1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái niệm, Đặc Điểm, tiêu chí về các nước phương Đông

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm, Đặc điểm, Tiêu chí về các nước Phương Đông
Tác giả Nguyễn Thúy Hường
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đình Chỉnh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Văn hóa và Tư tưởng Phương Đông
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 345,82 KB

Nội dung

Nhưng sau đây, tôi xin nêu ra 3 định nghĩa … để có thể hiểu về phương Đông một cách chính xác nhất: • Theo quan niệm của nhiều học giả, phương Đông là nơi ra đời của những nền văn minh c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

O

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TƯ

TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

ĐỀ TÀI:

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, TIÊU CHÍ VỀ CÁC

NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG

Giảng viên : PGS.TS Lê Đình Chỉnh Sinh viên : Nguyễn Thúy Hường

Mã sinh viên : 21030552

Bắc Ninh, ngày 1 tháng 1 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I, LỜI MỞ ĐẦU 3

II, NỘI DUNG 4

1 Khái niệm về phương Đông 4

2 Đặc điểm các nước phương Đông 4

a Khu vực Tây Á - Bắc Phi 5

b Khu vực Đông Á 5

c Khu vực Đông Nam Á 6

d Khu vực Nam Á 7

e Khu vực Trung Á 7

3 Tiêu chí về các nước phương Đông 8

a Về lịch sử 8

b Về văn hóa 9

c Về chính trị 10

d Về xã hội 11

III, KẾT LUẬN 13

IV, TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

I, LỜI MỞ ĐẦU

Nói đến lịch sử văn minh nhân loại, người ta thường nghĩ ngay đến những giá trị to lớn mà con người đã đạt được trong cho đến ngày hôm nay Nhưng chúng ta cần nhìn nhận lại quá trình phát triển của xã hội và lịch sử loài người để có thể có một cái nhìn chính xác hơn về lịch sử văn minh nhân loại Ngay từ rất sớm, từ thời cổ đại, xã hội văn minh của loài người đã bắt đầu Đó là khu vực phương Đông chứ không phải ở một nơi nào khác Những thành tựu văn minh rực rỡ đầu tiên trong lịch sử loài người đã được hình thành và phát triển tại nơi đây

Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến những nền văn minh nổi tiếng như Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, cũng như hàng loạt tín ngưỡng bản địa mang hương vị phương Đông như Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Đạo Phật, … Tóm lại, phương Đông là một nơi văn minh có “bản sắc” riêng cả về truyền thống cũng như hiện đại Ngày nay, từ các khía cạnh lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và các khía cạnh khác phương Đông chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử thế giới

Vậy phương Đông là gì? Các nước ở phương Đông sẽ như thế nào? Và tiêu chí để phân biệt phương Đông là gì? Tất cả sẽ được tôi trình bày chi tiết trong bài tiểu luận này! Tôi mong qua bài tiểu luận này, người đọc có thể hiểu thêm về phương Đông và đặc điểm của nơi đây

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

II, NỘI DUNG

1 Khái niệm về phương Đông

Có rất nhiều khái niệm khác nhau định nghĩa về phương Đông Nhưng sau đây, tôi xin nêu ra 3 định nghĩa … để có thể hiểu về phương Đông một cách chính xác nhất:

• Theo quan niệm của nhiều học giả, phương Đông là nơi ra đời của những nền văn minh châu thổ, tức là những nền văn minh được hình thành và phát triển dựa trên lưu vực các con sông đó Phương Đông có tên gọi khác là Viễn Đông (Far East) hay thế giới phương Đông (Eastern World) trong tương quan so sánh với người phương Tây

• Trong lịch sử, khái niệm về phương Đông là gồm toàn bộ thế giới bên ngoài châu

Âu, theo ý nghĩa tương đối, không có thuần túy xác định về phương hướng, bao gồm các nước ngoài châu Âu như Á, Phi và Mĩ Latinh, không bao gồm Bắc Mỹ vì theo cách nhìn nhận của phương Tây thì Bắc Mỹ là một khu vực chủ nghĩa tư bản phát triển

• Còn theo quan niệm của giai cấp tư sản - giai cấp bị phương Tây cai trị và xâm lược thì phương Đông là một khu vực chính trị Có nhiều phong trào giải phóng dân tộc

đã nổ ra mạnh mẽ ở phương Đông và nhiều quốc gia trong số đó đã lần lượt giành được độc lập, xây dựng đất nước, phục hưng dân tộc sau Đại chiến thế giới lần thứ

II (Á, Phi, Mĩ Latinh) và được gọi là Thế giới thứ III

2 Đặc điểm các nước phương Đông

Lấy châu Âu làm trục đối xứng để so sánh thì phương Đông gồm 5 khu vực:

• Khu vực Tây Á - Bắc Phi

• Khu vực Đông Á

• Khu vực Đông Nam Á

• Khu vực Nam Á

• Khu vực Trung Á

Sau đây, tôi xin nêu một số đặc điểm điển hình của từng khu vực để người đọc có thể có một cái nhìn bao quát nhất về từng khu vực này

Trang 5

a Khu vực Tây Á - Bắc Phi

- Khu vực Tây Á - Bắc Phi bao gồm phần lớn là bán đảo Ả Rập, vịnh Ba Tư ở phía đông,

biển Ả Rập ở phía đông nam và biển Đỏ ở phía Tây Giới hạn phía đông của Tây Á được

đánh dấu bởi biên giới giữa Iran và Afghanistan

- Đặc điểm khu vực Tây Á - Bắc Phi:

• Có nhiều sa mạc rộng lớn như Sahara, Arập, Libi, … và diện tích sa mạc chiếm đến 70% diện tích nơi đây Địa hình Tây Á có nhiều đồi núi và thung lũng, khí hậu nóng nực, khô khan, ít mưa (lượng mưa cao nhất là 200mm ở Địa Trung Hải và thấp nhất là 25mm ở Cairo)

• Tuy nhiên, bù lại thì ở đây có 3 con sông lớn như: sông Nile - được coi là con sông dài nhất thế giới (6,853 km), sông Tigris - là con sông lớn thứ hai ở Tây Á là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất ở lưỡi liềm màu mỡ, và đã hỗ trợ các thành phố như Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thế kỷ cùng với sông Euphrates đã tạo nên hai nền văn minh cổ đại nổi tiếng thế giới, đó là: văn minh Ai Cập và văn minh Lưỡng Hà

- Về thông thương quốc tế: đây là đầu mối giao thương quốc tế: Biển Arập nối thông sang

Ấn Độ Dương và toàn bộ châu Á, biển Kaspi là cầu nối giữa Đông Âu và Trung Á, Địa Trung Hải là cửa ngõ vào châu Âu Có lẽ vì vậy mà tại nơi đây, buôn bán là nghề truyền thống của Tây Á

b Khu vực Đông Á

- Là khu vực thường được coi là bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc Khu vực Đông Á có hai con sông lớn là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang

• Lưu vực sông Hoàng Hà dài khoảng 540km, là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa Nơi đây có khí hậu khô, lạnh; nông nghiệp chủ đạo là lúa khô Ngoài ra, ở đây còn

có yếu tố du mục, thương nghiệp và thủy lợi phát triển Người dân ở lưu vực sông Hoàng Hà ăn bánh bao, cháo kê, thịt cừu, thịt dê; mặc đồ dệt bằng tơ gai, lụa; ở nhà hầm Nho giáo rất phát triển ở nơi đây

• Lưu vực sông Trường Giang (Dương Tử) dài khoảng 6300km Nơi đây có khí hậu

ấm áp, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Có lẽ vì vậy mà ở đây chủ yếu trồng lúa

Trang 6

nước, ăn thủy sản; mặc nhẹ, mát; người dân làm nhà bằng tre, nứa, … Người dân lưu vực sông Trường Giang có tục thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự nhiên và theo đạo Giáo

là phổ biến Họ coi trọng quy phạm đạo đức, coi trọng quan hệ cộng đồng và huyết thống, có nếp sống giản dị

• Quần đảo Nhật Bản: gồm 4 đảo Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và gần 4000 đảo lớn, nhỏ khác bao quanh Nơi đây có bờ biển dài 29.000km, rừng núi chiếm 72%,

có nhiều núi lửa, sông ngòi ngắn, ít, nghèo phù sa, cuộc sống luôn hướng ra biển, nghề đánh cá vô cùng phát triển Trái lại, nông nghiệp nơi đây lại kém phát triển do nơi đây chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần, bão gió, … Nhìn chung, người Nhật Bản trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc và đánh bắt cá Về văn hóa tâm linh, họ thờ thần đạo (Shinto) Ngoài ra, người Nhật rất trọng chữ tín, tính kỷ luật cao, cần cù, tiết kiệm, nhẫn nại, chu đáo, tỉ mỉ cẩn thận

• Bán đảo Triều Tiên có diện tích khoảng 210.500km², đồi núi chiếm 70% diện tích nơi đây Khí hậu Triều Tiên có 4 mùa mang tính ôn đới lạnh khô về mùa đông, ẩm ướt về mùa hạ Người dân ở nơi đây trồng lúa nước, mì mạch, rau đậu, họ chăn nuôi gia súc và đánh bắt cá Người Triều Tiên theo Shaman giáo (thờ cúng các thần linh thiên nhiên), ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Lão

c Khu vực Đông Nam Á

- Khu vực Đông Nam Á nằm ở bán cầu Bắc là chủ yếu Khu vực này bao gồm 11 quốc gia được chia thành hai nhóm chính đó là Đông Nam Á lục địa (phần bán đảo Trung - Ấn) và Đông Nam Á hải đảo (quần đảo Mã Lai)

- Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa do điều kiện địa lý, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt trên khu vực này, đó là: mùa mưa tương đối nóng và ẩm, mùa khô thì lạnh và mát Có lẽ bởi vậy mà khu vực này còn được gọi với một cái tên khác

đó là ‘’Châu Á gió mùa’’

- Người ta thường gọi khu vực Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo nghĩa rộng Điều kiện nơi đây rất thuận lợi cho cuộc sống con người trong những buổi đầu, có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền sản xuất lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của nơi đây Bởi nơi đây có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven

Trang 7

biển và hạ lưu các con sông, thuận lợi cho việc trồng lúa nước Có lẽ bởi vậy mà Đông Nam Á đã trở thành quê hương của cây lúa nước - là một trong năm loại thực cây lương thực chính của thế giới

d Khu vực Nam Á

- Khu vực Nam Á nằm ở phía Nam lục địa châu Á, được bao bọc bởi dãy Himalaya ở phía bắc, Ấn Độ Dương ở phía nam, tiếp giáp với các quốc gia Tây Á và Trung Á ở phía tây và tiếp giáp với các nước Đông Nam Á ở phía đông

- Nam Á được chia thành ba miền địa hình hoàn toàn khác nhau: phía bắc là hệ thống dãy núi Himalaya cao khoảng 8000m, dài 2414km Sơn nguyên Đê - can ở phía nam có độ cao tương đối thấp và bằng phẳng Nằm giữa sơn nguyên Đê - can và chân núi Himalaya là đồng bằng Ấn - Hằng với địa hình rộng và bằng phẳng do sông Ấn (Indus) dài 2900km và sông Hằng (Ganga) dài 3090km tạo nên

- Chủ yếu khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phù hợp để phát triển nông nghiệp, các loại cây trồng chủ yếu của nơi đây có thể kể đến chè, lúa mì, gạo, các loại rau xanh, … Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi ở đây cũng rất phát triển, điển hình là một số động vật như trâu, bò, dê, cừu, …

- Nam Á là quê hương của đạo Phật, đạo Hindu, đạo Hồi Ngoài ra thì còn rất nhiều đạo khác tồn tại ở những quốc gia khác nhau

- Sau khi các nước Nam Á giành được độc lập, hầu hết các nước cộng hòa với tên gọi khác nhau đã được thành lập, đa số đều đi theo đường lối dân chủ đa đảng Tuy nhiên, chính trị tại các nước nơi đây thường rơi vào trạng thái bất ổn do các cuộc xung đột về mặt lợi ích giữa các đảng phái, tôn giáo, …

e Khu vực Trung Á

- Các nước Trung Á trải dài từ Trung Quốc ở phía đông đến biển Caspian ở phía tây và từ Nga ở phía bắc đến Afghanistan ở phía Nam

- Trong lịch sử, Trung Á gắn liền với con đường tơ lụa và các dân tộc du mục Nơi đây được xem như là ngã tư giao thương hàng hóa và ý tưởng giữa châu Âu, Nam Á, Tây Á và Đông Á Con đường tơ lụa nơi đây đã kết nối đất Hồi giáo với người dân ở châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ

Trang 8

- Nhìn chung, khí hậu Trung Á khô nóng, lượng mưa ít (200mm/năm) do vị trí sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của biển

- Người Trung Á chăn nuôi ngựa, cừu, họ trồng bông, ăn thịt, uống sữa, làm bánh từ ngũ cốc, … Người dân nơi đây có đời sống du canh du cư, ở lều Họ coi trọng sức mạnh, tổ chức quân sự rất kỷ luật và đề cao phục tùng thủ lĩnh

Tóm lại, mỗi khu vực đều có những đặc điểm tự nhiên và những nét văn hóa khác nhau làm nổi bật lên những nét riêng của từng khu vực Những sa mạc và những con sông rộng lớn ở Tây Á, hay ở Đông Á với những quần đảo, bán đảo và hai con sông Hoàng Hà

và Trường Giang đã giúp nơi đây phát triển mạnh về mặt nông nghiệp Ngoài ra, phương Đông còn có khu vực Đông Nam Á - khu vực khai thác thức ăn vì nơi đây có khí hậu thuận lợi giúp người dân dễ dàng sản xuất và phát triển Nhắc đến phương Đông không thể kể đến khu vực Nam Á và Trung Á nổi bật lên là những dãy núi cao đồ sộ và những sơn nguyên giúp người dân nơi đây nổi tiếng với hoạt động chăn nuôi gia súc theo đàn rất lớn; Trung Á còn gắn liền với con đường tơ lụa nơi thuận tiện cho việc thông thương với nhiều khu vực khác Vậy nên, phương Đông là một nơi có những khu vực phát triển về nhiều mặt, là yếu tố góp phần giúp phương Đông trở nên đa dạng và phong phú hơn

3 Tiêu chí về các nước phương Đông

Nói về tiêu chí để phân biệt các nước phương Đông thì có khá là nhiều tiêu chí để phân biệt phương Đông và phương Tây như: lịch sử hình thành nền văn minh, đặc điểm văn hoá, xã hội, chính trị, con người, … Nhưng trong bài tiểu luận này, tôi xin chỉ đưa ra những tiêu chí tiêu biểu nhất để có thể phân biệt các nước phương Đông Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ so sánh một số đặc điểm của phương Đông với phương Tây để có thể làm nổi bật lên được đặc điểm của các nước phương Đông

a Về lịch sử:

Đầu tiên là xét về lịch sử nhà nước:

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời rất sớm, vào khoảng thế kỷ IV - III TCN, vẫn tồn tại nhiều dấu vết của xã hội nguyên thủy cũ, với công cụ lao động còn thô sơ chủ yếu bằng đồng và đá, trình độ sản xuất kém, … Nhìn chung, các quốc gia cổ đại phương Đông

là đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

Trang 9

• Văn minh Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nile vào cuối thiên niên kỷ IV TCN

• Văn minh Lưỡng Hà hình thành giữa hai con sông Tigris và Euphrates vào cuối thiên niên kỷ III TCN

• Văn minh Ấn Độ được hình thành bên lưu vực sông Ấn và sông Hằng vào khoảng

2500 năm TCN

• Văn minh Trung Quốc - là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông

cổ đại, được hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang vào khoảng 3000 năm TCN

Tóm lại, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời rất sớm, vào khoảng thiên niên kỷ

IV - III TCN bên lưu vực các dòng sông lớn Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đông đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi Trong khi đó, các quốc gia cổ đại phương Tây lại ra đời khá muộn, vào khoảng thiên niên kỷ I TCN ở khu vực vùng ven biển Địa Trung Hải, điều kiện đất đai khô cằn khó phát triển nông nghiệp nhưng lại thuận lợi cho phát triển thương nghiệp, hải cảng

Tiếp đến là lịch sử của các cuộc chiến tranh xâm lược:

Ngay từ xa xưa, các nước phương Đông đã bị các nước Tây và Nam Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Anh, … thường xuyên có những cuộc chiến tranh xâm lược như:

• Cuộc chiến tranh xâm lược Hy Lạp của Ba Tư

• Alếchxăngđrơ chỉ huy quân đội Makêđônia đã tấn công Ấn Độ vào năm 327 TCN

• Vào năm 1746 - 1763 cuộc xung đột vũ trang giữa Anh và Pháp nổ ra để tranh giành thuộc địa Ấn Độ

Cuối cùng là lịch sử buôn bán:

Người phương Đông cổ đại thông qua con đường tơ lụa từ Trung Quốc sang các nước phương Tây để có thể trao đổi, buôn bán hàng hóa với người phương Tây Đây cũng là con đường thương mại lớn nhất thời cổ đại, là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây

b Về văn hóa:

Trang 10

Xét về mặt văn hóa, văn hóa phương Đông rất đa dạng và phong phú Nhưng để có thể thấy rõ rệt nét riêng biệt của văn hóa phương Đông thì tôi xin đặt trong tương quan so sánh với văn hóa phương Tây để có thể làm nổi bật lên văn hóa ở phương Đông:

• Thứ nhất, văn hóa phương Đông mang đậm tính nông nghiệp - nông thôn do điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều dòng sông lớn giàu phù sa, mưa thuận gió hòa, khí hậu nóng ẩm nên nền kinh tế nông nghiệp nơi đây chủ yếu là nông nghiệp thâm canh, chăn nuôi và thủ công nghiệp Vì vậy có thể nói, con người phương Đông sống thiên về tình cảm nhiều hơn Trong khi đó, văn hóa phương Tây chủ yếu là thương nghiệp và có yếu tố du mục do có ngành thương nghiệp phát triển sớm và nhanh chóng Có lẽ vì vậy mà người phương Tây lại sống thiên về lý trí

• Thứ hai, khi nói nói văn hóa, không thể không nói đến văn hóa tâm linh Nếu như người phương Đông theo một số tôn giáo phổ biến như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo thì người phương Tây phần lớn là theo Thiên Chúa giáo

• Thứ ba, về loại hình văn hóa, văn hóa phương Đông có cội nguồn là văn hóa nông nghiệp Khác với văn hóa phương Tây có cội nguồn là văn hóa du mục và thương nghiệp

• Thứ tư, khi trình bày vấn đề, văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêm nhường,

họ sẵn sàng thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội Người phương Đông tế nhị, thích nói giảm nói tránh, nói vòng vo để không làm mất lòng người khác Còn đối với văn hóa phương Tây thì họ có cái tôi lớn hơn, thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm, không vòng vo

• Thứ năm, người phương Đông truyền thống hơn người phương Tây khi nói đến trang phục, nghi lễ, … của họ Chẳng hạn như, người Ấn Độ bày tỏ sự kính trọng với người lớn tuổi hoặc cha mẹ của họ bằng cách chạm vào chân của họ Người Á Đông cúi chào là cử chỉ chào đón khách, xin lỗi và bày tỏ sự cảm ơn

• v.v…

c Về chính trị:

- Phương Đông theo chế độ chuyên chế cổ đại Ở các quốc gia cổ đại ở phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhân dân phải đoàn kết lại để khai hoang, làm thủy lợi

Ngày đăng: 28/10/2024, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w