1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa Đọc của sinh viên k68 xã hội học và lưu trữ học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia hà nội trong thời kỳ chuyển Đổi số

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa Đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời kỳ chuyển đổi số
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Ánh, Bùi Thị Hồng Ánh, Hà Thị Diệu Linh, Vũ Phương Thảo, Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Trần Thục Quyên, Hà Thu Hiền
Người hướng dẫn ThS Trịnh Khánh Vân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn Năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận nhóm giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC VÀ LƯU TRỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.1.. 29 CHƯƠNG 3: MỘT S

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIA HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trịnh Khánh Vân

Môn : Nhập môn Năng lực thông tin

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIA HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7

Danh sách thành viên nhóm:

Hoàng Thị Ngọc Ánh 23030752 K68 Lưu Trữ học

Bùi Thị Hồng Ánh 23030751 K68 Lưu Trữ học

Hà Thị Diệu Linh 23030775 K68 Lưu Trữ học

Vũ Phương Thảo 23032222 K68 Xã hội học

Nguyễn Minh Hằng 23032185 K68 Xã hội học

Nguyễn Trần Thục Quyên 23032214 K68 Xã hội học

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trịnh Khánh Vân

Trang 3

3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 5

LỜI CẢM ƠN 6

BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU 8

DANH MỤC VIẾT TẮT 9

MỞ ĐẦU 10

1 Lý do chọn đề tài 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 14

6 Phương pháp nghiên cứu 15

7 Bố cục tiểu luận 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC VÀ LƯU TRỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐHQGHN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1 Cơ sở lý luận 16

1.1.1 Khái niệm văn hóa đọc 16

1.1.2 Khái niệm chuyển đổi số 16

1.1.3 Văn hóa đọc ở sinh viên 18

1.2 Các hình thức và loại hình đọc trong thời kỳ chuyển đổi số 18

Tiểu kết chương 1 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC VÀ LƯU TRỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.1 Đối tượng khảo sát 21

2.2 Kết quả khảo sát 21

2.2.1 Nhận thức và tần suất dành thời gian cho hoạt động đọc 23

2.2.2 Đánh giá mức độ ưa chuộng các phương tiện đọc ở sinh viên 23 2.2.3 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên 24

2.2 Kết quả khảo sát

Trang 4

2.2.4 Nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của việc thúc đẩy văn

hóa đọc 27

Tiểu kết chương 2 29

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THÚC ĐẨY VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC VÀ LƯU TRỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQGHN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 3.1 Nhận xét chung 30

3.1.1 Về mặt tích cực 30

3.1.2 Về mặt hạn chế 31

3.2 Kiến nghị giải pháp 31

3.2.1 Đối với nhà trường 31

3.2.2 Đối với khoa 33

3.2.3 Đối với sinh viên 33

Tiểu kết chương 3 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

PHỤ LỤC 40

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tập thể chúng tôi và được chỉ dẫn dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc Sĩ Trịnh Khánh Vân

Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời kỳ chuyển đổi số” của chúng tôi được phân tích một cách khách quan,

trung thực, và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tập thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có ghi rõ nguồn gốc Các số liệu khảo sát được trích dẫn trung thực, chính xác Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài báo cáo của mình

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này để hoàn

thành tốt học phần Nhập môn năng lực thông tin

Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Trịnh Khánh Vân

Giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị và các bạn đã tạo điều kiện chúng tôi khảo sát, nghiên cứu để hoàn thành đề tài này

Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy/Cô giáo, Anh/Chị và các bạn để bài nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 7

BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI Chủ đề chính Văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số

Chủ đề giới hạn Văn hóa đọc của sinh viên trong thời kỳ

chuyển đổi số

Chủ đề thu hẹp/ cụ thể Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và

Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN trong thời kì chuyển đổi số

Câu hỏi nghiên cứu chính Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và

Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN đang diễn ra như thế nào?

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về những công cụ, phương tiện đọc mà sinh viên K68

Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN biết đến hiện nay Bảng 2.2 Tần suất dành thời gian cho việc đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN

Bảng 2.3 So sánh mức độ ưa chuộng giữa hai phương tiện đọc giấy in truyền thống và điện tử của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường

ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát tầm quan trọng của việc đọc trong thời kỳ chuyển đổi

số đối với sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN

Bảng 2.5 Khảo sát những yếu tố tạo ra thay đổi trong xu hướng đọc và văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số

Bảng 2.6 Mức độ cần thiết của việc thúc đẩy văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN trong thời kỳ chuyển đổi số

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Văn hóa đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội nhân loại nói chung

và ở Việt Nam nói riêng Việc đọc không chỉ là một hình thức giải trí hay thư giãn

mà còn là một phần quan trọng của việc tiếp cận tri thức và phát triển tư duy sáng tạo của con người Ở Việt Nam, việc thúc đẩy văn hóa đọc không những vừa giúp duy trì và bảo tồn những truyền thống văn hóa từ thế hệ cha ông mà còn vừa là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nền tảng cho sự phát triển văn hóa và giáo dục Văn hóa đọc đang nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước, các cơ quan tổ chức và xã hội, có các điều kiện thuận lợi được tạo ra để duy trì và phát triển, nhằm nâng cao trình độ tri thức của người dân và xây dựng một xã hội văn minh Một biểu hiện rõ ràng của sự quan tâm này là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành "Quyết định 1862/QĐ-TTg", xác định ngày 21/04 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, nhấn mạnh sự quan trọng của việc đọc và văn hóa đọc trong phát triển của đất nước [2]

Đối với thế hệ các sinh viên trẻ Việt Nam - đọc là một hình thức học tập chủ đạo tại giảng đường đại học, đồng thời là hoạt động cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu học thuật Theo Waliha & Sinha, việc đọc đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp, khả năng diễn giải từ ngữ, khả năng đọc lướt để tìm hiểu kiến thức

và đọc chuyên sâu sau đó Vì vậy thói quen đọc sách có ý nghĩa vô cùng to lớn với sinh viên [14] Tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, điển hình ở khu vực thành phố Hà Nội, hầu hết các trường đại học đều đã trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng vô vàn đầu sách, tài liệu để đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên Điều này cũng cho thấy sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ các cơ sở giáo dục trong quá trình hình thành và nâng cao nhận thức về văn hóa đọc cho sinh viên

Và trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã dần thay đổi thế giới, rất nhiều nước đã chuyển bước sang thời kỳ chuyển đổi số Cụ thể, “Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017 Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018.” [4] Khi Internet và số hóa

Trang 11

ngày càng trở nên phổ biến, điều này đồng nghĩa với việc đã và đang có những yếu

tố tác động đến cũng như thay đổi văn hóa đọc ở sinh viên Việt Nam Theo kết quả điều tra “Thực trạng đọc sách văn học”: “Với người đọc là giới trẻ (sinh viên), thời điểm dành cho việc đọc sách thường là đêm chiếm tỷ lệ 52,7% còn các thời điểm khác như sáng, trưa, chiều thì tỷ lệ đọc rất ít.” [5]

Điều này cũng xảy ra tại trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN Chúng tôi nhận thấy số lượng các bạn sinh viên có khả năng hòa nhập trong thời kỳ chuyển đổi số

là khá lớn - đặc biệt ở nhóm sinh viên K68 các ngành Xã hội học và Lưu trữ học Tuy nhiên, thực trạng về văn hóa đọc của nhóm sinh viên này trong xu hướng mới cũng như những tác động làm thay đổi thói quen đọc của nhóm sinh viên này lại

là một vấn đề đáng lưu tâm khi đang có xu hướng bị mai một Vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích thực trạng văn hóa đọc của nhóm sinh viên nói trên và đưa ra một

số kiến nghị nhằm cải thiện và thúc đẩy văn hóa đọc ở họ là vô cùng cần thiết Xuất phát từ những thông tin thực tế trên, để có thể có một góc nhìn khách quan và mang lại những đề xuất đóng góp thúc đẩy văn hóa đọc của nhóm sinh viên KK68 các ngành Xã hội học và Lưu trữ học ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, chúng tôi lựa chọn đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN trong thời kỳ chuyển đổi số” làm đề tài tiểu luận giữa giữa kỳ của học phần Nhập môn năng lực thông tin

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Chủ đề về thực trạng “VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ” đã và đang được quan tâm, chú ý nghiên cứu sôi nổi trong và ngoài nước đặc biệt là trong môi trường thời đại công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay Đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này, cụ thể là:

2.1 Những nghiên cứu về nhận thức:

Tại nước ngoài, có nghiên cứu “Students' Perception of Using the Internet to Develop Reading Habits” (Góc nhìn của học sinh, sinh viên trong việc sử dụng Internet nhằm phát triển thói quen đọc sách) được thực hiện bởi Arny Bana năm

2020, đã thực hiện khảo sát trên 43 sinh viên của Khoa Sư phạm Tiếng Anh của

Trang 12

trường Đại học Kitô giáo Indonesia Jakarta “Kết quả chỉ ra 43% số sinh viên có cái nhìn tích cực rằng mạng Internet góp phần thúc đẩy thói quen đọc ở họ Tuy nhiên, phần lớn nhóm sinh viên này cũng cho rằng việc đọc chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin cho bài tập của họ, và Internent là nguồn cung cấp thông tin chính Một phần năm trong số đó cũng vẫn ưa chuộng việc sử dụng tài liệu giấy hơn, từ đó dẫn đến kết luận không phải toàn bộ Gen Z đều bỏ quên tài liệu in truyền thống.” [13] Trong nước, dưới bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế tại Việt Nam, chúng ta

đã tham gia vào quá trình hội nhập với thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực văn hóa Mặc dù văn hóa đọc được xem là một phần quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa ở Việt Nam, nhưng đến nay, việc quan tâm và xây dựng văn hóa đọc vẫn chưa được đồng nhất và hệ thống Điều này đã được Giáo sư Chu Hảo khẳng định trong một bài viết có tựa đề "Người Việt Nam chưa có văn hóa đọc" [5] Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa về “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh” của Trương Huyền Anh (2017) cho thấy nhận thức của sinh viên trong trường về vấn đề phát triển văn hóa đọc có sự tiến bộ đáng

kể Do đó, văn hoá đọc của sinh viên đã trải qua nhiều thay đổi, trở nên phong phú

ở nhiều khía cạnh Ngoài ra, nhiều sinh viên đã bước đầu xác định được mục đích đọc bên cạnh việc học tập, ví dụ như giải trí và cập nhật thông tin Có một số biết lập kế hoạch đọc sách, tuy nhiên số lượng này là rất ít [1]

2.2 Những nghiên cứu về xu hướng đọc:

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, các nghiên cứu về nhu cầu và sở thích mua sắm trực tuyến của sinh viên cũng như yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đọc sách của họ đã trở thành một chủ đề nghiên cứu quan trọng Trong số các nghiên cứu đáng chú ý có "How to read reality in the Internet world" của Kevin Nance và Johnson King Trên thực tế, theo cuộc điều tra của NEA (Quỹ Nghệ thuật Quốc gia Mỹ), tình trạng đọc đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng ở một số quốc gia phương Tây, đặc biệt là với giới trẻ Theo cuộc điều tra này, hứng thú dành cho việc đọc của giới trẻ ở Mỹ ngày càng suy giảm và thời gian họ dành cho việc đọc cũng không còn nhiều như trước Đáng chú ý là thanh thiếu niên Mỹ trong độ tuổi từ 15 – 24 có thể xem ti vi 2 tiếng/ ngày, trong khi chỉ bỏ ra 7 phút để đọc sách [5]

Trang 13

Nghiên cứu “Reading Habits Among Students in the Digital Era: Changes of Trends and Behaviours” (Thói quen đọc sách của học sinh, sinh viên trong thời đại số: Những thay đổi về xu hướng và hành vi) của Dayang Azimah Abang Yusof cho thấy sinh viên có xu hướng ưa chuộng các phương tiện đọc điện tử hơn sách giấy hay sách in truyền thống Tác giả nhận định rằng kết quả này là không nằm ngoài

dự đoán bởi hiện nay, sinh viên rất phụ thuộc vào điện thoại của mình, và việc họ tận dụng công nghệ trong thời kỳ chuyển đổi số đã thay đổi hành vi đọc sách của

họ [14]

Ở Việt Nam, theo bài báo nghiên cứu “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ĐHQG Hà Nội” do ThS Nguyễn Chí Trung viết năm 2020, một số ưu điểm về văn hóa đọc trong thời kỳ số hóa của sinh viên ĐHQGHN được chỉ ra rằng: sinh viên

có nhu cầu đọc cao đối với các tài liệu chuyên ngành, cũng như có khả năng sử dụng các nguồn tra cứu đa dạng, hiện đại Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra nhận xét

về lượng thời gian sinh viên dành cho việc đọc còn hạn chế hoặc tùy hứng mà không có kế hoạch đọc cụ thể [11]

Những công trình nghiên cứu trên đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề xoay quanh văn hóa đọc ở sinh viên trong thời đại số hóa Đồng thời các cuốn sách/đề tài này cũng cung cấp cho chúng tôi những kiến thức căn bản, giá trị cốt lõi để phục vụ cho việc nghiên cứu về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên K68

Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN

Dưới sự tìm hiểu và thu thập tài liệu từ trong nước và quốc tế, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu đề cập đến vấn đề văn hóa đọc ở quy mô lớn hơn, hoặc không tập trung vào đề tài này ở nhóm sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi không chỉ mang tính mới mà đồng thời còn kế thứa và phát triển từ các công trình trước đây

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 14

Để thực hiện đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời kỳ chuyển đổi số”, nhóm chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Khảo sát thực tế về nhận thức, hiểu biết của sinh viên K68 Xã hội

học và Lưu trữ học về một số hình thức, loại hình đọc hiện nay

Thứ hai: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên K68

Xã hội học và Lưu trữ học trong thời kỳ chuyển đổi số

Thứ ba: Đánh giá về văn hóa đọc và thói quen đọc của sinh viên K68 Xã hội

học và Lưu trữ học trong thời kỳ chuyển đổi số

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trong thời kỳ chuyển đổi số tại trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:

5.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:

Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường

ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN đang có chiều hướng như thế nào trong thời kì

chuyển đổi số hiện nay?

5.1 Giả thuyết nghiên cứu:

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN đang trải qua nhiều biến đổi sâu sắc, cụ thể là linh hoạt giữa việc đọc sách, tài liệu in giấy truyền thống và đọc sách, tài liệu đã được số hóa Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ra vấn đề mà

Trang 15

chuyển đổi số có thể gây ra đối với văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, đó là xuất hiện xu hướng mất đi

sự quan tâm với việc đọc và thay vào đó, họ dành nhiều thời gian cho việc tiêu thụ các thông tin ngắn, nhanh gọn hơn hoặc các hoạt động khác

6 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài nghiên cứu về “Văn hóa đọc của sinh viên K68 Xã hội học

và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN trong thời kỳ chuyển đổi số”, nhóm chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (thư mục): Chúng tôi tìm kiếm thông tin từ các nguồn thứ cấp liên quan đến đề tài để có góc nhìn tổng quan trước, từ đó đi vào tổng hợp và phân tích vấn đề

- Phương pháp nghiên cứu điều tra: Đây là phương pháp nhằm thu thập dữ liệu từ các cá nhân (cụ thể là các sinh viên thuộc 2 lớp K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN) nhằm tìm hiểu và mô tả lại ý kiến, quan điểm của họ về đề tài Dựa vào đó, chúng tôi có thể đưa ra đánh giá khách quan về thực trạng văn hóa đọc ở nhóm sinh viên này trong thời kỳ chuyển đổi số Chúng tôi đã tiến hành lập bảng hỏi và khảo sát trên mẫu 100 sinh viên kể trên

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC VÀ LƯU TRỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI -

ĐHQGHN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.1 Khái niệm văn hóa đọc:

Phát triển văn hóa đọc là nghiệm vụ rất quan trọng đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay, khi mà thế giới ngày càng phát triển “Văn hóa đọc vốn là một thuật ngữ bao hàm việc đọc sách gắn với những chuẩn mực văn hóa Văn hóa đọc gắn liền với việc học tập, giải trí có mục đích lành mạnh và tích cực Hành vi đọc sách trước hết vì mục đích phát triển cá nhân song khi trở thành phổ biến thì còn vì sự phát triển của toàn xã hội’’ Văn hóa đọc không phải là một khái niệm trừu tượng, nó còn mang những ý nghĩa định tính, định lượng Về định lượng, đó là thái độ đọc, văn hóa đọc, hành vi, môi trường,…Các thành tố trong cấu trúc này thể hiện những yếu tố tác động tới sự hình thành văn hóa đọc Về định tính, đó là giá trị của văn hóa đọc, từ đó hình thành nên văn hóa ứng sử của mỗi người đối với cộng đồng, là những tác động, ảnh hưởng tích cực giúp hình thành thói quen đọc sách từ đó tạo nên một lối sống tích cực [10]

1.1.2 Khái niệm chuyển đổi số:

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một khái niệm mà cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về nó

Theo Gartner - công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, chuyển đổi số là “Việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới" Còn Microsoft thì cho rằng

“Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức lĩnh vực của chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới” [12]

Tại Việt Nam, có một định nghĩa về chuyển đổi số như sau : “Chuyển đổi số là

sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh

nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng

Trang 17

như tăng tốc các hoạt động kinh doanh Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.” [12]

1.1.2.1 Chuyển đổi số ở Việt Nam:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020, phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với ba trụ cột chính gồm: xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số

và xã hội số

Mục tiêu đề ra đến năm 2025, đối với kinh tế số phải chiếm 20% trong tổng số GDP, năng suất lao động tăng 7%, các ngành, lĩnh vực tối thiểu 10%, đứng top 50 quốc gia đạt chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, an toàn thông tin mạng; xã hội số đạt mục tiêu mỗi người dân có điện thoại thông minh, cáp quang đến 100% xã, phường, tối thiểu 50% người dân có tài khoản thanh toán ngân hàng, Internet Có thể thấy, trước xu hướng phát triển nhanh chuyển đổi số và kinh tế số trên thế giới, Việt Nam đã có những bước đi phù hợp, mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực trong xã hội, kinh tế và văn hoá [3]

1.1.2.2 Chuyển đổi số dưới góc nhìn văn hoá đọc:

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, cần thiết mà mỗi quốc gia phải thực hiện trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển hiện nay Văn hóa là vấn đề nền tảng, cốt lõi, không thể đi chậm và đi sau các lĩnh vực khác Văn hóa đọc lại càng phải đi đầu bởi

nó đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu

"Đứng trước thách thức của thời đại, rõ ràng quan niệm về sách và văn hóa đọc cần thiết phải có những thay đổi để phù hợp hơn với thời đại Phải nhìn nhận rằng,

dù văn hóa đọc truyền thống có bị lấn át bởi sự phát triển của công nghệ nhưng nó cũng đang trở thành chìa khóa mở ra giai đoạn phát triển mới cho văn hóa đọc.” [9] Cho nên hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cho đến cá nhân đang tích cực tham gia vào việc phát triển văn hóa đọc dựa vào ứng dụng công nghệ Điều này thể hiện rất

rõ thông qua việc phát triển hiệu quả mô hình thư viện số tại trường đại học cũng như nhiều đơn vị khác Mặc khác, các tác giả, nhà xuất bản, công ty phát hành

Trang 18

sách cũng sử dụng trang mạng xã hội như một kênh thông tin, truyền thông nhằm quảng bá, giới thiệu sách đến độc giả

1.1.3 Văn hóa đọc ở sinh viên:

Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc đọc đã trở lên dễ dàng tiếp cận dưới nhiều hình thức hơn Chính vì vậy mà sinh viên có rất nhiều các thông tin để phụ vụ cho việc học cũng như là cuộc sống Đối với sinh viên việc phát triển văn hóa đọc có tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng nhất định Việc đọc giúp sinh viên tiếp xúc với kiến thức trên sách, báo, tài liệu từ đó có thể nắm vững những kiến thức chuyên môn và trau dồi thêm kỹ năng nghề nghiệp Ngoài ra văn hóa đọc giúp cho sinh viên hình thành những phẩm chất tốt, lối sống lành mạnh Nếu sinh viên không có văn hóa đọc thì sẽ gặp phải sự những hạn chế như thiếu hiểu biết, nắm bắt thông tin từ đó làm hạn chế đi tư duy và khả năng tự giải quyết vấn đề của sinh viên từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc học tập và thông tin chuyên môn Từ đó ta có thể thấy rằng việc hình thành văn hóa đọc rất quan trọng đối với mọi lứa tuổi đặc biệt với sinh viên, văn hóa đọc có thể giúp ích rất nhiều không chỉ với việc học hiện tại mà còn về tương lai sau này bởi nó chính là chìa khóa để giúp chúng ta phát triển bản thân một cách toàn diện

1.2 Các hình thức và loại hình đọc trong thời kì chuyển đổi số:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số, các loại hình đọc sách đã trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết, tùy theo nhu cầu và sở thích của từng người Có thể chia thành hai phương thức đọc sách chủ yếu như sau:

- Phương thức đọc truyền thống - là loại hình đã được sử dụng một thời gian dài trước khi có sự phát triển của công nghệ số Một số loại hình có thể kể đến như:

• Sách in: Sách in là hình thức phổ biến nhất của sách truyền thống Đây là sách được in ra trên giấy và có nhiều loại kích thước, hình dáng và bìa khác nhau

• Tạp chí: Là các tài liệu phát hành định kỳ chứa nhiều bài viết về các chủ đề khác nhau Chúng thường có định dạng tương tự như sách, nhưng có kích thước nhỏ hơn và thường được phát hành hàng tháng hoặc hàng tuần

• Báo: Là các tài liệu thông tin phát hành định kỳ chứa tin tức và bài viết ngắn

về các sự kiện mới nhất

Trang 19

Những hình thức đọc sách truyền thống này vẫn được sử dụng rộng rãi và có giá trị quan trọng trong việc tiếp cận kiến thức và thông tin cho người đọc

Phương thức đọc hiện đại - ra đời gắn liền với sự phát triển của thời đại công nghệ số Tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng kiếm được cảm tình của đa số cá nhân Các loại hình có thể kể tới :

• Sách điện tử (ebook) : Ebook là sách điện tử có thể được đọc trên các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, đầu đọc sách điện tử và điện thoại di động

• Sách nói (Audiobook): Là phiên bản sách được đọc bởi người đọc chuyên nghiệp và ghi âm dưới dạng file âm thanh Người đọc có thể nghe audiobook trên các thiết bị di động hoặc máy tính bảng thông qua các ứng dụng

Ngoài ra, người đọc còn có thể đọc có thể đọc sách, báo, và tạp chí trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng thông qua các ứng dụng và trình duyệt web Người đọc còn có thể tiếp cận các bài viết và nội dung từ các blog cá nhân và trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram và có thể truy cập vào các trang web chứa nội dung văn học và học thuật miễn phí hoặc

có phí như Project Gutenberg, Google Scholar và ResearchGate để đọc sách và tài liệu trực tuyến

Trang 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Văn hóa đọc là một hoạt động nhằm tiếp thu những tri thức, có ý nghĩa rất lớn

đó với sinh viên Đặc biệt việc phát triển văn hóa đọc là một việc rất cần thiết và ý nghĩa để giúp sinh viên có thể tiếp thu thêm những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp, từ đó hình thành nên những thói quen tích cực trong cuộc sống Trong chương 1 chúng tôi đã tìm hiểu và và làm rõ vấn đề đề sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến văn hóa đọc của sinh viên trong thời kì chuyển đổi số

- Phân tích ý nghĩa của văn hóa đọc đối với sinh viên

- Phân tích đa dạng phong phú các hình thức đọc, loại hình đọc của sinh viên trong thời kì hiện nay

- Đưa ra các số liệu, phân tích về các loại, hình thức đọc của sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học

Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố trên là tiền đề quan trọng để chúng tôi đánh giá và làm rõ thực trạng xây dựng văn hóa đọc của sinh viên K68

Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXHVNV - ĐHQGHN, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp giúp cho sinh viên phát triển và xây dựng văn hóa đọc cho bản thân tại chương 2 và chương 3 tiếp theo

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN K68 XÃ HỘI HỌC VÀ LƯU TRỮ HỌC TRƯỜNG ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN TRONG

THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.1 Đối tượng khảo sát:

Chúng tôi tiến hành khảo sát đối tượng sau:

- Sinh viên đang học tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN K68 Xã hội học và Lưu trữ học không phân biệt giới tính, tôn giáo, quê quán

- Tổng số sinh viên tham gia khảo sát gồm có: 86 sinh viên đến từ K68 Xã hội học

và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN

2.2 Kết quả khảo sát:

2.2.1 Nhận thức và tần suất dành thời gian cho hoạt động đọc:

Đặt trong bối cảnh số hóa hiện nay, thông tin và kiến thức ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có nhiều nguồn để tiếp cận Đối với các bạn sinh viên, việc có hiểu biết và sử dụng những công cụ, phương tiện đọc là vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp cận thông tin và thế giới ngoài kia Để tìm hiểu về các công cụ và phương tiện đọc mà sinh viên K68 Xã hội học và Lưu trữ học trường

ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN biết đến hiện nay, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi về vấn

đề này và thu thập được kết quả thông qua khảo sát bảng hỏi như sau:

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về những công cụ, phương tiện đọc mà sinh viên K68

Xã hội học và Lưu trữ học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN biết đến hiện nay

(Đơn vị: %)

Ngày đăng: 28/10/2024, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w