây đã chứng tỏ rằng đất dưới cây trồng Byrsohima sp có hμm lượng

chất hữu cơ cao hơn so với ngoμi trảng trống Một thí nghiệm tương tự khác được tiến hμnh ở

India đã phát hiện rằng hμm lượng carbon hữu cơ ở đất dưới tán cây Prosopis sp cao hơn so

với vùng kế cận không có cây (Singh vμ Lal, 1969)

-Tăng thêm các chất dinh dưỡng vμo đất: điều nμy giải thích tại sao cần lưu ý vai

trò của các cây họ Đậu cố định đạm Một cách tổng quát, cây lâu năm đã hoμn trả các chất dinh dưỡng vμo đất thông qua vật rụng của chúng (Nair, 1984) Trong một thí nghiệm so sánh

đất dưới rừng cây Byrsohima sp vμ đất ở trảng bụi, kết quả phân tích cho thấy do sự đóng góp

của vật rụng mμ đất dưới rừng cây trên có hμm lượng các chất Ca, K, Mg, Na, vμ phần trăm lượng bazơ gia tăng cao hơn so với đất trảng cỏ bụi Kellman (1978) cũng đã chứng tỏ rằng các dinh dưỡng Ca, Mg, K, Na, PO4 vμ N gia tăng khi khảo sát đất ở vùng dưới tán rừng từ các vùng trống trải xung quanh Tương tự như vậy Singh vμ Lal, 1969 cũng đã có kết quả về tổng số N, P, vμ K cao hơn ở dưới tán cây so với các vùng trống trải xung quanh

Juo vμ Lal (1977) được trích bởi Sanchez (1987) đã so sánh các ảnh hưởng của hệ thống hưu canh dùng cây keo dậu so với cây bụi hoang dã trên đất Alfisol ở Tây Nigeria về một số chỉ tiêu hóa tính của đất Sau 3 năm, trong đó cây keo dậu được cắt xén hμng năm để lμm chất tủ vμ bồi dưỡng cho đất, đất hưu canh với cây keo dậu cho khả năng hoán chuyển cũng như mức độ trao đổi của các cation Ca++ vμ K+ cao khi so sánh với đất hưu canh bằng cây cỏ bụi hoang dại

Nhiều khả năng khác của cây lâu năm bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đã được nghiên cứu vμ tổng hợp thμnh tμi liệu bao gồm sự cố định đạm của các cây họ Đậu vμ cộng sinh của nấm mycorrhizae với rễ cây (Young, 1987) Thí dụ, một rừng thuần loại cây

Leucaena leucocephala ở Philippin được cắt tỉa liên tục sau thời gian từ 8 đến 12 tuần có thể

cho 10 đến 24 tấn / ha phân xanh tương đương với 70 đến 500 kg N/ha (Vergara, 1982)

Các loμi cây họ Đậu thường được các nhμ khoa học nông lâm lưu tâm như lμ một loμi cây phù hợp để trồng trong hệ thống Điều nμy do vai trò cố định đạm của cây (Nair, 1984)

Felker (1978) cũng đã xác định rằng cây Acacia albida trồng với mè (vừng) vμ đậu phụng (lạc) tại Tây Phi đã cố định 21 kg N/ha/năm, trong khi cây Prosopis tamarugo ở Chi Lê trên

đất phù sa mặn cố định đến 198 kg N/ha/năm (Pak vμ cộng sự 1977) Trong thí nghiệm của Kellman đã được dẫn chứng trên, tác giả đã quan sát thấy rằng mức độ chất dinh dưỡng ở đất

quanh gốc cây (Byrsohima sp.) có thể đạt được bằng vμ ngay cả cao hơn mức độ của các vùng

rừng trảng khô kế cận Do các cây mọc ở trảng thường không có hệ rễ sâu, nên nhiều giả thuyết giải thích rằng hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong lượng nước mưa lμ nguồn chính

Ngày đăng: 29/06/2014, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 . Rừng bị tổn th−ơng - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 1 Rừng bị tổn th−ơng (Trang 16)
Hình 2. Giao thoa giữa đất nông nghiệp vμ lâm nghiệp - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 2. Giao thoa giữa đất nông nghiệp vμ lâm nghiệp (Trang 17)
Hình 4. Các lợi ích tiềm năng vμ một số giới hạn của các hệ thống nông lâm kết hợp. - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 4. Các lợi ích tiềm năng vμ một số giới hạn của các hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 27)
Hình 5.  Giản đồ 3 vòng tròn cây lâu năm, hoa mμu, vμ vật nuôi trong một hệ thống - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 5. Giản đồ 3 vòng tròn cây lâu năm, hoa mμu, vμ vật nuôi trong một hệ thống (Trang 33)
Hình 6. Sơ đồ phân loại theo cấu tạo các thμnh phần - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 6. Sơ đồ phân loại theo cấu tạo các thμnh phần (Trang 37)
Bảng 2. Mức độ xói mòn của các phương thức sử dụng đất khác nhau ( Theo Ohigbo vμ  Lal, 1977) - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Bảng 2. Mức độ xói mòn của các phương thức sử dụng đất khác nhau ( Theo Ohigbo vμ Lal, 1977) (Trang 42)
Hình 8. Lớp thảm vật rụng d−ới tán rừng trồng Keo tai t−ợng - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 8. Lớp thảm vật rụng d−ới tán rừng trồng Keo tai t−ợng (Trang 43)
Hình 9. Hình giới thiệu các tiến trình mμ cây lâu năm có thể cải thiện đ−ợc điều kiện đất - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 9. Hình giới thiệu các tiến trình mμ cây lâu năm có thể cải thiện đ−ợc điều kiện đất (Trang 44)
Hình 10. Mô hình SALT canh tác sản xuất hoa mμu lương thực vμ thu nhập trên đất dốc - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 10. Mô hình SALT canh tác sản xuất hoa mμu lương thực vμ thu nhập trên đất dốc (Trang 45)
Hình 12. Cây khế cho quả   Hình 13. Một loμi thực vật lμm cây thuốc - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 12. Cây khế cho quả Hình 13. Một loμi thực vật lμm cây thuốc (Trang 50)
Hình 15. Sơ đồ theo thời gian của kỹ thuật bỏ hoá cải tiến của người dân tộc Naalad, Philipin - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 15. Sơ đồ theo thời gian của kỹ thuật bỏ hoá cải tiến của người dân tộc Naalad, Philipin (Trang 54)
Hình 17. Hệ thống v−ờn rừng ở Việt Nam - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 17. Hệ thống v−ờn rừng ở Việt Nam (Trang 56)
Hình 18. Hệ thống v−ờn cây công nghiệp chè, cμ phê xen cây ăn quả vμ cây rừng - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 18. Hệ thống v−ờn cây công nghiệp chè, cμ phê xen cây ăn quả vμ cây rừng (Trang 57)
Hình 19. Hệ thống v−ờn cây ăn quả - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 19. Hệ thống v−ờn cây ăn quả (Trang 59)
Hình 21. Hệ thống Rừng V−ờn Ao Chuồng (RVAC) tại Việt Nam - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 21. Hệ thống Rừng V−ờn Ao Chuồng (RVAC) tại Việt Nam (Trang 61)
Hình 22. Hệ thống canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc  Câu hỏi thảo luận: - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 22. Hệ thống canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc Câu hỏi thảo luận: (Trang 63)
Hình 24.  Hệ thống canh tác xen theo băng - SALT 1 - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 24. Hệ thống canh tác xen theo băng - SALT 1 (Trang 65)
Hình 28. Sơ đồ trồng cây lμm hμng rμo phân ranh giới - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 28. Sơ đồ trồng cây lμm hμng rμo phân ranh giới (Trang 72)
Hình 30. Sự bố trí liên kết các đai chăn gió - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 30. Sự bố trí liên kết các đai chăn gió (Trang 73)
Hình 34. Sơ đồ canh tác lâm ng−  phối hợp - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 34. Sơ đồ canh tác lâm ng− phối hợp (Trang 78)
Hình 36. Quá trình xói mòn vμ lắng đọng - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 36. Quá trình xói mòn vμ lắng đọng (Trang 83)
Hình 44. Rμo cản cơ giới - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 44. Rμo cản cơ giới (Trang 92)
Hình 50. Các kiểu liếp trong v−ờn −ơm trang trại NLKH - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 50. Các kiểu liếp trong v−ờn −ơm trang trại NLKH (Trang 105)
Hình 51. Dμn che vμ vật liệu lμm dμn che - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 51. Dμn che vμ vật liệu lμm dμn che (Trang 107)
Hình 52. ép gia súc ăn để vỗ béo - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 52. ép gia súc ăn để vỗ béo (Trang 110)
Bảng 5. Một số loμi cây thuốc có thể dùng để trị bệnh thông thường ở gia súc - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Bảng 5. Một số loμi cây thuốc có thể dùng để trị bệnh thông thường ở gia súc (Trang 111)
Hình 54: Sơ đồ quá trình mô tả, chẩn đoán vμ thiết kế - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 54 Sơ đồ quá trình mô tả, chẩn đoán vμ thiết kế (Trang 117)
Hình 55 : Sử dụng " Khung t− duy cho thiết  kế kỹ thuật nông lâm kết hợp - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 55 Sử dụng " Khung t− duy cho thiết kế kỹ thuật nông lâm kết hợp (Trang 125)
Hình 56: Các giai đoạn trong tiến trình nghiên cứu NLKH  4.1  Ph©n tÝch t×nh h×nh - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Hình 56 Các giai đoạn trong tiến trình nghiên cứu NLKH 4.1 Ph©n tÝch t×nh h×nh (Trang 126)
Bảng 6 : Biểu sμng lọc tiêu chí cho sự vững bền của các kỹ thuật NLKH - Bài giảng nông lâm kết hợp doc
Bảng 6 Biểu sμng lọc tiêu chí cho sự vững bền của các kỹ thuật NLKH (Trang 131)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w