1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích trí tuệ xúc cảm (khái niệm, Đặc Điểm, vai trò, cấu trúc), từ Đó Đưa ra Ý kiến của nhóm anhchị về phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc

18 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích trí tuệ xúc cảm (khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc), từ đó đưa ra ý kiến của nhóm anh/chị về phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Tác giả Nhóm 02
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học đại cương
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 328,33 KB

Nội dung

Theo thời gian, vai trò của cảm xúc trong đời sống con người ngày càng được quan tâm, cùng với đó là những phát hiện mới nhằm trau dồi, phát triển kỹ năng kiểm soát và định hướng cảm xúc

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI:

Phân tích trí tuệ xúc cảm (khái niệm, đặc điểm, vai trò, cấu trúc), từ đó đưa

ra ý kiến của nhóm anh/chị về phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Hà Nội - 2024

Nhóm:

Lớp:

02 4836

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH M

ỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm

1 Thời gian:

2 Địa điểm:

3 Hình thức làm việc nhóm:

II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm

III Nội dung:

- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm

- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất

- Phân công công việc

IV Đánh giá:

1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:

Công việc

Mức độ hoàn thành Chưa tr

iển khai

Chưa thống nhất

Đã hoàn t hành

Phân công nhiệ

m vụ

X

2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân

Tổng số thành viên của nhóm:

Có mặt:

Trang 3

STT Mã SV Họ và tên

Đánh giá

ký tên

1

2

3

4

5

6

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

Tính cấp thiết của đề tài 3

Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

CÁC NỘI DUNG CHÍNH 5

1 Một số vấn đề lí luận liên quan tới đề tài 5

1.1 Khái niệm trí tuệ cảm xúc 5

1.2 Vai trò của trí tuệ cảm xúc 6

1.3 Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc 8

2 Các phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc 10

2.1 Hiểu được xúc cảm của bản thân 10

2.2 Chế ngự xúc cảm bản thân 11

2.3 Tăng cường khả năng đồng cảm 13

2.4 Xây dựng tốt các quan hệ xã hội 14

PHẦN KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Văn hào Antoine de Saint - Expury từng trải lòng: “Với trái tim, người

ta có thể nhìn thấy những cái cốt yếu mà đôi mắt không thể nhìn thấy được” Suy ngẫm về điều này, quả thực có những cảnh ngộ và nhiệm vụ quan trọng trong cuộc sống mà đôi khi, chỉ mình trí tuệ lý trí không thể gánh vác nổi Những lúc mất mát đau đớn, thất vọng chán nản, xúc cảm mới là chìa khóa giúp cá nhân đương đầu theo những cách đặc biệt Theo thời gian, vai trò của cảm xúc trong đời sống con người ngày càng được quan tâm, cùng với đó là những phát hiện mới nhằm trau dồi, phát triển kỹ năng kiểm soát và định hướng cảm xúc một cách đúng đắn, đó chính là phát triển “trí tuệ cảm xúc”

Nắm bắt được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc và phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài này để phân tích, đánh giá, qua đó khám phá những kiến thức mới, toàn diện hơn, hoà nhập với

xu hướng giáo dục về trí tuệ cảm xúc hiện nay

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài với mong muốn hiểu rõ hơn về vai trò của trí tuệ cảm xúc trong việc quản lý cảm xúc cá nhân và trong các mối tương tác với mọi người xung quanh Thông qua quá trình tìm hiểu đề tài, nhóm không chỉ nhằm mục đích đánh giá tầm ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đối với đời sống cá nhân mà còn nhằm khám phá các phương pháp hiệu quả

để phát triển trí tuệ cảm xúc

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng: Đề tài tập trung vào những cá nhân trong độ tuổi từ 18 đến 35, bao gồm sinh viên, người đi làm và những người đang trong quá trình phát triển bản thân Những đối tượng này thường phải đối mặt với nhiều thách thức trong học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội, do đó việc nâng cao trí tuệ cảm xúc là rất cần thiết

Trang 5

Về phạm vi nghiên cứu: Nhóm sinh viên đánh giá, xem xét các phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc trong các môi trường khác nhau, như tại trường học, nơi làm việc và trong các hoạt động cộng đồng Mục tiêu là cung cấp những khuyến nghị cụ thể về cách thức phát triển trí tuệ cảm xúc để cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc

Trang 6

CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1 Một số vấn đề lí luận liên quan tới đề tài

1.1 Khái niệm trí tuệ cảm xúc

Bàn về khái niệm trí tuệ cảm xúc, qua mỗi giai đoạn, khái niệm này lại được định nghĩa khác nhau bởi những học giả khác nhau Ngược về buổi bình minh của thuật ngữ trí tuệ cảm xúc, Wayne Payne, P Salovey và J.D Mayer chính là những nhà khoa học đã nền móng đầu tiên cho lý thuyết này

Năm 1985, Wayne Payne là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) trong luận án tiến sĩ của mình - “A Study

of Emotions: Developing Emotional Intelligence” Trong luận án, ông sử dụng thuật ngữ này để mô tả phương pháp đánh giá trí thông minh cảm xúc Đến năm 1990, trong cuốn sách “Phát triển cảm xúc và trí tuệ cảm xúc”, Peter Salovey và John Mayer đã định nghĩa “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) là “khả năng suy luận bằng cảm xúc trong bốn lĩnh vực: nhận thức cảm xúc, tích hợp trong suy nghĩ, hiểu nó và quản lý nó”1

Đến năm 1995, khi mọi cuộc tranh luận trước đó vẫn xoay quanh bản chất của khái niệm trí tuệ cảm xúc, lý thuyết về trí tuệ cảm xúc của nhà tâm lý học người Mỹ, Daniel Goleman đã ra đời, giải toả phần lớn các quan điểm và dần trở thành lý thuyết được tiếp cận phổ biến nhất về trí tuệ cảm xúc D.Goleman cho rằng, trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình”2

Tựu chung lại, có thể hiểu khái niệm trí tuệ cảm xúc như sau: Trí tuệ cảm xúc (thuật ngữ tiếng Anh là Emotional Intelligence, viết tắt là EI) là khả năng nhận biết, thấu hiểu cảm xúc của bản thân và của người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp

1 Nguyễn Thị Tuyết Anh, Nghiêm Xuân Huy, (2023), “Phát triển trí tuệ cảm xúc trong đổi mới giáo dục nhà t

rường”, Tạp chí Khoa học VNU, quyển 39, số 1, tr 11-21

2 D.Goleman, (2011), “Trí tuệ xúc cảm”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

Trang 7

1.2 Vai trò của trí tuệ cảm xúc

Khi chất lượng vật chất của cuộc sống ngày càng được tăng lên thì khía cạnh tinh thần càng cần được quan tâm và bảo đảm Hơn lúc nào hết, việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho mỗi cá nhân xuất phát từ chính tầm ảnh hưởng ngày một to lớn và sâu sắc của trí tuệ cảm xúc lên đời sống của chúng ta

Trước hết, nhóm đề cập tới vai trò của trí tuệ cảm xúc xuất phát từ bản chất mối liên hệ giữa cảm xúc và trí tuệ D.Goleman từng đánh giá cảm xúc chỉ đạo trí tuệ và đôi khi nó còn mạnh hơn cả khả năng tư duy logic, qua đó tô đậm sức mạnh không thể phủ nhận của cảm xúc đối với đời sống tinh thần của cá nhân Ở mỗi người, cảm xúc đều tham gia vào hoạt động trí tuệ Vai trò này được biểu hiện qua hai phương diện như sau:

Ở phương diện thứ nhất, cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm

một hành động trí tuệ nào đó Đó có thể là sự thúc đẩy: cảm xúc sợ hãi hú vía sau khi tránh được một tai nạn giao thông thúc đẩy ta in vào trí nhớ hoàn cảnh xảy ra tai nạn, lý do dẫn tới tai nạn đó, những người có mặt tại hiện trường…,

từ đó góp phần hạn chế những tai nạn tương tự về sau do cảm xúc sợ hãi về tình huống có yếu tố tương tự trong quá khứ vẫn còn, bảo vệ ta khỏi tình huống nguy hiểm Đó có thể là sự kìm hãm: một người bạn từng để lại ấn tượng không tốt với bạn cách đây nhiều năm, khi gặp lại, bạn đã quên mất người đó từng làm gì với mình Dù trí nhớ của bạn nhận ra người bạn này, cảm xúc của bạn lại nhắc nhở về nỗi giận dữ và buồn bã mà bạn từng chịu đựng, không để bạn nhớ lại thêm điều gì khác về người đó nữa

Ở phương diện thứ hai, cảm xúc hướng đạo cho hành động, tức đây là

yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, theo sát quá trình hành động và chi phối các quyết định hành độn3g Con gái lần đầu xin ngủ lại qua đêm ở nhà bạn, người mẹ dù lo lắng nhưng vẫn đồng ý Dù vậy, người mẹ vẫn bồn chồn

lo lắng không yên, bà nghĩ ra vô số tình huống có thể xảy ra với con mình Bất kể hoạt động nào trong buổi tối hôm đó, người mẹ cũng thực hiện với tâm

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2024), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr.154

Trang 8

trạng bất an và lo âu Nửa đêm, người mẹ nhận được một cuộc gọi bất chợt Sẵn đang lo lắng, người mẹ hốt hoảng bật dậy, ngay lập tức nghĩ tới viễn cảnh con mình xảy ra chuyện và nghe máy mà không cần nhìn người gọi tới là ai Thực chất, không có cuộc gọi cầu cứu nào cả, con gái bà về nhà bình yên vào sáng hôm sau và cuộc gọi tới đó chỉ là cuộc gọi nhầm Cảm xúc đã theo sát quá trình hành động và gần như “nuốt chửng” quyết định hành động theo cách như thế

Càng nhận thức được mức độ chi phối của cảm xúc tới đời sống cá nhân, ta càng cần dành sự quan tâm nhiều hơn tới vai trò quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Trước hết, trí tuệ cảm xúc đảm bảo cho hoạt động não bộ diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh tinh thần như sự lo sợ, sự trầm cảm, sự giận dữ, thái độ bi quan chán nản ảnh hưởng tới cuộc sống mỗi chúng ta

Bên cạnh đó, vai trò của trí tuệ xúc cảm còn được thể hiện ở các mối quan hệ giữa người với người, trong các lĩnh vực khác nhau Ví dụ với môi trường giáo dục Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc với sự thành công của mỗi cá nhân trong môi trường học tập cũng như môi trường làm việc4 Bằng chứng là có rất nhiều người có trí thông minh vượt trội nhưng lại không đạt được kết quả học tập xuất sắc hoặc không thành công môi trường làm việc5 Và đó là lí do các nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, nhà khoa học, đã bắt đầu nghiên cứu lý do tại sao trí thông minh tiêu chuẩn không đủ để dự đoán năng lực của một cá nhân Họ đã phát hiện ra rằng: “Những người có IQ cao nhất làm việc tốt hơn 20% so với những người

có IQ trung bình, trong khi những người có IQ trung bình lại hoàn thành công việc tốt hơn những người có IQ cao đến 70%”6 Họ nhận ra vấn đề ở đây là trí thông minh không giải quyết tất cả những thử thách trong cuộc sống Hay với

4 A, K Behera, (2016), “Understanding Emotional Intelligence in Educational Context”, International Journ

al of Humanities and Social Science Invention, Volume 5 Issue 2, pp.17-28

5 B Preeti, (2013), “Role of Emotional Intelligence for Academic Achievement for Students”, Research Jour nal of Educational Sciences, Vol 1, No 2, pp.8-12

6 Travis Bradberrry và Jean Greaves, “Thông minh cảm xúc 2.0”, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2012, tr.6

Trang 9

người trưởng thành, họ vẫn cần tới trí tuệ cảm xúc để chế ngự các xung động, thấu hiểu các diễn biến tâm lý, tình cảm của đối tác

1.3 Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc

Tương tự với khái niệm, cấu trúc của trí tuệ cảm xúc cũng có những nét khác biệt về thành phần trong cấu trúc, điều này tùy thuộc vào quan điểm và cách thức xây dựng của các nhà nghiên cứu Các mô hình cấu trúc của trí tuệ trên cảm xúc do đó vô cùng đa dạng và hiện chưa có sự thống nhất một mô hình cụ thể nào Theo tiến trình thời gian, các nhà nghiên cứu đã phát triển một số mô hình cấu trúc tiêu biểu sau:

Một là, mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên năng lực Được phát triển bởi

ba nhà nghiên cứu J.D Mayer, P Salovey và D Caruso, cũng chính là tác giả của ba trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc nổi tiếng, mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên năng lực gồm bốn thành phần tương ứng với bốn khả năng: Nhận biết cảm xúc (nhận biết và hiểu được cảm xúc của bản thân), sử dụng cảm xúc để tư duy (sử dụng cảm xúc để thực hiện các hoạt động nhận thức khác như suy nghĩ, phán đoán, ra quyết định, ), hiểu cảm xúc (thấu hiểu cảm xúc, hiểu rõ mối quan hệ giữa các cảm xúc) và quản lý cảm xúc (điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác)7

Hai là, mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách Đây là mô hình do

K.V Petrides và A.Furnham phát triển, tập trung vào các đặc điểm tính cách liên quan đến trí tuệ cảm xúc, cũng chính là bốn thành phần của mô hình: sự hòa đồng, sự đa cảm, khả năng kiểm soát bản thân và tinh thần khỏe mạnh Hòa đồng thể hiện ở sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với các điều kiện mới Đa cảm thể hiện trên các khía cạnh như kỹ năng thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình đến người khác trong giao tiếp; có khả năng đặt mình vào quan điểm của người khác; nhận thức rõ ràng về tình cảm của mình và của người khác Kiểm soát bản thân thể hiện qua các khía cạnh như suy ngẫm và khó bị các ham muốn lôi kéo; có khả năng chịu áp lực, quản lí căng thẳng và điều

7 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2024), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, tlđd, tr.154

Trang 10

chỉnh cảm xúc Cuối cùng, tinh thần khỏe mạnh (hạnh phúc) thể hiện ở sự thành công, tự tin, lạc quan, vui tươi, hài lòng với cuộc sống của mình.8

Ba là, mô hình trí tuệ cảm xúc hỗn hợp Mô hình này được phát triển

bởi D.Goleman với hai thành phần cơ bản: năng lực cá nhân và năng lực xã hội Năng lực cá nhân gồm tự biết mình (biết cảm xúc của mình, đánh giá mình chính xác, tự tin) và tự kiểm soát, quản lý mình (tự kiểm soát cảm xúc,

tự thích ứng, có lòng tin, và khả năng thích ứng) Năng lực xã hội gồm nhận biết các mối quan hệ xã hội (đồng cảm, biết cách tổ chức); quản lý và điều khiển các mối quan hệ xã hội (tạo ảnh hưởng, giao tiếp, kiểm soát xung đột, xây dựng các mối quan hệ…).9

Tựu chung lại, tiếp thu từ các quan điểm trên, cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm những thành phần cơ bản sau:

Thứ nhất, khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân.

Khả năng này biểu hiện qua việc khi tiến hành một công việc, các cá nhân nhận thức được cảm xúc của mình, suy nghĩ về cảm xúc đó cũng như cách thể hiện hợp lý trong quan hệ với người khác

Thứ hai, khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác Về

bản chất, đây là khả năng biểu thị năng lực thấu cảm, khả năng đánh giá chính xác cảm xúc của người khác và thể hiện cảm giác đó vào chính mình

Thứ ba, khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác.

Cá nhân dựa vào kinh nghiệm, sự quan sát, theo dõi, đánh giá của mình và lựa chọn cách xử sự để thay đổi, điều hoà cảm xúc của bản thân cũng như của người khác

Thứ tư, sử dụng cảm xúc để định hướng hành động Xuất phát từ vai

trò của cảm xúc đối với hành động, một bộ phận quan trọng của trí tuệ cảm xúc chính là khả năng cá nhân sử dụng cảm xúc để điều chỉnh hành vi

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2024), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, tlđd, tr.155

9 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2024), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, tlđd, tr.15

Trang 11

2 Các phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc

2.1 Hiểu được xúc cảm của bản thân

D.Goleman từng nhấn mạnh về ý nghĩa của việc ý thức cảm xúc bản thân như sau: “Ai bị mù về những gì mình cảm nhận được sẽ bị phó mặc cho những cảm xúc của mình Trái lại, những người biết chắc về cảm xúc của mình sẽ có thể sống tốt hơn, cảm nhận chân thực và đúng đắn hơn về các quyết định của mình” Ông cũng đưa ra ví dụ về câu chuyện cổ Nhật Bản: “Có anh chàng võ sĩ hung hăng thách thức một vị thiền sư giải thích cho anh

ta thế nào là thiên đường và địa ngục Thiền sư đáp lại với thái độ khinh miệt:

 Anh là kẻ lỗ mãng, ta không muốn mất thì giờ với những kẻ như anh Cảm thấy bị lăng nhục, võ sĩ giận điên người và rút kiếm ra, thét to:

 Ta có thể giết ngươi vì sự hỗn xược

 Đó chính là địa ngục - Thiền sư thản nhiên đáp lại

Kinh ngạc vì lời nói rất đúng ấy, võ sĩ bình tĩnh trở lại, tra gươm vào vỏ, chào thiền sư và cảm ơn ông ta vì đã giúp mình "đốn ngộ"

 Đó chính là thiên đường - Thiền sư nói thêm.”10

Còn theo cách nói của John Mayer, một trong những cha đẻ của lý thuyết về trí tuệ xúc cảm, thì ý thức về bản thân có nghĩa là chúng ta đồng thời "có ý thức" về tâm trạng tức thời và cả về những ý nghĩ liên quan với tâm trạng ấy Ý thức về những xúc cảm của mình có thể được chúng ta thể hiện thành ý nghĩ như: "Lẽ ra ta không nên cảm thấy như thế”, "Mình sẽ nghĩ đến những điều tốt đẹp để vui lên" hoặc nếu phạm vi của ý thức hẹp hơn, đó là ý nghĩ thoáng qua, như "Đừng nghĩ tới điều đó nữa" để phản ứng với sự kiện đặc biệt gây khó chịu

Về cơ bản, phương pháp nhận thức cảm xúc bản thân được thể hiện ở

nhiều khía cạnh, với khía cạnh đầu tiên là nhận biết và gọi tên cảm xúc của

mình Khi một người thôi né tránh vấn đề, rất nhiều cảm xúc sẽ trở nên sáng rõ; khi một người bớt chạy theo nhu cầu chiều theo sự công nhận của người

10 D.Goleman, tlđd, tr.190

Ngày đăng: 01/11/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w