1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Đường biển, nguyên container tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Biển, Nguyên Container
Tác giả Lê Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Chí Bảo
Trường học Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Báo cáo môn chuyên đề thực hành nghiệp vụ giao nhận và thủ tục hải quan
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 473,58 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO MÔN CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHIỆP

VỤ GIAO NHẬN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN, NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

Sinh Viên: Lê Thị Thùy Linh MSSV: 2122200220

Lớp: CCQ2220FGVHD: Nguyễn Chí Bảo

Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2024

Trang 2

Muc luc

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ 6

I Lí thuyết liên quan đến Quy trình giao nhận hàng hóa Xuất khẩu, nguyên container bằng đường biển tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ 6

1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận 6

2 Giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển 7

II Những hoạt động liên quan đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container 8

1 Quy trình tổng quát làm hàng xuất khẩu 8

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu tại doanh nghiệp 9

CHƯƠNG 2: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển, nguyên container của doanh nghiệp 10

I Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 10

1 Thông tin doanh nghiệp 10

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 10

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12

II Thực trạng nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng nguyên container công ty CỔ PHẦN XUẤT NHÂP KHẨU RAU QUẢ 13

III PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16

CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP Ý KIẾN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19

I Ý Kiến góp ý cho doanh nghiệp 19

1 Kêu gọi đầu tư, nâng cao nguồn vốn để tạo điều kiện cho đầu tư trang thiết bị, khoa học - công nghệ và các khoản chi tiêu khác vào việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa 19

2 Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị chủ yếu là các phương tiện vận chuyển 19

3 Ứng dụng thành tựu phát triển khoa học - công nghệ vào các máy móc thiết bị, công nghệ phần mềm sử dụng trong quy trình giao nhận 19

II Nhận xét thực trạng của doanh nghiệp 19

1 Ưu điểm 19

III Rút ra bài học kinh nghiệm 20

IV KẾT LUẬN 21

Trang 3

ỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa hiện nay, thương mại quốc tế đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Thương mại quốc tế góp phần quan trọng trong việc trao đổi, giao lưuhàng hóa giữa các nước và khu vực trên thế giới Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao nhận vận tải là do quy mô xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên, việc giao nhận vận tải giữa các nước sẽ không đơn giản như vận tải nội địa Do đó, người làm dịch vụ giao nhận giữ một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Để có thể thực hiện tốt hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nắm vững nghiệp vụ giao nhận, thuế quan, thuê tàu, thủ tục hải quan, Vì vậy, việc nghiên cứu, đưa ra giải pháp để

có thể hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu là một vấn đề cấp thiết đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển hơn nữa, góp phần mang lại nhiều giá trị cho công ty nói riêng và sự phát triển vận tải của cả nước nói riêng Nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta so với các nước trên thế giới

Qua thời gian học bộ môn chuyên đề thực hành nghiệp vụ giao nhận và thủ tục hải quân giúp em tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động giao nhận tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ Em nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và công

ty nói riêng Do đó, em đã chọn đề tài “ Quy trình giao nhận hàng hóa Xuất khẩu, nguyên container bằng đường biển tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ” làm đề tài cho bài tiểu luận.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển

- Đánh giá thực trạng nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ Từ

đó, đánh giá những điểm hoàn thiện và chương hoàn thiện diễn ra trong nghiệp vụ

- Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình giao nhận hàng hóa Xuất khẩu, nguyên container

bằng đường biển tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014

- Không gian: Tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này,Tôi tìm đọc các tài liệu sách và giáo trình bài giảng liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của trường Đại học với mục tiêu nắm bắt các lý thuyết

về dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng container qua đường biển, nghiệp vụ giao

Trang 4

tiếp cận và tham khảo các giáo trình báo cáo, tham luận liên quan đến đề tài trên cáctrang mạng xã hội Sau khi tham khảo các tài liệu trên, tác giả dùng phương pháp phân tích để làm rõ các lý thuyết đã được nghiên cứu Khi nghiên cứu, phân tích, tác giả đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra các điểm khác biệt hay tương đồng của các quan điểm, ý kiến, vấn đề hoặc số liệu nhằm đối chiếu các thông tin Đồng thời dùng phương pháp tổng hợp để thống nhất các lý thuyết, ý kiến, nội dung trên.nghiên cứu về nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường biển của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Rau Quả

5 Bố cục đề tài

Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về Quy trình giao nhận hàng hóa Xuất khẩu, nguyên

container bằng đường biển tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

Chương 2: Phân tích Quy trình giao nhận hàng hóa Xuất khẩu, nguyên container

bằng đường biển tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

Chương 3: Ý kiến đóng góp, bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

Trang 5

II Lí thuyết liên quan đến Quy trình giao nhận hàng hóa Xuất khẩu, nguyên container bằng đường biển tại Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá

Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo

đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan

để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làmcác dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ

ba khác

1.1 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển

– Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buônbán quốc tế

– Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên

– Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn Nhìn chung năng lực chuyênchở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác

– Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp

Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:

+ Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên

+ Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế

Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:

– Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế.– Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, chuyênchở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng

1.2 Vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường biển

– Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế

– Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển

– Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế

– Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế

Trang 6

2 Giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa

Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại Theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làmcác dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ

ba khác

2.1 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

+ Điều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa

vụ sau đây:

– Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

– Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm

– Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

+ Trách nhiệm của người giao nhận

 Khi là đại lý của chủ hàng

Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn

+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn

+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

+ Chở hàng đến sai nơi quy định

+ Giao hàng cho người không phải là người nhận

+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

+ Những thiệt hại về tài sản và người

của người thứ ba mà họ gây nên

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý

người giao nhận không chịu trách nhiệm

về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như

người chuyên chở hoặc người giao nhận

khác… Nếu anh ta chứng minh được là

Trang 7

đã lựa chọn cần thiết Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard Trading Conditions) của mình.

 Khi là người chuyên chở (principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà họ thuê để thực hiện hợp đồng vận tải Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận do luật lệ của các phương thức vận tải quy định.Khi đóng vai trò là người chuyên chở, các điều kiện kinh doanh áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng củahàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

– Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác;

– Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp;

– Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá;

– Do chiến tranh, đình công

– Do các trường hợp bất khả kháng

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình

III Những hoạt động liên quan đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container

1 Quy trình tổng quát làm hàng xuất khẩu

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận xuất khẩu tại doanh nghiệp

2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường pháp luật

Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi

Kiểm Hàng

Trình hồ sơ Hảiquan

Mở tờ khaixuất khẩuBooking

Khiếu nại, bồithường

Gửi bộ chứng từ chokhách hàng ngườinước ngoàiLàm bill/CO

Hàng lên tàu Vô Số tàu hàng

xuất

Thanh lý Hảiquan, giám sátkho bãi

Hải quan kýthông quan

Đưa hàng vềkho/bãi để đónghàng

Trang 8

trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế

Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như

sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ

có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu

Môi trường chính trị, xã hội

Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường

Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải biển đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển, giảm chi phí khai thác

2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,… Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng vớinhững trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị

và kiểm tra hàng Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài

Lượng vốn đầu tư

Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá Tuy nhiên, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cầnmột lượng vốn đầu tư rất lớn Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có khả năng tài chính dồi dào Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽphải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc và trang thiết bị chuyên dụng

Trình độ

Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình Nếu người tham giaquy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thuđược trong khoảng thời gian nhanh nhất Không những thế chất lượng của hàng hoá

Trang 9

cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hoá khácnhau.

CHƯƠNG 2: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển, nguyên container của doanh nghiệp.

I Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

1 Thông tin doanh nghiệp

Tên công ty: Công ty CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

Tên doanh nghiệp quốc tế: Fruit – Vegetable Export – Import Joint Stock Company

Mã số thuế: 0300691220

Trụ sở : 24 Trương Định, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN

Điện thoại: (84.8) 39330485

Fax: (84.8) 39330565 Email: vegetexcohcm.com.vn

Website: www.vegetexcohcm.com.vn

Quy mô hoạt động:

+ Sản xuất, chế biền, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp các loại như rau, quả, nông sản, gia vị, thực phẩm, đồ uống, sữa các loại

+ Công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng sau:

+ Rau quả đóng hộp: dứa (miếng nhỏ, khoanh), vải, chôm chôm, dưa chuột, mận, bắp,… Các loại nước trái cây đóng hộp như xoài, dứa, …

+ Rau quả đông lạnh: dứa, đu đủ, dưa hấu, vải, chôm chôm, rau bó xôi

+ Rau quả sấy muối, cô đặc: cơm dứa sấy, nấm rơm muối, nước dừa cô đặc, dưa chuột muối, chuối sấy, vải sấy

+ Rau quả tươi: chuối, thanh long, chôm chôm, bưởi, xoài, mãng cầu, dứa, ngoài

ra còn có các loại hành tây, hành đỏ, cà rốt, bắp cải

+ Nông sản và gia vị: rau quả đông lạnh, điều nhân, tiêu, rau quả sấy muối, vừng, gạo thơm, đậu nành, đậu hà lan, đậu phụng, ớt, mè,

Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1 Giám đốc Giám đốc là ông Phạm Văn Thành

- Nắm vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, trực tiếp phụ trách công tác đối ngoại, tài chính và quản lý các phòng ban trong công ty

-Ông là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Đồng thời, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình về điều hành, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Lập các kế hoạch thực hiện công việc và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên

- Ký kết các giao dịch, chứng tư được ủy nhiệm tại ngân hàng Giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên và quản lý các bộ phận trong công ty Ban hành các quy chế quản lý nội bộ Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý

2.2 Phó giám đốc Phó giám đốc là Bùi Đức Nghĩa

- Người phụ trợ cho giám đốc, đại diện giám đốc khi giám đốc vắng mặt hoặc khi được ủy quyền

Trang 10

-Phó giám đốc sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh và điều hành hoạt động thường ngày của công ty

-Đại diện giám đốc quan hệ công tác với cơ quan ban ngành khi có sự ủy quyền Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi công tác được giao

2.3 Phòng kinh doanh

Là bộ phận có trách nhiệm là tìm kiếm khách hàng mới cho công ty, thiết lập quan

hệ với khách hàng, đàm phám ký kết các hợp đồng kinh tế, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty cho các đối tác kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh 1: Lâm Thị Bạch Tuyết

Trưởng phòng kinh doanh 2: Phan Thị Thúy Hòa

Phòng kinh doanh 1: Có kinh nghiệm về kinh doanh nông sản, thực phẩm chế biến Phòng kinh doanh 2: Có kinh nghiệm về kinh doanh rau quả tươi, chế biến các loại Ngoài ra, bộ phận đảm trách riêng việc lập kế hoạch, chiến lược, tham gia đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của công ty, ký cácvăn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của công ty để thực hiện các công việc được phân công của giám đốc

2.4 Phòng tài chính kế toán: Trần Long Hảo

Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm các hoạt động về tài chính - kế toán, giúp ban giám đốc xây dựng các mô hình tài chính của đơn vị Đảm bảo hạch toán đúng

và đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, số liệu chính xác, đảm bảo cho công ty làm ăn cóhiệu quả và thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước Phân tích hiệu quả kinh tế qua từng thời điểm, lập kế hoạch về sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao nhất trong kinh doanh

2.5 Phòng xuất nhập khẩu

- Bộ phận giao nhận: Phối hợp với các bên liên quan như quản lý kho bãi, vận chuyển hàng, hải quan… giám sát hoạt động bốc dỡ, nhập container, xem xét lựa chọn container rỗng và sạch, đóng gói hàng, vận chuyển từ các kho đến các khu vựcphù hợp theo đúng quy định Ngoài ra, còn đảm nhiệm các công việc đổi lệnh hay lấy lệnh trên tàu, cảng bãi theo giấy tờ khai báo hải quan sau đó lập báo công việc hàng ngày tới cấp trên hoặc bộ phận liên quan Bộ phận giao nhận có trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai hải quan đến khâu giao hàng đúng hẹn cho khách hàng của công ty Bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong việc tạo uy tín với các khách hàng

- Bộ phận chứng từ: Thực hiện kiểm tra giám sát, lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu Trực tiếp soạn thảo bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan Chuẩn bị đầy đủ các công văn, chứng từ cần thiết khác để hoàn thiện đơn hàng cho khách hàng Chịu trách nhiệm chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu liên quan đến lô hàng, làm hồ sơ thanh toán quốc tế, quản lí lưu trữ hồ sơ chứng từ như: thư từ giao dịch liên quan, đơn đặt hàng, bộ chứng từ Liên hệ với các nhà cung ứng và khách hàng về lịch chuyển hàng và giao nhận hàng

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Rau Quả được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như rau quả đông lạnh, rau quả đóng hộp, gạo, rau quả sấy muối…Với một danh mục các mặt hàng nông sản xuất

Ngày đăng: 02/11/2024, 16:48

w