Việc phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh THPT hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua việc lồng ghép vào nội dung các môn học, các chủ điểm hoạt động
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-
NGUYỄN THỊ ANH THƯ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HOÁ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 914.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2023
Trang 2Công trình được hoàn thành tại : VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiều luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo thông tư
số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 26 tháng 12 năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019 đã chỉ rõ “Chương trình giáo dục phổ thông cần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi”, trong đó có ba năng lực chung là: năng lực từ chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác Như vậy, năng lực giao tiếp là một trong những năng lực cốt lõi cần được hình thành, phát triển thông qua tất
cả các môn học và hoạt động giáo dục [7]
Mặt khác, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo nên một môi trường đa văn hoá Nó thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi nơi trên thế giới ngày càng hiểu nhau hơn, nắm bắt được mọi tình hình, cập nhật mọi nơi, góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của các dân tộc và của từng cá nhân Trong môi trường đa văn hoá này, mỗi một quốc gia, vùng miền, mỗi một dân tộc, cá nhân đều
có những nét văn hoá riêng đòi hỏi con người cần có năng lực giao tiếp tốt để có thể dễ dàng thích ứng, dễ dàng tiếp nhận, học hỏi và nâng cao chất lượng của các mối quan hê xã hội Đồng thời, trong giao tiếp cũng đòi hỏi con người biết tôn trọng sự khác biệt và giá trị bản sắc của nhau, điều đó đặt ra yêu cầu cho giáo dục là cần hướng tới giáo dục công dân toàn cầu với các giá trị sống cốt lõi, trong đó có giá trị tôn trọng, khoan dung, hoà bình, hợp tác…
Đối với học sinh trung học phổ thông, giao tiếp là một hoạt động quan trọng, cần thiết giúp học sinh nâng cao khả năng học hỏi, giao lưu, lĩnh hội nhiều kinh nghiệm Trong giai đoạn hiện nay, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng mạng xã hội, học sinh trung học phổ thông có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nguồn tri thức, nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới Để giúp các em có thể hoà nhập, cùng chung sống, thích ứng và phát triển, đòi hỏi các em cần phải có năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Trung học phổ thông trong nhà trường hiện nay đã được chú trọng, đạt được nhiều kết quả Tuy nhiên, vấn đề phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa
Trang 4văn hoá, giúp các em có được năng lực giao tiếp tốt trong môi trường
đa văn hoá còn khá mới, chưa được thực hiện đồng bộ và kết quả đạt được chưa cao Việc phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh THPT hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua việc lồng ghép vào nội dung các môn học, các chủ điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ít chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường
Vấn đề phát triển năng lực giao tiếp đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, nhưng vấn đề phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông còn rất mới Do
đó, cần có nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản, thấu đáo về vấn đề phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông để tìm ra con đường, cách thực phù hợp, hiệu quả
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hóa cho học sinh trung học phổ thông qua trải nghiệm”, trên cơ sở nghiên cứu lý luận
và tìm hiểu thực trạng, chúng tôi đề xuất quy trình và một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hóa cho học sinh trung học phổ thông
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông qua trải nghiệm
4 Giả thuyết khoa học
Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế, đồng thời hoạt động phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh
ở trường THPT hiện nay chưa thực sự hiểu quả, còn nhiều bất cập
Trang 5Thông qua trải nghiệm, nếu hoạt động giáo dục được tổ chức theo quy trình khoa học, logic, phù hợp với năng lực của giáo viên, với điều kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ phát triển được năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT qua trải nghiệm
5.2 Khảo sát thực trạng phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT hiện nay
5.3 Đề xuất biện pháp phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT qua trải nghiệm
5.4 Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường
đa văn hoá cho học sinh THPT qua trải nghiệm đã đề xuất
6 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
Việc phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT qua trải nghiệm có liên quan đến nhiều nhóm đối tượng và được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, với nhiều nội dung và hình thức đa dạng Trong giới hạn phạm vi của luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Môi trường đa văn hoá trong xã hội được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như nghi lễ, lễ hội; vật dụng truyền thống; tri thức bản địa; ngôn ngữ giao tiếp; kiến trúc; thiết chế truyền thống Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sự khác biệt văn hoá trong môi trường nhà trường, thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ, tri thức bản địa, thiết chế truyền thống
- Có nhiều con đường, biện pháp khác nhau để phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT, trong phạm vi của luận án, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu quy trình và biện pháp phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT thông qua trải nghiệm trong nhà trường
6.2 Giới hạn về phạm vi khách thể khảo sát và thực nghiệm sư phạm
- Đề tài tiến hành khảo sát trên các đối tượng sau: học sinh, giáo viên
và cán bộ quán lý tại 07 trường THPT trên cả nước, có môi trường
Trang 6chứa đựng các yếu tố đa văn hoá như: Đa văn hoá vùng miền, quốc gia; Đa văn hoá dân tộc (tộc người); Đa văn hoá cá nhân
- Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng và học sinh của 02 trường THPT
7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận biện chứng
- Tiếp cận hệ thống
- Tiếp cận phức hợp
- Tiếp cận văn hoá
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bao gồm các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu liên quan đến luận án
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn:
Nhằm thu thập thông tin, bổ sung và làm sáng tỏ hơn những thông tin sâu mang tính chất định tính về thực trạng phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông
Luận án phỏng vấn: học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận, luận án xác định những thông tin cần thu thập và xây dựng bảng hỏi dành cho học sinh và giáo viên trung học phổ thông
+ Bảng hỏi dành cho học sinh: nhằm thu thập thông tin thực trạng năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá và thực trạng phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh
ở các trường THPT
+ Bảng hỏi dành cho giáo viên: nhằm thu thập thông tin về thực trạng phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 7Tác giả đưa các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động trải nghiệm
đã được đề xuất vào thực tế giáo dục ở các trường trung học phổ thông nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và giá trị của các biện pháp
- Phương pháp chuyên gia
Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo du ̣c phổ thông, bao gồ m các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứ u về cả mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài nhằm thu thập, bổ sung thông tin,
7.2.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kế và phân tích dữ liệu
Các số liệu đã điều tra được, được xử lý bằng hệ thống phần
mềm Microsof Excel 2010, SPSS, nhằm xác đi ̣nh các tham số đặc trưng mang tính khách quan khoa ho ̣c
8 Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
có vai trò quan trọng đối với học sinh THPT, giúp các em giao tiếp tốt trong môi trường đa văn hoá Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh THPT được cấu thành từ nhiều năng lực thành phần, mỗi năng lực thành phần có vai trò nhất định giao tiếp Việc phát triển đồng bộ các năng lực thành phần này sẽ giúp hình thành, phát triển hiệu quả năng lực giao tiếp năng lực giao tiếp trong môi trường
đa văn hoá cho học sinh THPT
- Luận điểm 2: Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh THPT hiện nay còn nhiều hạn chế Nguyên nhân là do các hoạt động giáo dục nhằm phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá ở nhà trường còn chưa hiệu quả Bên cạnh đó, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển NLGT trong MTĐV cho học sinh của giáo viên chưa cao
- Luận điểm 3: Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh được hình thành và phát triển thông qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là thông qua trải nghiệm, bao gồm cả trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục và trải nghiệm trong dạy học
- Luận điểm 4: Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh được hình thành và phát triển theo một trình tự nhất định
Trang 8Vì vậy, cần đề xuất được quy trình khoa học, phù hợp, hiệu quả khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục và trải nghiệm trong dạy học
- Luận điểm 5: Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu
tố khách quan và yếu tố chủ quan Trong đó, các yếu tố thuộc về năng lực của giáo viên và yếu tố về các chương trình, hoạt động phát triển NLGT trong MTĐVH ở trường THPT là có ảnh hưởng hơn cả Nếu giáo viên được bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động phát triển NLGT trong MTĐVH cho HSTHPT thì giáo viên sẽ tổ chức có hiệu quả các hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường
9 Đóng góp mới của đề tài
9.1 Về lý luận
- Bổ sung và hoàn thiện lý luận về phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá thông qua trải nghiệm cho học sinh THPT
- Xác định được cấu trúc, các năng lực thành phần cơ bản của năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh THPT
- Xác định được quy trình và các thành tố của quá trình giáo dục nhằm phát triển NLGT trong MTĐVH thông qua trải nghiệm cho học sinh THPT
9.2 Về thực tiễn
- Xác định được thực trạng năng lực giao tiếp trong môi trường
đa văn hoá của học sinh THPT và thực trạng tổ chức phát triển NLGT trong MTĐVH thông qua trải nghiệm cho HS trong nhà trường THPT
- Đề xuất được các biện pháp phát triển NLGT trong MTĐVH qua trải nghiệm cho học sinh THPT hiệu quả và khả thi
9 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận khuyến nghị
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển NLGT trong MTĐVH cho học sinh THPT qua trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng phát triển NLGT trong MTĐVH cho HSTHPT qua trải nghiệm
Chương 3: Biện pháp phát triển NLGT trong MTĐVH cho HSTHPT qua trải nghiệm
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HOÁ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực giao tiếp, phát triển năng lực giao tiếp
- Những nghiên cứu về năng lực
- Những nghiên cứu về năng lực giao tiếp
- Những nghiên cứu về phát triển năng lực giao tiếp: thông qua dạy học các môn học, thông qua trải nghiệm
1.1.2 Những nghiên cứu về môi trường đa văn hoá
- Những nghiên cứu về môi trường văn hoá
- Những nghiên cứu về đa văn hoá
1.1.3 Những nghiên cứu về phát triển năng lực trong môi trường
đa văn hoá
1.1.4 Nhận đinh chung về nghiên cứu tổng quan
Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy, có rất nhiều nghiên cứu
về việc phát triển năng lực giao tiếp và môi trường đa văn hoá, tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về phát triển năng lực giao tiếp thông qua con đường dạy học các môn học trong nhà trường như tiếng Anh, Toán học, Văn học … tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá, đặc biệt là thông qua hoạt động trải nghiệm Vì vậy, luận án nghiên cứu về phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh THPT sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cho lý luận
về phát triển năng lực nói chung
1.2 Khái niệm công cụ của luận án
- Năng lực giao tiếp là sự kết hợp của nhiều yếu tố thuộc tính cá nhân trong quá trình tác động qua lại giữa con người với con người, giúp cá nhân có khả năng nhận thức về đối tượng giao tiếp, làm chủ bản thân và điều chỉnh được quá trình giao tiếp, để trao đổi với nhau
về thông tin, cảm xúc, tác động qua lại lẫn nhau, đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động giao tiếp và đảm bảo thực hiện hoạt động này một cách phù hợp, hiệu quả
- Môi trường văn hoá là tổng thể sống động các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể bao quanh con người, chúng tác động lẫn nhau và có
Trang 10quan hệ tương tác đối với con người trong một không gian và thời gian xác định, nhằm thúc đẩy con người phát triển hài hòa và toàn diện, trong đó con người đóng vai trò chủ thể, vừa là yếu tố quan trọng vừa
là sản phẩm chủ yếu nhất của nó
- Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá là sự kết hợp của nhiều yếu tố thuộc tính cá nhân trong quá trình giao tiếp, giúp cá nhân làm chủ được bản thân, nhận thức về đối tượng giao tiếp, điều khiển quá trình giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hoá
- Phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục bằng các biện pháp để nâng cao, hoàn thiện năng lực giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh thực hiện hoạt động giao tiếp có hiệu quả trong môi trường đa văn hoá
1.3 Năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá của học sinh trung học phổ thông
1.3 Mô tả được sự khác biệt của những bạn có cá tính mạnh (về diện mạo, quan điểm, sở thích ) 1.4 Chỉ ra được sự khác biệt về nhu cầu, sở thích, ước mơ, lý tưởng của mọi người
1.5 Chỉ ra được sự khác biệt về ngoại hình (chiều cao, cân nặng, cấu tạo các bộ phận trên cơ thể ) 1.6 Liệt kê được sự khác biệt của những người khuyết tật
1.7 Trình bày được sự khác biệt về văn hoá của từng địa phương, vùng miền, quốc gia của bạn học cùng (cả những điều cấm kỵ trong phong tục tập quán)
1.8 Chỉ ra được sự khác biệt về tiếng nói của các bạn học sinh đến từ những vùng miền, dân tộc, quốc gia khác nhau
Trang 11đa văn hoá
2.1 Tự tin với diện mạo của bản thân (phong cách
cá nhân, trang phục, vóc dáng hình thể )
2.2 Xác định rõ về giới và giới tính của bản thân 2.3 Trình bày được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
2.4 Chỉ ra được nhu cầu, sở thích, ước mơ, lý tưởng của bản thân
2.5 Có xu hướng lựa chọn và tham gia những hoạt động phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của bản thân
2.6 Có xu hướng lựa chọn những giá trị văn hoá mang tính bản sắc truyền thống (Như tôn sư trọng đạo, tinh thần hiếu học, khoan dung, nhân ái, đoàn kết )
2.7 Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá phi truyền thống (Như tính kỷ luật, tự do, hợp tác, tự tin, )
2.8 Thực hiện những hành vi phù hợp với bản sắc văn hoá của địa phương, dân tộc, quốc gia mình 2.9 Sử dụng lời nói hoặc hành vi phù hợp với những người thuộc cộng đồng LGBT
2.10 Không ép người khác làm theo sở thích của mình nếu họ không muốn
2.11 Trân trọng ước mơ của mọi người (Không nhạo báng, chế giễu, mang ước mơ của người khác
ra làm câu chuyện cười mà luôn động viên, khích
lệ bạn thực hiện ước mơ)
2.12 Tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình, tính cách của mọi người (không kỳ thị, chế giễu, nhạo báng)
2.13 Giúp đỡ người khuyết tật Sử dụng lời nói hoặc hành vi phù hợp với người khuyết tật
2.14 Không trêu đùa, chế giễu phong tục tập quán của bạn (trang phục, thói quen, ngôn ngữ…)
Trang 122.15 Linh hoạt tiếp nhận những phong tục tập quán nơi bạn bè sinh sống
2.16 Học nói tiếng nói của các bạn học sinh đến từ những vùng miền, dân tộc, quốc gia khác nhau 2.17 Không chế giễu bạn khi bạn có sự khác biệt
về ngôn ngữ (nói giọng địa phương, nói ngọng ) 2.18 Khi có sự khác biệt về văn hoá, đặt mình vào
vị trí của bạn và chấp nhận sự khác biệt đó
2.19 Giữ thái độ bình tĩnh, nhã nhặn, lắng nghe nếu xuất hiện sự khác biệt về văn hoá trong khi giao tiếp với bạn
2.20 Cởi mở với tất cả các bạn trong hoạt động của trường, lớp (không phân biệt giới tính, tính cách,vùng miền, dân tộc )
2.21 Có xu hướng thương lượng, thuyết phục bạn khi quan điểm không đồng nhất
2.22 Ra quyết định hành động dựa trên sự tôn trọng quan điểm của bạn bè
2.23 Có xu hướng chuyển chủ đề giao tiếp với bạn khi thấy xuất hiện sự căng thẳng
2.24 Thấu hiểu và có cái nhìn tích cực về những sự khác biệt văn hoá trong giao tiếp (hiểu được lý do
vì sao bạn lại có hành vi, lời nói như vậy, dễ dàng thông cảm và chấp nhận)
2.25 Chủ động giao tiếp, thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ nói to, rõ ràng
2.26 Mạnh dạn trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân
2.27 Gần gũi, cởi mở, ấm áp trong quá trình giao tiếp
2.28 Luôn kiên định với quan điểm, ý kiến cá nhân Đưa ra những lý lẽ phù hợp để thuyết phục mọi người đồng thuận với quan điểm của mình
2.29 Sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu quan điểm của
cá nhân khi mọi nguời đưa ra được những lý lẽ
Trang 13thuyết phục hoặc tự bản thân nhận thấy nó không chính xác, không phù hợp
3.7 Có kỹ năng từ chối khi cần thiết với thái độ kiên quyết nhưng khéo léo
3.8 Nhạy bén, nhận biết được những nguy hiểm trong quá trình giao tiếp Từ đó, có những biện pháp khéo léo để thoát khỏi nguy hiểm, bảo vệ bản thân
1.4 Phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá cho học sinh trung học phổ thông
1.4.1 Quá trình phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
1.4.1.1 Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá
là giúp học sinh:
- Nhận thứ c được vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực giao tiếp trong môi trường đa văn hoá; quá trình hình thành và phát triển NLGT trong MTĐVH; các con đường phát triển NLGT trong MTĐVH
- Nhận thứ c NLGT trong MTĐVH của bản thân
- Giú p HS phát triển các năng lực thành phần liên quan đến NLGT trong MTĐVH