ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****** TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập sinh viên K67 Quản t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập
sinh viên K67 Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS Trịnh Khánh Vân Trong quá trình học tập và tìm hiểu học phần Nhập môn năng lực thông tin, nhóm em
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp nhóm
em tích lũy được nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong học phần
Có lẽ kiến thức là vô hạn và sự tiếp thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
I Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài 5
II Mở đầu 5
1 Lí do chọn đề tài: 5
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 6
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: 7
4 Câu hỏi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Tổng quan tài liệu 8
III Nội dung 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN K67 QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 10
1.1 Các khái niệm có liên quan 10
1.2 Các loại việc làm thêm 11
1.3 Ý nghĩa của việc làm thêm đối với sinh viên 12
1.4 Yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC LÀM THÊM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN K67 QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 14
2.1 Nguyên nhân 14
2.2 Thực trạng 16
Trang 4CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VIỆC LÀM THÊM ẢNH HƯỚNG TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN K67 QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG - TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 19
3.1 Giải pháp từ phía nhà trường 19
3.2 Giải pháp từ phía sinh viên 20
IV Kết luận 22
1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu: 22
2 Kiến nghị: 22
3 Hạn chế của nghiên cứu: 23
4 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo: 23
V Danh mục tài liệu tham khảo 24
VI Danh mục bảng biểu, số liệu nghiên cứu 25
Trang 5I Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài
Bảng 1 Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài nghiên cứu
Chủ đề giới hạn Các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập
của sinh viên
Chủ đề thu hẹp Các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập
của sinh viên K67 Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
II Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài:
Trong cuộc sống sinh viên hiện đại, việc làm thêm (part-time) đã trở thành một phần không thể thiếu Sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng tại ĐHKHXHNV cũng không ngoại lệ Tuy nhiên, việc kết hợp giữa việc làm thêm và học tập đồng thời đặt ra một số thách thức Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trong ngành này, nhóm đã chọn đề tài này với những lí do sau đây
Đầu tiên, đề tài này mang tính thực tiễn cao Việc làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh viên Tuy sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng
có kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu của ngành nghề, nhưng việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của họ Nghiên cứu về tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập sẽ mang tính thực tiễn cao và có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả của việc kết hợp học tập và làm việc
Thứ hai, đề tài này là một đề tài độc đáo Quản trị văn phòng là một ngành có những yếu tố đặc thù riêng Việc áp dụng nghiên cứu về ảnh hưởng của việc làm thêm vào ngành nghề này sẽ tạo ra một nghiên cứu độc đáo Điều này sẽ giúp sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng có cái nhìn toàn diện hơn về việc làm thêm và cách tối ưu hóa kết quả học tập trong ngành của mình
Thứ ba, đề tài này thu hút sự quan tâm của cộng đồng sinh viên Việc làm thêm là
Trang 6trải chi phí học tập Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập sẽ cung cấp những gợi ý và phương pháp hiệu quả để sinh viên cân nhắc và quản lý tốt việc làm thêm trong khi duy trì kết quả học tập tốt Điều này giúp tạo ra sự quan tâm và tham gia tích cực từ cộng đồng sinh viên
Thứ tư, kết quả của nghiên cứu này có tiềm năng ứng dụng cao Nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu suất học tập của sinh viên Từ đó, ta có thể đề xuất những giải pháp để tối đa hóa kết quả học tập Kết quả của nghiên cứu có thể được áp dụng để xây dựng các chương trình hỗ trợ sinh viên trong việc làm thêm và quản lý thời gian học tập Việc này giúp cải thiện hiệu quả học tập và đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong việc phát triển cả về mặt học vấn và nghề nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chọn đề tài "Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV" là khám phá và đánh giá tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trong ngành Quản trị văn phòng Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về cách việc làm thêm có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng học tập của sinh viên K67 Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố quan trọng và đề xuất các phương pháp và giải pháp để sinh viên có thể cân nhắc và quản
lý tốt việc làm thêm, đồng thời duy trì kết quả học tập tốt, giúp sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng đạt được sự cân bằng giữa công việc và học tập, từ đó phát triển toàn diện về mặt học vấn và nghề nghiệp
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV
Đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV
Đánh giá những ưu điểm và hạn chế là cơ sở để đề xuất nội dung lộ trình thực hiện, nguồn lực nhằm khắc phục những ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV
Trang 73 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của
sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên K67 ngành Quản trị văn phòng - ĐHKHXHNV từ
Đưa ra giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:
Cần hạn chế việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên K67 Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên K67 Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết trong việc hạn chế đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên K67 Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn?
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu tiến hành xây dựng, thiết kế bảng hỏi để thu thập thông tin từ sinh viên K67 Quản trị văn phòng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -đối tượng đang được nghiên cứu
5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Để khẳng định độ tin cậy cũng như đảm bảo tính khoa học và khách quan cao chúng tôi đi xử lý các số liệu đã thu thập được về thực trạng và thu thập ý kiến của sinh viên từ bảng hỏi
6 Tổng quan nghiên cứu
6.1 Tài liệu nước ngoài
Kalenkoski, Charlene M and Pabilonia, Sabrina,W (2009) trong bài nghiên cứu
“Time to Work or Time to Play: The Effect of Student Employment on Homework, Sleep, and Screen Time” đã sử dụng thông tin nhật ký thời gian chi tiết về các hoạt động hàng ngày của học sinh trung học từ Khảo sát Sử dụng Thời gian Hoa Kỳ (ATUS) năm 2003-
2008 để điều tra tác động của việc làm đối với thời gian học sinh dành cho bài tập về nhà
và các hoạt động chính khác Dữ liệu nắm bắt các tác động tức thì của việc làm thêm có thể tích lũy theo thời gian để ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai Kết quả cũng cho thấy rằng việc làm thêm làm giảm thời gian mà học sinh trung học dành cho các hoạt động xây dựng vốn nhân lực như bài tập về nhà và hoạt động ngoại khóa, nhưng cũng giảm thời gian
sử dụng thiết bị, có thể coi như thời gian không sinh lợi Tuy nhiên, nghiên cứu không thể chia nhỏ ảnh hưởng của việc liệu ngày nhật ký có phải là ngày học hay không, những kết quả cụ thể này nên được giải thích một cách thận trọng
Trang 9Mcvicar, Duncan and Mckee, Brian (2002), đã có nghiên cứu “Part Time Work During Post-Compulsory Education and Examination Performance: Help or Hindrance?” Nghiên cứu này xem xét các ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra của việc có một công việc bán thời gian trong khi học toàn thời gian sau mười sáu tuổi, sử dụng dữ liệu mới về những người trẻ tuổi ở Bắc Ireland Khoảng 35% tham gia vào công việc bán thời gian trong thời gian học tập của họ, so với hơn 60% được tìm thấy bởi các nghiên cứu gần đây Điều này
có thể liên quan đến thị trường lao động thanh niên tương đối chậm chạp của Bắc Ireland
và có thể phản ánh mức độ việc làm bán thời gian ở các khu vực ngoại vi khác Các ước tính cho thấy làm việc bán thời gian không gây bất lợi cho kết quả kiểm tra, mặc dù làm việc nhiều giờ Các nhà hoạch định chính sách có thể cải thiện hiệu quả giáo dục bằng cách giảm các khuyến khích làm việc nhiều giờ
6.2 Tài liệu trong nước
Bài nghiên cứu "Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế khu vực Thành phố Hồ Chí Minh" của ThS Nguyễn Văn Nên Bài nghiên cứu này tập trung đo lường sự tác động của hoạt động làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên, nghiên cứu điển hình đối với sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến và ước lượng OLS trên 405 quan sát được khảo sát tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng chọn mẫu ngẫu nhiên Các nghiên cứu lý thuyết và tổng quan cho thấy loại công việc làm thêm, thời gian làm việc, mức lương, sự linh hoạt của công việc, khoảng cách đến nơi làm việc là những yếu tố liên quan đến làm thêm tác động đến kết quả học tập của sinh viên Bên cạnh đó, yếu tố hỗ trợ từ gia đình và cơ sở vật chất của trường học cũng được đưa vào mô hình như là những biến bổ sung để tăng tính phù hợp của mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên cần lựa chọn những công việc có mức độ linh hoạt cao, liên quan đến ngành học, khoảng cách di chuyển phù hợp và đặt ra giới hạn về lượng thời gian làm thêm phù hợp để có thể đạt được những kết quả học tập tốt hơn khi tham gia các công việc làm thêm trong quá trình học tập
Trang 10Nguyễn Viết Lập và cộng sự (2006), đã có nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập” Nghiên cứu được thực hiện khảo sát nội bộ K-30 trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đi làm thêm và kết quả học tập của sinh viên Qua khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu với cỡ mẫu là 300 sinh viên, sau
đó tiến hành đánh giá kiểm định bằng Excel và phần mềm SPSS Kết quả cho thấy rằng sinh viên đi làm thêm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập so với sinh viên không làm thêm và sinh viên làm trái buổi ảnh hưởng nhiều hơn so với sinh viên làm vào buổi tối Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra được ảnh hưởng cụ thể của đi làm thêm đến kết quả học tập dựa trên một số ảnh hưởng nhưng các ảnh hưởng này vẫn còn hạn chế so với một số nghiên cứu khác
III Nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN K67 QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1.1 Các khái niệm có liên quan
Trang 11(partime) Các công việc làm thêm, bán thời gian thường kéo dài trong khoảng thời gian từ
3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc” (Phạm, Nguyễn, Đào & Bùi, 2020, tr 294)
“1 Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan
hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định
2 Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác.” (Hoàng
& Lê, 1996, tr 26)
1.1.3 Kết quả học tập của sinh viên
Khái niệm này có thể hiểu là “khả năng tự đánh giá của họ về những kiến thức, kỹ năng được tiếp thu, rèn luyện, phát triển và nỗ lực để mở rộng trong lớp học” (Nguyen & Nguyen, 2010)
Kết quả học tập của sinh viên bao gồm điểm số, thành tích học tập, cũng như những
kỹ năng mà họ đã học được trong quá trình học tập Điều này có thể được đánh giá thông qua bảng điểm, bài kiểm tra, đồ án, hoặc các hoạt động khác trong quá trình học tập Để đạt được kết quả tốt, sinh viên cần có sự cố gắng, nỗ lực và sự kiên trì trong học tập
1.2 Các loại việc làm thêm
Trang 12Hiện nay, có nhiều loại việc làm thêm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, để bạn có thể
thoải mái lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu, sở thích Chẳng hạn như:
Viết lách, dịch thuật (content, biên dịch): Công việc chủ yếu của bạn viết nội dung quảng cáo, viết blog, viết sách, viết nội dung website, quản lý trang mạng xã hội, dịch thuật… cho những đơn vị có nhu cầu
Thiết kế: công việc chủ yếu là nhận thiết kế ảnh, logo, bao bì, tờ rơi…
Nhân viên trực page: Công việc chính thường sẽ là trực fanpage của shop để tư vấn, báo giá, chốt đơn cho khách, khi có khách nhắn tin đến fanpage của shop
Gia sư: là một công việc giúp củng cố chuyên môn, kiến thức phù hợp với các bạn sinh viên khối sư phạm, khoa ngoại ngữ, có thể chọn hình thức gia sư online hoặc trực tiếp tại nhà
Nhập liệu: đây là công việc khá đơn giản, bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ nhập đúng số liệu, tài liệu vào hệ thống của công ty
Nhân viên phục vụ: Có thể nói công việc này là lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên vì nó không đòi hỏi quá nhiều về chuyên môn, chủ yếu yêu cầu bạn có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống với khách hàng
Telesales - chăm sóc khách hàng: Công việc chủ yếu là trực tổng đài để giải đáp thắc mắc, khiếu nại, tư vấn sản phẩm cho khách hàng Ngoài ra, bạn cũng được yêu cầu chào bán sản phẩm cho khách hàng theo data công ty cung cấp
1.3 Ý nghĩa của việc làm thêm đối với sinh viên
Hiện nay, nhu cầu làm thêm của sinh viên ngày càng tăng cao Bởi việc làm thêm không chỉ mang lại thu nhập bổ sung mà còn mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa khác đối với sự phát triển cá nhân và chuyên môn của họ