HỒ CHÍ MINH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TNHH NAM BẮC SÀI G
Trang 1PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TNHH NAM BẮC SÀI GÒN TẠI BÌNH DƯƠNG
Họ và tên : Nguyễn Lương Trường Phi Mssv: 2005LHOG042
Lớp: 2005LHOG Khóa học: 2020-2024
Bình Dương, tháng 04 năm 2024
Trang 2PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TNHH NAM BẮC SÀI GÒN TẠI BÌNH DƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Lê Văn Quyến Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lương Trường Phi Chuyên ngành: Luật học
Khóa học: 2020 - 2024
Bình Dương, tháng 4 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài báo cáo thực tập của riêng em Các số liệu và các kết quả được trình bày trong báo cáo thực tập là trung thực, khách quan dựa trên kết quả mà đơn vị thực tập cung cấp
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến TS Lê Văn Quyến là người đã tậntình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện cho em có cơhội tiếp xúc cũng như trải nghiệm thực tế để em có thể hoàn thành bài báo cáo thựctập tốt nghiệp này một cách tốt nhất
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Chi nhánh Công
ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương đã cung cấp cho em những kiếnthức, giải đáp những thắc mắc của em và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trìnhthực hiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài báo cáo
2 Đối tượng, phạm vi, mục tiêu đề tài báo cáo
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của báo cáo
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bố cục bài báo cáo
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM BẮC SÀI GÒN TẠI BÌNH DƯƠNG
1 Tổng quan về Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
3 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ VÀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về thừa kế và di sản thừa kế
1.2 Phân loại thừa kế theo quy định của pháp luật
1.3 Khái niệm và đặc điểm về tranh chấp di sản thừa kế
CHƯƠNG II THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TNHH NAM BẮC SÀI GÒN TẠI BÌNH DƯƠNG
2.1 Thực tiễn tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
2.2 Đánh giá chung
CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO QUY TRÌNH TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TNHH NAM BẮC SÀI GÒN TẠI BÌNH DƯƠNG
3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp
di sản thừa kế tại Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……….…… 26
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài báo cáo
Trong xã hội hiện nay vấn đề thừa kế nói chung cũng như giải quyết tranhchấp di sản thừa kế nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng trong pháp luật của mỗiquốc gia và đây cũng chính là một hình thức pháp lý để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của công dân Số lượng vụ việc tranh chấp di sản thừa kế ngày càng giatăng đi kèm với đó là mức độ phức tạp và đa dạng hơn Do đó, việc giải quyếttranh chấp di sản thừa kế đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội ngày naynhằm hướng đến một xã hội lành mạnh và mọi người dân đều tuân thủ quy địnhpháp luật
Để hạn chế các tranh chấp di sản thừa kế có thể xảy ra, pháp luật dân sự đãquy định các phương thức giải quyết tranh chấp Tuy nhiên trình tự và thủ tục đểthực hiện thì không phải người dân nào cũng có thể nắm rõ Do đó, để hỗ trợ chocác cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật liên quan đến tranh chấp thừa
kế thì vai trò của công ty luật, văn phòng luật sư có vị trí rất quan trọng
Từ thực tiễn nêu trên, trong quá trình thực tập em đã quyết định lựa chọn đề
tài “Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Chi nhánh Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương”, để có một cái nhìn toàn diện về vấn đề tư vấn giải quyết tranh chấp di sản
thừa kế và có thể phân tích, đánh giá và đưa ra được những kiến nghị nhằm hạnchế những bất cập trong quá trình tư vân giải quyết tranh chấp này
2 Đối tượng, phạm vi, mục tiêu đề tài báo cáo
2.1 Đối tượng đề tài báo cáo
Đối tượng bài báo cáo là quy định pháp luật và thực trạng quá trình tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Bài báo cáo nghiên cứu các khái niệm liên quan đến giải quyết tranh chấp
di sản thừa kế và quy trình thực hiện tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế
Trang 9- Phạm vi không gian: Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương.
Trang 10- Phạm vi thời gian: từ năm 2021 đến hết năm 2023.
2.3 Mục tiêu đề tài báo cáo
Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo là tìm hiểu, phân tích, đánh giá nhữngquy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế cũng nhưviệc tư vấn pháp luật để giải quyết những tranh chấp này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của báo cáo
Bài báo cáo có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu quy định pháp luật về thừa kế và giải quyết tranh chấp di sảnthừa kế;
- Đánh giá thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật liên quan đến giải quyếttranh chấp di sản thừa kế tại Nam Bắc Sài Gòn - Bình Dương;
- Đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, tổng hợp –phân tích, hệ thống, để giải quyết các vấn đề mà báo cáo thực tập đề ra
5 Bố cục bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo bài báo cáothực tập có bố cục 2 phần gồm 3 chương:
Phần 1: Tổng quan về Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại
Bình Dương
Phần 2: Nội dung báo cáo thực tập
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thừa kế và tranh chấp di sản thừa thừa
kế theo pháp luật Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kếtại Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao quy trình tư vấn giải quyết tranhchấp di sản thừa kế tại Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại BìnhDương
Trang 11PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM BẮC SÀI GÒN TẠI BÌNH DƯƠNG
1 Tổng quan về Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương trựcthuộc Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn có quá trình hình thành và phát triểngắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Công ty Luật TNHH Nam BắcSài Gòn mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng công ty đã bước đầu đáp ứng nhu cầuthực tế của xã hội hiện nay là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên các lĩnh vựccho khách hàng có nhu cầu
1.1 Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn
Trước nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý của nhiều tổ chức và cá nhân Công
ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn được thành lập bởi đội ngũ luật sư có nhiều nămkinh nghiệm trên lĩnh vực tư vấn cũng như tranh tụng
Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn là Công ty Luật, có tư cách phápnhân, có tài khoản và con dấu riêng Công ty có bốn lĩnh vực hoạt động chủ yếu là:tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật; đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lýkhác
Công ty hoạt động với phương châm: “Tố chất – Phẩm chất – Kiến thức – Năng lực – Kinh nghiệm” công ty có đội ngũ luật sư trên 10 năm kinh nghiệm,
được đào tạo bài bản, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc Công ty giải quyếtvấn đề pháp lý trên nhiều lĩnh vực pháp luật như các vụ án hình sự, dân sự, thươngmại, tranh chấp đất đai, tranh chấp ly hôn, tài sản với vai trò là luật sư tố tụng bảo
về quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cảnước
Hiện nay Giám đốc Công ty là luật sư Phạm Đình Bắc Công ty Luật TNHHNam Bắc Sài Gòn có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và hai chi nhánhcông ty tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương
Trang 12Trụ sở chính: Số 158H, Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, thànhphố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Bình Dương: Số 153, Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa,thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Chi nhánh Đồng Nai: Số 03, tầng trệt Chung cư Hóa An, phường Hóa An,thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Nhìn lại chặng đường phát triển mặc dù không phải quá dài nhưng Công tyLuật TNHH Nam Bắc Sài Gòn đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự ổnđịnh an ninh trật tự xã hội và bước đầu đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn của xãhội hiện nay Trong những năm qua đội ngũ luật sư cùng toàn thể nhân viên pháp
lý đã tham gia tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng
có nhu cầu Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn luôn đề cao chuyên môn về tưvấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực, tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư vàcác quy định pháp luật có liên quan về ngành nghề luật sư
1.2 Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương trựcthuộc Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn được Sở Tư pháp tỉnh Bình Dươngcấp Giấy đăng ký hoạt động số 46.08.0207/TP/ĐKHĐ ngày 27/01/2021
Chi nhánh được cấp mã số thuế: 0316114412 - 002 theo Giấy chứng nhậnđăng kí thuế do Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một cấp ngày 13/5/2021
Hiện nay người đại diện theo pháp luật và đồng thời là Trưởng chi nhánh làluật sư Nguyễn Thị Thùy Dương (thành viên Đoàn luật sư Thành phố Hồ ChíMinh)
Để trở thành đối tác tư vấn pháp lý hiệu quả và lâu dài, chi nhánh công tyluôn nỗ lực nghiên cứu để mang đến những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp bảo vệtối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau.Với đội ngũ luật sư tuân thủ các chuẩn mực cao nhất về đạo đức hành nghề camkết đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng với các dịch vụ pháp lý hiệu quả vàtoàn diện theo nguyên tắc bảo vệ công lý và phụng sự xã hội
Trang 132 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương luônhướng tới một tầm nhìn về một xã hội không chỉ thượng tôn pháp luật mà còn đềcao đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người do đó chức năng, nhiệm
vụ của chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương luôn tuântheo quy định của pháp luật:
- Đại diện, bảo vệ hoặc bào chữa cho cá nhân, tổ chức tại Tòa án nhân dâncác cấp trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại và hành chính
- Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; thựchiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanhnghiệp và các giấy phép về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn vệ sinhthực phẩm; tư vấn đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài; kiểm tra tính pháp lý củatài liệu văn bản do doanh nghiệp soạn thảo đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãnhiệu, kiểu dáng công nghiệp
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn:tham gia đàm phán hợp đồng, đại diện tham gia hòa giải ngoài Tòa án, đại diệnthực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
- Cung cấp các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư và cácquy định pháp luật hiện hành
3 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương
Trưởng chi nhánh
Tổ Luật sư tranh tụng Tổ Luật sư tư vấn Nhiên viên pháp lý
Phó trưởng chi nhánh
Trang 14Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại
- Phó Trưởng chi nhánh: Luật sư Lê Văn Sự (Chứng chỉ hành nghề số10576/TP/LS – CCHN do Bộ Tư pháp cấp ngày 14/4/2014, Thẻ luật sư số 9059/LS
do Liên Đoàn luật sư Việt Nam cấp ngày 24/7/2014)
- Thành viên: Luật sư Huỳnh Tuấn Dũng (Chứng chỉ hành nghề số10988/TP/LS – CCHN do Bộ Tư pháp cấp ngày 12/9/2014, Thẻ luật sư số 9466/LS
do Liên Đoàn luật sư Việt Nam cấp ngày 26/6/2017)
- Thành viên: Luật sư Trần Thanh Bình (Chứng chỉ hành nghề số22801/TP/LS – CCHN do Bộ Tư pháp cấp ngày 25/9/2023, Thẻ luật sư số20406/LS do Liên Đoàn luật sư Việt Nam cấp ngày 01/12/2023)
- 03 nhân viên pháp lý: tất cả đều có trình độ cử nhân luật và được phân chiatheo từng mảng nghiệp vụ phù hợp với chuyên môn
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ VÀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về thừa kế và di sản thừa kế
1.1.1 Khái niệm về thừa kế
Thừa kế là một chế định xuất hiện từ rất lâu tồn tại và phát triển cho đếnngày nay Muốn có của cải vật chất thì con người bắt buộc phải lao động để tạo rachúng, của cải để dành đến khi chết đi thường sẽ để lại cho những người thân thích Từ thời xa xưa, việc thừa kế được tiến hành dựa theo huyết thống và phong tục tập quán của từng bộ lạc, thị tộc Thừa kế thường được nhắc đến gắn liền với tài sản và của cải dongười chết để lại Theo Từ điển Luật học (2006) của Viện Khoa học pháp lý (Bộ
Tư pháp) thì thừa kế là “sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người cònsống” [11, tr.754]
Quan hệ thừa kế là một quan hệ xã hội phổ biến rộng rãi và được pháp luậtdân sự điều chỉnh trở thành một quan hệ pháp luật Từ đó pháp luật về thừa kế quyđịnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc quan hệ thừa kế Như vậy, có thểhiểu một cách chung nhất thì thừa kế là sự dịch chuyển tài sản từ người đã chếtsang cho các cá nhân còn sống và các chủ thể khác
1.1.2 Khái niệm về di sản thừa kế
Theo từ điển Tiếng Việt, Di sản là một từ Hán Việt được ghép bởi hai từ
“Di” và từ “Sản”, theo đó mỗi từ có những khía cạnh hiểu khác nhau
“Di” là biểu hiện của sự dịch chuyển, không còn ở vị trí ban đầu
“Sản” có thể hiểu là làm ra, tạo ra bởi con người
Từ “di” và từ “sản” ghép lại với nhau thành từ “di sản” với ý nghĩa là củacải, gia tài của của người chết để lại
Dưới góc độ pháp luật, di sản được cụ thể hóa tại Điều 612 BLDS 2015 theo
đó "di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chếttrong tài sản chung với người khác" [BLDS 2015] Tài sản riêng của người chếtgồm tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong
Trang 16thời kỳ hôn nhân, phần tài sản trong khối tài sản chung nhưng đã được vợ, chồngthỏa thuận chia và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với ngườikhác Người chết khi để lại di sản cho người thừa kế, về bản chất là đã chuyểnquyền sở hữu tài sản của mình cho người thừa kế Lúc này, người thừa kế trở thànhchủ sở hữu đối với di sản và họ có toàn quyền đối với di sản mà họ được hưởng, cụthể họ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản đó.Theo quy định này, di sản thừa kế bao gồm tài sản do người chết để lại.
1.2 Phân loại thừa kế theo quy định của pháp luật
1.2.1 Thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “thừa kế theo pháp luật làthừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”[BLDS 2015]
Theo quy định tại khoản 1, Điều 650 BLDS 2015, thì những trường hợp ápdụng chia thừa kế theo pháp luật gồm:
- Trường hợp một: Không có di chúc
- Trường hợp hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp Di chúc khônghợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiệnchung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theoĐiều 630 BLDS 2015
- Trường hợp ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chếtcùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo dichúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Trường hợp bốn: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo dichúc mà không có quyền hưởng di sản
- Trường hợp năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo dichúc mà từ chối nhận di sản
- Trường hợp sáu: Phần di sản mà người chết để lại không được định đoạttrong di chúc
Trang 17Pháp luật quy định cá nhân có quyền sở hữu tài sản riêng của mình nhưngsau khi chết số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế theo quyđịnh của pháp luật Pháp luật về thừa kế quy định người được thừa kế theo phápluật phải là cá nhân có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôidưỡng như: cha, mẹ, con, chồng, vợ,… Mọi người đều bình đẳng trong việchưởng di sản thừa kế của người chết để lại và phải thực hiện nghĩa vụ mà ngườichết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận được Việc nhận thừa kế theo phápluật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi của những người thừa kế tứcmọi cá nhân đều có thể nhận được di sản thừa kế khi thuộc thứ tự các hàng thừa kếtheo quy định của pháp luật.
Có thể thấy phạm vi của người người thừa kế rất rộng do đó pháp luật đãquy định thành nhiều hàng thừa kế Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất là nhữngngười có quan hệ hôn nhân, huyết thống có mối quan hệ gần gũi, thân thiết nhất sovới các hàng thừa kế còn lại Các hàng thừa kế thứ hai và thứ ba là những hàngthừa kế dự bị trong trường hợp người để lại di sản không có những người ở hàngthừa kế thứ nhất hoặc có nhưng họ không nhận hoặc không có quyền nhận theoquy định của pháp luật
1.2.2 Thừa kế theo di chúc
Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhânnhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” [BLDS 2015] Di chúcphải hội đủ các yếu tố là sự thể hiện ý chí cá nhân mà không phải là bất cứ chủ thểnào khác và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di chúc chết, mục đích của
di chúc là chuyển tài sản của mình cho người khác
Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại dichúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì nhữngngười có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó Bêncạnh đó, pháp luật cũng quy định một số đối tượng hưởng thừa kế không phụ thuộcvào di chúc, cụ thể theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 thì: “Những người sauđây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo