DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATSTT | Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa | Arbitrage Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá 2 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3 BIDV RET Chương trình g
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
PHẠM THỊ HOẠT
VÀ PHAT TRIEN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
PHẠM THỊ HOẠT
Chuyên ngành: Tài chính — Ngân hang
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH XUÂN CƯỜNG
XÁC NHAN CỦA XÁC NHẬN CUA CHỦ TỊCH HD
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VAN
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dudi sự
hướng dẫn của thây giáo hướng dẫn khoa học Các số liệu và trích dẫn được sửdụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy
Trang 4LOI CAM ON
Đề hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này , tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội
-Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thay cô trường Đại học Kinh
tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Đinh Xuân Cường đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu dé hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những đóng
góp tận tình của quý thầy cô và các bạn
Trang 5TÓM TAT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Hoạt
Chuyên ngành: Tài chính — Ngân hàng
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hướng dẫn: TS Dinh Xuân Cường
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những van đề lý luận về hoạt độngKDNT của NHTM nói chung và đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV, đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriên Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và các tiêu
chí đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM.
Đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV trong thời gian vừa qua,
trong đó đặc biệt nhân mạnh đến những bat cập và nguyên nhân bắt cập
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả KDNT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam
Những đóng góp mới của luận văn:
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTM nói chung và
BIDV nói riêng.
Phân tích ảnh hưởng của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQHI3 banhành ngày 18/03/2013 đến hoạt động KDNT của NHTM
Nghiên cứu hoạt động KDNT liên quan đến thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại, hoạt động tín dụng.
Trang 6Đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV giai đoạn từ 2010 đến 2014.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT :¿22+t222+vtt2EExtttrrrvrrrrrrrrrrrrrrrrk iDANH MỤC BANG BIEU esscsssssesssssssesssssnesesssneceessnieeesssnneecessnceessneeeessnneesssees iiDANH MỤC CAC SO DO, BIEU DO, HINH cscssseessssessssseseessmesessnneeeesee iii
LOT NOI DAU ooo eeseeeesssssssessssssneceessnneecssnneseessnneceessnncessnnmesessnnmeeeesnnneceessnnseessnneseestens |
1 Vé tinh cap thiét ctta 8 1
1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn COU ee ceeeeceeceeseeseeeeceseesecseeeeeeceeaeseeeeeeeaeeeeneenaes 2 1.2 Luận văn hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau - ‹+ 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -:- 52 s+2x2E2EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEErErerkrrex 3
1.4 Phương pháp nghiên CỨU 2c 2c 2 3218211311391 1515 511115111111 1111 1111111 E1 xe 4
2 Kết cầu của luận văn -cc-¿++222EE2111112++12222211111111112.22221011111111 21210001 1 E11 5
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN
VE HOAT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TE CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên
cứu -. -1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Sự ra đời của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tỆ ¿+55 +2 *+++vxserserssess 9 1.2.2 Chức năng vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tỆ - ¿+ +5-52 12 1.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại - 13 1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTÌM 5c 5++++c+zssvsrersvsrree 23
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả 2- 22 2©E+EE£EE£EE2E12E1211271711211221711211 1121 xe 23
1.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu qua của hoạt động kinh doanh ngoại tỆ 24
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ 27
1.4.1 Nhân tố chủ quan - 2: + 1999 9EEEEE9EEEE15E15E121121121121121121121171111 21.1111 re 27 1.4.2 Nhân tố khách quan - ¿2+ +++++++++EE++EEEEEEEEEEEE211271127112712271127122712 221cc 31
CHUONG 2: PHƯƠNG PHAP LUẬN VÀ THIET KE NGHIÊN CỨU 36
2.1 Dia điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ¿+ 5+©5++++z+xtzterterrrterterrrerterrrre 36
P3 c0i 500120100 0 36
Trang 72.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tong hợp thống kê 2 2 z2 2x2 36
2.2.2 Phurong phap So 1.75 37
2.2.3 Phương pháp biéu đô, đỗ thị 2: ©5¿5s+2Et2E2EEE2E2EEE2E2EE2EEerxcrkrerree 38 2.2.4 Phương pháp chuyÊn gØ1a - «+ tt TH ng nh Hàng nh 38 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM 41
3.1 Giới thiệu về ngân hàng Dau tư và Phát triển Việt Nam ccccccerrrrre 4l 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn - 2-2 2 22 +2 E+E+2EE2EE2EEzE+zEzErxees 41 3.1.2 Cơ cầu tổ chức :-2+¿+2©++2221122221122211122211122111211112111121111.111 1 42 3.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIIDV ĂĂcSS S22 sec, 47 3.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển VIC 0 V 50
3.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tỆ - - 5552 +Sc‡++x+ersessersee 50 3.2.2 Phân tích các tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ;)0904.d 60
3.3.Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIIDV - 71
3.3.1 Danh gia vé kha năng hỗ trợ của hoạt động KDNT tới một số hoạt động kinh doanh khac tai BIDV 155 ((1áI_ 71
3.3.2 Kết quả dat QUOC ccececcccsccssessessessessessessessesesssessessesssssessesssssssssssesssssstsaseseeeeseess 76 3.3.3 Nhting iho KAA 77
CHUONG 4: GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA HOAT DONG KINH DOANH NGOẠI TE CUA NGAN HANG TMCP DAU TƯ VA PHÁT TRIEN VIỆT NAM oie ccccccscsssssssssssccescscscsescssusucscsessvasscsssssesssesssassssssssssessesescacssssssiteceeeeeaeacans 83 4.1 Mục tiêu va phương hướng cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV trong thời gian (11 83
4.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV 84
4.2.1 Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tỆ 84
4.2.2 Cung cấp miễn phí các dịch vụ kèm theo trong hoạt động KDNT 88 4.2.3 Mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường liên ngân hàng và thị trường quốc tế
Trang 84.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động KDNT 91
4.2.6 Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động KDNT tại BIDV 92 4.3 Một số kiến nghị
4.3.1 Đối với Ngân hang nhà nước 2-2-2 ©+++22++2EE£EEE2EEEEEEEEEEEerkrsrkrerkree 94 4.3.2 Một số kiến nghị với khách hàng - - 2 2£ S£+S£+EE+EE+2EE£EEZEEzExerxezrrerxee 99
KẾT LUẬN -2-©2¿2S 2EE92E122112712112112711211211111211211111 11121111 re 101
TÀI LIEU THAM KHẢO 5 5c tt EEEE2EEEE2EEE21111551112151112111151111 11111 xe 103
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
STT | Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
| Arbitrage Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá
2 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 BIDV RET Chương trình giao dịch mua bán ngoại tệ trực tuyến
4 DPRR Dự phòng rủi ro
5 DTNH Dự trữ ngoại hồi
6 ĐTTC Đâu tư tài chính
7 Expectation Sự kỳ vọng
8 Forward Nghiệp vụ ky han
9 Future Giao dịch hợp đông tương lai
10 GTCG Giấy tờ có giá
11 HSC Hội sở chính
12 KDNT Kinh doanh ngoại tệ
13 KDTT Kinh doanh tiền tệ
14 NH Ngân hàng
15 NHNN Ngân hàng Nhà nước
16 NHNNg Ngan hang Nong nghiép
17 NHTM Ngân hàng Thuong mại
18 NHTW Ngân hàng Trung ương
19 Option Giao dịch hợp đồng quyền chọn
20 QHKH Quan hệ khách hàng
21 Spot Nghiệp vu giao ngay
22 Swap Nghiệp vụ hoán đôi ngoại tệ
23 TTQT Thanh toán Quốc tế
24 TTNH Thị trường ngoại hồi
25 TCKT Tô chức kinh tê
26 TCTD Tổ chức tín dụng
Trang 10DANH MỤC BANG BIEU
STT| BANG NỘI DUNG TRANG
1 Bang 3.1 | Doanh sô mua ngoại tệ của BIDV từ năm 2010- 2014 52
2 Bảng 3.2 | Doanh số bán ngoại tệ của BIDV từ năm 2010- 2014 33
3 Bảng 3.3 Tổng doanh số mua ngoại tệ quy về USD và tỷ trọng 34
mua từng loại ngoại tệ/Tổng doanh số mua
4 Bảng 3.4 | Doanh số mua ngoại tệ từ năm 2010 -2014 55
5 Bảng 3.5 | Tông doanh sô bán ngoại tệ quy về USD va tỷ trọng bán 55
từng loại ngoại tệ/Tổng doanh số ban
6 Bảng 3.6 | Doanh sô bán ngoại tệ từ năm 2010 -2014 56
7 Bảng 3.7 | Doanh sô thực hiện hoạt động KDNT tại BIDV qua các năm 61
8 Bang 3.8 | Doanh số mua ngoại tệ của Hội sở chính so với doanh số 63
mua ngoại tệ của toàn hệ thống qua các năm
9 Bang 3.9 | Ty trọng doanh số mua ngoại tệ của Hội sở chính so với tông 63
doanh số mua ngoại tệ của toàn hệ thống qua các năm
10 | Bang 3.10 Doanh số bán ngoại tệ của Hội sở chính so với doanh sé 64
bán ngoại tệ của toàn hệ thống qua các năm
11 | Bang 3.11 | Ty trọng doanh số bán ngoại tệ của Hội sở chính so với tong 65
doanh số bán ngoại tệ của toàn hệ thống qua các năm
12 | Bảng 3.12 | Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hôi giai đoạn 2010 — 2014 68
13 | Bang 3.13 | Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 68
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ DO, BIEU DO, HÌNH
Hình
Sơ
TT đồ Nội dung Trang
1 1.1 | Lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn 15
2 1.2 | Minh họa về quy trình của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ 17
3 1.3 | Giá trị nhận được của mua quyền chọn mua 20
4 1.4 | Giá trị nhận được của ban quyền chọn mua 21
5 1.5 | Giá trị nhận được của mua quyền chọn bán 21
6 1.6 | Giá tri nhận được của bán quyền chọn bán 22
Sơ đồ
TT | Sơđồ Nội dung Trang
10 1.3 | Mô hình tô chức của hợp đồng tương lai 18
11 3.1 Co cau tô chức hệ thống 44
3.2 Cơ cấu tô chức của Hội Sở Chính 47
12 3.3 Phương án dành cho khách hàng 75
1H
Trang 12Biêu do
>
TT Biéu Nội dung Trang
, Doanh số mua va bán ngoại tệ tại BIDV qua các
10 Biéu 3.1 | - 61
năm
Tỷ trọng doanh số mua từng loại ngoại tệ của Hộilãi Biểu 3.2 | sở chính so với tổng doanh số mua từng loại 64
ngoại tệ của BIDV qua các năm
Ty trọng doanh số bán từng loại ngoại tệ của Hội
12 Biểu 3.3 | sở chính so với tổng doanh số bán từng loại ngoại | 66
tệ của BIDV qua các năm
IV
Trang 13LỜI NÓI ĐÀU
1 Về tính cấp thiết của đề tài
Nếu như trước đây thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại là từhoạt động tin dụng thì ngày nay, trong xu thé toàn cầu hóa nền kinh tế, thu nhập từnhững hoạt động dịch vụ hiện đại đã trở thành những nguồn thu nhập quan trọngđối với mỗi ngân hàng Tuy rằng thu nhập chính của các ngân hàng thương mại vẫn
từ hoạt động tín dụng nhưng cơ cấu thu nhập này có xu hướng thay đổi dần theohướng giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng và tăng tỷ trọng nguồn thunhập từ các hoạt động dịch vụ khác Trong số đó có hoạt động kinh doanh ngoại té
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam (BIDV) cũng như tại các NHTM khác hiện đang chiếm một vị trí quan
trọng, hỗ trợ khá nhiều cho các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tín dụng.
Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một tăng do xu thế hội nhập, giaolưu và buôn bán với các quốc gia khác ngày càng có xu thế tăng Hoạt động kinh
doanh ngoại tệ ngày càng trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn của BIDV
thông qua các hoạt động quản lý nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu của
các chỉ nhánh, quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi Doanh số kinh doanh
ngoại tệ tăng bình quân 30%/ năm, đảm bảo góp phan cân đối nguồn cho toàn hệthống và nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín dụng của ngân hàng Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam với lợi thế là ngân hàng có mạng lưới rộng trải khắpViệt Nam, là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối trên thịtrường Việt Nam có thé mạnh về nguồn ngoại tệ và kinh nghiệm nhiều năm tronghoạt động này, đồng thời cũng là ngân hàng đầu tiên ứng dụng chương trình giaodịch mua bán ngoại tệ trực tuyến (BIDV RET)
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) cũng gặp nhiều khó khăn
do sự biến động của hệ thống tài chính toàn cầu và sự thay đổi thường xuyên trong
việc ban hành chính sách quản lý hoạt động này ở Việt Nam Vì vậy Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừaqua Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV vẫn còn nhiều hạn chế:
Trang 14Thứ nhất, đó là tại HSC chưa thực hiện nghiệp vụ nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch
giá (arbitrage) với ngoại tệ Day là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân
hàng.
Thứ hai, xét duyệt chứng từ của BIDV còn quá rườm ra Chang hạn khi một giaodich giao ngay (spot) được xác nhận thì cán bộ trực tiếp giao dịch phải ký xác nhậnrồi đến trưởng phòng sau đó chuyên chứng từ qua bộ phận kế toán và thực hiệnthanh toán Đồng thời với quá trình đó thì máy tính đã phải chuyển xác nhận giaodịch cho các bộ phận như bộ phận kiểm soát rủi ro dé kiểm tra và tới bộ phận hé trợ
dé thực hiện kế toán nhưng vẫn phải chờ chứng từ giấy mới được thanh toán
Thứ ba, bộ phận kiểm soát rủi ro lẽ ra là bộ phận đóng vao trò trung gian thực hiện
hỗ trợ và kiểm soát các giao dịch của ngân hàng như hạn mức, nguồn vốn thì trên thực
tế bộ phận này ở BIDV chưa hoàn thành nhiệm vụ
Thứ tư, mạng lưới chi nhánh của BIDV quá lớn mà HSC phải thực hiện quan lytrong khi điều kiện công nghệ còn hạn chế Ví dụ như khi giao dịch với chỉ nhánh thì cán
bộ xác nhận ra giấy sau đó lại phải nhập giao dịch vào máy như vậy phải làm qua hai khâu
rat mat công
Thứ năm, kiểm soát rủi ro của BIDV trong kinh doanh ngoại tỆ còn rất yếu Hầunhư chưa có bộ phận này trong khi hoạt động KDNT thì phải đối mặt với rất nhiều
rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ gia.
Thứ sáu, sự phát triển trong thời gian gần đây chậm lại và dang dan mất đi vị thé
của một ngân hàng dẫn đầu trong KDNT
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập thì BIDV khó có thể giữ vững vị thế và pháttriển hoạt động kinh doanh ngoại tệ với những hạn chế đó
Nhận thức được nhu cầu quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngTMCP Pau tư và Phát triển Việt Nam” được chọn nghiên cứu
1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục dich nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những van dé lý luận vê hoạt động
KDNT của NHTM nói chung và đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV, đề
Trang 15xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam.
Nhiệm vu nghién cứu:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và các tiêu
chí đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM.
Đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV trong thời gian vừa qua,
trong đó đặc biệt nhân mạnh đến những bat cập và nguyên nhân bắt cập
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam
1.2 Luận văn hướng tới việc trả lời các cầu hỏi nghiên cứu sau
- Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ban hành ngày 18/03/2013 cóảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM nói chung và
BIDV nói riêng ?
- Đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý và các sản phâm của kinh doanh ngoại
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng cua đề tài: Những van đề liên quan đến KDNT và hoạt động
KDNT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phạm vi thực hiện của đề tài:
Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung phân tích hiệu quả hoạt động KDNTcủa BIDV từ năm 2010 đến nay Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giảcũng gặp một số hạn chế nhất định trong việc tiếp cận số liệu kinh doanh mangtính chất bảo mật của ngân hàng Do đó, một số dé liệu nhất định được sử dụng
Trang 16trong phân tích chưa được cập nhật và đề xử lý vấn đề này, tác giả giả định đánh
giá theo xu hướng biến động
Về không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu về hoạt động mua bán ngoại tệ của
NHTM nói chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói
riêng, các nghiệp vụ của nó và ảnh hưởng của hoạt động nay tới các hoạt động cho
vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế dé từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động KDNT.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành băng cách:
- Phương pháp thu thập số liệu : Theo dõi và thu thập thông tin về thực trạnghoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tiến hànhthu thập số liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng qua các trang web chính của
ngân hàng.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp thống kê : So sánh và phân tích các chỉ số
các năm đề thấy được sự biến động trong hoạt động KDNT của ngân hàng qua từng
năm Tổng hợp phân tích và đánh giá trên cơ sở những lý thuyết tài chính, kinh
doanh ngoại tệ Các thông tin được phân tích không đặt riêng biệt mà trên cơ sở đóđược so sánh dé tìm ra những bat cập cũng như các nguyên nhân bat cập Dựa trênnhững ton tại, hạn chế của hoạt động KDNT tại BIDV dé rút ra những định hướng
và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV
- Phương pháp biểu dé, đồ thị: Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu
cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phương pháp đồ thị dé tiếp tục phân tích Thông
qua các biểu đồ, đồ thị chúng ta có thé dé dang so sánh các chỉ tiêu tài chính dé đưa
ra các kết luận về hiệu quả KDNT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập và xử lý những đánh
giá, dự báo bang cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kinh
doanh nguôn vôn và tiên tệ của ngân hàng.
Trang 17Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả
năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống
kê các câu trả lời một cách khoa học Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những
dự báo khách quan về tương lai phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trênviệc xử lý có hệ thống các dự báo của chuyên gia
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
2 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh sách các từ viết tắt, danh sách các bảngbiểu và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 04 chương:
Chương 1: Tong quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngan hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG I: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE HOAT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TE CUA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Mặc dù hoạt động KDNT hiện nay với các nghiệp vụ thực hiện còn khá đơn
giản, tuy vậy hoạt động nay dang trở nên ngay cảng thu hút sự quan tâm và chú ý từ
các NHTM bởi hiệu qua mà hoạt động nay mang lai có thé tác động khá lớn đến các
ngân hàng Hoạt động KDNT tại BIDV trong thời gian qua từ những bước khởi đầu
bỡ ngỡ, dần dần đã có những dấu hiệu tích cực và đem lại kết quả kinh tế Tuynhiên, các nghiệp vụ KDNT van còn chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềmnăng và vị thế của ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt về
lĩnh vực ngân hàng hiện đại Vì vậy, nghiên cứu hiệu quả hoạt động KDNT có ý
nghĩa không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài Trên cơ sở
đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thích hợp để làm rõ đặc điểm của hoạt độngKDNT và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM, đồng thờiphân tích các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KDNT
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gan đây, dé tài hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã cónhiều nghiên cứu dưới dạng những tham luận, luận văn thạc sỹ, các nghiên cứu, bai
báo đăng trên các tạp chí uy tín trong nước.
Một số nghiên cứu, bài viết có giá tri cao về hoạt động kinh doanh ngoại tệnhư:
e Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tai Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Huyền Trâm(2011): Đề tài đi sâu nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM nóichung và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng,
các nghiệp vụ của nó và ảnh hưởng của hoạt động này tới các hoạt động cho vayngoại tệ, thanh toán quốc tế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động KDNT.
Trang 19e Luan văn thạc sỹ “Phat triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng” của tác giả Nguyễn Thị Tươi (2014): Đề tài làm rõkhái niệm đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và các tiêu chí đánh giá pháttriển hoạt động KDNT của NHTM, phân tích, đánh gia sự phát triển KDNT củaNgân hàng VPBank trong thời gian qua, trong đó đặc biệt nhân mạnh những bat cập
và nguyên nhân của những bất cập Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT
của VPBank nhăm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
e Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hốitại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần
Thanh Hà (2005) trên cơ sở nhận thức lý luận, qua thực trạng hoạt động kinh doanh
ngoại hồi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam dé đề xuất
một số giải pháp phù hợp với thực tế hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm góp phần vào côngcuộc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối
e© Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối củaNgân hàng TMCP Xuất Nhập Khau Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồ (2008)
đã phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Việt
Nam Eximbank Nhận ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanhngoại hối của ngân hàng Từ đó dé ra biện pháp nhằm giúp phòng kinh doanh tiền tệ
của Ngân hàng Việt Nam Eximbank kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và giữvững vị thế đứng đầu trong khối ngân hàng thương mại cô phần về lĩnh lực kinh
doanh ngoại hồi
e Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệtại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai
(2011) đã nêu được các giải pháp dé nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV
có thé ké đến là: Hoàn thiện va phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tạiBIDV, trong đó cần tập trung marketing, giới thiệu khách hàng sử dụng các sảnphẩm ngoại hối phái sinh tại ngân hàng; mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường
ngoại hôi liên ngân hàng và thị trường quôc tê; nâng cao chât lượng nguôn nhân
Trang 20lực Ngoài ra luận văn này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và cácdoanh nghiệp XNK nhằm mở rộng môi trường kinh doanh và tiềm năng hoạt động
KDNT cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.
e Đặc biệt là luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Công Giảng (2007) về “Một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngTMCP Xuất Nhập khâu Việt Nam” Trong luận văn này, tác giả đã nêu được nhữngkhái niệm cơ bản về kinh doanh ngoại tệ đồng thời cũng đi sâu phân tích các tiêuchí đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ và đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên khiphân tích về các đối tượng tham gia vào việc trên thị trường hối đoái thì tác giả đãkhông đề cập đến các cá nhân mà chỉ đề cập đến các tô chức tài chính: Ngân hàngtrung ương, ngân hàng thương mại, các công ty và định chế tài chính phi ngân hàng,các nhà môi giới (broker) Việt Nam là một nước có lực lượng lao động déi dao, gia
rẻ, hàng năm Việt Nam thu về hàng tỷ USD kiều hối (Năm 2012 ước tính dat 9,2đến 9,5 tỷ USD, nguồn cafef.vn), thi các cá nhân cũng là một đối tượng tham giatrên thị trường hối đoái Mặt khác, với trình độ phát triển ngày càng nâng cao, các
cá nhân đã dần dần có thể trực tiếp tham gia vào kinh doanh ngoại tệ như tham gia
kinh doanh ngoại tệ qua mạng như giao dịch Forex
Như vậy có thê thấy các tác giả nói trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứuviệc phát triển và mở rộng hoạt động KDNT tại các NHTM mà chưa di sâu vàophân tích các tiêu chí về hiệu quả hoạt động KDNT, đặc biệt chưa có công trìnhnghiên cứu nào đồng cấp nghiên cứu hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014
Một số vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến và được giải
quyết trong Luận văn: “Hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam ”, đó là:
- Cac tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTM nói chung va
BIDV nói riêng.
- _ Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ban hành ngày 18/03/2013 có
ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động KDNT
Trang 21- Nghiên cứu hoạt động KDNT liên quan đến thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại, hoạt động tín dụng.
- _ Đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV giai đoạn từ 2010 đến 2014
Ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, còn nhiều công trìnhnghiên cứu của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã cung cấp nhữngluận cứ, luận chứng, những đữ liệu rất quan trọng về hoạt động KDNT Những kết quả
nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo
trong quá trình hoàn thành luận văn nay.
Tôi hy vọng với những kiến nghị được đề cập trong luận văn sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam trong thời gian tới
1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Sự ra đời của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát trién, nhu cầu trao đổi hang hóa ngày càng
cao, việc trao đổi hàng hóa đã diễn ra khỏi biên giới quốc gia Trao đổi mua bán
hàng hóa giữa các quốc gia với nhau đòi hỏi việc thanh toán giữa các cá nhân, tôchức của một quốc gia này với một quốc gia khác, nghĩa là phát sinh ra việc trao đôi
mua bán đồng tiền giữa các quốc gia Mỗi quốc gia có đồng tiền của riêng mình thê
hiện sức mạnh và khả năng tài chính của mỗi quốc gia Khả năng về tài chính củamỗi một quốc gia thể hiện thông qua sức mạnh của đồng tiền mà quốc gia đó sử
dụng Sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế, trong xu hướng toàn cầu hóa
với những chính sách mở cửa thu hút đầu tư dựa trên những lợi thế so sánh về tỷ lệlợi tức kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của dau tư quốc tế Thương mại quốc tế và
đầu tư quốc tế, biểu hiện của một nền kinh tế mở là hai nhân tố chính tạo điều kiện
cho kinh doanh ngoại tệ ra đời và phát triển.
Tại Việt Nam, khái niệm ngoại hối được đề cập trong khoản 1, điều 4, Pháp
lệnh ngoại hối sửa đổi, bé sung ngày 18 tháng 03 năm 2013 của Ủy ban thường vụ
quôc hội: Ngoại hôi bao gôm:
Trang 22- Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và đồng
tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi làngoại tệ).
- Phương tiện thanh toán bang ngoại tệ như séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi
nợ, hồi phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu Chính phủ, trái phiếucông ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia, vàng trên tài khoản ở nước ngoàicủa người cư trú, vàng dưới dang khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào
và mang ra khỏi lãnh thô Việt Nam
- Đồng tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hop
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thé Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh
toán quốc tế
Như vậy, ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong
thanh toán quốc tế Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn dé chi trả
Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại
tệ, vàng tiêu chuan quốc tế, đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trong thực tế, người
ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tỆ.
Khái niệm ngoại tệ được đề cập tại điểm a khoản 1, điều 4, Pháp lệnh ngoạihối sửa đổi, bổ sung ngày 18 thang 03 năm 2013 của Ủy ban thường vụ quốc hội,theo đó ngoại tệ là “đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu vàđông tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực”
Khái niệm thị trường ngoại hối trong hoạt động ngoại thương quốc tế, thanhtoán là khâu cuối cùng của giao dịch Việc thanh toán thường liên quan đến 2 loạitiền, một của bên bán và một của bên mua với tên gọi va tri giá khác nhau Cacthương gia phải tính toán để chuyên đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền mà bênđối tác yêu cầu thanh toán Thị trường ngoại hối chính là nơi diễn ra các hoạt động
10
Trang 23mua bán, trao đôi các đồng tiền khác nhau phục vụ cho nhu cầu này của các thương
gia.
Như vậy, một cách tổng quát "Thị trường ngoại hối là nơi điễn ra việc mua,
bán các đồng tiền khác nhau" (Nguyễn Văn Tiến, 2010)
Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngânhàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), nên theo nghĩa hẹp thì thịtrường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thi trường
Interbank.
Như vậy, thị trường ngoại hối là nơi thực hiện các giao dich mua, ban,
chuyên đổi các loại ngoại tệ và phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ trong đó
giá cả mỗi đồng được quyết định bởi nhiều yếu tố Có sự tồn tại của thị trường
ngoại hối là do các quốc gia độc lập đều muốn giữ chủ quyền trong việc sử dung và
kiểm soát đồng tiền của mình Một khi các quốc gia còn muốn duy trì độc lập vềkinh tế của mình thì thị trường hối đoái còn tồn tại và phát triển Nếu trên toàn thégiới chỉ sử dụng một đồng tiền chung thì hoạt động mua bán các đồng tiền khácnhau sẽ bị triệt tiêu và theo đó, thị trường ngoại hối sẽ không tôn tại
KDNT theo nghĩa rộng được hiểu là tất cả các hoạt động kinh doanh có liên
quan yếu tố tiền tệ quốc tế, mang lại lợi nhuận như mua ban ngoại tệ, cho vay và
huy động vốn băng ngoại tệ
KDNT theo nghĩa hẹp được hiểu là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhaunhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ Ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuậntrực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
Từ khái niệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên có thể rút ra một số đặc
trưng của hoạt KDNT như sau:
Thứ nhất, là hoạt động KDNT gắn chặt với các hoạt động thương maiquốc tế Bởi hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên quan đến việc mua bán các ngoại tétrên thị trường Mà các loại ngoại tệ được các doanh nghiệp chủ yếu giao dịch thôngqua hoạt động thương mại quốc tế Ngoài ra trong một số trường hợp ngoại tệ đượcdùng làm phương tiện cất giữ giá trị hay đầu cơ Tuy nhiên, hoạt động này rất ít và
11
Trang 24nó chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong các giao dịch ngoại tệ và được thực hiện
chủ yếu bởi các cá nhân
Thứ hai, là hoạt động KDNT gắn chặt với tỷ giá Ty giá phản ánh biến động
của các loại ngoại tệ nên dé thực hiện thành công hoạt động này cần theo sát cácbiến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ quốc tế
Thứ ba, hoạt động KDNT là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Một trong
những đặc trưng của họat động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động
KDNT nói riêng đó là có chứa đựng rất nhiều rủi ro Các rủi ro chủ yếu mà hoạtđộng KDNT phải đối mặt là rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất Ngoài ra còn mốt số rủi
ro khác nhưng có ít tác động đến hoạt động KDNT đó là rủi ro thanh khoản, rủi rođạo đức, rủi ro tín dụng Đề phòng ngừa rủi ro thị trường các NHTM thường sử
dụng các công cụ thị trường phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi
suất, hơp đồng quyền chọn để làm cân bằng trạng thái luồng tiền và cố định cácmức tỷ giá và lãi suất giao dịch
1.2.2 Chức năng vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra càng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụngngoại tệ trong thương mại quốc tế ngày càng lớn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàngngày càng gay gắt thì vai trò của KDNT càng quan trọng không chỉ đối với riêngbản thân các NHTM, mà KDNT còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, KDNT giúp doanh nghiệp có thé tiếp cận nhiều nguồn
ngoại tệ dé dang, góp phan thúc đây các hoạt động xuất nhập khâu, thương maiquốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcũng như sự phát triển của nền kinh tế Ngoài ra nhờ vào hoạt động KDNT cácdoanh nghiệp có thể sử dụng như một công cụ để phòng ngừa rủi ro liên quan đếnngoại hồi
Đối với bản thân Ngân hàng thương mại, hoạt động KDNT ngày càng có vai
trò quan trọng.
Thứ nhất, KDNT đem lại lợi nhuận cho ngân hàng KDNT thông qua việcmua ban dé hưởng chênh lệch ty giá hay thông qua việc đầu cơ dựa trên những dự
12
Trang 25báo về biến động lãi suất có thé đem lại những khoản lợi nhuận đáng ké cho ngânhàng.
Thứ hai, KDNT mở rộng họat động của ngân hàng thông qua việc thúc đây
và tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Rõràng rằng nếu một ngân hàng không có đủ trạng thái ngoại tệ cần thiết hay khônghuy động đủ lượng ngoại tệ cần thiết thì sẽ rất khó có thể giúp các doanh nghiệpxuất nhập khâu thanh toán hay làm ngân hàng đại lý, ngân hàng chiết khấu trong
phương thức tín dụng chứng từ Ngoài ra việc đáp ứng nhu cầu thu mua ngoại tệ
giúp các cá nhân trong việc học tập, công tác cũng như di lịch, qua đó cũng góp
phần tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu chênh lệch tỷ giá mua và bán.Với những hoạt động như vậy giúp ngân hàng mở rộng hoạt động đồng thời làmtăng vị thế cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường
Thứ ba, KDNT giúp ngân hàng phòng chong rủi ro và tăng khả năng cạnh
tranh Thực hiện việc KDNT là một cách thức đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
ngân hàng nhằm phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nhằmphục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tăng khả năng cạnh tranh của ngânhàng trên thị trường Hơn nữa ngân hang cũng có thé xử lý một cách linh động hon
trước những biến động của đồng nội tệ
1.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng được diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực
về mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ Trong phạm vi giới hạn,luận văn chỉ xét đến hoạt động mua và bán ngoại tệ liên quan đến thanh toán quốc tế cho
khách hàng nhằm mục đích thanh toán hoạt động xuất nhập khâu, đầu tư, thông qua các
giao dịch ngoại tệ Có 5 nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chính của các ngân hàng thương
mại như sau:
e Giao dich giao ngay (Spot) Giao dich giao ngay:
13
Trang 26Giao dịch giao ngay là giao dịch mà việc chuyên giao giữa các đồng tiền
được thực hiện trong vòng 2 ngày ké từ ngày ký kết hợp đồng Thị trường giao ngayđược biết đến như là một thị trường rất lớn và sôi động với khối lượng tiền cực lớn
luân chuyền qua thị trường
Thị trường giao ngay bao gồm 2 thị trường là thị trường bán buôn và thịtrường bán lẻ Thị trường bán buôn có doanh số lớn hơn rất nhiều so với thị trường
bán lẻ do đó thông thường người ta coi thị trường giao ngay là thị trường bán buôn.
Ngoài ra thị trường bán buôn này cũng được gọi là thị trường liên ngân hàng vì thị
trường này thực hiện giao dịch giữa các ngân hàng với nhau và mỗi một giao dịch
với khối lượng rất lớn Còn với thị trường bán lẻ thì giao dịch thực hiện giữa ngân
hàng với các khách hàng lẻ Tỷ giá được hình thành trên thị trường bán buôn hay thị trường liên ngân hàng gọi là tỷ giá bán buôn hay tỷ giá liên ngân hàng do các ngân
hàng trực tiếp giao dịch với nhau và do mức cung cầu trên thị trường mà tạo nên tỷ
giá này Dựa trên cơ sở tỷ giá này thì các ngân hàng sẽ quy dịnh tỷ giá bán lẻ áp
dung cho khách hàng lẻ So với tỷ giá bán buôn thì độ rộng (spread) của ty giá bán
lẻ rộng hơn (khoảng cách giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua của ngân hàng) Các ngân
hàng không nhất thiết phải tham gia giao dịch liên ngân hàng thì mới có được tỷ giá
bán lẻ mà có thể cập nhập số liệu giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thông qua
một mang máy tính nối mạng với nhau dé có thé đưa ra tỷ giá bán lẻ của ngân hàng.
Đối với các giao dịch giao ngay, lãi và lỗ được xác định trên cơ sở tính giá trị
luồng tiền ròng cuối ngày ứng với tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.
Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch gia (Arbitrage):
Nghiệp vụ này là một dạng của nghiệp vụ giao ngay Theo nghĩa đơn giản thìđây là việc sử dụng chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau dé thu lợi thông
qua việc mua và bán ngoại tệ.
Nghiệp vụ này được tiến hành thông qua việc mua bán ngoại tệ đồng thờitrên các thị trường ngoại hối khác nhau theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ và bán ở nơidat hay mua với tỷ giá thấp và bán với ty giá cao
14
Trang 27Nghiệp vụ này có hai cách thực hiện giao dịch đó là kinh doanh đơn giản và kinh doanh phức tạp Kinh doanh đơn giản được thực hiện thông qua việc mua bán
trên 2 thị trường khác nhau trong cùng một thời điểm Kinh doanh phức tạp thực hiệnthông qua nhiều thị trường mà thông thường là 3 thị trường
e Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch được thảo thuận ngày hôm nay nhưng việc
thực hiện giao dịch là vao một ngày trong tương lai với mức tỷ giá đã thỏa thuận
trước, thông thường ngày trong tương lai thường là 30, 60, 90, 120 hay 180 ngày.
Các yếu té tác động đến ty giá kỳ han:
- _ Chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền
- Lam phát cũng là yếu tố tác động đến ty giá kỳ hạn: giả sử tỷ giá giữa 2 đồngtiền 1A = 1B Nếu tiền của nước B bị lam phát 10% còn nước A thì không bị lạmphát Vậy tiền nước B giảm giá trị 10% tức là tỷ giá kỳ hạn sau một năm sẽ có thêm
10% với đồng tiền bị mất giá, lúc này 1A=1,1B.
- Sự kỳ vọng (Expectation): sự kỳ vọng với biến chuyên tương lai của 1 đồngtiền cũng làm thay đổi ty giá giữa 2 đồng tiền dù yếu tố này mang tính chủ quan
Lợi nhuận Lợi nhuận
Vị thế mua Vị thế bán
Hình 1.1: Lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn
Các giao dịch kỳ hạn được áp dụng khá phổ biến trong các ngân hàng
NHTM có thé thực hiện giao dịch kỳ hạn nhằm phục vụ đối tượng khách hàng là
các công ty xuất nhập khẩu dé họ có thé bảo hiểm cho các khoản thu nhập hoặc các
15
Trang 28khoản chỉ nhập khâu của họ Trên thị trường kỳ hạn các NHTM còn là những nhà
kinh doanh chênh lệch giá với mục dich tạo lợi nhuận nhưng không chiu rủi ro trên
cơ sở sự chênh lệch về lãi suất và điểm kỳ hạn
Kết quả kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn cũng được xác định vào cuối ngày giaodịch Kết thúc ngày giao dịch, các ngân hàng có trạng thái ngoại hối ròng của cáchợp đồng còn hiệu lực với những ngày giá trị khác nhau Kết quả kinh doanh có thểđược tính dựa trên giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều đượcthanh lý ngay lập tức và tỷ giá được áp dụng để định giá lại là tỷ giá kỳ hạn lúc
đóng cửa của ngay giao dịch hôm đó.
¢ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là việc mua và bán ra một đồng tiền nhất địnhvới cùng một khối lượng nhưng ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác
nhau hay nói cách khác giao dịch hoán đôi ngoại tệ là sự kết hợp của một giao dịch
giao ngay và một giao dịch kỳ hạn với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo 2 chiều
trải ngược nhau.
Một hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có những đăc điểm sau:
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng thờitại ngày hôm nay.
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền trong hợp đồng hoán đổi là giống
nhau Vì thế giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho ngân hàng nên
tránh được rủi ro ty gia.
- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và bán ra là khác nhau vì thế mà có độ
lệch vê mặt thời gian với luông tiên khiên cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suat.
16
Trang 29(vn Muốn
có USD có Yên
Đang giữ đồng Đang giữ
Yên | déng USD
Hoan déi ngoại tệ giữa hai bên Sau một thời gian nhất định, số
theo tỷ lệ thỏa thuận tiên đó sẽ được hoán đôi ngược
trở lại như ban dau
Hoán đối tiền tệ giúp các công ty có thể huy động được vốn với lãi suất thấp hơn Lãi
suất này tùy thuộc vào từng loại ngoại tệ đang nắm giữ.
Hình 1.2: Minh họa về quy trình của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Ty giá hoán đổi phan ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi mà tại đó ngânhàng đồng ý hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao
dịch kỳ hạn.
Do đó: Tỷ giá hoán đổi = Điểm hoán đổi = Điểm kỳ han
Tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn nên có thê viết:
Tỷ giá hoán đổi = tỷ giá giao ngay — tỷ giá kỳ hạn
Trong một cặp ty giá hoán đổi, nếu tỷ giá hoán đổi đứng trước lớn hơn tỷ giáhoán đổi đứng sau thì có nghĩa là ngân hàng sẵn sàng mua kỳ hạn tại mức giá giao
ngay trừ đi ty giá hoán đổi đứng trước và sẵn sàng bán kỳ hạn tỷ giá hoán đổi đứng
trước mà nhỏ hơn ty giá hoán đôi đứng sau Ngược lại, nếu tỷ giá hoán đổi đứng trước
17
Trang 30mà nhỏ hon tỷ giá hoán đổi đứng sau thì ngân hang sẵn sang mua kỳ hạn tại mức ty giágiao ngay cộng với tỷ giá hoán đổi và sẵn sàng bán kỳ hạn tại mức tỷ giá giao ngay
cộng với tỷ giá hoán đổi đứng sau.
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ không chỉ được ứng dụng trong KDNT để kiếmlời mà còn được ứng dụng rộng rãi trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá và tín dụng quốc tế
e_ Giao dịch hợp đồng tương lai (Future)
Giao dịch hơp đồng tương lai là việc hai ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với
khách hàng thỏa thuận về việc mua bán ngoại tệ trong tương lai tại một mức tỷ giá
có định thỏa thuận ngày hôm nay
Tiền Tiền
Mua HD Cong ty thanh toan » Bán HD
tuong lai bu trừ lq——————————— tương lai
Tài sản cơ sở Tài sản cơ sở
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của hợp đồng tương laiGiao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung, các hợp đồngđều được tiêu chuẩn hóa và chỉ giới hạn trong một sỐ ngày giá trị Trên Hội sở
chính có các nhà thanh toán bù trừ, họ hạch toán các khoản lỗ lãi của các bên mua,
bán vào số tiền ký quỹ của các bên Dé tránh rủi ro cho nhà thanh toán bù trừ khi
giá tăng hoặc giảm qua mức Nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh kýquỹ bé sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào
đó.
Các hợp đồng tương lai thường được dùng vào mục đích phòng ngừa rủi ro.Với hợp đồng tương lai mua bán ngoại tệ được thỏa thuận giữa các bên mua, bánvào thời điểm hợp đồng đến hạn là cô định do đó các bên có thê tránh được những
ảnh hưởng của sự lên xuống của tỷ giá trong tương lai Điều này rất có ý nghĩa với
nhà kinh doanh trong bối cảnh tỷ giá biến động liên tục khó dự báo
Ngoài ra, hợp đồng tương lai cũng được sử dụng vào mục đích đầu cơ kiếmlợi nhuận thông qua sự dự đoán về tỷ giá trong tương lai
18
Trang 31e_ Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)
Giao dịch quyền chọn ngoại tệ được thực hiện thông qua việc ký kết các hợpđồng quyền chọn Một hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua hợp đồng
có quyền mua hoặc bán một đồng tiền với một đồng tiền khác tại một mức ty giá cỗđịnh đã thỏa thuận trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định
Như vậy trong một hợp đồng quyền chọn thì người mua hợp đồng có quyềnthực hiện hợp đồng mua hay bán một loại tiền tệ khi đến hạn nếu tỷ giá lúc đó là cólợi cho họ còn nếu tỷ giá bất lợi thì người mua có thể sẽ không thực hiện hợp đồng,nhưng người mua sẽ phải mat phi để mua quyền Còn đối với người bán, anh takhông có bat cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sảng tiễn hành giao dịch theo ýđịnh của người mua và sẽ thu phí mở quyền từ người bán Ý nghĩa trên chỉ áp dụngcho trường hợp người mua hợp đồng quyền chọn đầu tiên (cũng là người yêu cầu
mở hợp đồng) nắm giữ hợp đồng đến khi đáo hạn mà không bán hay chuyên
nhượng hợp đồng cho người khác.
Giống như bat cứ một hợp đồng kinh tế nào, bao giờ cũng có một bên mua
và một bên bán nên sẽ có người bán hợp đồng và người mua hợp đồng Vì hợp đồng
này luôn có quyền chọn bán và quyền chọn mua nên sẽ có người bán hợp đồng chọn
mua hoặc hợp đồng chọn bán và người mua hợp đồng chọn mua hoặc hợp đồng
chọn bán.
Có 2 loại quyền chọn cơ bản là quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọnkiểu Mỹ Quyền chọn kiểu Châu Âu thì việc thực hiện quyền chỉ có thể khi hợpđồng đến hạn Còn quyền chọn kiêu Mỹ có thể thực hiện hợp đồng bat cứ lúc nàotrong thời gian hợp đồng còn hiệu lực đến lúc đáo hạn
Gọi T là thời điểm đáo hạn, S+ là gia thị trường của tài sản cơ sở vao lúc đáo
hạn, X là giá thực hiện va V7 là giá trị nhận được của quyền chọn vào lúc đáo hạn
Mua quyên chọn mua:
Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tải sản cơ sở vớigiá X Nêu mua trên thị trường, người mua sẽ trả với gia Sy.
19
Trang 32Trường hợp S; >X, nếu thực hiện quyền người mua sẽ mua tải sản cơ sở vớigiá X, trong khi nếu ra thị trường thì phải mua với giá Sr> X Khoản lợi thu được là
S; — X> 0 Như vậy, nếu S;>X, người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền và
nhận được giá tri Vr = Sr— X.
Trường hợp S; <=X nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sởvới giá X, trong khi nếu ra thị trường thì phải mua với giá S; < X Như vậy, nếuS; <= X người mua quyền chọn sẽ không thực hiện quyền và nhận giá tri V7 = 0
Hình 1.3: Giá trị nhận được của mua quyền chọn muaBán quyên chọn mua:
Vào lúc đáo hạn, nếu S;> X thì người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện
quyền, tức là mua tài sản cơ sở Người bán quyền chọn mua sẽ phải bán tai sản cơ
sở cho người mua quyền ở mức giá X, trong khi lẽ ra có thé bán ra thị trường vớigiá Sr Người bán quyền chon mua bị lỗ S+ —- X, hay nhận được giá tri Vị = X- Sr
Nếu S+ <= X, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và như vậy thigiá trị mà người bán quyên chọn mua nhận được là V7 =0.
20
Trang 33Hình 1.4: Giá trị nhận được của bán quyền chọn mua
Mua quyên chọn bán:
Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyên, người mua quyền chọn ban sẽ bán tài
sản cơ sở với giá X Còn nếu bán trên thị trường thì mức giá 1a Sr
Trường hợp S; >= X Nếu thực hiện quyền người mua quyền chon bán sẽbán tài sản cơ sở với giá X, trong khi nếu ra thị trường thì sẽ bán được với giáS;>= X Nếu S; >= X, người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền và
nhận giá trị Vr= 0.
Trường hợp Sy <X, nếu thực hiện quyền người mua quyền chon bán sẽ bán
tài sản cơ sở với giá X trong khi ra thị trường thì phải ban với giá Šr< X Nhu vậy
nếu Sr < X, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và nhận gia tri Vị
=X-T Giá trị nhận được
Hình 1.5: Giá trị nhận được của mua quyền chọn bán
21
Trang 34hay nhận được giá tri Vr= Sr — X.
Hình 1.6: Giá trị nhận được của bán quyền chọn bánViệc thanh lý hợp đồng quyền chọn được gọi là thực hiện quyền chọn Tỷ giá
áp dụng khi thực hiện quyền là tỷ giá quyền chọn Tỷ giá này không chỉ phụ thuộc
vào cung cau trên thị trường mà còn phụ thuộc vào mức phí của quyền chọn là cao
hay thấp Mức phí của hợp đồng quyền chọn phải là một mức phí phù hợp sao cho đủ
bù đắp rủi ro về tỷ giá xét từ góc độ của người bán và phải phù hợp không quá đắt xét
từ góc độ của người mua Nếu khi hợp đồng đáo hạn mà giao dịch không xảy ra thì
chỉ có một khoản phí được thực hiện.
Các hợp đồng quyền chọn cũng thường được sử dụng dé phòng ngừa rủi ro
tỷ giá, vì cũng giống như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay tương lai hợp đồng
quyền chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thỏa thuận trước nên
các bên tham gia có thê tránh được tôn thất do sự biến động của ty giá
Ngoài ra giao dịch quyền chọn cũng được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ.Trong trường hợp này thì hợp đồng quyền chọn có ưu thế hơn so với các hợp đồng
22
Trang 35khác Vì người mua có quyên tiên hành giao dịch nêu thây có lợi cho mình và
không tiến hành giao dịch nếu thấy tỷ giá biến động bat lợi nếu thực hiện giao dịch
1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM
1.3.1 Quan niệm về hiệu qua
Trước khi bàn về hiệu quả hoạt động KDNT ta cùng nhau xem xét quanniệm hiệu quả Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào
Nhà kinh tế học Adam Smith cho răng: "Hiệu quả là kết quả đạt được tronghoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Như vậy, hiệu quả được đồngnghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thê do tăng chỉ phí mởrộng sử dụng nguôn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khácnhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả
Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương đốigiữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó Ưu điểm của quan điểm này là phảnánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế Tuy nhiên chưa biểu hiện được
tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phản ánh được hết mức độ chặt
chẽ của mối liên hệ này
Từ các quan điểm trên có thé hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là
phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn ) để
đạt được mục tiêu xác định Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh
gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra dé xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồnlực xác định có thé tạo ra ở mức độ nao
Đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, mục tiêu chủ yếu là gia tăng
lợi nhuận Với xu thế phát triển của nền Ngân hàng hiện đại, hoạt động KDNT làmột trong số những hoạt động kinh doanh không thể thiếu ở mỗi ngân hàng
Hiệu quả hoạt động KDNT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực (doanh thu, lợi nhuận, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại
tệ) dé đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai dai
23
Trang 36lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao Ở đây đa dạng hóa hoạt động KDNT bao
gồm sự đa dạng các loại hình sản phẩm nghiệp vụ hàng hóa phái sinh, đa dạng vềđối tượng khách hàng, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần
Đề hiểu một cách toàn diện về hiệu quả hoạt động KDNT, chúng ta cần phântích dựa trên hệ thống các chỉ tiêu định lượng và định tính dé đánh giá
1.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đề đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của các NHTM người ta thường căn
cứ vào năm tiêu chí là: doanh số thực hiện, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng,
quy mô hoạt động kinh doanh và việc mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác
1.3.2.1 Doanh số thực hiện
Một trong những tiêu chí đầu tiên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của bất
cứ một doanh nghiệp hay một NHTM phải ké đến doanh số thực hiện của hoạt động
kinh doanh đó Hoạt động KDNT cũng không phải là một hoạt động kinh doanh
ngoại lệ Đề đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một NHTM,
điều đầu tiên chúng ta có thể xem xét đó là doanh số mua và bán ngoại té của
NHTM Thông thường khi doanh số mua và bán ngoại tệ tăng trưởng so với nhữngnăm trước đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã ngày một phát triển, đem lạihiệu quả cao cho ngân hàng Đương nhiên không phải lúc nào doanh số mua, bán
ngoại tệ cũng thê hiện hiệu quả của hoạt động KDNT bởi đôi khi những yếu tố này
phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường tiền tệ, đồng thời cũng gián tiếp chịu
tác động từ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tuy vậy nếu hiểu theo
một cách đơn giản, khi doanh số mua và bán tăng, nghĩa là doanh thu từ hoạt độngnay cũng tăng do ngân hàng có thé thu được phí từ khách hàng khi thực hiện hoạtđộng KDNT Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã đạt hiệu quả nhất
định.
13.22 Lợi nhuận
Tiêu chí thứ hai có thể dùng dé đánh giá hiệu quả KDNT đó là lợi nhuận Tất
cả các doanh nghiệp khi kinh doanh đều coi lợi nhuận là một trong rất nhiều tiêu chí
24
Trang 37đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình Trong hoạt động KDNT cũngkhông ngoại trừ điều này bởi một trong những mục tiêu của các ngân hàng khi thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh đó là thu lại được lợi nhuận Lợi nhuận mà các ngân
hàng thu được từ hoạt động KDNT có thể đến từ việc: chênh lệch tỷ giá, thu phí
dịch vụ từ khách hàng
1.3.2.3 Sự hài lòng của khách hàng
KDNT thực chất cũng là một hoạt động dịch vụ để đảm bảo chắc chắn việc
thực hiện thanh toán các hợp đồng ngoại thương cho các khách hàng của ngân hàngmột cách trôi chảy, thỏa mãn tối đa các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Bắt
kỳ khách hang nào khi đến ngân hàng dé thực hiện giao dịch cũng đều kỳ vọng sẽđược ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của mình Các yêu cầu của khách hàng là rất
đa dạng và khác nhau Nhu cầu đó bao gồm VIỆC gui vốn, vay trả nợ thuận tiện, việc
sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các thông tin mà ngân hàng đó mang lại Như vậy,
một khách hàng đến giao dịch mua bán ngoại tệ với ngân hàng không phải chỉ vì giá
ngoại tệ ở đó rẻ hơn ngân hàng khác, mà còn xem ngân hàng đó có thỏa mãn được
mọi nhu cầu hợp lý của mình hay không Như vậy, ở điểm này, hiệu quả của hoạtđộng KDNT được xem xét khi ngân hàng có khả năng cung cấp đầy đủ lượng ngoại
tệ khi khách hàng có nhu cầu mua hợp lý và khả năng mua hết số ngoại tệ khi khách
hang có nhu cau bán.
1.3.2.4 Quy mô thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Quy mô thực hiện hoạt động KDNT mà tác giả dé cập ở đây do là trên
phương diện nguồn nhân lực được huy động dé thực hiện việc KDNT, số lượng đối
tác thực hiện giao dịch trên thị trường tiền tệ, số lượng ngoại tệ thực hiện trong hoạt
động KDNT.
Khi đề cập đến số lượng nguồn nhân lực sử dụng trong hoạt động KDNT,không han có nghĩa là một NHTM cứ có nhiều người tham gia vào hoạt động nàythì hiệu quả hoạt động này cao Trong van dé nay, chúng ta có thé hiểu được rằng,khi việc thực hiện hoạt động KDNT đem lại kết quả tốt, khả quan cho ngân hàng,đồng thời ngân hàng nhận thức được hiệu quả do hoạt động này mang lại thì quy
25
Trang 38mô nguồn nhân lực sử dụng vào hoạt động này cũng sẽ được chú trọng tập trung
tăng cường nhiều hơn dé đáp ứng được với sự phát triển của hoạt động này
Bên cạnh đó việc mở rộng thêm các đối tác thực hiện hoạt động KDNT cũng
phan nào đó thé hiện hiệu qua của hoạt động này bởi lẽ khi có thêm nhiều đối tácnghĩa là chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham khảo giá dé xác định mứcgiá tốt nhất để thực hiện Không những thế, việc mở rộng các đối tác cũng sẽ đồngnghĩa với tăng nguồn cung và cầu ngoại tệ, giúp cho hoạt động này hiệu quả hơn
Cuối cùng quy mô thực hiện hoạt động KDNT còn bao gồm số lượng ngoại
tệ mà ngân hàng đó thực hiện Càng nhiều loại ngoại tệ được thực hiện càng giảm tỷ
lệ rủi ro trong việc thay đổi ty giá của các loại tiền tệ Tuy nhiên, đây không phải làyếu tố quá quan trọng vì trên thực tẾ, trong hoạt động thanh toán quốc té, phan lon
các giao dịch được diễn ra thông qua các loại ngoại tệ mạnh, do vậy phần lớn nhu
cầu ngoại tỆ đều tập trung chủ yếu vào các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR,
JPY
1.3.2.5 Mở rộng mạng lưới khách hang và đối tác
Khi các nhu cầu của khách hàng được ngân hàng đáp ứng thì lượng kháchhàng đến ngân hàng sẽ ngày càng tăng lên, mạng lưới khách hàng càng được mở
rộng Thực hiện tốt các nghiệp vụ KDNT là một trong những chính sách của bat ky
một ngân hàng nào nhằm tăng cường va mở rộng quan hệ với khách hàng Thêmvào đó, khi một ngân hàng thực hiện hoạt động KDNT với các đối tác khác, điềunày đồng nghĩa với việc nếu thực sự các giao dịch này có hiệu quả thì đây sẽ là tiền
đề cho việc hợp tác sau này giữa hai ngân hàng ở trên các lĩnh vực khác nhau Nhưvậy có thé thấy rằng một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động
KDNT của các ngân hang đó chính là việc nhờ có hoạt động nay mà ngân hàng đó
có điều kiện mở mang quan hệ với các ngân hàng đại lý, tăng cường mối quan hệhợp tác trên mọi lĩnh vực với các ngân hàng trên toàn thế giới để có điều kiện chia
sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ đượccông nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiễn từ các quốc gia có nền kinh tế phát
26
Trang 39triển, dành cho nhau những ưu đãi trong tín dụng, trong mức phí dịch vụ ngân hàng,
trong đào tạo nguồn nhân lực
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Ngân hang là một nhân tố có vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc dân,hoạt động kinh doanh của một ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong sỐ những hoạt động kinh doanh quan
trọng của một ngân hàng hiện đại Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động
phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro Do vậy cần xác định rõ những nhân tố tác độngđến kinh doanh ngoại tệ, để có những biện pháp, chính sách phù hợp nhằm đảm bảohoạt động an toàn, hiệu qua Có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động kinhdoanh ngoại tệ, có thể chia ra làm 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố chủ quan và
nhân tô khách quan.
1.4.1 Nhân t6 chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tổ thuộc về bản thân ngân hàng hay nói cáchkhác đây là các nhân tố nội tại tồn tại trong ngân hàng có tác động đến hiệu quả hoatđộng của ngân hàng nói chung và hoạt động KDNT nói riêng như cơ sở vật chất,nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, quy trình về thủ tục, quản trị rủi ro Đây là
những nhân tô chủ quan mà ngân hàng có thê kiêm soát được.
e Nguồn nhân lực
Trong bắt kỳ một hoạt động nào con người luôn đóng vai trò quan trọng nhấtbởi vì con người tô chức nên những hoạt động đó đồng thời cũng thực hiện việcquản lý duy trì cho hoạt động tồn tại và phát triển Trong hoạt động ngân hàng nói
riêng và hoạt động KDNT nói riêng yếu tố con người cũng vậy luôn giữ vị trí quan
trọng hàng đầu Tuy nhiên với hoạt động KDNT nói riêng đòi hỏi con người hay đòihỏi một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bởi kếtquả KDNT trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Không chỉ vậy hoạtđộng này còn rất phức tạp do đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá Tỷ giátrên TTNH luôn biến động từng giờ do đó đòi hỏi cán bộ KDNT phải luôn theo dõi
27
Trang 40thị trường, đưa ra những nhận xét phân tích về xu thế của tỷ giá trong trong tươnglai thì mới có thể thực hiện KDNT mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Đối với sảnphẩm dịch vụ thì công tác chăm sóc phục vụ khách hàng có một vai trò quan trọng.Các ngân hàng muốn đưa ra được những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lượng cao,cần phải có trong tay một đội ngũ cán bộ có năng lực đồng thời có tác phong nhanhnhẹn, năng động, có thái độ niềm nở, chu đáo, tận tình phục vụ khách hàng Đâychính là động lực dé lôi kéo khách hang Do đó, yếu tố về nguồn nhân lực đóng vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng Có mộtnguồn nhân lực tốt là ngân hàng đã có trong tay nhân tố quan trọng dé phát triển
hoạt động kinh doanh.
e Nguồn lực tài chính
Năng lực tài chính của một Ngân hàng thé hiện qua: quy mô vốn, tài sản lưu
động, khả năng chi tiêu tài chính Khi có năng lực tài chính mạnh, ngân hàng sẽ có
nhiều vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá các danh mục sản phẩm, phát triểncác sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng Ngược lại, mộtngân hàng có năng lực tài chính thấp, sẽ không có đủ số vốn dé đa dạng hoá danhmục sản phẩm
Nguồn lực tài chính của một NHTM còn thê hiện thông qua trạng thái hồi
đoái của Ngân hàng Một ngân hàng có tiềm lực tài chính, có trạng thái hối đoái dồi
dào, sẽ đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
e_ Cơ sở vật chất, Công nghệ
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung ứng các dịch vụ ngân
hàng Một ngân hang có cơ sở vật chat khang trang day đủ tiện nghi sẽ tạo được tâm
ly, ấn tượng tốt đối với khách hàng, tăng khả năng thu hút khách hàng Yếu tố công
nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đến phát triển hoạt động kinh doanh ngoại
tệ Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó trongnhiều lĩnh vực của cuộc song mà đặc biệt là công nghệ thông tin được ứng dụng
rộng rãi trong kinh doanh ngân hàng cũng như trong lĩnh vực KDNT Do đó đỏi hỏi
ngân hàng phải trang bi đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin dé có thé thực hiện
28