1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao vỏ quả trúc (citrus hystrix dc ) Ở các giai Đoạn tăng trưởng

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao vỏ quả trúc (Citrus hystrix DC.) Ở các giai đoạn tăng trưởng
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phấn
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Út, THS. Trần Huyền Trân
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Dược
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Tổng quan về cây Trúc (14)
      • 1.1.1. Phân loại thực vật (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Cam (Rutaceae) (15)
      • 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Citrus (15)
      • 1.1.4. Đặc điểm thực vật cây Trúc (15)
      • 1.1.5. Phân bố, sinh thái (16)
      • 1.1.6. Bộ phận dùng (16)
      • 1.1.7. Công dụng (17)
      • 1.1.8. Thành phần hoá học (17)
      • 1.1.9. Tác dụng sinh học và công dụng (20)
    • 1.2. Tổng quan về hoạt tính kháng oxy hoá (21)
      • 1.2.1. Tổng quan về gốc tự do (21)
      • 1.2.2. Tổng quan về chất kháng oxy hoá (23)
      • 1.2.3. Một số phương pháp khảo sát hoạt tính chống oxy hoá (24)
    • 1.3. Các giai đoạn tăng trưởng của quả Trúc (26)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (28)
    • 2.2. Dung môi, hoá chất, thuốc thử (30)
    • 2.3. Thiết bị, dụng cụ (30)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.4.1. Phương pháp xử lý nguyên liệu (31)
      • 2.4.2. Xác định độ ẩm (31)
      • 2.4.3. Phương pháp chiết cao dược liệu toàn phần bằng ethanol (32)
      • 2.4.4. Phương pháp định tính sơ bộ thành phần hoá học (33)
      • 2.4.5. Phương pháp phân tách các cao phân đoạn (33)
      • 2.4.6. Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá bằng phản ứng với thuốc thử DPPH (34)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (36)
    • 3.1. Kết quả (36)
      • 3.1.1. Chiết xuất cao dược liệu (36)
      • 3.1.2. Sơ bộ thành phần hoá học của dịch chiết ethanol (37)
      • 3.1.3. Hoạt tính kháng oxy hoá bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH (38)
      • 3.1.4. Kết quả IC 50 của mẫu chứng và các mẫu cao (43)
    • 3.2. Bàn luận (44)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (46)
    • 4.1. Kết luận (46)
    • 4.2. Kiến nghị (46)
  • PHỤ LỤC (28)

Nội dung

Trúc không chỉ được ưa chuộng trong ẩm thực nhờ vào tính chất gia vị đặc biệt mà còn có giá trị trong y học nhờ các thành phần hóa học quý giá trong lá và vỏ quả.. Kết luận: Giai đoạn củ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu quả Trúc (Citrus hystrix DC.) được thu hái tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang vào tháng 05 năm 2024 và được định danh bởi TS Lê Văn Út Quả được thu hái vào buổi sáng được lưu giữ tại bộ môn Sinh học Dược – Thực vật Dược – Dược liệu cổ truyền, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Dược học, Trường Đại học Bình Dương Nguyên liệu được sử dụng phải đảm bảo yêu cầu quả không bị dập, sâu bệnh (Hình 9)

Sau khi được sơ chế sạch sẽ, mẫu quả Trúc được phân loại thành 3 giai đoạn tăng trưởng: quả Trúc non, quả Trúc bắt đầu chín và quả Trúc chín già (Hình 9)

Hình 9 Các giai đoạn quả Trúc trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu lần này, quả Trúc non được sử dụng có đường kính khoảng từ 3 cm

Da màu xanh nhạt và bóng loáng ít nếp nhăn Độ dày vỏ tương đối mỏng và phần thịt quả có độ khô, các tép chưa có nhiều nước (Hình 10A)

Quả Trúc bắt đầu chín có đường kính khoảng từ 4 cm đến 5 cm Da có màu xanh đậm hơn quả non, vỏ bắt đầu có nếp nhăn Độ dày vỏ dày hơn và phần thịt quả có độ khô, các tép bắt đầu mọng nước (Hình 10B)

Quả Trúc chín già có đường kính khoảng từ 5 cm đến 7 cm Trung bình quả xanh và quả già tương đối giống nhau tuy nhiên vỏ có màu xanh đậm hơn, nếp nhăn nhiều hơn và hiện rõ hơn Độ dày vỏ dày hơn và phần thịt quả mọng nước (Hình 10C)

Quả Trúc của 3 giai đoạn đều có mùi đặc trưng và không quá nồng rất dễ chịu

Sau khi được phân loại thành 3 giai đoạn tăng trưởng, quả được bổ ra và tách lấy vỏ

Hình 10 Quả Trúc của 3 giai đoạn quả Trúc và lát cắt

Khi đã phân loại xong, lần lượt từng giai đoạn sẽ được bổ ra và tách lấy vỏ (Phụ lục 1) Phần vỏ sẽ được sấy ở nhiệt độ 40 o C (Hình 11)

Hình 11 Hình ảnh vỏ quả Trúc khô của 3 giai đoạn tăng trưởng

(A) Vỏ quả Trúc non (B) Vỏ quả Trúc bắt đầu chín (C) Vỏ quả Trúc chín già

Mẫu sau khi sấy khô được xay thành bột mịn và rây qua rây 2 mm (Hình 12)

Hình 12 Bột vỏ quả Trúc của 3 giai đoạn tăng trưởng

Dung môi, hoá chất, thuốc thử

- Dung môi dùng cho quá trình chiết, lắc phân đoạn: ethanol 96%, methanol, ethyl acetate, n-hexane, n-butanol, DMSO, nước cất,

- Thuốc thử và hoá chất: DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl), gallic acid (Sigma), bột magneis, gelatin, HCl đậm đặc, muối sắt (III), NaOH 10%.

Thiết bị, dụng cụ

- Cân phân tích AND HR 2000 (Nhật)

- Cân phân tích Vibra SJ

- Cân kỹ thuật Sarito CP4202S (Nhật)

- Máy đọc ELISA đa năng Synergy HTX (Biotek, USA)

- Máy cô quay chân không Taisite (Trung Quốc)

- Bếp cách thủy Memmert (Đức)

- Cân sấy ẩm Ohaus Model MB27 (Mỹ)

- Các dụng cụ thông dụng khác trong phòng thí nghiệm: ống nghiệm, cốc có mỏ, ống đong, erlen…

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp xử lý nguyên liệu

Mẫu vỏ quả Trúc ở 3 giai đoạn sau khi được làm sạch, thái mỏng, sau đó cân Tiếp tục mang sấy ở nhiệt độ 40 o C, sấy đến khối lượng không đổi Sau khi sấy đến khối lượng không đổi bảo quản dược liệu trong lọ, hoặc túi zip có gói hút ẩm/ hút chân không

Hình 13 Sơ đồ xử lý quả Trúc

Xác định độ ẩm bột dược liệu : áp dụng phương pháp mất khối lượng do làm khô

Dùng cân sấy ẩm Ohaus Model MB27 (Mỹ) Cho 0,5 g bột vỏ quả Trúc vào đĩa cân Vận hành cân và ghi độ ẩm của mẫu

Xác định độ ẩm cao dược liệu : áp dụng phương pháp sấy

Cho vào giấy đã được cân bì trước 2 g cao dược liệu Cho giấy bạc chứa dược liệu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 105 0 C trong 1 giờ Sau khi sấy chờ đến khi nguội trong bình hút ẩm Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg Ðộ ẩm (x %) của dược liệu được tính theo công thức sau:

Xay nhuyễn, rây qua rây Đo kích thước, phân loại giai đoạn tăng trưởng

Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá x%= (p-a) p ;

Trong đó: x (%) độ ẩm cao dược liệu; p là số gam của mẫu trước khi sấy; a là số gam của mẫu sau khi sấy

Vận hành máy, tính toán và ghi lại kết quả [37].

2.4.3 Phương pháp chiết cao dược liệu toàn phần bằng ethanol

Dược liệu được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol 96 % theo tỷ lệ 1:10 (khối lượng (g): thể tích (ml)) Làm ẩm bột dược liệu bằng ethanol 96 % trong vòng 2 giờ Lót đáy bình ngâm chiết bằng một lớp bông Sau đó cho bột dược liệu vào bình và cho dung môi theo đúng tỷ lệ Dược liệu được ngăn lại bằng giấy lọc để dược liệu không bị nổi trên bề mặt Dịch chiết được rút sau 24 giờ ngâm với tốc độ 2 ml/phút Sau đó, lọc dịch chiết qua giấy lọc, dịch chiết được gộp lại và bốc hơi dưới áp suất giảm để thu hồi dung môi dưới áp suất 0,9 MPa và nhiệt độ 55 o C thu được cao toàn phần

Hình 14 Sơ đồ quy trình điều chế cao toàn phần vỏ quả Trúc

Xác định khối lượng cao toàn phần

Cao chiết được được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Hiệu suất chiết cao được tính theo công thức:

H %= Khối lượng cao dược liệu thu được

Khối lượng dược liệu sử dụng x100

Ngâm với ethanol Định tính sơ bộ Lọc

Bốc hơi dưới áp suất giảm

2.4.4 Phương pháp định tính sơ bộ thành phần hoá học

Phản ứng với muối sắt (III): Lấy 2 ml dịch chiết ethanol vào ống nghiệm, thêm vài giọt FeCl3 5%, dung dịch chứa flavonoid thường có những biến đổi về màu sắc, cho màu xanh nâu, xanh rêu hoặc xanh đen [38]

Phản ứng Cyanidin: Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm thêm một ít bột magiesi, thêm từ từ 0,5 ml HCl đậm đặc vào ống nghiệm Tiến hành quan sát, có hiện tượng sủi bọt và đổi màu (màu hồng tới đỏ) [38]

Kết tủa với gelatin : Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, khi thêm vào dung dịch gelatin

1 % có chứa 10 % natrichlorid thì sẽ có tủa xuất hiện Để yên ống nghiệm, quan sát hiện tượng phản ứng xảy ra[38]

Thử nghiệm tạo bọt: Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm có sẵn 10 ml nước cất Dùng ngón tay cái bịt miệng và lắc mạnh theo chiều dọc của ống nghiệm trong 1 phút (0 lần) Để yên ống nghiệm, quan sát lớp bọt và đánh giá kết quả [38]

Phản ứng đóng mở vòng lacton: Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm Ống nghiệm 1: Thêm 4 ml nước cất, lắc đều, sẽ thấy dung dịch trở nên đục Ống nghiệm 2: Thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10 % Đun trên bếp cách thuỷ trong 2-3 phút Thêm nước vào ống 2 cho đến thể tích bằng với ống 1 Lắc đều và quan sát sẽ thấy ống 2 trong hơn ống 1 Ống nghiệm 3: Thực hiện như ống nghiệm 2 Sau đó, tiếp tục thêm vài giọt acid hoá dung dịch bằng cách thêm vài giọt HCl đậm đặc, sẽ thấy ống này đục hơn ống nghiệm

2 và đục tương tự như ống nghiệm 1 [38]

2.4.5 Phương pháp phân tách các cao phân đoạn

Cao ethanol toàn phần được hoà tan vào một lượng nước cất tối thiểu và chiết phân bố lần lượt với dãy dung môi với chỉ số phân cực của dung môi theo thứ tự tăng dần từ n- hexane, ethyl acetate đến n-butanol bằng phễu chiết theo tỉ lệ 1:50 (g:ml) Với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng thể tích vừa đủ Các dịch chiết được bốc hơi dưới áp suất giảm để loại dung môi, thu được các cao chiết tương ứng là cao chiết cao phân đoạn n-hexane, cao phân đoạn ethyl acetate, cao phân đoạn n-butanol và cao nước [39]

Hình 15 Sơ đồ chiết cao phân đoạn

Xác định khối lượng cao toàn phần Cao chiết được được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh Tính hiệu suất chiết cao

2.4.6 Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá bằng phản ứng với thuốc thử DPPH

2.4.6.1 Chuẩn bị thuốc thử và mẫu thử

- Dung dịch DPPH: Pha dung dịch DPPH 0,001g pha với methanol đạt thể tích 4 ml Pha xong dùng ngay, đựng trong chai thuỷ tinh màu

- Mẫu thử: các mẫu cao vỏ quả Trúc được hoà tan trong methanol để đạt nồng độ ban đầu là 10 mg/ml

- Đối chứng dương: pha mẫu acid gallic đạt nồng độ ban đầu 100 àg/ml

2.4.6.2 Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá của các cao

Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá trên 3 giai đoạn tăng trưởng

Tiến hành dò giá trị OD từ bước sóng 515 nm của dung dịch DPPH Sau khi cân chỉnh giá trị OD của dung dịch DPPH (0,6 – 0,7), tiến hành cho các mẫu vào dĩa 96 giếng Độ hấp thụ quang được đo ở bước sóng 515 nm bằng máy đọc ELISA đa năng Synergy HTX (Biotek, USA)

Mỗi giai đoạn cần chuẩn bị:

Cao n-hexane Cao ethyl acetate Cao n-butanol Cao nước

Chiết phân bố, cô quay

Bảng 2 Bảng nồng pha dung dịch mẫu thử

Dung dịch thử Dung dịch DPPH Dung dịch MeOH

Mẫu chứng dương 0 0,25 àl 175 àl

Mẫu trắng thử 0,25 àl 0 175 àl

Mẫu thử 0,25 àl 0,25 àl 150 àl

Hỗn hợp sau khi cho đầy đủ mẫu vào dĩa 96 giếng được ủ trong tối, ở nhiệt độ phòng, để yên các mẫu trong 30 phút Tiến hành đo mẫu ở bước sóng 515nm, thu được các giá trị OD [32]

Hoạt tính quét gốc tự do DPPH được đánh giá thông qua giá trị phần trăm ức chế I (%) và được tính theo công thức:

I %: Hoạt tính chống oxy hóa

Ac: Độ hấp thu của mẫu chứng dương (có DPPH)

A0c: Độ hấp thu của mẫu trắng chứng (không có DPPH, không có mẫu thử)

At: Độ hấp thu của mẫu thử (có DPPH, có mẫu thử)

A0t: Độ hấp thu của mẫu trắng thử (không có DPPH, có mẫu thử)

Tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết được so sánh với chất chuẩn dương là Acid gallic Giá trị chống oxy hóa IC50 của mẫu được tính theo đồ thị nồng độ và % ức chế (I%) Cách tính IC50:

− Từ đồ thị biểu thị hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của chất đang khảo sát, xác định phương trình của đồ thị y = ax + b

− Thay y = 50 suy ra giá trị nồng độ mẫu x của chất đang khảo sát [27, 32].

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả

3.1.1 Chiết xuất cao dược liệu

3.1.1.1 Độ ẩm bột của vỏ quả Trúc Độ ẩm bột vỏ quả Trúc của 3 giai đoạn tăng trưởng của quả được trình bày ở (Bảng 3)

Bảng 3 Độ ẩm bột vỏ quả Trúc của 3 giai đoạn tăng trưởng của quả

Mẫu bột dược liệu Độ ẩm (%)

Bột vỏ quả Trúc non 9,00

Bột vỏ quả Trúc bắt đầu chín 7,67

Bột vỏ quả Trúc chín già 10,32

Nhận xét: Độ ẩm của bột vỏ quả Trúc non, vỏ quả Trúc bắt đầu chín, vỏ quả Trúc chín già sau khi sấy lần lượt là 9,00 %; 7,67 %; 10,32 % Kết quả cho thấy cao vỏ quả Trúc có độ ẩm đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam V phụ lục 1.1, độ ẩm cao đặc không được quá 13,0% [37]

3.1.1.2 Hiệu suất chiết cao tổng vỏ quả Trúc

Hiệu suất chiết cao của vỏ quả Trúc ở 3 giai đoạn tăng trưởng của quả lần lượt là: 16,07%; 20,71; 20,01% Kết quả được trình bày ở (Bảng 4)

Bảng 4 Hiệu suất chiết cao tổng vỏ quả Trúc của 3 giai đoạn tăng trưởng

Khối lượng (g) Khối lượng cao (g) Độ ẩm cao (%)

Hiệu suất chiết Quả Vỏ (%) tươi

Vỏ quả Trúc bắt đầu chín 3080 1020 380 250 56,49 15,37 20,71

Vỏ quả Trúc chín già 3220 1090 400 280 60,17 16,48 20,01

Nhận xét: Độ ẩm của cao vỏ quả Trúc non, vỏ quả Trúc bắt đầu chín, vỏ quả Trúc chín già lần lượt là 13,2 %; 15,37 %; 16,48 % Kết quả cho thấy cao vỏ Trúc có độ ẩm đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam V phụ lục 1.1, độ ẩm cao đặc không được quá 20,0 % [37]

3.1.1.3 Hiệu suất chiết cao phân đoạn từ cao tổng vỏ quả Trúc non

Cao phân đoạn từ cao tổng vỏ quả Trúc non được lắc phân bố lỏng – lỏng lần lượt với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, n-butanol và thu được các cao phân đoạn Hiệu suất chiết cao phân đoạn n-hexane, ethyl acetate, n-butanol và cao nước lần lượt là

Bảng 5 Hiệu suất chiết cao phân đoạn từ cao tổng vỏ quả Trúc non

Phân đoạn Khối lượng cao ban đầu Khối lượng (g) Hiệu suất (%)

3.1.2 Sơ bộ thành phần hoá học của dịch chiết ethanol

Thành phần hóa học của dịch chiết ethanol đã được đính tính để xác định sự hiện diện của các hoạt chất có tác dụng sinh học Các hoạt chất flavonoid, tannin và coumarin hiện diện trong vỏ quả Trúc, chưa thấy có sự hiện diện của saponin trong thành phần

Bảng 6 Sơ bộ thành phần hoá học của dịch chiết ethanol

STT Hợp chất Thuốc thử/ Phương pháp Kết quả

2 Tanin Kết tủa với gelatin +

3 Saponin Thử nghiệm tạo bọt -

4 Coumarin Phản ứng mở vòng lacton +

+ có sự hiện diện/ - chưa có sự hiện diện

3.1.3 Hoạt tính kháng oxy hoá bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH

3.1.3.1 Hoạt tính bắt gốc tự do của mẫu chứng (Acid gallic)

Bảng 7 Kết quả thử nghiệm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của acid gallic

Nồng độ (àg/ml) Mẫu thử

Biểu đồ 1 Biểu đồ tương quan tuyến tính giữa phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do

DPPH và nồng độ của acid gallic

Nhận xét: Từ biểu đồ tương quan tuyến tính giữa phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và nồng độ của acid gallic, thu được phương trình: y = 1.5004x + 31.325 với giá trị IC50 của acid gallic là 12.45 àg/ml

3.1.3.2 Hoạt tính bắt gốc tự do của cao tổng vỏ quả Trúc ở 3 giai đoạn của quả

Hoạt tính chống oxy hoá của 3 cao tổng: cao vỏ quả Trúc non, cao vỏ quả Trúc bắt đầu chớn và cao vỏ quả Trỳc chớn già, cú I (%) tại nồng độ 800 àg/ml lần lượt là: 69,65 %; 20,93 %; 17,67 % Kết quả được trình bài ở (Bảng 8) và kết quả của từng lần đo các mẫu được thể hiện ở (Phụ lục 3)

Bảng 8 Hoạt tớnh bắt gốc tự do DPPH của 3 cao tổng ở nồng độ 800 àg/ml

Cao tổng OD trung bình I (%)

Cao vỏ quả Trúc non

Cao vỏ quả Trúc bắt đầu chín

Cao vỏ quả Trúc chín già

Nhận xét: Cao tổng vỏ quả Trúc non có phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH cao nhất trong 3 cao tổng với I (%) = 69,65 % cao gấp 3 lần cao tổng vỏ quả Trúc chín già và cao tổng vỏ quả Trúc bắt đầu chín, nên cao tổng vỏ quả Trúc non được lựa chọn để thử nghiệm hoạt tính chống oxy hoá ở 5 nồng độ khác nhau

Bảng 9 Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cao tổng vỏ quả Trúc non

Nồng độ (àg/ml) Mẫu trắng thử Mẫu thử

Biểu đồ 2 Biểu đồ tương quan tuyến tính giữa phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do

DPPH và nồng độ của cao toàn phần vỏ quả Trúc non

Nhận xét: Từ biểu đồ tương quan tuyến tính giữa phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và nồng độ của cao toàn phần vỏ quả Trúc non, thu được phương trình: y 0.0611x + 22.758 với giỏ trị IC50 là 445.843 àg/ml

3.1.3.3 Hoạt tính bắt gốc tự do của cao phân đoạn vỏ quả Trúc non

Hoạt tính chống oxy hoá của 4 cao phân đoạn: n-hexane, n-butanol, ethyl acetate và cao nước, cú I (%) tại nồng độ 1600 àg/ml lần lượt là: 34,46%; 40,80%; 80,86% và 8,33% Kết quả được trình bài ở (Bảng 10) và kết quả của từng lần đo được thể hiện ở (Phụ lục

Bảng 10 Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của các cao phân đoạn vỏ quả Trúc non ở nồng độ 1600 àg/ml

Cao phân đoạn OD trung bình I (%)

Nhận xét: Cao phân đoạn ethyl acetate có phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH cao nhất trong 4 phân đoạn với I (%)= 80,86 %, nên được lựa chọn để thử nghiệm hoạt tính chống oxy hoá ở 5 nồng độ khác nhau

Bảng 11 Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cao phân đoạn ethyl acetate của vỏ Trúc non

Nồng độ (àg/ml) Mẫu trắng thử Mẫu thử

Biểu đồ 3 Biểu đồ tương quan tuyến tính giữa phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do

DPPH và nồng độ của cao phân đoạn ethyl acetate vỏ Trúc non

Nhận xét: Từ biểu đồ tương quan tuyến tính giữa phần trăm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và nồng độ của cao phân đoạn ethyl acetate vỏ quả Trúc non, thu được phương trỡnh: y=0.0306x + 36.181 với giỏ trị IC50 là 451.6 àg/ml

3.1.4 Kết quả IC 50 của mẫu chứng và các mẫu cao

Kết quả IC50 của các mẫu dựa vào phương trình của các đồ thị được trình bài ở (Bảng

Bảng 12 Kết quả IC50 của acid gallic, cao phân đoạn ethyl acetate từ cao toàn phần vỏ quả Trúc non, cao toàn phần vỏ Trúc non

Mẫu cao Phương trỡnh hồi quy IC 50 (àg/ml)

Cao toàn phần vỏ Trúc non y = 0.0611x + 22.758 445.843

Biểu đồ 4 Biểu đồ so sánh IC50 của 3 mẫu khảo sát

Acid gallic Cao etyl acetat Cao toàn phần

IC50 CỦA 3 MẪU KHẢO SÁT

Giá trị IC50 của acid gallic, cao phân đoạn vỏ quả Trúc non ethyl acetate và cao ethanol toàn phần của vỏ quả Trỳc non lần lượt là 12.45 àg/ml, 451.6 àg/ml và 445.843 àg/ml

IC50 của Acid gallic cao hơn gấp 36 lần cao phân đoạn vỏ quả Trúc non ethyl acetate (hay nói cách khác hoạt tính chống oxy hoá của cao phân đoạn vỏ quả Trúc non ethyl acetate thấp hơn Acid gallic 36 lần) IC50 cao ethanol toàn phần của vỏ quả Trúc non không có sự chênh lệch nhiều so với cao phân đoạn ethyl acetate từ cao toàn phần vỏ quả Trúc non.

Bàn luận

Khi phân tích hoạt tính kháng oxy hoá của 3 cao toàn phần vỏ quả Trúc: vỏ quả Trúc non, vỏ quả Trúc bắt đầu chín và vỏ quả Trúc chín già Kết quả cho thấy, cao vỏ Trúc non cú hiệu quả nhất với I(%) phần trăm bắt gốc tự do là 69,65% ở nồng độ 800 àg/ml

(Bảng 8) Theo nghiên cứu của Park Yeon-Ok và cộng sự với đề tài nghiên cứu về “Hoạt động chống oxy hóa của quả non và quả chín trong ba giống lê châu Á” cũng cho thấy khả năng loại bỏ gốc tự do quả non cao hơn quả chín già [40] Trong một nghiên cứu khác của Chongting Guo và cộng sự cũng về 2 giai đoạn non và chín già của loại quả khác cũng cho kết quả tương tự [41] Vỏ quả Trúc rất giàu flavonoid, có khả năng chống oxy hóa cao [16] Ta có thể thấy rằng, hàm lượng flavonoid suy giảm trong quá trình phát triển của quả Theo Mansour và cộng sự, nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt chất trong quả đều suy giảm trong quá trình chín của quả [42] Do vậy, vỏ quả Trúc ở 3 giai đoạn tăng trưởng của quả khi khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá giai đoạn vỏ quả Trúc non có hoạt tính kháng oxy hoá mạnh nhất Do đó, cao vỏ quả Trúc non được xác định

IC50 là 445.843 àg/ml và tiến hành chiết phõn đoạn

Cao vỏ quả Trúc non được tiến hành phân tách thu được các cao phân đoạn sau: cao n- hexane, ethyl acetate, n-butanol và cao nước Khi thử hoạt tính kháng oxy hoá ở nồng độ 1600 àg/ml thỡ I(%) phần trăm bắt gốc tự do DPPH của 4 cao lần lượt là: 34,46%; 80,86%; 40,80% và 8,33% (Bảng 10), cao phân đoạn ethyl acetate có hoạt tính kháng oxy hoá tốt nhất Theo Võ Thị Tú Anh và cộng sự, nghiên cứu cho thấy rằng tổng hàm lượng flavonoid của các cao chiết từ dung môi n-hexane thấp hơn các cao chiết khác trong cùng bộ phận [39] Như vậy, sự phân cực của dung môi có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả chiết xuất và các hợp chất flavonoid hoà tan tốt trong ethyl acetate Chính vì vậy, IC50 là 451.6 àg/ml của cao phõn đoạn ethyl acetate từ cao tổng quả quả Trỳc non được xác định

Hiệu quả kháng oxy hóa thu được giá trị IC50 của acid gallic, cao phân đoạn vỏ quả Trúc non ethyl acetate và cao ethanol toàn phần của vỏ quả Trỳc non lần lượt là 12.45 àg/ml,

451.6 àg/ml và 445.843 àg/ml Ở một nghiờn cứu khỏc, tỏc giả Nguyễn Thị Thu Hậu và cộng sự cũng đưa ra giá trị IC50 của các mẫu cao đều có khả năng kháng oxy hóa thấp với so với đối chứng là acid gallic [43] Như vậy, việc sử dụng dược liệu chống lại quá trình oxy hóa có hại cho cơ thể con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể và tăng cường sức đề kháng, hạn chế quá trình lão hóa và bệnh tật: suy yếu hệ miễn dịch, giảm trí tuệ, tiểu đường, ung thư, do sự gia tăng hàm lượng các gốc tự do gây ra Kết quả ghi nhận trong nghiên cứu này mặc dù hiệu quả kháng oxy hóa của cao ethyl acetate chiết xuất phân đoạn từ cao cỏ non là cao nhất Tuy nhiên, khi đánh giá giá trị IC50 của cao phân đoạn ethyl acetate và cao vỏ Trúc non cũng cùng hàm lượng IC50 như nhau Chính vì vậy, hoạt tính kháng oxy hóa từ cao vỏ quả Trúc non và cao phân đoạn ethyl acetate từ cao tổng vỏ quả Trúc non đều mang lại hiệu quả như nhau.

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w