5.2.1.5 Hệ thống thu gom, thoát nước thải Nước thải sinh hoạt được xử bằng bể tự hoại, nước sau bể tự hoại dẫn bằng đường ống PVC 60 về hệ thống xử lý nước khử mùi.. Nước thải nhiễm bụ
Tên chủ cơ sở
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phẩn Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu Địa chỉ văn phòng: Khu 1, Nông trường sông Hậu, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: Trần Thị Trổi Điện thoại: 0942.016.168
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:1800644100 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 10 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 8, ngày 17 tháng 3 năm 2017.
Tên cơ sở
Tên cơ sở: Nhà máy Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu Địa điểm cơ sở: Khu 1, Nông trường sông Hậu, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Quyết định phê duyệt 669/QĐ-UBND Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến phụ phẩm thủy sản Sông Hậu” tại Khu 1, Nông trường Sông Hậu, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước số 38/GP-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Cần Thơ (Gia hạn/điều chỉnh lần 1)
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 32/GP-UBND ngày 16 tháng 6 năm
+ Tổng mức đầu tư của dự án: 14.400.000.000 (Mười bốn tỷ bốn trăm triệu đồng)
+ Căn cứ theo phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Nhà máy sản xuất tối đa nguyên liệu cá 48 tấn/ngày tương đương thành phẩm khoảng 13 tấn/ngày Mỗi ngày, nhà máy hoạt động 16 tiếng, chia làm 2 ca và mỗi ca 11 công nhân vận hành
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Hình 1 1 Quy trình công nghệ sản xuất bột cá
Nguyên liệu chính là: Phụ phẩm cá biển, chủ yếu là đầu và phần thân Các loại cá biển được thu mua như: Cá đù, cá hồng, cá phèn, cá mối, cá mó, cá dìa, cá trích, cá chỉ vàng, cá nục Công ty vận chuyển nguyên liệu từ các nhà máy chế biến cá, hải sản từ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Nguyên liệu được tiếp nhận tại sàn chứa cá, sàn chứa cá có hố gom cá và trục xoắn âm dưới hố gom cá Khi đổ cá vào hố gom, công nhân sẽ phủ lên bề mặt nguyên liệu lớp bột cá dày khoảng 3 – 5 cm giúp ngăn mùi phát tán Tiếp theo, nguyên liệu được đưa vào máy hấp bằng trục cào nguyên liệu Nguyên liệu được hấp gián tiếp thông qua sức nóng của cánh vít hấp và thân máy hấp (được gia nhiệt bởi hơi nước ở nhiệt độ 80 – 110 0 C từ lò hơi)
Nồi hấp vành xoay, hấp bằng hơi nước bão hòa từ nguồn cung cấp hơi là lò hơi, cấu tạo hai vỏ bằng inox hoặc thép không gỉ, hơi nước được cấp vào khoảng trống giữa hai vỏ
Việc hấp chín nguyên liệu làm nguyên liệu trở nên tơi, xốp, dễ mất nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công đoạn sấy bột Nguyên liệu sau khi hấp có nhiệt độ khoảng 60 – 90 0 C thoát ra khỏi máy hấp thông qua họng xả liệu, đi vào vít tải liệu và di chuyển vào máy sấy
Phần xác cá ở giai đoạn này được đưa qua máy sấy để sấy khô, tại máy sấy 1 máy sấy sẽ chuyển động trộn đều bánh ép ở nhiệt độ 150 – 165 0 C trong thời gian 01 giờ (độ ẩm 20%), sau đó nguyên liệu được đổ vào vít tải liệu đi đến máy sấy số 02 trong thời gian 01 giờ sau đó đổ vào vít tải liệu để đi đến máy làm nguội (độ ẩm 6 – 11%)
Phần bột cá nóng đi vào máy làm nguội, dưới tác động của gió cung cấp bởi các quạt thổi sẽ làm nguội nhanh chóng Công đoạn làm nguội nhanh giúp bột cá có chất lượng tốt hơn so với làm nguội tự nhiên
Bột cá sau khi làm nguội thì thoát qua họng xả liệu đi vào vít tải đến máy sàng bột Bột cá được sàn để loại những hạt xương to (đóng bao bán thức ăn chăn nuôi), bột cá sau khi được sàn đổ vào vít tải liệu và đi vào máy nghiền bột
Máy nghiền đạt độ mịn 1,5mm Sau khi được nghiền mịn sản phẩm được chứa trong silo để thuận tiện cho việc đóng bao thành phẩm, trọng lượng bao 50kg và xuất cho khách hàng
Nước đạm: Chứa khoảng 10% hàm lượng đạm (90% hàm lượng nước), chủ yếu là đạm hòa tan vì thế không thể thu hồi bằng phương pháp ly tâm cơ học Nước đạm được bơm vào bồn cô đặc, được gia nhiệt bởi hơi nóng thoát ra từ máy hấp và máy sấy 60 –
90 0 C, bằng hệ thống ống và máy dẫn gió được thổi vào chân tháp cô đặc có tác dụng đun nóng nước đạm, nước đạm được cho bốc hơi liên tục thu được nước bổi cá Phần nước bổi cá được xả bán cho Doanh nghiệp tư nhân Điều Hương
Nồi hơi sử dụng là lò hơi ống nước, bề mặt sinh hơi loại ống nước thẳng đứng Trong qui trình sản xuất chủ yếu là cung cấp hơi nóng cho máy hấp, 02 máy sấy, và 02 bồn cô đặc dịch cá Nhiệt cung cấp cho nồi hơi từ quá trình đốt trấu Hơi nước đun sôi sẽ dẫn theo đường ống thép mạ kẽm 60, bên ngoài được bọc bã ôn dẫn đến bình góp hơi Bình góp hơi phân phối hơi đến máy hấp và máy sấy thông qua điều chỉnh đồng hồ đo áp suất Sau đó, hơi tuần hoàn về bể chứa nước để gia nhiệt cho bồn chứa nước cấp lò hơi Chất thải của lò hơi là khói, bụi, tro trấu, nước thải xử lý khí Đây được xem là một trong những nguồn ô nhiễm chính của nhà máy khi đi vào hoạt động, vì vậy cần có biện pháp hợp lý để xử lý nguồn gây ô nhiễm này một cách có hiệu quả tránh gây tác động xấu đến môi trường
3.3 Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của cơ sở là bột cá, nguồn nguyên liệu sản xuất là cá phụ phẩm Bột cá thành phẩm: 3.900 tấn/năm (13 tấn/ngày, sản xuất 300 ngày/năm)
Bảng 1 1 Chất lượng bột cá thành phẩm
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả
2 Độ ẩm và chất bay hơi khác % 7,16
3 Hàm lượng Nitơ bay hơi TVN mg/100g 179,67
(Nguồn: Công ty Cổ phần chế biến phụ phẩm thủy sản sông Hậu, 2016)
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, nguồn cung cấp điện và nước của cơ sở
4.1.1 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất
Nhà máy sử dụng nguyên liệu là phụ phẩm cá các loại: 48 tấn/ngày
4.1.2 Nhu cầu về bao bì
Bao bì PE được sản xuất tại Việt Nam theo mẫu riêng của công ty và được đặt mua từ công ty khác Định mức bao bì cho 1 tấn thành phẩm: 4 kg/1 tấn sản phẩm Sản phẩm của dự án là 3.900 tấn/năm nên ước tính nhu cầu về bao PE là 15.600 kg/năm
4.1.3 Nhu cầu về nhiên liệu đốt (trấu)
Cơ sở chỉ sử dụng trấu làm nguyên liệu cho quá trình đốt lò hơi Lò hơi tại cơ sở thiết kế với công suất 08 tấn hơi/giờ Trung bình, mỗi giờ lò hơi cần khoảng 1,7 tấn trấu tươi Lò hơi vận hành trung bình 12 h/ngày, lượng trấu sử dụng khoảng 20 tấn/ngày
4.1.4 Nhu cầu về sử dụng hóa chất
Bột Sodium bicarbonate để rắc lên nguyên liệu nhằm ngăn mùi phát tán Với nhu cầu sử dụng tại cơ sở ước tính 10 tấn phụ phẩm cần 25kg Sodium bicarbonate Một ngày cơ sở nhập 48 tấn/ngày phụ phẩm thì cần 120 kg/ngày bột
4.1.5 Nhu cầu về các phụ trợ khác
Các nhu cầu về phụ trợ khác như trang thiết bị bảo hộ lao động cũng được chủ cơ sở trang bị nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động và các điều kiện an toàn trong sản suất
Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang: 2 bộ/người/năm; Ủng: 2 đôi/người/năm
4.2 Nhu cầu về điện, nước
Nguồn điện cung cấp cho dự án được lấy từ mạng trung thế, Chủ cơ sở đã cho lắp đặt 01 trạm hạ thế 400 KVA để cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động của dự án
Nhu cầu sử dụng điện trung bình mỗi tháng: từ 18.000 – 19.000 Kwh; Điện thắp sáng trung bình là: 40 Kwh/ngày;
Nhà máy không sử dụng máy phát điện dự phòng trong quá trình hoạt động
Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau:
+ Nước sinh hoạt: Theo quy chuẩn cấp nước QCXDVN 01:2008/BXD tại khu vực nông thôn, nước dùng cho sinh hoạt là 80 lít/người/ngày.đêm, số lượng công nhân viên là 24 người thì nhu cầu dùng nước là 1,92 m 3 /ngày 2 m 3 /ngày;
+ Nước cấp nhà ăn: khoảng 1 m 3 /ngày
+ Nước sản xuất: nguồn phát sinh chủ yếu là nước rửa sàn, rửa xe tại sàn, ước tính khoảng 7 m 3 /ngày
+ Lượng nước cấp bổ sung lò hơi: khoảng 20 m 3 /ngày
- Nguồn nước mặt kênh Ranh 200 và nước mặt kênh A1
+ Nước xử lý khí thải lò hơi: ước tính khoảng 25 m 3 /ngày
+ Lượng nước sử dụng cho tháp hấp thụ mùi 1: khoảng 20 m 3 /ngày
+ Lượng nước sử dụng cho cụm tháp hấp thụ mùi 2: khoảng 8 m 3 /ngày
=> Tổng lượng nước sử dụng tại sở là: 83 m 3 /ngày
4.3 Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị
Chủ Cơ sở cam kết tất cả các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu nêu dưới đây đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành
Bảng 1 2 Máy móc, thiết bị sử dụng tại cơ sở
STT Tên máy móc, thiết bị
Số lượng (cái) Đơn vị Nước sản xuất
- Bể lắng và thu hồi nước tuần hoàn
- Hệ thống ống dẫn khí
+ Áp suất thiết kế: 3.0 – 7 kg/cm 2
+ Nồi hấp đóng mở bằng tay, dài 4900 mm, đường kính 1750mm
+ Kiểu: Nồi hấp 2 vỏ thép không ghỉ
+ Áp suất thiết kế: 4.0 – 9 kg/cm 2
+ Nồi sấy đóng mở bằng tay, dài 4500 mm, đường kính 1550mm
+ Kiểu: Nồi sấy 2 vỏ thép không ghỉ
+ Máy đóng bao thủ công
Hệ thống chuyển tải nguyên liệu
Hệ thống tủ điều khiển
- Điều khiển hệ thống điện
- Điều khiển bồn cấp hơi
- Bồn trữ dung dịch mỡ và cặn 02 6.000 lít Việt
Hệ thống hút mùi, thu gom khí thải
- Đường ống inox từ nồi hấp
- Đường ống inox từ sấy 1
- Đường ống inox từ sấy 2
- Tùi vải lọc bụi hình tay áo
13 Bình chữa cháy 05 5kg Việt
14 Máy hút trấu 02 5 – 7 HP Việt
15 Máy thổi khí 01 7,5 HP Đài Loan 2015 90%
Bảng 1 3 Thiết bị, bộ phận chính của lò hơi
STT Tên thiết bị Số lượng Đường kính trong (mm)
A Tên các bộ phận trông buồng lửa
1 Ống sinh hơi buồng đốt 236 44,6 3,2 3890 80
4 Ống góp hơi của dàn ống sinh hơi 11 81 4.5 3460 80
B Các bộ phận đặt trong thân chính nồi hơi
2 Đáy chỏm cầu thân balong hơi 1 1072 14 250 80
4 Đáy chỏm cầu balong nước 1 1072 14 250 80
5 Ống sinh hơi đối lưu 494 44,6 3,2 3855 80
Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1 Nguồn vốn đầu tư của cơ sở
Tổng vốn đầu tư của cơ sở: 14.400.000.000 (Mười bốn tỷ bốn trăm triệu đồng)
Vốn đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường bao gồm bể hấp thụ mùi 100.000.000đ (đã thực hiện), tháp xử lý khí thải lò hơi 150.000.000đ (đã thực hiện), hệ thống xử lý nước thải 100.000.000đ (đã lắp đặt thiết bị), tổng chi phí 350.000.000đ
(bằng chữ: Ba trăm năm mươi triệu đồng)
5.2 Các hạng mục xây dựng của cơ sở
Nhà máy chế biến phụ phẩm thủy sản Sông Hậu được xây dựng trên khu đất diện tích 19.923,1 m 2 Trong đó có các hạng mục công trình đã được xây dựng xong hoàn thiện 100% và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1 4 Nhóm hạng mục công trình của cơ sở
STT Hạng mục Số lượng
A Hạng mục kết cấu hạ tầng
1 Đường nội bộ, sân bãi 1 6.381,10 32,03
5 Hệ thống thu gom, thoát nước thải 1 -
6 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa 1 -
B Hạng mục sản xuất kinh doanh
1 Khu quản lý, phòng Giám đốc 1 60 0,30
3 Khu tiếp nhận nguyên liệu 1 1.032 5,18
5 Khu sấy 2, nghiền, đóng bao, Khu trữ thành phẩm 1 1.140 5,72
7 Khu lò hơi, đốt trấu 1 400 2,01
STT Hạng mục Số lượng
12 Kho trống chưa sử dụng 1 1.170 5,87
C Hạng mục bảo vệ môi trường
1 Hệ thống xử lý nước thải 1 1 84 0,42
2 Hệ thống xử lý nước thải 2 1 126 0,63
4 Kho chất thải nguy hại 1 25 0,13
5 Khu tập kết rác sinh hoạt 1 4 0,02
(Nguồn: Công ty Cổ phần chế biến phụ phẩm thủy sản Sông Hậu, 2016) Các hạng mục xây dựng của Cơ sở được chia thành 3 nhóm sau đây:
5.2.1 Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng
5.2.1.1 Đường nội bộ, bãi xe Đường nội bộ có diện tích 6.381,10 m 2 phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của Cơ sở,diện tích nội bộ nhà xưởng được tráng xi măng đảm bảo lưu thông Đường sân bãi được lót xà bần và trải đá 2x3 nhằm đảm bảo việc di chuyển của phương tiện giao thông và giữ khả năng thấm - thoát nước
Do địa phương chưa có đường cấp nước sinh hoạt nên Cơ sở sử dụng nguồn nước giếng được khai thác tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu vệ sinh nhà xưởng, sinh hoạt của công nhân viên, lưu lượng sử dụng khoảng 10 m 3 /ngày Nhu cầu nước cấp bù cho lò hơi khoảng 20 m 3 /ngày (sử dụng 02 máy bơm công suất 3Hp cấp luân phiên)
Ngoài ra, cơ sở sử dụng nước mặt kênh A1 cho Tháp hấp thụ mùi 1, lưu lượng sử dụng 20 m 3 /ngày Sử dụng nước mặt kênh Ranh 200 cho tháp khử mùi 2, lưu lượng sử dụng khoảng 8 m 3 /ngày
Nguồn điện Cơ sở sử dụng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt được cấp từ mạng lưới điện Quốc gia – Điện lực huyện Cờ Đỏ Mỗi tháng, Cơ sở tiêu thụ điện từ 18.000 – 19.000 Kwh
5.2.1.4 Hệ thống thoát nước mưa
Diện tích phía sau cơ sở chưa san lấp mặt bằng và trải bê tông, thực vật chủ đạo là thảm cỏ, tại đây nước mưa chảy qua rãnh thu gom nước thoát ra kênh Ranh 200, kênh A1 hoặc thấm vào đất
Diện tích nhà xưởng, mái nhà được lợp tole, có máng thu gom nước mưa về đường ống PVC 114, nước theo rãnh thoát rộng rãnh d 0 chảy ra kênh Ranh 200 hoặc kênh A1
5.2.1.5 Hệ thống thu gom, thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt được xử bằng bể tự hoại, nước sau bể tự hoại dẫn bằng đường ống PVC 60 về hệ thống xử lý nước khử mùi
Nước thải từ quá trình xử lý mùi trong công đoạn hấp, sấy được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung Đường ống thu gom là ống PVC 49 - 60 và ống kẽm 200 Đường thoát nước thải từ khu xử lý mùi là ống PVC 34 Nước thải nhiễm bụi tro trấu từ công đoạn xử lý khí thải lò hơi được dẫn bằng cống rộng rãnh D0, nước dẫn về hố ga và bơm lên cụm bể lắng lọc, đường thoát nước thải bụi tro là đường ống PVC 90 -168 Nguồn tiếp nhận nước thải là kênh A1
Diện tích khoảng 4.400 m 2 , vị trí phía sau cơ sở khu đất chưa được san lấp mặt bằng
5.2.2 Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
5.2.2.1 Khu tiếp nhận nguyên liệu
Khu tiếp nhận nguyên liệu (sàn cá) có diện tích khoảng 1032 m 2 (40m x 25,8m), kết cấu: Móng gia cố cừ tràm, đáy móng gia công thép 12-14, bê tông lót sàn dày
25 – 30 cm, sàn lót gạch Mặt trước trống không xây tường, các mặt bên xây tường dày khoảng 20cm, độ cao khoảng 1,8m (cạnh ngoài) và 6m đối với cạnh bên Hạng mục có bố trí hố ga 16m 3 (3,5m x 2,3m x 2m) gom cá và trục cào xoắn vít cào cá lên nồi hấp, có bố trí rãnh gom nước rỉ cá và hố ga 1m x 1 m x 1,2m, nước được bơm về bồn cô đặc
5.2.2.2 Khu hấp, sấy 1, cấp hơi
Các hạng mục trên có diện tích khoảng 513m 2 (27m x 19m), kết cấu: Nền bơm cát, dằn nền bằng xà bần, đá 4x6 và đá bụi, đầm nén, lu nền chặt, bê tông lót sàn dày 30cm, sàn lót gạch độ dốc 1% về rãnh gom Các mặt bên xây tường dày khoảng 20 cm, độ cao khoảng 1,6m ở cạnh ngoài và lắp tole đến rìa mái ở các cạnh bên Rãnh gom nước rộng rãnh 25cm dẫn nước rửa sàn về hố ga 1m x 1m x 1,2m, nước được bơm về bồn cô đặc
5.2.2.3 Khu sấy 2, nghiền và đóng bao
Các hạng mục trên có diện tích khoảng 1.140m 2 (30m x 38m), kết cấu: Nền bơm cát, dằn nền bằng xà bần, đá 4x6 và đá bụi, đầm nén, lu nền chặt, bê tông lót sàn dày 30cm Các mặt bên xây tường dày khoảng 20cm, độ cao khoảng 2m và lắp tole đến rìa mái
Hạng mục có diện tích 510m 2 (10m x 51m), kết cấu: Nền bơm cát, dằn nền bằng xà bần, đá 4x6 và đá bụi, đầm nén, lu nền chặt, bê tông lót sàn dày 25cm, khu trữ được bố trí balet gỗ, sức chứa tối đa 200 – 250 tấn
Kho vật tư có diện tích khoảng 545m 2 , bao gồm 1 khu 465m 2 (15,5m x 30m) và khu 80m 2 (5m x 16m), kết cấu: Nền bơm cát, dằn nền bằng xà bần, đá 4x6 và đá bụi, đầm nén, lu nền chặt, bê tông lót sàn dày 20cm, công trình nhà kho cấp IV, sử dụng chứa các thiết bị cơ khí vận hành hệ thống lò hơi
Ngoài ra, khu vực này tập kết rác thải từ hoạt động sản xuất như dây đai, bao bì hư hỏng
Hạng mục có diện tích 782m 2 (17m x 46m), kết cấu: Nền bơm cát, dằn nền bằng xà bần, đá 4x6 và đá bụi, đầm nén, lu nền chặt, bê tông lót sàn dày 20cm, các mặt bên trống không xây tường Hạng mục chứa các thùng loại 3000L – 5000L, vật liệu Composite Hiện nay, cơ sở không sản xuất dầu cá, các thùng chứa không sử dụng
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Cơ sở phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của Nhà nước theo các văn bản sau:
Phù hợp với Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
Phù hợp với Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nhà máy chế biến phụ phẩm thủy sản Sông Hậu được xây dựng tại Ấp 1, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ Dựa trên nguồn thải phát sinh và chất lượng môi trường nên tại địa điểm thực hiện thì cơ sở phù hợp với cơ sở đầu tư và khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải từ hoạt động của nhà máy được thu gom về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) và thoát ra Kênh A1
Mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận kênh A1, kênh Ranh 200 là cho sản xuất nông nghiệp tưới tiêu, canh tác, sinh hoạt của người dân Vì vậy nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A là hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu năng chịu tải của Kênh A1 và kênh Ranh 200.
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất Nước mưa từ mái nhà nhà xưởng có máng thu gom nước mưa về đường ống PVC, nước theo rãnh thoát chảy ra kênh Ranh 200 hoặc kênh A1
Diện tích phía sau cơ sở chưa san lấp mặt bằng và trải bê tông, thực vật chủ đạo là thảm cỏ, tại đây nước mưa chảy qua rãnh thu gom nước thoát ra kênh Ranh 200, kênh A1 hoặc thấm vào đất
Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước mưa của công ty được thể hiện trong hình sau:
1.2 Thu gom, thoát nước thải
1.2.1 Nguồn phát sinh và sơ đồ thu gom, thoát nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm: nước rửa, vệ sinh sàn cá, dụng cụ sản xuất, nước rò rỉ từ nguồn nguyên liệu, nước thải từ tháp hấp thụ mùi trong công đoạn hấp sấy, nước ngưng tụ khi hấp sấy nguyên liệu, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi và nước thải sinh hoạt của công nhân viên
Sơ đồ thu gom tất cả lượng nước thải phát sinh tại dự án được thể hiện như sau:
Nước mưa trên mái nhà Nước mưa chảy tràn Ống nhựa PVC
Hình 3 1 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa
Cơ sở có 24 công nhân viên, chủ cơ sở đã bố trí 2 nhà vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của công nhân Kích thước bể tự hoại tại nhà vệ sinh 1 là 8,6m 3 (2,2m x 2m x 1,9m), kích thước bể tự hoại tại nhà vệ sinh 2 là 7,04m 3 (2,2m x 2m x1,6m)
Bể tự hoại của chợ được xây dựng như sau: Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: Phần lắng nước thải (phía trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới) Bùn thải được lấy ra theo định kỳ 6 tháng một lần, mỗi lần lấy để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn sau này
Bể tự hoại có hai phần: Phần lắng và phần chứa cặn
Các điểm cần lưu ý khi vận hành bể tự hoại:
+ Cần thoát các khí sinh ra (H2S, CO2, CH4) tránh ăn mòn;
+ Hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc hóa chất (chất tẩy rửa, chlorine…) với bể tự hoại;
+ Khi bể tự hoại đầy chất lắng đọng thì hút loại bỏ chúng ra ngoài theo định kỳ 6 tháng/lần
Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung Đường ống dẫn có kích thước 60, vật liệu: nhựa PVC Đối với nước thải nhà ăn, do khối lượng nước thải rất thấp và không phát sinh thường nên nước thải nhà ăn được dẫn vào ao sinh học công cộng cạnh nhà xưởng
Thiết bị cô đặc lấy nước cốt cá
Nước rửa sàn, nước rỉ cá
Nước thải từ tháp hấp thụ mùi
Nước ngưng tụ khi hấp sấy
Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi
3 ngăn Cụm bể lắng, lọc
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG Kênh A1
Hình 3 2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải
1.2.3.1 Nước thải từ nguyên liệu, rửa sàn
Nước rửa, vệ sinh sàn cá, dụng cụ sản xuất, nước rò rỉ từ nguồn nguyên liệu ước tính khoảng 7 m 3 /ngày (Lưu lượng ước tính trên máy bơm tăng áp Q=0,9 m 3 /h), thời gian vệ sinh khoảng 4 h/ngày)
Nước thải chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao Do đó, chủ cơ sở đã bố trí thiết bị cô đặc lấy nước cốt cá, chủ cơ sở hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Điều Hương thu gom
1.2.3.2 Nước thải từ tháp hấp thụ mùi trong công đoạn hấp, sấy
Tại tháp hấp thụ mùi 1, chủ cơ sở sử dụng 01 máy bơm 3 HP lấy nước cấp cho tháp hấp thụ mùi 1, lượng nước mặt sử dụng khoảng 20 m 3 /ngày Nước thải sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung
Tại tháp hấp thụ mùi 2, chủ cơ sở sử dụng 01 máy bơm 3 HP lấy nước từ kênh Ranh 200 cấp cho cụm 3 tháp hấp thụ mùi 2, lượng nước mặt sử dụng khoảng 8 m 3 /ngày Nước thải sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung
Thành phần nước thải chứa niều đạm, axit béo, vi chất dinh dưỡng dẫn đến hàm lượng các thông số ô nhiễm như BOD5, TSS và COD cao Tuy nhiên, nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với công nghệ xử lý nước thải chủ cơ sở lắp đặt
1.2.3.3 Nước ngưng tụ khi hấp sấy nguyên liệu
Thực tế, nhà máy hoạt động với nguyên liệu đầu vào khoảng 48 tấn/ngày, tổng lượng hơi nước ngưng tụ ước tính 14 m 3 /ngày
Thành phần nước thải chứa nhiều đạm, axit béo, vi chất dinh dưỡng dẫn dến
Nước thải được dẫn về hệ thống xử lý tập trung, công suất 50 m 3 /ngày, quy trình xử lý nước thải từ chế biến thủy sản kết hợp phương pháp lý, hóa, sinh kết hợp Quy trình xử lý như sau:
Bùn hoàn lưu Sục khí
Nước thải từ khu xử lý mùi
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại
Nước sau xử lý QCVN 11-MT:2015/BTNMT(Cột A)
Hình 3 3 Quy trình xử lý nước thải sản xuất
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại được dẫn bằng ống nhựa PVC 49 -60 qua song chắc rác và về bể gom Nước thải từ các công đoạn xử lý mùi được dẫn bằng ống thép 200 qua song chắn rác và về bể gom
Bể gom: Bể gom giúp ổn định lưu lượng nước thải, nước từ bể gom được bơm lên bể điều hòa, chế độ khiển bằng phao cơ
Bể điều hòa: Bể điều hòa giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, sử dụng máy thổi khí chìm để cấp khí, bể điều hòa được xây dựng liền khối với bể kỵ khí
Bể kỵ khí: Các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Chất hữu cơ -> CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + Tế bào mới
Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
Công trình, biện pháp xử lý khí thải
Do đặc trưng của loại hình sản xuất của Nhà máy nên Nhà máy phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường gồm khí thải từ quá trình hoạt động lò hơi và khí thải từ công đoạn hấp sấy Vì vậy, Nhà máy đã xây dựng công trình xử lý khí thải tương ứng với từng nguồn phát sinh khí thải Bên cạnh đó, Chủ dự án cũng giám sát môi trường lao động nhằm đảm bảo môi trường làm việc của công nhân viên tại dự án
2.1 Xử lý khí thải lò hơi
Khí thải phát sinh trong quá trình đốt trấu tại lò hơi được thu gom và xử lý thích hợp bằng hệ thống xử lý khí thải được xây dựng đi kèm cùng lò hơi với quy trình công nghệ được thể hiện như sau:
Trấu được thu mua từ các nhà máy xay xát, phương tiện vận chuyển bằng ghe Trấu từ ghe được máy hút về kho chứa trấu, trấu từ kho được máy hút theo đường ống kẽm 350 chuyển về bồn chứa trấu Tại bồn chứa trấu có cửa thoát trấu vào khay nhận trấu Tại khay nhận trấu, trấu được công nhân cào liên tục vào lò đốt Mặt khác, để trấu được đốt hoàn toàn và thu nhiệt tuyệt đối, chủ cơ sở bố trí 02 quạt thổi trấu giúp trấu phân tán đều trong lò đốt
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi:
Hình 3 6 Quy trình đốt trấu
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu,2021) Thuyết minh quy trình:
Khí thải phát sinh từ quá trình đốt trấu cung cấp nhiệt cho lò hơi được thu gom vào buồng lắng nhằm loại bỏ một phần bụi ra khỏi khí thải; tiếp theo, khí thải được dẫn vào Cyclone chùm thu bụi Khi dòng khí đi vào Cyclone sẽ tạo chuyển động xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ, dưới tác dụng của lực ly tâm, hạt bụi sẽ dịch chuyển dần về phía vỏ ngoài Cyclone và va chạm với phần vỏ ngoài, mất động năng và rơi xuống phễu thu (các hạt bụi có kích thước lớn (>5,0 m) được loại bỏ ra khỏi khí thải), phần không khí sạch sẽ chuyển động ngược lên trên và được dẫn vào tháp rửa khí Tại đây, khí thải đi theo ống dẫn khí từ dưới đáy tháp rửa khí, dòng khí dịch chuyển theo hướng từ dưới lên, tiếp xúc ngược pha với chất hấp thụ là nước được phun từ trên xuống, một phần bụi và chất ố nhiễm trong khí thải được hấp thụ và lắng xuống phía dưới đáy Sau đó, dòng khí được dẫn qua lớp chất hấp phụ bằng than hoạt tính, hơi độc và dung môi hữu cơ sẽ được hấp phụ hoàn toàn, đảm bảo khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Cột B trước khi thải vào môi trường không khí xung quanh thông qua ống khói cao 18 m
Bên cạnh đó, lượng nước thải phát sinh trong quá trình xử lý khí thải lò hơi sẽ được thu gom và dẫn vào bể lắng được xây dựng mới kèm theo hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Tháp rửa khí Ống khói
Xả thải ra môi trường
Tái sử dụng cho tháp rửa khí
Hình 3 7 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Sau khi được lắng sơ bộ tại bể lắng, lượng nước trong phía trên sẽ được thu gom, tái sử dụng hoàn toàn cho quá trình xử lý khí thải
2.2 Xử lý khí thải từ quy trình sản xuất
Mùi từ sàn các được chủ cơ sở khắc phục triệt để bằng phương pháp sử dụng bột cá thành phẩm phủ trên bề mặt khu trữ cá
2.2.2 Khí thải từ công đoạn hấp, sấy
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu, 2021 Thuyết minh quy trình:
Bụi hơi, mùi hôi từ quá trình hấp, sấy phục vụ công đoạn sản xuất được thu gom vào đường ống 300 vào bể hấp thụ 01 với chất hấp thụ là nước, khí thải chứa các thành phần ô nhiễm được dẫn hòa vào nước, các phân tử khí sẽ đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ chất hấp thụ Do đó, chất ô nhiễm sẽ được giữ lại và khí thải sẽ được dẫn lần lượt vào các bể hấp thụ 02 và bể hấp thụ 03 với chất hấp thụ là nước để tiếp tục được xử lý Khí thải, mùi hôi sau khi được xử lý tại bể hấp thụ 03 sẽ được dẫn vào tháp xử lý khí
Bụi, hơi từ nồi hấp Bụi, mùi từ sấy 1 Bụi, mùi từ sấy 2
Tháp xử lý khí Ống khói
Xả thải ra môi trường
Hệ thống ống dẫn, quạt hút
Hình 3 8 Quy trình thu gom và xử lý bụi, mùi từ quá trình sản xuất thải, mùi hôi Bên trong tháp sẽ diễn ra 02 quá trình xử lý là quá trình hấp thụ và quá trình hấp phụ
Khí thải khi dẫn vào tháp xử lý khí sẽ đi từ dưới lên và chất hấp thụ là nước được hệ thống vòi phun sương, phun từ trên xuống để hấp thụ khí thải, phần khí thải sau xử lý sẽ được dẫn qua lớp than hoạt tính; tại đây, các chất ô nhiễm sẽ được giữ lại trên bề mặt lớp than hoạt tính Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Cột B và QCVN 20:2009/BTNMT – Cột B trước khi dẫn vào ống khói thải vào môi trường xung quanh
Bảng 3 4 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý mùi
STT Hạng mục Kích thước (DxRxH m) Thể tích hữu dụng (m 3 )
4 Tháp xử lý khí 1.500; H=1,5 - Inox
6 Hệ thống ống dẫn khí 300 - Inox
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu,2021)
Danh mục máy móc, thiết bị được trang bị tại hệ thống xử lý mùi như sau:
Bảng 3 5 Danh mục máy móc, thiết bị được trang bị tại hệ thống xử lý mùi STT Máy móc, thiết bị Công suất Xuất xứ Năm
3 Quạt hút 5,0 HP Nhật Bản 2019
4 Hệ thống phun nước khử mùi, bụi 21 Việt Nam 2019
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu,2021)
2.2.3 Bụi từ công đoạn đóng bao
Chủ cơ sở đã trang bị các chụp hút từ thiết bị phát sinh bụi về túi lọc bụi tay áo Kích thước các thiết bị xử lý thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 6 Các thông số kỹ thuật của hệ thống lọc bụi
STT Tên vật tư Thông số Số lượng
1 Thành ống gom Ống kẽm ỉ 250 mm 2
2 Thân tháp Hợp khối hình chữ nhật 1
3 Cửa thu bụi Túi vải 3
(Nguồn: Công ty Cổ phần chế biến phụ phẩm thủy sản Sông Hậu, 2016)
2.3 Các biện pháp chống ồn, rung
Thiết bị, máy móc sản xuất được bảo dưỡng hàng tuần, và sửa chữa ngay khi có sự cố Thiết bị, máy móc được cố định chặt trên sàn nhà xưởng, ngăn cách bằng lớp tôn giảm chấn, cố định bằng bu lông Các biện pháp trên làm giảm khả năng phát sinh tiếng ồn do ma sát giữa các bộ phận trong thiết bị Để chống ồn, công nhân vận hành sử dụng các loại dụng cụ như bịt tai làm bằng chất dẻo, bao ốp tai
2.3.2 Biện pháp chống rung Đối với thiết bị, máy móc, bọc lót các bề mặt thiết bị chịu rung dao động bằng các vật liệu giảm rung động có ma sát nội dung lớn như cao su, tôn Đối với người lao động, để chống rung động sử dụng các bao tay nhựa, giày có đế chống rung
2.4 Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
2.4.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý chất thải ngừng hoạt động
2.4.1.1 Sự cố từ hệ thống xử lý nước thải
Các sự cố có thể xảy ra như: Thiết bị bơm hư hỏng, vi sinh ngừng hoạt động gây tắc nghẽn cục bộ cho toàn hệ thống xử lý
Chủ cơ sở sẽ bố trí 01 máy bơm 2 HP dự phòng, khi có sự cố sẽ bố trí nhân viên lắp đặt bổ sung máy bơm Vấn đề nuôi cấy vi sinh và hoạt động của vi sinh, chủ cơ sở sẽ liên hệ chặt chẽ với đơn vị tư vấn, lắp đặt thiết bị của hệ thống xử lýnước thải, khi thấy dấu hiệu bất thường về nhiệt độ, màu bùn sẽ liên hệ ngay đơn vị tư vấn để được hướng dẫn xử lý Trường hợp bất khả kháng, chủ cơ sở sẽ thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý môi trường tại địa phương để có hướng khắc phục
Trường hợp xảy ra sự cố, quản đốc công ty bố trí nhân viên bơm nước trữ tại cụm bể kỵ khí, cụm bể kỵ - bể chứa trung gian khí có thể tích 100 m 3
2.4.1.2 Sự cố từ hệ thống xử lý khí thải
Sự cố quạt hút ngừng hoạt động do lỗi kỹ thuật, vận hành quá tải gây cháy cầu chì Khi xảy ra sự cố, quản đốc cho nhà máy ngừng hoạt động, ngừng vận hành lò hơi, ngừng cấp điện thiết bị sản xuất, tiến hành khắc phục sự cố dưới sự hướng dẫn của đơn vị chuyên môn Chủ cơ sở cam kết chỉ vận hành sản xuất khi các công trình xử lý khí hoạt động song song
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
Nguồn phát sinh nước thải:
+ Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt
+ Nguồn số 2: Nước thải sản xuất
Lưu lượng xả nước thải tối đa: 50 m 3 /ngày.đêm
Dòng nước thải: Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sau khi xử lý được dẫn thoát ra nguồn tiếp nhận là Kênh A1
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải không vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN 11-MT:2015/BTNMT (Cột A)
Bảng 4 1 Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm trong nước thải theo QCVN 40:2011/BTNMT
TT Thông số Đơn vị Giá trị
3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50
9 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 5
Bảng 4 2 Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm trong nước thải theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT
TT Thông số Đơn vị Giá trị
4 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50
5 Amoni(NH4 + tính theo N) mg/L 10
6 Tổng Nito (tính theo N) mg/L 30
7 Tổng Photpho (tính theo P) mg/L 10
8 Tổng dầu, mỡ động thực vật mg/L 10
Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận:
+ Vị trí xả nước thải: Đầu ra hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến phụ phẩm thủy sản Sông Hậu – Công ty Cổ phần Chế biến Phụ Phẩm Thủy Sản Sông Hậu tại Khu 1, Nông trường Sông Hậu, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ + Tọa độ vị trí xả thải:
Loại nước thải Vị trí xả thải Tọa độ
NT1 Đầu ra HTXLNT từ hệ thống xử lý mùi X: 0562628
NT2 Đầu ra tại cụm bể lắng lọc XLNT lò đốt X: 0562629
Y: 1120917 + Phương thức xả thải: Tự chảy
Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải
Nguồn phát sinh: Khí thải hoạt động sản xuất
Lưu lượng xả khí thải: 8,0 tấn hơi/giờ
Dòng khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả thải ra môi trường
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải không vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT – (Cột B)
Bảng 4 3 Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm theo dòng khí thải
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
4 NOx (tính theo NO2) mg/Nm 3 850
Vị trí, phương thức xả khí thải vào nguồn tiếp nhận:
+ Vị trí: Tại miệng ống khói cao 18m so với nền nhà xưởng
+ Phương thức xả khí thải: Xả liên tục qua quạt hút khí khi hoạt động
+ Nguồn tiếp nhận khí thải: Khí thải sau khi xử lý sẽ được thải trực tiếp ra môi trường
+ Tọa độ vị trí xả thải:
Loại khí thải Vị trí xả thải Tọa độ
KK1 Đầu ra HTXLNT khí thải lò hơi X: 0562562
KK2 Điểm xả thải tháp hấp thụ mùi X: 0562613
Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung
+ Từ hoạt động sản xuất và máy móc phục vụ sản xuất
+ Từ hoạt động của các phương tiện giao thông
Bảng 4 4 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
Giá trị giới hạn (dBA) QCVN 26:2010/BTNMT, khu vực thông thường
Bảng 4 5 Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ theo QCVN 27:2010/BTNMT
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB
Kết quả quan trắc môi trường năm 2022
Cơ sở đề xuất chương trình quan trắc môi trường trong quá trình hoạt động như sau:
1 Chương trình quan trắc nước thải định kỳ
Số điểm quan trắc: 02 điểm
- Vị trí giám sát: 01 điểm nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải từ thiết bị xử lý mùi, ký hiệu NT1
Các thông số môi trường cần giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng Nitơ, Tổng Photpho và Coliform, Clo dư, Dầu mỡ động thực vật
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Cột A
- Vị trí giám sát: 01 điểm nước thải đầu ra tại cụm bể lắng lọc xử lý nước thải lò đốt, ký hiệu NT2
Các thông số môi trường cần giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, Tổng Nitơ, Tổng Photpho và Coliform
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT – Cột A
2 Chương trình giám sát khí thải
Số điểm quan trắc: 02 điểm
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu ra hệ thống xử lý mùi, ký hiệu KK1
Các thông số giám sát: Bụi, Metyl Mercaptan (CH3SH), NH3, H2S
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu ra hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Các thông số giám sát: Hàm lượng bụi, hàm lượng O2, CO, NOx, SO2
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT – Cột B
Chương trình giám sát khí thải
Số điểm quan trắc: 02 điểm
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu ra hệ thống xử lý mùi, ký hiệu KK1
Các thông số giám sát: Bụi, Metyl Mercaptan (CH3SH), NH3, H2S
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu ra hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Các thông số giám sát: Hàm lượng bụi, hàm lượng O2, CO, NOx, SO2
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT – Cột B
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
Từ năm 2020 – 2022 cơ sở đã có 1 đợt thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường
(Biên bản đính kèm tại phụ lục)
Công ty Cổ phần Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Sông Hậu cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các công trình, biện pháp BVMT như đã đề xuất, tuân thủ các quy định chung về BVMT bao gồm:
1/ Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
2/ Cam kết thực hiện các giải pháp, biện pháp BVMT trong quá trình hoạt động
3/ Cam kết đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 11 MT:2015/BTNMT - Cột A và QCVN 40:2011/BTNMT - Cột A
4/ Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết
5/ Cam kết công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
6/ Cam kết cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong quá trình kiểm tra, thanh tra
7/ Cam kết thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
8/ Cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường như đã đề xuất trong báo cáo.