1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng phát triển nhà Ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp và các cơ chế chính sách của nhà nước về việc phát triển nhà Ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp Ở việt nam

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp và các cơ chế chính sách của nhà nước về việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,67 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (9)
    • 1.1. Khái quát về các khu công nghiệp (9)
    • 1.2. Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp - Khái niệm và phân loại (17)
      • 1.2.1. Khái niệm chung về nhà ở (17)
      • 1.2.2. Các loại hình nhà ở của công nhân tại các khu công nghiệp (20)
    • 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở xã hội (22)
      • 1.3.1. Một số giải pháp của Hàn Quốc (23)
      • 1.3.2. Một số giải pháp của Pháp (23)
      • 1.3.3. Tại Singapore (24)
      • 1.3.4 Tại Thụy Điển (25)
    • 1.4. Một số kết luận rút ra cho Việt Nam (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM (28)
    • 2.1. Những vấn đề nảy sinh khi nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp không được giải quyết (28)
    • 2.2. Tình hình nhà ở xã hội của công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam (30)
      • 2.2.1. Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua tạo sự thu hút mạnh về lao động và kích thích sự tăng cầu về nhà ở (31)
      • 2.2.2. Cung về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (33)
      • 2.3.1 Các cơ chế chính sách của nhà nước còn chưa đồng bộ và chưa đầy đủ (38)
      • 2.3.2. Sự quan tâm của các địa phương tới vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam còn chưa đúng mức (39)
      • 2.3.3. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập (39)
      • 2.3.4 Cơ sở hạ tầng yếu kém (40)
      • 2.3.5 Nguồn vốn và quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam còn thiếu thốn (40)
    • 2.4. Những cơ chế chính sách của nhà nước ta về việc phát triển nhà ở xã hội (41)
      • 2.4.1. Các cơ chế chính sách đã được áp dụng (42)
      • 2.4.2. Những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại (46)
      • 2.4.3. Những kết luận rút ra từ việc xây dựng cơ chế chính sách (47)
  • CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (48)
    • 3.1. Một số nhận định về việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian tới.44 1. Xu hướng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới (48)
      • 3.1.2. Quan điểm định hướng giải quyết nhà ở xã hội cho công nhân trong các (50)
    • 3.2. Kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp tại Việt Nam (55)
      • 3.2.1. Về phía các chủ doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở (55)
      • 3.2.2. Về phía Nhà nước (56)
    • 3.3. Những điều kiện để đảm bảo các giải pháp được thực hiện (58)
  • KẾT LUẬN (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (62)

Nội dung

Một số kết luận rút ra cho Việt Nam...21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở

TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Khái quát về các khu công nghiệp

a) Hiện nay ở miền Bắc nước ta có khoảng 50 khu công nghiệp nằm ở 9 tỉnh thành (gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam) Các khu công nghiệp này đã và đang ở 3 giai đoạn phát triển: (1) đã hình thành (đang hoạt động), (2) đang xây dựng và (3) đã có kế hoạch đầu tư

Hình 1: Vị trí các khu công nghiệp ở miền Bắc

Bảng 1: Danh sách các KCN đang hoạt động, đang xây dựng và đã có kế hoạch ở miền Bắc b) Tại miền Nam Việt Nam, hiện nay cụ thể số khu công nghiệp là 50 khu ở 4 tỉnh thành (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai) Các khu công nghiệp này đã và đang ở 3 giai đoạn phát triển: (1) đã hình thành (đang hoạt động), (2) đang xây dựng và (3) đã quy hoạch

Hình 2: Vị trí các khu công nghiệp ở miền Nam

Bảng 2: Danh sách các khu công nghiệp đã hình thành, đang xây dựng hoặc đã có kế hoạch ở miền Nam c) Vị trí các khu công nghiệp ở Đà Nẵng được thể hiện ở Hình 3 Riêng khu công nghiệp cao Đà Nẵng đang trong quá trình xây dựng nằm ngoài 7 khu công nghiệp Việc mở rộng các khu công nghiệp như Liên Chiểu hay Hòa Khánh đã bắt đầu khởi công trong khi một số phần vẫn đang trong giai đoạn xây dựng.

Hình 3: Vị trí các khu công nghiệp tại miền Trung

Bảng 3: Danh sách các Khu công nghiệp đã hình thành, đang xây dựng hoặc đã quy hoạch tại Thành phố Đà Nẵng

Bảng 4: Số lượng công nhân lao động trong các doanh nghiệp giai đoạn

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản

Thương mại và dịch vụ 3,71 3,84 4,14 4,67 4,95

(Nguồn: Số liệu năm 2013 – 2016: Vụ thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê)

Tính đến năm 2016 các khu công nghiệp của nước ta đã thu hút 86 vạn lao động trực tiếp làm việc trong các khu công nghiệp và trên một triệu lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho khu công nghiệp tại các cơ sở kinh doanh ngoài khu công nghiệp Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các khu công nghiệp trên một đơn vị diện tích hiện nay là 90 - 100 người/ha Tỷ lệ này còn cao hơn nữa tại các khu công nghiệp tập trung những ngành nghề như sản xuất giầy dép, lắp ráp điện tử, dệt may,… Như vậy với những khu công nghiệp có quy mô bình quân là

100 - 150 ha thì sẽ có khả năng thu hút từ 10.000 - 15.000 người lao động Với những khu công nghiệp có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha ví dụ như khu công nghiệp Nhơn Trạch (Ðồng Nai) nếu lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây sẽ đạt mức 300.000 người và tạo nên một đô thị công nghiệp mới.

Các khu công nghiệp phân bổ ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước tuy nhiên nó tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm của cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 25.900 ha, 110 khu công nghiệp này chiếm gần 80% tổng diện tích các khu công nghiệp trên cả nước Tại thời điểm cuối tháng 10/2017, các khu công nghiệp trên toàn quốc đã cho thuê được trên 11.177 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các khu công nghiệp là 54,1%, riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thì cho thuê được trên 9.928 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là trên 71,1%.

Theo thống kê tại các địa phương gửi Bộ Xây dựng báo cáo và ước tính từ các nguồn thông tin khác, cho tới hiện nay có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc tại các khu kinh tế và khu công nghiệp trên cả nước Trong số những lao động này có khoảng trên 700.000 người là lao động tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài và có nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian làm việv tại các khu công nghiệp Trong các khu nhà tập trung (từ các doanh nghiệp xây dựng hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, chỗ sinh hoạt cho khoảng 7-10% số công nhân có nhu cầu về nhà ở và đang làm việc tại đây Trên 90% người lao động còn lại phải tự thu xếp phòng trọ, chỗ ở rải rác trong các khu công nghiệp gần nơi họ làm việc hay các khu dân cư gần đó Ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp thì trên cả nước đã thu hút được 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư lên tới 25,3 tỷ USD và thu hút gần 2.800 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là xấp xỉ 137 nghìn tỷ đồng (chưa kể đến các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư lên tới 976 triệu USD và 43 nghìn tỷ đồng).

Việc phát triển các khu công nghiệp đã và đang góp phần quan trọng giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư Trong thời gian tới, sự phát triển của các dự án hoạt động trong các khu công nghiệp sẽ kéo theo lực lượng lao động trong các khu công nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ Tính đến tháng 6/2017, các khu công nghiệp trên toàn quốc đã thu hút được khoảng 1 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và đạt gần 40% Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển khu công nghiệp tập trung nhiều nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh với khoảng trên 210 nghìn công nhân làm việc tại hơn 100 xí nghiệp trong 14 khu công nghiệp Trong số này có khoảng 60 - 70% người lao động là công nhân từ các địa phương khác đến làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và đại đa số những người này đều có nhu cầu về nhà trọ Trong khi đó toàn thành phố chỉ có 4/14 khu công nghiệp là có xây nhà lưu trú cho người lao động, số còn lại đều không có hoặc là người lao động phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu.

Năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng nhà lưu trú tại 5 khu là: Vĩnh Lộc, Long Thới, Tân Thới Hiệp, Linh Trung II, Tân Thuận với tổng quy mô đáp ứng được gần 7000 chỗ ở cho công nhân Ðến tháng 3/2017 thành phố tiến hành sửa chữa 2 khu nhà ở tại khu công nghiệp Linh Trung để đưa người lao động vào ở Ngoài ra thành phố cũng quyết tâm bổ sung quy hoạch bên ngoài khu công nghiệp, tích cực xây dựng được 8000 - 10.000 chỗ ở cho công nhân trong năm 2018.

Riêng tại Hà Nội, quá trình thu hút đầu tư và mở rộng phát triển vào các khu công nghiệp đã tạo nên sức hút mạnh mẽ về lao động, bao gồm đội ngũ các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đội ngũ công nhân, nhân viên nghiệp vụ trong đó 90% là kỹ thuật viên và công nhân Trong số những người lao động đang làm việc tại Hà Nội có cả người Việt Nam và người nước ngoài nhưng chủ yếu là kỹ thuật viên và cán bộ quản lý cao cấp.

Hiện nay, công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều có đặc điểm là đa số là lao động nữ tuổi đời còn trẻ và lao động di cư chiếm tỷ lệ khá cao Công nhân ở độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm 90% tổng số công nhân trong các khu công nghiệp Công nhân nữ chiếm 60% (phù hợp với ngành thủy sản, dệt may, da giầy…); công nhân từ địa phương khác đến làm việc chiếm 65%.

Tại Đà Nẵng thu hút khoảng 40 nghìn công nhân tại 7 khu công nghiệp trên tổng diện tích đất khoảng 1500 ha Trong số đó có khoảng 60% là lao động ngoại tỉnh cần chỗ trọ Riêng quận Liên Chiều, dân số hiện tại khoảng 91 nghìn người, trong khi đó số lao động ngoại tỉnh đã chiếm khoảng 30 nghìn người Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có chương trình, dự án về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp này.

Quảng Nam với 5 khu công nghiệp thu hút khoảng 18 nghìn công nhân lao động Riêng tại khu công nghiệp Ðiện Nam – Ðiện Ngọc (huyện Ðiện Bàn) có khoảng 15 nghìn lao động, tuy nhiên số nhà ở cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 5%, còn lại 95% số người lao động đều phải tự tìm chỗ ở Hầu hết số công nhân lao động này đang phải thuê ở những nhà trọ mà số lượng và chất lượng của chúng đa phần còn rất thấp.

Tại tỉnh Bình Dương có 21 khu công nghiệp chiếm 5300 ha diện tích với khoảng 149 nghìn người lao động tuy nhiên mới chỉ có rất ít khu nhà chính thức dành cho công nhân lao động Ở đây mới chỉ có Công ty Giày Thái Bình là có khoảng 1000 chỗ ở cho người lao động và Mỹ Phước thì có khoảng 900 - 1000 chỗ, còn lại hầu hết đều chung tình trạng thiếu chỗ ở như các khu công nghiệp trên cả nước.

Tại thị trấn Bến Lức (Long An), dân số trên địa bàn của thị trấn khoảng hơn

18 nghìn người, riêng nhà máy Chin Lou đóng tại địa bàn thị trấn đã có khoảng 25 nghìn công nhân làm việc Trong số đó có khoảng 10 nghìn người đang thuê nhà trên đất thị trấn Trong tổng số những người lao động thuê nhà này chỉ có vài nghìn người là có khả năng thuê được những nhà trọ xây dựng tương đối cơ bản của các doanh nghiệp xây dựng để cho thuê như khu nhà trọ Kim Tỷ hay khu nhà trọ Dung Quý Số công nhân lao động còn lại phải thuê trọ ở những khu nhà trọ cơi nới, tạm bợ, mang tính tận dụng.

Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp - Khái niệm và phân loại

1.2.1 Khái niệm chung về nhà ở

Mỗi quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng đều có sự giống nhau, đặc biệt đối với những nước có nền công nghiệp đang phát triển đều có sự phân tầng xã hội trong cộng đồng dân cư Điều này thể hiện ở chỗ, trong xã hội của nó bao giờ cũng bao gồm những hộ gia đình có mức sinh hoạt, mức sống, mức thu nhập hoàn toàn khác nhau Ðó là những người có thu nhập rất cao; những người có thu nhập cao; những người có thu nhập trung bình; những người có thu nhập thấp; và những người có thu nhập rất thấp.

Với những người thuộc nhóm có thu nhập cao, rất cao hay trung bình thì với họ vấn đề nhà ở không có gì là khó khăn, nhưng với những người có thu nhập thấp và rất thấp thì khác, họ hầu hết là gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tạo lập nhà ở.

Trong những chương trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới thì chương trình về nhà ở cho các thành phần dân cư trong xã hội cũng luôn được quan tâm nhiều nhất Chương trình này bao gồm tất cả các thành phần dân cư, đối tượng xã hội là nhà cho người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống do thiên tai, bệnh tật, nhà cho người lao động tại các khu sản xuất, khu công nghiệp … Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn và tùy theo đặc điểm, tình hình thực tế của mỗi quốc gia mà có chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho các đối tượng nêu trên là khác nhau Từ việc đầu tư bằng ngân sách nhà nước đến việc khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho các đối tượng này thuê, tạm thời cư trú hoặc thuê mua.

Nhà ở xã hội cho đối tượng công nhân tại Việt Nam được hình thành muộn so với thế giới, chưa có mô hình và giải pháp quản lý sử dụng cụ thể, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đúng mức Tuy nhiên việc xây dựng phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng này trong thời gian qua cũng góp phần cải thiện nhanh nơi ở và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần tăng và đa dạng hóa quỹ nhà ở và bình ổn thị trường bất động sản, huy động được các nguồn lực tham gia xây dựng nhà ở cho nhóm đối tượng nàỵ, tạo dựng được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Ngay từ những năm 1960 - 1970, dù nhà nước đã có chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, trong đó tập trung việc phát triển các nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho cán bộ công nhân viên chức thuê với mức giá rẻ, chính sách bao cấp nhà ở này vẫn chưa được định danh chính thức Trong trong thời gian đầu áp dụng “Chính sách Đổi mới sau năm 1986”, do một số khó khăn về tài chính cũng như những thay đổi căn bản về quan điểm phát triển, nhà ở được đầu tư bằng ngân sách của Nhà nước không còn được chú trọng, thay vào đó các cấp chính quyền đưa ra các chính sách khuyến khích việc tự xây nhà của người dân và sự tham gia của kinh tế tư nhân tới việc phát triển nhà ở thông qua việc thừa nhận sở hữu nhà tư nhân và quyền trao đổi, mua bán nhà ở thể hiện trong “Pháp lệnh nhà ở năm 1991” và việc thay đổi căn bản về chế độ sở hữu đất đai thể hiện trong “Luật Đất đai năm 1993” cũng như những “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này năm 1998 và 2001” Tuy nhiên cũng vẫn phải khẳng định rằng trong thập niên

1990 cho đến giữa những năm của thập niên 2000, Nhà nước vẫn muốn giữ vai trò chủ đạo như là người xây dựng và cung cấp nhà ở cho những đối tượng ưu tiên của mình và muốn hướng các thành phần kinh tế khác tham gia vào phân khúc nhà ở này Đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21, đã xuất hiện những thay đổi căn bản về việc khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau vào việc xây dựng các dự án nhà ở

Văn bản đầu tiên có đề cập đến việc ưu đãi về nhà ở “Nghị định 71/2001/NĐ-

CP” của Chính phủ về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê cho thấy đầu những năm 2000, khái niệm nhà ở được ưu đãi, một khái niệm rất gần với nhà ở xã hội, tại các khu vực đô thị bao gồm tất cả các loại hình nhà chung cư cao tầng (từ 5 tầng trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và 3 tầng trở lên với các địa phương khác). Nghị định quy định rất rõ ràng các căn hộ thuộc chung cư cao tầng phải được ưu tiên bán và cho thuê đối với những các đối tượng như cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao và đối tượng sinh viên Quan điểm nhà ở được ưu đãi phải là chung cư vẫn sẽ còn ảnh hưởng và thậm chí được đưa vào “Luật Nhà ở 2005” sau này.

Ngoài ra, khi nhìn vào một văn bản địa phương ban hành cùng năm với

“Nghị định 71/2001/NĐ-CP” nêu trên (nhưng trước vài tháng) là “Quyết định 123/2001/QĐ-UB” của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ta có thể thấy quy định về Quỹ nhà ở thành phố, là khái niệm khá gần với khái niệm quỹ nhà ở xã hội sau này, trong đó quy định rằng đối với dự án kinh doanh hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tư phải giành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở thành phố Phần diện tích còn lại thì chủ đầu tư được phép kinh doanh nhưng phải giành 50% để bán cho các cơ quan có nhu cầu về nhà ở theo giá quy định và chỉ 50% được phép bán theo giá thị trường

Văn bản đầu tiên xuất hiện cụm từ Nhà ở xã hội là “Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia” được ban hành theo “Quyết định 76/2004/QĐ-TTg” trong đó có đưa ra định nghĩa về Quỹ nhà ở xã hội như là “quỹ nhà ở do nhà nước hỗ trợ chính sách đầu tư xây dựng nhằm bán trả dần, cho thuê – mua và cho thuê đối với các đối tượng thuộc diện chính sách có khó khăn trong việc cải thiện chỗ ở” Ở đây, khái niệm nhà ở xã hội đã xuất hiện một cách gián tiếp qua một khái niệm khác về quỹ nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước, và có vẻ như là sự thừa kế của quan điểm Quỹ nhà ở trong các văn bản trước đó.

Chỉ sau đó một năm, khái niệm Nhà ở xã hội đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong văn bản pháp luật là “Luật Nhà ở 2005” với định nghĩa Nhà ở xã hội là

“Nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng để cho các đối tượng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này thuê hoặc thuê mua” Như vậy, khái niệm nhà ở xã hội đã được luật hóa trong văn bản luật có hiệu lực cao nhất, trong các các văn bản dưới luật tiếp theo cho đến nay đều sử dụng định nghĩa gián tiếp về như trên coi nhà ở xã hội như một loại hình nhà ở được xây dựng dành cho các nhóm yếu thế trong xã hội Những thay đổi trong các văn bản dưới luật về sau này đều chỉ nhằm cụ thể hóa hơn những nhóm đối tượng được và các điều kiện để tiếp cận phân khúc nhà ở này như sẽ giới thiệu sau đây, chứ không thay đổi về quan niệm chính thức này.

Cho đến nay quan điểm chính thức này về Nhà ở xã hội chưa được thay đổi, tuy nhiên Theo “Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014” thì Nhà ở xã hội sẽ có được được định nghĩa rõ ràng và trực tiếp hơn: “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này”.

1.2.2 Các loại hình nhà ở của công nhân tại các khu công nghiệp

Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay có nhiều hình thức và rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thành ba loại chính như sau:

- Nhà ở do nhà nước xây dựng.

- Nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng.

- Nhà ở do các hộ dân xây dựng.

Thứ nhất là loại nhà ở do nhà nước xây dựng, đây là loại hình nhà ở có chất lượng cao nhất trong tất cả các loại hình nhà ở dành cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp thuê vì loại nhà ở này được xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành Hiện nay loại nhà ở này có rất ít, nó chiếm khoảng 1% trong tổng số lượng nhà ở cho công nhân thuê và chỉ được thực hiện ở một số địa phương tập trung các khu công nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Ðồng Nai Ðây là một loại hình nhà ở chung cư chưa được xây dựng ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài những thành phố trên.

Thứ hai là loại nhà do các doanh nghiệp xây dựng, đây là loại nhà ở được thiết kế trên diện tích đất tại các khu công nghiệp Loại nhà này được xây dựng khoảng 3-5 tầng theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh “(Quyết định 75)” Những khu nhà ở này hiện nay đang được xây dựng và hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng, nhưng hầu hết nó tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh như ở khu công nghiệp Tân Bình do Công ty Phát triển nhà Quận 5 xây dựng hai khu chung cư với quy mô 720 chỗ ở; khu công nghiệp Linh Trung I do Công ty Dịch vụ địa ốc Sài Gòn xây dựng 104 phòng với quy mô

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở xã hội

Việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay đang là một vấn đề khá bức xúc đặt ra với tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với những quốc gia có tốc độ tăng trưởng phần lớn phụ thuộc vào yếu tố phát triển của các khu công nghiệp Sau đây là một số những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp.

1.3.1 Một số giải pháp của Hàn Quốc

Từ những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động bằng cách đầu tư vốn vào Công ty Nhà ở Hàn Quốc (KNHC) - một tổ chức cung cấp nhà ở xã hội lớn nhất Hàn Quốc Chính phủ đã đầu tư một số vốn nhất định vào KNHC, đồng thời thiết lập cách thức tổ chức hiệu quả về phát triển nhà ở cho công nhân cũng như việc quản lý khai thác sử dụng Trong thời kỳ xây dựng chính sách tài chính, cơ quan này đã hoạt động như một nhà đầu tư độc lập Dựa vào các nguồn quỹ tư nhân, đặc biệt các khoản chi trả từ người mua để phát triển thêm chương trình nhà ở Vốn của KNHC cũng được thu hồi theo thời gian sở hữu nhà, vì thế chính những người mua nhà mới là những người cung cấp tài chính cho việc xây dựng, thi công công trình.

Bên cạnh đó, KNHC cũng tiến hành đồng thời xây dựng nhà ở diện tích nhỏ (hầu hết không đem lại lợi nhuận) để điều tiết cho những người lao động có mức thu nhập thấp nhất Để cân đối lại khoản thâm hụt này, KNHC tìm kiếm lợi nhuận bằng cách phát triển các dự án nhà cho người có mức thu nhập trung bình trở lên, tiến hành triển khai các dự án tại thành phố lớn - nơi có nhu cầu cao về nhà ở và các chương trình bất động sản mang lại nhiều lợi nhuận.

Với mục tiêu tất cả mọi người dân đều có nhà ở, chú trọng đến mọi tầng lớp xã hội, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ vốn Những người muốn mua nhà và lần đầu tiên mua nhà có thể vay vốn từ “Chương trình kế hoạch mua nhà lần đầu” với mức vay lên đến 70% tổng giá trị căn nhà với lãi suất thấp vào khoảng 6 - 6,5%/năm.

Việc quản lý khai thác sử dụng, duy tu bảo dưỡng những khu nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp do KNHC xây dựng tại Hàn Quốc được KNHC thực hiện theo những quy định của Chính phủ Hàn Quốc nhằm đảm bảo những người này được sống trong những khu nhà ở xã hội với điều kiện tốt nhất.

1.3.2 Một số giải pháp của Pháp

Với mục tiêu cải thiện đô thị qua việc giảm thiểu các khu nhà ổ chuột, ngay từ năm 1912, Hội đồng Thành phố Paris đã quyết định vay vốn để xây dựng 20 nghìn căn nhà tại thủ đô cho người nghèo Đến năm 1980, kinh tế Pháp suy thoái khiến ngân sách dành cho nhà ở xã hội giảm, các chung cư xuống cấp trầm trọng, dự án khôi phục nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp được Thị trưởng Thành phố khởi xướng, sau đó đã trở thành dự án cấp quốc gia Tư tưởng chủ đạo của chính sách nhà ở xã hội là làm thế nào để người công nhân lao động được định cư trong những điều kiện tốt nhất có thể Không thể chỉ dựa vào long nhân đạo hoặc ý thức tự giác của nhà đầu tư bất động sản để hiện thực hoá ý tưởng nhà ở xã hội Nhà nước chủ động can thiệp bằng cách đặt ra khung pháp lý cho sự hình thành chung cư xã hội, đặc biệt là xây dựng bộ tiêu chí kỹ thuật cho căn hộ trong chung cư xã hội Dù mang tên “nhà ở xã hội” nhưng nhà ở đó cũng có đầy đủ các tiện nghi đặc trưng cho cuộc sống của người dân đô thị phục vụ tốt cho cuộc sống hàng ngày của họ Hiện nay, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, các Công ty tư nhân chỉ được phép là nhà đầu tư thứ phát trong các dự án xây dựng nhà ở Để đảm bảo quỹ nhà ở xã hội, mỗi khu vực sẽ được tính toán cụ thể nhu cầu nhà ở cho công nhân từ đó phân bổ vào các dự án Đặc biệt nhà ở xã hội cho công nhân không xây dựng thành một khu vực riêng mà các dự án từ 800m 2 sàn trở lên sẽ phải có tối thiểu 2 căn hộ Mỗi địa phương phải đảm bảo số căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động bằng 20% tổng số căn hộ trên địa bàn.

Việc quản lý khai thác sử dụng duy tu bảo dưỡng các khu nhà xã hội cho công nhân tại Pháp thông qua các công ty tư nhân nhưng vẫn chịu sự can thiệp của Nhà nước về các mặt chính sách về kinh tế nhằm đảm bảo cho người lao động được sống trong những khu nhà xã hội có chất lượng.

Singapore là một nước Châu Á giải quyết thành công nhất chương trình nhà ở cho người lao động, hầu như nhà ở cho công nhân đều do nhà nước đảm nhiệm. Nhà ở là chương trình ưu tiên, 88% dân số sống trong nhà ở do Chính phủ quy định, trong đó 80% sở hữu căn nhà của họ bằng phương thức mua trả dần, còn lại là thuê. Trả trước 20%, phần còn lại trả dần trong 25 năm.

Tại Singapore, trong 30 năm trở lại đây, mặc dù điều kiện sống tăng với xu hướng thiết kế một căn hộ rộng có nhiều phòng (có căn hộ tới 7 phòng), nhưng vẫn dành khoảng 10% diện tích nhà ở cho căn hộ độc lập loại 1-2 phòng ở, với diện tích23-30m 2 , có bếp và vệ sinh riêng nhằm giúp những người kinh tế còn hạn chế như công nhân nữ làm chủ hộ và công nhân tỉnh ngoài có khả năng mua được Nếu với diện tích như vậy, thì người lao động cần phải có tới gần 100 triệu đồng (vẫn là một khoản tiền khá lớn) Theo kinh nghiệm của Singapore thường sau 5 năm lại có sự chuyển đổi về nhà ở một lần Ví dụ như con cái lớn cần tăng thêm phòng, khi đã tích luỹ đủ khoản tiền thì cải thiện chổ ở… Cứ như vậy, người ở căn hộ nhỏ sẽ dịch chuyển lên căn hộ lớn hơn và lại có người tìm kiếm căn hộ mới

1.3.4 Tại Thụy Điển Ở Thuỵ Điển, người lao động muốn có nhà ở phải gia nhập một hợp tác xã nhà ở Các hợp tác xã nhà ở này đưa ra mục tiêu giải quyết chỗ ở cho xã viên là mục tiêu hàng đầu và không vì lợi nhuận Nhà ở của Hợp tác xã nhà ở hiện nay chiếm từ 18 - 20% trên thị trường nhà ở, góp phần hiện đại hoá nhà ở Thuỵ Điển. Liên hiệp xây dựng và tiết kiệm nhà ở Thuỵ Điển (HSB) đã xây dựng 7% tổng số căn hộ ở Thuỵ Điển với khẩu hiệu “Chúng tôi không chỉ xây nhà mà còn xây hạnh phúc” HSB đã đưa đến cho dân cư Thuỵ Điển một lợi ích lâu dài Đó là việc hoàn thiện và quản lý về nhà ở, tạo môi trường thân thiện, quan tâm nhiều dến điều kiện sống của người dân Cũng là hình thức Hợp tác xã nhà ở nhưng ở Philippines và ở một số nước Nam Âu thì đó chỉ là một nhóm người tập trung lại, hợp thành một hợp tác xã xây dựng nhà ở, bán cho người tiêu dùng, thu lợi nhuận và hết trách nhiệm.

Mô hình Hợp tác xã nhà ở của Thuỵ Điển mang tính bền vững hơn so với việc xây dựng công trình nhà ở bán như ở một số nước trên Việc xây những khu nhà mới đều dựa vào các nghiệp đoàn trong việc xây dựng nhà ở Các nghiệp đoàn này tài trợ, cấp kinh phí để xây dựng những khu nhà, sau đó chuyển giao lại cho Hợp tác xã nhà ở tại địa phương, nơi mà các cá nhân trong khu nhà này hợp lại thành các thành viên của hợp tác xã Thông thường, Hợp tác xã nhà ở địa phương bao gồm từ 100 đến 120 thành viên tham gia vào việc duy tu, bảo dưỡng khu nhà mình đang sống với mức đóng góp hàng tháng đã được quy định Mô hình khác cũng được áp dụng là mô hình tự xây nhà Đó là một nhóm người hợp lại, tự huy động vốn và thành lập ra Hợp tác xã nhà ở Họ cùng nhau bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa khu nhà Mô hình Hợp tác xã nhà ở này phổ biến ở các nước Châu Mỹ La tinh và Nam Mỹ.

Từ thực tế trên thấy rằng thay vì giao quyền cho chủ đầu tư, chúng ta nên học mô hình mua bán nhà ở xã hội tại những nước Bắc Âu: thành lập hiệp hội công nhân lao động để đứng ra quản lý hợp tác xã nhà ở xã hội, với cơ chế bình bầu dân chủ Chính hiệp hội này sẽ là nơi đề cử danh sách những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội một cách chính xác nhất, tránh những nảy sinh trong việc quản lý khai thác sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp đúng đối tượng.

Một số kết luận rút ra cho Việt Nam

Trong quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, một số địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có những quy định cụ thể về phát triển nhà ở công nhân Cụ thể: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “Chỉ thị số 07/CT-

UB ngày 23/4/2003” về việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, trong đó đã quy định một số giải pháp về quy hoạch, kiến trúc; cơ chế ưu đãi về vốn, thuế, tiền sử dụng đất, thủ tục đầu tư xây dựng Theo đó các chủ đầu tư dự án phải dành 15% quỹ nhà chung cư để bán hoặc cho người thu nhập thấp thuê; dành từ 10% quỹ đất hoặc 20% quỹ nhà trong dự án bán theo nguyên tắc bảo toàn vốn để phục vụ nhu cầu tái định cư.

Tại Việt Nam cũng đã áp dụng mô hình hợp tác xã nhà ở của Thụy Điển trong công tác phát triển nhà ở xã hội tại Tòa nhà 17T10 khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội Ban quản trị tạm thời của tòa nhà thành lập mô hình hợp tác xã nhà ở Thụy Điển với các xã viên là những hộ dân sống trong chung cư Ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã nhà ở Thụy Điển chủ yếu là dịch vụ cho người dân chung cư, như bảo vệ trông giữ ô tô, xe máy, ăn uống giải khát, bán hàng công nghệ thực phẩm, tạp hóa, dọn vệ sinh môi trường, quản lý bảo trì chung cư, dịch vụ bưu chính - viễn thông… Lợi nhuận thu được từ khách hàng (chủ yếu là người dân sống ở chung cư) sẽ quay lại phục vụ lợi ích cho khách hàng Đơn cử, mặt bằng để gửi xe ô tô, xe máy của chung cư thu được khoảng 200 triệu đồng/tháng, hợp tác xã dùng số tiền đó để trả lương cho nhân viên bảo vệ là những người chưa có việc làm ở chung cư, số còn dư dùng để chi trả cho các khoản dịch vụ công cộng khác như phí vệ sinh môi trường, điện thoại… Vì vậy, ở chung cư này, các hộ dân chỉ phải nộp duy nhất một khoản phí dịch vụ chung là 200.000 đồng/tháng Hợp tác xã cũng cử người đi học phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ thang máy, thành lập tổ bảo vệ dân phòng lắp đặt hệ thống camera giám sát quản lý trật tự an ninh, xây dựng trạm bơm bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho tòa nhà; thành lập bộ phận căng tin - dịch vụ,dịch vụ điện thoại công cộng, giặt là quần áo, thu ngân truyền hình, sửa chữa điện nước, tổ vận tải; ký hợp đồng với một công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội bảo đảm các khâu vệ sinh từ A tới Z; hệ thống 3 thang máy hoạt động 24/24 giờ hàng ngày… Tuy nhiên, hoạt động của hợp tác xã hiện nay chưa đủ tính pháp lý để phát triển Theo Luật Nhà ở, chung cư phải có Ban quản trị, để ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý sử dụng chung cư, hủy bỏ hợp đồng nếu doanh nghiệp đó không thực hiện đúng cam kết Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức hội nghị chung cư để bầu Ban quản trị Tuy nhiên đến nay 192 hộ dân sống ở nhà 17T10 đã gần 10 năm, nhưng vẫn chưa có Ban quản trị chính thức để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở.

Từ năm 2005 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên, thực tế các chính sách này chưa thực sự đi vào cuộc sống, hiệu quả chưa cao nên vấn đề phát triển nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại cần giải quyết Thực trạng nêu trên cho thấy giải quyết vấn đề phát triển nhà ở xã hội ở nước ta cần có sự thay đổi căn bản từ quan điểm đến chỉ đạo và tổ chức thực hiện Trước hết cần sửa đổi, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải xác định rõ và xử lý tốt các rào cản đối với chính sách phát triển nhà ở xã hội, để làm cơ sở xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và khả thi.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Những vấn đề nảy sinh khi nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp không được giải quyết

Sự ra đời các khu công nghiệp tại bất kỳ một đất nước nào cũng thường có xu hướng chung là sẽ thu hút một lực lượng lao động đến làm việc khá lớn, đặc biệt là lao động trẻ từ các địa phương khác, mà chủ yếu là các vùng nông thôn, các quốc gia dư thừa lao động khác Nhu cầu thu hút lao động bình quân đối với các khu công nghiệp khoảng từ 100 - 150 lao động/ha đất xây dựng công nghiệp, chưa kể số lao động phụ trợ ăn theo Khi xây dựng một khu công nghiệp 100 - 200 ha sẽ hình thành nên một đô thị mới khoảng 10.000 đến 30.000 công nhân lao động Nếu tính thêm số lao động phụ trợ và ăn theo có thể lên tới 20.000 - 40.000 người, tương đương với đô thị loại năm Như vậy khi xem xét sự hình thành và xây dựng khu công nghiệp không chỉ mỗi tập trung giải quyết vấn đề xây dựng nhà xưởng mà còn phải chú ý đến vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân lao động cũng như vấn đề hạ tầng cơ sở có liên quan (Bộ Xây dựng 2017).

Sự gia tăng của các khu công nghiệp kéo theo sự gia tăng của một số lượng lớn người lao động và những người ăn theo cho nên nếu vấn đề nhà ở cho họ không được giải quyết thì hậu quả tất yếu nảy sinh sẽ là:

Thứ nhất, người lao động sẽ làm việc không năng suất Vì điều kiện sinh hoạt (nhà ở) của người công nhân ảnh hưởng lớn đến khả năng tái tạo sức lao động của họ và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của khu công nghiệp Ta có thể lấy một ví dụ như tại ÐàiLoan (Trung Quốc), tình trạng lạm dụng tình dục một cách nghiêm trọng xảy ra thường xuyên, nhất là đối với nữ công nhân trẻ còn độc thân Nhiều nữ công nhân tầm tuổi 19 làm việc tại các quán karaoke, quán bar nơi họ bị lạm dụng tình dục nhưng ít nhất mức lương của họ nhận được là NT $30.000 (US$ 1.170/tháng, tỷ giá NT 25,924/US$ 1), là mức thu nhập cao hơn làm trong nhà máy Các khu công nghiệp đã góp phần tạo nên “sự thần kỳ kinh tế” của Ðài Loan Tuy nhiên kể từ thập kỷ 80, với sự gia tăng giá đất và chi phí nhân công khả năng cạnh tranh của Ðài Loan đã bị giảm sút Kể từ năm 1984, nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp đã chuyển sang hoạt động tại các quốc gia khác Điều kiện sinh hoạt của công nhân: điều kiện ăn ở kém sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân qua các yếu tố như: thiếu ngủ, thiếu phương tiện đi lại và thời gian nghỉ ngơi, điều kiện vệ sinh, nước uống kém… từ những điều trên dẫn tới ảnh hưởng đến năng suất lao động Nếu tình trạng như vậy hàng ngày, thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân, đặc biệt là nữ công nhân – là lực lượng lao động chính của các khu công nghiệp Họ là những công nhân sản xuất, do đặc thù công việc mà họ phải làm việc khoảng 10 - 12 tiếng trong một ngày và có khi còn phải làm ca đêm Hơn nữa ngoài thời gian làm việc họ còn phải chăm sóc con cái, gia đình dẫn đến thường xuyên đi làm muộn hoặc phải nghỉ làm Nếu có đi làm thì họ cũng không thể cho năng suất cao và khả năng an toàn lao động bị giảm.

Thứ hai, do không có chỗ ở ổn định nên đời sống của người lao động rất bấp bênh, nay đây mai đó điều này làm cho doanh nghiệp có thể thiếu hụt công nhân lao động, đặc biệt là những công nhân lao động lành nghề Rất nhiều người lao động khi được hỏi đã trả lời: “vấn đề chính của chúng tôi là chúng tôi không có nhà riêng, nếu người chủ căn hộ mà chúng tôi đang ở trọ về thì chúng tôi sẽ phải chuyển đi. Nếu chúng tôi được vay mua nhà hoặc được cấp nhà của Nhà nước thì tình hình sẽ tốt hơn Nếu không chúng tôi sẽ đành phải chuyển vào ở trong một văn phòng nhà ở của thành phố cho tới khi họ cấp cho chúng tôi một căn hộ”.

Như vậy sự ổn định lao động tại các khu công nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn của công nhân Phần lớn công nhân lao động họ đều biết rằng họ có quyền được sinh hoạt trong điều kiện tốt hơn và do vậy bắt đầu họ bắt đầu đặt vấn đề này cho các cơ quan có liên quan và các bộ phận thông tin đại chúng Nếu nhà nước và doanh nghiệp không khắc phục hay giải quyết tình trạng này thì có thể sẽ dẫn đến khả năng xảy ra đình công, xung đột.

Thứ ba, nhiều vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình làm việc như: bãi công, biểu tình, tranh chấp giữa công nhân với người sử dụng lao động, … tại Ðài Loan trong khoảng thời gian từ năm 1987-1992, hơn 30.000 người lao động làm việc tại các khu công nghiệp đã mất việc làm Tình trạng biểu tình ngồi của công nhân đòi các khoản bồi thường mà họ có quyền được hưởng xảy ra thường xuyên sau khi các nhà máy đóng cửa Khi chi phí nhân công gia tăng, các công ty còn tiếp tục hoạt động đều tìm cách đối phó.

Cũng như vậy tại Sri Lanka nhiều cuộc đình công xảy ra do tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề nhà ở Các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình này rất khó giải quyết.

Thứ tư, ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng lao động cũng như sự phát triển của các khu công nghiệp Khi điều kiện tối thiểu là nhà ở cho người lao động làm việc không được đáp ứng thì những phúc lợi xã hội mà họ lẽ ra được hưởng cũng không thể hoặc là khó có thể được hưởng theo Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài đều coi phúc lợi của người lao động là một điều kiện để họ tham gia đầu tư và thực hiện các giao dịch, điều này dựa trên cơ sở tiêu chuẩn thế giới về phúc lợi của người lao động, nhất là đối với các quốc gia ở thế giới thứ ba, khi điều kiện làm việc của người lao động còn tồi tàn, giá nhân công rẻ mạt, công nhân dễ bị bóc lột …

Thứ năm, do đặc điểm lao động tại các khu công nghiệp phần lớn là trẻ và chưa lập gia đình Hiện nay khi làm việc tại các khu công nghiệp, với điều kiện vật chất chưa đầy đủ, đặc biệt lại chưa có nhà ở để ổn định thì việc kết hôn, lập gia đình đối với họ là vấn đề không tưởng Ðiều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người lao động, đồng thời cũng tạo ra nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là đối với phụ nữ như phải thôi việc để đi lấy chồng khi đã đến hoặc quá tuổi hoặc tình trạng bị lạm dụng tình dục.

Tất cả đều tạo ra một hình ảnh không tốt đẹp gì trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng có ý định đầu tư vào các khu công nghiệp Vì vậy trong tương lai có thể dòng đầu tư vào các khu công nghiệp này sẽ giảm đi do vậy ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và lâu dài của các khu công nghiệp.

Tình hình nhà ở xã hội của công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện nay ngày càng lớn, đặc biệt là nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp Nhu cầu diện tích nhà ở xã hội của những năm trước chưa thực hiện hết, lại gánh thêm nhu cầu mới tăng dần theo từng năm.

Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước có 2,8 triệu công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở Trong khi đó, theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trên phạm vi cả nước, mới hoàn thành đầu tư xây dựng 87 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 28.800 căn hộ, đáp ứng được gần 28% nhu cầu về nhà ở cho công nhân; 72% nhu cầu còn lại sẽ tiếp tục hy vọng chờ giải quyết và tự giải quyết bằng mô hình thuê trọ.

Ngay cả trong các trung tâm đầy tiềm năng như thành phố Thành phố Hà Nội cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chỗ ở cho công nhân, còn thành phố Hồ Chí Minh mới giải quyết được khoảng 15% nhu cầu.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 12/2017, cả nước có

360 khu công nghiệp, thu hút hàng triệu lao động, tạo ra làn sóng dịch cư lớn từ nông thôn ra thành thị Kéo theo một xu hướng, thanh niên rời nông thôn ra đô thị làm công nhân, dù gặp khó khăn cũng hiếm khi quay trở về nơi cũ Có ý kiến nhận xét rằng, phổ biến công nhân khu công nghiệp đang trong tình trạng - 5 không: Không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao.

Phát triển nhà ở xã hội giờ đây không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu nơi ở mà còn cả nhu cầu xã hội rộng lớn hơn đi kèm.

2 2.1 Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua tạo sự thu hút mạnh về lao động và kích thích sự tăng cầu về nhà ở

Cho đến thời điểm hiện tại nước ta đã có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp, tỷ lệ đầu tư này ngày càng gia tăng đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Trong 10 tháng đầu năm 2017, cả nước có 13 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mới 10 khu công nghiệp và mở rộng 3 khu công nghiệp với tổng diện tích đất là 1569 ha Tính đến nay, Việt Nam đã có 154 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.808 ha trong đó diện tích đất công nghiệp có thể thuê đất là 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên Có 92 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 20.758 ha và 62 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 12.073 ha.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Riêng ở Hà Nội, theo số liệu thống kê năm 2015, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hà Nội với tổng số dự án là 102, tổng số vốn đăng ký là trên 1.25 tỷ USD Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 55 dự án, Singapore có 8 dự án, Hàn Quốc có 7 dự án đầu tư vào khu công nghiệp ở Hà Nội.

Quá trình thu hút mạnh đầu tư và mở rộng phát triển vào các khu công nghiệp ở nước ta tạo ra sức hút về lao động làm việc tại các khu này, gồm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân và nhân viên nghiệp vụ…Ða số công nhân tại các khu công nghiệp hiện là người trẻ tuổi từ 18-35, công nhân nữ là lực lượng chính trong các khu công nghiệp.

Lực lượng công nhân ngoại tỉnh từ các địa phương di cư tới các đô thị và khu công nghiệp hầu hết đều chỉ ở trong các ngôi nhà trọ do dân cư tự phát xây lên rất tạm bợ với những điều kiện sinh hoạt tồi tàn và thiếu thốn Một số khá hơn chút thì được ở trong các ngôi nhà dạng ký túc xá nhưng cũng vô cùng trật trội và ẩm thấp, điều kiện văn hoá tinh thần gần như không có gì.

So sánh tỷ lệ sở hữu nhà ở trong các hộ gia đình

Hộ gia đình chưa có nhà ở độc lập Hộ gia đình đã sở hữu nhà ở

Không chỉ riêng những lao động ở tỉnh lẻ hoặc ở ngoại tỉnh di cư tới là có nhu cầu về nhà ở mà những người dân sống tại địa bàn tỉnh – nơi có các khu công nghiệp cũng có nhu cầu về nhà ở gần với khu công nghiệp hay vì một số lý do cá nhân khác mà họ cũng có nhu cầu ra ở riêng gần với nơi làm việc cho thuận tiện đi lại và phù hợp với đặc thù công việc mà họ đang làm.

Từ những lý do trên mà ta có thể thấy rằng cùng với sự tăng của các khu công nghiệp thì kéo theo cầu về nhà ở tại nước ta ngày càng gia tăng Hiện nay, chưa có một khu công nghiệp nào ở nước ta giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người lao động của mình để tạo cho họ sự yên tâm, gắn bó với công việc của mình.

2.2.2 Cung về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Cung về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu về nhà ở cho người công nhân Nhìn chung lại là vấn đề quy hoạch nhà ở và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức Ðây hiện đang là tình trạng khá phổ biến tại các khu công nghiệp tại Việt Nam Hiện nay cung về nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng Khi nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn thì họ phải thuê trọ ở những khu vực xung quanh khu công nghiệp - nơi dân cư làm nhà để cho thuê.

Vấn đề xây dựng nhà ở xã hội đã được đặt ra từ rất sớm Khi “Luật Nhà ở” được Quốc hội thông qua vào ngày 29-11-2005, quyền lợi về nhà ở của những người có thu nhập thấp đã được nhà nước xác nhận.

Ngay sau đó, vào năm 2006, Bộ Xây dựng đã trình đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội và chọn 3 địa phương có số lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đông nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương để áp dụng đề án trước tiên Sau đó, đề án này sẽ được nhân rộng ra các địa phương trong cả nước.

Theo báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2015 - 2020 Hà Nội cần xây dựng trên 110.000 căn hộ cho người lao động, còn thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng khoảng 100.000 căn hộ cho người lao động có thu nhập thấp và trên 50.000 chỗ ở tập thể cho công nhân lao động Đối với chính quyền địa phương đây quả là bài toán nan giải vì các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vốn không

Những cơ chế chính sách của nhà nước ta về việc phát triển nhà ở xã hội

2.4.1 Các cơ chế chính sách đã được áp dụng

Trong lĩnh vực phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật ở cấp Trung ương bao gồm Luật Nhà ở, các Nghị định do Chính phủ ban hành và các Quyết định do Thủ tướng ký nhằm hướng dẫn và cụ thể hóa việc thi hành Luật nhà ở, và Thông tư do các Bộ ban hành hướng dẫn chi tiết một số điều của các Nghị định.

Ngoài ra việc phát triển nhà ở xã hội còn được định hướng bởi Chiến lược phát triển nhà ở do Thủ tướng ban hành và điều chỉnh bởi các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh Bất động sản cùng với các Nghị định và Thông tư tương ứng. Ở cấp địa phương, căn cứ theo các quy định ở văn bản cấp trung ương, từng địa phương có các Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định chi tiết một số yếu tố đặc thù cũng như cách thức tiến hành và quản lý phát triển nhà ở và nhà ở xã hội tại địa phương

Bảng tổng hợp dưới đây cho thấy danh mục các văn bản pháp luật có liên quan đến phát triển Nhà ở xã hội ở cấp trung ương do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và Bộ chuyên trách phê duyệt và ban hành.

Loại văn bản Tình trạng văn bản

Hết hiệu lực Còn hiệu lực

(căn cứ Luật đất đai 1993 và các luật bổ sung, sửa đổi năm 1998 và 2001)

- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP

CP về hướng dẫn Luật Nhà ở 2014

- Nghị định số100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (thay thế NĐ 188 khi

NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Chiến lược phát triển nhà ở

Quyết định - Quyết định số 65/2009/

- Quyết định số 2127/2011/ QĐ-TTg

Thông tư - Thông tư số

- Thông tư số 13/2009/TT-BXD

- Thông tư số 15/2009/TT-BXD

- Thông tư số 936/2009/TT-BXD

- Thông tư số 16/2010/TT-BXD

- Thông tư 08/2014/TT- BXD (hướng dẫn thực hiện NĐ 188)

- Thông tư 20/2016/TT- BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của NĐ 100/2015/NĐ-CP (thay thế TT08)

Chỉ thị - Chỉ thị số 03/CT-TTg

(Nguồn: Cục Quản lý Nhà & Thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng)

Trước đây có ba nghị định liên quan đến vấn đề trên đó là: Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo “Nghị định 36/

CP ngày 24/4/1997” của chính phủ đã quy định “Việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, có tính đến đầu mối kỹ thuật ngoài khu công nghiệp, khu dân cư phục vụ công nhân, lao động làm việc tại các khu công nghiệp; các trường học, cơ sở khám chữa bệnh phục vụ khu công nghiệp;các giải pháp về nguồn vốn, cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin, môi trường, lao động để đảm bảo tính khả thi của khu công nghiệp”.

“Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997” đã được thay thế bằng “Nghị định 108/NÐ-CP ngày 22/9/2006” của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Tuy nhiên còn nhiều nội dung liên quan đến

“Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997” còn chưa được làm rõ, vì vậy thực hiện chỉ đạo của thủ tưởng chính phủ tại “Công văn số 1422/VPCP-CN ngày

19/3/2007” của Văn phòng chính phủ về việc giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự thảo nghị định của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Tiếp theo là “Nghị định số 90/2006/NÐ-CP ngày 6/9/2006” về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, tại mục 3 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội tuy nhiên các nội dung quy định tại Nghị định này bao gồm một diện khá rộng người được hưởng thụ, vì thế mà công nhân trong các khu công nghiệp chỉ là một nhóm đối tượng Do đó mà chưa thể có chính sách cụ thể, trực tiếp đối với những người lao động trong các khu công nghiệp.

Thứ ba là “Nghị định số 84/2007/NÐ-CP ngày 25/5/2007” quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

Ngoài ra một số địa phương và doanh nghiệp lớn cũng thực hiện một số mô hình, trào lưu, chính sách đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp chẳng hạn như một số địa phương sau: thành phố Hồ Chí Minh có “Quyết định 322/2003/QÐ-UBND” phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trong đó có nhà lưu trú cho công nhân Thành phố cũng đã có “Quyết định 75” về quy định quy chế nhà cho thuê.

Về phía các nhà doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, nhằm phát triển và thúc đẩy quá trình sản xuất doanh nghiệp của mình, nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra một loạt các biện pháp về nhà ở để “giữ chân” người lao động và công nhân Ðiều này hình thành nên bốn mô hình phát triển nhà điển hình đó là: thứ nhất là loại nhà lưu trú cho công nhân được xây dựng trên phạm vi đất khu công nghiệp; thứ hai là loại nhà lưu trú do doanh nghiệp thuê đất trong khu công nghiệp và bỏ tiền ra xây dựng, nhưng doanh nghiệp lại muốn được hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất dưới hình thức khấu hao tài sản cố định, nên không được Bộ Tài chính chấp thuận; thứ ba là loại hình nhà ở đặt bên ngoài khu công nghiệp do doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xây dựng để cho công nhân thuê; thứ tư là loại nhà ở mà doanh nghiệp cho các hộ dân xung quanh khu công nghiệp của mình vay tiền theo lãi suất ngân hàng để họ tự xây nhà rồi sau đó cho công ty thuê lại làm nhà ở cho người lao động của họ.

Tại Bà Rịa Vũng Tàu, cũng có “Quyết định số 76/2004/QÐ-TTg ngày 6/5/2004” của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.

Ngoài ra các tỉnh như: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Ðà Nẵng cũng có những cơ chế chính sách về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các hộ dân xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.

Ngoài những cơ chế chính sách về việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ dân trong vấn đề xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp thì Nhà nước còn ban hành chính sách về quản lý hộ khẩu lao động nhập cư tới các đô thị, khu công nghiệp Chính sách này nhằm đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi cho công dân cư trú và đi lại Nhà nước ta đã nhiều lần đổi mới chính sách về đăng ký hộ khẩu theo hướng mở rộng phục vụ quản lý xã hội và đảm bảo quyền lợi cư trú của công dân Một trong những chính sách đó là những quy định tại “Nghị định 51/CP về đăng ký quản lý hộ khẩu của Chính phủ ngày 10/5/1997” đã cơ bản phù hợp với tình hình này, tuy nhiên với mục tiêu mở rộng điều kiện phạm vi đối tượng đăng ký hộ khẩu vào thị xã, thành phố, giảm bớt thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ trong đăng ký hộ khẩu góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp thì đây cũng là một chính sách đảm bảo được quyền lợi của họ.

Xét đến thời điểm hiện tại thì các văn bản hiện hành có liên quan trực tiếp đến chính sách nhà ở xã hội là “Luật Nhà ở 2014”, “Luật Đất đai 2013”, “Nghị định 100/2015/NĐ-CP” của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và

“Thông tư 20/2016/TT-BXD” của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của

Quan sát các văn bản pháp lý đã hết hiệu lực cũng như những văn bản còn hiện hành, có thể nhận thấy một điểm đáng lưu ý là các Nghị định, Quyết định vàThông tư được bổ sung và thay thế một cách thường xuyên, đồng thời ban hành cả các Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển NOXH Sự thay đổi này một mặt cho thấy sự thích ứng và phản hồi của các cơ quan ban hành chính sách với thực tiễn thi hành chính sách, mặt khác cũng cho thấy tính không ổn định của hệ thống pháp lý liên quan đến NOXH.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Một số nhận định về việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian tới.44 1 Xu hướng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới

Các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay phân bổ ở 55 tỉnh, thành phố trong cả nước tuy nhiên tập trung chủ yếu ở cả 3 vùng kinh tế trọng điểm là tại 3 miền Bắc, Trung và Nam với tổng số 110 khu công nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên là khoảng 25.900 ha, chiếm gần 80% diện tích các khu công nghiệp trên toàn quốc (bảng)

Bảng 3.1: Phân bố khu công nghiệp theo vùng đến tháng 10/2017

Số lượng khu công nghiệp

Diện tích khu công nghiệp (ha)

Số lượng công nhân thu hút (người) Đồng bằng sông Hồng 30 6.205 719.780 Ðông Bắc và Tây Bắc Bộ 12 1.970 131.990

Duyên hải Nam Trung Bộ 12 2.596 238.832

Tây Nguyên 5 645 30.960 Ðông Nam Bộ 66 16.842 1.818.936 Đồng bằng sông Cửu Long 22 3.875 240.250

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 25 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam – Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Số liệu thống kê của

Tổng cục thống kê tháng 12 năm 2017).

Quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở nước ta đến năm 2020 được phê duyệt tại “Quyết định số 1107/QЖTTg ngày 21/8/2006” của Thủ tướng chính phủ, trong năm 2017 số khu công nghiệp được lập mới và mở rộng tăng so với năm

2016 Tính đến cuối năm 2017, cả nước có 18 khu công nghiệp được mở rộng và lập mới với tổng diện tích khoảng 3000 ha, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập lên 159 khu công nghiệp trên toàn quốc tính với tổng diện tích là khoảng gần 33.500 ha.

Theo xu thế phát triển đó thì đến hết năm 2019 dự kiến có thêm 109 khu công nghiệpmới được thành lập với tổng diện tích đất quy hoạch là 29.326 ha và 30 khu công nghiệp được mở rộng với tổng diện tích đất mở rộng là 6.174 ha Dự tính đến năm 2020 cả nước sẽ có thêm 79 khu công nghiệp được thành lập mới với tổng diện tích quy hoạch lên đến 22.560 ha và mở rộng các khu công nghiệp đa năng và khu công nghiệp khác với diện tích là 15.000 ha Theo dự báo và sự tính toán đến hết năm 2019 sự phát triển của các khu công nghiệp sẽ làm cho số lượng khu công nghiệp của cả nước tăng lên đến con số là 268 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên được khai thác là 69.000 ha và đến năm 2020 sẽ có khoảng 347 khu công nghiệp được đưa vào vận hành với tổng diện tích khai thác là 106.560 ha.

3.1.1 Xu hướng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới

Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp như đã nói ở trên thì kéo theo là sự phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới Nhận định xu hướng phát triển nhà ở trong thời gian tới sẽ gia tăng rất nhanh Hiện nay, cùng với số lượng các khu công nghiệp ngày càng gia tăng mạnh mẽ là nhu cầu về nhà ở của người lao động chưa được giải quyết Theo thực tế hoạt động tại các khu công nghiệp, 80% người lao động là người ngoại tỉnh, cứ 100 công nhân làm việc tại đây thì trong đó có khoảng 80 người là đến từ các tỉnh khác, trong số này thì những người phải lưu trú lại lên đến 90% và như vậy dẫn đến nhu cầu về nhà ở cho người lao động là rất lớn Riêng năm 2017 nhu cầu nhà ở cho người lao động tối thiểu vào khoảng 300.000 phòng cho từ 2-5 người Thực tế hiện nay, nhà ở cho công nhân lao động chỉ chiếm khoảng 24,83% tức là vào khoảng 74.500 phòng Vì vậy những căn phòng quá tải, những chỗ ở tạm bợ, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt ở quanh các khu công nghiệp hiện nay đang là vấn đề nan giải.

Cứ theo sự mở rộng và phát triển của những khu công nghiệp thì đến hết năm 2019 và 2020 thì tình trạng thiếu hụt nhà ở ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Sẽ có nhiều ngôi nhà do người dân khu vực lân cận xung quanh khu công nghiệp tăng lên nhiều, tuy nhiên cũng không thể đáp ứng được đủ cho nhu cầu rất lớn này của công nhân Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động, đến sự vận hành của các nhà máy, và không thể tránh khỏi sự bất ổn trong các khu công nghiệp.

3.1.2 Quan điểm định hướng giải quyết nhà ở xã hội cho công nhân trong các khu công nghiệp

Vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp hiện nay cần phải tập trung giải quyết những bức xúc chủ yếu sau:

- Chất lượng nhà ở cho thuê quá thấp không đảm bảo môi trường sống, sinh hoạt và điều kiện sức khỏe cho người công nhân lao động;

- Trong cơ chế thị trường nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở tham gia đầu tư do hiệu quả đầu tư chưa thực sự hấp dẫn;

- Mức thu nhập hiện nay của công nhân lao động tại các khu công nghiệp còn rất thấp không đủ cho họ thuê nhà ở đạt tiêu chuẩn tối thiểu, buộc những người này phải chấp nhận ở trong những ngôi nhà thiếu thốn điều kiện sinh hoạt như trên.

- Các doanh nghiệp sử dụng lao động tại đa phần các khu công nghiệp chưa thực sự tích cực trong vấn đề giải quyết nhà ở cho người lao động, cho công nhân của doanh nghiệp mình.

Những bức xúc trên đòi hỏi phải có các cơ chế chính sách cụ thể giải quyết để góp phần cải thiện chỗ ở cho công nhân lao động, để phát triển và duy trì lực lượng lao động tại các khu công nghiệp phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Theo “Quyết định số 1107/QÐ-TTg ngày 21/8/2006”, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở nước ta đến năm 2020. Theo đó, dự kiến đến hết năm 2020 mở rộng 27 khu công nghiệp và thành lập mới

115 khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm là hơn 30.000 ha, vì vậy mà vấn đề chỗ ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp đã, đang và sẽ ngày càng trở nên bức xúc hơn Để giải quyết vấn đề này thì cần phải thực hiện một số quan điểm sau đây:

3.1.2.1 Phát triển các khu đô thị, khu nhà lưu trú cho công nhân ngay gần các khu công nghiệp

Các quốc gia đi trước đã để lại kinh nghiệm rằng đất đai dành cho xây dựng các khu công nghiệp thường chiếm từ 30% - 60% đất xây dựng đô thị, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, không gian, số lượng lớn dân cư đô thị Thứ nhất là những công nhân lao động trực tiếp tại các khu công nghiệp được chuyển dịch từ những vùng nông thôn đến Tiếp theo là lực lượng dân cư nông nghiệp địa phương sau khi rời bỏ quê hương, rời bỏ mảnh đất nông nghiệp để ra nhập vào đội ngũ dân cư phi nông nghiệp và sống bằng nghề dịch vụ công nghiệp kết hợp với buôn bán nhỏ lẻ để kiếm sống.

Kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp tại Việt Nam

Để có thể giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương Tuy nhiên cũng cần thống nhất quan điểm về giải quyết nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp Ðó là khuyến khích xã hội hóa về nhà ở đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, khắc phục tư tưởng thả nổi cho thị trường tự điều tiết; cần huy động tham gia của nhiều thành phần, sự tạo điều kiện của Nhà nước, trách nhiệm của người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội và chính sự nỗ lực của bản thân người lao động; giải quyết vấn đề nhà ở phải đồng thời với việc cải thiện chế độ thu nhập vàtiền lương của người lao động Trước hết cần tiến hành một loạt các giải pháp đối với từng chủ thể liên quan đến vấn đề này như sau:

3.2.1 Về phía các chủ doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở

Các doanh nghiệp nên kết hợp với Nhà nước về vấn đề nhà ở cho công nhân nói chung và nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh nói riêng Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng tình trạng không giải quyết được vấn đề nhà ở thì người lao động sẽ không gắn bó làm việc lâu dài tại nhà máy và trong tương lai các nhà máy trong khu công nghiệp sẽ thiếu hụt lao động Nhìn chung, các doanh nghiệp không có khả năng tự lực bản thân để xây dựng nhà ở cho công nhân vì thế đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước Do đó, doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng tài chính của mình và đưa ra những đề nghị hợp lý thì mới có thể thuyết phục được Nhà nước trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân lao động của doanh nghiệp mình.

Trong quá trình quy hoạch đất đai phục vụ cho việc xây dựng khu công nghiệp, những doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai dự án hoặc mở rộng khu công nghiệp cần thiết phải xem xét đến kế hoạch đất đai phục vụ cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân một cách đồng bộ cả khu nhà ở và hạ tầng văn hóa xã hội.

Trong quá trình tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp nên ưu tiên đối với những lao động đang sinh sống trên địa bàn nơi xây dựng khu công nghiệp của doanh nghiệp Khi đó sự gia tăng lao động sẽ không kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nhà ở vì những lao động này đã có chỗ ở cố định Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải tạo mối quan hệ với những hộ dân sinh sống quanh địa bàn hoạt động của khu công nghiệp để họ có thể hỗ trợ trong việc tìm kiếm nhà ở cho công nhân của mình và quản lý một bộ phận công nhân đang sinh sống trong khu dân cư.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên có những chính sách hỗ trợ về tiền lương để tạo điều kiện cho công nhân của mình trong quá trình tìm kiếm nơi ăn, chốn ở, đặc biệt là đối với những lao động ở địa ohuowng xa hay những lao động là nữ. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, không nên lợi dụng chênh lệch giá đất đai trước và sau quy hoạch hay thay đổi mục đích sử dụng đất để thu lợi nhuận trước mắt Các doanh nghiệp này phải thực hiện việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê đúng như mục đích ban đầu.

Cần phải quán triệt quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” để từng bước giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp.

Thứ nhất, phải thực hiện phát triển khu công nghiệp theo hướng đô thị hóa, hình thành các khu đô thị đồng thời bổ sung quy hoạch các khu dân cư gắn với các khu công nghiệp hiện có và bảo đảm các điều kiện cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội cho các khu dân cư này, trước mắt cần ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân lao động Ðây là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc, thể hiện đầy đủ quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 – 2020) mà đại hội X của Đảng đã thông qua.

Thứ hai, để hạn chế việc di dân từ nông thôn ra thành thị và ra các khu công nghiệp nên hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa để phát triển khu công nghiệp Đối với những địa phương không còn quỹ đất nào khác ngoài đất nông nghiệp thì phải có kế hoạch phát triển hạ tầng khu công nghiệp và quan trọng hơn là thu hút đầu tư tăng nhanh tỷ lệ huy động đất công nghiệp tạo điều kiện cung cấp việc làm cho người dân và con em của họ Đồng thời chính quyền địa phương cũng phải có những chính sách phối hợp với doanh nghiệp trong việc ưu tiên tuyển dụng và đào tạo tay nghề cho lao động thuộc khu vực bị lấy đất làm khu công nghiệp, đảm bảo thực hiện việc “ly nông bất ly hương”.

Thứ ba, Nhà nước cần nghiên cứu chính sách nhà ở thống nhất, áp dụng cho những người làm công ăn lương trong xã hội, trước hết là những người công nhân lao động tại các khu công nghiệp Phải coi chính sách nhà ở như là chính sách an ninh xã hội Nhà nước cần có các cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để khuyến khích các nhà đầu tư phát triển quỹ nhà chung cư cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn theo nhu cầu của người lao động với giá do Nhà nước quy định cho từng loại hình và đối tượng đầu tư Cần ưu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân xây dựng các công trình xây dựng nhà ở cho công nhân lao động của khu công nghiệp, có bảo đảm của nhà nước về việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng và các chính sách thu hồi vốn, chính sách tài chính, ngân hàng, lợi nhuận… bảo đảm cho các nhà đầu tư, có các biện pháp ưu tiên, ưu đãi phù hợp với từng địa bàn, từng thời kỳ đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào công trình nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Thứ tư, Nhà nước nên hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách để huy động vốn phát triển nhà ở cho khu công nghiệp, có thể huy động vốn ứng trước của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, sau đó trừ dần vào các khoản thuế phải nộp của doanh nghiệp; sử dụng một phần tiền phát hành trái phiếu đô thị; những người dân có đất nằm trong quy hoạch khu dân cư được góp vốn bằng đất và tài sản của họ nằm trên đất thay vì nhận tiền bồi thường Thực hiện chức năng này Nhà nước đã dành ngân sách trong kế hoạch hàng năm cho đầu tư xây dựng nhà ở cho quỹ nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân ngoại tỉnh nói riêng dưới hình thức miễn giảm thuế bồi thường, giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê thông qua công ty công ích quản lý loại nhà này.

Thứ năm, có những biện pháp thiết thực để hạn chế đầu cơ đất Việc chuyển mục đích sử dụng đất là quyền của Nhà nước nên không thể để doanh nghiệp tư nhân làm Ví dụ một mặt để các doanh nghiệp kinh doanh nhà đất thương lượng với dân lấy đất nông nghiệp để xây dựng khu dân cư trong khu đô thị đã được quy hoạch Mặt khác không cho phép các doanh nghiệp đã thuê đất làm khu dân cư bán nền nhà mà chỉ bán nhà đã được xây dựng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê đối với cán bộ công nhân lao động ngoại tỉnh như: miễn thuế thu nhập, thuế xây dựng từ tiền cho thuê nhà, cho vay vốn ưu đãi…

Ngoài ra, Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi thích hợp đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động tự bỏ vốn ra xây nhà ở cho người lao động của họ như giao đất đã có cơ sở hạ tầng, giao đất không thu tiền, miễn giảm các khoản thuế…

Trong quá trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người ngoại tỉnh thuê Nhà nước nên ban hành tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu chẳng hạn 6 - 100 m 2 sàn/người Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh, thu hồi vốn đầu tư đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tự đầu tư nhà ở cho công nhân và đảm bảo duy tu, bảo trì thu hồi vốn là vấn đề cần thiết và cần được quan tâm.

Những điều kiện để đảm bảo các giải pháp được thực hiện

Để đảm bảo cho các giải pháp trên được thực hiện thì cần có một số điều kiện đảm bảo như sau:

Thứ nhất, phải có sự thống nhất về mặt nhận thức rằng giải quyết nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp hiện nay đã và đang là việc làm cần thiết và bức bách Tuy nhiên không thể vì thế mà có những bước đi nôn nóng, những việc làm vội vã không phù hợp.

Thứ hai, tất cả các cơ quan phải đảm bảo phối hợp thống nhất, đồng bộ với nhau từ trung ương đến địa phương, trước hết là sự thống nhất của 4 ngành: Kế hoạch và Ðầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng trong việc kế hoạch, quy hoạch và bố trí ngân sách cho vấn đề phát triển và hình thành nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, chương trình phát triển nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp phải trở thành chương trình xuyên suốt từ trung ương xuống đến địa phương Nên có một cơ quan theo dõi ở cả Trung ương và địa phương để đảm bảo cho chương trình được thực hiện một cách xuyên suốt và hiệu quả nhất.

Thứ tư, trong việc cân đối các điều kiện để thực hiện chương trình xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp ở nước ta, về nguồn vốn, ngân sách, về đất đai, xây dựng cho các ngành, các cấp cần có nội dung về phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Thứ năm, Nhà nước phải hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp Chất lượng nhà ở cho công nhân lao động cũng phải được kiểm soát cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay Bên cạnh đó, điều quan trọng là vấn đề giải phóng mặt bằng phải được quy trách nhiệm cho một cơ quan cụ thể để tránh lạm dụng, thất thoát mà lại tiết kiệm được chi phí và thời gian khi doanh nghiệp tiến hành giải phóng mặt bằng.

Ngày đăng: 28/10/2024, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w