ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------BÀI GIỮA KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN Đề tài: Mức độ tập trung trong học tập của sinh viên trườn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -BÀI GIỮA KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
Đề tài: Mức độ tập trung trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Giảng viên: Th.S Trịnh Khánh Vân Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp học phần: LIB1050
Trang 2Hà Nội, 2024
Danh sách thành viên nhóm:
1.Nguyễn Diệu Linh -23030260
2.Cao Thị Minh Tuyền - 23031761
Đề tài thu hẹp Sự tập trung học tập của sinh viên
trường Nhân văn
Đề tài nghiên cứu Mức độ tập trung học tập của sinh viên
trường Đại học KHXH&NV như thế nào?
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu………
7 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Câu hỏi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 Cơ sở lý luận 8
1.1 Hoạt động học tập của sinh viên 8
1.1.1 Hoạt động học tập 8
1.1.2 Hoạt động học tập của sinh viên 9
1.2 Sự tập trung trong học tập 9
1.2.1 Khái niệm sự tập trung 9
1.2.2 Vai trò của sự tập trung 10
1.2.3 Vai trò của sự tập trung trong học tập đối với sinh viên 10
Chương 2 Thực trạng mức độ tập trung và các nguyên nhân gây mất tập trung trong hoạt động học tập ở sinh viên 11
2.1 Thực trạng mức độ tập trung trong học tập ở sinh viên 11
2.2 Các nguyên nhân gây mất tập trung trong học tập ở sinh viên 12
2.2.1 Nguyên nhân khách quan 12
Trang 42.2.2 Nguyên nhân chủ quan 14
Chương 3 Giải pháp 16
3.1 Giải pháp 1: Nâng cao kỹ năng sư phạm, chuyên môn của giảng viên 16
3.2 Giải pháp 2: Thiết kế không gian học tập 18
3.3 Giải pháp 3: Xây dựng lối sống lành mạnh 18
KẾT LUẬN 20
THẢO LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (MÔ TẢ THEO APA) 23
Trang 5LỜI CẢM ƠN.
Sau thời gian học tập, rèn luyện, dù còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ tậntình của giảng viên học phần Nhập môn năng lực thông tin,nhóm chúng em – nhóm
4 đã hoàn thành bài tiểu luận giữa kì của học phần này Chúng em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc và chân thành đến giảng viên học phần Nhập môn năng lực thông tin Ths.Trịnh Khánh Vân đã nhiệt tình chỉ bảo và đồng hành cùng chúng em trong thời gianqua.Dù đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận của chúng em cũng không thể tránhđược sự thiếu sót và hạn chế Kính mong cô sẽ góp ý và chỉ dẫn để bài tiểu luậngiữa kì của chúng em được hoàn thiện hơn ạ Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2024
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển thì con người càng có xu hướng bị kéo theo những bộn bề lotoan trong cuộc sống, khiến họ dần trở nên khó có thể duy trì khả năng tập trung Mộtnghiên cứu của DR.VEGAN đã cho thấy rằng, hiện nay có gần 50% trên tổng số 2,085đối tượng khảo sát mắc vấn đề về tập trung Đặc biệt vấn đề này trở lên nghiêm trọnghơn đối với người trẻ tuổi
Đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và NhânVăn nói riêng việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành cũng như có được kết quảhọc tập tốt sẽ giúp sinh viên có nhiều hơn cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp saunày Sự tập trung là yếu tố quyết định và gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập củasinh viên, khi sinh viên tập trung thì sẽ giảm thiểu sự phân tâm từ các yếu tố bên ngoàiđiều này giúp sinh viên nắm bắt được nội dung bài học một cách nhanh chóng Thếnhưng sinh viên hiện nay đang sống trong một thế giới chứa đầy những yếu tố gây xaonhãng, phần lớn các yếu tố này chúng ta phải đối mặt hằng ngày dần việc tập trung trởthành một thách thức lớn Sự thật là khi bị phân tâm, chúng ta không chỉ bị mất thờigian trong quá trình bị phân tâm mà còn mất thêm một khoảng thời gian để quay lạitập trung vào công việc Việc mất tập trung khiến cho sinh viên cảm thấy bị căngthẳng và lo lắng Khi sinh viên cảm thấy căng thẳng, họ thường gặp khó khăn trongviệc tập trung vào việc học Họ dễ bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng,khiến họ khó tiếp thu bài giảng và ghi nhớ thông tin Mức độ tập trung cũng có thể ảnhhưởng đến mối quan hệ hệ thống xã hội của các thành viên sinh viên, như khả nănggiao tiếp tiếp theo, hợp tác và tương tác với bạn bè, giáo viên và các sinh viên khác.Đối với sinh viên, nghiên cứu về mức độ tập trung của sinh viên có thể giúp trườngĐại học Khoa học xã hội và Nhân Văn cung cấp các giải pháp và chương trình hỗ trợphù hợp để cải thiện môi trường học tập và sự phát triển cá nhân của sinh viên
Đối với giáo dục nhà trường, đưa ra những kết quả phân tích khách quan giúp cácbên đề ra phương án phù hợp để giúp sinh viên cải thiện việc mất tập trung đồng thời
Trang 7kịp hỗ trợ, khắc phục những khó khăn trong việc tập trung trong học tập Điều này sẽgóp phần vào chất lượng giáo dục của nhà trường.
Với những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ việc nghiên cứu vềtrình độ tập trung của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn khôngchỉ giúp hiểu rõ hơn về tình hình học tập và sinh hoạt của sinh viên mà vẫn được hỗtrợ trong việc tạo lập một môi trường học tập tối ưu hóa và phát triển cá nhân của họ
2 Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát mức độ tập trung trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhận diện các tác nhân gây xao nhãng, từ đó đưa ra các giải pháp/ kiến nghị/ đềxuất để khắc phục tình trạng trên
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng, phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu
- Đề xuất những giải pháp làm tăng sự tập trung trong học tập của sinh viên trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Mức độ tập trung trong học tập của sinh viên
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: 30-60 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn
+ Phạm vi thời gian: 1 tuần tháng 3/2024
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ tập trung học tập của sinh viên trường ĐHKHXH&NV như thế nào?
- Những tác nhân nào ảnh hưởng đến sự tập trung học tập của sinh viên?
- Để tăng sự tập trung học tập của sinh viên cần có những giải pháp nào?
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
Trang 8- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Nghiên cứu tài liệu
NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Hoạt động học tập của sinh viên
1.1.1 Hoạt động học tập
Khái niệm hoạt động học tập
Học tập từ trước đến nay luôn là một trong những hoạt động quan trọng không thểthiếu của con người Quá trình lĩnh hội, tích lũy tri thức không ngừng qua bao thế hệ
đã đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật
và nền văn minh nhân loại
Về khái niệm của hoạt động học tập, ta có thể hiểu khái quát như sau: hoạt độnghọc tập là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu những trithức, kinh nghiệm của xã hội loài người được kết tinh trong nền văn hoá xã hội, qua
đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện nhân cách
Hoạt động học tập được kích thích bởi động cơ học tập, thực hiện một cách có địnhhướng, nhằm thỏa mãn một nhu cầu hiểu biết nhất định
Đặc điểm của hoạt động học tập
Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.Bản chất học tập không phải tạo ra tri thức mới mà là chiếm lĩnh tri thức chung củanhân loại thông qua sự tái tạo của cá nhân Do đó, người học cần phải dựa vào nănglực trí tuệ và tinh thần tự giác, tính tích cực trong quá trình lĩnh hội để việc học cóđược hiệu quả
Một điểm khác biệt của hoạt động học tập với các hoạt động khác là thay vì hướngđến biến đổi khách thể để phục vụ cho những nhu cầu của con người thì học tập hướngđến làm thay đổi và phát triển chính chủ thể Hoạt động học tập không làm biến đổinội dung của tri thức khi nó được lĩnh hội mà chỉ làm thay đổi chính bản thân chủ thể
Trang 9hoạt động học Thông qua quá trình lĩnh hội tri thức từ xã hội, con người mới hìnhthành và phát triển tâm lý, nhân cách.
Đặc điểm cuối cùng, hoạt động học tập được tiến hành một cách có mục đích, có ýthức và sự tự giác cao Bởi vậy, hoạt động học chỉ được thực hiện khi con người pháttriển đến trình độ nhất định, có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành động của mìnhtheo mục đích đã được định hướng
1.1.2 Hoạt động học tập của sinh viên
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản của hoạt động học tập nói chung, hoạt động họctập của sinh viên có những nét đặc biệt, khác hơn vì mục đích của nó là đào tạo, bồidưỡng sinh viên trở thành người có trình độ nghiệp vụ cao, trở thành những chuyên giatrong lĩnh vực lao động, hoạt động nhất định
Trước hết hoạt động học tập sinh viên được diễn ra theo kế hoạch, có mục đích, nộidung, chương trình học tập và giảng dạy cụ thể, có thời hạn, có sự gắn kết chặt chẽgiữa hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học
Thứ hai, Sinh viên học tập chú ý vào tính tự chủ, độc lập; kỹ năng tự học là một kỹnăng cần thiết, không thể thiếu
Thứ ba, hoạt động học tập của sinh viên thực sự là loại lao động trí óc căng thẳng,
có cường độ hoạt động cao và có tính lựa chọn rõ rệt
Như vậy, trong giai đoạn đại học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, có vaitrò lớn trong việc đào tạo nghề nghiệp, định hướng tương lai của sinh viên Hoạt độnghọc tập ấy chỉ có thể hiệu quả khi người học phát huy tính tự giác, tích cực trong traudồi rèn luyện về cả kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng phù hợp
1.2 Sự tập trung trong học tập
1.2.1 Khái niệm sự tập trung
Sự tập trung là một trạng thái của con người, là khả năng suy nghĩ cẩn thận vềnhững gì đang làm và không bị xao nhãng Tập trung còn có nghĩa là kiểm soát sự chú
ý, chuyên tâm vào một chủ đề, đối tượng hoặc dòng suy nghĩ, đồng thời loại khỏi tâmtrí những ý tưởng hay các cảm giác không liên quan Theo từ điển tiếng Việt, “tập
trung” được hiểu là dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì.
Trang 101.2.2 Vai trò của sự tập trung
Tập trung là điều kiện của hoạt động có ý thức của con người, có vai trò to lớn đốivới sự phát triển tâm lý và nhận thức của con người Tập trung được xem là một trạngthái tâm lý đi kèm, làm “nền” cho các hoạt động tâm lý khác nhằm bảo đảm cho hoạtđộng đó đạt kết quả Tập trung là điều kiện không thể thiếu cho mọi hoạt động của conngười trong cuộc sống cũng như học tập, lao động, giải trí, đạt kết quả cao nhất Tronghọc tập luôn đòi hỏi sự tập trung chú ý của người học, bảo đảm cho người học lựachọn và tập trung vào đối tượng học tập nào đó đồng thời lảng tránh, bỏ qua các đốitượng khác để việc phản ánh được tốt hơn, cơ sở cho các hành động học tập có kết quả
1.2.3 Vai trò của sự tập trung trong học tập đối với sinh viên
Tập trung học được biết đến là một kỹ năng quan trọng cho việc học tập hiệu quả
và thành công trong cuộc sống, giúp sinh viên tập trung tối đa vào một nhiệm vụ cụthể mà không bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh, như điện thoại di động, mạng xãhội, tivi, hoặc các tác nhân gây xao nhãng khác
- Khi tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể thì sẽ sinh viên hoàn thành nó nhanh hơn
và đạt được nhiều thành tích hơn
- Một khi tập trung, bộ não sẽ tự động lưu trữ thông tin một cách rõ ràng hơn vàcon người sẽ nhớ được nhiều thông tin hơn
- Hơn nữa việc tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, họ sẽ không cảm thấy áp lực vàstress như khi bị phân tán sự chú ý
- Khi tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, họ sẽ học được cách phân bổ thời gian vàtập trung vào những việc quan trọng nhất
- Tập trung học cũng là một kỹ năng, và khi được luyện tập thường xuyên, sinhviên sẽ trở nên tốt hơn trong việc tập trung và có thể áp dụng kỹ năng này vào nhiềulĩnh vực khác ở trong cuộc sống
Do vậy, cách tập trung học rất quan trọng và nó cần được luyện tập và pháttriển để giúp sinh viên đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống
Trang 11Chương 2 Thực trạng mức độ tập trung và các nguyên nhân gây mất tập trung trong hoạt động học tập ở sinh viên
2.1 Thực trạng mức độ tập trung trong học tập ở sinh viên
Thực trạng mức độ tập trung của sinh viên có sự chỉ dẫn của giảng viên có thểđược phân tích dưới nhiều góc độ:
Sự quan tâm và tương tác của giảng viên: Mức độ tập trung của sinh viên phụ
thuộc phần lớn vào mức độ quan tâm và tương tác của giảng viên Khi giảng viên thểhiện sự quan tâm và tận tâm trong việc giảng dạy, sinh viên thường có xu hướng tậptrung hơn và nắm bắt kiến thức tốt hơn
VD: đặt câu hỏi, khuyến khích thảo luận, luôn sẵn lòng giúp đỡ sinh viên, lắngnghe chia sẻ…
Môi trường học tập: Môi trường học tập ảnh hưởng đến mức độ tập trung của sinh
viên Nếu môi trường không thuận lợi, ví dụ như ồn ào, không gian học tập chật hẹp,thì sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập
Phương pháp giảng dạy và sự linh hoạt của giảng viên: Phương pháp giảng dạy
của giảng viên cũng có ảnh hưởng đến mức độ tập trung của sinh viên Nếu giảng viên
áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, tương tác và linh hoạt, thì sinh viên cóthể tập trung cao hơn và thấy hứng thú hơn với việc học
VD: Thay vì chỉ nói trên lớp, giảng viên có thể tổ chức các buổi tham quan, gặpmặt để sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu được những kiến thức đó
Sự tự quản lý của sinh viên: Mức độ tập trung của sinh viên cũng phụ thuộc vào
khả năng tự quản lý của họ Sinh viên cần có khả năng tự điều chỉnh và quản lý thờigian, cũng như tạo ra môi trường học tập thuận lợi để tập trung vào việc học
Yếu tố cá nhân và tâm lý: Yếu tố cá nhân và tâm lý cũng ảnh hưởng đến mức độ
tập trung của sinh viên Nếu sinh viên gặp phải các vấn đề cá nhân, căng thẳng hay lolắng, họ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập
Trang 12Tóm lại, mức độ tập trung của sinh viên có sự chỉ dẫn của giảng viên phụ thuộcvào nhiều yếu tố, bao gồm sự quan tâm của giảng viên, môi trường học tập, phươngpháp giảng dạy, khả năng tự quản lý và tâm lý cá nhân của sinh viên Để tăng cườngmức độ tập trung, cần có sự hỗ trợ và cải thiện từ cả hai phía giảng viên và sinh viên.Thực trạng tương quan giữa mức độ tập trung và việc tự học của sinh viên là mộtvấn đề quan trọng được quan tâm trong môi trường đại học hiện nay Việc tự học yêucầu sự tập trung cao độ để sinh viên có thể nắm bắt thông tin, thực hiện các bài tập vànghiên cứu một cách hiệu quả Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức độ tập trung của sinhviên thường không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng tự học của họ.
Nghiên cứu của Research International trên mẫu 3048 đối tượng từ 15 đến 22 tuổi
ở 8 nước châu Á: Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia,Hong Kong, Indonesia (công trình được nghiệm thu vào tháng 6 năm 2007) đã đưa rađược những kết luận khá thú vị Giới trẻ Việt Nam là nước có chỉ số tập trung thấp,đứng thứ sáu trong tám nước Châu Á được nghiên cứu, chi hơn Indonesia và HồngKông Điều đáng quan tâm là giới trẻ châu Á nói chung cho rằng những người có khảnăng tập trung kém cũng thường có biểu hiện kém trong cuộc
2.2 Các nguyên nhân gây mất tập trung trong học tập ở sinh viên
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
Hoạt động học tập trong giai đoạn đại học là một trong những hoạt động chủ đạocủa sinh viên Trong khi đó, khảo sát chỉ ra mức độ tập trung của sinh viên chưa thựccao, điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và hiệu quả học tập của sinh viên
Vì vậy việc tổng hợp, chỉ ra những nguyên nhân làm suy giảm mức độ tập trung củasinh viên là cần thiết, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng mấttập trung trong học tập
Nghiên cứu về những nguyên nhân gây xao nhãng trong học tập đã chỉ ra hai loạinguyên nhân chính, đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Trongphần này, trước hết chúng ta tìm hiểu một số các nguyên nhân khách quan gây ra sựphân tâm, thiếu tập trung trong học tập của sinh viên
Môi trường, không gian không phù hợp
Trang 13Môi trường và không gian có thể bao gồm không gian phòng học, hệ thống âmthanh, trang thiết bị học tập, ánh sáng, tiếng ồn…
Không gian không đủ yên tĩnh, hoặc có sự làm phiền từ những người xung quanh
Ví dụ lời bắt chuyện của bạn bè ở trên lớp, sự ồn ào của trẻ em, rất dễ khiến ngườihọc bị xao nhãng Não bị gián đoạn sự chú ý từ hoạt động học tập chuyển sang chú ýđến một hoạt động khác hoặc nảy sinh những cảm xúc bực bội, tiêu cực vì bị làmphiền, gây mất hứng thú, động cơ học tập
Trong khảo sát những nguyên nhân gây xao nhãng trong học tập đã có 32.7% sốsinh viên tham gia lựa chọn yếu tố môi trường, không gian học tập không đáp ứng
Chương trình học được thiết kế không phù hợp
Nguyên nhân thứ hai là cấu trúc chương trình bao gồm việc phân bổ kiến thức, cấutrúc từng giờ học cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp Trênthực tế, theo cơ chế tự nhiên não bộ chỉ có khả năng tập trung tốt nhất trong khoảng 15phút đầu và bắt đầu xao nhãng sau đó Vì vậy, những tiết học kéo dài 50 phút haynhiều giờ liên tục trên trường dễ gây ra tình trạng mất tập trung, lơ đãng của sinh viên.Nội dung kiến thức khô khan hay quá khó để hiểu đối với năng lực tiếp thu có thểdẫn đến cảm giác chán nản, không có hứng thú tiếp thu tri thức Số liệu từ khảo sát cho
Trang 14thấy có tới 41.8% số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng bài giảng không thu hút dẫnđến sự lơ đãng, thiếu chú tâm vào bài giảng Đáng quan tâm là phần lớn sinh viên(chiếm tới 70.9% sự lựa chọn) cho rằng nguyên nhân gây mất tập trung do không hứngthú với môn học Dù nguyên nhân về sự hứng thú trong học tập không phải là mộtnguyên nhân khách quan tuy nhiên sự tương quan trong phương pháp giảng dạy vàchương trình đào tạo với hứng thú học tập của sinh viên là rất lớn.
(Bảng giá trị nhân tố tác động trong hứng thú học tập của sinh viên trích trong Lưu,Nguyễn, Đỗ & Võ, 2021 )
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên thường phải đối mặt với nhiềuyếu tố gây xao nhãng, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất học tập của họ.Việc hiểu rõ những tác nhân này không chỉ giúp chúng ta nhận biết và đối phó vớichúng một cách hiệu quả, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tối ưu hóa quá trình họctập Các tác nhân bên trong này đa dạng và phong phú, bao gồm:
-Mức độ quan tâm đến chủ đề học: Sự quan tâm và đam mê đối với chủ đề được
học cũng ảnh hưởng đến sự tập trung Sinh viên thường dễ tập trung hơn khi họ thực
sự quan tâm và muốn học về một chủ đề cụ thể