Nghiên cứu này tập trung đánh giá về 03 nội dung: 1 khảosát và phát triển hệ thống các tiêu chí tài chính nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động va đo lường mức độ rủi ro tài chính củ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
DO NGUYEN TINH
HOÀN THIEN TIEU CHÍ XEP HANG
LUAN VAN THAC Si TAI CHiNH NGAN HANG CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện tiêu chí xếp hạng các tổ chức tín dụngtại ngân hàng Nhà nước Việt Nam” là đề tài nghiên cứu do chính tôi thực hiện
Tên đề tài tôi lựa chọn chưa được thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trước
đây Dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, và đánh giá tình hình hoạt động tại Ngân
hang Nhà nước Việt Nam Các dir liệu là trung thực và chưa được công bố tại cáccông trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác
Bằng cam kết này, tôi xin chịu trách nhiệm với những vi phạm của mình nếu co
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo và
Khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nộicùng tập thé các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai đã hướng dẫn tôi
nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam) đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, dữ liệu dé hoàn thiện luận
văn nay.
Hà Nội,ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TU VIET TẮTT 2 s S2S2EE£EE£EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEEE2E17121 221 Ecrk i
0 0):8)/1098:79i0 Ô iii
0671072025757 :::‹: |
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VAN
ĐÈ CHUNG VE HE THONG TIÊU CHÍ XÉP HẠNG CÁC TO CHỨC TÍN
8 6 5
1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn - . - 51.1.1.Tổng quan các nghiên cứu trong nưỚC :- + s+++££+E£+Ee£Eerkerxerxerxzreres 51.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài - 2-2 52+ z+£++£xerEezxerrserxeei 61.1.3 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ¿- 2 2 2+ 2+x£+E+zx+rx+rxerzrezes 81.2 Những van dé cơ bản về xếp hạng các TCTTD 2 2 2 xecx+£++£zzzrezez 9
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu xếp hạng các TC TÌD 5S s+xxsksevreeerreserreree 9
1.2.2 Hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTTD - - 2 2 + +2 £+E££Ee£Eerxerxerxsrez 111.2.3 Các tổ chức thực HiGM se eeseccssseeessseecssseessneessseesssneeessueeessnecesnecesnneeessneees 211.3 Kinh nghiệm quốc tế về xếp hạng các TCTTD - 2 2 2 +x£+x£++£+zzszx+2 241.3.1 Kinh nghiệm tại Hàn QuỐc - 2-2-5 £+EeEE#EE2EE2EE2EEEEEEEeEEeEkerkrrkrree 24
1.3.2 Kinh nghiệm tại Nhật Bản - - - Ă 122 192311121119 1119111 1v kg rưy 29
1.3.3 Kinh nghiệm tại MY oe eescecsseceseeeeeesecssececeseeeeeceaeceeeneeeseeeaeseeeeaeeeaeeees 30
TIỂU KET CHƯƠNG : 55+2S+t2EEkttttEktrtttttrtttttrrrrrrirrrrrrrrre 34
CHUONG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Quy trình nghiÊn CỨU - G6 E191 E91 1911911 111 011 1 HH ng Hệ 35
2.2 Phương pháp nghién CỨU - +13 E 911911991 19 1 1h nh nh nh nh g nưệt 36
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tim 6 +23 2 3E ghe 36
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu - 5 25+ *+*s+svexeeeeses 37TIỂU KET CHUONG 2 55:c 22tr tre 39CHUONG 3: THỰC TRANG VE HỆ THONG TIEU CHÍ XÉP HẠNG CÁC
TO CHỨC TÍN DUNG CUA NHNN VIỆT NAM -5-©5c+ccccsrecres 403.1 Cơ sở pháp lý về hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD của NHNN Việt Nam 403.1.1 Quyết định 06/2008/QD-NHNN ngày 12/3/2008 22- 55222525: 40
3.1.2 Thông tư 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 - 555 ++<c+csssesee 41
Trang 63.2 Hệ thống tiêu chí xếp hang các TCTD của NHNN Việt Nam - 473.2.1 Các đối tượng xếp hạng các TCTTD ¿2 2 ©k+Sxt2E2EEEEEEEEEEEEEkerkerkrex 47
3.2.2 Tổ chức thực hiện xếp hạng 2-2 22 +¿+++2E++EE++EE+2EEtrExerkesrxrrrsres 48
3.2.3 Hệ thống tiêu chí xếp hang của NHNN Việt Nam 2- 2 scxccez 54
3.2.4 Kết quả xếp hạng các TCTD của NHNN Việt Nam 2-2-5552 58
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HUONG VA MOT SO KHUYEN NGHỊ HOÀN THIỆN
HE THONG TIEU CHÍ XEP HANG CAC TCTD CUA NHNN VIET NAM 78
4.1 Dinh hướng hoàn thiện hệ thống tiêu chí xếp hang các TCTD của NHNN Việt
II HHi4Ề 78
4.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành Ngân hàng -:- 784.1.2 Định hướng hoàn thiện hệ thong tiéu chi xép hạng các TCTD 794.2 Một số đề xuất cần hoàn thiện trong hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD của
NINN oe 80
4.2.1 Phan hang nho, chi tiết hon ở các mức hạng A, B, C cccccccxx 804.2.2 Điều chỉnh ngưỡng và trọng số ở các chỉ tiêu định lượng liên quan 814.2.3 Cách tính trừ điểm với chi tiêu định tinh - ¿- - s eSx+E+x+x+xeExzxerxesees 844.3 Kiến nghị NHNN nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chí xếp hạng - 85
4.3.1 Kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung một số điều tại Thông tư 52 trong ngắn han 854.3.2 Kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung một số điều tại Thông tư 52 trong trung han 91
TIEU KET CHUONG 4 6 94
KET LUAN 0ooceccccceccescesccssessessesssessessessvsssessessessucsuessessessscsesssessessessuessessessecsesseeseeseees 95
TÀI LIEU THAM KHAO oie cccccescsssessssssssssssssssssessecsssesssssecssecssssseessecsusssssesecssecs 97
PHU LUC
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
Viết tắt Thuật ngữ day du
Báo cáo nội bộ vê
Báo cáo nội bộ vê Kiêm toán nội bộ, Kiêm soát nội bộ
KTNB, KSNB
BDH Ban diéu hanh
BDS Bat động san
BRASS Du an “Tang cuong nang luc thanh tra, giam sat ngan
hang” do B6 Ngoai giao Canada tai tro
C: Mức độ đầy đủ về vốn (Capital adequacy)A: Chat luong tai san (Asset quality)
CACREL C: Su tuân thu (Compliance)
R: Quan ly rui ro (Risk management)
E: Thu nhap (Earnings)
L: Tinh thanh khoan (Liquidity)
CAMEL-R Xem chỉ tiết thuật ngữ CAMEL
R: Quản trị rủi ro (Risk management)
C: Mức đủ vốn (Capital Adequacy)
A: Chất lượng tài san (Asset quality)M: Quan ly (Management)
CAMELS E: Thu nhap (Earnings)
L: Thanh khoan (Liquidity)
S: Độ nhảy cảm với rủi ro hệ thống (Sensitivity to
systemic risk)
CAR Ty lệ an toàn von
Chi nhánh NHNNg Chi nhánh Ngân hang nước ngoài
CIR Ty lệ chi phí trên thu nhập (Cost to income ratio)
Cuc I Cục Thanh tra, giám sát ngân hang I, Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng
Trang 8Viết tắt Thuật ngữ đây đủ
Cục II Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng
Cục III Cục Thanh tra, giám sát ngân hang HI, Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng
Cục IV Cục Giám sát an toàn hệ thông các TCTD, Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng
HĐQT/ HDTV Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên
NHNN NHNN Việt Nam
NHTMCP Ngân hàng thương mại cô phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTW Ngân hang Trung ương
NIM Lãi suất cận biên ròng (Net interest margin)
QLRR Quản lý rủi ro
Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (Risk
RBS based supervision)
ROA Ty suat lợi nhuận ròng trên tài san (Return on Asset)
R: Quan lý rủi ro (Risk management),
ROCA O: Kiém soat Hoat động (Operational control)
C: Tuan thu (Compliance)
A: Chất lượng tài san (Asset quality)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on
ROE Equity)
TCTD TCTD
TSDB Tai san dam bao
VAMC Công ty TNHH một thành viên quan ly tai sản cua các
TCTD Việt Nam
ii
Trang 9DANH MỤC BANG
Bang 1.1: Xếp hạng CAMELS tổng hợp -2- 2 s+ss+cs+csee: 31 Bang 3.1: Kết quả xếp hạng các TCTD năm 2019 -5- 5+: 59 Bang 3.2: Kết quả xếp hạng các TCTD năm 2020 - 60
Bảng 3.3: Mức độ can thiệp của cơ quan quản lý - - 67
Bảng 4.1: Ngưỡng và trọng số liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn đối với
NHTM, CNNHNNg áp dụng Thông tư 4Ì - 5555 <<++<s++ss2 81
Bang 4.2: Ngưỡng va trọng số liên quan đến ty lệ an toàn vốn cấp | đối
với NHTM, CNNHNN¢g áp dụng Thông tư 4Ï . -«<++ 82
Bảng 4.3: Ngưỡng và trọng số liên quan đến tỷ lệ nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý và nợ cơ cầu trở thành nợ xấu - s+s+s+ss¿ 83 Bang 4.4: Ngưỡng và trọng số liên quan đến ty lệ nợ Nhóm 2 83 Bảng 4.5: Ngưỡng và trọng số liên quan đến tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối
với tô chức kinh tê, cá nhân - - - <2 1 111 1E *E*E*‡ + zs.eeeees 84
DANH MUC SO DO
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu -2- 2-52 ©5£+S£+EE+EE+EEvEEtEEEEErExrrrrrkees 35
li
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những công cụ giám sát quan trọng của cơ quan quản lý là hoạtđộng xếp hạng các TCTD để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
ngân hàng nói chung và trong công tác thanh tra, giám sát, cấp phép, cơ cấu lạiTCTD nói riêng Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đều chỉ rarằng, việc xếp hạng các TCTD là một trong những công cụ quan trọng của chínhsách an toàn hoạt động ngân hàng Đề có thể năm bắt chính xác được tình hình hoạt
động, sức khỏe của các TCTD thì hệ thống tiêu chí xếp hạng đóng vai trò quan
trọng nhất trong việc xếp hạng các TCTD
Hiện nay công tác quản lý nhà nước trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
cho thấy Xếp hạng các TCTD là một trong những nội dung của công tác giám sát ngân
hàng Nội dung giám sát ngân hàng là Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt
động, quan tri, diéu hanh va mitc độ rủi ro cua tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chứctín dụng hằng năm: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cảcác hoạt động ngân hàng Tổ chức tin dụng bao gồm ngân hàng, tô chức tin dung phingân hàng, tô chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Như vậy, tất cả các loạihình TCTD cần phải thực hiện xếp hạng để phục vụ công tác thanh tra, giám sát các
TCTD theo quy định của pháp luật.
Việc xếp hạng các TCTD hàng năm của NHNN được căn cứ theo Thông tư52/2018/TT-NHNN (Thông tư 52) thay thế cho Quyết định số 06/2008/QD-NHNNngày 12/3/2008 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định xếp loại ngân hàngthương mại cổ phần (Quyết định 06) Qua tổng kết đánh giá các quy định nêu trên, cho
thấy Thông tư 52 đã khắc phục được các vấn đề bất cập của Quyết định 06 (nhiều quyđịnh tại Quyết định 06 không còn phù hợp với Luật các TCTD năm 2010, Thông tư02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Thông tư 36/2014/TT-NHNN,
Thông tư 06/2016/TT-NHNN, Thông tư 04/2018/TT-NHNN, Thông tư NHNN ) Tuy nhiên, các tiêu chí định tính tại Thông tư 52 chỉ đánh giá tính tuân thủ
Trang 1113/2018/TT-các quy định pháp luật của 13/2018/TT-các TCTD, chưa đánh giá mức độ rủi ro, hiệu quả quản
lý rủi ro của đối tượng xếp hạng trên cơ sở đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soátnội bộ theo các quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN bao gồm giám sát củaquản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn, kiểm toán nội
bộ Thông tư 52 đã đi vào cuộc sống được hơn 3 năm và cũng đã phát huy được
hiệu quả Nhưng hiện nay Thông tư 52 cũng bộc lộ ra những vấn đề vướng mắc
Vì vậy, việc sửa đôi, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí tại Thông tư này là cần thiếtnhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xếp hạng
các TCTD thời gian vừa qua.
Thực tiễn trong 10 năm qua, ở Viét Nam những trục trac của nên kinh tế đicùng voi sự bất ôn của hệ thống tài chính, đặc biệt là khu vực ngân hàng đã chothấy tiềm ấn rủi ro đối với hệ thống các TCTD, do đó, việc hoàn thiện những tiêuchí xếp hạng các TCTD hàng năm và qua đó nhận diện, phát hiện các TCTD yếu
kém dé từ đó có các giải pháp và biện pháp can thiệp sớm, cảnh báo sớm đóng vaitrò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.
Xuất phát từ tam quan trọng và ly do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoanthiện tiêu chí xếp hạng các tô chức tin dung tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam” làm
Nhà nước Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD tại các quốc gia trên
thế giới, kinh nghiệm và thông lệ quốc tế
- Đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD trong thời gian qua
Trang 12tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ đó chỉ ra những vấn đề còn vướng mắc trongtrong xếp hạng các TCTD.
- Đề xuất, kiến nghị một số vấn đề cần thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thongtiêu chí xếp hạng các TCTD
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD của NHNN Việt Nam
có những bat cập gì?
- Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng từng tiêu chí trong quá trình xếp hạng?
- Làm thế nào để cải thiện, những tiêu chí xếp hạng các TCTD tại NHNN
Việt Nam hiện nay?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống tiêu chí xếp hạng cácTCTD, bao gồm các chỉ tiêu định lượng, định tính, ngưỡng và trọng SỐ
- Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu đánh giá các tiêu chí trong Thông
tư 52/2018/TT-NHNN, cụ thể:
- Rà soát một số chỉ tiêu, tham số, ngưỡng không còn phù hợp với tình hình
mới, giai đoạn 2021 - 2025, như các chỉ tiêu về vốn, chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài
sản dé phù hợp với bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19 Những nguyên tắccham điềm định tính không còn phù hợp, với thực tiễn việc chấp hành, tuân thủ quy
định pháp luật trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNNg trong giai đoạn
hiện nay, một số nội dung đánh giá năng lực quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội
bộ khi phần lớn TCTD trong hệ thống đã có ý thức tuân thủ pháp luật
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin có liên quan, tác giả sẽ sử dụng các
phương pháp định lượng (tính phân vị, tính phân bố chuẩn, tính độ lệnh chuẩn )
dé ước lượng các trọng số, các ngưỡng tính điểm xếp hạng cho từng chỉ tiêu, từngnhóm đồng hạng Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống
khác như: duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tông hợp, chuyên gia
Trang 136 Kết cau của luận vănLuận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những van đề chung về hệthống tiêu chí xếp hạng các tô chức tín dung
Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về hệ thống tiêu chí xếp hạng các các tô chức tin dụng
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chương 4: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện hệ thống tiêu chí xếp hạng
các các tô chức tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
NHUNG VAN DE CHUNG VE HỆ THONG TIEU CHÍ
XEP HANG CAC TO CHUC TIN DUNG
1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn
1.1.1 Téng quan các nghiên cứu trong nước
Xếp hạng các TCTD là vấn đề đang được quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu và các lãnh đạo các ngân hàng Vì vậy, đến nay đã có một số nghiên cứu về xếp
hạng ngân hàng được công bố dưới dạng bài báo nghiéu cứu, sản phẩm nghiên cứukhoa học tại Việt Nam như:
Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2013), với đề tài nghiên cứu khoa học
"Cách tiếp cận mới về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam" của Đạihọc mở TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu này tập trung đánh giá về 03 nội dung: (1) khảosát và phát triển hệ thống các tiêu chí tài chính nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt
động va đo lường mức độ rủi ro tài chính của một NHTM Việt Nam; (2) thực hiện
đánh giá và xếp hạng tín nhiệm các NHTM Việt Nam dựa trên nền tảng của lý thuyếtmờ; (3) so sánh kết quả xếp hạng ngân hàng đạt được từ nghiên cứu này với những kếtquả phân loại đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố Nghiên cứu này đãcung cấp nên tảng lý thuyết có giá trị tham khảo đối với các nghiên cứu liên quan vềxếp hạng, đo lường rủi ro, đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Kếtquả xếp hạng từ nghiên cứu này cho thấy sự phù hợp phần lớn với kết quả phân loạiNHTM của Ngan hàng nhà nước Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã bồ sung các phươngpháp, hệ thống tiêu chí xếp hạng tín nhiệm ngân hàng trong thực tiễn có thể tham khảo
áp dụng đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Nguyễn Chí Đức (2017) với bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính "Đánh giáxếp hạng các NHTM Việt Nam dựa vào các chỉ tiêu tài chính" tác giả đã tập trungđánh giá về quy trình xếp hạng ngân hàng thương mại Việt Nam dựa vào các chỉ sốtài chính và bằng phương pháp phân tích thành phần chính và thứ bậc thực hiện xếphạng 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2015 trên cơ sở số liệu báo cáo
tài chính của các ngân hàng từ năm 2012-2015.
Trang 15Kết quả nghiên cứu là căn cứ để tác giả tham khảo so sánh và lựa chọn chophù hợp với điều kiện Việt Nam, cho phép Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thểkiêm chứng sự phù hợp của kết quả phân loại NHTM do Ngân hang nhà nước Việt
Nam thực hiện.
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Các tài liệu liên quan tới xếp hạng các TCTD đã được một số Cơ quan quản
lý, giám sát ngân hàng các quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm
độc lập nghiên cứu, công bố trên các tạp chí quốc tế, trang điện tử (website) chính
thức của đơn vi này, trong đó đáng lưu ý có các tài liệu sau:
"Banking supervisory manual of the Central Bank of Bulgaria" (2002) - Số tay
hướng dẫn giám sát ngân hàng của Ngân hàng Trung ương Bulgaria: Tài liệu này
cung cấp các thông tin cơ bản về quy trình, hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp hạng
ngân hàng Tài liệu này dé cập một cách tổng quan về vai trò của cán bộ giám sáttrong quá trình giám sát tổng thể và đánh giá xếp hạng các ngân hàng Về cơ bản,tài liệu này cung cấp một khuôn khổ về phương pháp, hệ thống tiêu chí và quy trìnhxếp hạng ngân hàng của Ngân hàng Trung ương Bulgaria dựa trên hệ thống
CAMELS Nội dung tài liệu này hỗ trợ các cán bộ giám sát tăng cường năng lực
đánh giá, xếp hạng ngân hàng thông qua việc chuẩn hóa quy trình đánh giá rủi rotiêm an, dự báo trước những tác động không mong muốn gây ra ảnh hưởng bat lợi
đến một ngân hàng trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp hạng Các thông tin có giá trị
tham khảo cao về hệ thống xếp hạng CAEL được xây dựng trên cơ sở của hệ thốngxếp hạng CAMELS của Ngân hàng Trung ương Bulgaria Tuy nhiên, lý do chọn lựacác chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng CAEL và các tham số bao gồm ngưỡng và
trọng số của các chỉ tiêu định lượng, định tính chưa được đề cập trong tài liệu này
"CAMELS Rating System" - Hệ thống xếp hạng CAMEL của Hoa Kỳ(https://www.fdic.gov): Hệ thống đánh giá CAMEL do Cục Quản lý các tô hợp tin
dụng Hoa Ky (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng, song
không chi có Hoa Ky mà còn có nhiều nước trên thế giới áp dụng Từ năm 1979,Các co quan giám sát Mỹ (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ/FED, Văn phòng kiểm soát
Trang 16tiền tệ/The Office of the Comptroller of the Currency, Tổng công ty bảo hiểm tiềngửi liên bang/Federal Deposit Insurance Corporation) sử dụng hệ thống xếp hangCAMEL để đánh giá tình trạng tổng thé của ngân hàng Tháng 12/1996, FED tiếp
tục công bố Hệ thống xếp hạng các tổ chức tài chính là hệ thống xếp hạng
CAMELS, tăng cường phân tích đánh giá, các quy trình quản lý rủi ro và bổ sung
thành phần xếp hạng thứ sáu về độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường - S Đối vớihoạt động của các ngân hàng nước ngoài, Mỹ sử dụng xếp hạng về đánh giá khả
năng hỗ trợ (Strength of Support Assessment - SOSA) và đánh giá chất lượng quản
lý rủi ro, kiểm soát hoạt động, tuân thủ và chất lượng tài sản (Risk Management,
Operational Controls, Compliance and Asset Quality - ROCA) Nghiên cứu kinh
nghiệm sử dung Hệ thống xếp hang CAMELS của Hoa Ky là một gợi ý chính sách
vô cùng có giá trị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
"Rating system of the Bank of Korea" (https://www.bok.org.kr): Ngân hàng
Trung ương Han Quốc (BOK) sử dụng một số các chỉ tiêu, chỉ số chủ chốt đề đưa rađánh giá, xếp hạng đối với các nội dung về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng sinhlời, thanh khoản, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm có góc nhìn tổng quan vềtình hình hoạt động của tổ chức Tùy vào loại hình của đối tượng xếp hang, BOK sử
dụng các mô hình khác nhau: CAMELS, CAMEL-R, ROCA, CACREL, CAEL Tài
liệu nghiên cứu cho thấy tùy vào từng đối tượng xếp hạng khác nhau, BOK sẽ điềuchỉnh hệ thống các tiêu chí đánh giá, xếp hạng khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản các
hệ thống này vẫn là các biến thể của hệ thống CAMELS Đây là một gợi ý có giá trị
tham khảo cao đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng Hệ thống
tiêu chí xếp hạng đối với các TCTD
"Bank credit rating methodology" (2017) của Công ty Morningstar Credit
Ratings (Hoa Ky): Tài liệu này cung cấp thông tin về phương pháp xếp hang tin
nhiệm ngân hàng của Công ty Morningstar Credit Ratings (Hoa Kỳ) dựa trên các
thành phần chính: Rủi ro kinh doanh, khả năng thanh toán của ngân hàng, Khả năngchống đỡ khi gặp khó khăn và Kiểm tra khả năng chịu đựng Phương pháp này kếthợp các đánh giá định tính với dữ liệu tài chính và thị trường có thể quan sát được
Trang 17dé đi đến điểm xếp hạng tính toán bang mô hình Tuy nhiên, kết quả xếp hạng cuốicùng ngoài căn cứ điểm xếp hạng còn xem xét xu hướng, dự đoán hành động củangân hàng, bối cảnh kinh tế vĩ mô hoặc các yếu tố khác có thé không được phan ánhtrong mô hình Phương pháp, hệ thống tiêu chí xếp hạng dựa trên mô hình chấm
điểm của Morningstar có khái niệm tương tự như mức độ an toàn vốn, chất lượngtài sản, khả năng quản lý, khả năng sinh lời, thanh khoản và độ nhạy cảm với rủi rothị trường của hệ thống CAMELS được sử dụng bởi các cơ quan quản lý ngân hàng
Hoa Kỳ Tài liệu nghiên cứu cung cấp các thông tin về một phương pháp xếp hạngngân hàng dựa trên các mô hình định lượng khác biệt với hệ thống CAMELS Tuynhiên, nghiên cứu cũng đã đánh giá, về bản chất, phương pháp này cũng hướng đếnviệc đánh giá sức khỏe ngân hàng như mục tiêu của hệ thống CAMELS
"Rating methodology/Bank ratings" (2020) của Công ty xếp hạng độc lậpScope (Đức): Tài liệu nghiên cứu đề cập đến phương pháp xếp hạng ngân hàng củaScope đối với các ngân hàng tại Châu Âu Phương pháp xếp hạng này cho phép từviệc phân tích và xếp hạng các TCTD bao gồm các loại hình ngân hàng (thươngmại, tiết kiệm, hợp tác), cũng như các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân, chính phủ.Mặc dù các yếu tố phân tích sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình tô chức và đặc thù
kinh doanh của nó, tuy nhiên một quy trình phân tích đánh giá đã được Scope phân
tích đây đủ Tài liệu nghiên cứu phân tích khái quát về phương pháp, hệ thống tiêuchí xếp hạng, đồng thời đưa ra một số gỢI ý về sự khác biệt giữa xếp hạng ngânhàng và TCTD phi ngân hàng Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu chưa cung cấp thông
tin về các tham số, ngưỡng tham khảo khi sử dụng các tiêu chí đánh giá, xếp hạng
1.1.3 Khoảng trồng can tiếp tục nghiên cứu
Từ những cơ sở đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế,tác giả nhận thấy, phần lớn các nghiên cứu hiện nay chỉ đề cập đến các ngưỡng và
trọng số của các chỉ tiêu định lượng là chính, chỉ tiêu định tính chưa được đề cập
trong các nghiên cứu trên Vì vậy, trong phần nghiên cứu, đánh giá về hệ thống tiêuchí xếp hạng các TCTD tác giả sẽ đưa ra các chỉ tiêu định tính vào trong đề tàinghiên cứu Dé làm thỏa mãn được những tiêu chí đánh giá về xếp hạng của TCTD,
Trang 18bao gồm cả các chỉ tiêu định lượng và định tính Bởi phần lớn những nghiên cứu ởViệt Nam hiện nay chỉ nghiên cứu về định lượng là chủ yếu Do vậy, trong luận vănnày phần nghiên cứu của tác giả sẽ đề cập đến cả chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu
định tính.
Từ "khoảng trống" trên của các công trình nghiên cứu đã gợi ý tác giả hướng
nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận văn của mình
1.2 Những vấn đề cơ bản về xếp hạng các TCTD
12.1 Khái niệm, mục tiêu xếp hạng các TCTD
- Hiện có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về xếp hạng, tuy nhiêntrong phạm vi nghiên cứu của đề tài này và dưới góc độ tiếp cận của cơ quan quan
ly nhà nước, khái niệm xếp hạng TCTD là việc thu thập, tong hợp, phân tích, chamđiểm các chỉ tiêu, tiêu chí về các mặt hoạt động của ngân hàng thông qua hệ thốngthông tin, báo cáo nhằm xác định mức độ rủi ro tổng thé của ngân hàng dé từ đó
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kip thời có các biện pháp xử lý các rủi ro gây
mất an toàn hoạt động ngân hàng
Xếp hạng các TCTD là một trong những nội dung của công tác giám sát
ngân hang nội dung giám sát ngân hang là phân tích, đánh giá tình hình tai chính,
hoạt động, quan tri, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD; xếp hạng các TCTDhàng năm: TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt độngngân hàng TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi
mô và quỹ tín dụng nhân dân Như vậy, tất cả các loại hình TCTD cần phải thực
hiện xếp hạng dé phục vụ công tác thanh tra, giám sát các TCTD theo quy định của
pháp luật.
Tại nhiều nước trên thế giới, việc xếp hạng các TCTD nói chung và ngânhàng thương mại (NHTM) nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, tô
chức, cá nhân và cơ quan quản ly nhà nước Theo đó: (i) đối với nhà đầu tư, việc
xếp hạng hay xếp hang tín nhiệm giúp cho các nhà đầu tư có một công cụ dé đánh
giá mức độ an toàn, rủi ro trong hoạt động của TCTD, qua đó có sự lựa chon, quyết
định đâu tư, góp vôn vào TCTD có hiệu quả; (ii) đôi với tô chức, cá nhân, việc xêp
Trang 19hạng giúp các tô chức, cá nhân có sự lựa chọn và quyết định gửi tiền hay tiếp cậnvay vốn các TCTD có tình hình hoạt động an toàn, hiệu quả, lành mạnh, uy tín và
dễ tiếp cận nguồn vốn; (iii) đối với cơ quan quản lý nhà nước, xếp hạng các TCTD
là cơ sở để quản lý nhà nước, ngăn ngừa và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu, nhằm
dam bao an toàn, 6n định hệ thống cũng như chống đỡ tác động từ môi trường trong
và ngoài ngành Ngân hàng Do đó, nhiều cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trênthế giới đã thiết lập hệ thống xếp hạng các TCTD để xác định những vấn đề cầntheo dõi, giám sát chặt chẽ, sát sao hơn.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, một hệ thông xếp hạng thông thường sẽ nhận
diện, cảnh báo khi các chỉ số tài chính và các tỷ lệ đảm bảo an toàn có thay đôi lớn,
đồng thời xác định các thông tin, đữ liệu có biến động bất thường Cùng với đó, cácchỉ số giám sát trong cùng nhóm TCTD đồng hang cũng được so sánh, theo dõi vàphân tích để xác định vấn đề cần quan tâm Trên cơ sở kết quả xếp hạng và bằngviệc đánh giá và xác định xu hướng thay đổi các chỉ sử dụng để xếp hạng TCTD,các van đề tiềm ân rủi ro trong hoạt động ngân hàng được xác định dé tiép tuc theo
dõi giám sat; từ đó có các biện pháp xử lý, tiếp xúc làm việc, kiểm tra, thanh tra các
ngân hàng phù hợp Các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng kết hợp giámsát an toàn vĩ mô hệ thống tài chính với giám sát an toàn vi mô các TCTD thôngqua kết quả xếp hạng, từ đó đảm bảo an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD
Có thé nói, kết quả xếp hang sẽ bổ sung thông tin phục vụ hoạt động giá giám sátmột cách đầy đủ, trực quan và toàn diện hơn Hệ thống xếp hạng bao gồm các tiêu
chí, chỉ tiêu, các ngưỡng điểm số sẽ bổ sung cho các đánh giá chi tiết trong hoạt
động giám sát từ xa và kết quả hoạt động thanh tra tại chỗ Hệ thống cũng thườngđược xây dựng rõ ràng để hướng dẫn mức độ giám sát cần thiết
Thực tiễn cho thấy, hầu hết thị trường tài chính, tiền tệ trên thế giới đều tồn
tại các đơn vị, tổ chức xếp hạng, một xu thế phù hợp và tất yêu Không chỉ có cơquan quản ly nhà nước mà các cá nhân, tổ chức, nha đầu tư đều rất quan tâm đến
xếp hạng TCTD Việc xếp hạng TCTD sẽ nâng cao tính minh bạch, lành mạnh,vững chắc của thị trường Đề phục vụ cho các mục đích khác nhau, đặc biệt là các
10
Trang 20nhà đầu tư, cá nhân và tổ chức gửi tiền, nhiều công ty xếp hạng tín nhiệm đã ra đời
như Moody’s, Standard and Poor, Fitch trong khi đó, Ngân hang Trung ương
(NHTW) các nước thì đảm nhiệm việc xếp hạng TCTD để phục vụ công tác quản lý
nhà nước Do mục đích khác nhau về xếp hạng và đối tượng phục vụ, nên khái niệm
về xếp hạng cũng khác nhau giữa các tô chức
- Theo khái niệm của các tô chức Credit Rating Agency: Xếp hạng tín nhiệm
là việc đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tin dụng, thé hiện khả năng và thiện
ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tàichính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu ViệnNghiên cứu Nomura thì đưa ra khái niệm: Xếp hạng tín nhiệm là việc đánh giá về
mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc, lãi) đối với chứng khoán nợ của một nhà
phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó
- Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, xếp hạng TCTD là một trongnhững cách đánh giá năng lực tài chính, đo lường độ rủi ro và triển vọng phát triểncủa hệ thống các TCTD nói chung và của từng TCTD nói riêng Chính vì vậy, đưới
góc độ quản lý nhà nước, xếp hạng các TCTD là: Việc thu thập, tổng hợp, phân
tích, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí về các mặt hoạt động của TCTD thông qua hệthống thông tin, báo cáo nhằm xác định mức độ rủi ro tổng thé của ngân hàng dé từ
đó phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kip thời có các biện pháp xử lý các rủi ro
gây mắt an toàn hoạt động ngân hàng
1.2.2 Hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD
Nhiều quốc gia trên thế giới dang sử dụng 2 mô hình cơ ban dé xếp hạng,giám sát, đánh giá rủi ro của ngân hang là của CAMELS và RBS
1.2.2.1 Hệ thống tiêu chí xếp hạng TCTD theo cách tiếp cận CAMELS:
Mô hình CAMELS được phát triển vào năm 1979, được Cục Dự trữ Liênbang Mỹ khuyến nghị Mô hình này đã được sử dụng trong các tổ chức tài chính
Mỹ và sau đó trên toàn thé giới CAMELS nhắn mạnh vào các thông số của hệ
thống ngân hàng bằng cách thông qua báo cáo kết quả kinh doanh đề đánh giá hiệuqua hoạt động và bảng cân đối kế toán dé đánh giá tình hình tài chính của các ngân
11
Trang 21hàng Các thang điểm đánh giá cũng được vận hành tương tự như các hệ thống trình
bày trước, theo thang điểm từ 1 (tốt nhất) đến 5 (kém nhất) Trong đó chỉ tiết về các
thành phần đánh giá theo mô hình này như sau:
> Án toàn vốn (Capital):
Co quan giám sát đánh giá mức độ an toàn vốn của các ngân hang thông quaphân tích xu hướng vốn Dé có được xếp hạng an toàn vốn cao, các ngân hàng cũngphải tuân thủ các quy tắc và thông lệ về lãi suất và cổ tức Các yếu tô khác liên quan
đến xếp hang và đánh giá mức độ an toàn vốn của một tô chức là kế hoạch tăng trưởng,môi trường kinh doanh, khả năng kiểm soát rủi ro, cho vay và tập trung đầu tư
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng dé phân tích mức độ antoàn vốn gồm:
- Cơ cau vốn, tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn cấp 1, vốn
cấp 2;
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiêu CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/ (Tài sản cóđiều chỉnh rủi ro)] * 100%;
- Chất lượng cô đông có ảnh hưởng lớn;
- Hệ số đòn bay tài chính L = Tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu;
- Hệ số tạo vốn nội bộ ICG (internal capital generation) = Lợi nhuận
không chia/ Vốn cấp 1;
- Tỷ lệ vốn trên tong tai sản = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản;
- Chất lượng và khả năng tài chính của các cô đông;
- Sự tham gia của các cô đông trong ban giám đốc và quyền biểu quyết;
- Những thay đổi trong cơ cấu vốn góp;
- Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mat vốn thực té/ Dự phòng mất vốn điều
chỉnh theo CAMELS.
> Chất lượng tai san (Asset):
Chat lượng tài san bao gồm chất lượng khoản vay của ngân hàng Đánh giá
12
Trang 22chất lượng tài sản liên quan đến các yếu tố rủi ro đầu tư mà ngân hàng có thé phải
đối mặt và so sánh chúng với thu nhập vốn của công ty Cơ quan giám sát cũng kiêm
tra xem các ngân hàng bị ảnh hưởng như thế nào bởi giá trị thị trường của các khoảnđầu tư khi được nhân đôi với giả trị số sách Cuối cùng, chất lượng tài sản được phản
ánh bởi hiệu quả của các chính sách và thực tiễn đầu tư của một ngân hàng
Quy mô, cơ cấu va chất lượng tai sản có quyết định sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng Chất lượng tai sản có là chỉ tiêu tong hợp nói lên chất lượng quan lý,
khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng
Đề đánh giá chất lượng tài sản có, người ta sử dung một số chỉ tiêu sử dung dé phân
tích như:
- Danh mục cho vay/ Tổng tài sản = Dự nợ tín dụng/ Tổng tài sản có;
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng = (Dư nợ tín dụng cuối kỳ - Dư nợ tín dụngđầu kỳ)/ Dư nợ tín dụng cuối kỳ; Tỷ lệ nợ xau / tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng
dư nợ;
- Tỷ lệ dự phòng = Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và dự phòng/ Dự phòngtôn thất nợ;
- Tỷ lệ chi phi dy phòng= Dự phòng tôn thất nợ/ Dư nợ bình quân;
- Khả năng bù dap nợ xâu= Dự phòng tôn thất nợ/ Nợ xấu;
- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng tài sản;
- Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định = Giá trị tài sản có định/ Vốn tự có;
> Hiệu quả quản ly (Management):
Việc đánh giá khả năng quản lý xác định liệu một ngân hàng có thể phản ứngđúng trước căng thắng tài chính Xếp hạng thành phần này được phản ánh bởi khảnăng của ban quản lý để đo lường và kiểm soát rủi ro trong các hoạt động hàng
ngày của ngân hang Nó bao gồm kha năng quản lý dé dam bảo hoạt động an toàn
của ngân hàng khi họ tuân thủ các quy định nội bộ và bên ngoai.
Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và
liên kêt các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đên hội
13
Trang 23đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ
đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực Nói đến chất lượng vànăng lực quản ly là nói đến yếu t6 con người trong bộ máy quản lý và hoạt động,thé hiện ở các nội dung:
Đề ra được các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; Xây dựng
các thủ tục quản lý, điều hành các quy trình nghiệp vụ hợp lý, sát thực và đúng phápluật; Tạo lập được cơ cau tô chức hợp lý, vận hành hiệu quả; Giảm thiểu rủi ro vềđạo đức trong hệ thống quản lý
> Thu nhập (Earnings):
Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm
cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quảhoạt động tổng quát được đo lường băng các chỉ số Cụ thé hơn, lợi nhuận là chỉ số
quan trọng nhất đề đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà
quản lý thành công hay thất bại Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là
điều hết sức cần thiết dé thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ
phía các nhà đầu tư Lợi nhuận còn cần thiết dé bù đắp các khoản cho vay bi tonthất và trích du phòng đầy đủ Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hang là:
+ Thu nhập từ lãi
+ Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
+ Thu nhập từ kinh doanh, mua bán
+ Thu nhập khác
Một số chỉ tiêu sử dụng đề phân tích thu nhập bao gồm:
- ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cô đông thường / Tổng tài san;
- ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cô đông thường / Vốn cô phần thường;
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư chứng
khoán — Chi lãi tiền gửi và nợ khác)/ Tổng tài sản sinh lời bình quân;
- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi — Chi trả ngoài
lai)/ Tổng tài sản sinh lời bình quân;
- Chênh lệch lãi suất = Thu từ lãi/TS sinh lãi bình quân — Chi trả lãi/ Nợ phải
trả bình quân;
14
Trang 24- Tỷ suất chi phí hoạt động vốn = (Lãi nợ vay + Lãi tiền gửi)/ Tổng tài sản
bình quân;
- Chỉ số chi phí hoạt động = Các chi phí hoạt động/ Tổng tài sản bình quân;
- Chỉ số tự lực hoạt động OSS = Tổng thu nhập tài chính/ Tổng chỉ phí tài
chính;
- Chỉ số tự lực tài chính FSS = Tổng thu nhập tài chính/ (Tổng chỉ phí tàichính + Chi phí vốn + Chi phí hoạt động + Dự phòng rủi ro);
> Thanh khoản (Liquidity):
Khả năng thanh khoản là một tiêu chuẩn cơ bản dé đánh giá chất lượng và sự
an toản trong quá trình hoạt động của một ngân hàng Có hai nguyên nhân giải thích
tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng Thứ nhất,cần phải có thanh khoản dé đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồinhững khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.Thứ hai, cần có thanh khoản dé đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theomùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kip thời và có trật tự Do ngân hàng thườngxuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thờihạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoảnrất lớn Khả năng thanh khoản được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như:
- Tỷ lệ thanh toán của tài sản = tài sản thanh khoản/ tổng tài sản;
- Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/ tông tiền gửi;
- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tai sản thanh khoản/ tổng no ngan han;
- Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tong dư nợ cho vay / tong tiền gửi;
> Nhạy cam với rủi ro thị trường (Sensivity):
Các tài sản mà các ngân hàng năm giữ chủ yếu là các tài sản chính,
chúng thường rất nhạy cảm với những biến động thị trường và gây ra những rủi ro
nhất định Hau hết, các tài sản của ngân hàng đều có liên quan đến rủi ro thị trường
ở các mức độ khác nhau, chủ yếu liên quan đến các tài sản có sự nhạy cảm trước
biến động về lãi suất, tỷ giá hoặc những thay đổi giá cả trên thị trường tài chính.Nêu trong cơ câu tài sản của ngân hàng có một tỷ lệ lớn những tài sản nhạy cảm với
15
Trang 25các yếu tố này, có thé báo hiệu một khả năng dé tổn thương của ngân hàng đó Hơn
nữa, nếu một ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán
ở nước ngoài thì mỗi biến động trên thị trường tài chính thế giới sẽ tác động trực
tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng đó Do vậy, khi đánh giá sự an toàn hoạt
động của ngân hàng trong điều kiện hiện nay, cần tính đến cả những yếu tố nước
ngoài trong cơ cấu tài sản của ngân hàng Rủi ro thị trường được đánh giá dựa trên
những yếu tố:
- Độ nhạy của thu nhập của tổ chức tài chính hoặc giá trị kinh tế vốn
của mình dé thay đổi bat lợi về lãi suất, tỷ lệ trao đổi nước ngoài, giá hang hóa,
- Nếu thích hợp, tính chất và độ phức tạp của tiếp xúc với rủi ro thị
trường phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động quan lý tai sản, va
hình tương tự CAMELS hoàn toàn phù hợp cho công tác thanh tra, giám sát đôi với
các ngân hàng này Mô hình kiêu CAMELS cũng được sử dụng rộng rãi ở các nướcphát triển cao khi họ mới bắt đầu triển khai Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, ví
dụ như: Anh (RATE: đánh giá rủi ro, các công cụ giám sát và đánh giá), Hà Lan
(RAST: công cu hé tro phân tích rủi ro) hoặc Y (PATROL) Thuc tién nay cho thayrằng loại mô hình này được áp dung tốt cho các cán bộ thanh tra, giám sát
1.2.2.2 Hệ thống tiêu chí xếp hạng TCTD theo cách tiếp cận RBS:
- Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (RBS) đã được áp dụng
triển khai, rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian dài (trong đó thời
16
Trang 26gian chuyển đổi từ 5-7 năm) Mô hình kiểu RBS hiện đang được áp dụng ở Pháp(ORAP), Tây Ban Nha (SABER), Úc (PAIRS), Canada (OSFI), An độ; Malaysia;
Singapore, Hongkong; Các nước vung Caribe
Nguyên tắc, nguyên lý thực hiện RBS của các quốc gia là giống nhau.Tuynhiên, cho di họ áp dụng mô hình nào thì các mô hình cũng có sự điều chỉnh thích
nghi với các yêu cầu của từng nước, theo bối cảnh cụ thể của từng quốc gia
- Giám sát, từ đó thực hiện đánh giá, xếp hạng ngân hàng là một trong những
trọng tâm quan trọng RBS Trên thế giới, RBS được sử dụng cho những ngân hànglớn, có tam quan trọng hệ thống, có sản phẩm đa dạng, phức tạp, và có hệ thốngquản trị ngân hàng, quản trị rủi ro tiên tiến, đáng tin cậy RBS kết hợp các tiêu chíđịnh tính và định lượng dé đánh giá, xếp hạng ngân hang; trong đó đặc biệt có tínhđến các yêu tố tương lai và nhằm giúp ngân hàng ngăn ngừa, phát hiện, giảm thiểu
và kiểm soát rủi ro khi tập trung vào những mảng hoạt động có tính rủi ro cao nhất(ảnh hưởng tới an toàn vốn) của ngân hàng Thực hiện RBS, cơ quan quản lý lườngtrước việc ngân hàng có mức rủi ro nhất định (tùy theo khẩu vị và văn hóa rủi ro của
chính ngân hàng đó) miễn là ngân hàng có đủ khả năng, năng lực (thông qua các
yếu tố quản lý và vốn, thu nhập) đề nhận biết, xử lý, giảm thiểu và hấp thụ rủi ro cóthê xảy ra Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, giám sát, RBS cũng kiểm tra tính tuân
thủ quy định của ngân hàng.
- Quy trình thực giám sát, đánh giá, xếp hạng rủi ro trong RBS là liên tục,
khép kín, đòi hỏi sự phối hợp, vận hành kịp thời, nhịp nhàng, chia sẻ thông tin hiệu
quả giữa đơn vi thanh tra và don vi giám sát ngân hang Quy trình giám sát trong
RBS được cụ thé theo 09 bước, từ việc thu thập và cập nhật thông tin từ TCTD,nghiên cứu, phân tích, đánh giá và sau đó là đánh giá, xác định rủi ro tổng hợp vàxếp hạng can thiệp đối với TCTD đó, cụ thé:
- Bước 1: Thu thập và cập nhật thông tin về TCTD
+ Thu thập toàn bộ thông tin về cơ cấu tô chức (cỗ đông), quan tri, diéu hanh,
tài chính (vốn, thu nhập, khả năng sinh lời ), hoạt động (chất lượng tin dung ),quy định nội bộ, nhân sự, các rủi ro, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của TCTD
17
Trang 27+ Sử dụng nguồn dữ liệu do TCTD cung cấp hoặc từ hoạt động off-site (báocáo giám sát vi mô), kết quả kiểm tra đột xuất, báo cáo kết luận thanh tra (lầntrước), báo cáo hàng năm của TCTD Đồng thời, hoàn thiện “hồ sơ về TCTD” đầy
đủ (theo 03-05 năm gần nhất)
- Bước 2: Xác định hoạt động trọng yếu (Significant Activities - SA):
Liệt kê toàn bộ danh sách hoạt động của TCTD theo giấy phép hoạt động
Lựa chọn 05-06 hoạt động trọng yêu (chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, chi phí
hoặc tài sản của TCTD) — trong 02-03 năm gần nhất Hoạt động trọng yếu có thé là
1 dự án đang triển khai (ví dụ: M&A, hoặc triển khai Basel II) hoặc 1 bộ phận (vi
dụ: hoạt động treasury, hoạt động của công ty con ở nước ngoài) có vai trò quan
trọng trong chiến lược kinh doanh của TCTD
- Bước 3: Xác định và đánh giá rủi ro có hữu (Inherent Risk) đối với từng SA
Xác định tối thiểu 04 loại rủi ro cố hữu đối với các SA (rủi ro cố hữu có thé
bổ sung theo nhu cầu của cơ quan quản ly) Mức độ rủi ro của rủi ro có hữu = mức
độ rủi ro của thị trường (tính theo PD trung bình của thị trường) Ví dụ: Xác suất vỡ
nợ (PD) của hoạt động bán lẻ ở Việt Nam là trung bình thì mức độ rủi ro có hữu của
hoạt động bán lẻ của Bank XYZ cũng là trung bình Trường hop Bank XYZ có mức
độ tập trung cao vào mang bán lẻ, mức độ rủi ro cô hữu có thé tăng thêm 1 bậc là
cao (so với trung bình thị trường).
- Bước 4: Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ (các tuyến phòngthủ - bao gồm QLRR) đối với từng SA
+ Đánh giá theo chiều ngang đối với từng SA theo 06 chốt kiểm soát (qua 03
tuyến phòng thủ và giám sát của quản lý cấp cao) để xem xét hiệu quả, hiệu lựcgiám sát đối với từng SA Ví dụ: Việc dé xuất tín dụng, thầm định tin dụng (gồmđịnh giá tài sản đảm bảo -TSĐB), phê duyệt tín dụng, năm ở tuyến phòng thủ thứnhất (Quản lý tác nghiệp) Việc quản ly tín dụng (giải ngân, kiểm soát tin dụng,quản lý TSDB), khâu thanh toán và kiểm soát của bộ phận tự doanh (kiểm tra, xácnhận, đối chiếu, thanh toán cho khách hàng) nằm ở tuyến Phong thủ thứ hai
+ Đánh giá theo chiều đọc (track 2) toàn hàng của 06 chốt kiểm soát để xác
định nguyên nhân dẫn đến kết quả đánh giá trong track 1
18
Trang 28- Bước 5: Đánh giá rủi ro ròng (Net Risk) cho từng SA.
Sau khi có mức độ rủi ro (căn cứ rủi ro cố hữu có tam quan trọng lớn nhất)
của từng SA vả chất lượng của Hệ thong kiểm soát nội bộ (KSNB) (tích hợp đánh
giá của các chốt kiểm soát) Net Risk = Inherent Risk đã được giảm thiểu bởi Hệthống kiểm soát nội bộ Xác định Net risk của 01 SA dựa vào bảng quy đổi (mức độ
rủi ro và chất lượng hệ thong KSNB)
- Bước 6 - 7: Đánh giá tong rủi ro rong (Overall Net Risk) của TCTD Xácđịnh xu hướng rủi ro ròng - giảm, 6n định, tăng và tam quan trong của mức độ rủi
ro ròng của từng SA đối với hồ sơ rủi ro của ngân hàng Đồng thời, xác định tongrủi ro ròng (Overall Net Risk) của TCTD (tông hợp mức độ rủi ro trung bình của
các rủi ro ròng của từng SA) căn cứ vào xu hướng rủi ro ròng và mức độ rủi ro
ròng của từng SA.
- Bưóc 8: Đánh giá tình hình thu nhập (Earnings), mức độ an toàn vốn
(Capital) và khả năng thanh khoản (Liquidity) toàn hang của TCTD.
Tổng rủi ro ròng là rủi ro còn lại (của rủi ro cô hữu sau khi đã được giảm trừ
bởi các yếu tố quản trị, điều hành, quan lý rủi ro ); đồng thời sẽ được xử lý, bù
dap nếu TCTD có vốn, năng lực tài chính (thu nhập) và khả năng thanh khoản tốt
+ Đánh giá vốn: Dựa vào quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ
-(Internal Capital Adequacy Assessment Process - ICAAP) mức CAR, việc đã bao
gồm rủi ro trụ cột 2; giám sat của HDQT, BDH, ứng dung quản tri, năng lực taichính Chất lượng vốn tự có, các chỉ tiêu về vốn, khả năng huy động vốn (CETI vàCET2), tính khả thi của các kế hoạch dự phòng, kha năng thay đôi RW
+ Đánh giá thu nhập (và hiệu quả tài chính): Đánh giá NIM, CIR, ROE,
ROA, xu hướng, độ ôn định, co cau thu nhập (theo lĩnh vực, theo nhóm kháchhàng) so sánh với nhóm đồng hạng ; Đánh giá mức sinh lời, kế hoạch chỉ trả cô
tức, độ bền vững (dải hạn, ngắn hạn) của thu nhập và đánh giá các chỉ số sinh lờikhác (EPS, DuPont analysis ).
+ Đánh giá thanh khoản: Đánh giá kha năng thanh khoản (các chỉ số đảm bảothanh khoản), chi phí bỏ ra dé đảm bảo khả năng thanh khoản (nếu cần thiết); Chất
19
Trang 29lượng của công tác quản lý rủi ro thanh khoản, tính khả thi của kế hoạch dự phòng
thanh khoản.
- Bước 9: Xác định rủi ro tổng hợp CRR và xếp hạng can thiệp
+ Xếp hạng Rui ro tổng hợp (CRR):
Dé xác định xếp hang Rui ro tong hợp, cán bộ thanh tra cần kết qua đầu vào
từ các bước đánh giá Rủi ro ròng của từng hoạt động trọng yếu, xác định tầm quantrọng của từng hoạt động trọng yếu để xác định mức độ và xu hướng của Tổng rủi
ro ròng Tiếp theo, cần đánh giá mức độ đầy đủ của vốn, lợi nhuận và thanh khoản
để xác định mức độ và xu hướng của Rủi ro tổng hợp Mặc dù có mối quan hệ trực
tiếp với các câu phần của xếp hạng, nhưng Rủi ro tổng hợp không phải là phép cộng
số học các xếp hạng thành phan Mỗi cấu phan được xếp hạng trên cơ sở phân tích
và đánh giá định tính Sau đó, tat cả các đánh giá này được tích hợp vào chỉ tiêu Rui
ro tông hợp Cán bộ thanh tra, giám sát có thé gan trọng số cho một số cấu phần căn
cứ vào bản chất, quy mô và hồ sơ rủi ro của TCTD Mức độ can thiệp về thanh tra,giám sát gắn với chỉ tiêu Rui ro tổng hợp Chỉ tiêu này được sử dụng dé xác định
các hình thức can thiệp đối với TCTD Ngoài ra, trong một số trường hợp xảy ra
các sự kiện ảnh hưởng đến sự tồn tại của TCTD theo quy định của Luật cácTCTD, NHNN cũng cần có các hành động can thiệp
+ Các hình thức can thiệp:
Mục tiêu của việc can thiệp, xử lý là nhằm phát hiện kịp thời các điểm cần
chú ý và có các biện pháp can thiệp, xử lý hiệu quả Kết quả Xếp hạng rủi ro tổng
hợp cua TCTD là căn cứ xác định hình thức, mức độ can thiệp Quy trình can thiệp
linh hoạt và tùy thuộc vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thé Tat cả các đánh giáđược đưa ra trong quá trình can thiệp cần phù hợp với tính chất, phạm vi hoạt động,
mức độ phức tạp và hồ sơ rủi ro của TCTD RBS đưa ra 5 mức can thiệp như sau:
* Mức 0 — bình thường (tương ứng với kết quả Xếp hạng rủi ro tổng hợp thấp
hoặc trung bình);
* Mức 1 — cảnh báo sớm (tương ứng với kết quả Xếp hạng rủi ro tong hợp
Trung bình hoặc Trên trung bình);
20
Trang 30* Mức 2 — có rủi ro tiềm ấn đối với sự an toàn, 6n định của TCTD (tương ứngvới kết quả Xếp hạng rủi ro tổng hợp trên Trung bình hoặc Cao);
- Mức 3 - rủi ro cao đối với sự an toàn, ôn định của TCTD (tương ứng vớikết quả Xếp hạng rủi ro tổng hợp Cao)
* Mức 4 — đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn, ôn định của TCTD (tươngứng với kết quả Xếp hạng rủi ro tổng hợp Cao)
TCTD bị xếp vào các mức can thiệp từ 2 đến 4 sẽ thuộc đối tượng cần thanh
tra, giám sát nghiêm ngặt và phải thực hiện các yêu cầu thanh tra, giám sát theo quyđịnh pháp luật như yêu cầu vốn cao hơn, bị hạn chế hoạt động
1.2.3 Các tổ chức thực hiện
Tam quan trong của việc xếp hạng ngân hang trong hoạt động thanh tra,giám sát yêu cầu các cơ quan quản lý, giám sát trên thế giới phải thường xuyên thuthập thông tin, dit liệu để phân tích, đánh giá, xếp hạng rủi ro các ngân hàng nhamphục vụ công tác quản lý nhà nước của mình Có thé kế đến một số cơ quan quản lý,
giám sát như sau:
* Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Hoa Kỳ (FDIC)
Năm 1977 FDIC đã triển khai một hệ thống xếp hạng dé hỗ trợ cảnh báo cácngân hàng phát sinh van đề hoặc có van đề tiềm an Hệ thống giám sát tích hợp(MS) chọn lựa và sử dụng các chỉ số tài chính dé xác định các xu hướng phát triểnbat lợi tại một ngân hàng cụ thé Hệ thong IMS hoạt động trên nên tảng máy tính vàthực hiện một số thử nghiệm riêng biệt để xác định khả năng đáp ứng mức độ chấp
thuận tối thiểu về an toàn vốn, thanh khoản, lợi nhuận và quản lý phát triển tài sản
nợ-tài sản có của một ngân hàng Hệ thống so sánh từng chỉ số với tỷ lệ chuẩn được
FDIC đánh giá và xác định.
Một số chỉ tiêu/chỉ số được sử dụng trong Hệ thống giám sát tích hợp của
Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ FDIC (IMS) bao gồm: An toàn vốn;Thanh khoản; Tài sản
Năm 1998, FDIC đã thay thế mô hình CAEL bằng mô hình Xếp hạng từ xa
dựa vào thống kê CAMELS (SCOR) Mô hình SCOR đưa ra dự báo mức độ xuống
21
Trang 31hạng theo thống kê CAMELS và nhóm phân hạng của một ngân hàng Được thựchiện hàng quý trên cơ sở đữ liệu các báo cáo theo yêu cầu, mô hình SCOR sử dụng
mô hình logit phân hang CAMELS để dự báo khả năng xuống hang tín nhiệm củacác ngân hàng Các biến tài chính trong mô hình SCOR bao gồm: Tổng vốn chủ sở
hữu; Dự phòng rủi ro cho vay; Các khoản vay quá hạn 30-89 ngày; Các khoản vay
quá hạn 90 ngày; Nợ xấu; Bất động sản khác thuộc sở hữu; Thu nhập ròng
* Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Hoa KỳVăn phòng này sử dụng Hệ thống cảnh bảo sớm và xếp hạng Canary, chophép cán bộ giám sát phát hiện các xu hướng mới nỗi trong rủi ro ngành với các mô
hình cảnh báo sớm Canary là một công cụ phân tích được sử dụng để tăng cường
khả năng xác định những rủi ro tín dụng, lãi suất và thanh khoản mới xuất hiện Cácbiến tài chính đặc thù của ngân hang bao gồm các khoản nợ xấu, chi phi dự phòngrủi ro cho các khoản cho vay và cho thuê tài chính, tốc độ tăng trưởng tài sản, tăng
trưởng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng cho vay, xếp hạng CAMELS và rủi ro
danh mục đầu tư Ngoài ra, các yếu tố tài chính và kinh tế cụ thé có kha năng tacđộng đến các ngân hàng trong một số nhóm đồng hạng nhất định cũng được sửdụng, ví dụ như thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và giá đầu ra nông sản đối vớicác đối tượng thuộc nhóm đông hạng nông nghiệp
+ Hệ thống Dự trữ Liên bang MỹNăm 1990, Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ đã chuyên từ quy trình giám sátchỉ dựa vào sàng lọc các tỷ lệ tài chính quan trọng sang quy trình giám sát kết hợp
các mô hình kinh tế lượng dé dự đoán tình hình tài chính Hệ thống Dự trữ Liên
bang đã phát triển hai biến thể của mô hình Giám sát và Đánh giá Thống kê Quyđịnh đối với Rui ro Ngân hàng (SR-SABR) Biến thé thứ nhất sử dụng hồi quylogistic để ước tính xác suất ngân hàng bị hạ bậc xếp hạng tong hợp CAMELS (dựa
trên Báo cáo theo yêu cầu gần nhất) dẫn đến xếp hạng thay đổi bat lợi Biến thé thứhai ước tính xác suất thất bại hoặc xác suất xảy ra tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng
trong hai năm tới, dẫn đến xếp hạng thay đối bat lợi
22
Trang 32* Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC)CBRC đã phát triển Hệ thống Hỗ trợ Phân tích rủi ro Sớm (REASS) dé đánhgiá xác suất hạ bậc xếp hạng và xác định những nhược điểm mới xuất hiện trong hệthống ngân hàng Được xây dựng dựa trên Cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát bênngoai của CBRC, REASS đã tạo ra một bộ chi SỐ xếp hạng và cảnh báo sớm hàngquý, bao gồm các chỉ số yếu kém và các chỉ số dẫn đầu phản ánh rủi ro ngắn hạn vàtrung hạn của các tổ chức ngân hàng Hệ thống REASS cũng phân loại các ngânhàng thương mại thành các nhóm ngang hàng dựa trên các yếu tố như quy mô, địađiểm và xếp hạng giám sát, và thực hiện phân tích ngoại vi Hệ thống REASS đượctích hợp vào quy trình giám sát, theo đó hệ thống sẽ gửi thông tin xếp hạng, cảnhbáo rủi ro sớm định lượng cho các cán bộ giám sát có tránh nhiệm tiễn hành phântích chuyên sâu và đánh giá sự cần thiết của hành động giám sát Bao gồm các chỉ
số chính như sau:
- Chỉ tiêu nợ xấu
- Chỉ tiêu Dự phòng rủi ro
- Xác suất vỡ nợ
- Rui ro của khoản vay lớn
- Rủi ro tập trung (trong các ngành nhất định)
- Rủi ro thanh khoản
- Mức độ cho vay tập trung
- Rủi ro lãi suất
- Tỷ suất sinh lời trên tông tài sản (ROA)
- Tốc độ tăng trưởng danh mục cho vay
- Tỷ lệ an toàn vốn
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi
- Ty lệ cé tức
- Tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng chi phi
* Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS)
MAS đã áp dụng khung can thiệp trong đó quy định một danh sách các chỉ
số quan trong dé hỗ trợ các cán bộ giám sát trong việc xác định những suy giảm
23
Trang 33lành mạnh tài chính của một ngân hàng cùng với các cấp độ kích hoạt và hành độngkhắc phục tương ứng Có bốn cấp độ kích hoạt, và để cho phép can thiệp sớm, cácmức kích hoạt sớm được đặt ở các cấp độ trước khi có hành vi vi phạm các quy
định pháp lý Các biến được sử dụng trong các mô hình trên toàn cầu đã thay đổitheo thời gian nhưng thường bao gồm một thước đo về năng lực vốn như Vốn cấp 1
trên tổng tài sản rủi ro, các khoản vay quá han 30 ngày và 90 ngày, các khoản cho
vay không dồn tích, bất động sản, đầu tư chứng khoán, tăng trưởng cho vay, nợ phải
trả biến động, dự phòng rủi ro cho vay và thay đổi về vốn chủ sở hữu
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về xếp hạng các TCTD
Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng hệ thống CAMELS đểthực hiện xếp hạng ngân hàng cho rằng, chất lượng của từng yếu tố sẽ quyết địnhsức mạnh tông thé của ngân hàng và nhân mạnh đến năng lực nội tại bên trong vamức độ ngân hàng có thể tự chăm sóc bản thân trước những rủi ro thị trường
Do vậy, tác giả nhận thấy Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ là ba nước có tínhđương đồng với Việt Nam, hơn nữa các nước này có số lượng các TCTD tương đối
lớn Mặc dù so với Việt Nam, hệ thống tài chính của các nước này phát triển hơnnước ta rất nhiều Nhưng đây là ba quốc gia cũng đã áp dụng mô hình CAMELSvào xếp hạng các TCTD Bối cảnh nghiên cứu của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản
và Mỹ ở thời điểm nghiên cứu cũng phù hợp với thời điểm hiện nay của Việt nam.Các nghiên cứu đó họ đã nghiên cứu từ trước Nên đây là cơ sở để tác giả thảm
khảo cho quá trình áp dụng ở nước ta hiện nay.
1.3.1 Kinh nghiệm tại Hàn Quốc
Các tổ chức thực hiện xếp hạng
a) Hệ thống xếp hạng của NHTW Hàn Quốc (BOK): Căn cứ nguyên tắc sosánh và xem xét xu hướng thay đổi qua các thời kỳ của ngân hàng với nhóm đồnghạng, BOK sử dụng một số các chỉ tiêu, chỉ số chủ chốt để đưa ra đánh giá, xếphạng đối với các nội dung về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời, thanhkhoản, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm có góc nhìn tổng quan về tình hìnhhoạt động của tổ chức
24
Trang 34b) Hệ thống xếp hạng của Cơ quan Giám sát dich vụ tai chính Han Quốc (FSS):Dinh kỳ đánh giá sức khỏe tài chính va hoạt động cua các tô chức tài chính và thựchiện xếp hạng tông thé Xếp hang tong thé lần đầu tiên được áp dụng cho các ngânhàng vào tháng 10 năm 1996 sau khi Hàn Quốc trở thành thành viên của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) Hệthống xếp hạng đã sớm được mở rộng sang các loại hình tổ chức tài chính khác: các
công ty chứng khoán vao tháng 1/1999, các công ty bảo hiểm va các công ty tàichính tín dụng chuyên dụng vào tháng 1/2000, các ngân hàng tiết kiệm lẫn nhau và
các ngân hàng chuyên doanh vào tháng 7 và 8/2000, các công ty tải chính vào tháng
12/2000 và các tập đoàn tai chính vào tháng 7/2001.
Đối tượng và nội dung xếp hạng các TCTD
a) Hệ thống xếp hạng của NHTW Hàn Quốc (BOK):
Tùy vào loại hình của đối tượng xếp hang, BOK sử dung các mô hình khácnhau: CAMELS, CAMEL-R, ROCA, CACREL, CAEL Cụ thể:
- CAMEL-R (R = Risk management (quản trị rủi ro)) đối tượng xếp hang là
các NHTM trong nước (hội sở chính) và hoạt động của chúng ở nước ngoài (công
ty con).
- ROCA (gồm 4 cấu phần: Quản lý rủi ro (Risk management), Kiểm soátHoạt động (Operational control), Tuân thủ (Compliance) và Chat lượng tai sản(Asset quality): áp dụng xếp hạng đối với các hoạt động ở nước ngoài của ngân
hàng trong nước (chi nhánh ngân hang trong nước tại nước ngoai) và các chi nhánh
ngân hang nước ngoài.
- CACREL, gồm: mức độ day đủ về vốn (capital adequacy), chất lượng tài
sản (asset quality), sự tuân thu (compliance), quan lý rủi ro (risk management), thu
nhập (earnings) và tính thanh khoản (liquidity): áp dụng đối với các ngân hang đặc
thù (specialized banks).
- CAELmức độ đầy đủ về vốn (capital adequacy), chất lượng tai san (asset
quality), thu nhập (earnings) và tính thanh khoản (liquidity): áp dụng đối với công
ty tài chính.
25
Trang 35b) Hệ thống xếp hạng của Cơ quan Giám sát dich vụ tài chính Han Quốc (FSS):
(i) Đối tượng và hệ thong xếp hang tong thể
- Noân hàng thương mại và chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài
Dé đánh giá và xếp hạng các ngân hàng thương mại và hoạt động ở nước
ngoài của họ, CAMELS gồm vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và độnhạy cảm với rủi ro đã được thay thế bằng CAMEL-R để quản lý rủi ro bắt đầu từ
quý 4 năm 2012 Việc đánh giá mỗi yếu tố trong số sáu thành phần dựa trên sự kếthợp của các yếu tố định lượng và phi định lượng (Xếp hạng cho các thành phần
quản lý và quản lý rủi ro chỉ được chỉ định sử dụng các thước đo phi định lượng)
Đối với việc đánh giá và xếp hạng hoạt động ngân hàng ở nước ngoài của ngânhàng trong nước và chi nhánh ngân hang nước ngoài, FSS sử dụng ROCA gồmquản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động, tuân thủ và chất lượng tài sản
- Ngan hàng chuyên ngành (specialized banks)
Xếp hang đối với từng ngân hàng chuyên ngành được ấn định trên cơ sởđánh giá sáu thành phần: an toàn vốn, chất lượng tài sản, tuân thủ, quản lý rủi ro,thu nhập và thanh khoản hoặc CACREL Để đánh giá thành phần thu nhập củaNgân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc(BK), FSS chỉ sử dụng các thước do phi định lượng Tương tự, thành phần thunhập bị loại trừ đối với xếp hạng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc("KEXIM"); Về thanh khoản, KEXIM cũng không phải tuân theo các quy tắc về ty
lệ bao phủ thanh khoản áp dụng cho các ngân hàng thương mại Ngoài ra, hoạt động
của chi nhánh nước ngoài của ngân hang chuyên doanh chỉ được đánh gia trên cơ sở
chất lượng tài sản, tuân thủ và quản lý rủi ro
- Các công ty tài chính (non-bank finance companies)
Dé đánh giá va xếp hang các công ty tài chính, FSS sử dung năm thành phan
của CAMEL an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và thanh khoản
- Nhà cung cấp dich vu dau tư tài chính
Hệ thống xếp hạng chung mới được sửa đôi dành cho các nhà cung cấp dich
vụ đầu tư tài chính có hiệu lực vào tháng 4 năm 2009 sau khi Đạo luật về Dịch vụ
26
Trang 36Đầu tư Tài chính và Thị trường Vốn có hiệu lực vào ngày 4 tháng 2 năm 2009 Hệthống xếp hạng chung sửa đổi chia các tiêu chí đánh giá thành hai: đánh giá chung
và đánh giá cụ thê
Các tiêu chí đánh giá chung bao gồm mức độ an toàn vốn, thu nhập, và kiểm
soát nội bộ và chiếm 60% đánh giá và kết quả xếp hạng Mặt khác, các tiêu chí dànhriêng cho doanh nghiệp, chiếm 40% kết quả xếp hạng bao gồm các thành phần thayđổi tùy theo loại hình kinh doanh dịch vụ đầu tư tai chính Như vậy, đối với các nhàmôi giới và đại lý, thành phần đánh giá là tính thanh khoản và tính ôn định; đối với
các nhà điều hành chương trình đầu tư, hai câu phần là tính thanh khoản và tính
thích hợp của việc quản lý tài sản Tương tự, đối với các nhà cung cấp dich vụ ủy
thác bất động sản, các thành phần khác là tính thanh khoản và tính lành mạnh của
tài sản Đối với các công ty tài chính tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh dịch
vụ đầu tư tài chính, các trọng số khác nhau được ấn định trên cơ sở thu nhập từ mỗi
doanh nghiệp
(ii) Các mức xếp hạng và ý nghĩa
Xếp hạng thành phan và tổng hợp được tính toán bằng thang điểm từ 1 đến 5,trong đó 1 (Mạnh), 2 (Đạt yêu cầu), 3 (Dưới mức đạt yêu cau), 4 (Yếu) và 5 (Yếunghiêm trọng) Mức xếp hạng đối với các ngân hàng, công ty tài chính phi ngân
hàng, nhà cung cấp dịch vụ đầu tư tài chính, công ty bảo hiểm cũng được địnhnghĩa tương tự.
- Các phương pháp và quy trình đánh giá
Đánh giá thành phần được xác định trên cơ sở đánh giá các yếu tố đánh giáđịnh lượng và phi định lượng Đối với mỗi thành phần, các yếu tố đánh giá định
lượng và phi định lượng được tổng hop bang cách sử dụng trung bình đơn giản Xếp
hạng thành phần sau đó được tông hợp bằng cách sử dụng các trọng số khác nhau
dé xác định kết quả xếp hang tong hợp sơ bộ (5 mức, 15 mức) Xếp hạng tông hợp
cuối cùng sau đó được ấn định sau khi đánh giá đầy đủ các điều kiện và năng lực
kinh doanh tổng thể của tô chức, các van đề giám sát và mối quan tâm, đánh giá kết
qua từ quá trình giám sát liên tục, điều kiện thị trường và các yếu tố liên quan khác
không được nắm bắt đầy đủ trong kết quả xếp hạng tông hợpsơ bộ
27
Trang 37- Tân suất xếp hạngTheo nguyên tắc chung, đánh giá và xếp hạng diễn ra sau khi FSS tiến hànhthanh tra toàn bộ hoạt động của một công ty tài chính Ngoài ra, FSS tiến hành đánhgiá CAEL-mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thu nhập và tính thanh khoản của
các công ty tai chính hàng quý trên cơ sở báo cáo mà các công ty tài chính phải nộp
cho FSS.
- Diéu chinh dé xép hang tong hop
Kết quả xếp hang tổng hop của một tô chức tài chính có thé được điều chỉnhtheo kết quả xếp hạng tông hợp CAEL hàng quý phù hợp với các tiêu chí được thiết
lập trong các quy định giám sát Theo các quy tắc, việc điều chỉnh kết quả xếp hạng
có thé được thực hiện khi:
+Kết quả xếp hạng tổng hợp CAEL hàng quý của các yếu tố định lượng giảmhơn hai mức trở lên so với kết quả xếp hạng tổng hợp gần nhất của tổ chức;
+Kết quả xếp hạng tổng hợp CAEL hàng quý của các yếu tô định lượng giảmtrong hai quý liên tiếp so với kết quả xếp hạng tổng hợp gần nhất của tô chức;
+ Một tô chức có kết quả xếp hạng tông hợp là 1, 2 hoặc 3, nhưng mức độ
xếp hạng thành phan an toàn vốn hoặc thành phan chất lượng tài sản của kết quảxếp hạng tổng hợp CAEL hàng quý là 4 hoặc 5
+ FSS đưa ra nhận định rằng việc điều chỉnh kết quả xếp hang là cần thiết dođiều kiện kinh doanh ngày càng tôi tệ của tổ chức, nguy cơ suy giảm chất lượng tài
sản tăng cao hoặc các khó khăn khác.
Sử dụng các kết quả xếp hạng TCTD
- Yêu câu khắc phục/chỉnh sửaKết quả xếp hạng là cơ sở cho việc yêu cầu các hành động khắc phục/chỉnhsửa (PCA), bao gồm từ khuyến nghị nâng cao chất lượng quản lý (MIR) và cải thiện
quan ly (MID) đến yêu cầu bắt buộc phải cải thiện quản lý quỹ đầu tư (MIO)
+ Đối với ngân hàng, FSS thực hiện nâng cao chất lượng quản lý khi: (1) Kếtquả xếp hạng tổng hợp từ 3 trở lên, (2) kết quả xếp hạng về mức độ an toàn vốnhoặc chất lượng tài sản là 4 hoặc 5
28
Trang 38+ Đối với công ty bảo hiểm, FSS thực hiện nâng cao chất lượng quản lý khi:(1) xếp hạng tổng hợp là 3 trở lên, và (2) xếp hạng cho thành phần an toàn vốn hoặcxếp hạng cho hai trong số các thành phần rủi ro bảo hiểm, rủi ro lãi suất và rủi ro đầu tư
là 4 trở lên.
+ Đối với công ty chứng khoán, FSS thực hiện nâng cao chất lượng quản lýkhi kết quả xếp hạng thành phần an toàn vốn từ 4 trở xuống
+ FSS thực hiện thực hiện cải thiện quản lý khi một ngân hàng, công ty
chứng khoán hoặc công ty bảo hiểm có kết quả xếp hạng tông hợp từ 4 trở lên và FSSthực hiện cải thiện quản lý quỹ dau tư chỉ giới hạn ở một tô chức tài chính that bại
- Dau tư vào công ty conKết quả xếp hạng được sử dụng khi xem xét việc ngân hàng đầu tư, mua lạicông ty con Trường hợp ngân hàng tìm cách tăng đầu tư vào công ty con, kết quảxếp hạng tổng hợp gần đây nhất của ngân hàng phải là 1 hoặc 2 và kết quả xếp hạng
tong hợp gần đây nhất của công ty con phải là 1, 2 hoặc 3 Trường hợp công ty tài
chính mẹ tìm cách mua công ty con, kết quả xếp hạng của công ty mẹ và các công
ty con đang sở hữu phải là 1 hoặc 2 và két quả xếp hạng của công ty con dự định
mua lại là 1, 2 hoặc 3.
- Xác định chu kỳ thanh traKết quả xếp hạng là một trong những yếu tố mà FSS sử dụng khi xác định chu
kỳ thanh tra đối với một tô chức tài chính Đối với tổ chức có kết quả xếp hạng tổnghợp là 2 (đạt yêu cầu), việc thanh tra toàn bộ được thực hiện theo chu kỳ từ 2 đến 3
năm với sự giám sát tối thiêu đối với các thành phan có kết quả xếp hang cao nhất
- Bảo mật thông tin xếp hạngThông tin xếp hạng các tô chức tài chính và các thông tin giám sát khác làthông tin mật FSC/ESS thực hiện bảo mật của kết quả xếp hạng của các tô chức tài
chính và thông tin giám sát không công khai khác.
1.3.2 Kinh nghiệm tại Nhật Bản
* Tổ chức thực hiện xếp hạng
Hiện nay, tổ chức thực hiện xếp hạng các TCTD ở Nhật Bản là Hệ thống Xếp
hạng giám sát tai chính (Financial Inspection Rating System) được Cơ quan Dịch vụ tai
29
Trang 39chính Nhật Bản (JFSA) áp dụng với mục đích thúc đây các các tô chức tài chính hướngtới việc tự cải thiện trong hoạt động quản tri nội bộ, cũng như tăng cường đối thoạigiữa cơ quan thanh tra, giám sát và các tổ chức Hệ thống này cũng hướng tới mục đích
nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra và tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhànước bằng cách liên kết kết quả xếp hạng với các biện pháp quản lý có chọn lọc
s* Đối tượng và nội dung xếp hang
Hệ thống xếp hạng bao gồm 10 hạng mục: “quản lý kinh doanh (quản trị)
332 c6 tuân thủ pháp luật”, “quản lý bảo vệ khách hàng”,
33.
(đôi với các yêu tô cơ bản),
33 66 33c 33 66
“quản lý rủi ro toàn diện”, “quản lý vốn”, “quản lý rủi ro tín dụng”, “quản lý đánh
giá tài sản”,“ quản lý rủi ro thị trường ”,“quản lý rủi ro thanh khoản ” và “quản lý
rủi ro hoạt động” Mỗi hạng mục sẽ được xếp hạng theo bốn mức (A, B, C và D).
Các tô chức tài chính được xếp hạng bao gồm:
- Các ngân hàng.
- Ngân hàng Shinkm và các liên đoàn của Ngân hàng Shinkin.
- Hợp tác xã tín dụng, liên hiệp hợp tác xã tín dụng.
s* Kết quả xếp hangKết quả xếp hạng bao gồm các kết quả đánh giá từ các cuộc thanh tra vàđược thông báo tới đối tượng xếp hạng cùng với các biện pháp quản lý có chọn lọc
1.3.3 Kinh nghiệm tại Mỹ
s* Các tổ chức thực hiện xếp hangCác cơ quan thực hiện xếp hạng ở Mỹ Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED), Vănphòng kiểm soát tiền tệ (The Office of the Comptroller of the Currency), Bảo hiểm tiền
gửi liên bang (FDIC) Từ năm 1979 các cơ quan này đã sử dụng hệ thống xếp hạngCAMELS dé đánh giá tinh trạng tổng thé của các ngân hang Mô hình CAMELS là
một hệ thống xếp hạng được sử dụng không chỉ tại Mỹ mà còn được sử dụng tại nhiều
nước trên thé giới
- ROCA là hệ thống xếp hạng đối với các chi nhánh của ngân hàng/tổ chứctài chính nước ngoài hoạt động tại Mỹ Hệ thống ROCA bao gồm bốn thành phần làquản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động, tuân thủ và chất lượng tài sản
30
Trang 40Kết quả xếp hạng tổng hợp ROCA cho biết tình hình sức khỏe của chi nhánh.
Hệ thống xếp hạng ROCA có thể so sánh với hệ thống xếp hạng CAMELS Tuynhiên, không giống như CAMELS, ROCA không đánh giá rõ ràng mức độ an toànvốn, thu nhập và tính thanh khoản Trong những lĩnh vực này, một chi nhánh khôngthé được đánh giá riêng biệt mà phảiđánh giá tông thể ngân hàng/tổ chức tài chính
s* Các đối tượng và nội dung xếp hạng
Đó là các ngân hàng thương mại hoạt động tại Mỹ và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài Từ tháng 12/1996, FED tiếp tục công bố Hệ thống xếp hạng các tổchức tài chính là hệ thống xếp hang CAMELS, theo đó bổ sung phân tích đánh giácác quy trình quản lý rủi ro (thành phần thứ sáu về độ nhạy cảm với rủi ro thịtrường — S) Đối với các ngân hàng nước ngoài, Mỹ sử dụng hệ thống xếp hạng về
đánh giá khả năng hỗ trợ (Strength of Support Assessment - SOSA) và đánh giá
chất lượng quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động, tuân thủ và chất lượng tài sản (Risk
Management, Operational Controls, Compliance and Asset Quality - ROCA).
% Sử dung kết quả xếp hang
Bảng 1.1: Xếp hạng CAMELS tổng hợp
Điểm
xếp Mô tả
hạng
Các tô chức tài chính trong nhóm này đêu hợp lý vé mọi mặt và thường
có các thành phan được xếp hạng 1 hoặc 2 Mọi điểm yếu đều là nhỏ và
có thé được ban giám đốc và hội đồng quản trị xử lý Các tổ chức taichính này là những tổ chức có kha năng cao nhất trong việc thích nghi vớicác điều kiện thị trường và có khả năng chống đỡ đối với các tác động từbên ngoài, chăng hạn như sự bất ôn kinh tế trong các ngành lĩnh vực tập
trung đầu tư tín dụng Các tô chức tài chính này thể hiện hiệu quả hoạtđộng và hệ thống quản lý rủi ro mạnh nhất tương quan VỚI quy mô, mức
độ phức tap và hồ sơ rủi ro của tổ chức và không có vấn đề cần quan tâm giám sát.
Các tô chức tài chính trong nhóm này về cơ bản là lành mạnh Đề một tô
chức tài chính nhận được xếp hạng này, nhìn chung không có xếp hạngthành phần nào thấp hơn 3 Chỉ có những điểm yếu vừa phải và chúngnằm trong khả năng xử lý của hội đồng quản trị và ban giám đốc Các tô
31