1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo môn học kỹ năng giao tiếp Đề tài chương v kỹ năng giao tiếp trong môi trường Đa văn hóa

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Môi Trường Đa Văn Hóa
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Sáu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hcm
Chuyên ngành Kỹ Năng Giao Tiếp
Thể loại bài báo cáo
Thành phố Tp.Hcm
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 316,64 KB

Nội dung

- ĐỒNG NAI Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam có phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

——    ——

BÀI BÁO CÁO MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

ĐỀ TÀI : CHƯƠNG V- KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG MÔI

TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Sáu

Nhóm thực hiện : Nhóm 5 Lớp học phần: DHLH19C

Trang 2

DÀN Ý TUYẾN TP HCM - QUI NHƠN

1 Cung đường đi - khoảng cách :

a Cung đường đi: Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, QL1A

b Khoảng cách: khoảng 654 km Khoảng cách này chỉ tính1 lượt đi

2 Những địa phương đi ngang qua

- TP HCM: TP Thủ Đức

- Đồng Nai: TP Biên Hòa, H Thống Nhất, Huyện Trảng Bom, TP Long

Khánh, H Xuân Lộc

- Bình Thuận: H Hàm Tân, H Hàm Thuận Nam, TP Phan Thiết, H.

Hàm Thuận Bắc, H Bắc Bình , H Tuy Phong

- Ninh Thuận: H Ninh Phước, TP Phan Rang-Tháp Chàm, H Thuận

Khoảng cách của các địa phương đi qua trên lộ trình

- TP HCM - TP Biên Hòa: khoảng 30 km

- TP Biên Hòa - TP Phan Thiết: khoảng 150 km

- TP Phan Thiết - TP Phan Rang - Tháp Chàm: khoảng 175 km

- TP Phan Rang - Tháp Chàm - Nha Trang: 130km

- Nha Trang - Phú Yên: khoảng 200 km

- Phú Yên - Qui Nhơn: khoảng 115 km

3 Nội dung chính trên tuyến

+ H Tuy Phong: tổng quan, lịch sử hình thành

- Ninh Thuận: tổng quan, lịch sử hình thành

+ H Tuy Phước: tổng quan, lịch sử hình thành

+ TP Phan Rang-Tháp Chàm: tổng quan, lịch sử hình thành

Trang 3

+ H Thuận Bắc: tổng quan, lịch sử hình thành

- Khánh Hòa: tổng quan, lịch sử hình thành

+ TP Cam Ranh: tổng quan, lịch sử hình thành

+ H Cam Lâm: tổng quan, lịch sử hình thành

+ H Diên Khánh: tổng quan, lịch sử hình thành

+ TP Nha Trang: tổng quan, lịch sử hình thành

- Phú Yên:

+ H Đông Hòa: tổng quan, lịch sử hình thành

+ TP Tuy Hòa: tổng quan, lịch sử hình thành

+ H Tuy An: tổng quan, lịch sử hình thành

+ TX Sông Cầu: tổng quan, lịch sử hình thành

- Bình Định: tổng quan, lịch sử hình thành

+ Quy Nhơn: tổng quan, lịch sử hình thành

4 Các điểm tham quan

Tuyến TP HCM - Qui Nhơn

1 Cung đường và khoảng cách

- Cung đường: TP HCM đi Quy Nhơn qua cung đường Cao tốc TP

HCM - Long Thành - Dầu Giây - QL51 - Mỹ Xuân - Ngãi Giao - XuyênMộc - Lagi - QL1A - Qui Nhơn

- Khoảng cách: TP HCM cách TP Qui Nhơn khoảng 654km và mất

khoảng 9 - 10 tiếng di chuyển

- TP HCM - TP Biên Hòa: khoảng 30 km

- TP Biên Hòa - TP Phan Thiết: khoảng 150 km

- TP Phan Thiết - TP Phan Rang - Tháp Chàm: khoảng 175 km

- TP Phan Rang - Tháp Chàm - Nha Trang: 130km

- Nha Trang - Phú Yên: khoảng 200 km

- Phú Yên - Qui Nhơn: khoảng 115 km

2 Địa phương đi ngang qua

Trang 4

trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước này Hiện nay, TP HCM là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam (cùng với thủ đô Hà Nội) Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" trong số những thuộc địa của họ Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901 Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam

- một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những

đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh ( TP HCM ) ", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.056 km2, gồm 1 thành phố

và 21 quận huyện (16 quận và 5 huyện), dân số Thành phố trên 8,99 triệu dân Vị trí địa lý thuận lợi với phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và TiềnGiang, một phần phía Nam giáp biển Có Quốc lộ 1A đi qua từ Bắc vào Nam nối liền các tỉnh Miền tây, Quốc lộ 13 nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Quốc lộ 22 nối các tỉnh phía Tây Bắc với nước bạn Campuchia, Quốc lộ 50 kết nối một số tỉnh Tây Nam Bộ và hướng ra biển Hệ thống cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống cảng biển nhóm 5 bao gồm các khu cảng Cát Lái, Sài Gòn, Nhà Bè và Hiệp Phước là điểm giao thương hàng hóa đường biển quan trọng của cả khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cảng hàng không Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của miền Nam nóiriêng và cả nước nói chung, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ ChíMinh với các nền kinh tế khác trên thế giới Thành phố có vị trí địa chính trị hết sức thuận lợi về tất cả các mặt của khu vực phía Nam và giao thương Quốc tế

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều di tích lịch sử quan trọng như Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, và Bảo tàng Lịch

Trang 5

sử Việt Nam Những địa điểm này phản ánh lịch sử phong phú và

sự phát triển của thành phố qua các thời kỳ Khu Chợ Lớn là nơi tập trung đông đảo người Hoa, với nền văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng, cùng các lễ hội như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu

là một công trình của dự án đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 22km và đầu tư lên đến 9.800 tỷ đồng Khánh thành vào năm 2011, tuyến đường trở thành hầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam Đồng thời, đây là công trình đúc, dìm dài nhất Đông Nam Á Việc xây dựng hầm Thủ Thiêm với công đoạn kỹ thuật và thách thức “cực kỳ cam go,” từ mẻ bê tông đầu tiên đến việc dìm thành công 4 đốt xuống đáy sông Sài Gòn Hầm Thủ Thiêm kết nối giao thông lưu vực quận 1 và khu đô thị Thủ Thiêm quận 2nay là TP Thủ Đức Hầm sẽ có các khung giờ hoạt động theo quy định, người tham gia giao thông cần lưu ý để sắp xếp lịch trình di chuyển thuậntiện

*ĐƯỜNG CAO TỐC TPHCM – LONG THÀNH – DẦU GIÂY

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn công trình cấp I, với tổng chiều dài 55,7 km, thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam Đường cao tốc này nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Hòa, thuộc Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ

+ TP THỦ ĐỨC:

Diện tích, dân số và thành phố Thủ Đức gồm những quận nào là các vấn

đề được không ít người nhắc đến Thành phố Thủ Đức được thành lập vào năm 2021, nằm ở phía Đông Bắc của TP.HCM, thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số Cùng với đó, toàn thành phố có diện tích là

211.56 km2, dân số hơn 1.1 triệu người Đây là một trong những đô thị sáng tạo với mục tiêu phát triển kinh tế, công nghệ và giáo dục Thủ Đức được cho là tên hiệu của ông Tạ Dương Minh - người có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679-1725

Trang 6

Hệ thống giao thông nổi bật tại Thủ Đức bao gồm nhiều tuyến đường chính, các trục đường huyết mạch như Quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội và các tuyến metro đang được xây dựng Ngoài ra, Thủ Đức còn có mạng lưới

xe buýt phát triển và các dự án cầu, đường cao tốc giúp kết nối với các khu vực lân cận Các dự án này không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn góp phần phát triển kinh tế cho khu vực

Thành phố có nhiều khu vực dân cư, khu công nghệ cao, và nhiều dự án

hạ tầng lớn như metro và cầu đường Thủ Đức cũng nổi bật với các

trường đại học, tạo điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố đang hướng đến việc trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

*NEM THỦ ĐỨC

Không biết tự bao giờ, hễ mỗi lần nem Thủ Đức xuất hiện là người ta lại nhớ đến câu "Đi đâu mà chẳng biết ta, ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem", hay như câu "Biên Hòa có bưởi Thanh Trà, Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh" Người Thủ Đức ngày xưa vốn tự hào với những lò nem nức tiếng ở Nam Bộ Dù vậy, những lò nem lâu đời tại Thủ Đức ngày xưa giờcũng đã dần “biến mất” Hiện tại, lò nem nổi tiếng và lâu đời nhất, chừng hơn 50 năm, còn lại ở đây là lò nem bà Chín Trông món nem có vẻ đơn giản thế nhưng phải đến khi "mục sở thị" quy trình làm nem mới hiểu hết món ăn này cũng lắm công phu và đòi hỏi nhiều bí quyết riêng Làm nem

là một nghề gia truyền, để thu hút thực khách đòi hỏi mỗi lò đều phải có

bí quyết độc đáo riêng Thế cho nên, giữa những thương hiệu nem có tiếng cả nước như nem Ninh Hoà (Khánh Hoà), nem chợ Huyện (Bình Định), nem Lai Vung (Đồng Tháp) thì nem Thủ Đức (TP.HCM) vẫn có chỗ đứng riêng mê hoặc thực khách dù số lượng lò nem lâu đời đã mai một dần

-

ĐỒNG NAI

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam có phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai códiện tích 5.903,940 km 2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ Dân số Đồng Nai tính đến năm 2022 là 3.235.670 người

Trang 7

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Đồng Nai còn là vùng đất gắn liền với quá trình mở cõi của dân tộc Việt Nam, là vùng đất có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của đất nước Từ xa xưa, Đồng Nai đã là nơi giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có người Việt Vào thế kỷ 17, Nguyễn Hữu Cảnh đã dẫn đầu đoàn quân của chúa Nguyễn vào khai phá vùng đất Đồng Nai Sự kiện này đánh dấu sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về phía Nam Đồng Nai trở thành một trong những vùng đất quan trọng trong quá trình mở cõi của dân tộc Việt Nam

*VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN

Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam, đã được UNESCO ghi danh Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên nằm ở tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất của nước ta Được thành lập năm

1998, vườn có diện tích khoảng 71.920 ha, bao gồm rừng nhiệt đới, hồ nước và hệ sinh thái phong phú

Nơi đây là mái nhà của nhiều loài động thực vật quý hiếm, trong đó có những loài nằm trong Sách đỏ như tê giác một sừng, voọc và nhiều loại chim đặc hữu Vườn cũng là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động du lịchsinh thái, trekking và khám phá thiên nhiên Nam Cát Tiên không chỉ có giá trị sinh học cao mà còn có ý nghĩa văn hóa và lịch sử với nhiều di tíchkhảo cổ

*RỪNG GIÁ TỴ

Rừng Giá Tỵ là một nét đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt là mảnh đấtkhai sinh ra loại cây này – Đồng Nai Theo lịch sử ghi chép lại, khu rừngGiá tỵ do bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai tổngthống Ngô Đình Diệm, cho trồng ở vùng Tân Phú, Định Quán vào năm

1958 với diện tích 165 hecta

Bà Trần Lệ Xuân là một trong những người phụ nữ quyền lực của chế độViệt Nam Cộng Hòa vào thời gian này Không chỉ đảm nhận chức vụ chủtịch hội phụ nữ Liên đới, bà còn là Bà Cố Vấn quyền lực của chế độ ViệtNam Cộng Hòa thời bấy giờ

Trang 8

Có người còn cho rằng, bà cho trồng Rừng Cây Giá Tỵ với mục đích chếtạo báng súng, chống lại Cộng Sản Tuy nhiên, sau khi chế độ Mỹ – Diệmsụp đổ, rừng Cây Giá Tỵ cũng bị phá bỏ Đến sau năm 1975, Rừng Giá

Tỵ bị phá bỏ khá nhiều Một phần là do thiếu đất canh tác và sinh sống,

bà con chặt bỏ Cây Giá tỵ để trồng trọt và chăn nuôi Thêm vào đó, cũng

có lý do cho rằng, vì chế độ Mỹ – Diệm sụp đổ, nên rừng cây cũng bị phá

bỏ theo

Tuy nhiên, những năm gần đây, Giá Tỵ đã khôi phục và mang lại lợi íchkinh tế cao cho người dân Không chỉ tận dụng gỗ, người ta còn dùng lá,hay hoa Giá Tỵ để phục vụ đời sống kinh tế Và Đồng Nai cũng chính làkhu vực cung cấp Cây Giá Tỵ trọng điểm cho cả nước

+ TP BIÊN HÒA

Trong mỗi người dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và người dân Nam

Bộ nói chung, ai ai cũng thấy nao lòng và dâng trào cảm xúc mỗi khi nhắc đến những vần thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ:

“Ai về Bắc ta theo vớiThăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ thuở mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

Từ trước khi có dấu chân người Việt thì tại đây đã trải qua nhiều biến cố lịch sử gắn liền với các vương quốc Phù Nam và Chân Lạp Tới khoảng thế kỷ XVII, do chính sách mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn, đã bắt đầu có những đợt di dân người Việt tới đây Năm 1698 được coi là dấu mốc quan trọng khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập cơ sở hành chính, khẳng định chủ quyền, quyền quản lý của chúa Nguyễn trên mảnh đất này Lịch sử xứ Đồng Nai từ đây bước sang trang mới với tên gọi Trấn Biên và sau này là Biên Hòa Từ đó đến nay, mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, để lại nhiều giá trị văn hóa - lịch sử tiêu biểu

Biên Hòa là thành phố duy nhất của tỉnh Đồng Nai cho đến năm 2019 - thời điểm thành phố Long Khánh được thành lập TP Biên Hòa là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cuả tỉnh Đồng Nai Nằm ở phía Tây của Đồng Nai và tiếp giáp với nhiều khu vực trọng điểm khác, Phía Đông tiếp giáp với huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, Phía Nam tiếp giáp huyện Long Thành và một phần của Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu.Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Biên Hoà có một hệ thống giao thông thuận lợi với xa lộ Hà Nội,

Trang 9

Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, đường sắt Bắc Nam, đường sông Đồng Nai…Diệntích thành phố Biên Hoà 15.466 hecta, tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2, với 30 xã phường, dân số 800.000 người (Thống kê năm 2011).

Từ Thành phố Biên Hòa Đồng Nai, cư dân có thể di chuyển dễ dàng đến hai tỉnh, thành phố lớn là Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể, như đã nói ở trên, Biên Hòa chỉ cách thành phố mang tên Bác khoảng30km và cách thành phố Vũng Tàu khoảng 90km

*BƯỞI BIÊN HÒA

Là một cù lao bao quanh bởi những con rạch nhỏ, xung quanh là nướcnên du khách khi đến đây có thể đi bằng thuyền hoặc đi theo con đườngquốc lộ 24 Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức đặc sản của vùng làgỏi bưởi, rượu bưởi, chè bưởi và rất nhiều món ngon khác được chế biến

từ quả bưởi

Bưởi nơi đây rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại có mùi vị rất khác nhau:bưởi Thanh, bưởi Đường Lá Cam, Bưởi Đướng Núm, Bưởi ĐườngHồng, Do được trồng trên đất phù sa, bưởi nơi đây có vị ngọt đậm, rấtđặc trưng mà không có nơi nào có được

+ HUYỆN THỐNG NHẤT

Thống Nhất là một huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai, Việt Nam có phía Đông tiếp giáp với thị xã Long Khánh, phía Tây tiếp giáp với huyện Trảng Bom, phía Nam tiếp giáp với huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành và phía Bắc tiếp giáp với huyện Định Quán Đây là một huyện nông thôn, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với các sản phẩm chính như cà phê, cao su, và cây ăn quả Huyện có giao thông thuận lợi, với nhiều tuyến đường liên kết với các khu vực lân cận Huyện Thống Nhất hiện có 3 di tích văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh là: Vườn cao su trên 100 tuổi; Di tích lịch sử, văn hóa đình Hưng Lộc; Di tích lịch

sử, văn hóa đình Dầu Giây Các di tích này thường xuyên được kiểm kê hiện vật, tu bổ, tôn tạo

*VƯỜN CAO SU HƠN 100 TUỔI

Đây là vườn cây cao su do người Pháp trồng đầu tiên ở Việt Nam, tại đồnđiền Suzanah, thuộc huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) Hiện vườn cây đang được Nông trường cao su An Lộc (Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) quản lý Nằm ẩn mình giữa thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất sôi độn

g, khu rừng cao su cổ thụ với 118 năm tuổi mang vẻ đẹp độc đáo và bí ẩn,

Trang 10

như đưa du khách ngược dòng thời gian trở về quá khứ Nơi đây sở hữu hàng trăm cây cao su khổng lồ, từng thân cây to lớn, sần sùi, rễ cây bện ch

ặt vào lòng đất, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ

+ TP LONG KHÁNH

Trước năm 1837, địa bàn Long Khánh là vùng dân tộc ít người, sử cũ gọi

là man sách, thuộc hai phủ Long An và Phước Khánh và một số Buôn,sóc xen kẽ của đồng bào dân tộc tỉnh Bình Thuận Tháng 3 năm 1936, Bốchánh Biên Hòa Phạm Duy Trinh tâu xin và được phép mộ dân, khaikhẩn đến vùng núi Chứa Chan Tháng 11 năm 1837 (triều Minh Mạng)mới đặt huyện Long Khánh gồm 5 tổng, 36 xã thôn, 451 số đinh, trên cơ

sở nhập hai trại man ở hai đồn Long An và Phước Khánh, lúc đó thuộcphủ Phước Tuy cũng mới lập Năm 1851, bỏ huyện Long Khánh, nhập vềphủ Phước Tuy Sách địa phương Chí tỉnh Long Khánh năm 1968 còn cónhắc đến tên quận núi Chứa Chan được thành lập đầu thế kỷ XX, sauquận lỵ dời về Võ Đắc nên gọi là quận Võ Đắc và bãi bỏ năm 1912 Saunăm 1924, quận Xuân Lộc mới chính thức thành lập Năm 1939, quậnXuân Lộc có 2 tổng (tổng Bình Lâm thượng và tổng An Viễn) với các xã:Xuân Lộc, Bình Lộc, Hưng Lộc, Tân Phong, Tân Lập, Gia Ray, CamTiêm

Năm 1957, chính quyền lập tỉnh Long Khánh bao gồm quận Xuân Lộc.Năm 1976, huyện Xuân Lộc được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai, đếnnăm 1991 chia huyện Xuân Lộc thành huyện Xuân Lộc và huyện LongKhánh Long Khánh lúc ấy có 8 xã, thị trấn gồm (Thị trấn Xuân Lộc, xãBình Lộc, Bảo Vinh, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Quế,Xuân Tân )

Đến năm 1994 Long Khánh lại tách một số xã thành 18 xã thị trấn (Thịtrấn Xuân Lộc, xã Bảo Quang, Bảo Vinh, Bàu Sen, Bình Lộc, Long Giao,Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Suối Tre, Thừa Đức, Xuân Đường, Xuân Lập,Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Thạnh và xã XuânThiện)

Đến ngày 21/08/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số97/2003/NĐ.CP thành lập thị xã Long Khánh với 15 đơn vị hành chánhcấp xã, phường trực thuộc, trong đó có 6 phường và 9 xã (phường Xuân

An, phường Xuân Trung, Xuân Bình, Xuân Thanh, Xuân Hòa, Phú Bình;

xã Hàng Gòn, Xuân Tân, Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, BảoVinh, Bảo Quang và xã Bàu Trâm) Thị xã Long Khánh có tổng diện tích195km2, dân số 139.000 người với trên 28.439 hộ dân, có 59 ấp, khu phố.Giai đoạn 2015 - 2020, thành phố Long Khánh đã phát huy mạnh mẽ những điều kiện về tiềm lực, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế -

xã hội Tiếp tục phát huy thành tựu đạt được của đơn vị đầu tiên trong cả

Trang 11

nước đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tiêu chí đô thị loại III; Long

Khánh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước 01 năm so Nghị quyết của Tỉnh ủy,… đã tác động tích cực, làm thay đổi căn bản diện mạo của địa phương

Nằm ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một thành phố trung

du nằm trên cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh; phía Bắc giáp huyện ThốngNhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáphuyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất Tổng diện tích tựnhiên: 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Dân số2019: 15.079 người; tỉ lệ tăng tự nhiên là 1.01%; tỉ lệ tăng cơ học 0.08%;

tỉ lệ phát triển dân số 1.09% Thành phố Long Khánh có 15 đơn vị hànhchính (11 phường và 4 xã) gồm: phường Xuân An, phường XuânBình, phường Xuân Hòa, phường Xuân Trung, phường XuânThanh, phường Phú Bình, phường Bảo Vinh, phường SuốiTre, phường Xuân Lập, phường Bàu Sen, phường Xuân Tân và xã BảoQuang, xã Hàng Gòn, xã Bình Lộc, xã Bàu Trâm

Thành phố Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam bộ, Cao nguyên và miềnTrung; có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rấtquan trọng về các mặt chính trị - kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòngđối với tỉnh và cả khu vực, là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnhBình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên….là điều kiện cho phát triển thươngmại - dịch vụ, là vùng đệm, đô thị vệ tinh của Cảng hàng không quốc tếLong Thành và thành phố Hồ Chí Minh, có đường Cao tốc thành phố HồChí Minh - Long Thành - Dầu Dây, Cao tốc Dầu Dây - Phan Thiết, Caotốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua

Là thành phố có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loạicây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuấtkhẩu như: cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng…

+ HUYỆN XUÂN LỘC

Xuân Lộc là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.Huyện giáp với huyện Long Thành ở phía Tây, huyện Cẩm Mỹ ở phíaNam, huyện Định Quán và huyện Tân Phú ở phía Bắc, và tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ở phía Đông Với vị trí này, Xuân Lộc có lợi thế về giao thông

và kết nối với các khu vực lân cận Huyện Xuân Lộc có diện tích khoảng1.451 km², là một trong những huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Đồng Nai.Dân số huyện ước tính vào khoảng 200.000 người (số liệu 2023), chủ yếu

là người Kinh, cùng với một số dân tộc thiểu số khác Xuân Lộc nổi tiếngvới nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là các loại cây công nghiệp như

Trang 12

cà phê, cao su, tiêu, và cây ăn trái Huyện cũng có nhiều trang trại chănnuôi gia súc và gia cầm, góp phần vào nguồn cung thực phẩm cho khuvực Huyện có một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhỏ, nhưKhu công nghiệp Xuân Lộc, đang được phát triển để thu hút đầu tư và tạoviệc làm cho người dân Thương mại và dịch vụ: Hoạt động thương mại

và dịch vụ tại huyện cũng đang phát triển, với nhiều chợ, cửa hàng vàdịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân

*NÚI CHỨA CHAN

Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là núi Gia Lào hay núi Gia Ray, núi tọa lạc tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, và cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 100km Núi có chiều cao khoảng 837m so với mực nước biển, cao thứ nhì Đông Nam Bộ sau núi Bà Đen Tây Ninh

Do có chiều cao như vậy nên nó còn được mệnh danh là “Nóc nhà Đồng Nai”, ngoài ra nơi này điểm đến của nhiều bạn trẻ đam mê khám phá và trekking, cắm trại cũng như du khách đến núi tham quan và chiêm bái chùa Gia Lào trên núi

- BÌNH THUẬN

Bình Thuận từng là một phần của vương quốc Champa, và khu vực này thuộc tiểu quốc Panduranga Đây là một trong những vùng đất cuối cùng của Champa trước khi bị sáp nhập vào Đại Việt Nền văn hóa Champa để lại nhiều dấu ấn tại Bình Thuận, với các tháp Chăm và di tích kiến trúc cổcòn tồn tại Sau thế kỷ 17, Bình Thuận chính thức trở thành lãnh thổ của Đại Việt dưới thời chúa Nguyễn Người Việt bắt đầu đến khai hoang và định cư, phát triển các làng xã, và xây dựng kinh tế nông nghiệp cũng như đánh bắt hải sản Bình Thuận trở thành một vùng đất quan trọng trong việc mở rộng lãnh thổ và phát triển kinh tế của Đàng Trong Vào cuối thế kỷ 19, Bình Thuận trở thành một trung tâm hành chính và

thương mại dưới thời Pháp thuộc Đây cũng là thời kỳ phát triển của ngành nghề truyền thống như sản xuất nước mắm, làm gốm, và đánh bắt hải sản Sau khi đất nước thống nhất, Bình Thuận tiếp tục phát triển với

sự tập trung vào các ngành du lịch, nông nghiệp, và đánh bắt hải sản Phan Thiết, thành phố trung tâm của tỉnh, trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng

Tỉnh Bình Thuận có diện tích tự nhiên là 7.849 km2, dân số trên một triệungười Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành Phố Phan Thiết, các đơn vị hành chính gồm các huyện: Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý Bình Thuận nằm ở vị trí cực Nam của khu vực Nam Trung Bộ nước ta, phía Đông

Trang 13

Bắc giáp Ninh Thuận, phía Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai,phía Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp Biển Đông.Địa hình của tỉnh khá đa dạng, có thể chia thành ba vùng: Vùng rừng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển Bờ biển dài hơn 192 km kéo dài từ bãi biển Cà Ná đến bãi bồi ở khu vực Bình Châu thuộc BR – VT Tỉnh có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo thành các mũi biển như: mũi La Gan, mũi Hòn Rơm, mũi Né, mũi Khe Gà… chia bờ biển thành những đoạn lõm tạo thành những bãi biển đẹp, kín gió Ngoài khơi của tỉnh có đảo Phú Quý rộng 23km2 là cầu nối đất liền với quần đảo Trường Sa.

Ở Bình Thuận có nhiều sông nhỏ và ngắn chủ yếu bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh và Lâm Viên Sông Dinh bắt nguồn từ núi Lốp đổ ra cửa biển Hàm Tân Sông Quao và sông Mường Mán đổ ra Vỉnh Hảo Sông Dinh là sông lớn cung cấp nước cho vùng Nam Bình Thuận, sông bắt nguồn từ núi Lốp đổ ra cửa biển Hàm Tân

Tỉnh nằm trong khu vực có lượng mưa ít nhất trong cả nước, lượng mưa trung bình cả nước là 1600 – 1800 mm/năm thì tại tỉnh là 1200 mm/năm Nhiệt độ cao và khắc nghiệt như vậy nên đất đai Bình Thuận bị “sa mạc hóa” khá nhiều gây tổn hại không ít cho ngành nông nghiệp Ngược lại, nhờ nhiệt độ cao nên tỉnh cũng rất nổi tiếng với nghề làm muối

Được thiên nhiên ưu đãi cho một dãi bờ biển dài nên kinh tế Bình Thuận chủ yếu mạnh về nghề biển với các nghề nổi tiếng như: đánh bắt cá, làm muối, làm nước mắm Ngư nghiệp chiếm vị trí hàng đầu, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt trên 100.000 tấn Trong đó có các loại hải sản có giá trị như: cá Thu, cá Nục, cá Ngừ Đại Dương, cá Cơm, mực, sò điệp… Ngư dân Bình Thuận đánh bắt cá quanh năm trừ tháng 10 thì chỉ đánh bắt ven

bờ vì thường có bão Nhờ thế mạnh của ngư nghiệp, Bình Thuận nổi tiếng với nghề chế biến các loại hải sản khô như: mực khô, cá khô… đặc biệt nhất vẫn là nước mắm

Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam Bình Thuận

có Quốc lộ 1, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác

Bình Thuận là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng 35 dân tộc đang chung tay xây dựng, phát triển quê hương Bảo tồn, phát huy vốn quý văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, động lực đột phá cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có phát triển du lịch, ngành kinh tế tổng hợp là hướng đi đã và đang được tỉnh Bình Thuận thực hiện hiệu quả, góp phần định vị thương hiệu du lịch của địa phương

+Lễ Hội Cầu Ngư: Diễn ra tại các làng chài ven biển, lễ hội này nhằm

cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và an toàn cho ngư dân

Trang 14

+Lễ Hội Kate: Tổ chức vào tháng 7 âm lịch, lễ hội này của người Chăm

nhằm tôn vinh các vị thần Hindu, đặc biệt là thần Shiva Lễ hội bao gồm các nghi lễ cúng dâng, múa hát, và các hoạt động văn hóa truyền thống

*ĐẶC SẢN THANH LONG

Trong bất kỳ một tour du lịch Phan Thiết Bình Thuận nào, đúng vào mùa thanh long, du khách đều có dịp thỏa thuê tham quan các vườn thanh long, hay đi ngang qua những vườn thanh long bạt ngàn trĩu trái dọc hànhtrình tham quan Những trái thanh long Bình Thuận có màu đỏ mọng rực

rỡ, trái không quá to lại có vị thanh mát đặc trưng, là những điểm giúp phân biệt thanh long Bình Thuận với thanh long từ những vùng miền tây như Tiền Giang, Long An Thơm ngon, bổ dưỡng lại dễ trồng, thanh long Bình Thuận hiện đang chiếm đến 90% sản lượng thanh long xuất khẩu, góp phần mang danh tiếng của loại trái cây ‘hoang dã’ nhưng đặc sắc của Việt Nam ra thế giới và dần khẳng định được vị thế vững chắc trên trường quốc tế Những trái thanh long Bình Thuận có vị ngọt nhẹ không quá gắt, lại có công dụng thanh lọc cơ thể rất hiệu nghiệm vào những ngày hè nắng nóng

+ HUYỆN HÀM TÂN

Địa danh Hàm Tân bắt đầu hình thành và có hệ thống hành chính từ năm Bính Thìn - 1916, theo đề nghị của Vua Duy Tân được Toàn quyền Pháp chuẩn y vào ngày 03/5/1916 Trước đó, cư dân đã đến sinh cơ lập nghiệp tại Hàm Tân - Lagi từ cuối thế kỷ 17 đến giữa cuối thế kỷ 19, gồm người Chăm và người Kinh đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, các tỉnh miền trung Trung bộ và miền Tây Nam bộ, hình thành nên các làng Tam Tân, Phước Lộc, Phò Trì, Cù My Trãi qua các thời kỳ lịch sử, việc di dân đến Hàm Tân - La Gi ngày càng đông, địa giới hành chính Hàm Tân đã nhiều lần được điều chỉnh, chia tách, sáp nhập để đáp ứng yêu cầu lịch sử Đến đầu những năm 2000, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và sự phấn đấu, nỗ lựcxây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân, đời sống kinh tế - xã hội của huyện Hàm Tân (cũ) có nhiều đổi thay, đô thị hóa ngày càng nhanh

Để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tăng cường đầu tư phát triển, đáp ứng nguyện vọng của cán

bộ và nhân dân Hàm Tân - La Gi

Chỉ cách TP Phan Thiết khoảng 50 km, nhưng Hàm Tân lại có vị trí địa

lý giáp Xuân Lộc (Đồng Nai) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) nên thuận lợi trong giao thương với các tỉnh lân cận Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đi qua địa bàn Hàm Tân có các tuyến quốc lộ (1A, 55), cao tốc

Trang 15

đoạn Dầu Giây - Phan Thiết… được xem là cửa ngõ phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận kết nối với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam Thêm nữa Hàm Tân còn sở hữu đường bờ biển dài 22 km, diện tích đất nông nghiệp gần 50.000 ha (trong đó đất sản xuất khoảng 43.530 ha) và hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất Đó cũng làtiềm năng, lợi thế giúp thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển, hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái trên địa bàn huyện.

*ĐẶC SẢN CHẢ LỤA

Không khó để bạn tìm thấy chả lụi ở nhiều nơi như Vũng Tàu, Huế Tuynhiên, để thưởng thức được hương vị thơm ngon đúng chuẩn thì phải tới Bình Thuận - nguồn gốc xuất xứ của món đặc sản này Cách đây khoảng

20 năm về trước, món ăn này được chị Căn (ngụ phường Phước Lộc, thị

xã La Gi) tìm hiểu và mày mò chế biến Dần dần, chả lụi LaGi được nhiều người biết tới và lan rộng hơn ở nhiều tỉnh, thành lân cận

+HUYỆN HÀM THUẬN NAM

Huyện Hàm Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về phía tây–tây nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 155 km về phía đông, có vị trí địalý:

Phía đông giáp thành phố Phan Thiết

Phía tây giáp huyện Hàm Tân

Phía tây nam giáp thị xã La Gi

Phía tây bắc giáp huyện Tánh Linh

Phía nam giáp Biển Đông

Hàm Thuận Nam nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 28 km về phía Tây - Tây Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 155 km về phía Đông Với điều kiện địa lý thuận lợi và khí hậu ấm áp, huyện này trở thành vùng trồng cây thanh long nhiều nhất tỉnh Bình Thuận Trong 15 năm gần đây, nhờ có cây thanh long, đời sống của người dân trong huyện

đã có sự cải thiện rõ rệt Nhiều trang trại thanh long đã hình thành và pháttriển, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Hàm Thuận Nam Sản phẩm thanh long của huyện được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản,

Không chỉ nổi tiếng về Thanh Long, Hàm Thuận Nam cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh về du lịch của tỉnh Bình Thuận

Huyện này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, điển hình như khu du lịch Tà

Cú, Bãi đá nhảy Tân Thành, Hải đăng Kê Gà, Những cảnh quan thiên nhiên ở đây tuyệt đẹp, chưa bị khai thác quá nhiều, hấp dẫn du khách tứ phương đến tham quan và trải nghiệm

Trang 16

Hàm Thuận Nam là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, với lợi thế cách không xa thành phố Phan Thiết (trung tâm huyện - thị trấn Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về hướng Tây Nam), có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua, có dải bờ biển dài và đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hàm Thuận Nam phát triển

về du lịch Nhiều cơ sở du lịch được đầu tư, xây dựng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và vui chơi của du khách như: Sài Gòn – Suối Nhum, Ánh Dương, Đồi Sứ, Việt – Pháp, Số khách đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hằng năm 19,5%

*MŨI KÊ GÀ

Mũi Kê Gà thuộc địa phận xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 30km về phía Nam Sở dĩ có tên gọi là Kê Gà vì mũi đất này nhô ra biển khoảng 500m, có hình dạng khá giống với đầu con gà, nên đặc điểm này đã trở thành tên gọi chung của Mũi Kê Gà, đảo Kê Gà, ngọn hải đăng Kê Gà

Vì thuộc địa phận Phan Thiết, Bình Thuận nên thời tiết tại Mũi Kê Gàquanh năm khá ổn định với nền nhiệt tương đối cao Vào những thángmùa mưa thì lượng mưa cũng không lớn nên cũng không ảnh hưởngnhiều đến các hoạt động tham quan, du lịch Tuy nhiên, bạn nên xemtrước thời tiết để tránh những đợt biển động do ảnh hưởng của bão hay ápthấp nhiệt đới, lúc này sóng lớn sẽ khá nguy hiểm

Theo kinh nghiệm du lịch Bình Thuận của MIA.vn thì thời điểm đẹp nhất

để đến tham quan Mũi Kê Gà nói riêng và Phan Thiết nói chung là trongkhoảng từ tháng 3 đến tháng 5 Lúc này đầu mùa mưa nên nhiệt độ tươngđối mát mẻ, lượng mưa cũng ít, mực nước xuống thấp nên bạn có thể lộinước ra tham quan chứ không cần sử dụng dịch vụ di chuyển bằng cano,hứa hẹn là trải nghiệm rất thú vị

- TP PHAN THIẾT

Trước hết muốn biết về Phan Thiết, chúng ta cần phải biết về Bình

Thuận, nơi này vốn thuộc nước Nhật Nam thời xưa, sau này trở thành đất của Chiêm Thành, nhưng vì lý do xảy ra chiến tranh liên miên nên cuối cùng Chiêm Thành bị mất phần đất của mình, đến năm 1653 thì chúa Nguyễn Phúc Tần đã chiếm được đất Phan Lang (tiền thân của Phan Rang sau này) và đến năm 1692 thì Chúa Nguyễn đã lấy luôn đất đai còn lại của Chiêm Thành, đặt lại tên là Thuận Thành trấn, rồi xây dựng Bình Thuận thành dinh và lập ra các đạo miền dưới như Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly, Phố Hài…

Trang 17

Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì lúc này Phan Thiết mới chính thức được công nhận là một đạo cùng chung một lượt với các đạo khác là: Phan Rang, Phố Hài,

Ma Ly vùng Tam Tân Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ Đến năm 1827 Bình Thuận được giao cho làm tỉnh lị, kiêm luôn tỉnh Khánh Hòa cho đến tận ngày nay.Quay ngược thời gian để đến với vùng đất khi mà chưa có người Việt định cư thì nơi này vốn là của người Chăm sinh sống, rồi vùng đất này trước đây có cái tên là “Hamu Lithít” – với ý nghĩa “Hamu” là xóm ruộngbằng, còn “Lithít” có nghĩa là ở gần biển, đặt tên đúng với nghĩa thực tế

vị trí của nơi này Và rồi đến khi người Việt bắt đầu tới định cư tại đây nhưng chưa có ý định đặt một cái tên khác cho vùng đất này bằng tiếng Việt, người ta cũng tìm hiểu ra rằng tên gọi của Phan Thiết không phải là một cái tên thuần Việt Vậy thì nguồn gốc cái tên Phan Thiết bắt nguồn từđâu?

Vùng đất này vốn trước đây là của vương quốc Chămpa, sau này được sáp nhập vào nước Đại Việt, rồi cứ thế hành chính được xác lập cùng với thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi đó thì Phan Thiết vẫn chưa hề được nhà nước thời đó xác định địa giới và cấp hành chính gì

Hamu Lithít là một từ của người Chăm, sau này người dân thường đọc thành Phan Thiết

Nghe có vẻ khá thuyết phục khi người ta tìm hiểu rằng, người Việt ở đây lâu dần bắt đầu đọc quen cái tên Hamu Lithít, lấy âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” lấy ra từ phiên âm tên của hai vùng là Phan Rang, Phan Rí rồi cứ thế mà đọc thành Phan Thiết Cũng từ đó sau này người ta đọc chuẩn lại với cái tên là Phan Thiết như bây giờ Việc phiên

âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó cũng rất sáng tạo và thông minh: từ Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), và Mang-thít (PhanThiết) Đây cũng chính là ba địa danh này được người ta xưng là “Tam Phan” Rồi từ sau khi hoàng tử – em của công chúa Po San Inư, cũng là con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh tên là Po Thit, đóng đồn trấn giữ vùng đất này vào thế kỷ XIV rồi được người Việt sinh sống tại đây đọc lái đi mà thành cái tên Phan Thiết như bây giờ

Cho đến tận bây giờ thì yếu tố “Phan” đứng trước vẫn còn xuất hiện nhiều ở trong một số địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan

Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn…

Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹthuật của tỉnh Bình Thuận Đây là đô thị Duyên Hải Cực Nam Trung Bộ,thuộc khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đếnnăm 2025, nó sẽ là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ Diện tích tự nhiên là206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km

Trang 18

Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến11° vĩ độ bắc.

Phía đông giáp biển Đông

Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận

Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh BìnhThuận

Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnhBình Thuận

Giữa trung tâm thành phố có sông Cà Ty chảy ngang, chia Phan Thiếtthành 2 ngạn:

Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết

Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự trung tâm mớicủa Phan Thiết đang được xây dựng tại khu vực phường Phú Thủy vàXuân An trên một diện tích 300ha gồm các tòa cao ốc hành chính mới,liên hợp trung tâm thương mại, nhà thi đấu mới Tỉnh Bình Thuận, khudân cư mới sức chứa 50,000 người cùng nhiều công viên, các khu dịch vụ

và trường học

Phan Thiết là trung tâm kinh tế văn hóa và phát triển khoa học của tỉnhBình Thuận Đây cũng là điểm đến du lịch đặc biệt hấp dẫn thu hút đượclượng lớn du khách tìm đến vui chơi, nghỉ dưỡng Nằm trong khu vựckinh tế trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng, chính vì thế việc dichuyển đến đây khá thuận lợi và dễ dàng

*BẢO TÀNG NƯỚC MẮM LÀNG CHÀI XƯA

Khi bạn đến với Phan Thiết, địa điểm nào đó bạn có thể bỏ qua, hoặc không đủ thời gian để tới, nhưng với Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưathì nhất định không thể bỏ qua được Bởi vì sao ư, vì đây chính là nơi tổng hợp lại hết tất cả quá trình lịch sử hình thành của vùng đất Phan Thiết từ lúc khai sinh cho đến giờ, đây còn là một nơi mà bạn bước từ không gian này đến thời gian khác, được ngập chìm trong những điều thú

vị mà chắc chắn trước đây bạn chưa bao giờ trải qua Lịch sử Phan Thiết thu nhỏ trong một bảo tàng độc đáo

Không chỉ có vậy bạn còn được lắng nghe câu chuyện về lịch sử hình thành và phát triển của nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời Đặc biệt nhất có lẽ chính là chương trình Huyền Thoại Làng Chài, Fishermen Show – đây là nơi duy nhất tái hiện lại huyền thoại về Cá Ông, về thần Shiva trên sân khấu nước bốn tầng cực kỳ lung linh huyền ảo Bạn chỉ cần tới Bảo tàng nước mắm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ở Phan Thiết thôi là sẽ được đi hết qua những miền ký ức trong quá khứ của nơi này, được chứng kiến tận mắt, được trải nghiệm cả những hoạt động của

Trang 19

ngư dân làng chài để hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của Phan Thiết đã từng trải qua thăng trầm gì, vươn lên tới nghề làm nước mắm truyền thống như thế nào, đã đạt được thành tựu gì cho đất nước và kinh tế thời bấy giờ, cùng với đó chính là sự trân trọng đối với những người xưa, những tĩn gốm đựng nước mắm thân thuộc được chở bằng ghebầu ngược xuôi khắp đất nước này.

Tĩn gốm đựng nước mắm thân thuộc được chở bằng ghe bầu ngược xuôi khắp đất nước này

Hãy nhớ lấy, khi tới với Phan Thiết, để có thể hiểu hơn về nơi này, ngoài cảnh đẹp, bãi biển, đồi cát và hải sản tươi ngon thì nhất định bạn cần tới bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa để mở mang thêm kiến thức và sự hiểu biết cũng như trân trọng về làng nghề nước mắm Phan Thiết cho đếnbây giờ

Như tên gọi, bảo tàng Nước mắm Làng Chài Xưa được thiết kế với phongcách đương đại, dạng phim trường tương tác nhập vai Có diện tích gần 2.000m2, bảo tang được chia thành 14 không gian, dùng hình ảnh, hiện vật và ánh sáng chủ động tái hiện 300 năm làng chài Phan Thiết xưa; từ thời Chăm Pa, thời vua Nguyễn, thời Pháp và những thập niên 40, 50, 60 của thế kỷ trước

Vào bảo tàng, từng du khách được nhập vai làm ngư dân chài lưới cá hay diêm dân làm muối; thăm làng chài xưa và phố cổ Phan Thiết, ghé nhà hàm hộ đại gia nước mắm xưa Khám phá cách người dân làng chài phát hiện ra mắm nước từ việc ướp giữ cá, tên gọi nước mắm ngày xưa, lý do

vì sao có tên gọi “nước mắm” như ngày nay Bao nhiêu hiểu biết kỳ thú

về nghề làm nước mắm, cách cẩn (soi) nước mắm và ông quan Bát phẩm Trần Gia Hòa, ông tổ nghề nước mắm tĩn gốm xưa của Phan Thiết

+ HUYỆN HÀM THUẬN BẮC

Huyện Hàm Thuận Bắc nằm ở trung tâm tỉnh Bình Thuận, có 17 xã, thị trấn Phía Bắc giáp cao nguyên Di Linh, phía Nam giáp thành phố Phan Thiết, phía Đông giáp huyện Bắc Bình, phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam và Tánh Linh Diện tích tự nhiên 1.282 km2, có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống (Chăm, K′ho, Rắc-lây )

Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, Hàm Thuận Bắc đã ghi vào lịch sử những địa danh bất tử: “Khu Lê bất khuất, Tam giác kiên cường, Nam Sơn trung dũng”, gắn liền những chiến công oanh liệt, rất đổi tự hào và cũng đầy mất mát, đau thương, hơn 6.000 cán bộ, chiến sĩ

và đồng bào hy sinh, gần 5.000 người bị tù đày, tra tấn và nhà cửa ruộng vườn tan hoang

Là vùng đất nhiều nắng, ít mưa, từ xưa nông dân Hàm Thuận Bắc thấm thía câu “trăm sự nhờ trời” Toàn huyện chỉ có 7 đập nhỏ, sức tưới năm cao nhất khoảng 5 ngàn mẫu Đất đai cằn khô, ruộng làm không đủ ăn,

Trang 20

năm được năm thất Trong những năm qua với nỗ lực lớn, nhiều công trình thủy lợi quan trọng đã được xây dựng và hoàn thành, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Toàn huyện hiện có 103 hạng mục công trình thủy lợi lớn, nhỏ, với năng lực tưới trên

30 nghìn ha, đặc biệt công trình “đền ơn đáp nghĩa” Sông Quao và gần đây là kênh tiếp nước thủy điện Đại Ninh đã làm nên sự hồi sinh diệu kỳ của bao vùng đất khô cằn,tạo nên những mùa màng bội thu

Do đặc điểm địa hình, Hàm Thuận Bắc có hệ thống sống ngòi với lưu lượng nước khá lớn, hơn 300 mét khối/ năm; các công trình thủy điện, thủy lợi lớn của Quốc gia như công trình thủy điện Đa Mi, hồ thủy lợi Sông Quao, hồ chứa nước Suối Đá, Sụng Khỏn là những điều kiện hết sức thuận lợi, mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp, thủy điện và du lịch

Ngoài các hồ chứa nước lớn, Hàm Thuận Bắc còn có các hệ thống ao bàu rãi rác trải khắp ở các xã Tổng diện tích mặt nước của toàn huyện có đủ điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên 4.500 ha Cũng từ nguồn nước của hệ thống thủy lợi, ao hồ, đã tạo nên độ ẩm toàn vùng và

mở ra khả năng tưới tiêu chủ động cho các vùng đất tiềm năng, thuận lợi cho các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa lớn phát triển kinh tế vườn,kinh tế trang trại, trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày

Hàm Thuận Bắc có nhiều dân tộc anh em chung sống chan hòa lâu đời với những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt Nếu có dịp bạn làm một

chuyến du hành về quê hương Hàm Thuận Bắc cùng khám phá những điều mới lạ, cùng trãi lòng mình với con người và thiên nhiên

+ HUYỆN BẮC BÌNH

Huyện Bắc Bình nằm về phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận Đông giáp huyện Tuy Phong, Tây giáp huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết, Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Nam giáp biển Đông Huyện Bắc Bình

có diện tích tự nhiên 190.630 ha Toàn Huyện chia thành 3 vùng tự

nhiên : Vùng núi và núi cao, vùng trung du - đồng bằng, vùng đồi cát ven biển Vùng núi và núi cao thuộc các xã Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Phan Tiến, Bình An và một phần của xã Sông Lũy Vùng này có diện tích83.700 ha, bằng 46,6% diện tích toàn huyện Giáp với tỉnh Lâm Đồng có một vài đỉnh núi khá cao, trên 1100m so với mặt biển Địa hình vùng này dốc, bị chia cắt mạnh Được coi là vùng đất thừa nắng thừa nước nên có rất nhiều con sông và đây là vùng thượng nguồn của Sông Lũy, Sông Mao, Cà Giây và sông Cà Tót Chính ở nơi chuyển tiếp của vùng núi cao với vùng trung du, nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương

Về giao thông: Quốc lộ 1A qua Huyện từ Phan Rí Thành đến Bình Tân, với chiều dài 30 km ; lại có đường sắt xuyên Việt qua huyện với chiều dài

Trang 21

35 km qua 3 ga : Sông Mao, Châu Hanh, Sông Lũy là các đầu mối giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước Huyện có 250 km đường rải sỏi đá liên huyện, liên xã Cácloại xe đều đi được từ huyện về 16 xã Các trục đường chính từ huyện đi Phan Lâm, Phan Sơn, về vùng biển từ Lương Sơn đi Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thắng để khai thác các tiềm lực về kinh tế miền núi, đồng bằng, vùng biển

Về dân cư và các thành phần dân tộc : Huyện có vùng núi rừng, trung du, đồng bằng và biển nên từ xa xưa đất này đã có nhiều tộc người sinh sống ; khai thác thành ruộng, vườn, nương rẫy, tạo thành cộng đồng các dân tộc trong huyện Huyện có 18 dân tộc anh em như: Kinh, Chăm, K’Ho, Rắc Lây, Huyện Bắc Bình có truyền thông làm nông lâu đời Hiện nay nền kinh tế chú trọng theo hướng nông-lâm-ngư giúp nền kinh

tế ngày càng phát triển mạnh hơn

*BÀU CÁT TRẮNG

Bàu Trắng thuộc ở thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Nơi đây cách trung tâm Tp Phan Thiết khoảng 60km về phía Đông Bắc

Bàu Cát Trắng Bình Thuận hình thành từ lâu đời, xưa kia nơi đây là một

hồ lớn, sau này người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ, nước ngọt trong vắt

và có đầy hoa sen đua nở Hồ được bao quanh bởi những triền cát trắng hòa quyện cùng hồ sen hồng và những đồi cát màu sẫm nhấp nhô tuyệt đẹp Ngay tại điểm giáp nối giữa Bàu Ông và Bàu Bà, ngôi chùa Bình Nhơn đang được xây dựng ngay bên cạnh ngôi chùa cổ Ngoài hai hồ chính này, Bàu Trắng còn nhiều hồ nhỏ khác nữa nằm chen giữa vô số những đồi cát khác với tổng diện tích có thể gọi là rộng nhất nước với những đụn cát vàng, cát cam đỏ, cát trắng tinh khôi – trong đó nổi bật là đồi cát Trinh Nữ Cát nơi đây ngày xưa là màu vàng dần dần chuyển từ màu vàng sang màu trắng tinh khiết, Đồi Cát Trắng gấn liền với Bàu Trắng hàng trăm năm, cái kì lạ ở đây là Đồi Cát Trắng đem lại một nguồncát vô tận còn Bàu Trắng lại mang đến cho chúng ta một nguồn nước ngọt vô tận, phong cảnh Bàu Trắng hữu tình, nước hồ trong xanh Đến đây chúng ta còn có thể tham gia các trò chơi như: Ván trượt cát: đây là một trò chơi thú vị cho tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn, thuê một tấm ván trượt tại đây khoảng 20.000vnd/1 tấm tha hồ cho các bạn trượt chừng nào mệt trả lại Đi trượt cát là phải đi vào buổi sáng sớm hoặc đến đồi cát vào buổi chiều vì buổi trưa cát rất nóng và bạn thấm mệt, nên đem theo nước để tránh khát; Chinh phục đồi cát bằng xe địa hình thuê tại đây, bạn sẽ tha hồ dạo quanh đồi cát; cưỡi Đà Điểu; Du

Trang 22

ngoạn trên thuyền ở Bàu Bà thưởng thức quang cảnh đẹp (không khuyến khích vì tại đây không có phương tiện ca-nô cứu hộ)

+ HUYỆN TUY PHONG

Địa danh hành chính huyện Tuy Phong chính thức ra đời từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832) khi giảm bỏ hiệu trấn Thuận Thành để cải đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm hai phủ Ninh Thuận, Hàm Thuận và đặt thêm 2 huyện Tuy Phong, Tuy Định

Huyện Tuy Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 79.385,54 ha, số đơn vị hành chính gồm có 2 thị trấn và 9 xã, có đường ranh giới giáp với tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng

Huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 50km, có 2 cửa sông đổ ra biển, thuận lợi cho xây dựng Cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, bao gồm: đồi núí, đồng bằng và vùng venbiển, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch sinh thái ven biển gắn với dulịch sinh thái vùng đồi núi Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện, cần đẩy mạnh phát triển toàn diện các ngành sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp – công nghiệp – thương mại dịch vụ và du lịch Đặc biệt coi trọng thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp và du lịch, trước hết là phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan để đẩy mạnh tiến

độ đầu tư xây dựng trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân trên địa bàn huyện

*NƯỚC SUỐI VĨNH HẢO

Năm 1928, các nhà khoa học Pháp đã phát hiện chất lượng tuyệt hảo của nguồn suối khoáng Vĩnh Hảo tại khu vực Xã Vĩnh Hảo, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận Từ đó, sản phẩm nước khoáng Vichy Đông Dương đã ra đời và chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam lúc bấy giờ Không dừng ở đó, Vĩnh Hảo còn xuất khẩu đi thị trường các nước khó tính như Mỹ, Úc, Canada, Đài Loan,… và sớm khẳng định đẳng cấp Quốc tế của mình Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Vĩnh Hảo

là loại nước khoáng duy nhất ở Việt Nam được các chuyên gia người Pháp nghiên cứu và đánh giá nguồn khoáng này sánh ngang với loại nướckhoáng Vichy nổi tiếng trên toàn thế giới

Bên cạnh dòng nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng Vĩnh Hảo còn có thêmdòng nước tinh khiết Vihawa phù hợp cho tất cả mọi người sử dụng để uống, nấu ăn, pha trà, pha sữa,… Nước Vihawa được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm Nguồn nước được tinh lọc bằng hệ thống Siêu lọc RO Được tiệt trùng hoàn toàn bằng tia cực tím UV Với giả cả hợp lý, phù hợp nhu cầu, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe Sản phẩm bình nước suối Vĩnh Hảo rất thích hợp và tiện lợi khi dùng trong các hộ gia đình, văn phòng, trường học, công ty,

Ngày đăng: 31/10/2024, 10:12

w