Chương 1: Giới thiệu chung về Tài chính Quốc tếCác quan điểm khác nhau về Tài chính Quốc tế Tài chính quốc tế là khâu tài chính đối ngoại- một khâu trong tài chính quốc gia Là các ho
Trang 1TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Trang 2NỘI DUNG
I Giới thiệu chung về Tài chính Quốc tế
II Hệ thống tiền tệ quốc tế IMS
III Cán cân thanh toán quốc tế
IV Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
V Thị trường ngoại hối
VI THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ
Trang 3Chương 1: Giới thiệu chung về Tài chính Quốc tế
Các quan điểm khác nhau về Tài chính Quốc tế
Tài chính quốc tế là khâu tài chính đối ngoại- một
khâu trong tài chính quốc gia
Là các hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế
Là quan hệ tài chính của chính phủ các nước
Là hoạt động tài chính của các ty xuyên quốc gia hay
đa quốc gia
Trang 4Khái niệm về Tài chính quốc tế
Tài chính Quốc tế là tập hợp của những quan hệ tài
chính của các chủ thể có phạm vi hoạt động vượt ra
khỏi biên giới của một quốc gia ( hay quan hệ tài chínhgiữa những người cư trú và không cư trú)
Trang 5Nội dung thuộc quan hệ Tài chính Quốc tế
Quan hệ tài chính giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF), giữa các tập đoàn đa quốc gia
Hoạt động mang tính chất quốc tế của các định chế
trung gian tài chính
Các quan hệ tài chính dưới hình thức di chuyển của các khoản thu nhập và vốn của các cá nhân
Các hoạt động của thị trường tài chính quốc tế
Trang 6Đặc điểm
Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội
Chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
Chịu rủi ro về hối đoái, chính trị
Việc phân phối tài chính quốc tế gắn liền với mục tiêu kinh tế, chính trị của nhà
nước
Trang 7Vai trò
Tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế
giới
Mở ra cơ hội phát triển kinh tế- xã hội
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính
Trang 8Cơ sở hình thành quan hệ Tài chính Quốc tế
Xuất hiện các tổ chức trung gian thực hiện
cho vay quốc tế
Trang 9Quá trình phát triển của Tài chính Quốc tế
Hình thức sơ khai ban đầu
Đến thế kỷ XIX, hình thức mới tín dụng và đầu tư quốc tế
Trang 10Tác động của hoạt động Tài chính Quốc tế
Tác động tích cực
Thúc đẩy sự hội nhập nền kinh tế thế giới,
tăng cường sự hợp tác, tình đoàn kết hữu nghị
Mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao mức sống, và cải thiện môi trường kinh tế chung
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài
chính, tự nhiên và xã hội
Khai thác thế mạnh tiềm năng của từng quốc
Trang 11Tác động của hoạt động Tài chính Quốc tế
Tác động tiêu cực
Sự phân hóa và lệ thuộc vào các nước lớn
Khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới
Sự biến động tình hình tài chính quốc tế
có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng với
các nước
Trang 13Đối tượng nghiên cứu
- Ở tầm vĩ mô: nghiên cứu những mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau trong lĩnh vực tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô giữa
các quốc gia, như: lạm phát, lãi suất, tỷ
giá, cán cân thanh toán quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tài chính- Tiền tệ- Ngân hàng
- Ở tầm vi mô: nghiên cứu những ảnh
hưởng của TCQT vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của các công ty và cá nhân, đặc biệt
Trang 14Nội dung môn học và phương pháp
- Phần lý thuyết 8 chương thời lượng 60 tiết gồm cả việc giảng
viên trình bày bài giảng (55%) và học viên tự nghiên cứu, thảo
luận và trình bày theo các chuyên đề tự chọn (45%)
Môn học được trình bày với sự kết hợp bài giảng, sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo và các bài tập thực hành, các buổi thảo luận với các câu hỏi mang tính chất cấp thiết và thời sự, có sự
tham gia nhận xét đánh giá của giảng viên và sinh viên.
- Phương pháp giảng dạy và học tập nhằm phát huy tinh thần tự học, chủ động, sáng tạo của sinh viên Khuyến khích sinh viên
tham gia nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh đến môn học, đồng thời tìm tòi các tài liệu tham khảo qua Internet, tạp
chí
Trang 15Yêu cầu đối với học viên
Tham gia đầy đủ số các tiết học
Nghiên cứu bài giảng trước khi đến lớp
Đi học đúng giờ
Không sử dụng điện thoại di động trong lớp
Tham gia thảo luận tích cực
Đóng góp xây dựng ý kiến cho bài giảng
Tích cực đi thực tiễn, bổ sung kiến thức thực tế cho bài giảng
Tham gia các hội thảo, hội nghị và tham gia viết bài, xây dựng các case study.
Hoàn thành các bài tập nhóm, các bài kiểm tra, thi kết thúc môn học
Trang 17Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa
C Paul Hallwood va Ronald McDonald - Tài chính và Tiền tệ Quốc tế
(International Money and Finance).
David K Eiterman, Archur I Stonehill và Micheal H Moffelt - Tài chính Công ty
Đa quốc gia (Multinational Business Finance).
Jeff Madura - Quản trị Tài chính Quốc tế (International Financial Management)
Bruno Solnik và Dennis McLeavey - Đầu tư Quốc tế (International Investment).
E Hughes và Scott B MacDonald - Nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế (International Banking).
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Tiến – Tài chính Quốc tế hiện đại
Nguyễn Văn Tiến - Thị trường Ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối
Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán Quốc tế
Nguyễn Thị Thu Thảo và Hoàng Lan Hương - Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Peter S Rose - Quản trị Ngân hàng thương mại
Các tạp chí chuyên ngành
Các websites
Trang 18International Finance
Trang 19Chương 2: Hệ thống tiền tệ quốc tế
IMS
Trang 20Nội dung chính
Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914)
Hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn chiến tranh thế giới (1914-1944)
Hệ thống tiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới
(1944 – 1990s)
Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay
Các tổ chức tài chính quốc tế
Trang 21Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
- Hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế
- Khái niệm và bản chất của hệ thống tiền tệ quốc tế
- Nội dung nghiên cứu về hệ thống tài chính quốc tế
Trang 22Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc gia
• Xác định đồng tiền và cơ sở phát hành tiền
• Các cơ quan quản lý phát hành và lưu thông tiền tệ
• Các chế tài điều tiết và quản lý
• Các định chế trung gian tài chính
• Thị trường tài chính
Trang 23Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
• Cơ sở hình thành: cơ sở quan hệ thương mại- tài
chính giữa các quốc gia
• Khái niệm: Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế
Trang 24Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
Hai khía cạnh của hệ thống tiền tệ (IMS)
- Khía cạnh kinh tế: IMS là tổng thể các giao dịch tiền
tệ nhằm phục vụ cho các giao dịch thương mại, đầu
tư và các giao dịch khác
- Khía cạnh pháp lý: IMS là tổng thể các giao dịch
được đảm bảo bằng các hiệp định tiền tệ quốc tế
Trang 25Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
• Đặc trưng: các yếu tố cấu thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế
• Đồng tiền cơ sở: đồng tiền chủ chốt được tất cả các nước thành viên lựa chọn cho cả hệ thống
• Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cho cả hệ thống: cố định, thả nổi, thả nổi có quản lý
• Dự trữ tiền tệ của các quốc gia thành viên
• Cơ chế điều hành tiền tệ giữa các thành viên và cơ
quan phụ trách chuyên môn của cả hệ thống
Trang 26Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các
chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết
– Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế
Trang 27IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914)
- Chế độ bản vị hàng hoá - chế độ bản vị vàng, bạc: (còn được gọi là chế độ đồng bản vị hay song bản vị)
- Chế độ bản vị vàng (1870-1914)
Trang 28IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914)
• Kim loại là hàng hóa ( chủ yếu vàng và bạc) được đúc thành những khối với chức năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế
• Các quốc gia ngày càng thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng ( hay bạc) trong các đồng xu, hành động này gọi là “ bào mòn giá trị thực tế của tiền xu-
debasement”
Trang 29IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914)
• Quy luật Gresham: “ Đồng tiền xấu đuổi đồng tiền
tốt” ( Bad money drives good money)
• Nước Mỹ đã trải qua thời kỳ đồng bản vị từ năm
1792 đến 1861 và cũng tỏ ra phù hợp với quy luật
Gresham → bạc từ từ thay thế cho vàng trong lưu
thông
• Năm 1879, Mỹ quay lại hình thành chế độ bản vị
vàng
Trang 30IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914)
• Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng giữa các năm 1880- 1914 Thời kỳ này hệ thống hoạt động
hoàn hảo, các quy tắc lưu thông tiền tệ được áp dụng
tương đối phổ biến và triệt để ở các quốc gia.
• Trong hơn 30 năm từ 1880 đến 1914, hệ thống bản vị vàng quốc tế đã thống trị ở hầu hết các nước
Trang 31IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914)
Ba quy tắc căn bản:
1 Bản vị vàng giữa 2 đồng tiền trở thành tỷ lệ trao đổi
giữa chúng, tức tỷ giá hối đoái
2 Tỷ giá trao đổi trên thị trường tự do không biến
động đáng kể so với bản vị vàng
3 Chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của
NHTW trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu
thông
Trang 32IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Trang 33IMS trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914)
Những hạn chế của chế độ bản vị vàng
- Khiến nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định.
- Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi đó,
quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán phải trải qua thời kỳ lạm phát.
- Những phát hiện mới về các mỏ vàng là nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến.
- Ở những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền sẽ bị hạn chế và trở thành nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Trang 34IMS giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1914- 1944)
- Năm 1914, đại chiến Thế giới lần thứ nhất nổ ra đã buộc các nước chấm dứt chuyển đổi đồng tiền của
mình ra vàng
- Hệ thống tỷ giá thả nổi thay thế cho sự hoạt động
trong suốt 35 năm của hệ thống tỷ giá cố định
- Trong cuộc đại chiến Thế giới lần Thứ nhất, do các chính sách tiền tệ tài trợ cho chiến tranh đã khiến lạm phát bùng nổ
Trang 35IMS giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1914- 1944)
• Lạm phát của Mỹ so với châu Âu???
• Đồng đô la so với các đồng tiền khác???
• Để duy trì tương quan giữa giá vàng và giá hàng hóa giống như trước chiến tranh thì chỉ cần ấn định bản
vị vàng ở mức cao hơn trước chiến tranh
• Nước Anh đã chọn phương án thiểu phát trong những năm đầu 1920 thay vì ấn định lại giá vàng ở mức cao hơn
Trang 36IMS giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
( 1914- 1944)
Chế độ bản vị vàng sau chiến tranh gặp nhiều khó khănnên biến thể không giống như bản vị vàng nguyên thủy1880- 1914
→ nguyên nhân ???
Trang 37IMS giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
( 1914- 1944)
- Sự quay trở lại chế độ bản vị vàng trong những năm
1920 đã không kéo dài được lâu
- Hậu quả cuộc Đại chiến suy thoái kinh tế vào năm
Trang 38IMS sau hai cuộc chiến tranh thế giới
(1944- 1990s)
- Đầu năm 1941, những cuộc thương thuyết đầu tiên về tái thiết IMS sau chiến tranh Thế giới thứ II giữa Mỹ
và Anh đã được tiến hành
- Hội nghị tiền tệ quốc tế bao gồm 44 nước diễn ra ở Bretton Woods, New Hampshire đã phê chuẩn BWS BWS bị ảnh hưởng chủ yếu bởi đề nghị phía Mỹ bởi đây là cường quốc vượt trội cả về kinh tế và chính trị
- Động cơ tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới là để
tránh sự tan rã của các mối quan hệ tiền tệ trên phạm
vi quốc tế như đã từng xuất hiện vào những năm
Trang 39IMS sau hai cuộc chiến tranh thế giới
(1944- 1990s)
Những đặc điểm của BWS
- Hệ thống chế độ tỷ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh
- Hình thái hai tổ chức quốc tế mới: Quỹ Tiền tệ Quốc
tế ( International Monetary Fund- IMF) và Ngân hàng Thế giới ( World Bank- WB)
Trang 40IMS sau hai cuộc chiến tranh thế giới
(1944- 1990s)
Lịch sử của BWS
- Tỷ giá cố định được đưa vào vận hành tháng 3 năm 1947
- Vào năm 1948 Mỹ đã tuyên bố trợ cấp một khoản
trọn gói cho các nền kinh tế châu Âu ( trợ cấp
Marshall)
- Vào những năm 1949, do BP của các nước châu Âu
bị thâm hụt nghiêm trọng, nên được IMF chấp nhận một loạt các đồng tiền được phá giá như Anh, Pháp
Trang 41IMS sau hai cuộc chiến tranh thế giới
(1944- 1990s)
- Từ những năm 1950s trở đi, cán cân cơ bản của Mỹ
từ chỗ thặng dư sau chiến tranh dần dần trở nên thâm hụt xấp xỉ 1 tỷ USD hàng năm
- Vào năm 1958, châu Âu đã tích tụ dự trữ cần thiết để cho phép các đồng tiền của mình được tự do chuyển đổi và đi đến quyết định từ bỏ EPU
- Sụp đổ vào năm 1971 => Mỹ phải phá giá đô la so với Mark Đức và Yen Nhật
- Hiệp định Smithsonian nhằm cứu vãn => 1973, đa
phần các tỷ giá chính đã được thả nổi
Trang 42IMS sau hai cuộc chiến tranh thế giới
(1944- 1990s)
Tại sao BWS lại sụp đổ ???
Trang 43IMF hậu Bretton Woods
Vào cuối năm 1973, sự kiện xung đột Arab- Israeli dẫn
đến các nước xuất khẩu dầu OPEC tăng giá dầu lên gấp 4 lần đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thế giới và là dấu chấm cho sự phục hồi chế độ tỷ giá cố định.
- Do mức độ ảnh hưởng là khác nhau các nước đã áp dụng các chính sách phản ứng với cú sốc giá dầu là khác nhau
đã làm tỷ lệ lạm phát ở các nước chênh lệch nhau là đáng kể.
- Thâm hụt cán cân vãng lai cùng với suy thoái kinh tế đã đẩy mức thất nghiệp gia tăng ở hầu hết các nước.
Trang 44IMF hậu Bretton Woods
Tạo quyền rút vốn đặc biệt SDR
- IMF đã họp → “ Sửa đổi lần thứ nhất các điều khoản của IMF vào năm 1967”
- Tài sản dữ trữ mới được tạo ra bởi IMF có tên là “
Quyền rút vốn đặc biệt- Special Drawing Right-
SDR”
- Đặc điểm ???
Trang 45IMF hậu Bretton Woods
Hội nghị Jamaica 1976- sửa đổi lần thứ 2
- Tháng 1- 1976, những chi tiết “ Sửa đổi lần thứ hai các điều khoản của IMF” được soạn thảo tại cuộc họp hàng năm của IMF ở Kingston, Jamaica
- Hợp thức hóa chế độ tỷ giá thả nổi và đề ra mục tiêu tăng cường vị thế của SDR trong dự trữ quốc tế và
tuyên bố SDR trở thành tài sản dự trữ quốc tế chính
- Sự thừa nhận chính thức điểm chấm hết cho hệ thống Bretton Woods
Trang 46IMF hậu Bretton Woods
Đồng USD hùng mạnh trong những năm 1980- 1985Nguyên nhân???
Tháng 5- 1985, G5 ( Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Nhật) đã họp nhóm tại khách sạn Plaza → Hiệp định Plaza
Các nước đã cam kết hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa để USD tiếp tục giảm giá
→ Bằng cách nào???
Trang 47IMF hậu Bretton Woods
Tháng 2-1987 ở Paris, hiệp định Louvre ra đời → cácbên là duy trì dao động tỷ giá của USD với mác Đức vàyên Nhật trong biên độ là trên dưới 5%
Trang 48IMF hậu Bretton Woods
Sự rối loạn tiền tệ trong những năm 1990
- Tháng 10- 1989, sự sụp đổ của bức tường Berlin và đi đến thống nhất nước Đức được xem là sự khởi đầu
của sự hỗn loạn tiền tệ
- Sự rối loạn của đồng lira của Italy, đồng markka của Phần Lan, đồng krone của Thụy Sỹ, đồng peseta của Tây Ban Nha và một số các đồng tiền khác
- Căng thẳng trong quan hệ tỷ giá trong nội bộ ERM
Trang 49Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay
Hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có
điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hoá của các nước
Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực: đời sống - kinh -
tế xã hội của các nước
Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu từ 2005
Khả năng hợp tác tiền tệ trong các khu vực và trên thế
giới: Đông Nam Á, Đông Nam Á mở rộng và Châu Á
Trang 50Khả năng hợp tác tiền tệ của khu vực Đông
Trang 51Các tổ chức tài chính quốc tế
Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank
Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa
phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy
phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển
bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước
này
Bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên
Trang 52Các tổ chức tài chính quốc tế
1 Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): ( 27/12/1945) với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo.
2 Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA): (1960 ) chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo.
3 Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC): (1956) chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo.
4 Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID): (1966) một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
5 Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA): (1988) thúc đẩy FDI vào