1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 7

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 7
Tác giả Khương Thị Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phú Hà, PGS.TS Lê Trung Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 23 MB

Nội dung

Luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng và đưa ra một số giải pháp có tính thực tế đa dạng các hìnhthức huy động, phát triển các địch vụ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

KHƯƠNG THỊ PHƯƠNG ANH

CHI NHANH 7

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGAN HANG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

KHƯƠNG THỊ PHƯƠNG ANH

HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CO PHAN CONG THƯƠNG VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VĂN

TS Nguyễn Phú Hà PGS.TS Lê Trung Thành

Hà Nội — 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực

hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Phú HàCác số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn

goc rõ rang.

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin gửi lời cảm ơn gửi tới toàn bộ ban lãnh dao, can bộ nhân viên Ngân

hàng cổ phan Thương mại Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 7, trong thời gianqua đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian học tập nghiên cứu hoàn thành kiến thức và

hỗ trợ tôi trong việc làm luận văn tốt nghiệp Tôi tin rằng những nghiên cứu trongbài luận văn của mình sẽ phan nào giúp chi nhánh có cái nhìn tổng quan và hệ thống

hơn về hoạt động huy động vốn của chỉ nhánh, từ đó góp phần vào sự phát triển chỉ

nhánh va Ngân hang Thương mại cô phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 7

Đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Phú Hà người đã hướng dẫntrực tiếp dé tôi có thé hoàn thành luận văn thạc sỹ này

Tác giả luận văn

Khương Thị Phương Anh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT -° 2 scssssessessesseses i

DANH MỤC BANG BIEU ecsssssssssssessssssssscsoessesssssscsocssnssucsecsscsancsusencesceasesucsnceseeees iiDANH MỤC SƠ DO, BIEU DO -° o2 2s se se ssesseEsevseessessersersssse iii

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mai 8

1.2.1 Khái niệm về vốn và huy động vốn ¿2-2 2 ++££+E£+E£+EerEerxsrkrrzrezes 81.2.2 Vai trò của công tác huy động vốn ¿+ 2+ ++x+£x++E++Exerxerkezrerrxerkees 9

1.2.3 Các phương thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 12

1.2.4 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại -:-5¿ 55252 171.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn -¿- 5¿©+z©5+c++ 18

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại 22

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại Việt Nam và bàihọc cho Ngân hàng Thuong mại cô phần Công Thương - Chi nhánh 7 261.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phan Dau tư và phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Hà Thành - 2322 * 3212313131111 E111 re 26

1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cé phần Ngoại thương Việt Nam

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hang Thương mại cô phần Công Thương

-000/1 0 — 29

Tiểu kết chương Ì -¿- + 5+ SE+SE+E2EEkEEEE 1911211211211 1111111111111 11111111 gre 31

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHAP VÀ THIẾT KE NGHIÊN CỨU 32

2.1 Thiết kế nghiên cứu ¿2© +E+EE+EE£EEEEE2E2E1571712112111171.211 1111 1e, 32

2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5c 33+ 3911121139391 15115111 1.1.1 ErxeE 32

Trang 6

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2- 22 5¿©2+2++Ex++EE+2EEtzxxerxesrxrrrxees 322.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - 2 2 2E +E£2E£2EE+EE+£EzEE+EEzrxerxrez 35

2.2.3 Phương pháp so sánh - c2 3132112111911 111 11111111 11 T1 HH gi ng rệt 35

CHUONG 3: THỰC TRẠNG HIEU QUA HUY DONG VON TẠI 38

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẢN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

-0:00:79): ` 38

3.1 Khái quát về Ngân hang Thương mại cổ phần Công Thương (Vietinbank) - Chi

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cô phần Công

Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7 - - 5 2 3332133135151 errrrsee 38

3.1.2 Mô hình tô chức và nhiệm vụ các phòng ban - 5S siseeseree 403.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cô phần Công

Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7 6 + 4 23191919 1E ng ng ng rưệt 42

3.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cô phần Công

Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7 - c2 3333 3EEESErerrrrrrrrrrrrrerree 49

3.2.1 Do lường hiệu quả huy động vốn tại Vietinbank - Chi nhánh 7 thông qua qua

Cac chi tiéu dinh 1WONg 11117 49

3.2.2 Do lường hiệu qua huy động vốn tại Vietinbank - Chi nhánh 7 thông qua các

chỉ tiêu định tính << + + 22113222113 223181 2311 223 1 91 199 vn vn ng ng 54

3.3 Đánh giá hiệu qua huy động vốn tai Vietinbank — Chi nhánh 7 613.3.1 Kết quả dat QUOC -:- ¿5252k TEEE21211211 2112111111111 613.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 2 £+E£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrrkrree 63Tiểu kết chương 3 -:- +52 SE E21 1E 1911511211211211 1111111111111 11 11111 re 68

CHƯƠNG 4: MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO HIỆU QUA HUY

ĐỘNG VON CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI CO PHAN CÔNG

THUONG (VIETINBANK) - CHI NHANH 7 00 cccssscssscssssessssesssesssessssessseesseee 69

4.1 Dinh hướng nang cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hang Thương mại cổ

phần Công Thương (Vietinbank)- chi nhánh 7 tới năm 2025 2- 2 5+: 69

CN 20v 710 69

Trang 7

4.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn -¿ ¿5z©5+=+2 70

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương

mại cô phần Công Thương (Vietinbank)- chi nhánh 7 - 2-22 s2 szzszzsz 70

4.2.1 Xây dung và thực hiện chính sách khách hàng có hiệu qua 70

4.2.2 Các biện pháp nâng cao khả năng thu hút vốn huy động - . - 754.2.3 Đôi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 2 ¿5 52 s52 s+2 784.2.4 Day mạnh công tác dao tạo, nang cao chất lượng đội ngũ can bộ, nhân viên

0ï8i138:1)i 00277577 79

4.3 Một số kiến nghị ¿2-5 cStSE9EEEEEEEE2E121121217111111111111111 1111111 cye 834.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ - 2 2 ¿+ E+EE£EE+EE+EE+EE£EEEerkerkerxrrkrree 834.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước -¿ ¿©+++++x++zxzxssrs+ 854.3.3 Kiến nghị đối với Vietinbank +: ¿+ 2EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErEkerkerkrrex 86Tiểu kết chương 4 - 5 - St St E12 121 1111181111211211111 1111111111111 11111111 re 87KET LUAN 007 — 88DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2 + +E2E++EE+EE+EEzEEzEerkerxerex 90

sim 92

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

: BIDV Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và

Phát triên Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

STT Bang Nội dung Trang

1 Bang 2.1 | Tông hợp phiéu diéu tra 34

Két qua kinh doanh Vietinbank - Chi nhanh 7 nam

nhánh 7 với một sô chi nhánh

6 Bảng 3.5 | Kha năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn 51

So sánh kha nang đáp ứng nhu cầu sử dụng von của

7 Bảng 3.6 , 52

Vietinbank — Chi nhánh 7 với một sô chi nhánh

8 Bảng 3.7 | Lợi nhuận từ huy động vốn 53

So sánh lợi nhuận từ huy động vốn của Vietinbank

9 Bảng 3.8 , 53

— Chi nhánh 7 với một sô chi nhánh

10 | Bảng3.9 | Chỉ tiêu NIM 54

11 | Bang 3.10 | Kết quả khảo sát về chính sách huy động von 55

12_ | Bảng 3.11 | Kết quả khảo sát về quy trình huy động von 56

13_ | Bang 3.12 | Kết quả khảo sát về công tác tổ chức ngân hang 58

14 | Bang 3.13 | Kết quả khảo sát vê pham chất trình độ cán bộ 60

ii

Trang 10

DANH MỤC SƠ DO, BIEU DO

STT Bảng Nội dung Trang

1 Sơ đồ 3.1 | So đồ tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh 7 4I

2 Biéu đồ 3.1 | Cơ cau vốn huy động theo thành phan 44

3 Biéu đô 3.2 | Cơ cau vốn huy động theo thành phan 45

4_ | Biêu đồ3.3 | Cơ câu von huy động theo thời hạn 41

iii

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, việc hoạch định

chiến lược kinh doanh được coi là yêu cầu bức thiết của mọi doanh nghiệp Đảng và

Nhà nước ta đã chủ trương “phát huy nội lực, nguồn vốn trong nước đóng vai tròquyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng” Quá trình hội nhập kinh

tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động, điều đó đồng nghĩa với sự cạnhtranh diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngânhàng nói riêng Sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của hệ thống tàichính, hay cu thé hơn là của hệ thống ngân hang là điều kiện góp phan cho sự pháttriển bền vững của nền kinh tế, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay

Theo cam kết của WTO trong tiến trình hội nhập, nước ta sẽ mở cửa hoàntoàn thị trường dịch vụ ngân hàng, xoá bỏ các giới hạn hoạt động ngân hàng đối với

các tô chức tín dụng nước ngoài, thực hiện công bằng giữa tô chức tin dụng trong

nước và tô chức tín dụng nước ngoài trong mọi hoạt động ngân hàng Mặc dù so vớivài năm trước, hoạt động các của ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triểnđáng kẻ, trình độ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, nhưng xét về năng lực

cạnh tranh thì vẫn còn ở mức giới hạn so với các ngân hàng nước ngoài trong một

số mặt Vì vậy, không thể tránh khỏi việc các ngân hàng trong nước đang phải

nhường bớt thị phần cho các ngân hàng nước ngoài trong nhiều mảng dịch vụ ngânhàng Thời gian thực hiện những cam kết mở cửa thị trường càng đến gan, hệ thốngngân hàng Việt Nam càng phải nhanh chóng cải cách nhiều mặt hoạt động dé nâng

cao khả năng cạnh tranh, thu hút và giữ vững khách hàng nhằm đạt mục tiêu hoạt

động kinh doanh đã đề ra

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bảnthân NHTM và đối với xã hội bởi các nguồn vốn mà NHTM huy động được tạothành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng

Nói cách khác, kết quả của hoạt động huy động vốn là tạo ra nguồn “ tài nguyên” dé

NHTM đáp ứng các nhu cầu cho nền kinh tế

Trang 12

Trong thời gian gần đây, các NHTM Việt Nam phải đương đầu với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động vốn khi mà nguồn

vốn nhàn rỗi của người dân và các tô chức hiện nay đã và đang được phân tánqua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi

nhuận hấp dẫn Gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấp nhiều sản phẩm dịch

vụ đa dạng và hiện đại và là nơi có chất lượng dịch vụ tốt hơn do trình độ chuyênmôn cao hơn và kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn), đầu tư vào thị trường

chứng khoán, thị trường bat động sản, đầu tư vàng hoặc ngoại tệ mạnh, mua cácsản phẩm dịch vụ của các công ty bảo hiểm, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái

phiếu doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu điện

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương (Vietinbank) nói chung vàNgân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank - Chi nhánh 7 nói riêng trong nhữngnăm gan đây đã nỗ lực không ngừng và khang định được vị thé của minh trong hệthống ngân hàng Việt Nam Trong định hướng phát triển của Vietinbank, huy động

vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu Ngân hàng đã hết sức chú trọng đến hoạt động huy

động vốn trong các năm qua và đã đạt được một số kết quả tích cực Tuy nhiên, bên

cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn trong thời gian tới cần có những giải

pháp huy động vốn phù hợp, nâng cao hiệu quả huy động vốn, hiệu quả hoạt độngkinh doanh và năng lực cạnh tranh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn

của khách hàng Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank - Chi

nhánh 7 giai đoạn từ 2019 đến 2021 cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế Nhất làtrong công tác huy động vốn, cụ thể: Quy mô huy động vốn còn thấp, bên cạnh đó

các sản phẩm còn mang tính truyền thống, kém da dạng, đơn điệu

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với sự pháttriển của NHTM và tình hình hoạt động huy động vốn của Vietinbank- Chi nhánh 7trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mai

Cổ Phan Công Thương Việt Nam (Vietinbank)- Chỉ nhánh 7” làm luận văn thạc

sỹ của mình.

Trang 13

2 Cau hỏi nghiên cứu.

- Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

Công Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7?

- Giải pháp, kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời giantới cua Ngân hàng Thương Mại Cô Phan Công Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về huy động vốn trong NHTM tác

giả tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tai Ngân hàng Thuong Mai

Cô Phần Công Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7 giai đoạn 2019 — 2021 từ đó đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng Thương

Mại Cô Phần Công Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các van đề cơ bản:

- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của

Vietinbank-Chi nhánh 7.

- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Vietinbank- Chi

nhánh 7

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra, luận văn đề xuất các

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ

Phần Công Thương (Vietinbank) - Chi nhánh 7 và điều kiện cần thiết dé thực hiện

các giải pháp đó.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank-Chi

nhánh 7.

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung vào việc nâng cao hiệu quả huy độngvon Ngân hàng Thương mại cô phần Vietinbank- Chi nhánh 7

Trang 14

- Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng huy động vốn Ngân hàng Thươngmại cổ phần Vietinbank- Chi nhánh 7 giai đoạn 2019 — 2021.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:

- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin, số liệu 15 nhà lãnh đạo và 40 cán bộ đang

làm việc tại các Phòng giao dịch, quản lý khách hàng và phòng Quản lý rủi ro tại

Ngân hàng Thương Mại Cô Phần Công Thuong - Chi nhánh 7

- Số liệu thứ cấp: Các báo cáo của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công

Thương - Chi nhánh 7.

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, cách tiếp cận đề tài

nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính như phỏng vấn, khảo sát,điều tra, mô tả để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu

- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, thống kê

mô tả.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận

văn được kết cầu thành bốn chương nội dung chính của luận văn:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả huyđộng vốn của các ngân hang thương mại

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứuChương 3: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thuong Mại CổPhần Công Thương - Chi nhánh 7

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngânhàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương - Chi nhánh 7

Trang 15

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE HIỆU QUA HUY ĐỘNG VON CUA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Huy động vốn của NHTM là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều cácnhà nghiên cứu Đã có rất nhiều giáo trình, sách báo và các công trình nghiên cứuxung quanh vấn đề này trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây:

Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2020), Nâng cao hiệu quá hoạt động huy động vốn

dân cư ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chỉ nhánhTây Đó, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã

hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả quản lý huy động vốn ởNHTM Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư ở Ngân hàngnông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh Tây Đô Rút ra nhữngmặt hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động huy động vốn dân cư tại chỉnhánh Đề xuất ra những giải pháp thiết yếu giúp nâng cao hiệu quả hoạt động huyđộng vốn dan cư ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi

nhánh Tây Đô.

ThS Dương Văn Bôn, TS Châu Đình Linh (2021), 7ác động của đại dịch

COVID-19 đến cho vay và nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam đã dua ra

một số lưu ý về hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM Theo đó, Do ảnhhưởng của đại dịch Covid-19, nên từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động huy động vàcho vay vốn của các tô chức tín dụng tại Việt Nam diễn biến trái chiều Trong khitiền gửi của dân cư bắt đầu tăng chậm lại ké từ thang 6/2020 thì tiền gửi của doanh

nghiệp lại tăng rất mạnh trong những tháng trở lại đây Bên cạnh đó, huy động vốn

tăng cao hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay của NHTM Bài nghiên cứu thực trạng vàđánh giá về tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động cho vay của NHTM,tác động của đại dịch COVID-19 đến nợ xấu và xử lý nợ xấu của NHTM giai đoạnhậu COVID-19 Một số đánh giá về khó khăn trong xử lý nợ xấu khơi thông dòng

Trang 16

vốn cho vay góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế giai đoạn hiện nay Đưa rakhuyến nghị và hàm ý chính sách với Chính phủ và cơ quan Bộ ngành.

Nguyễn Việt Dương, (2018), Hiéu quả huy động von tại Ngân hàng Thươngmại cổ phan Đầu tu và phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Cau Giáy, Trường Đại học

kinh tế, Dai học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã di sâu phân tích thực trạng, chỉ ra

những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý hoạt

động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư va Phát triển ViệtNam - chi nhánh Cầu Giấy, từ đó đề xuất các giải pháp dé hoàn thiện quan lý hoạtđộng huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy

Nguyễn Thị Hương (2020), Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ

phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chỉ nhánh Thạch Thất, Luận văn thạc sĩ Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lýluận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy động tại NHTM là cơ sở dé phan tichthực trạng quản ly hoạt động huy động vốn Ngân hang Thuong mại cô phần Dau tư

va Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thạch That

Nguyễn Thị Thiên Hương (2017), Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại

cổ phan Quốc tế - Chỉ nhánh Dak Lắk đã hệ thông hóa cơ sở lý luận về vốn và huy

động vốn của NHTM Đồng thời cũng đã trình bày thực trạng hoạt động huy động

vốn tại Ngân hàng Thương mại cô phần Quốc tế - Chi nhánh Dak Lak qua đó thayđược những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt độnghuy động vốn tại chỉ nhánh ngân hàng Qua đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giảipháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh

Nguyễn Thị Phương Hồng (2018) “Hiệu quả huy động vốn tại BIDV- CNQuảng Bình” đã hệ thông hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động huyđộng vốn tại BIDV- CN Quảng Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng huy

động vốn của BIDV- CN Quảng Bình còn nhiều hạn chế, chủ yếu là các sản pham

huy động truyền thống, tiềm an nhiều rủi ro khi thị phần huy động vốn giảm Tuynhiên, nếu thực hiện tốt công tác quản lý chính sách huy động, tập trung đây mạnh

và phát triển các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn, BIDV- CN Quảng Bình có thê khắcphục được các hạn chế và phát huy những thé mạnh có sẵn

Trang 17

Kiều Mỹ Linh (2018), Hoat động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại

cổ phan Quân đội — Sở giao dịch Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốcgia Hà Nội Luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động

kinh doanh ngân hàng và đưa ra một số giải pháp có tính thực tế đa dạng các hìnhthức huy động, phát triển các địch vụ liên quan đến huy động vốn, hoàn thiện chínhsách khách hàng, đây mạnh hoạt động Marketing phát triển thương hiệu và mạng

lưới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ

Ninh Thị Thúy Ngân (2019) Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của

các ngân hàng thương mại Luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy

động vốn của các NHTM Theo đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp bao gồm triểnkhai chính sách thu hút khách hàng Trên thực tế, chính sách huy động vốn củaNHTM ở mỗi thời điểm có sự thay đôi khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế

xã hội, nguồn vốn và nhu cầu thực tế của ngân hàng như thời điểm đầu năm, giữa

năm, cuối năm, hay tính chất mùa vụ của các lĩnh vực cho vay Hai là, có chính

sách lãi suất hợp lý, tác giả cho rằng cuộc đua lãi suất thường gây ra nhiều rủi rocho các ngân hàng do vậy, công cụ lãi suất về tương lai sẽ không còn hiệu quả (mộtmặt cũng bắt nguồn từ yêu cầu của cạnh tranh và quy định của luật pháp), thay vào

đó cần nâng cao chất lượng phục vụ, dich vụ ngân hàng cung cấp Thứ ba, mở rộng

hoạt động kinh doanh, việc mở rộng mối quan hệ với các tổ chức TCTD, các

NHTM, các cá nhân, các tổ chức xã hội sẽ giúp cho các NHTM trong việc hoạchđịnh chiến lược kinh doanh hợp lý

1.1.2 Khoảng trồng nghiên cứu

Các nghiên cứu đã hệ thống được các cơ sở lý luận cơ bản về huy động vốn

của NHTM đồng thời cũng đã chỉ ra các nhân t6 ảnh hưởng đến huy động vốn củaNHTM Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tổn tại trong huyđộng vốn tại ngân hàng tác giả nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm pháttriển huy động vốn tại ngân hang đó Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đừng lại tại

các ngân hàng chi nhánh nhỏ lẻ, không áp dụng cho các NHTM khác.

Trang 18

Chính vì vay dé tài: “Huy động von tại Ngân hàng Thương Mại Co Phan

Công Thương Việt Nam (Vietinbank)- Chỉ nhánh 7” không trùng lặp với bat cứ đề

tài nào trước đây.

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về von và huy động vẫn

Nguồn vốn của NHTM được định nghĩa như sau: đó là là toàn bộ các nguồntiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay, đáp ứng các nhucầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Nguồn huy động vốn được xem là tài sản băng tiền của các tổ chức và cá

nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Huy

động vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM Nó cũng

là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tông nguồn vốn kinh doanh (gồm vốn tự có,

vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác) Thông thường huy động vốn chiếm

tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng

càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, là tiền đề dé tiến hành hoạtđộng sử dụng vốn.

Theo điều khoản 13 điều 4 chương 1, Luật các Tổ chức tín dụng

(47/2010/QH12) định nghĩa “hoạt động huy động vốn (cụ thể là hoạt động nhậntiền gửi) là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không

kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,

tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đây đủ

tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”

"Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguôn vốn của NHTM,qua việc Ngân hàng nhận ủy thác và quản lý các khoản tiền từ khách hàng theonguyên tác có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu câu vốn trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng." (Trầm Thị Xuân Hương, 2013)

Hay nói cách khác huy động vốn chính là hoạt động của NHTM sử dụng cácbiện pháp, cách thức của mình dé thu hút một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thờinhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữuchúng dé thực hiện các mục đích khác nhau đã gửi vào ngân hàng

Trang 19

Huy động vốn tạo tiền đề đầu vào cho các hoạt động khác của NHTM Trên

cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động cho vay phục

vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của vùng,

ngành, thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội nhằm thúc day nền kinh

tế phát trién Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung va phân phối lại vốndưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyên vốn kích thích mọihoạt động kinh tế phát triển Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến sựtồn tại va phát triển kinh doanh của ngân hàng

1.2.2 Vai trò của công tác huy động vẫn

Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có vai trò đối với hệ thống NHTM mà còntác động đến nền kinh tế xã hội của đất nước Cụ thé như sau:

1.2.2.1 Doi với nên kinh tế

- Huy động vốn thông qua kênh huy động từ các NHTM đóng vai trò rất quantrọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn mà hệ thống Ngân hàng tập trung hầu hếtcác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phươngtiện tích luỹ trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế Đây là nguồn vốn rất quantrong dé dau tư phát triển nền kinh tế Nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà

vì tính chất “luân chuyên” không ngừng thông qua hệ thống luân chuyên trung gian

là các NHTM Đặc biệt, trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền

kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng điểm xuất phát thấp, ngân

sách còn hạn hẹp, do đó vốn đầu tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiềuvào nguồn vốn nội lực, trong đó nguồn từ các Ngân hàng huy động được là rất quantrọng vì nó tạo sự vững chắc cho sự phát triển nhanh, ồn định và bền vững lâu dài

- Giúp chính phủ và nhà nước thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền

tệ hiệu quả hơn.

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát khối

lượng tiền tệ trong lưu thông, từ đó sử dụng chính sách tiền tệ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá, ) một cách hợp lý

Trang 20

nhằm điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, bình 6n giá cả Đồng thời nhà

nước có thé sử dụng các biện pháp tích cực dé tìm kiếm nguồn vốn huy động cho sựphát triển của nền kinh tế từ trong và ngoài nước thông qua việc phát hành các công

cụ nợ như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc

1.2.2.2 Đối với ngân hàng thương mại

-Vốn là cơ sở để ngân hàng tô chức mọi hoạt động kinh doanhĐối với NHTM, vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để ngânhàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiệncác hoạt động kinh doanh Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy môcũng như định hướng hoạt động của ngân hàng Nếu nguồn vốn được xem là yếu tốđầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được

xem là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng Ngân hàng thựchiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủ yếu dựa trên nguồn vốn này Nguồn vốn

huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cũng nhưkhả năng cạnh tranh với các đối thủ của NHTM

- Vốn quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàngNếu ngân hàng huy động được nguồn vốn đôi dào với chi phí thấp có thé mởrộng tín dụng đầu tư với quy mô lớn và thu được lợi nhuận cao Ngược lại, với quy

mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinhdoanh Nếu một NHTM có khả năng vốn lớn thì NHTM đó có thể hoạt động tín

dụng không giới hạn trong phạm vi địa bàn của tỉnh mà có thể mở rộng ra trong cả

nước và thậm chí trên toàn thé giới

- Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên

thị trường

Khách hàng chỉ yên tâm sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng,nếu họ tin tưởng vào ngân hàng đó Uy tín ngân hàng là một tài sản vô hình vàkhông thể lượng hoá được Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàngđến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tíntrên thị trường Uy tin của ngân hàng trước hết thé hiện ở khả năng sẵn sàng thanh

10

Trang 21

toán khi khách hàng yêu cầu Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường tỉ lệthuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có Nếu có nguồn vốn lớn năng lực

thanh toán của ngân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng

cao Từ đó, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao được vị thế

của ngân hàng trên thị trường.

-Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân

hàng

Với mỗi ngân hàng quy mô và trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề dé thu hútnguồn vốn lớn cả về lượng và chất Đồng thời, khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngânhang mở rộng khối lượng tin dụng và có thé quyết định cả mức lãi suất cho vay Từ

đó tạo cho ngân hàng ưu thế trong cạnh tranh, giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc

mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán

Vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng Do đó,NHTM không ngừng có các biện pháp nhằm hoàn thiện huy động vốn, mở rộng huy

động vốn dé giữ vững va phát triển mối quan hệ với khách hàng

1.2.2.3 Đối với khách hàng

- Đối với khách hàng gửi tiền:

Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng

mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng Đối với khách hàng, nghiệp

vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền

của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai Mặtkhác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn dé họcất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi có mức độ rủi ro thấp

- Đối với khách hàng là người cần vốn:

Vốn huy động của ngân hàng là một nguồn lực cơ hội cho các khách hàng đầu

tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua nghiệp vụ tín dụng của NHTM Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp

thường không đủ đáp ứng cho việc mở rộng quy mô cũng như nâng cao công nghệ,

năng suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp phải đi vay vốn

11

Trang 22

nhằm bù đắp cho nhu cầu đầu tư của mình Hệ thống NHTM là trung gian cầu nối làmcho việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trở nên

dễ dàng hơn, chủ động hơn đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn

1.2.3 Các phương thức huy động von của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Huy động tiên gửi

- Huy động tiền gửi không kỳ hạnTiền gửi không kỳ hạn là hình thức gửi tiền mà người gửi có thể rút ra sử

dụng bat cứ lúc nào Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi

bao gồm:

- Tiền gửi thanh toán: là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, trước hết được sửdụng để tiến hành thanh toán chỉ trả cho các hoạt động hàng hoá dịch vụ và các

khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và

thuận lợi Tiền gửi thanh toán thường được quản lý tại ngân hàng trên tài khoản tiền

gửi thanh toán và tài khoản vãng lai.

- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền được ký gửi với mục đíchbao quản an toàn tai sản Khi cần khách hàng có thé rút ra dé chi tiêu Ở Việt Namtiền gửi loại này được thê hiện đưới các hình thức như: Tiền gửi không kỳ hạn của

các tô chức, cá nhân Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp, để

khuyến khích thanh toán qua ngân hàng, các NHTM Việt Nam trả lãi cho loại tiền

gửi này như tiền gửi không kỳ hạn khác Ở các nước phát triển loại tiền gửi này

chiếm vị trí quan trong trong kết cấu nguồn vốn và có chi phí đầu vào rất thấp.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạnĐây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng vềthời hạn gửi và rút tiền Dai bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và kýthác để hưởng lãi Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn đó là tiền gửi có kỳhan và tiền gửi báo rút Day là nguồn tiền tương đối ồn định, ngân hàng có thé sử

dụng phần lớn để kinh doanh Chính vì vậy, NHTM luôn tìm cách để đa dạng hoá

loại tiền gửi này nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

- Tiên gửi tiét kiệm dân cư

12

Trang 23

Xét về bản chất, tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của dân cư gửi vàongân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số

tiền đó Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt dé tích luỹ tiền tệ trong lĩnh vực tiêu

dùng cá nhân Trên thực tế tiền gửi tiết kiệm được phát triển đưới hai hình thức sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thé rút bat cứ lúc

nào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chỉ trả cho người khác.Tuy nhiên, số dư tài khoản này thường không lớn, nhưng có ưu điểm hơn so với các

tài khoản tiền gửi giao dịch ở chỗ: số dư ít biến động Vì vậy, ngân hàng trả lãi suất

cho khoản tiền này cao hơn so với tiền gửi thanh toán Đó là điều kiện để cácNHTM có thể dễ dàng huy động số vốn này

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời

hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn Và lãi suất

tỷ lệ thuận với độ dài kỳ hạn, những khoản gửi càng dài thì lãi suất càng cao Tiềngửi tiết kiệm được coi là một công cụ huy động vốn truyền thống của các NHTM

Vốn huy động từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm thường chiếm một ty trọng đáng ké

Tiền gửi tiết kiệm còn có thể chia ra thành ba loại: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,

có kỳ hạn ngắn và có kỳ hạn dài

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn: Loại này khá quen thuộc ở Việt Nam,

NHTM Việt Nam thường huy động tiết kiệm với các kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm Về

nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn Song, đề tăng tính cạnh tranh các

NHTM van cho phép khách hang rút trước thời hạn (với những quy định cụ thê).

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài: Rất phổ biến ở một số nước công nghiệpphát triển Tiền gửi tiết kiệm dài hạn chỉ được phép rút ra khi đến hạn Nó tạo lên

nguồn vốn có tính 6n định cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của NHTM

1.2.3.2 Huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ cógiá khác dé huy động vốn của các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước

Các NHTM có thể phát hành các công cụ nợ (nếu đủ điều kiện theo quyđịnh) như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng để huyđộng vốn trong một thời gian nhất định

13

Trang 24

Chứng chỉ tiền gửi là những giấy xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hànghay một định chế tài chính khác Người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãitheo kỳ và nhận đủ tiền vốn khi hết hạn Chứng chỉ sau khi phát hành được lưuthông trên thị trường tiền tệ Các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi chủ yếucho mục đích thanh khoản Các chứng chỉ này thường không thuộc loại trái phiếuchiết khấu, lãi suất của chúng thường cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc và mức

độ rủi ro của nó cũng thấp

Kỳ phiếu ngân hàng là một công cụ nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành

theo từng đợt để huy động vốn một cách linh hoạt, nhăm đáp ứng nhu cầu vốn chonhững kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng Việc phát hành kỳ phiếu tùythuộc theo thời gian và tình hình cụ thể của nguồn vốn ngân hàng Vốn này chỉđược huy động trong thời gian nhất định Đây là hình thức huy động vốn nhanh vìthường có lãi suất cao hơn và có tính linh hoạt hơn lãi suất tiết kiệm cùng thời hạn,lại có thé chuyền nhượng dé dàng nên thu hút khối lượng vốn tương đối lớn

Trái phiếu ngân hang là một công cụ nợ dải hạn của ngân hang, với các cam

kết thanh toán gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán vào những thời gian xác định

Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Trái

phiếu dùng dé huy động vốn trung, dài hạn phục vụ cho những kế hoạch phát triển

kinh doanh có quy mô lớn và dai hạn Trong khi kỳ phiếu được phát hành ở từng chi

nhánh với khung lãi suất, thời gian phát hành riêng biệt thì trái phiếu được phát

hành với quy mô lớn, đồng loạt trong hệ thông mỗi ngân hàng

Ở nước ta hiện nay, các hình thức huy động qua phát hành công cụ nợ còn

thấp so với nguồn huy động khác Tuỳ theo từng thời kỳ,khi nào cần thì ngân hàng

mới huy động Sử dụng nguồn này ngân hàng chủ động được thời gian sử dụng, số

lượng và giá cả của vốn Tuy ngân hàng phải trả mức lãi suất cao hơn mức lãi suấthuy động vốn, nhưng có tác dụng kiềm chế lạm phát và góp phancho sự hình thành

và phát triển của thị trường chứng khoán

1.2.3.3 Huy động von bằng hình thức vay vốn

- Vay vốn từ các tô chức tín dụng khácBất cứ ngân hàng hay doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh

14

Trang 25

doanh của mình cũng có lúc thừa vốn và cũng có lúc thiếu vốn Khi ngân hàng huy

động nhiều mà khả năng cho vay ít hơn thì ngân hàng có thể gửi nguồn vốn này vàongân hàng khác dé lấy lãi Và khi nguồn vốn huy động không đủ kha năng đáp ứngcho những khoản vay cho khách hàng thì Ngân hàng có thể đi vay Ngân hàng khác

có phát sinh tình trạng thừa vốn

NHTM là doanh nghiệp hạch toán ngành nên khi phát sinh tình trạng

thừa/thiếu vốn thì các Ngân hàng chi nhánh sẽ được Ngân hàng cấp trên điều chuyên

von.Khi điều chuyên vốn về Ngân hàng cấp trên các chi nhánh sẽ được hưởng lãi suất

theo lãi suất nội bộ của Ngân hàng Các NHTM khi vay vốn của Ngân hàng Nhànước phải trả trả với lãi suất tái chiết khấu, vay của các tô chức tín dụng phải trả theolãi suất thị trường Do vậy, hiệu quả mang lại từ nguồn vốn này không cao Nhưngthực tế thì nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn kinh doanh Việcvay vốn của các Ngân hàng khác hệ thống hoặc vay trực tiếp của Ngân hàng Nhànước hầu như chỉ được thực hiện ở Ngân hàng cấp trên (Hội sở chính của Ngân

hàng) Vay nước ngoài thì phải có sự bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước:

+ Vốn tiếp nhận: Đây là nguồn vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính Ngân

hàng, từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho các công trình, dự án về phát triển kinh

tế xã hội, cải tạo môi sinh,

+ Vốn khác: Day là nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngânhang (đại lý, chuyên tiền, các dịch vụ Ngân hang, )

- Vay vốn của ngân hàng trung ương thông qua hình thức chiết khấu và táichiết khấu

Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, là

người cho vay cuối cùng của nên kinh tế Trong quá trình hoạt động, một số NHTM

cho vay quá nhiều nên thiếu hụt về vốn, lúc này các NHTM sẽ được Ngân hàngTrung ương cho vay vốn Việc cho vay này thông qua hình thức tái cấp vốn, tái

chiết khấu.

Tái cấp vốn, tái chiết khấu là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của Ngânhang Trung ương nhăm cung ứng vốn ngắn hạn va các phương tiện thanh toán cho

15

Trang 26

các NHTM Ngân hàng Trung ương thực hiện việc tái cấp vốn cho các NHTM

thông qua các hình thức sau:

+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: Là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng

Trung ương cho các NHTM đã cho vay đối với khách hàng

+ Tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

+ Cho vay có đảm bảo băng cầm có thương phiếu và các giấy tờ có giá ngăn

hạn khác.

Ngoài ra Ngân hang Trung ương còn cho vay bồ sung thanh toán bù trừ giữacác NHTM Cho vay đối với các tô chức tin dụng mất kha năng chi trả nếu đượcChính phủ chấp nhận, khoản cho vay này sẽ được ưu tiên hoàn tất trả tất cả khoản

nợ khác của tô chức tín dụng

1.2.3.4 Các nguồn huy động khác

- Vốn thanh toán: là số vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanh toáncho nén kinh tế

+ Số vốn trong thời gian đã trích từ tài khoản của người trả nhưng chưa chuyển

vào tài khoản của người hưởng do phải luân chuyền, xử lý chứng từ thanh toán

+ Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanhtoán trong một số hình thức thanh toán như séc bảo chi, thư tin dụng, thẻ thanh toán

ký quỹ,

Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình, thủ

tục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi nghiệp vụ thanh toán giảm đi đáng

kể, do đó nguồn vốn mà ngân hàng có được trong thanh toán ngày càng giảm

Nhưng do ngày càng có nhiều khách hàng mở tài khoản và số giá trị khoảnthanh toán được thực hiện qua ngân hàng ngày càng tăng, làm cho số vốn này có

điều kiện gia tăng.

- Vốn ủy thác dau tư, tài trợ của chính phủ hoặc của tổ chức trong và ngoàinước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận uỷ thác của các

tổ chức trong và ngoài nước đề thực hiện đầu tư cho những chương trình, dự án

16

Trang 27

Trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế

hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyên lại cho chủ đầu

tư Mặt khác, khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sẽ được hưởng hoa hồng phí.Ngoài ra ngân hang còn là đại lý bán cô phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng, Những nghiệp vụnày cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng

Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụngđôi khi rất ngăn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàng không phảitốn kém chi phí hoạt động, nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch

vụ khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

1.2.4 Hiệu quả huy động von của ngân hàng thương mại

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánh

giữa kết quả và chi phí thì cần phải so sánh dưới dang thương số, hoặc kết qua/chi

phí hoặc chỉ phí/kết quả Mỗi cách so sánh đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa

khác nhau Khái niệm hiệu quả như trên cho thấy rằng chỉ khi nào đạt được kết quảcao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả Tuy nhiên,trên thực tế việc xác định kết quả nào là cao nhất với chỉ phí nào thấp nhất là rất

khó.

Hiệu quả huy động vốn được hiểu là khả năng huy động được nguồn vốn tối

ưu, phi hợp với chiến lược phát triển của các NHTM, trong điều kiện tối thiểu hoa

chi phí bỏ ra dé có được nguồn vốn đó Hiệu quả huy động vốn cũng được thê hiện

ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng Đó chính là sựđáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý

Hiệu quả huy động vốn được thể hiện trên các mặt sau:

- Hiệu quả đối với xã hội: Hiệu quả huy động vốn dân cư của NHTM đối với

xã hội được nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lượng vốn này được sử dụng dé bồ

sung lượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân thay vì sử

dụng đông vôn đó vào các chỉ tiêu khác.

17

Trang 28

Hiệu quả này có được là là nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, tăng cường các hoạt

động sản xuất kinh doanh, tạo nên công ăn việc làm cho người lao động, nâng caomức sống người dân thông qua sinh lợi của khoản tiết kiệm tại ngân hàng và các lợi

ích gián tiếp của quá trình sử dụng vốn tiết kiệm dé kinh doanh mang lại

Hiệu quả của việc huy động vốn của NHTM đối với xã hội ngày càng caotrong điều kiện đất nước đó đang cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế, nhất làcác nước đang phat trién

- Hiệu quả đối với khách hàng: Khi khách hàng tham gia vào hoạt động huyđộng vốn thì hiệu quả của hoạt động này được hiểu là các lợi ích mà người dân thuđược khi gửi tiền vào ngân hàng Hiệu quả này có được là nhờ sinh lời từ khoản tiềnngười dân cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và các tiện ích khác

khi tham gia vào dịch vụ ngân hàng.

Hiệu quả từ việc huy động vốn của ngân hàng đối với khách hàng càng caokhi mức lãi suất và các ưu đãi khác họ được hưởng trên khoản tiền họ đã gửi vào

ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác và so với hình thức đầu tư khác

- Hiệu quả đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mốitương quan so sánh giữa kết quả thu được từ vốn huy động và chỉ phí bỏ ra để huy

động.

Hiệu quả nảy càng cao khi kết quả đạt được ( chính là doanh thu của của việc

sử dụng khoản vốn huy động từ dân cư) càng cao và lượng chỉ phí bỏ ra càng thấp (

bao gồm lãi phải trả và các chi phí khác)

Đề đạt được lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đảm bảo cho các hoạt động

đạt được hiệu quả cao Chính vì vậy một trong các mục tiêu của NHTM là đảm bảo

cho hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Trang 29

hiệu quả huy động vốn sẽ dựa trên khả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn.

Việc đo lường chi phí phát sinh trong quá trình tạo vốn là việc làm hết sứcquan trọng đối với ngân hàng vì nó cho phép ngân hàng có thể tìm kiếm đượcnhững nguồn vốn thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình Trong điều kiệnkhác không thay đổi, các ngân hàng thường cố gắng tìm kiếm huy động và sử dụngnhững nguồn vốn mang lại thu nhập cao cho ngân hang sau khi trừ mọi chi phi

Hon nữa, việc đo lường chi phí huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sởxác định mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinhdoanh của ngân hàng từ đó tối đa hóa lợi nhuận thu được

© Chỉ phí huy động vốnQuản lý chi phí vốn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngânhang, vi mỗi sự thay đổi về co cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thé làm thay đổichi phi trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập ròng của ngân hàng

Tỷ trọng các khoản Số chi cho từng khoản mục

x 100%

mục chỉ phí Tổng chỉ phí

Qua chi số này, chúng ta có thể biết được kết cau các khoản chi phí dé có thê

hạn chế các khoản chi phí bat hợp lý, tăng cường các chi phí có lợi cho hoạt động

Chi phí khác : Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình Huy động vốn ngânhàng còn phải chịu một số chi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in

ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dich Chi phí này thườngchiếm ty trọng nhỏ trong tông chi phí, nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phan

giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng.

19

Trang 30

e Khả năng đáp ứng nhu cau sử dung von

Đề đánh giá khả năng đáp ứng nhu cau sử dụng vốn, thường sử dụng các chỉtiêu so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và cácnhu cầu khác dé thấy nguồn vốn huy động có thé đáp ứng được bao nhiêu, ngânhàng phải vay thêm bao nhiêu dé thoả mãn nhu cầu ấy Dé đạt được mục tiêu này,ngân hàng phải có cơ cau vốn hợp ly Cơ cau vốn huy động ở đây bao gồm cơ cau

vốn theo ngắn hạn và trung hạn, dài hạn, cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ, theo

tiền gửi dan cư và tiền gửi doanh nghiệp Cơ cấu vốn hợp lý có thé đáp ứng được tối

đa nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhucầu sử dụng vốn Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh qua chỉ tiêuhiệu suất sử dụng vốn, cụ thể như sau:

Tổng dư nợHiệu suất sử dụng vốn = : : x 100%

Tong von huy dong

e Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy độngLợi nhuận từ Thu lãi từ cho vay Chỉ phí trả lãi tiền gửi, tiền

VHĐ và đầu tư vay và chi phí hoạt động khácChỉ tiêu lợi nhuận từ VHD được tính toán từ tổng thu từ lãi cho vay, đầu tưVHD khấu trừ chi phi trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí hoạt động khác Chỉ tiêu

này càng cao càng chứng tỏ Ngân hàng có hoạt động hiệu quả, có thê bỏ ra chỉ phí

ít mà hiệu quả thu lại cao Muốn vậy, Ngân hàng cần có kênh huy động hiệu quả vớichi phí thấp nhungvan đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn Hon nữa, chỉ tiêunày

càng caochứng tỏ hiệu quả HDV của NHTM càng lớn và ngược lại Tuy nhiên khi

sử dụng chỉ tiêu này luôn phải đi kèm với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận từ VHĐ vì một

số trường hợp chỉ tiêu này cao nhưng tỷ suất lại thấpdo chỉ số này chưa gắn với

tổng nguồn VHĐ

Tỷ suất lợi nhuận từ VHD (%) = Lợi nhuận từ VHP x 100%

Tông VHĐ

Chỉ số này được tính qua thương số giữa lợi nhuận từ VHĐ trên tổng nguồn

VHD Chi số này càng lớn càng tốt phản ánh rõ hiệu quả HDV

20

Trang 31

© Chỉ tiêu NIM do lường hiệu quả hoạt động huy động vốn

Hệ số NIM là sự chênh lệch phan trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phảitrả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi

suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu

NIM = Thu nhập lãi thuần / tài sản sinh lãi

Qua chỉ số này, chúng ta có thê thấy hiệu quả huy động vốn được sử dụng rasao, có được sử dụng hợp lí và thu được hiệu suất sử dụng tối ưu mang lại lợi nhuậncao nhất có thê từ nguồn vốn huy động

1.2.5.2 Chỉ tiêu định tính

Hiệu quả của công tác huy động vốn trong ngân hàng phải được đánh giá qua

các khía cạnh sau đây:

- Chính sách huy động vốn linh động

- Mức độ thuận tiện cho khách hàng: Đánh giá qua việc thực hiện các thủ tục

gửi tiền, rút tiền

- Mức độ đa dạng các hình thức huy động: Được thể hiện bằng sỐ lượng sảnphẩm dich vụ huy động của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Các sản pham

huy động nguồn vốn đó là kết quả của việc cung cấp nhiều loại kỳ hạn, đa dạnghình thức gửi và rút, lãi suất linh hoạt dé khách hàng có thé lựa chọn khi đến với

ngân hàng.

- Đảm bảo an toàn huy động vốn: Ngày nay, các NHTM luôn cố gắng mở

rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh thông qua việc mở chi nhánh, văn phòng đại

diện trong và ngoài nước mà không còn chịu hoạt động bó hẹp trong phạm vi một

vùng nào đó Mối quan hệ hợp tác giữa các NHTM ngày càng trở nên chặt chẽ hơn

Điều này giúp các NHTM ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, nhưng mặt khác cũng

sẽ nguy hiểm hơn nếu một trong những đối tác kinh doạnh hoạt động yếu kém hay

thậm chí bi pha sản Rui ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy

động vốn của NHTM nói riêng cũng tăng lên theo mức độ phát triển về mặt tổ chức

và quy mô hoạt động kinh doanh.

Nói tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động von vừa 6n định, vừa đủ

đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng

21

Trang 32

1.2.6 Các nhân tô ảnh hướng đến hiệu quả huy động von tại ngân hàng thương mại

1.2.6.1 Các nhân tổ chủ quan

Đây là nhóm nhân tố thuộc về nội tại phía NHTM, được đánh giá bằng cácyếu tố sau:

- Chiến lược kinh doanh của NHTM về việc mở rộng huy động vốn

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thê.

Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở ngân hàng xác định vị trí hiện tại

của mình trong hệ thống, so với các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội, thách thức dự đoán sự thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp đưa ra.Thông qua chiến lược kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định mở rộng hay thuhẹp huy động vốn, thay đổi tỷ lệ các loại nguồn (tập trung tiền gửi dân cư hay tiềngửi các tô chức kinh tế ), tăng hay giảm chi phí huy động Nếu chiến lược kinhdoanh đúng đắn, các nguồn vốn mở rộng được khai thác một cách tối đa thì hoạtđộng huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả

Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khách hàng luôn đóng vai trò

rất quan trọng Nó tác động đến sự thành công của công tác mở rộng huy động vốn

Dé có được thành công, các NHTM phải tiến hành nghiên cứu thị trường, thói quen,

động cơ hay là mong muốn của người gửi tiền, của từng đối tượng khách hàng thông

qua phân tích lợi ích khách hàng Từ đócó các chính sách marketing, chính sách

quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi phù hợp Chính sách cải tiễn nội bộ từ việc xây dựng

chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách trong việc đào tạo nhân viên phục vụ và

giao tiếp tận tình chuyên nghiệp, gần gũi, tư vấn đầy đủ các sản phẩm gia tăng, điềukiện cơ sở vật chất ấn tượng tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch Các yếu

tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng công tác huy động vốn

- Uy tín của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường dé tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy

tín trên thị trường Uy tín thê hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chỉ trả cho khách

hàng, thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng Chính vì vậy, các

NHTM phải không ngừng nâng cao va đảm bảo uy tín của mình trên thương trường,

từ đó có điều kiện dé mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hút được nguồn

22

Trang 33

tiền nhàn rỗi của dân cư Đối với một khách hàng khi cần giao dịch với ngân hàng

nào đó họ cũng tin tưởng vào ngân hàng có uy tín lớn hơn.Thậm chí trong trường

hợp lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút, nhưng người gửi tiền vẫn lựa

chọn một ngân hàng có uy tín hơn để gửi tiền mà không tìm nhưng nơi có lãi suấthấp dẫn hon dé gửi, vi ho tin rang đồng vốn của mình được an toàn tuyệt đối.Cáctiêu chí dé đánh giá uy tín của Ngân hàng theo NHNN đề ra:

+ Thứ nhất là vị thế của ngân hàng, dựa trên mức độ hoạt động ồn định,chiến lược kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung vào một vai lĩnh vực hay dadạng hóa lĩnh vực Kinh nghiệm điều hành, mức độ chấp nhận rủi ro và khả năngban quản trị thực hiện được kế hoạch kinh doanh cũng là một điểm quan trọng tạolập vị thế của một NHTM

+ Thứ hai là vốn và lợi nhuận Đánh giá khả năng của NHTM chịu được lỗ

trong kinh doanh dựa trên việc có đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng vớichất lượng vốn va lợi nhuận Điều kiện tiên quyết là ngân hàng phải đáp ứng được

tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

+ Thứ ba là mức độ rủi ro Đánh giá cách ngân hàng tăng trưởng và thay đổi

mức độ rủi ro trong kinh doanh, rủi ro của việc tập trung và đa dạng hóa kinh

doanh, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

+ Thứ tư là nguồn vốn và thanh khoản Xem xét cách NHTM huy động vốncho hoạt động kinh doanh và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn (tăng hay giảm), gâyảnh hưởng lên khả năng duy trì hoạt động và đáp ứng nhu cầu thanh toán khi thịtrường biến động xấu NHNN có thé xem xét tỷ lệ du nợ trên tổng tiền gửi, tỷ lệvốn trung hạn, sự phụ thuộc vào vốn ngắn hạn từ thị trường liên ngân hàng và cơ

cau nguồn vốn

- Chính sách lãi suấtLãi suất là một công cụ quan trọng trong việc mở rộng huy động vốn củaNHTM, xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo điều kiện giúp ngânhàng có được nguồn vốn hợp lý về quy mô và cơ cấu Chính sách lãi suất phải đảm

bảo cho ngân hàng một mặt thu hút được nhiều vốn, mặt khác vẫn phải đảm bảo cho

ngân hàng kinh doanh có lãi Các ngân hàng thường sử dụng công cu nay dé cạnh

23

Trang 34

tranh và mở rộng huy động vốn, đặc biệt là tại những thời điểm khan hiếm vốn thì

sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng uy tín trên địa bàn dù là nhỏ cũng gây ra

sự dịch chuyền nguồn vốn của khách hàng Tuy nhiên, sử dụng công cụ này lại chịu

sự quản lý ràng buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Mạng lưới chi nhánh phục vụ cho việc huy động vốnNgoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ và các tiện ích của ngân hàng,

khách hàng gửi tiền còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền, nhất là

các khoản tiền gửi của dân cư thường là những khoản tiền tiết kiệm được từ chỉ tiêunên không lớn, do đó họ rất ngại đi xa dé gửi tiền Vì vậy, dé huy động tiền gửi dan

cư thì nhất thiết ngân hàng cần mở rộng mạng lưới chi nhánh và thực hiện tốt công

tác tô chức mạng lưới phục vụ Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng thể hiện

quy mô của ngân hàng và xây dựng lòng tin đối với khách hàng, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc thu hút, mở rộng nguồn vốn

1.2.6.2 Các nhân to khách quan

- Môi trường chính trị pháp luật

Moi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sự

điều chỉnh của pháp luật Bởi vì, hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng tới nhiều chủ

thể trong nền kinh tế như: nhà đầu tư, người gửi tiền, người vay tiền Môi trườngpháp lý đem đến cho ngân hàng những cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thứcmới Đó là luật các TCTD và hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãisuất, dự trữ bắt buộc,bảo hiểm tiền gửi, hạn mức Trong sự ràng buộc về pháp luậtcác yếu tô của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng tới quy mô hiệu quả

và chính sách mở rộng huy động vốn của ngân hàng

- Môi trường kinh tếCác nhân tố anh hưởng tới van dé tạo vốn gồm có: tốc độ tăng trưởng kinh

tế, ty lệ that nghiệp, yếu tố lạm phat, sự biến động của tỷ giá hối đoái Trong điều

kiện nền kinh tế phát triénhung thinh, thu nhap dan cu cao va ôn định thi nguồn tiềnvào ra các ngân hàng cũng 6n định, số vốn huy động được cũng đồi dao, cơ hội đầu

tư cũng được mở rộng Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thác vốn duavào nền kinh tế bị hạn ché, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lạicông tác huy động vốn

24

Trang 35

- Môi trường văn hoá xã hội

Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm, vì nó có

khả năng chỉ phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng củakhách hang Do là phong tục tập quán, trình độ dân trí, lỗi sống của người dân Chăng hạn như thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt, với tâm lý longại trước sự sụt giá của đồng tiền, thói quen tự cất trữ tiền hay cất trữ vàng, trangsức thay vì gửi tiền vào ngân hàng, cũng như sự hiểu biết của người dân về cácngân hàng và hoạt động của ngân hàng, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động mởrộng huy động vốn của ngân hàng

Ở các nước phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thựchiện thanh toán qua ngân hàng như là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc

sống Tuy nhiên, với đại bộ phận các nước đang phat triển như nước ta, dan chúng

chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng dé sử dung dịch vụ ngân hàng, họ có thói

quen cất trữ tiền mặt, vàng bạc va ngoại tệ nên nó là nhân tố ảnh hưởng mạnh tớicông táchuy động vốn và mở rộng huy động vốn của NHTM

- Môi trường công nghệ Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng, không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còngiữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài trong tiến trình hội

nhập và mở cửa kinh tế quốc tế Môi trường công nghệ là một yếu tố rất quan trọng

Trong hoạt động ngân hàng, nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa ngân hàng và khách

hàng Nếu ở quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng dụng nóvào hoạt động kinh doanh sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng tăng các hình thức tiếp

xúc với khách hàng từ đó giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc mở rộng huy

động vốn

- Sự cạnh tranh từ các đối thủĐối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngânhàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hànhgiấy tờ có giá NHTM còn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị trường

25

Trang 36

chứng khoán dé thu hút vốn từ các chủ thé trong nền kinh tế Tại những nước đang

phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trường chứng khoán có thể là nguyênnhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống Ngân hang dé chuyền sang đầu

tư trên thị trường chứng khoán Điều này khác biệt lớn với những nền kinh tế pháttriển Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham gia đầu tư chứng khoán Gửi tiềnNgân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của công chúng trong điều kiện kinh tế

bình thường.

Khác với thị trường chứng khoán, các công ty Bảo hiểm cạnh tranh với Ngânhàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao Đời sống người dân đượccải thiện, nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càngđược mở rộng Những hợp đồng bảo hiểm, đôi khicó giá trị rất lớn Cùng với đó là

số phí bảo hiểm cao được dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm Điểm hạn chế của

hình thức gửi tiền Ngân hàng so với Bảo hiểm là không mang tính bảo vệ, nếu cóthì rất nhỏ, trong khi đó những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm

như gửi tiền Ngân hàng Kết quả là một dòng vốn không nhỏ không tới các NHTM

nữa mà chuyên sang các Công ty Bảo hiểm

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt giúp Ngân hàng van huy động được vốn là các

Công ty Bảo hiểm cần dau tư quỹ dự phòng nghiệp vụ dé sinh lời Một loại hình đầu

tư mà các Công ty Bảo hiểm, nhất là Bảo hiểm Nhân thọ thường xuyên sử dụng vớiquy mô lớn là gửi tiền có kỳ hạn tại các Ngân hàng Mặt khác, NHTM có thể làmđại lý bán bảo hiểm cho các Công ty Bảo hiểm đồng thời thực hiên thanh toán hộ

các Công ty này.

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

và bài học cho Ngân hàng Thương mại cỗ phần Công Thương - Chỉ nhánh 7

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phan Đầu tư và phát triển

Việt Nam - Chỉ nhánh Hà Thành

Ngân hàng BIDV — chi nhánh Ha Thành có trụ sở đặt tại 74 Thợ Nhuộm,

Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một trong những chi nhánh thuộc hệ thốngngân hàng BIDV có tốc độ phát triển bền vững

26

Trang 37

Trong 3 năm từ 2016-2019, nguồn vốn huy động của chỉ nhánh tăng từ

400.323 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2016 đến 691.296 triệu đồng vào31/12/2019 Cơ cấu vốn huy động chiếm hơn 70% tổng vốn huy động và đạt tốc độ

tăng trưởng tốt từ 15%-20%/năm Chi nhánh rất quan tâm tới việc tăng trưởngnguôồn vốn , đây là nguồn vốn có chi phí thấp và góp phần đáng kể vào việc nâng

cao hiệu quả kinh doanh cua Chi nhánh.

Trong công tác huy động vốn , BIDV - chi nhánh Hà Thành đã thực hiện các

chính sách sau:

-Tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn thông qua các sản phẩm tiếtkiệm với lãi suất hấp dẫn, kỳ phiếu đa dạng về loại tiền (VND và ngoại tệ), kỳ hạnphương thức trả lãi đều có tính đến yếu tố cạnh tranh

-Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Chi nhánh đãtiến hành hiện dai hoá ngân hàng với mô hình 6 chức hiện đại, hệ thống công nghệtiên tiến, xây dựng đội ngũ cán bộ với tác phong giao dịch nhanh nhẹn, lịch sự, tận

tình, chu đáo, trung thực, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt, có tỉnh

thần học hỏi với chất lượng phục vụ tốt, góp phần quan trọng tạo nên sự tín nhiệm

với khách hàng.

- Chi nhánh đã thực hiện một chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở theo dõithường xuyên biến động lãi suất trên thị trường, từ đó phân tích dự đoán xu hướng

biến động của nó, dùng lãi suất như một công cụ để thực hiện chính sách khách

hàng như có chính sách ưu đãi về lãi suất huy động vốn đối với các khách hàng có

số dư lớn, thường xuyên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với khách hàng quen, cóchất lượng tín dụng tốt

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của BIDV - chi nhánh Hà Thành vẫncòn một số tồn tại nhất định, cụ thé như:

- Chưa xây dựng được hệ thống hỗ trợ khách hàng gửi tiền một cách tổngthé, thủ tục còn phức tap, thời gian chờ đợi lâu cũng là một hạn chế làm anh hưởngđến hiệu quả việc huy động vốn từ

- Hệ thống thông tin về vốn huy động từ còn hạn chế, gây khó khăn cho

27

Trang 38

công tác tổng hợp, phân tích khách hàng Việc thông tin không được cung cấp

nhanh chóng và đầy đủ khiến cho việc ra quyết định về vấn đề huy động vốn chậm

Trong 3 năm từ 2016-2019, quy mô huy động vốn của Vietcombank - chinhánh Hà Nội ngày càng được mở rộng, từ con số huy động 39.817 tỷ năm 2016,tăng lên 39.324 tỷ năm 2017 và tiếp tục tăng lên 46.011 tỷ đồng năm 2019 Trong

đó, vốn huy động chiếm tới 75% - 80% tổng vốn huy động của chi nhánh Một số

chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Vietcombank - chi

nhánh Hà Nội như:

- Để nâng cao uy tín, Vietcombank - chi nhánh Hà Nội tiến hành xây dựng

thương hiệu của mình thông qua các hoạt động marketing như: quảng cáo, tham gia

các hoạt động công chúng, tài trợ cho nhiều chương trình đưa hình ảnh của ngânhàng đến với người dân

- Phân loại khách hàng: Sự phân loại khách hàng theo đối tượng khách hàng

giúp ngân hàng đưa ra các chính sách lãi suất, các hình thức huy động, chính sách

khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và quan trọng hơn là cho phép

đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng

- Chi nhánh từng bước đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đáp ứng nhu

cầu vốn đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế

- Áp dụng chính sách lãi suất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực

tế và diễn biến lãi suất trên thị trường

- Không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ, chất lượng tổ chức điều hành

Chi nhánh đã có những chính sách tuyển dung cũng như dao tạo nhằm nâng cao

chất lượng cho đội ngũ nhân viên của mình Tiến hành tổ chức nhiều lớp đào tạo

nghiệp vụ, cử nhân viên đi học tại các trường đào tạo chính quy về lĩnh vực ngân

28

Trang 39

hàng tài chính; liên kết với các ngân hàng, tô chức trong và ngoai nước trong công

tác đào tạo.

- Bên cạnh đó, công nghệ không ngừng được đổi mới và trang bị ngày mộthiện đại Nhờ công nghệ hiện đại, ngân hàng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,

từng bước hoàn thiện và triển khai loại hình dịch vụ mới

Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn , Vietcombank - chi nhánh Hà Nộivẫn còn một số hạn chế sau:

- Về nhân lực, Vietcombank- chi nhánh Hà Nội có một bộ phận cán bộ Ngânhàng trẻ do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đôi lúccòn gặp phải sơ xuất trong công việc Phân công công việc phù hợp dé phát huy tối dakhả năng của mỗi nhân viên chưa được coi trọng nên hiệu quả làm việc chưa cao.

- Hoạt động Marketing của Vietcombank — chi nhánh Ha Nội vẫn còn hạn chế

về chat lượng, mẫu mã, phương thức quảng bá, quảng cáo và phương pháp tiếp thị

- Thời gian giao dịch của Ngân hàng còn bó hẹp trogng khun giờ hành chính

đã hạn chế đáng ké khả năng huy động von

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cỗ phần Công Thương

-Chỉ nhánh 7

Dựa trên phân tích hiệu quả huy động vốn của một số NHTM Việt Nam trênđịa bàn thành phố Hồ Chi Minh, Ngân hang Thuong mại cổ phần Công Thương -

Chi nhánh 7 cũng cần rút ra bài học nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, cụ thé:

- Tăng cường công tác quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và

hoạt động huy động vốn nói riêng để đảm bảo hoạt động kinh doanh có kết quả tốttrên phương diện chung từ đó tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn có hiệuquả cao và tiền đề cho các hoạt động nghiệp vụ khác của chi nhánh

- Tăng cường công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đây mạnh, đa dạng

hoá các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúngnhư đài báo, vô tuyến cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm chokhách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn loại hình hoạt động của ngânhàng, từ đó sẽ chọn Vietinbank là nơi gửi tiền và giao dịch Bên cạnh đó ngân hàng

29

Trang 40

sẽ lựa chọn các hình thức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng, hay tô chức các

cuộc thi tìm hiểu về ngân hàng

- Tăng cường năng lực về công nghệ, nguồn nhân lực dé phục vụ tốt cho hoạtđộng của ngân hang Và đây cũng là một trong những yếu tổ chính giúp nâng caohiệu quả huy động vốn của Agribank Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, đảo tạonghiệp vụ và kỹ năng úng xử, giao tiếp với khách hàng

- Xây dựng hoàn chỉnh chức năng, cơ chế huy động vốn , điều hoà vốn mangtính chất tương đối ôn định nhằm thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch phát triển

của chi nhánh

30

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12.Nguyễn Thị Thiên Hương, 2017. Huy động von tại Ngân hàng Thương mại cố phan Quốc tế - Chỉ nhánh Dak Lắk Khác
13. Võ Xuân Hội, 2010. Gidi pháp tăng cường huy động von tại Agribank Dak Mil Tinh Đăk Nông. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
14.Nguyễn Minh Kiều, 2016. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. HN:Nhà xuấtbản tài chính Khác
15.Nguyễn Minh Kiều, 2016. Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. HN: Nhà xuất bản thống kê Khác
16. Kiều Mỹ Linh, 2019. Hoat động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phan Quân đội — Sở giao dịch Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại họcquốc gia Hà Nội Khác
17. Frederic.S.Miishkin,1995. Tién té Ngân hàng và Thị trường tài chính. Nha xuất bản khoa học kỹ thuật Khác
18.Nguyễn Thị Mùi, 2014. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.Nhà xuất ban Thống kê Khác
19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam — Chi nhánh 7. Cácbáo cáo của chi nhánh năm 2019, 2020, 2021 Khác
20.Nguyễn Hữu Tài, 2006. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệHN: NXBThống kê Khác
21.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tin dụng.HàNội, ngày 16 tháng 6 năm 2010 Khác
22.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật Ngân hang nhà nước ViệtNam. Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010 Khác
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2017. Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xdu của các tổ chức tin dụng. Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2017 Khác
26.Nguyễn Văn Tiến, 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngõn hàng. ẹxb Thống kê, Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Khác
27.Timothy W.Koch (with S. Scott MacDonald), 2009, Bank Management (7th edition), Cengage, Mason, OhioWebsite Khác
28. Website: www.mof.gov.vn; www.vietinbank.vn và một số Website khác Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN