Lý thuyết xã hội học về giới - Vận dụng lý thuyết về giới trong đề tài giúp phát hiện sự khác biệt đặc thù giữa nhận thức của giới, từ đó hiểu được suy nghĩ và quan điểm của người phụ nữ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
-
-BÀI TẬP
XÃ HỘI HỌC LỨA TUỔI
Họ và tên: Hoàng Thị Trà Mi
Lớp: Xã Hội Học K42
Mã số sinh viên: 2253010033
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Hương Trà
Trang 2I BÀI TẬP 1
1 Tìm 2 tài liệu liên quan đến nhóm tuổi
- Quan niệm của nữ thanh niên trí thức đô thị Hà Nội về hôn nhân
+ (http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php? loc=0&doc=13901641901741751300564220222835524636 )
- Tương tác xã hội của thanh niên trong không gian công cộng ở Hà Nội hiện nay
+ (http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php? loc=0&doc=98240196037224491957192789065658203608 )
2 Nhận xét cách tiếp cận, phương pháp tiếp cận
2.1 Quan niệm của nữ thanh niên trí thức đô thị Hà Nội về hôn nhân.
2.1.1 Cách tiếp cận
2.1.1.1 Lý thuyết xã hội học về giới
- Vận dụng lý thuyết về giới trong đề tài giúp phát hiện sự khác biệt đặc thù giữa nhận thức của giới, từ đó hiểu được suy nghĩ và quan điểm của người phụ nữ đối với những vấn đề như kỳ vọng xã hội về vai trò giới, định kiến giới trong hôn nhân, hay sự thay đổi về nhận thức hành động và sự lựa chọn của nữ giới trong
xã hội hiện đại đều là những yếu tố mà lý thuyết giới cung cấp nền tảng để phân tích sâu sắc
2.1.1.2 Lý thuyết hành động xã hội
Trang 3- Cách tiếp cận này giúp tập trung vào các hành vi, quyết định, và hành động của
nữ thanh niên trí thức về hôn nhân Lý thuyết này giúp khám phá cách mà cá nhân phản ứng trước các áp lực xã hội, cũng như tìm hiểu động cơ và mục đích đằng sau những quyết định hôn nhân của họ
2.1.1.3 Lý thuyết mạng lưới xã hội
- Lý thuyết này cung cấp cách nhìn nhận về ảnh hưởng của các mối quan hệ và mạng lưới xã hội đến quan niệm hôn nhân Ở đây, vai trò của gia đình, bạn bè,
và các mối quan hệ xã hội có thể tác động đến quan điểm và quyết định của nữ thanh niên Lý thuyết này cũng giúp làm rõ cách các cá nhân trong nhóm trí thức liên kết với nhau và chia sẻ, ảnh hưởng lẫn nhau về quan niệm hôn nhân
2.1.1.4 Thuyết kiến tạo xã hội
- Cách tiếp cận này rất cần thiết để xem xét hôn nhân không chỉ là một thể chế xã hội cố định mà là một thực thể có thể thay đổi và được định hình bởi các quan niệm xã hội và văn hóa Thuyết kiến tạo xã hội cho phép xem xét quan niệm hôn nhân của nữ thanh niên đô thị như một sản phẩm của các quá trình xây dựng ý nghĩa xã hội phức tạp, có thể chịu ảnh hưởng từ truyền thông, giáo dục, và bối cảnh đô thị hiện đại
2.1.2 Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với dung lượng mẫu là 200 phiếu hỏi cho các đối tượng là nữ thanh niên trí thức đô thị sinh sống tại Hà Nội, được tiến hành khảo sát online qua internet và có sử dụng các công cụ hỗ trợ facebook marketing
+ Dung lượng mẫu 200 phiếu hỏi là hợp lý để đảm bảo độ đại diện nhất định cho nữ thanh niên trí thức tại Hà Nội Tuy nhiên, nên cân nhắc việc
Trang 4kiểm tra kỹ lưỡng độ phân bổ mẫu về độ tuổi, ngành nghề, và hoàn cảnh gia đình để có cái nhìn đầy đủ và tránh thiên lệch
+ Khảo sát online qua internet là phù hợp, vì nữ thanh niên trí thức thường
có mức độ sử dụng công nghệ cao và dễ tiếp cận qua mạng xã hội Sử dụng công cụ hỗ trợ như Facebook Marketing cũng giúp gia tăng khả năng thu hút người tham gia Tuy nhiên, việc khảo sát online có thể gặp phải thách thức về tính ngẫu nhiên của mẫu và tính xác thực trong việc trả lời + Phương pháp này có thể thu được nhiều thông tin rộng và nhanh, nhưng không thể làm rõ các động cơ, suy nghĩ sâu sắc ẩn sau các câu trả lời định lượng, và khó kiểm soát hoàn toàn việc người trả lời hiểu đúng câu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu vấn sâu 20 trường hợp là nữ thanh niên trí thức đô thị sinh sống tại Hà Nội Trong đó cả 20 người được lựa chọn phỏng vấn sâu đều lấy trong nhóm 200 người tiến hành khảo sát bảng hỏi
+ Số lượng 20 trường hợp được phỏng vấn sâu là phù hợp, vừa đủ để nắm bắt các góc nhìn chi tiết mà không tạo ra quá nhiều dữ liệu khó kiểm soát + Việc lựa chọn từ nhóm đã khảo sát bảng hỏi là hợp lý, vì điều này giúp tạo
ra sự kết nối giữa dữ liệu định lượng và định tính, đồng thời giúp nhà nghiên cứu tiếp cận những người đã có sự hiểu biết cơ bản về nội dung đề tài Tuy nhiên, có thể sẽ mất đi sự đa dạng và bất ngờ từ các quan điểm mới ngoài nhóm 200 người ban đầu
+ Phỏng vấn sâu giúp khám phá sâu hơn về suy nghĩ và quan điểm của các đối tượng nghiên cứu, bổ sung những ý kiến chi tiết, động cơ và thái độ
mà bảng hỏi chưa thể hiện đầy đủ
2.2 Tương tác xã hội của thanh niên trong không gian công cộng ở Hà
Trang 5Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp công viên Hòa Bình và công viên Cầu Giấy)
2.2.1 Cách tiếp cận
2.2.1.1 Lý thuyết tương tác xã hội
- Lý thuyết tương tác xã hội tập trung vào việc giải thích cách con người tương tác, giao tiếp và hình thành các mối quan hệ xã hội trong các bối cảnh khác nhau Đối với thanh niên – nhóm có tính cách năng động và có nhu cầu xã hội hóa cao – lý thuyết này có thể giúp làm rõ cách họ xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ trong không gian công cộng Cách tiếp cận này sẽ cho phép đề tài phân tích sự khác biệt giữa các kiểu tương tác khác nhau (như ngẫu nhiên, hữu ý, thường xuyên hay ngắn hạn) trong công viên và tìm hiểu động cơ, mục tiêu của những tương tác này
2.2.1.2 Quan điểm không gian công cộng đô thị của Lisa
Drummond
- Theo Lisa Drummond, không gian công cộng đô thị không chỉ đơn thuần là nơi sinh hoạt cộng đồng, mà còn là nơi thể hiện các mối quan hệ quyền lực, các quy tắc ứng xử và những biến đổi văn hóa – xã hội Cách tiếp cận này sẽ hỗ trợ đề tài trong việc phân tích ý nghĩa và chức năng của các công viên Hòa Bình và Cầu Giấy trong việc hình thành cộng đồng, duy trì sự đa dạng văn hóa và làm nền tảng cho những hành vi xã hội khác nhau Đối với nghiên cứu về đề tài này, quan điểm của Drummond cũng đặt ra câu hỏi về tính chất của các không gian này: chúng phục vụ mục đích nào, ai là người sử dụng chính, và ai có quyền kiểm soát, thiết kế và duy trì các không gian này Điều này giúp đề tài hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của quy hoạch đô thị và các yếu tố chính trị - xã hội lên hành vi và
Trang 6tương tác của thanh niên.
2.2.2 Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp quan sát có tham sự, ghi và chụp các hoạt động diễn ra của thanh niên theo từng khung giờ, sau đó phân loại các hoạt động cụ thể Lấy kết quả quan sát làm cơ sở cho phỏng vấn sâu Đồng thời, tham gia vào các hoạt động tại địa bàn đề tìm ra các hình thức tương tác xã hội của nhóm thanh niên
● Quan sát có tham dự giúp người nghiên cứu hiểu rõ bối cảnh, môi trường và hành vi tương tác của thanh niên trong công viên, giúp thu thập dữ liệu thực tế từ những gì diễn ra tự nhiên mà không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của người nghiên cứu Việc chia khung giờ quan sát sẽ giúp đề tài ghi nhận được những khác biệt về hoạt động theo thời gian trong ngày, từ đó nhận diện các mô hình tương tác cụ thể
● Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian và công sức lớn Việc ghi chép và phân loại hoạt động theo khung giờ có thể gặp khó khăn khi khối lượng thông tin lớn và các hoạt động diễn ra đa dạng, phức tạp
- Phương pháp phỏng vấn sâu có chủ đích 30 trường hợp
+ Tuổi từ 16- 18 (15 thanh niên- học sinh), tuổi từ 19-24 (15 thanh niên- sinh viên)
+ Giới tính: Nam 15 thanh niên, nữ 15 thanh niên
+ Công viên Hòa Bình 15 thanh niên, công viên Cầu Giấy 15 thanh niên
● Phỏng vấn sâu cho phép khai thác sâu sắc cảm nhận, suy nghĩ và lý
do đằng sau hành vi của thanh niên trong không gian công cộng,
Trang 7điều mà quan sát trực tiếp có thể không nắm bắt hết được Bên cạnh đó, việc chọn 30 thanh niên theo tiêu chí tuổi, giới tính và địa điểm (công viên Hòa Bình và công viên Cầu Giấy) đảm bảo độ đa dạng và tính đại diện, giúp nghiên cứu thu thập được nhiều quan điểm và kinh nghiệm khác nhau từ các đối tượng
● Việc phỏng vấn sâu có thể gặp thách thức nếu người tham gia không muốn chia sẻ các suy nghĩ cá nhân hoặc khó khăn trong việc diễn đạt Phỏng vấn sâu cũng dễ gặp khó khăn trong việc tổng hợp
và phân tích dữ liệu nếu có nhiều thông tin chi tiết
3 Tính khả thi của nghiên cứu: kết quả, giải pháp và khuyến nghị
3.1 Quan niệm của nữ thanh niên trí thức đô thị Hà Nội về hôn nhân.
3.1.1 Kết quả 3.1.2 Giải pháp và khuyến nghị
3.2 Tương tác xã hội của thanh niên trong không gian công cộng ở Hà
Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp công viên Hòa Bình và công viên Cầu Giấy)
3.2.1 Kết quả 3.2.2 Giải pháp và khuyến nghị
4 Đặt 1 đề tài liên quan
II BÀI TẬP 2 TỰ CHỌN
Phân tích: “Vấn đề việc làm của thanh niên, so sánh 2 giai đoạn (2009 và 2019)
1 Đặt vấn đề
Thanh niên giữ vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và là chủ nhân tương lai của đất nước
Trang 8Thanh niên là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có; việc gì khó có thanh niên”
Dân số trong độ tuổi thanh niên (người từ đủ 16 đến 30 tuổi) đang có xu hướng giảm dần qua từng năm Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc tận dụng “kỷ nguyên dân số vàng” ở Việt Nam khi dân số thanh niên (chiếm đông đảo trong lực lượng lao động) giảm đi, dần đưa đến sự tăng lên của dân số phụ thuộc trong thời gian tới
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay Năm 2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm
2010 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng lao động xã hội)
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn từ năm 2009 – 2019, dân số thanh niên có xu hướng giảm liên tục qua từng năm, năm 2009 chiếm 18,6% đến năm
2019 chiếm 12,8% dân số cả nước
Kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy, khi đến tuổi lao động, hầu hết thanh niên đều mong muốn được đi học đại học, cao đẳng (86,5%), xu hướng này biểu hiện
rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên viên chức, học sinh, sinh viên Nhu cầu đi học nghề (57%) và đi lao động xuất khẩu (41,2%) cũng là một xu hướng của thanh niên hiện nay,
Trang 9trong đó tỷ lệ thanh niên nông thôn có nguyện vọng học nghề là khá cao (71,7%).
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên có xu hướng lựa chọn nhóm nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ lệ 67,9% số người được hỏi) Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm thanh niên học sinh (80,5%) và sinh viên (71,7%) Nghề làm cán bộ, công chức (48%) và công nhân (42,8%) cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo, trong đó, nhóm thanh niên viên chức và học sinh có xu hướng lựa chọn nghề làm cán bộ, công chức nhiều hơn Nhóm thanh niên nông thôn và công nhân có
xu hướng lựa chọn nghề công nhân lao động có kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cao nhiều hơn Điều đáng chú ý là có rất ít thanh niên lựa chọn công việc nghiên cứu khoa học (11,5%) và hoạt động chính trị (12,4%)
Trong suốt một thập kỷ, vấn đề việc làm của thanh niên tại Việt Nam đã có nhiều biến động đáng chú ý Số liệu thống kê cho thấy những thay đổi về cấu trúc lao động
và tỷ lệ thất nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm tuổi thanh niên Giai đoạn 2009-2019 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của lao động trẻ, nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải thách thức về việc làm, khi một phần lớn lực lượng lao động thanh niên phải đối mặt với thất nghiệp hoặc chỉ có thể tiếp cận các công việc có kỹ năng thấp hoặc trung bình
Năm 2009, tình trạng thất nghiệp của thanh niên là vấn đề nổi bật khi nền kinh
tế còn phụ thuộc vào các ngành công nghiệp truyền thống và các công việc yêu cầu kỹ năng thấp Tuy nhiên, đến năm 2019, tình hình có sự cải thiện do Việt Nam đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn và nhu cầu nhân lực chất lượng cao Dù vậy, phần lớn thanh niên vẫn làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng trung bình, và tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm này vẫn cao hơn các nhóm tuổi khác Các yếu tố như
sự thiếu hụt kỹ năng và sự không phù hợp giữa giáo dục và nhu cầu của thị trường lao
Trang 10động đã góp phần gây khó khăn cho thanh niên trong việc tìm kiếm các công việc phù hợp và có chất lượng cao
Việc làm cho thanh niên Việt Nam đã và đang là một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách và xã hội Giai đoạn 2009 và 2019 cho thấy những thay đổi đáng
kể trong bức tranh lao động, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch mạnh
mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, kéo theo những thay đổi về cơ cấu lao động và nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên vẫn còn cao, với một bộ phận lớn lực lượng lao động trẻ chỉ tham gia vào các công việc kỹ năng thấp, có thu nhập thấp và thiếu sự ổn định Tuy nhiên, đến năm
2019, khi nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế, nhu cầu
về lao động có trình độ cao tăng lên, nhưng lại phát sinh những vấn đề khác như thất nghiệp ở người có trình độ cao, hoặc sự không phù hợp giữa ngành học và công việc
Sự khác biệt giữa hai giai đoạn này còn thể hiện rõ ở việc thanh niên phải đối mặt với những thách thức mới Các yếu tố như công nghiệp 4.0, sự gia tăng của công nghệ và yêu cầu về kỹ năng mềm đã tạo ra áp lực lớn cho thanh niên trong quá trình tìm kiếm việc làm Mặc dù một số chính sách và chương trình hỗ trợ đào tạo đã được triển khai nhằm giúp thanh niên tiếp cận các cơ hội việc làm phù hợp, nhưng hiệu quả thực tế vẫn còn nhiều hạn chế
Do đó, việc nghiên cứu và so sánh tình hình việc làm của thanh niên qua hai giai đoạn này không chỉ giúp làm rõ những yếu tố tác động đến việc làm của thanh niên mà còn cung cấp cơ sở để đề xuất các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ cho Việt Nam
2 Vấn đề việc làm của thanh niên năm 2009
Trang 11Vấn đề việc làm của thanh niên tại Việt Nam vào năm 2009 gặp nhiều khó khăn, đặc biệt dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm đã tăng từ 3% vào năm
2008 lên 5,6% vào năm 2009, cho thấy sự gia tăng rõ rệt trong tình trạng thất nghiệp trong nhóm tuổi này Tại khu vực đô thị, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp vào năm 2009 là 4,1%, với mức tăng cao hơn trong những năm tiếp theo
Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Năm năm 2009, tính đến thời điểm 1/4/2009, cả nước có 49,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 57% tổng dân số, trong đó có 47,7 triệu người có việc làm
Năm 2009, tỷ lệ lao động tại Việt Nam đã qua đào tạo vẫn còn thấp Trong tổng
số 49,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có 7,3 triệu người đã được qua đào tạo, chiếm gần 15% tổng lực lượng lao động Năm 2009,
cả nước có khoảng 1,3 triệu lao động thất nghiệp, trong đó số nữ chiếm 50,2% tổng số lao động thất nghiệp
3 Vấn đề việc làm của thanh niên năm 2019
Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2019 ước tính là 55,5 triệu người Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý I năm 2019 ước tính là 48,9 triệu người Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,4 triệu người, chiếm 33,4%; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,1 triệu người, chiếm 45,1% tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2019 ước tính là 76,7%, tăng 19,55% so với năm 2009 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 71,5% và lực lượng lao động nam là 82,1% không có nhiều sự xê dịch so với năm 2009 (72,3% và 81%)
Năm 2019, tình hình việc làm của thanh niên tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi
so với các năm trước đó, phản ánh sự phát triển kinh tế và những thách thức mới