1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tom tat luan an (viet) phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Lê Thị Kim Loan
Người hướng dẫn Ts. Ngô Thị Thanh Trúc, Ts. Dương Đăng Khoa
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 897,02 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 GIỚI THIỆU (6)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (6)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (7)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (7)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (7)
    • 1.3 Câu hỏi và giải thuyết trong nghiên cứu (0)
      • 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu (7)
      • 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu (7)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (8)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (8)
      • 1.4.2 Không gian nghiên cứu (8)
      • 1.4.3 Thời gian nghiên cứu (8)
  • Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (9)
    • 2.1 Lý thuyết về sinh kế bền vững (9)
    • 2.2 Lý thuyết về khung sinh kế nông thôn bền vững (9)
    • 2.3 Lý thuyết về sinh kế và nghèo (9)
    • 2.4 Lý thuyết về bẫy nghèo (10)
  • Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 3.1 Khung phân tích (11)
    • 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (0)
      • 3.2.1 Địa bàn nghiên cứu (11)
      • 3.2.2 Dữ liệu thứ cấp (11)
      • 3.2.3 Dữ liệu sơ cấp (11)
    • 3.3 Phương pháp phân tích (12)
      • 3.3.1 Xây dựng hệ thống biến cho mô hình thực nghiệm (12)
      • 3.3.2 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế: Phương pháp trọng số entropy (13)
      • 3.3.3 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược (13)
      • 3.3.4 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng nghèo (15)
  • Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (17)
    • 4.1 Tác động của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn (17)
    • 4.2. Tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn (20)
    • 4.3 Tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn (22)
      • 4.3.1 So sánh thu nhập của hộ gia đình ở vùng bị xâm nhập mặn khác (22)
      • 4.3.2 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đối với thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo (23)
      • 4.3.3 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập của hộ (24)
    • 4.4 Cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn (25)
  • Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (29)
    • 5.1 Kết luận (29)
    • 5.2 Đề xuất (29)
      • 5.2.1 Giải pháp công trình (0)
      • 5.2.2 Giải pháp phi công trình (0)
      • 5.2.3 Mô hình sinh kế đề xuất cho hộ gia đình nông thôn trong vùng bị xâm nhập mặn (0)

Nội dung

Lý thuyết về bẫy nghèo từ tác động của các thảm họa thiên tai Barbier, 2015 cho thấy rằng các thảm họa làm suy giảm nguồn vốn sinh kế và các kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn, dẫ

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một trong ba châu thổ trên thế giới chịu tổn thương nặng nề nhất bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) Trong những năm gần đây, ĐBSCL đã trải qua các đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua, đặc biệt là vào mùa khô năm 2015-2016 và nặng nề hơn vào mùa khô năm 2019-2020 Xâm nhập mặn do nước biển dâng và hạn hán nghiêm trọng trong thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường cho vùng ĐBSCL

Lý thuyết về bẫy nghèo từ tác động của các thảm họa thiên tai (Barbier, 2015) cho thấy rằng các thảm họa làm suy giảm nguồn vốn sinh kế và các kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn, dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình để ứng phó với các cú sốc ấy Lý thuyết về khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người Bên cạnh đó, lý thuyết về khung sinh kế nông thôn (Scoones, 1998) chỉ ra rằng các cú sốc khí hậu dưới góc nhìn của khung sinh kế bền vững tác động đến các thành phần sinh kế hộ gia đình nông thôn Các lý thuyết này đều cho thấy rằng thiên tai và các hiện tượng cực đoan tác động tiêu cực lên toàn bộ sinh kế của hộ gia đình, dẫn đến gia tăng nguy cơ nghèo Các tài liệu hiện có xem xét tác động cụ thể của xâm nhập mặn lên sinh kế và tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL là tương đối khan hiếm Các nghiên cứu thường tập trung vào phân tích kết quả sinh kế của hộ gia đình ở vùng bị mặn như thu nhập nông nghiệp (Anh và ctv., 2022; Rate et al., 2023), chi phí sản xuất nông nghiệp (Hải và ctv., 2021), hiệu quả sản xuất (Nguyệt & Trân, 2022) Các nghiên cứu thường kết luận rằng thiên tai làm giảm thu nhập hoặc chi tiêu của nông dân và ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ Vì vậy, khoảng trống cho nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL, đặc biệt là hộ nghèo là khá lớn

Nghiên cứu thực hiện “Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long” nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để ổn định sinh kế và giảm thiệt hại do xâm nhập mặn.

Câu hỏi và giải thuyết trong nghiên cứu

Long” nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để ổn định sinh kế và giảm thiệt hại do xâm nhập mặn

Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng ĐBSCL nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững

(i) So sánh sự khác biệt sinh kế của hộ gia đình nông thôn giữa các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau

(ii) Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng ĐBSCL

(iii) Đề xuất giải pháp giúp hộ gia đình áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững

1.3 Câu hỏi và giả thuyết trong nghiên cứu

(i) Các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập và tình trạng nghèo) của hộ gia đình nông thôn ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên có khác biệt so với vùng còn lại hay không? (ii) Tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập) của hộ nghèo như thế nào? (iii) Giải pháp giúp hộ gia đình áp dụng chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững là gì?

(i) Các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập và tình trạng nghèo) của hộ gia đình nông thôn ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên có khác biệt so với vùng còn lại

(ii) Xâm nhập mặn tác động đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập) của hộ nghèo nặng nề hơn hộ không nghèo

(iii) Một số giải pháp về chiến lược sinh kế phù hợp sẽ giúp hộ gia đình giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn ĐBSCL Sinh kế của hộ gia đình nông thôn chịu sự tác động của xâm nhập mặn bao gồm nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế thể hiện thông qua thu nhập Đặc biệt, nghiên cứu tập trung xem xét tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo so với hộ không nghèo trong vùng Vì vậy, đối tượng khảo sát của luận án là hộ gia đình nông thôn ĐBSCL có sinh kế nông nghiệp để so sánh mức độ tác động của xâm nhập mặn đến hộ nghèo và hộ không nghèo

Các tỉnh được lựa chọn thể hiện được tác động của xâm nhập mặn từ bờ biển phía tây thông qua nhánh sông Cái Lớn và bờ biển phía đông thông qua nhánh sông Tiền và sông Hậu Vì vậy, vùng nghiên cứu phù hợp của luận án là vùng nông thôn của bốn tỉnh ở khu vực ĐBSCL, bao gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng

1.4.3 Thời gian nghiên cứu Để so sánh tác động của xâm nhập mặn đến hộ gia đình bị mặn lần đầu và thường xuyên, đợt xâm nhập mặn lớn vào mùa khô năm 2015-2016 được dùng làm tác nhân để đo lường thay đổi trong sinh kế hộ gia đình trước và sau khi bị ảnh hưởng Dữ liệu bảng của các hộ gia đình nông thôn thuộc bốn tỉnh ĐBSCL được lấy từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014 (hai năm trước tác động) và năm 2018 (hai năm sau tác động) được sử dụng cho nghiên cứu này

Ngoài ra, để đảm bảo sự phù hợp và tính thời sự, nghiên cứu này tiếp tục sử dụng dữ liệu được khảo sát bổ sung năm 2022 của các hộ gia đình trên để kiểm chứng cơ chế tác động của xâm nhập mặn bằng phương pháp định tính

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập dữ liệu

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích

Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông thôn vùng ĐBSCL được mô tả tại Hình 3.2

Hình 3.2: Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông thôn

Nguồn: Đề xuất của tác giả

3.2 Phương pháp thu nhập dữ liệu

Các tỉnh được chọn thể hiện được tác động của xâm nhập mặn từ bờ biển phía tây qua nhánh sông Cái Lớn và phía đông qua nhánh sông Tiền và sông Hậu, gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng

Dữ liệu 344 hộ gia đình nông thôn trong địa bàn nghiên cứu từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2014 và 2018 Dữ liệu khác từ niên giám thống kê, bản đồ, kịch bản, báo cáo về xâm nhập mặn ở ĐBSCL, các nghiên cứu khoa học được công bố.

Nghiên cứu khảo sát bổ sung 344 hộ trên vào năm 2022 về nhận thức và hành động thích ứng nhằm kiểm chứng cơ chế tác động Luận án còn tham vấn ý kiến của 6 chuyên gia và 12 cán bộ địa phương

Vùng bị mặn thường xuyên

Kiểm chứng về cơ chế tác động và sự thay đổi sinh kế trong dài hạn

So sánh khác biệt trong sinh kế Nhóm 1

Vùng bị mặn lần đầu

Nguồn vốn sinh kế Xâm nhập mặn

Chiến lược sinh kế Vùng không bị mặn thường xuyên Đối tượng nghiên cứu

Yếu tố tác động Dữ liệu Phân vùng nghiên cứu Nội dung phân tích

Tác động khộng đồng nhất

Hộ không nghèo Mùa khô 2015-2016

Phương pháp phân tích

Nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp phân tích định lượng, định tính để làm rõ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (Error! Reference source not found.)

Hình 3.7 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo

3.3.1 Xây dựng hệ thống biến cho mô hình thực nghiệm

Hệ thống các biến thể hiện chỉ báo vốn sinh kế tại Bảng 3.3

Bảng 3.3: Hệ thống chỉ báo vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn

Mô tả Đo lường Vốn con người

Lực lượng lao động H1 Số thành viên trong hộ có tham gia vào một loại sinh kế bất kỳ

Tỷ lệ lao động nam H2 Tỷ lệ lao động nam trong tổng lực lượng lao động của hộ

Trình độ giáo dục của lao động H3 Bằng cấp cao nhất của lực lượng lao động trong hộ (1=THCS trở lên; 0=Ngược lại)

Tuổi lao động H4 Số tuổi trung bình lực lượng lao động của hộ Tuổi Vốn tự nhiên

Diện tích đất canh tác N1 Tổng diện tích đất canh tác của hộ 1.000m 2 Đa dạng các loại cây trồng N2 Tỷ lệ loại cây được trồng trên đất canh tác của hộ trên số loại cây trồng nhiều nhất của các hộ trong vùng (11 loại cây trồng)

Chất lượng nhà ở P1 Nhà ở của hộ thuộc loại bán kiên cố trở lên

Diện tích nhà ở P2 Diện tích nhà ở của hộ m 2

Số lượng đồ dùng lâu bền P3 Số lượng đồ dùng lâu bền của hộ Cái/chiếc Vốn tài chính

Khả năng tiếp cận vốn vay F1 Hộ gia đình có vay vốn (1=Có, 0=Không) Dummy Giá trị gia súc F2 Tổng giá trị gia súc thuộc sở hữu của hộ trong năm Triệu đồng Vốn xã hội

Tham gia vào các tổ chức đảng, đoàn thể

S1 Hộ gia đình có thành viên tham gia vào các tổ chức đảng, đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh (1=Có, 0=Không)

Thông tin truyền thông địa phương S2 Hộ gia đình có nhận được thông tin truyền thông từ hệ thống loa truyền thanh địa phương (1=Có, 0=Không)

Khoảng cách đến trung S3 Khoảng cách từ nhà của hộ đến trung tâm Km

Dựa trên bản đồ ranh mặn 4g/l tại ĐBSCL, biến 𝑋𝑁𝑀1 với giá trị giả bằng 1 nếu hộ thường xuyên bị xâm nhập mặn ở mức 4g/l và giá trị

0 nếu khác, biến 𝑋𝑁𝑀2 với giá trị 1 nếu hộ gia đình bị xâm nhập mặn lần đầu vào mùa khô năm 2015-2016 ở mức 4g/l và giá trị 0 nếu khác Các biến giải thích khác tại Bảng 3.4

Bảng 3.4: Biến giải thích cốt lõi được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Biến giải thích Ký hiệu Mô tả

Hiệu ứng cố định của tỉnh TINH Hiệu ứng cố định của tỉnh (Cơ sở = Bến Tre)

Trà Vinh TV Biến giả giá trị 1 nếu hộ thuộc tỉnh Trà Vinh

Hậu Giang HG Biến giả giá trị 1 nếu hộ thuộc tỉnh Hậu Giang

Sóc Trăng ST Biến giả giá trị 1 nếu hộ thuộc tỉnh Sóc Trăng

Xâm nhập mặn XNM Phân loại mức độ xảy ra xâm nhập mặn

Xâm nhâp mặn thường xuyên

XNM1 Biến giả giá trị 1 nếu hộ thuộc vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn, giá trị 0 nếu ngược lại Xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016 XNM2 Biến giả giá trị 1 nếu hộ thuộc vùng lần đầu bị xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2015-2016, giá trị 0 nếu ngược lại

Nghèo NGHEO Biến giả nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc diện hộ, 0 nếu ngược lại

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.2 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế: Phương pháp trọng số entropy

Từ trọng số entropy (𝑊 𝑘 ) được tính toán, nghiên cứu tìm chỉ số vốn sinh kế của hộ nông thôn (3.3) và của vùng nghiên cứu (3.4):

𝑛 (3.4) CPZ nằm trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó giá trị 0 là sinh kế bền vững yếu nhất trong khi giá trị 1 cho thấy sinh kế bền vững nhất

Phương pháp khác biệt kép (Difference in Difference - DID) đánh giá tác động của xâm nhập mặn lên chỉ số vốn sinh kế Sự khác biệt được ước tính bằng hiệu quả can thiệp trung bình bởi phương trình sau:

3.3.3 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế

3.3.3.1 Phương pháp so sánh sự khác biệt về chiến lược sinh kế ở các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau a) So sánh sự khác biệt trong khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế

Mô hình probit đa biến giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sinh kế của nông hộ vùng xâm nhập mặn ĐBSCL

Trong đó, 𝑆𝐾𝑇𝑇 𝑖 ∗ , 𝑆𝐾𝑇𝑆 𝑖 ∗ , 𝑆𝐾𝐿𝐶 𝑖 ∗ , 𝑆𝐾𝑃𝑁𝑁 𝑖 ∗ bằng 1 nếu hộ thứ 𝑖 tìm kiếm thu nhập lần lượt từ trồng trọt, thủy sản, làm công và phi nông nghiệp

Mô hình hồi quy tobit đa biến nắm bắt mức độ tiềm ẩn của các hộ gia đình quyết định không tham gia vào một phương án sinh kế cụ thể

Trong đó, 𝑇𝐻𝑈𝑇𝑇 𝑖 ∗ , 𝑇𝐻𝑈𝑇𝑆 𝑖 ∗ , 𝑇𝐻𝑈𝐿𝐶 𝑖 ∗ và 𝑇𝐻𝑈𝑃𝑁𝑁 𝑖 ∗ là thu nhập của hộ thứ i tham gia vào trồng trọt, thủy sản, làm công và phi nông nghiệp b) So sánh sự khác biệt trong khả năng kết hợp của sinh kế nông nghiệp với sinh kế khác

Mô hình logit nhị thức xác định hộ gia đình được hỏi có kết hợp sinh kế nông nghiệp với làm công hoặc phi nông nghiệp hay không

Trong đó, 𝑃 𝑖 là xác suất hộ gia đình thứ 𝑖 tham gia kết hợp sinh kế và nằm từ 0 đến 1 Tác động cận biên của một biến giải thích 𝑋 𝑖 là:

∂𝑋 𝑖 = 𝛽 𝑖 × 𝑃 𝑖 × (1 − 𝑃 𝑖 ) (3.19) Một hộ sẽ chọn kết hợp sinh kế mang lại mức hữu dụng tối đa từ thu nhập Mô hình logit đa thức được xây dựng với ba sự kết hợp sinh kế khác nhau cùng chiến lược không kết hợp sinh kế làm cơ sở:

Trong đó, xác suất 𝑃 1𝑖 , 𝑃2𝑖, 𝑃3𝑖 mà hộ thứ 𝑖 chọn kết hợp là nông nghiệp và làm công, nông nghiệp và phi nông nghiệp hoặc cả ba chiến lược so với chỉ sinh kế nông nghiệp Hiệu ứng tác động cận biên là:

3.3.3.2 Phương pháp phân tích tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế

Mô hình probit phân tích tác động xâm nhập mặn đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn giai đoạn 2014-2018:

𝑌 1𝑖 ∗ = 𝛽 1 𝑋𝑁𝑀1 𝑖 + 𝛽 1𝑋 𝑋 𝑖 + 𝜀 1𝑖 ; 𝑌 1𝑖 = 1 nếu 𝑌 1𝑖 ∗ > 0 nếu hộ tiếp tục tham gia trồng trọt, 𝑌 1𝑖 = 0, nếu 𝑌 1𝑖 ∗ ≤ 0 (nếu khác)

𝑌 2𝑖 ∗ = 𝛽 2 𝑋𝑁𝑀1 𝑖 + 𝛽 2𝑋 𝑋 𝑖 + 𝜀 2𝑖 ; 𝑌 2𝑖 = 1 nếu 𝑌 2𝑖 ∗ > 0 nếu hộ tiếp tục tham gia thủy sản, 𝑌 2𝑖 = 0, nếu 𝑌 2𝑖 ∗ ≤ 0 (nếu khác)

𝑌 3𝑖 ∗ = 𝛽 3 𝑋𝑁𝑀1 𝑖 + 𝛽 3𝑋 𝑋 𝑖 + 𝜀 3𝑖 ; 𝑌 3𝑖 = 1 nếu 𝑌 3𝑖 ∗ > 0 nếu hộ có tăng số lao động làm công, 𝑌 3𝑖 = 0, nếu 𝑌 3𝑖 ∗ ≤ 0 (nếu khác)

𝑌 4𝑖 ∗ = 𝛽 4 𝑋𝑁𝑀1 𝑖 + 𝛽 4𝑋 𝑋 𝑖 + 𝜀 4𝑖 ; 𝑌 4𝑖 = 1 nếu 𝑌 4𝑖 ∗ > 0 nếu hộ tham gia mới vào phi nông nghiệp, 𝑌 4𝑖 = 0, nếu 𝑌 4𝑖 ∗ ≤ 0 (khác)

Xác suất tiếp tục trồng trọt, tiếp tục thủy sản, tăng số lao động làm công hoặc tham gia mới vào phi nông nghiệp của hộ thứ i là:

3.3.4 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng nghèo

3.3.4.1 Phương pháp so sánh sự khác biệt về thu nhập và nghèo ở các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau

Mô hình hồi quy tuyến tính bội đối với thu nhập của hộ gia đình trong năm 2018 bằng phương pháp bình phương bé nhất như sau:

Trong đó, 𝑌 𝑖 là logarit tự nhiên thu nhập của hộ gia đình

Mô hình probit thứ bậc ước tính tác động của xâm nhập mặn thông qua xác suất thuộc các nhóm thu nhập Mô hình như sau:

Trong đó, 𝑌 𝑖 là ngũ phân vị thu nhập của hộ gia đình với j=5 nhóm thu nhập có thứ bậc từ thấp đến cao (từ 1 đến 5)

Phương pháp đối sánh điểm xu hướng so sánh thu nhập của hộ bị tác động bởi xâm nhập mặn bằng hiệu quả can thiệp trung bình (ATT):

Trong đó, 𝑋𝑁𝑀1 phản ánh mức độ xảy ra của xâm nhập mặn; 𝑌 1𝑖 và 𝑌 0𝑖 là thu nhập của hộ khi mẫu nhóm thường xuyên bị mặn ở mức 4g/l và khi mẫu nhóm không thường xuyên bị mặn ở mức 4g/l

3.3.4.2 Phương pháp phân tích tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập và nghèo

Phương pháp khác biệt kép (DID) đánh giá tác động của xâm nhập mặn lên thu nhập và nghèo của các hộ giai đoạn 2014-2018 Các nguồn thu nhập được quy đổi về giá trị năm 2014 bởi chỉ số CPI Giá trị ATT về sự khác biệt thu nhập giữa nhóm can thiệp (1 và 2) với nhóm đối chứng bằng phương pháp DID được ước lượng:

Mô hình logit nhị thức phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ trước tác động của xâm nhập mặn Trong đó, biến phụ thuộc có giá trị 1 nếu hộ nghèo và giá trị 0 nếu hộ không nghèo

Trong đó, 𝑃 𝑖 là xác suất hộ gia đình thứ 𝑖 rơi vào ngưỡng nghèo

Cuối cùng, sự tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn được kiểm chứng cơ chế tác động bằng phương pháp định tính bởi sự đánh giá của chính hộ gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng Dữ liệu khảo sát bổ sung của hộ gia đình năm 2022 làm cơ sở để phân tích nhận thức của hộ gia đình về xâm nhập mặn trong thời gian qua, đánh giá của hộ gia đình về cơ chế tác động của xâm nhập mặn lên vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, thu nhập và tình trạng nghèo của hộ

Ngày đăng: 28/10/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w