1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tt vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả Phạm Minh Lộc
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Ngọc Anh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - -

PHẠM MINH LỘC

VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG VEN BIỂN

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 9310102

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI NGỌC ANH

- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Trước hết, mặc dù tỷ lệ thu hút lao động hàng năm khá cao, nhưng tỷ lệ dãn thải lao động cũng khá lơn Theo Nguyễn Hữu Dũng, trên phạm vi cả nước lao động tăng thêm hằng năm khoảng 10%, nhưng biên độ biến động lao động (vào - ra) lên tới 50% - 60%, thậm chí có doanh nghiệp ở khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 70%, làm cho doanh nghiệp vừa thiếu lao động, vừa không có lao động ổn định để bảo đảm sản xuất Gần 73% số lao động rời khỏi doanh nghiệp là do tự bỏ việc bởi thu nhập không bảo đảm cuộc sống, nhất là trong các dịp nghỉ lễ, tết (Nguyễn Hữu Dũng, 2008) Tại địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH đang diễn ra tình trạng nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ dãn thải cao hơn tỷ lệ thu hút và cũng có những doanh nghiệp trong năm không thu hút mà có tỷ lệ dãn thải lớn lớn như Công ty TNHH HZ- Tone VINA dãn thải tới 30% lao động (Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, 2015) Tình hình trên có thấy, đang có sự dãn thải về lao động trong các KCN dẫn đến không những gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, mà còn dẫn đến sự bất ổn về công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho người lao động cũng như tương lai của họ

Thứ hai, cơ cấu trình độ kỹ thuật của lao động vào làm việc trong KCN mặc dù có sự dịch chuyên theo hướng tích cực là tăng tỷ lệ lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, giảm tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo Tuy thế, cho đến năm 2015, tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tới 45% Điều này một mặt vừa làm cho chất lượng lao động KCN chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật của quá trình sản xuất KCN là nơi cần những lao động có kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm được sản xuất ra, mặt khác sự tiến bộ của người lao động nói riêng và trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động xã hội nói chung bị hạn chế

Thứ ba, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, thái độ của người lao động đối với các công việc mà bản thân đang đảm nhận, sự hứng thú với công việc và ý chí vươn lên của người lao động trong rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ lao động, hay nói cách khác là tác phong công nghiệp của người lao động chưa cao Điều này vừa ảnh hưởng tới năng suất lao động của người lao động, vừa không tạo ra đội ngũ lao động làm việc có kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt

Nói cách khác, lực lượng lao động trong các KCN trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH nói riêng đều đang đối mặt với những vấn đề khó khăn Đó là tính bất ổn về việc làm, sự hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật và tác phong công nghiệp của người lao động Trước những yêu cầu phát triển mạnh mẽ của KCN, việc đảm bảo về sự ổn định lao động trong KCN, đảm bảo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và có tác phong lao động công nghiệp đang là những đòi hỏi bức xúc

Trang 4

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề nhân lực trong KCN Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có chỉ tập trung vào khía cạnh nhìn nhận người lao động như là nguồn lực đầu vào để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển sản xuất của KCN Theo cách tiếp cận đó, để KCN phát triển cần phải đảm bảo lao động về số lượng, cơ cấu và chất lượng (Đỗ Tuấn Sơn, 2017)

Song ngược lại, KCN phải thực hiện các hành động để phát huy vai trò của người lao động làm việc trong các KCN, góp phần vào việc phát triển bền vững lực lượng lao động ngành công nghiêp; tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động này hầu như chưa được quan tâm thoả đáng Vấn đề đang đặt ra đối với người lao động sau thời gian vào làm việc tại KCN đang đối mặt với nhiều bấp bênh Trước mắt rõ ràng là họ có được công ăn việc làm, có thu nhập để đảm bảo đời sống Song về lâu dài, tình trạng việc làm của những đối tượng này đang thể hiện tính không ổn định dù họ đến tuổi nghỉ hưu bởi những quy định ngầm, cũng như tính dãn thải việc làm từ các khu công nghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường, tình trạng dãn thải lao động diễn ra theo chu kỳ sản xuất là một vấn đề mang tính quy luật, nhưng đối với người lao động đó là một thảm hoạ Chưa đến tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn muốn gắn bó với doanh nghiệp KCN, nhưng doanh nghiệp KCN nơi họ đang làm việc lại kết thúc chu kỳ hoạt động, hoặc bị giải thể, người lao động đối mặt với rủi ro về việc làm Thêm vào đó, khi xin vào làm việc trong KCN, người lao động gắn bó với một công đoạn nhỏ trong dây chuyền sản xuất mà không biết đến những nghề nghiệp chuyên môn khác Vấn đề này đang là bức xúc không những đối với bản thân người lao động, mà còn đối với sự phát triển bền vững của lực lượng lao động ngành công nghiệp, cũng như lực lượng lao động xã hội Thêm nữa, dù có nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thì việc tìm được việc làm cũng ngành nghề sau khi mất việc ở KCN là điều không hề đơn giản đối với những lao động này Phải chuyển đổi nghề để kiếm được việc làm là điều tất yếu Chất lượng lao động của các KCN nói riêng và do đó chất lượng lao động của xã hội (ngành công nghiệp) nói chung đang ở mức thấp và đối mặt với rủi ro về cơ hội việc làm khi tái tham gia thị trường lao động Những điều đang đặt ra đó, nhưng chưa có một nghiên cứu nào lý giải một cách có hệ thống Vì thế, việc nghiên cứu chủ đề “Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp - nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển vùng đồng bằng sông hồng” là mang lại ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách

2 Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên lập luận khoa học về vai trò của KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp và thực tế ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp định hướng

Trang 5

nâng cao vai trò KCN với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng những năm tới

2.1.2 Nhiệm vụ

Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề này, luận án góp phần hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố

Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở các một số tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Thứ ba, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở một số tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng những năm tới

3 Đối tượng nghiên cứu: là vai trò KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Bởi phát triển nhân lực ngành công nghiệp có phạm vi rộng, đề tài do đó, tập trung phân tích nhân lực trực tiếp sản xuất, hay là đội ngũ công nhân lao động trong nước, bao gồm cả lao động phức tạp (kỹ thuật) và lao động giản đơn

Sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp trong luận án được hiểu là sự phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Các tính ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình Nghiên cứu này sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp về kết quả phát triển khu công nghiệp, tình trạng nhân lực khu công nghiệp ở 3 địa bàn đại diện là Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng Trong đó, Hải Phòng là một trong hai địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam ( KCX Đồ Sơn, Hải Phòng và KCX Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh) Đến thời điểm hiện nay, Hải Phòng cũng là địa phương có sự phát triển mạnh mẽ KCX, khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) so với các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) Những vấn đề đã giải quyết, cần giải quyết trong phát triển nhân lực công nghiệp ở Hải Phòng, vai trò của KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở Hải Phòng, do đó, mang tính đại diện trong nghiên cứu vai trò KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng Bên cạnh đó, Nam Định là một trong năm tỉnh ở Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước Trong khi đó, Ninh Bình dù có sự chuyển biến tích cực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế thời gian vừa qua, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 51,38 triệu VNĐ/người/năm; chỉ đứng trên Quảng Ninh và Hưng Yên trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng (Nguyễn

Trang 6

Huy Lương , 2021) Những tỉnh lựa chọn trong nghiên cứu này, do đó, mang tính đại diện cho khu vực ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng

Luận án do đó sẽ sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp được xử lý từ kết quả điều tra, thu thập trên địa bàn thành phố Hải Phòng Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định, Ninh Binh về chủ đề liên quan Dữ liệu điều tra, phỏng vấn sâu trở thành căn cứ luận để tác giả luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp đối với một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng như Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình thời gian vừa qua Thêm vào đó, để đảm bảo tính khách quan, đầy đủ của đến mẫu điều tra, luận án còn kết hợp sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp, phản ánh kết quả phát triển khu công nghiệp, vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân nhân lực công nghiệp; đặc biệt đó còn là dự báo của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng về tình trạng phát triển KCN trong giai đoạn tới Tổng hợp dữ liệu phân tích sơ cấp, thứ cấp là luận cứ khoa học đưa ra khuyến nghị giải pháp của luận án này

- Về thời gian: Số liệu được thu thập trong nghiên cứu này gồm 2 nhóm Thứ nhất nhóm dữ liệu thứ cấp Đây là bộ dữ liệu phản ánh thực trạng phát triển khu công nghiệp, thực trạng phát triển nhân lực khu công nghiệp ở 3 tỉnh được chọn nghiên cứu điều tra từ khi các tỉnh này hình thành khu công nghiệp đến năm 2022; thêm vào đó là dự báo của một số địa phương về sự phát triển của các KCN trên địa bàn đến năm 2030 Thứ hai, nhóm dữ liệu sơ cấp, hệ thống dữ liệu điều tra, phỏng vấn sâu về vai trò khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong năm 2020; các phỏng vấn sâu đối với một số lãnh đạo, quản lý của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng được thực hiện, cập nhật trong suốt thời gian thực hiện luận án

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở 3 tỉnh chọn mẫu đại diện của vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, tác giả đưa ra một số khuyến nghị phương hướng và giải pháp đối với vấn đề nghiên cứu đến năm 2025, tầm nhìn 2030

5 Cách tiếp cận của luận án +Tiếp cận thực nghiệm:

Để nghiên cứu vai trò của KCN đối với phát triển nhân lực ngành công đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, luận án tiến hành xây dựng khung nghiên cứu (như mục 1.3.4.1.) Trên cơ sở đó, dữ liệu điều tra, khảo sát thu thập các thông tin tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp từ Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng; luận án tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng

Trang 7

bằng Sông Hồng hiện nay Kết hợp với dữ liệu thu thập từ Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng tác giả luận án làm rõ cái nhìn tổng thể về vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng

+Tiếp cận hệ thống:

Theo cách tiếp cận này, đề tài trước tiên sẽ làm rõ môi trường kinh tế - xã hội của sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình; xác định yếu tố tác động đến vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng; phân tích thực trạng tình hình biến đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực ngành công nghiệp dưới tác động của KCN; những thành tựu và hạn chế trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp hiện tại và nguyên nhân của những hạn chế; từ đó luận án đề xuất lên quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng

+ Tiếp cận liên ngành:

Sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp trong điều kiện phát triển KCN không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngành công nghiệp mà còn chịu sự tác động của nhiều ngành khác, nhất là sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển của giáo dục và đào tạo, sự quan tâm của các doanh nghiệp, của các cấp chính quyền địa phương Chính vì thế, việc nghiên cứu vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp cần được tiếp cận theo hướng liên ngành, phân tích sự phối kết hợp trong tổ chức triển khai hoạt động của các cơ quan quản lý của chính quyền địa phương, các ngành các cấp, các doanh nghiệp, và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trên địa bàn nghiên cứu Cách tiếp cận này do đó giúp đề tài có cái nhìn tổng quát đối với chủ đề nghiên cứu

6 Những đóng góp của luận án

Về lý thuyết dựa trên các cơ sở lý thuyết kinh tế về nhân lực và phát triển nhân lực, lý thuyết về kinh tế công nghiệp và tổ chức phát triển công nghiệp, luận án đã luận giải sự phát triển KCN có vai trò làm tăng quy mô, biến đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng nhân lực và nâng cao hiệu quả lao động ngành công nghiệp thông qua tỷ lệ đóng góp về kinh tế - xã hội của nhân lực ngành công nghiệp; đồng thời luận án xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Về thực tiễn, bằng các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu được qua điều tra, khảo sát, luận án đã khái quát được thực trạng vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay, thông qua tác động của KCN đến sự biến đổi về quy mô nhân lực, tốc độ tăng nhân lực qua các năm, đến sự biến đổi cơ cấu nhân lực về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, về việc hình thành tác phong

Trang 8

công nghiệp của nhân lực nagnfh công nghiệp Phân tích thực tiễn ở các KCN thành phố Hải Phòng, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trên ba khía cạnh: i) Về số lượng thì quy mô lao động được thu hút vào làm việc tại các KCN còn thấp so với khả năng của KCN; việc làm của một bộ phận lao động không ổn định do tình trạng dãn thải lao động khá lớn; tỷ lệ lao động hợp đồng có thời hạn khá cao; tình trạng chuyển chỗ làm việc cũng khá nhiều; ii) Về cơ cấu, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn còn thấp; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo, hay lao động phổ thông còn khá lớn (khoảng 50%, thậm chí hơn 50% số lao động của KCN); tình trạng mất cân đối của các loại lao động có trình độ chuyên môn khá rõ nét; tỷ lệ lao động nữ cao; tỷ lệ lao động chuyên gia nước ngoài vẫn còn đáng kể (khoảng 2%) trong cơ cấu lao động KCN; iii)Về chất lượng: tác phong công nghiệp của người lao động KCN còn hạn chế

Từ đó, luận án đã đề xuất ba quan điểm, ba phương hướng và năm nhóm giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế trên Những đề xuất này nếu được vận dụng trong thực tiễn sẽ góp phần nâng cao vai trò KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại một số tỉnh vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ

1.1 Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài

Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước về KCN, về phát triển nhân lực, về tác động của KCN đến phát triển nhân lực và các điều kiện đảm bảo Trên cơ sở đó, đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xác định nội dung nghiên cứu cho chủ đề luận án

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, khung nghiên cứu của luận án: Khung nghiên cứu của luận án được thể hiện như sau:

i) Các nhân tố ảnh hưởng với tư cách là các nguồn lực đầu vào tác động đến vai trò KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp Các nhân tố này bao gồm : môi trường luật pháp và cơ chế chính sách phát triển KCN như chính sách ngành nghề; chính sách kỹ thuật; chính sách đào tạo; chính sách tiền lương thu nhập đối với nhân lực,…; tổ chức quản lý của nhà nước trung ương và chính quyền địa phương về công tác quy hoạch KCN, quy hoạch ngành nghề; quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước trong thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển; kế hoạch và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của

Trang 9

các doanh nghiệp trong KCN; sự tham gia của cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp vào phát triển nhân lực KCN và năng lực tự thân của nhân lực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và tác phong công nghiệp

Hình 1 Khung phân tích của luận án

ii)Về vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp như là biến phụ thuộc phản ánh kết quả đầu ra Nó làm rõ KCN đã đóng góp vào việc tăng số lượng (quy mô), biến đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của nhân lực ngành công nghiệp

iii)Về các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: các chỉ tiêu đánh giá vai trò của KCN đối với sự phát triển nhân lực về số lượng, cơ cấu, chất lượng; các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của nhân lực ngành công nghiệp

Thứ hai, cơ sở lý thuyết của luận án là dựa trên quan điểm kinh tế chính trị, kết hợp lý thuyết về tổ chức phát triển công nghiệp và lý thuyết phát triển nhân lực để nghiên cứu sự biến đổi nhân lực trong KCN tác động đến sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Thứ ba, phương pháp thu thập xử lý dữ liệu Luận án chỉ ra các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng trong luận án Về dữ liệu sơ cấp, luân án thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua hệ thống bảng hỏi đối với người lao động (M1); bảng hỏi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp trong khu công nghiệp (M2); bảng hỏi đối với cán bộ quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu (M3); Bảng hỏi phỏng vấn sâu với các cơ sở đào tạo (M4) Luận án làm rõ cấu trúc nội dung từng loại bảng hỏi, kỹ thuật thiết kế; áp dụng thang đo Likert 5; chọn mẫu điều tra tiến hành điều tra với 316 M1+ 102 M2+ 104M3+ 3 M4= 525 phiếu các loại và phương pháp xử lý dữ liệu

Bên cạnh đó luận án còn tiến hành thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu đối với các nhà lãnh đạo quản lý trên địa bàn các tỉnh Nam Định, Ninh Bình

Nhân tố ảnh hưởng - Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

- Tổ chức quản lý của nhà nước - Hoạt động phát triển nhân lực của doanh nghiệp KCN

- Sự tham gia phát triển nhân lực của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp - Tự thân người lao động

Vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp - Đóng góp vào phát triển đội ngũ nhân lực

- Đóng góp vào sự biến đổi cơ cấu nhân lực

- Đóng góp vào biến đổi chất lượng nhân lực

- Đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nhân lực

Các tiêu chí đánh giá - Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp như: Số lượng; Cơ cấu; Chất lượng nhân lực

- Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của nhân lực

Quan điểm phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Trang 10

Về dữ liệu thứ cấp, luận án sử dụng báo cáo từ tổng cục thống kê, của UBND, Ban quản lý KCN các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, các báo cáo từ các nghiên cứu có liên quan trên các tạp chí, ân phẩm khoa học trong và ngoài nước CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ

2.1 Khu công nghiệp và phát triển nhân lực ngành công nghiệp 2.1.1 Khu công nghiệp và lợi ích của nó đối với sự triển kinh tế xã hội 2.1.1.1 Khu công nghiệp: Khái niệm và đặc điểm

Trên cơ sở trình bày các quan niệm khác nhau, luận án cho rằng, KCN là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể Đó là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định Trong KCN có thể có KCX hoặc các doanh nghiệp chế xuất Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khung pháp lý riêng

Căn cứ vào chức năng, không gian địa lý, thẩm quyền thành lập và phạm vi của thị trường, luận án chỉ ra các đặc điểm KCN

2.1.1.2 Lợi ích của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Luận án cho rằng các KCN muốn phát triển thì phải đảm bảo thoả mãn hài hoà lợi ích, thể hiện ở các mục tiêu của nhà đầu tư và của nước xây dựng KCN

2.1.2 Phát triển nhân lực ngành công nghiệp: Khái niệm và đặc điểm 2.1.2.1 Nhân lực và phát triển nhân lực

Thứ nhất, nhân lực và nguồn nhân lực Luận án cho rằng nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Nói đến nhân lực là nói về người lao động, nói về lực lượng lao động; đó là những người ở một độ tuổi nhất định có thể vận dụng sức lực của mình, sức óc, sức thần kinh, sức bắp cơ để tạo ra của cải

Luận án đã phân biệt rõ nhân lực và nguồn nhân lực.

Thứ hai, về phát triển nguồn nhân lực Luận án phân tích phát triển nhân lực ở tầm vĩ mô và vi mô Ở tầm vĩ mô, phát triển nhân lực được hiểu là hệ thống các biện pháp, chính sách nhằm tăng quy mô, biến đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng nhân lực Ở tầm vi mô, phát triển nhân lực là các chính sách, biện pháp về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối với người lao động mà các doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực cho hoạt động của doanh nghiệp Luận án này sẽ đi sâu phân tích phát triển nhân lực tầm vĩ mô

2.1.2.2 Phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Thứ nhất, đặc điểm lực nhân lực ngành công nghiệp Theo luận án, nhân lực ngành công nghiệp là những người đang làm việc, giữ những vị trí khác nhau trong

Trang 11

quá trình sản xuất công nghiệp Họ có thể là người lao động sản xuất trực tiếp, cũng có thể là những cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, công ty của ngành công nghiệp Những đặc điểm chính của nhân lực ngành công nghiệp là: làm việc tập trung; thuộc diện lao động phức tạp; được chuyên môn hoá và chuẩn hoá cao, đòi hỏi tính kỷ luật và thái độ làm việc nghiêm ngặt; đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

Thứ hai, phát triển nhân lực ngành công nghiệp Luận án quan niệm, phát triển nhân lực ngành công nghiệp là quá trình tăng lên về số lượng, thay đổi về cơ cấu và nâng cao chất lượng nhân lực của ngành công nghiệp, từ đó mà nâng cao hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp

2.2 Vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp: Khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng

2.2.1 Khái niệm vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Vận dụng ý nghĩa của khái niệm “vai trò”, luận án chỉ rõ, vai trò của KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp là tác dụng của KCN đối với những biến đổi về số lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng nhân lực của ngành công nghiệp;từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân lực ngành công nghiệp

2.2.2 Nội dung vai trò KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp Luận án phân tích nội dung vai trò KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên bốn khía cạnh sau:

2.2.2.1 Vai trò KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp về phương diện tăng quy mô nhân lực

Luận án chỉ ra, sự phát triển của KCN sẽ đóng góp vào phát triển đội ngũ nhân lực động đảo cho ngành công nghiệp Sự đóng góp này chịu sự tác động của hai xu hướng thu hút và giãn thải nhân lực

2.2.2.2 Vai trò KCN đối với sự phát triển nhận lực ngành công nghiệp về phương diện biến đổi cơ cấu nhân lực ngành công nghiệp

Luận án làm rõ khái niệm về cơ cấu nhân lực, cách phân loại cơ cấu nhân lực và đi sâu phân tích cơ cấu đào tạo và cơ cấu chuyên môn của nhân lực; Luận án phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu đào tạo, cơ cấu chuyên môn và những vấn đề đặt ra đối với nhân lực đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn làm việc trong các KCN

2.2.2.3 Vai trò KCN đối với việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghiệp Luận án quan niệm chất lượng nhân lực ngành công nghiệp thể hiện ở trí lực, tâm lực và thể lực của người lao động làm việc trong ngành công nghiệp, biểu hiện ở

Trang 12

trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và thể chất của người lao động trong ngành công nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chỉ đề cập đến trí lực và tâm lực của nhân lực

2.2.2.4 Vai trò KCN đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nhân lực ngành công nghiệp

Luận án quan niệm, vai trò của KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp không chỉ thể hiện ở những tác động của nó đến sự biến đổi về quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực của ngành công nghiệp, mà còn thể hiện ở việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân lực ngành công nghiệp, từ đó dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành công nghiệp Đây là một trong những vấn đề quan trọng của sự phát triển KCN, một mặt phản ánh kết quả của sự phát triển nhân lực KCN, mặt khác đáp ứng được mục tiêu cuối cùng của cả người lao động, của các nhà đầu tư cũng như của nhà nước

Từ đó, đã chỉ ra phạm vi hiệu quả kinh tế - xã hội trong của nhân lực ngành công nghiệp do việc phát triển KCN mang lại được đề cập trong luận án này

2.2.3 Tiêu chí đánh giá vai trò KCN đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

2.2.3.1 Nhóm tiêu chí đánh giá vai trò của KCN đối với sự phát triển về quy mô nhân lực ngành công nghiệp

Nhóm này gồm 8 chỉ tiêu sau đây: 1) Quy mô nhân lực KCN hàng năm; 2) Tốc độ tăng trưởng nhân lực trong KCN;3) Quy mô nhân lực ngành công nghiệp hàng năm; 4) Tốc độ tăng trưởng nhân lực ngành công nghiệp hàng năm;5) So sánh tốc độ tăng trưởng nhân lực trong KCN với tốc độ tăng trưởng nhân lực ngành công nghiệp hàng năm; 6) Tỷ lệ nhân lực KCN so với nhân lực ngành công nghiệp hàng năm;7) Tỷ lệ thu hút nhân lực vào KCN hàng năm; và 8) Tỷ lệ dãn thải nhân lực khỏi KCN hàng năm

2.2.3.2 Nhóm tiêu chí đánh giá vai trò KCN đối với việc biến đổi về cơ cấu nhân lực ngành công nghiệp

Nhóm này gồm ba chỉ tiêu sau: 9) Số lượng nhân lực đã qua đào tạo hàng năm; 10) Tỷ lệ phần trăm nhân lực đã qua đào tạo của KCN; và 11) Tỷ lệ đóng góp nhân lực qua đào tạo của KCN cho ngành công nghiệp

2.2.3.3 Nhóm tiêu chí đánh giá vai trò KCN đối với việc biến đổi về chất lượng nhân lực ngành công nghiệp

Nhóm này gồm ba chỉ tiêu sau: 12)Tỷ lệ đóng góp về nhân lực chuyên môn của KCN với ngành công nghiệp; 13) Góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực ngành công nghiệp; và 14) Góp phần nâng cao tác phong công nghiệp của nhân lực ngành công nghiệp

Trang 13

2.2.3.4 Tiêu chí đánh giá vai trò KCN đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của nhân lực ngành công nghiệp

Nhóm này gồm 5 chỉ tiêu sau:15) Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản xuất bình quân của nhân lực KCN cho ngành công nghiệp;16)Tỷ lệ đóng góp xuất khẩu bình quân của nhân lực KCN cho ngành công nghiệp; 17) Tỷ lệ đóng góp NSNN bình quân của nhân lực KCN cho ngành công nghiệp;18) Tỷ lệ đóng góp thu nhập bình quân của nhân lực KCN cho nhân lực ngành công nghiệp;và 19) Tỷ lệ đóng góp về đảm bảo an sinh xã hội của KCN cho nhân lực ngành công nghiệp

2.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

2.2.4.1 Chính sách phát triển nhân lực của nhà nước (trung ương và địa phương) đối với KCN

Luận án làm rõ khái niệm về chính sách phát triển nhân lực, nội dung và yêu cầu của chính sách đó đối với sự phát triển KCN

2.2.3.2 Công tác tổ chức quản lý của nhà nước đối với sự phát triển KCN nói chung, phát triển nhân lực KCN nói riêng

Từ khái niệm về quản lý nhà nước đối với KCN và sự phát triển nhân lực KCN luận án đã phân tích những nội dung chủ yếu của tổ chức, quản lý nhà nước đối với phát triển nhân lực KCN như xây dựng bộ máy quản lý nhân lực; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ chính sách cũng như quy hoạch nhân lực đã được phê duyệt

2.2.3.3 Tổ chức quản lý hoạt động phát triển nhân lực của doanh nghiệp

Từ khái niệm tổ chức quản lý hoạt động phát triển nhân lực của doanh nghiệp luận án chỉ ra những vấn đề mà doanh nghiệp cần đảm bảo để phát triển nhân lực Đó là, phải tạo môi trường làm việc, có các chính sách ưu đãi và khuyến khích nhân lực; xây dựng được quan hệ giữa người lãnh đạo quản lý và nhân lực sản xuất trực tiếp; và thường xuyên quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân lực

2.2.3.4 Sự phối hợp tham gia phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa của việc phối hợp trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp, luận án cho rằng, việc phối hợp cần được tiến hành trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của các bên có liên quan.Theo đó luận án chỉ ra các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, của doanh nghiệp, của các cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội trong phát triển nhân lực

2.2.3.5.Năng lực của bản thân nhân lực trong khu công nghiệp

Luận án cho rằng, năng lực của nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp KCN nói riêng, trong ngành công nghiệp nói chung là các kiến thức, kỹ năng và thái độ

Ngày đăng: 29/08/2024, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w