1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau
Tác giả Nguyễn Thành Đông
Người hướng dẫn TS. Ngô Quang Huân
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.7. Thực tiễn của đề tài (0)
    • 1.8. Kết cấu của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài (0)
      • 2.1.1. Khái niệm về thanh toán (0)
      • 2.1.2. Khái niệm về Thanh toán không dùng tiền mặt (0)
      • 2.1.3. Khó khăn khi triển khai TTKDTM (21)
      • 2.1.4. Khái niệm về thiết bị POS và Petrolimex identification (0)
      • 2.1.5. Khái niệm về tiến trình ra quyết định của khách hàng (0)
    • 2.2. Các lý thuyết liên quan (25)
      • 2.2.1. Thuyết nhận thức rủi ro (25)
      • 2.2.2. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (26)
    • 2.3. Thực trạng thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau (0)
    • 2.4. Một số nghiên cứu trước liên quan đến đề tài (30)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài (30)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước (31)
      • 2.4.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước đây (37)
    • 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết (37)
      • 2.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (0)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (42)
      • 3.1.1. Quy trình nghiên cứu (42)
      • 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu (44)
    • 3.2. Xây dựng thang đo (0)
      • 3.2.1. Thang đo hiệu quả mong đợi (0)
      • 3.2.2. Thang đo về năng lực phục vụ (0)
      • 3.2.3. Thang đo về nhận thức rủi ro (49)
      • 3.2.4. Thang đo chính sách của Nhà nước (50)
      • 3.2.5. Thang đo về truyền thông quảng bá sản phẩm (51)
      • 3.2.6. Thang đo quyết định sử dụng (51)
    • 3.3. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu (52)
      • 3.3.1. Xác định đối tượng lấy mẫu khảo sát (52)
      • 3.3.2. Xác định kích thước mẫu (53)
      • 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu (53)
    • 3.4. Các tiêu chí đánh giá thang đo và phân tích dữ liệu (54)
      • 3.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo (54)
      • 3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (55)
      • 3.4.3. Phân tích hồi quy bội (56)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 4.1. Thống kê mô tả (59)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (62)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) (66)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với các nhân tố độc lập (66)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với quyết định sử dụng (70)
    • 4.4. Phân tích hồi quy bội (72)
    • 4.5. Phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học đối với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau (0)
      • 4.5.1. Phân tích sự khác biệt về giới tính (0)
      • 4.5.2. Phân tích sự khác biệt về độ tuổi (0)
      • 4.5.3. Phân tích sự khác biệt về trình độ (0)
      • 4.5.3. Phân tích sự khác biệt về thu nhập (0)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (82)
    • 5.1. Kết luận (82)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (84)
      • 5.2.1. Về nhân tố chính sách (84)
      • 5.2.2. Về nhân tố năng lực (86)
      • 5.2.3. Về nhân tố hiệu quả (0)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (88)

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau” được tiến hành với mục tiêu phân tích thực trạng ảnh hưở

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) hiện nay đã trở thành hình thức thanh toán phổ biến, được khuyến khích sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vì những mặt tích cực đem lại về kinh tế, xã hội cũng như đáp ứng tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước Khi nền kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến việc thanh toán càng đòi hỏi những nhu cầu cao hơn, trong khi thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ những hạn chế, khó có khả năng đáp ứng được khi tốc độ luân chuyển vốn và giá trị giao dịch tăng cao Các chính sách khuyến khích của nhà nước cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy thanh toán không sử dụng tiền mặt

Tại Việt Nam hiện nay đã bắt nhịp được với xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt với những thành tựu bước đầu đáng được ghi nhận Xét về các yếu tố như trình độ, thu nhập của người dân vẫn còn có sự chênh lệch, vấn đề đầu tư lắp đặt cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ TTKDTM có mức chi phí cao và thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán vẫn còn phổ biến Do đó cần thiết phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp nhằm tối ưu hóa nhu cầu sử dụng và tạo ra thói quen sử dụng mới từ đó tạo chuyển biến và thay đổi đối với người tiêu dùng Đây cũng là chủ trương mà Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm Theo đó, ngày 28 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025” Mục tiêu của đề án là nhằm: (i) Ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ TTKDTM, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân; (ii) Tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt; (iii) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

Chính vì tầm quan trọng của đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam, trên thực tiễn, có nhiều tổ chức đã nỗ lực trong việc phát triển hình thức thanh toán này nhằm đưa ra các chính sách cũng như định hướng phát triển phù hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã triển khai hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt từ rất sớm, tuy nhiên thiết bị, hạ tầng chưa có sự đầu tư đúng mức cũng như thói quen tiêu dùng tiền mặt còn rất phổ biến nên doanh thu không dùng tiền mặt đạt kết quả không như kỳ vọng Đến năm 2021, Tập đoàn phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) xây dựng dự án Thanh toán không dùng tiền mặt qua POS và bắt đầu triển khai tại các công ty xăng dầu thành viên trong quý III, khi đó hình thức thanh toán này được Tập đoàn và các công ty xăng dầu thành viên quan tâm, chỉ đạo sát sao Tại Công ty Xăng dầu

Cà Mau, dự án được triển khai từ ngày 15 tháng 10 năm 2021, kể từ khi triển khai, doanh thu thanh toán qua Thiết bị chấp nhận thẻ (POS) liên tục có tăng trưởng, mức tăng trưởng bình quân 28 %/tháng Đến hết tháng 12 năm 2022, doanh thu thanh toán qua POS đạt trên 8,4 tỷ đồng, gấp hơn 12 lần so với thực hiện thời điểm đầu năm Sau hơn một năm triển khai, doanh thu thanh toán qua POS tuy có tăng trưởng cao nhưng chưa đạt được so với kỳ vọng và đang có dấu hiệu chững lại Mặt khác, mức thực hiện tại Công ty Xăng dầu Cà Mau chỉ đạt 38 % so với mức thực hiện bình quân chung toàn Tập đoàn

Về mặt lý thuyết, đã có nhiều nghiên cứu về việc phát triển TTKDTM tại các tổ chức tín dụng, tại các công ty viễn thông hoặc các khu dân cư tại Việt Nam Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng khi quyết định lựa chọn sử dụng hình thức TTKDTM khi mua sắm tại cửa hàng xăng dầu trên cà nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng

Từ thực tế đó, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “ Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau ” để xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này một cách cụ thể gắn với địa bàn nghiên cứu, nhằm nâng cao hơn nữa doanh thu thanh toán qua POS từ đó khai thác tối đa những lợi ích mà hình thức thanh toán này đem lại.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc nhằm đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao doanh thu TTKDTM tại Công ty

Nhằm đạt được mục tiêu chung, luận văn có các mục tiêu cụ thể như sau:

• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

• Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

• Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng doanh thu thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

• Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty?

• Mức độ tác động của các yếu tố đó đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty?

• Những hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng doanh thu thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty?

Đối tượng nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các yếu tố và ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

• Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã sử dụng hình thức thanh toán qua POS khi mua hàng tại hệ thống các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty.

Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi không gian: Thực hiện tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty có triển khai dự án TTKDTM trong phạm vi tỉnh Cà Mau

- Số liệu thứ cấp của Công ty phản ánh doanh thu thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2022 Sau khi triển khai dự án Thanh toán không dùng tiền mặt từ ngày 16 tháng 10 năm 2021 đến cuối năm 2022, doanh thu thanh toán qua POS liên tục có tăng trưởng, đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như góp phần làm giảm lưu lượng tiền mặt tại hệ thống các cửa hàng xăng dầu trực thuộc, giảm tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm cuối ca bán hàng, đảm bảo tốt hơn vấn đề về an toàn tài chính trong kinh doanh

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 06 tháng thực hiện đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Cụ thể:

• Phương pháp định tính được sử dụng để lược khảo các cơ sở lý thuyết và tài liệu tham khảo nhằm hình thành thang đo nháp Bên cạnh đó, phương pháp định tính cũng được sử dụng để phỏng vấn các thành viên trong Ban Giám đốc, các Trưởng/phó phòng/ban nghiệp vụ, các Cửa hàng trưởng/Phụ trách cửa hàng xăng dầu để điều chỉnh bổ sung thang đo nháp nhằm hình thành thang đo chính thức cho nghiên cứu định lượng

• Phương pháp định lượng được sử dụng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng Các phương pháp cụ thể bao gồm: Kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội

1.7 Thực tiễn của đề tài

• Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn sử dụng hình thức TTKDTM qua thiết bị POS của khách hàng

• Xác lập tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS

• Xây dựng mô hình nghiên cứu, phân tích, lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

• Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm gia tăng doanh thu thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

1.8 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Nội dung chương 1 đã giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài nghiên cứu Qua đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong chương tiếp theo, cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm có liên quan cùng các nghiên cứu trước đây liên quan đến quyết định chọn lựa của khách hàng, dựa trên cơ sở đó giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được tác giả đề xuất.

Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Nội dung chương 1 đã giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài nghiên cứu Qua đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong chương tiếp theo, cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm có liên quan cùng các nghiên cứu trước đây liên quan đến quyết định chọn lựa của khách hàng, dựa trên cơ sở đó giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được tác giả đề xuất.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các lý thuyết liên quan

2.2.1 Thuyết nhận thức rủi ro

Bauer (1960) cho rằng: “Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro bao gồm: (i) nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến và (ii) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến gồm các rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: lộ các thông tin cá nhân, sự an toàn không được đảm bảo và rủi ro toàn bộ khi thực hiện giao dịch Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ thể hiện sự e ngại của khách hàng đối với việc tính năng không đáp ứng đầy đủ so với kỳ vọng, mất mát về tài chính, tốn kém thời gian, mất cơ hội khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công nghệ thông tin

2.2.2 Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT

Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được xây dựng lần đầu tiên bởi Venkatesh và cộng sự (2003) Lý thuyết này giải thích những yếu tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng công nghệ của người dùng Mô hình UTAUT được phát triển từ mô hình TAM (Technology Acceptance Model - Mô hình chấp nhận công nghệ) bởi Davis, Bagozzi, và Warshaw (1989) bổ sung thêm 2 yếu tố là ảnh hưởng của xã hội và điều kiện thuận lợi Sau đó, mô hình TAM được mở rộng và kết hợp với nhiều mô hình khác, từ đó hình thành lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

Venkatesh và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng: “Bốn yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng công nghệ, cụ thể:

• Hiệu quả mong đợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ thống sẽ giúp người dùng đạt được hiệu quả công việc cao hơn

• Nỗ lực mong đợi được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ thống

• Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà cá nhân nhận thấy rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới

• Các điều kiện thuận tiện được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng của hệ thống.”

Ngoài ra còn các yếu tố nhân khẩu học khác như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, sự tự nguyện sử dụng đều có điều chỉnh đến quyết định chấp nhận sử dụng TTKDTM của người tiêu dùng

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)

2.3 Thực trạng thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau

Công ty Xăng dầu Cà Mau tiền thân là Công ty Vật tư Tổng hợp Minh Hải, được thành lập theo Quyết định số 41/QĐ-76 ngày 03 tháng 4 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Cà Mau Ngày 20 tháng 12 năm 1985 Bộ trưởng Bộ Vật tư (nay là Bộ Công Thương) ra Quyết định số 747/VT-QĐ về việc chuyển Công ty Vật tư Tổng hợp Minh Hải về trực thuộc Bộ Vật tư Tháng 12 năm 1994, Bộ Thương Mại quyết định chuyển Công ty Vật tư Tổng hợp Minh Hải về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) Tháng 7 năm 2000, đổi tên thành Công ty Xăng dầu Cà Mau theo Quyết định của Bộ Thương mại

Công ty Xăng dầu Cà Mau chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, gas, vật tư kỹ thuật chuyên dùng, vận tải, giữ hộ xăng dầu,… đồng thời, có nhiệm vụ dự trữ quốc gia hàng chiến lược phục vụ cho an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai,… trên địa bàn tỉnh Cà Mau Công ty hiện có 62 cửa hàng xăng dầu trực thuộc, 01 kho xăng dầu 3.000 m 3 , 02 kho gas và hàng hóa khác,

04 ghe vận chuyển xăng dầu, 02 xe tải vận chuyển gas, dầu mỡ nhờn hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Hình 2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ - UTAUT

Công ty Xăng dầu Cà Mau bắt đầu triển khai hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc từ năm 2015 Tuy nhiên, tại thời điểm này hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi mua hàng tại cửa hàng xăng dầu vẫn còn rất phổ biến, kết hợp với hạ tầng, thiết bị chưa được đầu tư đúng mức nên quá trình triển khai đạt kết quả thấp Đến tháng 10 năm 2021, Công ty bắt đầu triển khai chương trình “Thanh toán thông minh – Lợi ích đồng hành” theo chủ trương của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Trải qua 04 giai đoạn đầu tư, công ty đã triển khai chương trình đến 43/60 cửa hàng xăng dầu trực thuộc Doanh thu bán hàng qua POS liên tục có tăng trưởng, doanh thu thực hiện năm 2022 đạt hơn 13 lần so với bình quân thực hiện từ năm 2015 đến năm 2021

Với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, sự quyết tâm thực hiện trong toàn Công ty, doanh thu qua POS đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022, đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh như góp phần làm giảm lưu lượng tiền mặt tại hệ thống các cửa hàng xăng dầu trực thuộc, giảm tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm cuối ca bán hàng, đảm bảo tốt hơn vấn đề về an toàn tài chính trong kinh doanh, giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm khi mua hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, tạo được nét riêng biệt, lợi thế cạnh tranh so với các cửa hàng xăng dầu ngoài xã hội,… Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện vẫn còn thấp hơn so với mức thực hiện toàn Tập đoàn và mức thực hiện bình quân tại các công ty xăng dầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ.

Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng qua POS tại Công ty giai đoạn 2015 – 2022

Nguồn: Công ty Xăng dầu Cà Mau

Bảng 2.2 Doanh thu qua POS năm 2022 tại Tập đoàn

Nguồn: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Tổng doanh thu bán hàng (VNĐ)

Năm Doanh thu qua POS

Tổng doanh thu bán hàng (VNĐ)

Bảng 2.3 Tổng hợp doanh thu qua POS năm 2022 tại các công ty xăng dầu khu vực miền Tây Nam Bộ

STT Khu vực Doanh thu qua

Tổng doanh thu bán hàng (VNĐ)

Nguồn: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

2.4 Một số nghiên cứu trước liên quan đến đề tài

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

LoKa Foon (Hong Kong): Với nội dung nghiên cứu các ý định hành vi của người tiêu dùng đối với Thẻ tín dụng thanh toán trên di động và thanh toán Octopus trên di động ở Hongkong Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), mở rộng thêm bốn nhân tố: Sự trao đổi thông tin, nhận thức rủi ro, ý muốn dùng thử và sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin Kết quả chỉ ra rằng điều kiện thuận lợi và ý muốn dùng thử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi của khách hàng Nhận thức rủi ro và nỗ lực mong đợi chỉ có ảnh hưởng đến thanh toán thẻ tín dụng trên điện thoại Sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin và sự trao đổi thông tin chỉ ảnh hưởng quan trọng đến thanh toán Octopus trên di động Còn ảnh hưởng xã hội và hiệu quả mong đợi không có ảnh hưởng quan trọng đến ý định của khách hàng

Chian-Son Yu (Đài Loan): Với nội dung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán điện thoại di động (2012) Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), mở rộng thêm các nhân tố nhận thức về sự tin tưởng, nhận thức về chi phí tài chính, nhận thức về tự phục vụ hiệu quả Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng xã hội, nhận thức chi phí tài chính, hiệu quả mong đợi và nhận thức về sự tin tưởng là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng của khách hàng

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018): Với nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố quan trọng tác động đến sự sẵn sàng sử dụng các dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu các mô hình lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), hành vi dự định (TPB) và chấp nhận công nghệ (TAM), kết hợp với các ý kiến phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong lĩnh vực TTKDTM, kết quả phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án Tác giả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui bội, phân tích sự khác biệt theo đa nhóm nhân khẩu học thông qua phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy các chính sách khuyến khích vĩ mô tác động tích cực và các vấn đề trở ngại có tác động tiêu cực tới sự sẵn sàng, sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng các phương tiện TTKDTM

Phan Ái Ngân (2017): Với nội dung nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/ 2016 đến tháng 05/2017 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm; nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp qua mạng Internet để thu thập thông tin từ khách hàng Với nền tảng cơ sở là mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR), tác giả xác định năm yếu tố độc lập là: Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện thuận lợi và nhận thức rủi ro có tác động đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời mở rộng thêm hai nhân tố là Phí và chương trình khuyến mãi vào mô hình đề xuất Tác giả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Các thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi qui tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả chỉ ra rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt là hiệu quả mong đợi với hệ số beta chuẩn hóa là 0.322; tiếp theo lần lượt là các nhân tố: điều kiện thuận lợi (0.210), nhận thức rủi ro (0.192), nhận thức chi phí (0.175), khuyến mãi (0.137), nỗ lực mong đợi (0.125) và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội (0.113) Trong đó nhận thức rủi ro và nhận thức chi phí có quan hệ nghịch biến với ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng Đào Thị Mộng Hiền (2013): Với nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 09 năm 2013 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và trao đổi qua mạng Internet (bảng câu hỏi điện tử) để thu thập thông tin từ khách hàng Nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), mở rộng thêm nhân tố rủi ro nhận thức Tác giả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Các thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Anpha), phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi qui bội thông qua phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu Kết quả chỉ ra rằng nhân tố nỗ lực mong đợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng, tiếp đó là điều kiện thuận tiện, hiệu quả mong đợi và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội

Nguyễn Hoàng Bảo Khánh (2015): Với nội dung nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Mẫu khảo sát khoảng 300 khách hàng đang sử dụng Internet và có giao dịch với ngân hàng Nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng thêm ba nhân tố là: sự tự tin, sự tin tưởng và nhận thức rủi ro Công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Anpha) và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để sàng lọc các thang đo các khái niệm nghiên cứu Các thang đo tiếp tục được kiểm định thông qua phương pháp CFA (Confirmatory Factor Analysis) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố dễ sử dụng, sự hữu ích, sự tin tưởng ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến ý định và quyết định sử dụng Internet Banking Thành phần nhận thức rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng Internet Banking

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Tác giả Vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu các ý định hành vi của người tiêu dùng đối với Thẻ tín dụng thanh toán trên di động và thanh toán Octopus trên di động ở Hongkong

Một số nghiên cứu trước liên quan đến đề tài

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

LoKa Foon (Hong Kong): Với nội dung nghiên cứu các ý định hành vi của người tiêu dùng đối với Thẻ tín dụng thanh toán trên di động và thanh toán Octopus trên di động ở Hongkong Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), mở rộng thêm bốn nhân tố: Sự trao đổi thông tin, nhận thức rủi ro, ý muốn dùng thử và sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin Kết quả chỉ ra rằng điều kiện thuận lợi và ý muốn dùng thử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi của khách hàng Nhận thức rủi ro và nỗ lực mong đợi chỉ có ảnh hưởng đến thanh toán thẻ tín dụng trên điện thoại Sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin và sự trao đổi thông tin chỉ ảnh hưởng quan trọng đến thanh toán Octopus trên di động Còn ảnh hưởng xã hội và hiệu quả mong đợi không có ảnh hưởng quan trọng đến ý định của khách hàng

Chian-Son Yu (Đài Loan): Với nội dung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán điện thoại di động (2012) Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), mở rộng thêm các nhân tố nhận thức về sự tin tưởng, nhận thức về chi phí tài chính, nhận thức về tự phục vụ hiệu quả Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng xã hội, nhận thức chi phí tài chính, hiệu quả mong đợi và nhận thức về sự tin tưởng là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng của khách hàng

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018): Với nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố quan trọng tác động đến sự sẵn sàng sử dụng các dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu các mô hình lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), hành vi dự định (TPB) và chấp nhận công nghệ (TAM), kết hợp với các ý kiến phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong lĩnh vực TTKDTM, kết quả phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án Tác giả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui bội, phân tích sự khác biệt theo đa nhóm nhân khẩu học thông qua phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy các chính sách khuyến khích vĩ mô tác động tích cực và các vấn đề trở ngại có tác động tiêu cực tới sự sẵn sàng, sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng các phương tiện TTKDTM

Phan Ái Ngân (2017): Với nội dung nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/ 2016 đến tháng 05/2017 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm; nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp qua mạng Internet để thu thập thông tin từ khách hàng Với nền tảng cơ sở là mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR), tác giả xác định năm yếu tố độc lập là: Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện thuận lợi và nhận thức rủi ro có tác động đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời mở rộng thêm hai nhân tố là Phí và chương trình khuyến mãi vào mô hình đề xuất Tác giả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Các thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi qui tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả chỉ ra rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt là hiệu quả mong đợi với hệ số beta chuẩn hóa là 0.322; tiếp theo lần lượt là các nhân tố: điều kiện thuận lợi (0.210), nhận thức rủi ro (0.192), nhận thức chi phí (0.175), khuyến mãi (0.137), nỗ lực mong đợi (0.125) và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội (0.113) Trong đó nhận thức rủi ro và nhận thức chi phí có quan hệ nghịch biến với ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng Đào Thị Mộng Hiền (2013): Với nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 09 năm 2013 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và trao đổi qua mạng Internet (bảng câu hỏi điện tử) để thu thập thông tin từ khách hàng Nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT), mở rộng thêm nhân tố rủi ro nhận thức Tác giả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Các thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Anpha), phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi qui bội thông qua phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu Kết quả chỉ ra rằng nhân tố nỗ lực mong đợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng, tiếp đó là điều kiện thuận tiện, hiệu quả mong đợi và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội

Nguyễn Hoàng Bảo Khánh (2015): Với nội dung nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Mẫu khảo sát khoảng 300 khách hàng đang sử dụng Internet và có giao dịch với ngân hàng Nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng thêm ba nhân tố là: sự tự tin, sự tin tưởng và nhận thức rủi ro Công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Anpha) và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để sàng lọc các thang đo các khái niệm nghiên cứu Các thang đo tiếp tục được kiểm định thông qua phương pháp CFA (Confirmatory Factor Analysis) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố dễ sử dụng, sự hữu ích, sự tin tưởng ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến ý định và quyết định sử dụng Internet Banking Thành phần nhận thức rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng Internet Banking

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Tác giả Vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu các ý định hành vi của người tiêu dùng đối với Thẻ tín dụng thanh toán trên di động và thanh toán Octopus trên di động ở Hongkong

Nghiên cứu định tính Điều kiện thuận lợi và ý muốn dùng thử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi của khách hàng Nhận thức rủi ro và nỗ lực mong đợi chỉ có ảnh hưởng đến thanh toán thẻ tín dụng trên điện thoại Sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin và sự trao đổi thông tin chỉ ảnh hưởng quan trọng đến thanh toán Octopus trên di động Còn ảnh hưởng xã hội và hiệu quả mong đợi không có ảnh hưởng quan trọng đến ý định của khách hàng

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán điện thoại di động

Phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Nhân tố ảnh hưởng xã hội, nhận thức chi phí tài chính, hiệu quả mong đợi và nhận thức về sự tin tưởng là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng của khách hàng

Nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Các chính sách khuyến khích vĩ mô tác động tích cực và các vấn đề trở ngại có tác động tiêu cực tới sự sẵn sàng, sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng các phương tiện TTKDTM

(2017) các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt là hiệu quả mong đợi; tiếp theo lần lượt là các nhân tố: điều kiện thuận lợi, nhận thức rủi ro, nhận thức chi phí, khuyến mãi, nỗ lực mong đợi và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội Trong đó nhận thức rủi ro và nhận thức chi phí có quan hệ nghịch biến với ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng Đào Thị Mộng

Hiền (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử

Phương pháp định tính và phương pháp

Nhân tố nỗ lực mong đợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng, tiếp đó là điều kiện thuận tiện, dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh định lượng hiệu quả mong đợi và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội

(2015) nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế

Phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Các nhân tố dễ sử dụng, sự hữu ích, sự tin tưởng ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến ý định và quyết định sử dụng Internet Banking Thành phần nhận thức rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng Internet Banking

2.4.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước đây

Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy các nghiên cứu trước đây còn có những giới hạn sau:

Một là, tuy có nhiều nghiên cứu về việc phát triển TTKDTM tại các tổ chức tín dụng hoặc tại các công ty viễn thông, nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích về phát triển TTKDTM tại cửa hàng xăng dầu

Hai là, đối với khách mua hàng tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau là đối tượng khách hàng mới, chưa từng được đề cập tại các công trình nghiên cứu trước đây

Qua đó có thể khẳng định rằng, cho đến thời điểm hiện tại các công trình nghiên cứu trước đây chưa phù hợp với đối tượng khảo sát mới tại địa bàn tỉnh Cà Mau, cần thiết phải thực hiện kiểm định lại để tìm hiểu sự đón nhận thông tin, quyết định sử dụng cũng như ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về TTKDTM tại cửa hàng xăng dầu cụ thể như thế nào tại địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm gia tăng doanh thu của hình thức thanh toán này và khai thác tối đa lợi ích mà hình thức thanh toán này đem lại.

Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết

2.5.1 Các giả thuyết nghiên cứu

Là mức độ của một cá nhân kỳ vọng sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc dựa trên kết quả sử dụng công nghệ, kỹ thuật Hiệu quả thể hiện ở chỗ giúp giao dịch nhanh chóng hơn, đơn giản hơn và dễ dàng truy cập nhằm giúp khách hàng cảm nhận thấy thuận tiện hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được thời gian Việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đem đến nhiều hiệu quả cho khách hàng khi không còn bị giới hạn về thời gian và không gian giao dịch Khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch TTKDTM 24/7, thực hiện thanh toán ở nước ngoài Nếu khách hàng cảm nhận sử dụng hình thức TTKDTM mang đến sự hiệu quả mong đợi thì sẽ tác động đến quyết định sử dụng của khách hàng Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

H1: Hiệu quả mong đợi có quan hệ đồng biến với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS

Việc một công ty hay doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt giúp khách hàng thuận tiện trong việc sử dụng, cộng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, sự tận tình tư vấn, tiếp thị của nhân viên bán hàng khi giới thiệu sản phẩm hay một dịch vụ mới sẽ tác động lớn đến quyết định của khách hàng Từ đó, tác giả đưa ra giải thuyết:

H2: Năng lực phục vụ có quan hệ đồng biến với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS

Rủi ro được xem như những hậu quả bất lợi và khó đoán trước cảm giác hay nhận thức của người tiêu dùng khi họ sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt “Mức độ nhận thức rủi ro càng thấp, hành vi chấp nhận sử dụng càng cao”, theo Lu et al., 2011) Rủi ro rất cao nếu khách hàng để lộ thông tin thẻ, thông tin tài khoản hoặc để lạc mất thẻ, khi đó nhận thức rủi ro có thể có một ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người tiêu dùng Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết:

H3: Nhận thức rủi ro có quan hệ nghịch biến với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS

Theo quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025” với mục tiêu đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt

Một trong những nhóm giải pháp chính trong việc phát triển đề án đó là nâng cao nhận thức cộng đồng về thanh toán không sử dụng tiền mặt Thông qua việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho người dân hiểu về vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thanh toán không dùng tiền mặt trong sự phát triển bền vững Thông qua các chính sách trên sẽ góp phần thúc đẩy xu hướng quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với người tiêu dùng hiện nay Do đó, tác giả đưa ra thêm một giả thuyết:

H4: Chính sách nhà nước có quan hệ đồng biến với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS

Truyền thông có sức ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến mọi vấn đề của xã hội Truyền thông tác động đến nhận thức và cảm nhận của công chúng, từ đó sẽ tác động đến hành động và ứng xử của họ Khi mà ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành thói quen, nề nếp và có thể sẽ trở thành chuẩn mực của xã hội Thông qua truyền thông để những vấn đề này được xã hội biết đến và lan truyền nhanh trong công chúng

Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu đến những hành động liên quan đến truyền thông quảng bá từ phía nhà cung cấp về hình thức thanh toán qua POS cụ thể như: sự tư vấn trực tiếp của nhân viên bán hàng, hành động tuyên truyền thực tế tại cửa hàng xăng dầu, tổ chức sự kiện tạo sự quan tâm của người tiêu dùng, băng rôn khẩu ngữ quảng bá lợi ích TTKDTM để đo lường sự tiếp cận thông tin của người sử dụng về hình thức thanh toán qua POS Trên cơ sở đó tác giả đề xuất giả thuyết cho nghiên cứu về quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS là:

H5: Truyền thông quảng bá có quan hệ đồng biến với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS

2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các lý thuyết và mô hình nêu trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài: Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) (Venkatesh và cộng sự (2003)) là một trong những phát triển mới nhất trong lĩnh vực nói chung mô hình chấp nhận công nghệ Giống như mô hình được chấp nhận trước đó, nó nhằm mục đích giải thích người sử dụng quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt và tăng hành vi sử dụng Với cơ sở nền tảng là mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR), tác giả xác định hai yếu tố độc lập có tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS là: hiệu quả mong đợi, nhận thức rủi ro Đồng thời mở rộng thêm ba nhân tố là năng lực phục vụ, chính sách nhà nước và truyền thông quảng bá vào mô hình đề xuất

Biến phụ thuộc: Quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng

Các biến độc lập: Hiệu quả mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Năng lực phục vụ, Nhận thức rủi ro, Chính sách nhà nước và Truyền thông quảng bá

• Các đặc trưng về nhân khẩu học:

- Yếu tố tâm lý, thói quen: một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của TTKDTM là yếu tố tâm lý của các bên tham gia vào hoạt động thanh

Các đặc trưng nhân khẩu học Hiệu quả mong đợi

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất toán, tâm lý hình thành nên thói quen, tập quán, Thói quen tiêu dùng của người dân sẽ tạo ra môi trường sử dụng TTKDTM Do vậy đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của hình thức TTKDTM

- Thu nhập: thu nhập là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng Thu nhập thấp hay cao của khách hàng sẽ quyết định đến việc chi tiêu ít hay nhiều, khi chi tiêu nhiều thì nhu cầu thanh toán càng cao, vì vậy khách hàng sẽ lựa chọn sử dụng hình thức TTKDTM nhiều hơn

- Trình độ của khách hàng: thể hiện thông qua nhận thức của họ về TTKDTM, từ đó tiếp cận thói quen sử dụng Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển về mọi mặt, từ đó sẽ dễ dàng lựa chọn các hình thức thanh toán hiện đại và thuận tiện hơn

Trong Chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm: khái niệm về thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, khái niệm về POS và Petrolimex ID, khái niệm về tiến trình ra quyết định của khách hàng Bên cạnh đó, thuyết nhận thức rủi ro và thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ cũng đã được tác giả đề cập đến trong Chương 2 Để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng

Tiếp theo, Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước: xây dựng thang đo, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và được trình bày cụ thể như Hình 3.1

Bước 1: Xây dựng thang đo

Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan trước đây và mô hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả tiến hành điều chỉnh và xây dựng thang đo nháp 1 Các khái niệm từ cơ sở lý thuyết được chi tiết hóa thành các biến quan sát cụ thể với câu từ dễ hiểu và phù hợp với không gian nghiên cứu

Bước 2: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất Từ đó, các thang đo sơ bộ được điều chỉnh phù hợp hơn với nội dung và phạm vi nghiên cứu Những thông tin có được thông qua thảo luận sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo

• Kiểm tra định tính: các thang đo đã được nhiều nhà nghiên cứu thiết lập trước đây có thể chưa phù hợp với thị trường và khách hàng tại khu vực các tỉnh miền tây nói chung và tại Cà Mau nói riêng do có sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, và mức độ phát triển kinh tế, thu nhập Vì vậy, các thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và thảo luận trực tiếp với người có nhiều kiến thức về thanh toán qua POS

• Thang đo nháp 2: Thông qua kết quả của nghiên cứu định tính này, thang đo nháp 1 sẽ được điều chỉnh thành thang đo nháp 2

• Kiểm tra định tính lần 2: Thang đo nháp 2 được dùng cho nghiên cứu định tính lần thứ hai để kiểm tra mức độ dễ hiểu của câu hỏi khảo sát đối với khách hàng trước khi đưa ra thang đo chính thức

Thu thập dữ liệu chính thức (nE5)

Kiểm định mô hình, thang đo, giả thuyết

(Kiểm định độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tố khám phá; phân tích hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết)

Kiểm tra định tính lần 2 (n) (Kiểm tra mức độ dễ hiểu của câu hỏi)

Kết luận và đưa ra hàm ý quản trị

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Bước 3: Nghiên cứu định lượng

Thang đo chính thức được dùng cho nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát Nghiên cứu này dùng để kiểm định các thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Tất cả dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và bắt đầu xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 25.0 bao gồm:

- Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Kiểm định mô hình: sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy bội

Tác giả thực hiện các phân tích, đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị nhằm gia tăng doanh thu thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS được thực hiện qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu khám phá sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, phần nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi và thảo luận cùng các chuyên gia là những nhà quản lý của công ty cùng các anh chị quản lý cửa hàng để xác định sàng lọc các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng Từ đó tác giả xây dựng thang đo để đo lường sự tác động của các yếu tố đó đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng

Nghiên cứu chính thức được sử dụng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trên các mẫu khảo sát trực tiếp với khách hàng thông qua bảng khảo sát hoặc gián tiếp thông qua bảng câu hỏi được xây dựng bằng công cụ Google Form Thông tin thu thập về được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0 Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định giả thuyết Trong quy trình xử lý dữ liệu định lượng này có 3 bước phân tích quan trọng đó là: Phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội

3.1.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm khám phá các yếu tố mới có ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc

Công ty Xăng dầu Cà Mau đồng thời là căn cứ để điều chỉnh và bổ sung các thang đo Phân tích định tính cho phép phát hiện ra những chủ đề quan trọng mà những nhà nghiên cứu trước đây có thể chưa bao quát hết được Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của tác giả Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà tác giả tìm ra

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính gồm: phương pháp thảo luận, phương pháp quan sát và các kỹ năng tổng hợp của tác giả

• Phương pháp thảo luận: nhằm cung cấp thông tin đáng kể hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp nhất trong số các câu hỏi tác giả đã liệt kê được từ nghiên cứu trước liên quan và tình hình triển khai thanh toán qua POS thực tế tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty Thành phần được chọn để thảo luận bao gồm 02 Phó Giám đốc Công ty, 05 trưởng/phó phòng/ban nghiệp vụ có liên quan đến công tác triển khai thanh toán qua POS, 03 thành viên đang công tác tại phòng kinh doanh và 10 quản lý cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty có doanh thu thanh toán qua POS cao nhất trong năm 2022 để góp ý cho bảng câu hỏi chính thức Đây là những người đã từng sử dụng hình thức thanh toán qua POS và hiểu rõ cách thức vận hành cũng như lợi ích mà thanh toán qua POS đem lại Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với khách hàng khu vực địa bàn tỉnh Cà Mau

• Phương pháp quan sát và các kỹ năng tổng hợp của tác giả: phương pháp thảo luận cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi của mẫu quan sát, các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ vấn đề nghiên cứu Sau khi điều chỉnh bảng khảo sát từ các cuộc thảo luận định tính, tác giả tiến hành khảo sát 10 người để đánh giá mức độ dễ hiểu của bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức Yêu cầu của phiếu khảo sát là từ ngữ phải rõ ràng, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn thì phiếu khảo sát mới được xem là thành công, và bảng câu hỏi khảo sát mới được đáp ứng

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phiếu khảo sát khách hàng nhằm kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Tất cả dữ liệu thu thập sẽ được chuẩn hóa và xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 25.0

Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu

3.3.1 Xác định đối tượng lấy mẫu khảo sát

Nhằm tránh trường hợp một số lượng mẫu được thu thập có những đặc trưng riêng có thể làm sai lệch thang đo, từ đó ảnh hưởng đến thông tin được thu thập và kết quả phân tích thì việc cụ thể hóa đối tượng khảo sát rất quan trọng đối với nghiên cứu vì nó quyết định số liệu được thu thập có phản ánh đúng bản chất và mục tiêu của nghiên cứu hay không Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng Để thu thập đủ số mẫu cho nghiên cứu, tác giả thực hiện gởi bảng khảo sát thông qua gửi trực tiếp và gián tiếp qua công cụ Google Form cho các khách hàng đã sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại các cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau

Ký hiệu Các thang đo về quyết định sử dụng Nguồn

Thanh toán qua POS là sự lựa chọn thích hợp nhất cho việc thanh toán hiện nay của tôi

Chi-Cheng Chang, Chi- Fang Yan, Ju- Shil Tseng (2012)

QĐSD2 Tôi sẽ tiếp tục thường xuyên sử dụng thanh toán qua POS tại cửa hàng xăng dầu

Chi-Cheng Chang, Chi- Fang Yan, Ju-Shil Tseng

Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp và người thân sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại cửa hàng xăng dầu

Chi-Cheng Chang, Chi- Fang Yan, Ju-Shil Tseng (2012)

3.3.2 Xác định kích thước mẫu

Kích thước mẫu là một vấn đề rất được quan tâm vì nó trực tiếp liên quan đến độ tin cậy của các tham số thống kê Do số lượng khách hàng liên tục thay đổi theo thời gian, tác giả xác định kích thước mẫu tối thiểu theo công thức sau:

𝑒 2 Trong nghiên cứu này, tác giả chọn độ tin cậy là 95%, do đó Z = 1.96 Tỷ lệ p được xác định ở mức 50%, sai số cho phép được chọn là 5% Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu là:

(5%) 2 ≈ 384 Tác giả bắt đầu tiến hành khảo sát từ ngày 20/04/2023, sau hơn một tháng khảo sát khách hàng đã sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Kết quả thu thập được 455 phiếu khảo sát phù hợp để tiến hành phân tích kết quả Đây chưa phải là số lượng mẫu lớn nhưng cũng đảm bảo đại diện cho tổng thể của nghiên cứu

Vì số lượng người sử dụng hình thức thanh toán qua POS trên thị trường không cố định và biến động theo thời gian, không ổn định trong tổng số lượng người tiêu dùng nên trong nghiên cứu này mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Điều này đồng nghĩa với việc tác giả có thể chọn các đối tượng có thể tiếp cận được để lấy đủ số quan sát theo kích thước mẫu mà nghiên cứu cần Phương pháp này thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí do có ưu điểm là dễ tiếp cận với đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, phương pháp này không xác định được sai số do lấy mẫu

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp có lợi thế hơn về tính linh hoạt, lượng câu hỏi phỏng vấn và tỉ lệ trả lời đạt được cao, tuy nhiên có hạn chế là sai lệch trong phỏng vấn xảy ra cao do ảnh hưởng của người phỏng vấn viên và bối cảnh, hoàn cảnh phỏng vấn Một ưu điểm quan trọng của phương pháp này là có thể xác định đúng đối tượng nghiên cứu và có thể giải thích thêm cho đối tượng được khảo sát hiểu rõ thêm về thanh toán qua POS và các câu hỏi có liên quan vì hình thức thanh toán này còn khá mới mẻ khi triển khai tại cửa hàng xăng dầu

Phiếu thăm dò được phát và hướng dẫn khách hàng thực hiện tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau.

Các tiêu chí đánh giá thang đo và phân tích dữ liệu

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích thống kê mô tả mẫu Thứ tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

- Bước 1 - Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25.0

- Bước 2 - Nghiên cứu thống kê mô tả: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được qua các bước kiểm định

- Bước 3 - Đánh giá độ tin cậy: tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha

- Bước 4 - Phân tích nhân tố khám phá: phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

3.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Cần phải đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) Thang đo được xem là tốt khi nó xác định đúng giá trị cần đo Độ tin cậy là thông số được sử dụng nhằm đánh giá các tiêu chuẩn Độ tin cậy được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước hết để loại các biến không phù hợp trước Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994) Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được Đối với nghiên cứu này thì tác giả xem Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố được tiến hành để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), EFA rút gọn tập hợp các biến độc lập thành một tập nhỏ hơn là các biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố mà không làm mất đi ý nghĩa giải thích và thông tin của nhóm nhân tố đó Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần

• Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo (theo Nunnally & Burnstein (1994))

• Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%

• Theo tiêu chuẩn Kaiser những nhân tố cho chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn

1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003) Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Eigenvalue bằng 1 Việc phân tích nhân tố sẽ được tiến hành với toàn bộ các biến quan sát, sau đó sẽ loại bỏ từng biến có hệ số truyền tải thấp

• Phương pháp sử dụng là Principal component với phép quay nhân tố là Promax Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (Loading Factor) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 1998)

• Các biến có hệ số tương quan giữa đơn biến và các nhân tố (Factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002) Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003)

• Hệ số (Kaiser – Meyer – Olkin) KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Đánh giá chỉ số KMO để xem sự thích hợp của phân tích nhân tố (EFA) Chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu

• Kiểm định Bartlett để xem xét giả thuyết về mức độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê khi (Sig < hoặc = 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

3.4.3 Phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy là bước kiểm định mô hình nghiên cứu sau khi chạy các phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá,… để chọn lựa những biến độc lập thỏa mãn điều kiện cho yêu cầu hồi quy Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc từ đó đưa ra được phương trình hồi quy

Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình Kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng của mô hình này cho tổng thể Kiểm định t để xem xét ý nghĩa của hệ số hồi quy Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến thông qua hệ số Bêta Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%) Cuối cùng nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc Ý nghĩa của chỉ số hồi quy đa biến:

• Giá trị Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) và R2 (R Square) phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Mức biến thiên của 2 giá trị này là từ 0 đến 1 Nếu càng gần 1 thì mô hình càng có ý nghĩa Ngược lại, càng gần 0 tức là ý nghĩa mô hình càng yếu Cụ thể hơn, nếu nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì là mô hình tốt, nhỏ hơn 0.5 là mô hình chưa tốt

• Hệ số Durbin – Watson (DW): Dùng để kiểm tra xem có hiện tượng tự tương quan hay không trong phần dư của một phép phân tích hồi quy Durbin –

Watson có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4 Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3) Nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch Trong trường hợp DW < 1 và

DW > 3 thì khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất;

• Hệ số F trong hồi quy: Kiểm định F phải có giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 để kiểm chứng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể Ở bảng ANOVA, nếu giá trị Sig < 0.05 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội và tập dữ liệu phù hợp (và ngược lại);

• Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Theo Kleinbaum và cộng sự (1988), như một quy tắc kinh nghiệm, khi chỉ số VIF lớn hơn 5 thì có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến Tuy nhiên, trên thực tế thực hành, chúng ta thường so sánh giá trị VIF với 2 Nếu VIF < 2 không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (và ngược lại)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm 455 quan sát Kết quả thống kê mô tả mẫu được trình bày trong các bảng bên dưới:

Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu theo giới tính

Tần số Tỷ lệ % % giá trị % tích lũy

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.1 cho thấy mẫu nghiên cứu có 314 nam, chiếm tỷ lệ 69.01 %, có 141 nữ, chiếm tỷ lệ 30.99 % Kết quả phân tích cho thấy số lượng nam giới chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi

Tiêu thức phân loại Tần số Tỷ lệ % % giá trị % tích lũy

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Kết quả khảo sát về độ tuổi cho thấy có 288 người được khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 50.11 % trong tập dữ liệu khảo sát Các nhóm tuổi còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn: nhóm tuổi từ 35 đến 45 tuổi gồm

181 người, chiếm 39.78 % mẫu khảo sát, nhóm trên 45 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tập dữ liệu khảo sát là 10.11 %, gồm 46 người

Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu theo trình độ

Tiêu thức phân loại Tần số Tỷ lệ % % giá trị % tích lũy

Trung cấp/Cao đẳng 161.00 35.38 35.38 65.49 Đại học 134.00 29.45 29.45 94.95

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Kết quả khảo sát về trình độ cho thấy tỷ lệ đối tượng khảo sát có trình độ Trung học phổ thông chiếm 30.11%, tương ứng 137 người, trình độ Trung cấp/ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 35.38%, tương ứng 161 người, trình độ Đại học chiếm 29.45%, tương ứng 134 người, trình độ Sau đại học chiếm tỷ lệ ít nhất 5.05%, tương ứng 23 người

Bảng 4.4 Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập

Tiêu thức phân loại Tần số Tỷ lệ % % giá trị % tích lũy

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Kết quả khảo sát về thu nhập cho thấy có 68 người có thu nhập hàng tháng dưới 07 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14.95 %, 189 người có thu nhập hàng tháng từ 07 đến 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất 41.54 %, 150 người có thu nhập từ 10 đến

15 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 32.97 %, có 48 người có thu nhập trên 15 triệu đồng, chiếm tỷ lệ thấp nhất 10.55 %

Bảng 4.5 Thống kê mô tả mẫu theo trình độ và thu nhập

Trình độ Đại học Số lượng 10 23 41 60 134

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.5 cho thấy số lượng người trình độ sau đại học có thu nhập dưới 07 triệu đồng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong mẫu nghiên cứu, tương ứng 0.66 % Và số lượng người trình độ Trung cấp/Cao đẳng có thu nhập từ 07 triệu đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu, tương ứng 19.12 %

Bảng 4.6 Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi và trình độ

Tổng Đại học Sau đại học

Trung học phổ thông Độ tuổi

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.6 cho thấy số lượng người độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và trên 45 tuổi có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong mẫu nghiên cứu, tương ứng 1.32 %

Và số lượng người độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi có trình độ Trung cấp/Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu, tương ứng 21.76 %.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

• Thang đo hiệu quả mong đợi

Bảng 4.7 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hiệu quả mong đợi có giá trị là 0.849 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo hiệu quả mong đợi đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo hiệu quả mong đợi đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo hiệu quả mong đợi đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả mong đợi

Trung bình của thang đo nếu bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

Alpha 0.849 Số biến quan sát 4

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

• Thang đo năng lực phục vụ

Bảng 4.8 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo năng lực phục vụ có giá trị là 0.753 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo năng lực phục vụ đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo năng lực phục vụ đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo năng lực phục vụ đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy của thang đo năng lực phục vụ

Trung bình của thang đo nếu bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

Alpha 0.753 Số biến quan sát 3

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

• Thang đo nhận thức rủi ro

Bảng 4.9 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức rủi ro có giá trị là 0.867 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo nhận thức rủi ro đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo nhận thức rủi ro đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo nhận thức rủi ro đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhận thức rủi ro

Trung bình của thang đo nếu bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

Alpha 0.867 Số biến quan sát 3

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

• Thang đo chính sách nhà nước

Bảng 4.10 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chính sách nhà nước có giá trị là 0.821 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo chính sách nhà nước đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo chính sách nhà nước đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo chính sách nhà nước đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách nhà nước

Trung bình của thang đo nếu bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

Alpha 0.821 Số biến quan sát 3

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

❖ Thang đo truyền thông quảng bá

Bảng 4.11 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo truyền thông quảng bá có giá trị là 0.786 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo truyền thông quảng bá đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo truyền thông quảng bá đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo truyền thông quảng bá đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.11 Kiểm định độ tin cậy của thang đo truyền thông quảng bá

Trung bình của thang đo nếu bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

Alpha 0.786 Số biến quan sát 3

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

• Thang đo quyết định sử dụng

Bảng 4.12 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định sử dụng có giá trị là 0.836 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo quyết định sử dụng đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh đó, các biến quan sát trong thang đo quyết định sử dụng đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy Như vậy, thang đo quyết định sử dụng đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.12 Kiểm định độ tin cậy của thang đo quyết định sử dụng

Trung bình của thang đo nếu bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

Alpha 0.836 Số biến quan sát 3

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)

• Ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.13 cho thấy mối tương quan giữa các biến quan sát trong từng thang đo là tương đối cao Do đó, phương pháp nhân tố khám khá là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.13 Ma trận tương quan

HQMĐ1 HQMĐ2 HQMĐ3 HQMĐ4 NLPV1 NLPV2 NLPV3 NTRR1 NTRR2 NTRR3 CSNN1 CSNN2 CSNN3 TTQB1 TTQB2 TTQB3 HQMĐ1 1.000 0.548 0.533 0.484 0.144 0.095 0.100 -0.007 -0.026 0.016 0.311 0.298 0.201 0.144 0.143 0.119

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.14 cho thấy hệ số KMO có giá trị là 0.836 lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1 Như vậy, phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

H0: Các biến quan sát không có tương quan với nhân tố đại diện

H1: Các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện

Kiểm định Bartlett có giá trị Sig là 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1 % nên giả thuyết H1 được hỗ trợ và các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện

Bảng 4.14 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.15 cho thấy phân tích EFA trích ra được 4 nhân tố đại diện cho 16 biến quan sát trong các thang đo với giá trị Eigenvalues là 1.343 lớn hơn 1 Bên cạnh đó, giá trị tổng phương sai trích được là 66.275 %, tức là 4 nhân tố đại diện được trích ra từ phân tích EFA giải thích được 66.275 % phương sai của 16 biến quan sát trong các thang đo

Bảng 4.15 Tổng phương sai giải thích

Giá trị Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải chưa xoay Tổng bình phương hệ số tải đã xoay Tổng

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.16 cho thấy các biến quan sát trong từng nhân tố được trích ra từ phân tích EFA

Bảng 4.16 Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.16 cho thấy hệ số tải của mỗi biến quan sát trong từng nhân tố đều lớn hơn 0.5 Các nhân tố được trích ra cụ thể như sau:

- Nhân tố thứ 1: bao gồm các biến quan sát là TTQB3, TTQB1, TTQB2, CSNN3, CSNN1, CSNN2 Đặt tên cho nhân tố này là CS, đại diện cho chính sách của nhà nước và chính sách truyền thông quảng bá của Công ty

- Nhân tố thứ 2: bao gồm các biến quan sát là HQMĐ3, HQMĐ1, HQMĐ2, HQMĐ4 Đặt tên cho nhân tố này là HQ, đại diện cho hiệu quả khách hàng mong đợi

- Nhân tố thứ 3: bao gồm các biến quan sát là NTRR2, NTRR3, NTRR1 Đặt tên cho nhân tố này là RR, đại diện cho nhận thức các rủi ro từ phía khách hàng

- Nhân tố thứ 4: bao gồm các biến quan sát là NLPV3, NLPV1, NLPV2 Đặt tên cho nhân tố này là NL, đại diện cho năng lực phục vụ khách hàng của Công ty Xăng dầu Cà Mau

Các nhân tố đại diện được tạo ra bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với quyết định sử dụng

• Ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.17 cho thấy mối tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo quyết định sử dụng là tương đối cao Do đó, phương pháp phân tích nhân tố khám khá là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.17 Ma trận tương quan

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Hệ số KMO có giá trị là 0.725 lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1 Như vây, phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

H0: Các biến quan sát không có tương quan với nhân tố đại diện

H1: Các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện

Kiểm định Bartlett có giá trị Sig là 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1 % nên giả thuyết H1 được hỗ trợ và các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện

Bảng 4.18 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.19 cho thấy phân tích EFA trích ra được 1 nhân tố đại diện cho 3 biến quan sát trong thang đo quyết định sử dụng với giá trị Eigenvalues là 2.263 lớn hơn 1 Bên cạnh đó, giá trị tổng phương sai trích được là 75.449 %, tức là 1 nhân tố đại diện được trích ra từ phân tích EFA giải thích được 75.449 % phương sai của 3 biến quan sát trong thang đo quyết định sử dụng

Bảng 4.19 Tổng phương sai giải thích

Giá trị Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải chưa xoay

Tổng bình phương hệ số tải đã xoay

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.20 cho thấy các biến quan sát trong nhân tố được trích ra từ phân tích EFA

Bảng 4.20 Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.20 cho thấy hệ số tải của mỗi biến quan sát trong nhân tố đều lớn hơn 0.5 Nhân tố này bao gồm các biến quan sát là QĐSD2,QĐSD3,QĐSD1 Đặt tên cho nhân tố này là QĐ, đại diện cho quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng Nhân tố đại diện được tạo ra bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần.

Phân tích hồi quy bội

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau và đưa ra các kết luận về các giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy với mô hình như sau:

Bảng 4.21 Tóm tắt mô hình

R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

• Mức độ phù hợp của mô hình

Hệ số R 2 hiệu chỉnh có giá trị là 0.410, cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 41.0 % sự thay đổi của biến phụ thuộc Như vậy, các nhân tố chính sách, hiệu quả, rủi ro, năng lực giải thích được 41.0 % sự thay đổi của quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau

H0: các hệ số hồi quy đều bằng 0, mô hình không có ý nghĩa

H1: tồn tại ít nhất một hệ số hồi quy khác 0, mô hình có ý nghĩa

Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Bảng 4.22 cho thấy kiểm định F có giá trị Sig là 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 1 % Như vậy, giả thuyết H1 được hỗ trợ và mô hình có ý nghĩa

• Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Theo Kleinbaum và cộng sự (1988), như một quy tắc kinh nghiệm, khi chỉ số VIF lớn hơn 5 thì có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến Bảng 4.24 cho thấy hệ số VIF của các biến chính sách, hiệu quả, rủi ro, năng lực lần lượt là 1.496, 1.330, 1.009, 1.234 đều nhỏ hơn 5 Do đó, mô hình sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến

• Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Kiểm định hiện tượng tự tương quan được thực hiện thông qua hệ số Durbin – Watson (d) Cụ thể:

Nếu 1 < d < 3: không có hiện tượng tự tương quan

Nếu d < 1 hoặc d> 3: có hiện tượng tự tương quan

Kiểm định tự tương quan có hệ số d là 1.781, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 Như vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan

• Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định Breusch-Pagan

H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi

H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.23 Kiểm định Breusch-Pagan

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Kiểm định Breusch-Pagan có giá trị Sig là 0.001 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 1% Như vậy, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Do đó tác giả sử dụng ước lượng Robust để khắc phục hiện tượng trên Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng hệ số hồi quy bên dưới

• Kiểm định Hệ số hồi quy

Bảng 4.24 Hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Robust)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig

Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

- Hệ số hồi quy tương ứng với biến chính sách có giá trị Sig là 0.000, nhỏ hơn mức ý nghĩa là 1 %, tức là hệ số hồi quy tương ứng với biến chính sách có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1 % Như vậy, chính sách của nhà nước và chính sách truyền thông quảng bá của công ty sẽ có tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau Bên cạnh đó, hệ số hồi quy tương ứng với biến chính sách có giá trị là 0.426 mang giá trị dương, do đó nhân tố chính sách có tác động tích cực quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau và giả thuyết H5 và H6 được hỗ trợ Kết quả nghiên cứu của tác giả tương đồng với các nghiên cứu của Phan Ái Ngân (2017), Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018) Kết quả ước lượng tại bảng 4.20 cho thấy trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi nhân tố chính sách được khách hàng đánh giá tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau tăng thêm 0,426 đơn vị

- Hệ số hồi quy tương ứng với biến hiệu quả có giá trị Sig là 0.001, nhỏ hơn mức ý nghĩa là 1 %, tức là hệ số hồi quy tương ứng với biến hiệu quả có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1 % Như vậy, hiệu quả mong đợi có tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau Bên cạnh đó, hệ số hồi quy tương ứng với biến hiệu quả có giá trị là 0.164 mang giá trị dương, do đó hiệu quả có tác động tích cực quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau và giả thuyết H1 được hỗ trợ Kết quả nghiên cứu của tác giả tương đồng với các nghiên cứu của Đỗ Thị Mộng Hiền (2013), Phan Ái Ngân (2017), Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018) Kết quả ước lượng tại bảng 4.20 cho thấy trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi nhân tố hiệu quả được khách hàng đánh giá tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau tăng thêm 0,164 đơn vị

- Hệ số hồi quy tương ứng với biến rủi ro có giá trị Sig là 0.704, lớn hơn mức ý nghĩa là 10 %, tức là hệ số hồi quy tương ứng với biến rủi ro không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10 % Như vậy, nhận thức rủi ro không có tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau Kết quả nghiên cứu của tác giả có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây Các nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bảo Khánh (2015), Phan Ái Ngân (2017), Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018) đều cho rằng việc nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực tới ý định sử dụng/chấp nhận sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng

- Hệ số hồi quy tương ứng với biến năng lực có giá trị Sig là 0.000, nhỏ hơn mức ý nghĩa là 1 %, tức là hệ số hồi quy tương ứng với biến năng lực có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1 % Như vậy, năng lực phục vụ của hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc có tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu

Cà Mau Bên cạnh đó, hệ số hồi quy tương ứng với biến năng lực có giá trị là 0.203 mang giá trị dương, do đó năng lực phục vụ có tác động tích cực quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau và giả thuyết H3 được hỗ trợ Kết quả nghiên cứu của tác giả tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018) Kết quả ước lượng tại bảng 4.20 cho thấy trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi nhân tố năng lực được khách hàng đánh giá tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau tăng thêm 0,203 đơn vị

4.5 Phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học đối với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau

4.5.1 Phân tích sự khác biệt về giới tính Để đánh giá mức độ khác biệt về quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS giữa nam và nữ, tác giả thực hiện các kiểm định T-Test

Kết quả phân tích ở bảng 4.25 cho thấy, kiểm định F có sig = 0,348 > 0,05, đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu bằng nhau Kết quả kiểm định t có sig = 0,631 > 0,05, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS, giá trị trung bình của nam và nữ về sự quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS là tương đương nhau

Bảng 4.25 Phân tích sự khác biệt về giới tính

Giới tính Số lượng Giá trị trung bình

Giá trị Sig của kiểm định F

Giá trị Sig của kiểm định t

Nguồn: tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

4.5.2 Phân tích sự khác biệt về độ tuổi Để đánh giá mức độ khác biệt về quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS ở 3 nhóm tuổi khác nhau, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều.

Kết quả phân tích ở bảng 4.26 cho thấy kiểm định Levene có sig = 0,866 > 0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai của các nhóm độ tuổi Thỏa điều kiện kiểm định Anova

Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy sig 0,555 > 0,05 điều đó chứng tỏ với độ tin cậy 95 % thì độ tuổi không có ý nghĩa thống kê đối với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS.

Bảng 4.26 Phân tích sự khác biệt về độ tuổi

Giá trị Sig của kiểm định Levenne

Giá trị Sig của kiểm định Anova

Nguồn: tính toán từ phần mềm SPSS 25.0

Phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học đối với quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau

Trong chương 4, tác giả đã trình bày kết quả của nghiên cứu, cụ thể có 03 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS của khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Cà Mau gồm: Chính sách, hiệu quả và năng lực Riêng nhân tố rủi ro lại không ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng Mục đích của chương 5 là tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, nêu lên những hàm ý cho các nhà quản trị nhằm nâng cao doanh thu thanh toán qua POS tại Công ty Xăng dầu Cà Mau, cũng như các hạn chế của nghiên cứu để góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo

Luận văn có mục tiêu chung là đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc nhằm đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao doanh thu TTKDTM tại Công ty Để đạt được mục tiêu chung, luận văn có các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty; (ii) Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty; (iii) Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng doanh thu thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty

- Đối với mục tiêu thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Từ lược khảo các nghiên cứu có liên quan, với cơ sở nền tảng là mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR), tác giả xác định có năm yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán qua POS là: Hiệu quả mong đợi, nhận thức rủi ro, năng lực phục vụ, chính sách nhà nước và truyền thông quảng bá Bằng các phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bao gồm: Chính sách (đại diện cho

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ - UTAUT - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Hình 2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ - UTAUT (Trang 27)
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 40)
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.3. Thang đo về chính sách của Nhà nước - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 3.3. Thang đo về chính sách của Nhà nước (Trang 50)
Bảng 3.2. Thang đo về nhận thức rủi ro - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 3.2. Thang đo về nhận thức rủi ro (Trang 50)
Bảng 3.4. Thang đo về truyền thông quảng bá sản phẩm - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 3.4. Thang đo về truyền thông quảng bá sản phẩm (Trang 51)
Bảng 3.5. Thang đo về quyết định sử dụng - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 3.5. Thang đo về quyết định sử dụng (Trang 52)
Bảng 4.6. Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi và trình độ - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.6. Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi và trình độ (Trang 62)
Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách nhà nước - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy của thang đo chính sách nhà nước (Trang 65)
Bảng 4.13. Ma trận tương quan - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.13. Ma trận tương quan (Trang 67)
Bảng 4.15. Tổng phương sai giải thích - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.15. Tổng phương sai giải thích (Trang 69)
Bảng  4.16  cho  thấy  các  biến  quan  sát  trong  từng  nhân  tố  được  trích  ra  từ  phân tích EFA - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
ng 4.16 cho thấy các biến quan sát trong từng nhân tố được trích ra từ phân tích EFA (Trang 69)
Bảng 4.19. Tổng phương sai giải thích - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.19. Tổng phương sai giải thích (Trang 71)
Bảng 4.27. Phân tích sự khác biệt về trình độ - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.27. Phân tích sự khác biệt về trình độ (Trang 79)
Bảng 4.28. Phân tích sự khác biệt về thu nhập - Các yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng hình thức thanh toán qua pos tại công ty xăng dầu cà mau
Bảng 4.28. Phân tích sự khác biệt về thu nhập (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w