- Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với sự phát triển và sự thịnh vượng của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác quản lý tài ng
Trang 1QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG
II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN
(4) Thực hiện quyền của nhà nước đối với khai thác tài nguyên
Trang 2KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN
KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN
Tài
nguyên
đất
Tài
nguyên
đất
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước
Trang 3I Đối với khai thác tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên thiên nhiên nói chung hay trữ lượng khoáng sản
nói chung của Việt Nam và thế giới nói riêng là có giới hạn Việc khai thác không có sự kiểm soát và kế hoạch là nguyên nhân khiến cho trữ lượng khoáng sản ngày càng cạn kiệt
Nhìn ra lâu dài sễ ảnh hưởng đến thệ hệ mai sau.
- Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với
sự phát triển và sự thịnh vượng của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều đã
đề cập đến vấn đề quản lý tài nguyên, nhất là khoáng sản.
Trang 51 Việc thực hiện của nhà nước ta
• Xây dựng và ban hành các văn bản QPPL phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoáng sản như: Quy chế đóng cửa mỏ các khoáng sản rắn (sửa đổi), Thông tư hướng dẫn về nội dung, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác khoáng sản (sửa đổi); Thông
tư liên Bộ TN&MT, Công nghiệp, Xây dựng hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản của các Sở: TN&MT,
Công nghiệp, Xây dựng v.v ;
• Xử phạt hoặc tước giấy phép của các công ty ,dự án, các cá nhân tổ chức vi phạm luật khoáng sản trong hành vi khai thác , sử dụng
khoáng sản trái với luật định
• Đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước nói
chung và quản lý nhà nước về khoáng sản nói riêng; nghiên cứu để nâng cấp cơ sở dữ liệu hiện có trong quản lý HĐKS đang hoạt động tại cơ quan Cục ĐC&KS Việt Nam để cập nhật, khai thác trên mạng Internet; củng cố công tác tổng hợp thông tin phục vụ công tác quản
lý nhà nước về khoáng sản;
Trang 6• Tăng cường sự phối hợp giữa Cục ĐC&KS Việt Nam với Sở TN&MT cấp tỉnh trong công tác kiểm tra định kỳ HĐKS; kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, trong đó có hành vi không lập bản đồ hiện trạng, báo cáo định kỳ HĐKS và không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ trong HĐKS; tăng cường năng lực về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra HĐKS ở
Trung ương cũng như ở địa phương
Trang 72 Các văn bản pháp lý
• Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật
Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản
• Nghị định 150/2004/NĐ-CP về
xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực khoáng sản để Bộ TN&MT trình Chính phủ ban hành
• Chỉ thị số 01/CT-BTNMT về cải cách lề lối làm việc, hướng
về địa phương và cơ sở và phân cấp, uỷ quyền giải quyết hồ sơ hoạt động khoáng sản
Trang 8II Đối với khai thác tài nguyên đất đai
1 Về việc thực hiện của nhà nước
• Chỉ đạo các địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận bằng nhiều
biện pháp quyết liệt, có hiệu quả, các địa phương đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của
Quốc hội
• Thực hiện khảo sát đo đạc xác định địa giới hành chính và quản ký địa
giới hành chính các cấp
• Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng đất Giải quyết các khiếu nại tố cáo và các vi phạm trong quản lý sử
dụng đất đai
• Việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu , hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuận lợi cho công tác lưu trữ , cập nhật theo giõi các biến động trong sử dụng và quản lý đất đai
Trang 10• Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, giới thiệu những nội dung đổi mới của Luật với nhiều hình thức phù hợp cho từng đối tượng
2 Các văn bản pháp lý
Luật đất đai Số:
45/2013/QH13 năm 2013 quy
định về sử dụng đất
- 142/2013/NĐ-CP Xử phạt
hành vi khai thác trái phép tài
nguyên đất.
Trang 11III Đối với khai thác tài nguyên rừng
Theo: quyết định số 245/1998/QĐ-TTg QUYẾT ĐỊNH CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp
• Trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp phần ngăn chặn những hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo điều kiện để mọi
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng
• Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định
• Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; sử
dụng rừng, đất lâm nghiệp
Trang 12• Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng; huy động lực lượng trên địa bàn phối hợp với lực lượng Kiểm lâm ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng,
cùng với chủ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng
• Chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng giao đất, giao và khoán rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
• Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện
pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi huyện
• Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành
Trang 14VI Đối với khai thác tài nguyên nước
Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại
và phát triển bền vững của quốc gia
Tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số
lượng và chất lượng, kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày
càng tăng và đó chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng về nước Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người
vì vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam
mà luôn là chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế Giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước cần thiết phải
xem xét các yếu tố có liên quan trên quan điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài hòa trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
Trang 16Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nước có hạn, đặt ra yêu cầu mới về chia sẻ nguồn nước Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp Mặt khác, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều mối đe dọa đến tài nguyên nước Trước tình hình đó, chúng ta cần củng cố mạnh mẽ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước, hoàn thiện chính sách về quản lý và bảo vệ nguồn nước hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.
• Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Tài nguyên nước năm 2012.
• Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử
dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt các hoạt động phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các dự án phát triển.
• Tập trung triển khai các biện pháp, công cụ kinh tế theo quy định của Luật để từng bước ngăn chặn, tiến tới hạn chế dần tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, nhất là thực hiện việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Trang 17• Triển khai thực hiện các đề án kiểm kê tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước theo Kế hoạch quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
• Nâng cao năng lực quản lý ở các cấp, cả năng lực chuyên môn phục vụ quản
lý, năng lực đàm phán liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, năng lực ứng dụng khoa học công nghệ
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng và có chính sách phù hợp để thu hút cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước