Apple đã và đang trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu thế giới vềlĩnh vực công nghệ thông tin.Một trong những sản phẩm thành công của Apple làIphone – một chiếc điện thoại
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHU TRÌNH SỐNG CỦA SẢN PHẨM
QUẢN TRỊ MARKETING THEO CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM IPHONE 4 ( APPLE)
Trụ sở chính Apple Inc.,
1 Infinite Loop Cupertino CA 95014 United State
Website http://www.apple.com
Số cửa hàng bán lẻ 437 ( cuối năm 2014 )
Doanh thu / Lợi nhuận 220,2 tỉ USD ( Doanh thu 2014 )
18 tỉ USD ( Lợi nhuận ròng Q1 /
Apple Inc (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007 Sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính Apple Macintosh, máy nghe nhạc iPod, chương trình nghe nhạc iTunes, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad Nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Steve Jobs rời khỏi giảng đường đại học năm 21 tuổi, bắt đầu sự nghiệp CNTT của mình với hai người bạn Steve Wozniak và Ronald Wayne Ba thanh niên đã gây dựng thương hiệu “quả táo” từ ngày 1/4/1976 Nhưng chỉ 3 tháng sau, Wayne đã bán số cổ phần của ông với giá 800 đô la Mỹ.
1.2 Quá trình phát triển và các sản phẩm của Apple:
Lịch sử hình thành và phát triển của Apple luôn gắn với những bước ngoặt mang tính đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ điện tử thế hệ mới.Các sản phẩm của Apple đã được sản xuất.
- ITunes là chương trình chơi nhạc mà lưu giữ thư viện đựng cả âm nhạc trên máy của người dùng, và cũng có thể chơi và sao chép nhạc từ CD
-IPad là máy tính bảng do Apple Inc phát triển Được công bố vào ngày 27 tháng 1 năm 2010, thiết bị này tạo ra một phân loại mới giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay.
-IPod là nhãn hiệu máy nghe nhạc nén của hãng Apple Gồm: iPod shuffle và iPod nano Từ khi có mặt trên thị trường 23/10/2001, nó đã tạo ra một trào lưu và phong cách mới cho giới trẻ đam mê âm nhạc, vượt lên trên cả dòng máy Walkman nổi tiếng của Sony trước đó.
-IPhone là mẫu điện thoại di động của hãng điện tử Mỹ Apple Computer. Tính đến nay nó mới trải qua 4 thế hệ, không có nhiều model như dòng máy nghe nhạc iPod của hãng nhưng đã gặt hái được rất nhiều thành công.
Ngoài ra, Apple còn có nhiều sản phẩm khác như: Laptop, Imac, Apple TV,Cinema display,airport,i.Life & i.work,Mobile me,Time Capsule Mac OS X
Nhắc đến iPhone, cho dù là những ai yêu thích Apple, những chuyên gia công nghệ lẫn những khách hàng thông thường nhất cũng phải dành cho chiếc smartphone này những sự kính trọng nhất định Cho dù có yêu thích Apple hay không, thì tất cả mọi người cần phải thừa nhận, sự ra đời của iPhone không giống với sự ra đời của bất kỳ thiết bị công nghệ nào khác, mà đó được xem là như tiếng chuông đầu tiên cho một cuộc cách mạng trên thị trường smartphone Bởi vì, sự ra đời của iPhone chính là bước ngoặt trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp di động và đưa Apple thực sự trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Phone (còn gọi là phiên bản iPhone đời đầu hay iPhone 2G để phân biệt với các sản phẩm ra đời sau nó) được chính cố Giám đốc điều hành Apple - ông Steve Jobs giới thiệu vào ngày 9.1.2007, sau đó chính thức được bán ra thị trường vào ngày
29.6.2007 và tạo nên một cột mốc quan trọng về xu hướng sử dụng smartphone với màn hình cảm ứng. iPhone 2G tạo nên xu hướng mới trong thị trường thiết bị di động iPhone đời đầu chỉ có RAM 128 MB với phiên bản bộ nhớ 4 GB và 8 GB Không sở hữu kết nối 3G, thay vào đó chỉ là kết nối EDGE. Đây cũng là mẫu máy duy nhất được Apple sử dụng chất liệu vỏ nhôm màu bạc giống như trên các dòng máy tính Mac Book Pro hay iMac.
iPhone 3G ( 9.6.2008 ) : Đây là mẫu smartphone thế hệ thứ 2 của Apple, được công bố vào ngày 9.6.2008
Về cơ bản, điểm thay đổi lớn nhất của mẫu máy này chính là đã hỗ trợ kết nối mạng 3G, hỗ trợ GPS với khả năng tìm đường nhanh và hỗ trợ tại nhiều quốc gia. iPhone 3G lần đầu tiên được hỗ trợ thêm mạng 3G
Cấu hình phần cứng của máy hầu như không có gì thay đổi so với mẫu iPhone 2G trước đó Mẫu máy này cũng có hai mức dung lượng tùy chọn là 8 GB và 16 GB. Ngoài ra, nắp lưng của iPhone 3G được làm bằng nhựa thay vì nhôm như iPhone 2G nên dễ bị trầy hơn Mẫu máy này cũng là phiên bản lần đầu tiên mặt sau có hai tùy chọn màu đen và trắng cho người dùng lựa chọn.
iPhone 3GS ( 8.6.2009 ): iPhone 3GS được Apple công bố vào ngày 8.6.2009 và khai sinh ra khái niệm chữ S trong các thế hệ iPhone sau này (S là Speed - Tốc độ).
Về cấu hình, iPhone 3GS được trang bị bộ vi xử lý đạt tốc độ 600 MHz (mạnh gấp 1,5 lần so với iPhone 3G), đã có thêm phiên bản với bộ nhớ trong lên đến 32 GB, máy ảnh sau 3,15 MP, tích hợp la bàn số và hàng loạt tính năng đáng giá được nâng cấp khác như tốc độ Wi-Fi, thời gian dùng pin.
Về cơ bản, iPhone 3S thực chất chỉ là một phiên bản nâng cấp phần cứng nhỏ so với phiên bản iPhone 3G. iPhone 3GS với khái niệm chữ 'Speed' ra đời
Là mẫu iPhone thế hệ thứ 4 của Apple và được công bố vào ngày 7.6.2010 tại
WWDC 2010 tổ chức tại Trung tâm Moscone, San Francisco (Mỹ). iPhone 4 với màn hình Retina
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa iPhone 4 và những phiên bản trước của nó là thiết kế mới, kết hợp một khung thép không gỉ, không cách điện hoạt động như ăng- ten. Điều đặc biệt, đây chính là thế hệ iPhone đầu tiên được trang bị màn hình cảm ứng siêu nét được Apple gọi là 'Retina Display' có độ phân giải 960 x 640 pixel (mật độ điểm ảnh đạt 326 ppi) iPhone 4 cũng là phiên bản đầu tiên có camera trước và đèn flash sau. iPhone 4 được trang bị bộ vi xử lý A4 đạt tốc độ 1 GHz, RAM 512 MB Camera của máy cũng được nâng cấp lên 5 MP và có thể quay video chất lượng 720p Bộ nhớ trong theo máy có hai tùy chọn là 16 GB và 32 GB.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM IPHONE CỦA APPLE
1 Tái định vị và vòng đời sản phẩm Định vị thương hiệu là các cố gắng và nỗ lực của doanh nghiệp nhằm làm cho khách hàng và công chúng thấy được vị thế xác định của thương hiệu, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình Việc này được thực hiện qua việc chuyển tải thương hiệu đến khách hàng vị thế cạnh tranh, giá trị và hình ảnh.
Khi định vị một sản phẩm, doanh nghiệp cần tìm và truyền tải được điểm độc đáo hay duy nhất của sản phẩm, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Khi sản phẩm đạt đến giai đoạn chín muồi thì sẽ có nhiều sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp sẽ tạo cảm giác quá cũ kỹ và lỗi thời trong mắt người tiêu dùng Chiến lược cần sử dụng lúc này là làm mới lại hình ảnh sản phẩm Tái định vị có thể tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng hiện tại cũng như thu hút thêm khách hàng mới Bảng biểu dưới đây mô tả các chiến lược tái định vị thường được áp dụng:
Tái định vị hình ảnh: sản phẩm và thị trường vẫn như cũ nhưng doanh nghiệp thay đổi làm mới hình ảnh thương hiệu để tạo được sức hút mới cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới Cách thức thường sử dụng là tái thiết kế thương hiệu bao gồm logo, bao bì, vật dụng truyền thông tiếp thị cũng như chuyển tải định vị mới qua các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu như quảng cáo tivi, báo đài…
Tái định vị sản phẩm: thay đổi sản phẩm để tạo sự hấp dẫn với khách hàng Việc này có thể thực hiện qua việc nâng cấp các tính năng, thêm tính năng hay công dụng mới cho sản phẩm Chiến lược này thường được sử dụng nhất đối với các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, xe hơi… Các hãng công nghệ luôn cải tiến sản phẩm về cả phần cứng lẫn phầm mềm để tạo ưu thế với các sản phẩm hiện có trên thị trường nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Tái định vị vô hình (intangible repositioning): sử dụng sản phẩm cũ để tiếp cận những phân khúc thị trường mới Lucozade là một ví dụ trong trường hợp này qua việc chuyển đổi định vị từ sản phẩm nước uống bổ dưỡng cho người bệnh sang thức uống tăng lực cho các vận động viên hay người tập thể thao.
Tái định vị hữu hình (tangible repositioning): chiến lược này là thay đổi toàn diện cả về sản phẩm cũng như thị trường mục tiêu Thương hiệu xe Skoda là một ví dụ, khi VW thâu tóm doanh nghiệp này đã tái định vị toàn diện qua việc thay đổi định hướng đối tượng khách hàng từ khách hàng lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên) bằng khách hàng trẻ trung hơn, sản phẩm cũng thay đổi toàn diện từ thiết kế đến tính năng để thu hút các đối tượng trẻ tuổi này.
Chiến lược tái định vị là giải pháp phản hồi cho những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng hay sự tháy đối của chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Mức độ của tái định vị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thị hiếu, lối sống của người tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ hay chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên khi 1 sản đã trở nên lạc hậu, k còn phù hợp với thị trường thì doanh nghiệp cần Phát triền sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu khách hang và có nhiều tính năng vượt trội so với sản phẩm cũ
2 Hoạch định và phát triển sản phẩm mới:
2.1Thế nào là sản phẩm mới Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm mới thành hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối Chiến lược marketing đối với sản phẩm mới tuyệt đối này thường phải được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, đòi hỏi những thông tin chi tiết hơn về khách hàng và thị trường.
Sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn.
Sản phẩm mới tuyệt đối: Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và bán hàng) Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.
2.2Tại sao cần nghiên cứu sản phẩm mới.??
Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương đầu với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn:
Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới Ví dụ: IP5S có những khuyết điểm cho người dung : màn hình 4-inch trông hết sức nhỏ bên cạnh đối thủ cạnh tranh Android, các bộ cảm biến dấu vân tay chỉ hoạt động với các ứng dụng trên App Store,
Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau: hệ điều hành iOS 7 khác biệt là có khả năng gây ra nhiều khó chịu cho người dùngiPhone lâu năm.
Khả năng thay thế nhau của các sản phẩm
Tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn ví dụ: Với Apple thì đối thủ chính của họ là Samsung với những dòng sản phẩm rất thu hút sự chú ý của khách hang, khi Apple tung ra sản phẩm Ip6 và Ip6 plus thì họ cũng đưa ra dòng sản phẩm mới smartphone Note 4 đầy sang trọng và tinh thế.